MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, February 26, 2011

Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt
http://ngonngu.net/index.php?p=7

1.1.Trong vốn từ có nguồn gốc nước ngoài trong tiếng Việt, chúng ta có thể chia làm hai loại lớn là: từ ngữ vay mượn và từ ngữ nước ngoài. Trong đó, từ ngữ vay mượn bao gồm một bộ phận từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ dịch và một bộ phận của các từ ngữ phiên chuyển. Còn các từ ngữ nước ngoài bao gồm bộ phận còn lại của các từ có cách đọc Hán Việt, các từ ngữ nguyên dạng, các từ ngữ chuyển tự, và phần còn lại của các từ ngữ phiên chuyển.

Xét về góc độ vay mượn, có thể thấy, các từ ngữ này có thể là:

  • Các từ ngữ dịch (căn ke, sao phỏng ngữ nghĩa).
  • Các từ ngữ phiên chuyển;
  • Các từ ngữ chuyển tự (ví dụ: đối với tiếng Nga);
  • Các từ ngữ nước ngoài (giữ nguyên dạng cách viết).

Trong những phương thức vay mượn trên, dịch là một phương thức tối ưu nhất, hợp lí nhất, đảm bảo cao nhất tính thống nhất cho hệ thống hiện tại. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải với bất kì từ nào chúng ta cũng có thể dịch sang tiếng Việt bằng một yếu tố tương đương sẵn có. Bởi vì yêu cầu cho “bản dịch ” là tính chính xác và tính “từ hoá ”. Bên cạnh đó, hiện nay đang tồn tại một xu hướng “tiết kiệm ”, mang tính “lười” là để nguyên dạng với cái lí là cho có tính quốc tế, cho dễ dàng hơn trong việc hội nhập và cập nhật kiến thức của nhân loại. Song rõ ràng đây chỉ là một xu hướng chịu sự tác động về mặt tâm lí. Cái quan trọng và quyết định ở đây phải là quy luật bản ngữ hoá của ngôn ngữ. Vì vậy, dịch là một con đường sáng sủa nhất cho việc xâm nhập của các từ ngữ nước ngoài vào trong tiếng Việt. Tuy nhiên, đó là một con đường không hề bằng phẳng, dễ đi.

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc vay mượn các thuật ngữ tiếng Anh và việc chuyển dịch các thuật ngữ này sang tiếng Việt. Điều này xuất phát từ hiện trạng là tiếng Anh đang có một cuộc “xâm lăng” rất mạnh mẽ vào trong tiếng Việt trên nhiều bình diện của đời sống: kinh tế, khoa học, công nghệ, thể thao… Trong các lĩnh vực đó, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ chọn lĩnh vực công nghệ thông tin làm đối tượng khảo sát, hơn nữa, đây cũng là lĩnh vực có sự tiếp xúc sâu sắc và mạnh mẽ nhất.

1.2. Có một thực tế là tốc độ phát triển của ngành khoa học công nghệ thông tin là rất nhanh. Trong vòng từ sáu tháng đến một năm là công nghệ hiện tại đã có thể bị lạc hậu. Trong khi đó, Việt Nam không phải là một quốc gia phát triển mạnh về lĩnh vực này và chúng ta luôn ở trong tình trạng đuổi theo công nghệ. Trong khi đó, có một quy tắc không thành văn là tiếng Anh là ngôn ngữ của công nghệ thông tin. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các ngôn ngữ lập trình (programming languages) và những quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển mạnh nhất là Mĩ và Ấn Độ lại là những quốc gia nói tiếng Anh. Vì vậy, khi muốn học tập và tiếp nhận công nghệ mới, người ta phải biết tiếng Anh.

Trong khi đó, giữa các thuật ngữ tiếng Anh và các “bản dịch ” tiếng Việt của nó luôn có một độ khúc xạ nhất định về cấu tạo và ngữ nghĩa. Đó là một sự cản trở cho việc tiếp nhận công nghệ mới nếu người tiếp nhận không thật sự giỏi tiếng Anh và đã quá quen với hệ thuật ngữ tiếng Việt.

Vì vậy, đã xảy ra tình trạng “lười ” như đã nói ở trên.

Như thế, yêu cầu được đặt ra ở đây là cần phải dịch như thế nào để vừa đảm bảo tính chính xác lại vừa tiện lợi cho việc liên tưởng, đối chiếu giữa các thuật ngữ tương ứng trong hai ngôn ngữ.

Nhìn lại thực tế những thuật ngữ đã dịch, chúng ta thấy những cách dịch như sau:

1– Sử dụng những từ ngữ sẵn có và tương đương. Ví dụ:

account – tài khoản;
paste – dán
mouse – con chuột
net – mạng
hang – treo

Thực chất, trong tiếng Anh, đây là những từ ngữ được thêm nghĩa mới, phản ánh những khái niệm mới. Nguyên tắc chọn lựa từ ngữ của nó là mối liên hệ gần gũi về một khía cạnh nào đó. Ví dụ như giữa con chuột máy tính là một thiết bị trỏ với con chuột là một động vật gặm nhấm có sự giống nhau về hình thức bên ngoài… Và khi những khái niệm này đi vào tiếng Việt thì người Việt cũng cung cấp nghĩa mới (là nội hàm của khái niệm) cho những từ tương đương sẵn có cũng với cũng một phương thức như vậy. Song, không phải thuật ngữ nào, khái niệm nào cũng có thể sử dụng những từ sẵn có như vậy được. Nếu như vậy sẽ xảy ra hiện tượng đồng âm ở mức không thể kiểm soát. Và phương thức ghép là một giải pháp.

2– Cấu tạo từ/cụm từ mới dựa trên sự liên tưởng về khái niệm. Ví dụ:

server ~ người phục vụserver = máy chủ;
client ~ khách hàngclient = máy khách;
path ~ đường đipath = đường dẫn;
cursor ~ mũi têncursor = con trỏ;

(Ghi chú: phần in nghiêng là các thuật ngữ)

Có thể thấy, ngay trong ngôn ngữ gốc đã có một sự liên tưởng giữa khái niệm mới và khái niệm cũ do từ đó biểu đạt, nghĩa là đã có một lần khúc xạ. Đến khi dịch sang tiếng Việt thì lại có một sự liên tưởng nữa. Như vậy là có tới hai lần khúc xạ trong cách dịch này. Như thế, sẽ rất khó cho người học trong việc nhớ từ.

3– Cấu tạo từ/cụm từ mới dựa trên sự tương ứng 1–1 về thành phần cấu tạo từ/ cụm từ. Ví dụ:

(data = dữ liệu) + (base = cơ sở) data base = cơ sở dữ liệu;
(command = lệnh) + (line = dòng) commandline= dòng lệnh;
(down = xuống) + (load = tải) download = tải xuống;
(scan = quét) + (-er = máy) scanner = máy quét;
(browse = duyệt) + (-er = trình-) browser = trình duyệt;
(inter- = giao-) + (face = -diện) interface = giao diện;

Ngoài ra còn có một số thuật ngữ được dịch theo phương thức có cả yếu tố tương đương (cách 1) lẫn một chút yếu tố liên tưởng (cách 2), khó phân định: field = trường; command = câu lệnh;.. Nhưng phức tạp hơn là cách dịch kết hợp cách 2 và cách 3: hacker = tin tặc; clipboard = bộ nhớ đệm… Tuy nhiên cả hai trường hợp này đều không nhiều.

Cách dịch đáng chú ý nhất là cách dịch thứ ba. Ở đây có một sự tương ứng gần như 1–1 về cơ cấu hình vị cấu tạo từ. Một câu hỏi được đặt ra là: Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay đó là những sự tương ứng mang tính quy luật? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc đối chiếu hệ thống hình vị của hai ngôn ngữ Anh-Việt.

2.1. Như chúng ta đã biết, tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết nhưng lại được xếp vào nhóm phân tích. Nghĩa là việc cấu tạo từ tiếng Anh đã bớt phần biến hình và có thêm phương thức hư từ, trật tự từ… Còn tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập điển hình, không có hiện tượng biến hình và chỉ có căn tố. Như vậy, có thể dễ dàng nhận ra là về mặt cấu tạo từ, giữa tiếng Việt và tiếng Anh cũng có một điểm chung là phương thức hư từ, trật tự từ – mặc dù, như đã nói ở trên, phương thức hư từ và trật tự từ không phải là một phương thức điển hình của Anh ngữ.

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, GS. Nguyễn Tài Cẩn đã chia các hình vị tiếng Việt thành 4 loại:


Tiếng độc lập Tiếng không độc lập
Thực
Tiếng có nghĩa học sẽ quốc (quốc kì)
giả (học giả)
Tiếng vô nghĩa - - dãi (dễ dãi)
cộ (xe cộ)

(Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, trang 37)

Hay như một cách diễn đạt khác của TS. Nguyễn Hồng Cổn:

Giá trị →

Hoạt động ↓

Có giá trị ngữ nghĩa Có giá trị ngữ pháp
Độc lập hoàn toàn học, đẹp… sẽ, dù…
Độc lập không hoàn toàn thuỷ, quốc… bù (bù nhìn)… bất, vô…

2.2. Trong khi trình bày về thành tố cấu tạo từ, GS. Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái niệm bán phụ tố. Đó là “những yếu tố không mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của mình, nhưng lại được lặp lại trong nhiều từ, có tính chất của những phụ tố cấu tạo từ. Tiêu chí cơ bản của bán phụ tố là tính chất phụ trợ của nó, thể hiện trong những đặc điểm về ý nghĩa, phân bố và chức năng. Trong khi hoàn thành chức năng cấu tạo từ, chúng vẫn giữ mối liên hệ về ý nghĩa và hình thức với những từ gốc hoạt động độc lập, cho nên chúng không chuyển hoàn toàn thành các phụ tố” (Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H., 1998, trang 67). Và khi đối chiếu với tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Trong tiếng Việt, những yếu tố như viên, giả, sĩ, hoá… cũng có tính chất của các bán phụ tố” (sđd, trang 68). Đối chiếu với các phân loại của TS. Nguyễn Hồng Cổn thì chúng ta thấy các hình vị có giá trị ngữ pháp nhưng không độc lập hoàn toàn và có nguồn gốc Hán Việt là những hình vị có tính chất của các bán phụ tố. Sau đây là một vài ví dụ:

-sĩ : nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, viện sĩ, nha sĩ…
-học : dân tộc học, tâm lí học, xã hội học, sinh học…
tiền- : tiền đề, tiền lệ, tiền sử, tiền tố, tiền nhiệm…
bất- : bất biến, bất cẩn, bất chính, bất công, bất định, bất nhân, bất nghĩa, bất ngờ…

Có thể nhận thấy, trong các ví dụ trên, mỗi từ đều được cấu tạo từ hai yếu tố: một yếu tố mang nghĩa từ vựng cho toàn từ, còn yếu tố kia lại có thiên hướng về ý nghĩa ngữ pháp. Các yếu tố thứ hai đó chính là các hình vị có tính chất của các bạn phụ tố mà chúng ta đang nói tới. Và, khi đối chiếu với các từ tiếng Anh tương ứng, chúng ta sẽ nhận thấy có những sự tương ứng nhất định giữa các “bán phụ tố” tiếng Việt với các phụ tố tiếng Anh về vai trò trong cấu tạo từ:

– artist, painter, musican, academician, dentist
– ethnology, pschology, sociology, biology
premise, precedent, prehistoric, prefix, predecessor…
invariable, careless, illegal, injustice, indeterminate, humanless, ungrateful, unexpected…
– …

Như vậy, rõ ràng là đã có một sự tương ứng về vai trò trong việc cấu tạo từ giữa các “bán phụ tố” tiếng Việt với các phụ tố tiếng Anh. Tuy nhiên, sự tương ứng này không phải là tương ứng 1–1 hoàn toàn, nghĩa là không phải cứ ứng với một “bán phụ tố” tiếng Việt là một phụ tố tiếng Anh. Rõ ràng là ứng với sĩ- trong tiếng Việt là: -ist, -er, -an… trong tiếng Anh; hay giữa bất- với các phụ tố in-, -less, il-, un-…. Đó là khi chúng ta lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ gốc để đối chiếu. Ngược lại, khi ngôn ngữ cơ sở đó là tiếng Anh thì ta cũng nhận thấy tình trạng như vậy. Ví dụ với phụ tố -er trong tiếng Anh, nó làm thành tố cấu tạo các từ như: painter, teacher, worker, driver… thì các “bán phụ tố” tiếng Việt tương ứng lúc này lại là: -sĩ (hoạ sĩ), -viên (giáo viên), -nhân (công nhân), trình- (trình điều khiển)…

Do vậy, sự tương ứng đó phải nằm ở một bậc cao hơn, và mang tính khái quát.

Như chúng ta đã biết, một trong những chức năng lớn nhất của từ là chức năng định danh. Nghĩa là, từ là phương tiện dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất… Xét về mặt logic thì có thể coi từ tương đương với các khái niệm (và chỉ là tương đương mà thôi). Trong khi đó, ở các dân tộc, các cộng đồng luôn có những phạm trù về thời gian, tính chân thực, về sự khẳng định hay phủ định… Đó là những cái chung. Tuy nhiên, giữa các ngôn ngữ khác nhau và giống nhau trong việc định danh. Điểm tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong cấu tạo từ có thể nhận thấy trước nhất ở mô hình theo kiểu căn tố+phụ tố/ “bán phụ tố”. Những ví dụ trên đã cho thấy điều đó. Tuy nhiên, về tần suất sử dụng và bản chất của mô hình này ở mỗi ngôn ngữ là khác nhau. Và chúng ta có thể khẳng định rằng đó là một hiện tượng phổ biến trong tỉếng Anh, bởi đơn giản tiếng Anh là một ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết.

Mặc dù không thể có sự tương ứng 1–1 ở mặt đơn vị cấu tạo từ nhưng nếu xét ở một bình diện khác, bình diện phạm trù ý nghĩa mà các hình vị đó thể hiện thì chúng ta có thể thấy: Đối với mỗi phạm trù (phủ định, chỉ con người, chỉ ngành khoa học…) ở mỗi ngôn ngữ luôn có những nhóm hình vị nhất định.

Ví dụ:

a. Phạm trù sự phủ định

a1. Tiếng Anh

dis- : dishonest, disorganize, dislike, disappear, disadvantage
il (+l)- : illegal, illiberal
im (+m or p)- : imposible, impolite
in- : indirect, invisible, injustice
ir (+r)- : irregular, irrelevant
non- : non-alcohobic, non-stop, non-profit
un- : uncomfortable, unusual, undated, uncertain, unpack, unzip
-less : hopeless, powerless

a2. Tiếng Việt

bất- : bất định, bấn đồng, bất biến, bất tận…
phi- : phi lí, phi nghĩa…
- : vô vi, vô đạo, vô tình, vô hình…

b. Phạm trù khả năng

b1. Tiếng Anh

-able : writeable, unable, comfortable…
-ible : visible, possible, comprehensible…

b2. Tiếng Việt

khả- : khả dụng, khả năng, khả biến…
-được : viết được, ăn được, nhìn (thấy) được…

c. Phạm trù chỉ người

c1. Tiếng Anh

-er/or : driver, editor
-ist : tourist, scientist
-ant/ent : assistant, student
-an/ian : republican, electrician
-ee : employee, examinee

c2. Tiếng Việt

- : nhạc sĩ, hoạ sĩ, giáo sĩ, nha sĩ, bác sĩ, viện sĩ…
-viên : giáo viên, sinh viên, nhân viên, diễn viên…
-giả : học giả, tác giả, kí giả…
-nhân : thi nhân, quân nhân, công nhân, nạn nhân, bệnh nhân…
nhà- : nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo…

v.v và v.v…

Trong các ví dụ cho cách 3 (phần 1.2), chúng tôi đã chủ ý sắp xếp theo hướng giảm dần tính độc lập của các thành tố tham gia cấu tạo thuật ngữ: từ những căn tố tiếng Anh và từ ghép trong tiếng Việt đến các phụ tố trong tiếng Anh và các hình vị có nghĩa không độc lập trong tiếng Việt. Trong số 82 thuật ngữ (bao gồm cả thuật ngữ tin học và một số thuật ngữ bóng đá) mà chúng tôi tạm lấy làm tư liệu (xem phần Phụ lục) thì có tới 42 trường hợp sử dụng cách 3. Tất nhiên, tỉ lệ này có thể thay đổi khi có thống kê đầy đủ các thuật ngữ đã được dịch, nhưng chắc chắn cách 3 sẽ là cách phổ biến nhất, bởi vì nó sẽ vừa đảm bảo việc tiết kiệm (sử dụng những yếu tố có sẵn) vừa đảm bảo khả năng dễ liên tưởng, nhất là sự liên tưởng giữa các phụ tố tiếng Anh với các hình vị có nghĩa không độc lập (bao gồm cả các “bán phụ tố”) trong tiếng Việt. Hơn nữa, như chúng ta đã biết, các hình vị tiếng Việt loại này có sức sản sinh từ rất cao do nội dung ngữ nghĩa của mỗi hình vị đều mang tính phạm trù, chứ không đơn thuần là một khái niệm đơn lẻ. Và sự tồn tại của những nhóm phụ tố – “bán phụ tố” tương đương giữa tiếng Anh và tiếng Việt như đã trình bày là một thuận lợi rất lớn cho công tác dịch thuật.

Do điều kiện thời gian cũng như những đòi hỏi khách quan khác mà trong bài viết này chúng tôi chưa thể đưa ra một bảng đối chiếu các phụ tố tiếng Anh với các “bán phụ tố” tiếng Việt và các yếu tố tương đương. Trong khi đó, trên thực tế, một hạn chế của các từ điển đối chiếu (kể cả từ điển phụ tố) hiện nay là mới chỉ đưa ra các đối chiếu một cách rời rạc (word-by-word). Nếu chúng ta xây dựng được một bảng đối chiếu dựa trên các phạm trù thì sẽ tăng khả năng liên tưởng cũng như tăng khả năng chọn lựa từ ngữ hơn trong khi thực hiện công tác dịch thuật, đặc biệt là dịch các thuật ngữ mới.

Phụ tố tiếng Anh và vấn đề dịch thuật ngữ tin học từ tiếng Anh sang tiếng Việt
(Phần 3)

PHỤ LỤC

Một số thuật ngữ tin học và bóng đá (để so sánh) trong tiếng Anh đã được dịch/Việt hoá và được dùng phổ biến trong tiếng Việt

Tiếng Anh Quan hệ Tiếng Việt
access = truy cập
access = truy nhập
access = truy xuất
active = kích hoạt
address bar thanh địa chỉ
backup # sao lưu
browser trình duyệt
chat P chát
chat = tán gẫu
chip P chíp
click # nháy
client # máy khách
clipboard #\→ bộ nhớ đệm
cluster # cung
command #\ = câu lệnh
command line dòng lệnh
computer máy tính
computer máy tính/ máy vi tính
configuration cấu hình
cursor # con trỏ
data base cơ sở dữ liệu
dialog box hộp thoại
digital technology kĩ thuật số
driver trình điều khiển
directory #\ = thư mục (2)
download tải xuống
download hạ tải
editor = biên tập viên
editor trình soạn thảo
e-mail (electronic mail) thư điện tử
emulator trình mô phỏng
field #\ = trường
file # tập tin
file # tệp
filter # bộ lọc
floppy (device) ổ mềm
floppy disk đĩa mềm
folder #\ = thư mục (1), hồ sơ
format # định dạng/ khuôn dạng
goal # cầu môn → khung thành
hacker #\ → tin tặc
hard disk đĩa cứng
hard disk device ổ cứng
hardware phần cứng
homepage # trang chủ
homepage trang nhà
hot line đường dây nóng
input đầu vào
insert #\ = chèn
interface giao diện
key word từ khoá
keyboard bàn phím
mobile phone điện thoại di động
monitor # màn hình
mouse = con chuột
multi-tasks đa nhiệm
multi-users đa người dùng
net = mạng
operating system hệ điều hành
output đầu ra
paste = dán
path # đường dẫn
penalty # phạt đền
printer máy in
processor trình soạn thảo
programmer lập trình viên
programming lập trình
programming language ngôn ngữ lập trình
reading head đầu đọc
red card thẻ đỏ
redo chuyển tác
resolution độ phân giải
scanner máy quét
server # máy chủ
software phần mềm
status bar thanh trạng thái
toolbar thanh công cụ
undo hoàn tác
upload tải lên
utility #\= tiện ích
web page trang web
yellow card thẻ vàng

Chú thích:

= : tương đương (cách 1)
# : liên tưởng (cách 2)
→ : căn ke 1–1 (cách 3)
P : phiên âm
\ : kết hợp


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn