MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, June 22, 2018

BEIJING USES INFRASTRUCTURE AS FRIENDLY FORERUNNER OF POLITICAL POWER Bắc Kinh sử dụng cơ sở hạ tầng như tiền trạm hữu nghị cho quyền lực chính trị

BEIJING USES INFRASTRUCTURE AS FRIENDLY FORERUNNER OF POLITICAL POWER

Bắc Kinh sử dụng cơ sở hạ tầng như tiền trạm hữu nghị cho quyền lực chính trị


By Peter Hartcher
The Sydney Morning Herald
18 June 2018

Peter Hartcher
The Sydney Morning Herald
18/6/2018
Do you see a pattern here?

Bạn có thấy một mô hình ở đây không?

The Chinese Communist Party built a road into Tibet and the Tibetans were excited - it was their first highway: "We were promised peace and prosperity with the highway, and our parents and grandparents joined in building the road," as the president of Tibet's government in exile, Lobsang Sangay, tells the story.


Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xây dựng một con đường vào Tây Tạng và người Tây Tạng rất hứng thú - đó là đường cao tốc đầu tiên của họ: "Chúng tôi được hứa là với đường cao tốc chúng tôi sẽ có hòa bình và thịnh vượng, và cha mẹ và ông bà của chúng tôi đã tham gia xây dựng con đường đó". Lobsang Sangay, Chủ tịch của chính phủ lưu vong Tây Tạng, kể.

"In fact, they were paid silver coins to help them build the road. So there was a popular song during those days, it goes like this: Chinese are like our parents; when they come, they shower you with silver coins," the Harvard-educated lawyer recounted at the National Press Club in Canberra last year.

"Trong thực tế, họ đã được trả bằng đồng tiền bạc để giúp họ xây dựng con đường đó. Vì vậy, trong thời gian ấy có một bài hát phổ biến, và nó như thế này: người Trung Quốc giống như cha mẹ của chúng tôi; khi họ đến, họ trút xuống tiền bạc như mưa lên chúng tôi," người luật sư được đào tạo tại Harvard kể lại tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia (National Press Club) ở Canberra năm ngoái.

The Chinese soldiers were patient with the local kids and bore their taunts with smiles, he said.

Các binh sĩ Trung Quốc đã kiên nhẫn với những đứa trẻ địa phương và chịu đựng các châm chọc của chúng với những nụ cười, ông nói.

"Then they built the road. Once the road reached Lhasa – the capital city of Tibet – first trucks came, then guns came, then tanks came. Soon, Tibet was occupied. So it started with the road."

“Thế rồi họ xây một con đường. Khi con đường đến tới Lhasa - thủ đô của Tây Tạng – thì đầu tiên là xe tải đến, sau đó súng đến, rồi xe tăng đến. Chẳng bao lâu, Tây Tạng bị chiếm đóng. Vì vậy, mọi sự bắt đầu bằng con đường".
Beijing maintains that Tibet was peacefully liberated and developed."But this is the definition of peace - nearly 1 million people have died under various forms," says Sangay. "They've died of famine, they've died in prison, they've died in labour camps."

Bắc Kinh nói rằng Tây Tạng đã được giải phóng và phát triển một cách hòa bình. "Nhưng đây là định nghĩa của hòa bình - gần 1 triệu người đã chết dưới nhiều hình thức khác nhau", Sangay nói. "Họ đã chết vì đói, họ đã chết trong tù, họ đã chết trong các trại lao động".


The cultural and religious purge of Tibetan Buddhism is well known. The Chinese authorities razed more than 90 per cent of monasteries and convents.

Sự thanh lọc văn hóa và tôn giáo của Phật giáo Tây Tạng đã được nhiều người biết đến. Chính quyền Trung Quốc đã san bằng hơn 90% các tu viện.

The Chinese Communist Party built roads into Xinjiang, the Muslim-majority lands just to the north of Tibet. "When the Chinese people first went to Xinjiang, we all thought, what nice people," says the voice of the ethnic Uighur people's independence movement in the region, Rebiya Kadeer.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xây dựng đường vào Tân Cương, vùng đất với đa số dân là người Hồi giáo, ngay ở phía bắc Tây Tạng. "Khi người Trung Quốc đầu tiên đến Tân Cương, tất cả chúng ta đều nghĩ đó là những người tốt," bà Rebiya Kadeer, tiếng nói của phong trào giành độc lập của người Duy Ngô Nhĩ (Uighur), nói.

"We treated them nicely, we expected some investment and development," she tells me. "Initially they said 'we will help you with development but you will rule over the land," says Kadeer, once one of the richest women in China and a member of China's National People's Congress, now living in exile in the US.

"Chúng tôi đối xử với họ một cách tử tế, chúng tôi mong đợi một số đầu tư và phát triển", bà nói với tôi. "Ban đầu họ nói ‘chúng tôi sẽ giúp bạn phát triển nhưng bạn sẽ cai trị đất đai ‘". Bà Kadeer, trước đây là một trong những người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc và từng là thành viên của Quốc hội Nhân dân Trung Quốc nhưng hiện đang sống lưu vong ở Mỹ, nói.

"Only three per cent of the people in Xinjiang were Chinese," ethnic Han speaking Mandarin Chinese, distinct from the Turkic-speaking Uighur who make up the biggest ethnic group in what is now a province of China.

"Chỉ có ba phần trăm người dân ở Tân Cương là người Trung Quốc," dân tộc Hán nói tiếng Hoa, khác biệt với người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (Turkic), nhóm dân tộc lớn nhất sống tại nơi mà hiện nay là một tỉnh của Trung Quốc.

The Beijing government operates a transmigration policy in Tibet and Xinjiang, relocating Han people from the south to change the ethnic and political composition. The percentage of Han Chinese is now about 40 per cent in Xinjiang.

Chính phủ Bắc Kinh thực hành một chính sách nhập cư ở Tây Tạng và Tân Cương, di dời người Hán từ miền Nam đến để thay đổi thành phần dân tộc và chính trị ở các nơi đó. Tỷ lệ phần trăm người Hán hiện nay là khoảng 40% ở Tân Cương.
"They increased and and increased and now they are killing us," says Kadeer. The Chinese Communist Party has built a network of re-education camps for the Uighurs. Kadeer calls them concentration camps where people are detained indefinitely without due process.

"Họ đã đông lên, và đông lên, và bây giờ họ đang giết chúng tôi". Bà Kadeer nói. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xây dựng một mạng lưới các trại cải tạo cho người Duy Ngô Nhĩ . Kadeer gọi họ là trại tập trung, nơi mọi người bị giam giữ vô thời hạn mà không có thủ tục pháp lý.

In the biggest Uighur city, Kashgar, 120,000 people were held in the camps in 2017 according to a local security chief, or about one in four of the entire population. Maya Wang of Human Rights Watch estimates the total across Xinjiang to be as many as 800,000 people.

Tại thành phố lớn nhất của người Uighur, Kashgar, có 120.000 người, hoặc khoảng một phần tư dân số, đã bị giam trong các trại vào năm 2017, theo một giám đốc an ninh địa phương. Maya Wang của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) ước tính tổng số trên toàn Tân Cương có tới 800.000 người.

The Economist magazine's headline on a piece about China's gulags in Xinjiang read: "Apartheid with Chinese characteristics."

Tạp chí The Economist trong một bài báo về các trại giam cưỡng bức lao động (lao cải) của Trung Quốc ở Tân Cương đã để tiêu đề: " Sự kỳ thị chủng tộc với đặc điểm Trung Quốc."

These are both cases where China has a historical claim, dating back over centuries, for asserting sovereign ownership. Both involve lands adjoining China's heartland.

Đây là cả hai trường hợp mà Trung Quốc có yêu sách lịch sử qua nhiều thế kỷ để khẳng định có quyền sở hữu chủ quyền. Cả hai đều liên quan đến các vùng đất liền kề trung tâm của Trung Quốc.

These are cases of China consolidating power on its periphery. They are not stories of the Chinese Communist Party conquering foreign nation states.

Đây là những trường hợp Trung Quốc củng cố quyền lực trên vùng ngoại biên của họ. Đó không phải là những chuyện Đảng Cộng sản Trung Quốc chinh phục các quốc gia khác.

But they are, nonetheless, instructive tales of how Beijing has used infrastructure as the friendly forerunner of political power.

Tuy nhiên, đó là những chuyện để minh họa về cách mà Bắc Kinh sử dụng cơ sở hạ tầng như một tiền trạm thân mật cho quyền lực chính trị.

President Xi Jinping portrays the Belt and Road initiative as China's generous gift to humankind. Its breathtakingly ambitious scope is offered as a pathway to shared prosperity and harmony, a "community of common destiny".

Chủ tịch Tập Cận Bình miêu tả sáng kiến Vành Đai và Con Đường như là món quà hào phóng của Trung Quốc dành cho nhân loại. Phạm vi đầy tham vọng của nó được trưng ra như một lối đi đến sự chia sẻ thịnh vượng và hài hòa, một "cộng đồng có cùng chung số phận".

But it is also a strategic initiative. A general in the Peoples Liberation Army Air Force, Qiao Liang, in 2015 described it as "truly the strategy of the shrewd". A military theorist, he explained that "if you tell people, 'I come with political and ideological intentions', who will accept you?"

Nhưng nó cũng là một sáng kiến chiến lược. Một vị tướng trong Không Quân Giải phóng Nhân Dân, Qiao Liang, vào năm 2015 đã mô tả nó "thực sự là chiến lược của kẻ sắc sảo”. Là một nhà lý thuyết quân sự, ông giải thích rằng "nếu bạn nói với mọi người, ‘tôi đến với ý định chính trị và ý thức hệ’, ai sẽ chấp nhận bạn?"

It's an infrastructure plan with an underlying strategic intention: "Pulled ever more closely into China's economic orbit," sums up Nadege Rolland of America's non-profit research agency National Bureau of Asian Research, countries embraced by the belt and road "will find it increasingly difficult to stand up to Beijing.

Đó là một kế hoạch cơ sở hạ tầng với một ý định chiến lược tiềm ẩn: "Kéo chặt chẽ hơn nữa vào quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc". Nadege Rolland của cơ quan nghiên cứu phi lợi nhuận Mỹ, Văn Phòng Nghiên Cứu Quốc Gia về Châu Á, nói tóm lại là các quốc gia ôm lấy Vành Đai và Con Đường sẽ thấy là càng ngày họ càng khó đứng lên để đối đầu với Bắc Kinh.

"As China gains political influence over its neighbourhood, it will be able to push back against US dominance and reclaim its own regional strategic space," she concludes in her book "China's Eurasian Century".

"Khi Trung Quốc có ảnh hưởng chính trị đối với khu vực lân cận, họ sẽ có thể đẩy lùi sự thống trị của Mỹ và giành lại không gian chiến lược của khu vực mình", bà kết luận trong cuốn sách "Thế kỷ Á-Âu của Trung Quốc" (China’s Eurasian Century).

Of course, the Chinese Communist Party is not the first power to conceive of a network of dual-use infrastructure. The ancient Romans built 80,000 km of paved road, straight and durable, to allow rapid movement of troops to extend and maintain empire, but also to allow efficient commerce.

Tất nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải là quyền lực đầu tiên đã nghĩ đến một mạng lưới cơ sở hạ tầng lưỡng dụng. Người La Mã cổ đại đã xây dựng 80.000 km đường lát gạch, thẳng và bền, giúp quân đội di chuyển nhanh chóng để mở rộng và duy trì đế quốc, nhưng cũng giúp cho thương mại có hiệu quả.

The Roman road system was so powerful and its commercial benefits so enduring that, even today, it delivers economic benefit. Four Nordic scholars this year mapped ancient Roman road routes onto today's nighttime light intensity and found that the evidence shows the Roman road network as "playing an important role in the persistence of subsequent development". Right up to now, millennia later.

Hệ thống đường La Mã rất hùng vĩ và lợi ích thương mại của nó bền vững nên nó mang lại lợi ích kinh tế cho ngay cả ngày hôm nay. Bốn học giả Bắc Âu trong năm nay đã mô hình hóa các tuyến đường La Mã cổ đại với cường độ chiếu sáng ban đêm của ngày hôm nay và phát hiện bằng chứng cho thấy mạng lưới đường La Mã có "đóng một vai trò quan trọng trong sự sự phát triển bền bỉ tiếp theo". Ngay cả đến bây giờ, hàng nghìn năm sau đó.

So what's so terrible if the Chinese Communist Party creates a modern equivalent? They may have strategic motives, but the economic benefits for many millions of people across dozens of countries could be transformative and enduring.

Vậy điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc tạo ra một mạng lưới hiện đại tương tự? Họ có thể có các động cơ chiến lược, nhưng lợi ích kinh tế cho hàng triệu người trên hàng chục quốc gia có thể chuyển đổi và lâu dài.


Unfortunately, the political costs could be high. Of the 68 countries signed up to date, 33 are ranked as below investment grade by the world's rating agencies. So they're not very creditworthy but China is cheerfully lending them billions they may not be able to pay back.

Nhưng không may, cái giá phải trả về chính trị có thể cao. Trong số 68 quốc gia đã đăng ký, 33 quốc gia được các cơ quan xếp hạng của thế giới xếp vào hạng dưới mức có thể đầu. Vì vậy, họ không phải là những nước có đủ tin cậy để cho vay nhưng Trung Quốc thì vui vẻ cho họ vay hàng tỷ mà họ có thể không đủ khả năng trả nợ.

Already, in this very early phase of Belt and Road, new Chinese lending is exposing eight countries to risk of financial distress, according to a report by the Centre for Global Development, a US-based non-profit think tank.

Ngay trong giai đoạn phôi thai này của chương trình Vành Đai và Con Đường, sự cho vay của Trung Quốc đã phô ra tám quốc gia có nguy cơ bị hiểm nguy tài chính, theo một báo cáo của Trung Tâm Phát Triển Toàn Cầu, một think-tank phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ.

And if they can't make their repayments? When Sri Lanka asked to renegotiate its $US8 billion debt to China for the Hambantota Port project last year, Beijing converted its debt into ownership equity and a 99-year management lease on the port.

Và nếu họ không thể trả nợ? Năm ngoái, khi Sri Lanka yêu cầu đàm phán lại khoản nợ Trung Quốc 8 tỷ đô la Mỹ cho dự án cảng Hambantota, Bắc Kinh đã chuyển số nợ đó thành vốn chủ sở hữu và hợp đồng thuê quản lý cảng trong 99 năm.

Debt is another way of spelling obligation. The Chinese Communist Party has a history of using infrastructure as a Trojan Horse for domination.

Nợ là một cách viết khác của nghĩa vụ. Đảng Cộng sản Trung Quốc có một lịch sử sử dụng cơ sở hạ tầng như một con ngựa thành Troy cho sự thống trị.

Belt and Road, unless approached with care, could end up being another way of spelling bought and sold, with Chinese characteristics.

Vành Đai và Con Đường, trừ khi được tiếp cận với sự thận trọng, có thể cuối cùng chỉ là một cách viết khác của mua và bán, với đặc sắc Trung Hoa.

Peter Hartcher is international editor.
Peter Hartcher là biên tập viên quốc tế


Translated by Trùng Dương


https://www.smh.com.au/national/beijing-uses-infrastructure-as-friendly-forerunner-of-political-power-20180618-p4zm7t.html


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn