MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, October 17, 2015

WHY THE PLA IS A PAPER TIGER Tại sao quân đội Trung Quốc chỉ là con cọp giấy?

WHY THE PLA IS A PAPER TIGER

Tại sao quân đội Trung Quốc chỉ là con cọp giấy?



Paul Dibb
THE STRATEGIST
15 Oct 2015
Paul Dibb
THE STRATEGIST
15-10-2015


It’s becoming commonplace to drum up the military threat from China and belittle America’s military capabilities. Much of this commentary reminds me of statements in the mid-1980s that the former Soviet Union was poised to outstrip the US in military power. This isn’t to argue that China is in the final stages of disintegration like the USSR, but it is to assert that the People’s Liberation Army (PLA) demonstrates all the brittleness and paper-thin professionalism of a military that has never fought a modern war and whose much-vaunted military equipment has never been tested in combat.

Hiện đang trở nên phổ biến việc làm ầm ĩ mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc và hạ thấp khả năng quân sự của Mỹ. Phần lớn bình luận này nhắc tôi nhớ tới các báo cáo vào giữa thập niên 1980, rằng Liên Xô cũ đã đang trên đà qua mặt Mỹ về sức mạnh quân sự. Điều này không có ý cho rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn cuối cùng của sự tan rã như Liên Xô, nhưng muốn khẳng định rằng Quân đội Trung Quốc (PLA) để lộ ra toàn bộ tính dễ vở và tính chuyên nghiệp quân sự mỏng như giấy của một quân đội vốn chưa hề tiến hành một cuộc chiến tranh hiện đại và có thiết bị quân sự được ca tụng, chưa hể kiểm nghiệm trong chiến đấu.


With a slowing economy, and with structural economic and social tensions becoming worse rather than better, China is a large but fragile power ruled by a vulnerable party that can’t afford any economic or foreign policy disasters, let alone war with the US. Its economy is fundamentally interdependent with that of free international trade and global supply chains. War for China would be an economic and social disaster.

Với nền kinh tế đang chậm lại, và với những căng thẳng kinh tế và xã hội có tính cấu trúc càng trở nên xấu đi, thay vì tốt hơn, Trung Quốc lớn nhưng yếu, cai trị bởi một đảng thiếu vững mạnh, không thể kham nổi bất kỳ thảm họa nào về kinh tế hay ngoại giao, chưa kể tới chiến tranh với Mỹ. Trung Quốc với nền kinh tế của các chuỗi cung ứng toàn cầu và thương mại tự do quốc tế là phụ thuộc lẫn nhau trên cơ bản. Chiến tranh đối với Trung Quốc sẽ là một thảm họa kinh tế và xã hội.

Moreover, Beijing has very few powerful or influential friends in the region and suffers from strategic isolation, which is growing worse the more it throws its weight around.

Hơn nữa, Bắc Kinh có rất ít bạn bè hùng mạnh hay có ảnh hưởng trong khu vực và phải chịu sự cô lập chiến lược vốn đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi họ càng tung sức mạnh ra xung quanh.

Beijing has no experience whatsoever of modern war. Its last experience of armed conflict was in 1979 when it abysmally failed to teach Vietnam a so-called ‘lesson’. Border scuffles with India and the USSR in the 1960s and sending peasant armies into the Korean War in the 1950s scarcely rate as modern combat.

Bắc Kinh chẳng có chút kinh nghiệm gì về chiến tranh hiện đại. Kinh nghiệm cuối cùng về xung đột vũ trang là vào năm 1979, khi họ thất bại thảm hại trong việc dạy cho Việt Nam cái gọi là một ‘bài học’. Ẩu đả biên giới với Ấn Độ và Liên Xô trong thập niên 1960 và việc đưa đội quân nông dân tham gia vào cuộc chiến Triều Tiên trong thập niên 1950, khó có thể xếp vào loại chiến tranh hiện đại.

The PLA’s power depends crucially on keeping the Communist Party in power, which is what its oath of allegiance declares, and not the defence of China as a country. PLA officers still waste inordinate amounts of time learning irrelevant communist dogma, rather than giving priority to military training. Then there’s the issue of corruption at the highest levels of the PLA and the buying of favours and promotions.


Sức mạnh của Quân đội Trung Quốc (PLA) chủ yếu giữ cho Đảng Cộng sản tiếp tục cầm quyền, đó là điều mà họ tuyên thệ trung thành, chứ không phải để bảo vệ đất nước Trung Quốc. Sĩ quan PLA vẫn còn lãng phí quá nhiều thời gian vào việc học tập giáo điều cộng sản không thích đáng, hơn là dành ưu tiên cho luyện tập quân sự. Rồi còn có vấn đề tham nhũng ở cấp cao nhất của PLA và việc mua quan bán chức nữa.

It’s true that in the last couple of decades the PLA has made some impressive strides technologically. But despite President Xi Jinping proclaiming that China must become a powerful maritime power, geography is against it. When was the last time a large land power really made it as a naval power? Certainly not the USSR, France or Germany.

Đúng là trong nhiều thập kỷ qua, PLA đã thực hiện một số bước tiến ấn tượng về mặt công nghệ. Nhưng mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc phải trở thành một cường quốc biển hùng mạnh, vị thế địa lý đã chống lại điều đó. Lần cuối cùng một cường quốc lục địa lớn thật sự biến nó thành một cường quốc hải quân vào lúc nào? Chắc chắn không phải Liên Xô, Pháp hoặc Đức.

Commentators in Australia repeat a lot of breathless assertions about China’s anti-access and area denial capabilities. And there can be no doubt that operating in the approaches to China is becoming more dangerous, particularly given the sort of military mass that China can accumulate close to home. But do we actually think that the Americans are sitting on their hands doing nothing technologically in areas such as hypersonic vehicles, railguns, stealth, drones and cyber-attack?

Các nhà bình luận ở Úc liên tục lặp đi lặp lại các khẳng định về khả năng A2AD (chống truy cập và từ chối khu vực) của Trung Quốc. Và rõ ràng là hoạt động ở vùng gần với Trung Quốc đang trở nên nguy hiểm hơn, đặc biệt trong điều kiện với kiểu khối lượng quân sự mà Trung Quốc có thể tích lũy gần nhà. Nhưng chúng ta có thực sự nghĩ rằng người Mỹ ngồi yên, không làm gì cả về mặt công nghệ trong các lĩnh vực như xe siêu thanh, railgun (súng điện tử), tàng hình, máy bay không người lái và tấn công mạng không?

In key areas of military technology China is still a good 20 years behind the US. Its antisubmarine warfare capability is marginal and many of its submarines are noisy. China lacks the necessary quieting and propulsion technologies to build anything remotely comparable to an US or Russian nuclear submarine. Even the newest Chinese Jin-class ballistic missile nuclear submarines are louder than the 1970s era Soviet Delta III SSBN. And the forthcoming type 95 nuclear submarine will be louder than the late-1980s Soviet titanium-hulled Akula, according to US sources.


Trong các lĩnh vực chính của công nghệ quân sự, Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ cả 20 năm. Khả năng chiến tranh chống tàu ngầm của họ chưa đáng kể và nhiều tàu ngầm của họ còn rất ồn. Trung Quốc thiếu công nghệ lực đẩy và hãm thanh cần thiết để đóng bất cứ thứ gì có thể sánh gần với tàu ngầm hạt nhân của Mỹ hay của Nga. Theo các nguồn tin của Mỹ, ngay cả tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo mới nhất, lớp Kim (Jin-class) của Trung Quốc cũng ồn hơn tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Delta III của Liên Xô thập niên 1970. Và tàu ngầm hạt nhân loại 95 sắp ra, sẽ còn ồn hơn tàu Akula vỏ titan của Liên Xô vào cuối thập niên 1980.

China’s air defence capabilities have gaping deficiencies against any technologically advanced enemy. Moreover, China still relies heavily on Russia for military reverse engineering and supply of high-performance military jet engines, which it has failed to master for 30 years.


Khả năng phòng không của Trung Quốc có những khiếm khuyết so với bất kỳ kẻ thù nào có công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, Trung Quốc vẫn lệ thuộc rất lớn vào Nga cho việc học lóm kỹ thuật quân sự và nguồn cung cấp các động cơ phản lực quân sự hiệu suất cao mà họ chưa làm chủ được 30 năm qua.


It isn’t clear in any case, according to the Pentagon, whether China has the capability to collect accurate targeting information and pass it to launch platforms in time for successful strikes against distant targets at sea.

Bắc Kinh đã có những bước tiến quan trọng với công nghệ tên lửa đạn đạo, nhưng tên lửa DF-21 chưa từng phá hủy một mục tiêu di động trên biển ở tốc độ chiến đấu. Hơn nữa, nó dựa chủ yếu vào các vệ tinh tình báo và radar tầm xa-ngoài chân trời trong việc xác định mục tiêu. Những thứ đó là những mục tiêu mềm và dễ bị tổn thất trong các cuộc tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ.

Beijing has made important strides with ballistic missile technologies, but the DF-21 has never destroyed a naval target moving at battle speed. Moreover, it relies crucially on intelligence satellites and long-range over-the-horizon radar for target acquisition. Those are soft targets and vulnerable to pre-emptive US military strikes.

Theo Lầu Năm Góc, trong mọi trường hợp chưa rõ liệu Trung Quốc có khả năng thu thập thông tin chính xác mục tiêu và chuyển nó tới các bệ phóng kịp thời cho các cuộc tấn công các mục tiêu ở xa trên biển hay không.


As for China’s ICBM capabilities, such as the DF-5B with multiple independently targetable re-entry vehicles (MIRVs), this is hardly a breakthrough nuclear technology. In 1974, as Head of the National Assessments Staff, I was briefed by the CIA about MIRVs on the Soviet Union’s SS-18 ICBM. That was remarkable technological advance 40 years ago.


Còn về khả năng ICBM (tên lửa đạn đạo liên lục địa) của Trung Quốc, chẳng hạn như DF-5B với nhiều đầu đạn có mục tiêu riêng (MIRV), điều này khó là một bước đột phá công nghệ hạt nhân. Năm 1974, với tư cách Trưởng Ban đánh giá quốc gia (National Assessment Staff), tôi đã được CIA báo cáo vắn tắt về MIRV trên ICBM SS-18 của Liên Xô. Đó là tiến bộ công nghệ đáng chú ý cách đây 40 năm.


There are some Chinese military officers and academics who are starting to brag about China’s nuclear war-fighting capabilities. While China has a reasonably secure second-strike capability, it’s one of the most vulnerable large powers to all-out nuclear war because of its population density and its distribution along the eastern seaboard. Just because China has a population 1.4 billion people doesn’t mean that it would survive a massive nuclear attack.

Một số sĩ quan quân đội và các học giả Trung Quốc đang bắt đầu khoe khoang về khả năng chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc. Dù có thể có khả năng đánh trả trong chiến tranh hạt nhân ở một mức độ nào đó, Trung Quốc là một trong những cường quốc lớn dễ bị xâm phạm nhất đối với chiến tranh hạt nhân tổng lực do mật độ và phân bố dân số dọc theo bờ biển phía Đông. Có dân số đông 1,4 tỷ người không có nghĩa là Trung Quốc sẽ sống sót sau một cuộc tấn công hạt nhân.

That’s a strong argument, in my view, for the US to keep a large nuclear attack force, both operational and in active reserve, of several thousand strategic warheads.

Theo quan điểm của tôi, Mỹ cần giữ một sức mạnh tấn công hạt nhân lớn gồm vài ngàn đầu đạn hạt nhân chiến lược cả hoạt động lẫn dự trữ tích cực.
All this is to argue that we need to put China’s emerging military capabilities into some sensible comparative analysis with those of the US and in historical context. We need to remember that the US is the most innovative country in the world and isn’t standing still in the face of Chinese military advancements, many of which are seriously deficient.

Tất cả điều này là để lập luận rằng chúng ta cần phải đặt khả năng quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc trong một phân tích so sánh có xét đoán nào đó, với khả năng của Mỹ và trong bối cảnh lịch sử. Chúng ta cần nhớ rằng, Hoa Kỳ là đất nước sáng tạo nhất trên thế giới và không đứng yên khi đối mặt với những tiến bộ quân sự của Trung Quốc mà phần lớn còn có những khiếm khuyết trầm trọng.
AUTHOR
Paul Dibb is Emeritus Professor of Strategic Studies at The Australian National University.
TÁC GIẢ
Paul Dibb là giáo sư danh dự về Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia.

Translated by Huỳnh Phan


http://www.aspistrategist.org.au/why-the-pla-is-a-paper-tiger/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn