MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 1, 2016

REMARKS BY PRESIDENT OBAMA AT HIROSHIMA PEACE MEMORIAL Diễn văn Tổng thống Mỹ Obama tại Đài Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, Nhật Bản

REMARKS BY PRESIDENT OBAMA AT HIROSHIMA PEACE MEMORIAL

Diễn văn Tổng thống Mỹ Obama tại Đài Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, Nhật Bản



The White House
Office of the Press Secretary
May 27, 2016

Nhà trắng
Văn phòng Thư ký Báo chí
27/5/2016
PRESIDENT OBAMA:  Seventy-one years ago, on a bright, cloudless morning, death fell from the sky and the world was changed.  A flash of light and a wall of fire destroyed a city and demonstrated that mankind possessed the means to destroy itself. 

TT OBAMA:  71 năm trước đây, vào một buổi sáng trời trong không có mây, cái chết giáng xuống từ bầu trời và thế giới thay đổi hoàn toàn. Một tia sáng và bức tường lửa phá hủy thành phố, nó cho thấy loài người có công cụ tự hủy diệt mình.


Why do we come to this place, to Hiroshima?  We come to ponder a terrible force unleashed in a not so distant past.  We come to mourn the dead, including over 100,000 in Japanese men, women and children; thousands of Koreans; a dozen Americans held prisoner.  Their souls speak to us. They ask us to look inward, to take stock of who we are and what we might become.

Vậy tại sao chúng ta đến Hiroshima này? Chúng tôi đến để suy nghĩ về một sức mạnh khủng khiếp bị sổng ra ở một quá khứ không xa. Chúng ta đến đây để thương tiếc những người đã chết, trong đó có hơn 100.000 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Nhật Bản; hàng ngàn người Hàn Quốc; hơn chục người Mỹ bị giữ làm tù binh. Linh hồn của họ nói chuyện với chúng ta. Họ yêu cầu chúng ta phải nhìn sâu vào trong để hiểu chúng ta là ai và chúng ta có thể làm gì.

It is not the fact of war that sets Hiroshima apart. Artifacts tell us that violent conflict appeared with the very first man.  Our early ancestors, having learned to make blades from flint and spears from wood, used these tools not just for hunting, but against their own kind.  On every continent, the history of civilization is filled with war, whether driven by scarcity of grain or hunger for gold; compelled by nationalist fervor or religious zeal.  Empires have risen and fallen. Peoples have been subjugated and liberated.  And at each juncture, innocents have suffered, a countless toll, their names forgotten by time.

Không phải thực tế chiến tranh tới thời Hiroshima mới bộc lộ ra. Hiện vật lịch sử cho chúng ta biết rằng xung đột bạo lực đã xuất hiện với những người nguyên thủy. Tổ tiên của chúng ta, sau khi đã học được cách làm lưỡi rìu đá và ngọn giáo gỗ, đã sử dụng những công cụ này không chỉ để săn bắn, mà còn để chống lại đồng loại. Trên mọi lục địa, lịch sử của các nền văn minh đầy rẫy chiến tranh, cho dù được thúc đẩy bởi sự khan hiếm lương thực hoặc săn lùng vàng bạc; bị thúc ép bởi lòng nhiệt thành dân tộc hoặc tình cảm tôn giáo. Các đế quốc trổi dậy rồi lụi tàn. Nhân dân bị cầm tù rồi được giải thoát. Và ở mỗi thời điểm chuyển tiếp, vô số người dân vô tội đã bỏ mạng, tên tuổi của họ bị thời gian lãng quên.

The World War that reached its brutal end in Hiroshima and Nagasaki was fought among the wealthiest and most powerful of nations.  Their civilizations had given the world great cities and magnificent art.  Their thinkers had advanced ideas of justice and harmony and truth.  And yet, the war grew out of the same base instinct for domination or conquest that had caused conflicts among the simplest tribes; an old pattern amplified by new capabilities and without new constraints.  In the span of a few years, some 60 million people would die -- men, women, children no different than us, shot, beaten, marched, bombed, jailed, starved, gassed to death.


Cuộc chiến tranh thế giới có cái kết đầy đau thương tại Hiroshima và Nagasaki là cuộc chiến giữa các nước giàu có và quyền lực nhất thế giới. Nền văn minh của họ đã trao cho thế giới những thành phố, công trình nghệ thuật tuyệt vời. Các nhà tư tưởng của họ đã có những ý tưởng tiên tiến về công lý, hài hòa và sự thật. Tuy nhiên, chiến tranh phát từ bản năng thấp hèn mong muốn thống trị hay chinh phục đã gây ra những cuộc xung đột giữa các bộ lạc hoang sơ; một mô hình cũ được khuếch đại bởi các năng lực mới và không có những trở lực mới nào. Trong vòng một vài năm, khoảng 60 triệu người đã chết – những người đàn ông, phụ nữ, trẻ em không khác gì chúng ta, đã bị bắn, bị đánh đập, bị đưa đi, bị đánh bom, bị bỏ tù, bị bỏ đói, bị cho thở hơi ngạt cho đến chết.

There are many sites around the world that chronicle this war -- memorials that tell stories of courage and heroism; graves and empty camps that echo of unspeakable depravity.  Yet in the image of a mushroom cloud that rose into these skies, we are most starkly reminded of humanity’s core contradiction; how the very spark that marks us as a species - our thoughts, our imagination, our language, our tool-making, our ability to set ourselves apart from nature and bend it to our will -- those very things also give us the capacity for unmatched destruction.

Có rất nhiều địa danh trên toàn thế giới ghi lại cuộc chiến này – những đài tưởng niệm kể lại những câu chuyện về lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng; những nấm mộ và trại tập trung trống không nhắc lại hành động đồi bại không kể xiết. Tuy nhiên, hình ảnh đám mây hình nấm bùng lên bầu trời cao, nhắc nhở chúng ta ràng nhất về mâu thuẫn cốt lõi của nhân loại; làm thế nào mà chính tia lửa đánh dấu chúng là chung một loài - những suy nghĩ của chúng ta, trí tưởng tượng của chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta, khả năng chế tác công cụ của chúng ta, khả năng tách mình ra khỏi thiên nhiên và uốn nắn nó theo ý muốn của chúng ta – chính những điều đó lại cung cấp cho chúng ta khả năng hủy diệt không gì sánh nổi.

How often does material advancement or social innovation blind us to this truth.  How easily we learn to justify violence in the name of some higher cause.  Every great religion promises a pathway to love and peace and righteousness, and yet no religion has been spared from believers who have claimed their faith as a license to kill.  Nations arise, telling a story that binds people together in sacrifice and cooperation, allowing for remarkable feats, but those same stories have so often been used to oppress and dehumanize those who are different.

Đã bao lần tiến bộ vật chất của loài người khiến chúng ta trở nên mù quáng. Thật dễ dàng biết bao khi chúng ta nhân danh những mục đích cao cả để biện minh cho bạo lực. Bất kỳ tôn giáo cao cả nào cũng chỉ cho ta con đường dẫn tới tình yêu, hòa bình và công chính, và không một tôn giáo nào lại dung dưỡng cho những tín đồ lấy lòng trung thành với tôn giáo làm giấy phép giết người. Các quốc gia trổi dậy, kẻ câu chuyện gắn kết mọi người bằng hy sinh và hợp tác, tạo ra những kỳ tích tuyệt vời, nhưng chính những câu chuyện đó lại thường xuyên bị lạm dụng để trấn áp và tước đi quyền làm người của những ai dám tỏ ra khác biệt.


Science allows us to communicate across the seas and fly above the clouds; to cure disease and understand the cosmos.  But those same discoveries can be turned into ever-more efficient killing machines.

Khoa học giúp chúng ta có khả năng giao tiếp xuyên đại dương, bay trên mây, chữa lành bệnh và tìm hiểu vũ trụ. Nhưng cũng chính những phát minh đó có thể bị biến thành những cỗ máy giết người hiệu quả hơn bao giờ hết.

The wars of the modern age teach this truth.  Hiroshima teaches this truth.  Technological progress without an equivalent progress in human institutions can doom us.  The scientific revolution that led to the splitting of an atom requires a moral revolution, as well.
Các cuộc chiến tranh thời hiện đại dạy chúng ta bài học này. Hiroshima dạy chúng ta bài học này. Tiến bộ công nghệ nếu không đi cùng tiến bộ về thể chế nhân đạo sẽ có thể hủy diệt chúng ta. Cuộc cách mạng khoa học dẫn đến khả năng phân tách nguyên tử cũng phải song hành với cuộc cách mạng đạo đức.

That is why we come to this place.  We stand here, in the middle of this city, and force ourselves to imagine the moment the bomb fell.  We force ourselves to feel the dread of children confused by what they see.  We listen to a silent cry.  We remember all the innocents killed across the arc of that terrible war, and the wars that came before, and the wars that would follow.

Vì thế chúng ta đến đây, cùng đứng đây trong thành phố này và buộc chúng ta cùng hồi tưởng lại khoảnh khắc quả bom rơi xuống. Chúng ta buộc mình phải cảm nhận được sự khiếp đảm của những đứa trẻ  không hiểu nổi điều gì đang xảy ra. Chúng ta lắng nghe tiếng khóc thầm lặng. Chúng ta nhớ đến tất cả những thường dân vô tội đã bị giết chết trong ánh chớp của cuộc chiến tranh kinh hoàng đótrong những cuộc chiến tranh đã diễn ra trước đó và tiếp theo sau đó nữa.

Mere words cannot give voice to such suffering, but we have a shared responsibility to look directly into the eye of history and ask what we must do differently to curb such suffering again.  Someday the voices of the hibakusha will no longer be with us to bear witness.  But the memory of the morning of August 6th, 1945 must never fade.  That memory allows us to fight complacency.  It fuels our moral imagination.  It allows us to change.

Chỉ ngôn từ thôi thì không thể tả xiết những nối đau đó, nhưng chúng ta có chung trách nhiệm phải nhìn thẳng vào lịch sử và tự hỏi cần phải làm gì để ngăn thảm kịch đó tái diễn. Đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ không còn nghe tiếng nói của các hibakusha* từng chứng kiến thảm kịch. Nhưng ký ức về buổi sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945 không bao giò phai tàn. Ký ức đó nuôi dưỡng trí tưởng tượng đạo đức của chúng ta. Ký ức đó giúp chúng ta thay đổi.

And since that fateful day, we have made choices that give us hope.  The United States and Japan forged not only an alliance, but a friendship that has won far more for our people than we could ever claim through war.  The nations of Europe built a Union that replaced battlefields with bonds of commerce and democracy.  Oppressed peoples and nations won liberation.  An international community established institutions and treaties that worked to avoid war and aspire to restrict and roll back, and ultimately eliminate the existence of nuclear weapons.

Và từ cái ngày định mệnh đó, chúng ta đã nỗ lực lựa chọn để tạo dựng hy vọng. Hoa Kỳ và Nhật bản đã củng cố không những quan hệ đồng minh, mà còn cả tình hữu nghị đạt được cho nhân dân hai nước vượt trội so với những gì chúng ta kỳ vọng sau cuộc chiến. Các quốc gia châu Âu đã xây dựng một Liên minh thay chiến trường bằng liên kết thương mại và dân chủ. Nhiều dân tộc, quốc gia bị áp bức đã giành được tự do. Một cộng đồng quốc tế thiết lập những thể chếhiệp ước nhằm mục đích ngăn chặn chiến tranh và cổ vũ hạn chế và đẩy lùi để cuối cùng tiến tới xỏa bỏ sự tồn tại của vũ khí hạt nhân.

Still, every act of aggression between nations; every act of terror and corruption and cruelty and oppression that we see around the world shows our work is never done. We may not be able to eliminate man’s capacity to do evil, so nations –- and the alliances that we’ve formed -– must possess the means to defend ourselves.  But among those nations like my own that hold nuclear stockpiles, we must have the courage to escape the logic of fear, and pursue a world without them.
Tuy nhiên, mỗi hành động gây hấn giữa các quốc gia; mỗi hành động khủng bố và tham nhũng, tàn ác và đàn áp mà chúng ta nhìn thấy trên thế giới chứng tỏ rằng chúng ta vẫn chưa bao giờ làm xong công việc của mình. Chúng ta có lẽ không thể loại bỏ khả năng làm điều ác của con người, vì vậy các quốc gia - và các liên minh mà chúng ta đã hình thành - phải có các phương tiện để tự bảo vệ. Nhưng trong số những quốc gia như đất nước tôi có kho vũ khí hạt nhân, chúng tôi phải có can đảm để thoát khỏi logic của sự sợ hãi, và theo đuổi một thế giới không có hạt nhân.

We may not realize this goal in my lifetime.  But persistent effort can roll back the possibility of catastrophe.  We can chart a course that leads to the destruction of these stockpiles.  We can stop the spread to new nations, and secure deadly materials from fanatics.

Chúng tôi có thể không đạt được mục tiêu này trong đời tôi. Nhưng nỗ lực bền bĩ có thể khép lại khả năng xảy ra thảm họa. Chúng ta có thể vạch ra một lộ trình dẫn đến việc phá hủy các kho dự trữ hạt nhân. Chúng ta có thể ngăn chặn sự phổ biến sang các quốc gia mới, và đảm bảo vật liệu chết chóc này không rơi vào tay những kẻ cuồng tín.

And yet that is not enough.  For we see around the world today how even the crudest rifles and barrel bombs can serve up violence on a terrible scale.  We must change our mindset about war itself –- to prevent conflict through diplomacy, and strive to end conflicts after they’ve begun; to see our growing interdependence as a cause for peaceful cooperation and not violent competition; to define our nations not by our capacity to destroy, but by what we build.

Nhưng việc đó vẫn chưa đủ. chúng ta vẫn thấy trên thế giới hiện nay ngay cả những khẩu súng trường thô thiển nhấtnhững quả bom tự tạo đều có thể phục vụ bạo lực với quy mô khủng khiếp như thế nào. Chúng ta phải thay đổi suy nghĩ của chúng ta về chính chiến tranh - để tránh xung đột thông qua ngoại giao, và nỗ lực để chấm dứt xung đột khi xung đột vừa mới bắt đầu; để nhìn nhận sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều của chúng ta như một nguyên nhân cho sự hợp tác hòa bình và cạnh tranh không bạo lực; để xác định quốc gia của chúng ta không phải bằng năng lực hủy diệt, mà bởi những gì chúng ta xây dựng nên.

And perhaps above all, we must reimagine our connection to one another as members of one human race.  For this, too, is what makes our species unique.  We’re not bound by genetic code to repeat the mistakes of the past.  We can learn.  We can choose. We can tell our children a different story –- one that describes a common humanity; one that makes war less likely and cruelty less easily accepted.

Và có lẽ trên hết, chúng ta phải hình dung lại sự kết nối với nhau như các thành viên của một loài người. Cũng vì điều này chính là điều đã khiến chúng ta trở thành loài sinh vật độc đáo. Chúng ta không bị ràng buộc bởi mã di truyền để lặp lại những sai lầm của quá khứ. Chúng ta có thể học hỏi. Chúng ta có thể lựa chọn. Chúng ta có thể kể cho con cháu chúng ta một câu chuyện khác - câu chuyện miêu tả về một nhân loại chung; câu chuyện làm cho chiến tranh ít có khả năng xảy ra và sự tàn bạo không dễ dàng được chấp nhận.

We see these stories in the hibakusha –- the woman who forgave a pilot who flew the plane that dropped the atomic bomb, because she recognized that what she really hated was war itself; the man who sought out families of Americans killed here, because he believed their loss was equal to his own.


Chúng ta đã nhìn thấy những câu chuyện này ở những hibukasha - người phụ nữ đã tha thứ cho phi công Mỹ lái máy bay ném quả bom nguyên tử bởi bà nhận ra rằng cái bà căm hận là chính cuộc chiến tranh; chứ người đàn ông đó đã thấy nhiều gia đình Mỹ cũng bị giết chết nơi đây, và thấy mất mát của họ cũng lớn như của chính ông.

My own nation’s story began with simple words:  All men are created equal, and endowed by our Creator with certain unalienable rights, including life, liberty and the pursuit of happiness.  Realizing that ideal has never been easy, even within our own borders, even among our own citizens.

Lịch sử của đất nước tôi bắt đầu với những ngôn từ đơn giản: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Chúng tôi nhận thức rằng lý thưởng đó chưa bao giờ dễ dàng, ngay cả bên trong biên giới quốc gia chúng tôi, ngay cả giữa các công dân Mỹ chúng tôi.

But staying true to that story is worth the effort. It is an ideal to be strived for; an ideal that extends across continents, and across oceans.  The irreducible worth of every person, the insistence that every life is precious; the radical and necessary notion that we are part of a single human family -– that is the story that we all must tell.

Nhưng nỗ lực chân thành với câu chuyện đó là điều đáng làm. Đó là một lý tưởng để phấn đấu; một lý tưởng tàn qua các châu lục, các đại dương. Các giá trị tối giản của mỗi người, minh định rằng cuộc sống là quý giá; khái niệm cơ bản và cần thiết rằng chúng ta là một phần của gia đình nhân loại duy nhất - đó là những câu chuyện mà tất cả chúng ta phải kể.

That is why we come to Hiroshima.  So that we might think of people we love – the first smile from our children in the morning; the gentle touch from a spouse over the kitchen table; the comforting embrace of a parent – we can think of those things and know that those same precious moments took place here seventy-one years ago.  Those who died –  they are like us.  Ordinary people understand this, I think. They do not want more war. They would rather that the wonders of science be focused on improving life, and not eliminating it. 

Đó là lý do chúng ta đến Hiroshima. Để chúng ta có thể nghĩ đến những người ta yêu thương - những nụ cười đầu tiên từ con em chúng ta vào buổi sáng; sự vuốt ve nhẹ nhàng từ người bạn đời bên bàn bếp; vòng tay an ủi của cha mẹ - chúng ta có thể nghĩ về những điều đó và biết rằng cũng những khoảnh khắc quý giá đó đã diễn ra ở đây bảy mươi mốt năm trước. Những người đã chết - họ cũng như chúng ta. Tôi nghĩ những người bình thường hiểu được điều này. Họ không muốn có thêm chiến tranh. Họ mong muốn những phát minh kỳ diệu của khoa học được tập trung vào việc cải thiện cuộc sống, thay vì tiêu diệt nó.

When the choices made by nations, when the choices made by leaders reflect this simple wisdom, then the lesson of Hiroshima is done.

Khi lựa chọn của các quốc gia, khi lựa chọn của các nhà lãnh đạo phản ánh minh triết đơn giản này, thì lúc đó chúng ta đã học được bài học về Hiroshima.
The world was forever changed here.  But today, the children of this city will go through their day in peace.  What a precious thing that is.  It is worth protecting, and then extending to every child.  That is the future we can choose – a future in which Hiroshima and Nagasaki are known not as the dawn of atomic warfare, but as the start of our own moral awakening.  (Applause.)

Thế giới đã thay đổi mãi mãi ở đây. Nhưng ngày nay, những đứa trẻ của thành phố này sống mỗi ngày trong hòa bình. Điều đó quý giá làm sao. Điều đó đáng bảo vệ, và sau đó giao cho cho mọi trẻ em. Đó là tương lai chúng ta có thể lựa chọn - một tương lai trong đó Hiroshima và Nagasaki được biết đến không phải là bình minh của chiến tranh nguyên tử, là khởi đầu của sự tỉnh thức đạo đức của chúng ta. (Vỗ tay).



hibakusha* nạn nhân nguyên tử








No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn