MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, June 3, 2016

RUSSIA’S GLOOMY PROSPECTS Triển vọng nước Nga u ám

RUSSIA’S GLOOMY PROSPECTS

Triển vọng nước Nga u ám
ANDERS ÅSLUND
SIMON COMMANDER
ANDERS ÅSLUND
SIMON COMMANDER
Project Syndicate, 09 May, 2016.
Project Syndicate, 09/05/2016.




MOSCOW – Russia’s economic prospects are looking increasingly grim. Last year, plunging energy prices and international sanctions contributed to a 3.7% fall in GDP. Real wages in the country plummeted by around 10%. This year, the negative trend is expected to continue. In 2016, public spending on education and health care is slated to decline by 8%.

MOSCOW - Triển vọng kinh tế của nước Nga đang ngày càng trở nên u ám. Năm ngoái, giá năng lượng lao dốc và các lệnh cấm vận quốc tế đóng góp vào mức giảm 3,7% GDP của nước này. Tiền lương thực tế đã giảm khoảng 10%. Năm nay, xu hướng tiêu cực được cho là sẽ tiếp tục. Trong năm 2016, chi tiêu công cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe được dự kiến sẽ giảm 8%.


The Kremlin’s desultory attempts at diversifying the Russian economy have largely failed. Labor productivity remains chronically low, and investment – foreign and domestic – has dried up. Sadly, a turnaround is unlikely. Under current conditions, neither higher energy prices nor the lifting of sanctions would likely be enough to reinvigorate the country’s moribund economy.

Những nỗ lực rời rạc của điện Kremlin nhằm đa dạng hóa nền kinh tế nước Nga hầu như đều thất bại. Năng suất lao động tiếp tục ở mức thấp kinh niên, và đầu tư – bao gồm cả nội địa và nước ngoài – đều cạn kiệt. Đáng buồn là, khả năng thay đổi dường như sẽ không xảy ra. Trong những điều kiện hiện nay, yếu tố giá năng lượng cao hơn hay gỡ bỏ các lệnh cấm vận sẽ khó mà đủ để làm hồi sinh nền kinh tế đang hấp hối này.

Over the past decade, Russian President Vladimir Putin’s regime has degraded the institutions that are essential to the functioning of a modern economy. The judicial system, for example, is largely in tatters. And above all, the ownership and governance of key assets and resources are almost all in state hands. Indeed, in 2012, the IMF calculated that the consolidated public sector accounted for nearly 70% of Russia’s GDP. Though comparably detailed estimates are not available for earlier years, in the early 2000s, this share was around 30-40%.

Trong suốt một thập niên vừa qua, chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm xuống cấp những thể chế cần thiết cho một nền kinh tế hiện đại vận hành. Ví dụ, hệ thống tư pháp phần lớn bị thủng lỗ chỗ. Và trên hết, sự sở hữu và quản lý các tài sản và tài nguyên chủ chốt hầu như tất cả đều nằm trong tay nhà nước. Thực tế, vào năm 2012, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tính toán rằng khu vực kinh tế nhà nước hợp nhất chiếm gần 70% GDP nước Nga. Mặc dù các ước tính chi tiết tương tự không có cho những năm trước đó, vào thời đầu những năm 2000, tỷ lệ này cũng vào khoảng 30 – 40%.

The expansion of the state’s control of the Russian economy has been driven by a proliferation of state-owned corporations, whose gross liabilities now amount to 150% of GDP. Firms in the energy, infrastructure, banking, and armaments sectors have been nationalized. In 2014, publicly owned or controlled entities accounted for nearly 70% of the turnover and 85% of employment among Russia’s top 15 companies. For the largest 100 companies, these shares were 54% and 68%, respectively. The consolidated public sector now accounts for one third of total employment.

Sự bành trướng kiểm soát của nhà nước trong nền kinh tế Nga đã được thúc đẩy bởi sự nở rộ của các tập đoàn nhà nước, mà hiện giờ tổng nợ của chúng đã lên tới 150% GDP. Các công ty trong lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng, ngân hàng, và vũ khí đã bị quốc hữu hóa. Năm 2014, các đơn vị bị kiểm soát hoặc thuộc sở hữu nhà nước chiếm gần 70% sản lượng và 85% việc làm trong top 15 công ty của Nga. Đối với 100 công ty lớn nhất, những tỷ lệ này lần lượt là 54% và 68%. Khu vực nhà nước hợp nhất hiện giờ chiếm một phần ba tổng số lao động.


Russia’s big state-owned corporations are, for the most part, controlled – with considerable lack of transparency – by management that has been appointed by Putin personally. Many major corporate decisions are made during one-on-one meetings between Putin and a company’s CEO. Many mergers and acquisitions require the president’s personal approval.

Các tập đoàn nhà nước lớn của Nga hầu hết đều bị kiểm soát – với tình trạng thiếu minh bạch đáng kể – bởi bộ máy quản lý được chỉ định bởi cá nhân Putin. Rất nhiều quyết định lớn của doanh nghiệp được đưa ra trong những cuộc họp cá nhân một-gặp-một giữa ông Putin và giám đốc điều hành của công ty. Rất nhiều vụ sáp nhập và mua lại đòi hỏi sự cho phép từ cá nhân ngài Tổng thống.


Lack of transparency is pervasive. Only a few state-owned companies file International Financial Reporting Standards (IFRS) accounts and many have large numbers of subsidiaries, which can dilute benefits to shareholders, while offering opportunities for managers and other connected parties to enrich themselves. Russian Railways, for example, has more than 23,000 subsidiaries. Gazprom has more than 4,300.

Hiện tượng thiếu minh bạch lan tỏa khắp nơi. Chỉ một vài công ty nhà nước nộp các báo cáo tài chính theo Chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và rất nhiều công ty có số lượng lớn các công ty con gây loãng lợi tức của các cổ đông, đồng thời đem đến cho các nhà quản lý và những bên liên quan cơ hội làm giàu cho bản thân họ. Ví dụ, công ty Đường sắt Nga có hơn 23.000 công ty con. Gazprom có hơn 4.300 công ty con.


Lack of detailed information makes it difficult to document the state’s full asset portfolio, let alone set up a workable and transparent system of oversight. The agency charged with managing state property (Rosimushchestvo) is unable to act as an effective controlling shareholder.

Sự thiếu thông tin chi tiết khiến việc khai báo toàn bộ danh mục tài sản nhà nước trở nên khó khăn, chứ chưa nói tới việc thiết lập cả một hệ thống giám sát minh bạch và hoạt động tốt. Cơ quan được giao trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước (Rosimushchestvo) không có khả năng đóng vai trò như một cổ đông kiểm soát hiệu quả.

Putin’s Russia is increasingly reminiscent of President Suharto’s Indonesia – an intricate system of crony capitalism without real property rights. Many close to Putin have acquired great fortunes through their connections to state companies. One route to enrichment is to privately appropriate the financial flows of state companies. Another is to leverage connections in order to secure no-bid contracts or to purchase state assets for a pittance.



Nước Nga của Putin ngày càng giống nhà nước Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto – một hệ thống phức tạp của chủ nghĩa tư bản thân hữu thiếu vắng quyền sở hữu thực sự. Nhiều người thân cận với Putin đã kiếm được khối tài sản lớn nhờ những mối quan hệ với các công ty nhà nước. Một con đường để làm giàu là kiểm soát cá nhân những dòng tiền của các công ty nhà nước. Một cách khác là tận dụng các mối quan hệ nhằm đạt được các hợp đồng không cần thông qua đấu thầu hoặc mua các tài sản nhà nước với giá rẻ mạt.
The size of the crony economy is hinted at in the Panama Papers, but even those revelations are just the tip of the iceberg. In 2014, the net worth of those who are subject to sanctions by the US and EU was estimated at around $17 billion; one sanctioned bank alone holds assets valued at more than $11 billion.

Quy mô của nền kinh tế thân hữu có thể suy ra được từ các tài liệu Panama, nhưng ngay cả sự tiết lộ đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Năm 2014, giá trị ròng của những nhân vật phải chịu lệnh cấm vận của Hoa Kỳ và châu Âu được ước tính vào khoảng 17 tỷ đô-la Mỹ; chỉ riêng một ngân hàng bị cấm vận nắm giữ tài sản giá trị tới hơn 11 tỷ đô-la.

This system comes at considerable costs to the Russian economy, favoring rent-seeking at the expense of productivity growth. Russia does possess some efficient, dynamic, large private companies, but the space for these firms is quickly receding.

Hệ thống này đã gây nên những phí tổn đáng kể đối với nền kinh tế Nga khi tạo điều kiện cho hành vi tìm đặc lợi, làm giảm tăng trưởng năng suất. Nước Nga đúng là có sở hữu một số công ty tư nhân lớn, năng động, hiệu quả, nhưng không gian dành cho những công ty như thế đang ngày một thu hẹp lại.

Experience suggests that large public sectors are associated with sub-par growth and the crowding out of investment in the private sector. Indeed, with the expansion of the large state corporations, many of them in the hands of cronies, competition has drastically diminished in many sectors.

Kinh nghiệm cho thấy những khu vực công lớn thường đi liền với tăng trưởng dưới ngưỡng kỳ vọng và chèn ép đầu tư của khu vực tư nhân. Trên thực tế, với sự bành trướng của các tập đoàn nhà nước lớn, rất nhiều trong số đó nằm trong tay các lực lượng thân hữu, sự cạnh tranh đã giảm một cách đáng kể trong nhiều khu vực kinh tế.

Despite all this, Putin’s commitment to the system that he has built is unwavering. Even proposed measures to raise fiscal revenues – such as the privatization of minority shares in seven state-owned corporations – will likely be done in a way that favors his cronies.

Bất chấp tất cả những điều này, cam kết của Putin đối với hệ thống mà ông đã xây dựng là không lung lay. Ngay cả những biện pháp được đề xuất nhằm tăng thu ngân sách – như việc tư nhân hóa lượng cổ phần thiểu số trong bảy tập đoàn quốc doanh – sẽ nhiều khả năng được làm theo cách chỉ có lợi cho bè phái thân hữu của ông.

Part of the reluctance to change is due the fact that Putin remains very popular – for now. As the economy continues to crumble that could shift very rapidly, as Putin seems to have acknowledged when – in apparent anticipation of trouble – he created a National Guard of 400,000 paramilitary security forces and put it under the command of his long-time bodyguard.

Một phần của sự chần chừ thay đổi là do thực tế Putin vẫn còn rất được yêu mến – tại thời điểm bây giờ. Nếu nền kinh tế tiếp tục vỡ vụn, tình hình có thể thay đổi rất nhanh chóng. Putin dường như đã thừa nhận điều này khi đoán trước các rắc rối và cho thành lập Lực lượng Vệ binh Quốc gia (National Guard) gồm 400.000 nhân viên an ninh bán vũ trang đặt dưới sự chỉ huy của một người vệ sỹ lâu năm của mình.

Given the regime’s dependence on the personalization of power, it would be hard to design any credible path for change that preserves the prerogatives of Putin and his cronies. Opening up the economy to competition and expanding the private sector would undermine the system of wealth and power that Putin’s associates enjoy. And that why Russia’s economic troubles are likely to continue.

Do sự phụ thuộc của chế độ vào sự cá nhân hóa quyền lực, sẽ rất khó để thiết kế bất kỳ lộ trình đáng tin cậy nào cho thay đổi mà vẫn đảm bảo những đặc quyền của Putin và bè đảng của ông. Mở cửa nền kinh tế cho cạnh tranh và mở rộng khu vực tư nhân sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống quyền lực và tiền bạc mà các cộng sự của Putin đang hưởng thụ. Và đó là lý do tại sao các rắc rối của nền kinh tế Nga nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.

Anders Åslund is a senior fellow at the Atlantic Council in Washington, DC, and the author, most recently, of Ukraine: What Went Wrong and How to Fix It.

Anders Åslund là nghiên cứu viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương, Washington, DC và gần đây nhất là tác giả của cuốn Ukraine: Điều gì đã sai và làm thế nào để sửa nó.

Simon Commander is a managing partner at Altura Partners and Professor at IE Business School.
Simon Commander là giám đốc quản lý của Altura Partners và Giáo sư tại trường Kinh doanh IE.


Translated by Nguyễn Quỳnh Chi, edited by Lê Hồng Hiệp


https://www.project-syndicate.org/commentary/crony-capitalism-hurting-russian-economy-by-anders-aslund-and-simon-commander-2016-05

http://nghiencuuquocte.org/2016/05/31/tuong-lai-mu-mit-cua-nuoc-nga/#sthash.LsbXKGOx.dpuf

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn