MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 19, 2015

THE TRANS-PACIFIC FREE-TRADE CHARADE Chiêu Bài của TPP

THE TRANS-PACIFIC FREE-TRADE CHARADE

Chiêu Bài của TPP



By Joseph E. Stiglitz & Adam S. Hersch
Project Syndicate
2-Oct-2015

Joseph E. Stiglitz & Adam S. Hersch
Project Syndicate
2-10-2015

NEW YORK – As negotiators and ministers from the United States and 11 other Pacific Rim countries meet in Atlanta in an effort to finalize the details of the sweeping new Trans-Pacific Partnership (TPP), some sober analysis is warranted. The biggest regional trade and investment agreement in history is not what it seems.

NEW YORK – Khi các nhà đàm phán và các bộ trưởng của Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác trong Vành Đai Thái Bình Dương họp tại Atlanta để nỗ lực đúc kết các chi tiết nhằm đổi mới Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP), có một số phân tích nghiêm chỉnh đã cảnh báo là hiệp định mậu dịch và đầu tư khu vực lớn nhất trong lịch sử không phải là những gì như nó thể hiện.


You will hear much about the importance of the TPP for “free trade.” The reality is that this is an agreement to manage its members’ trade and investment relations – and to do so on behalf of each country’s most powerful business lobbies. Make no mistake: It is evident from the main outstanding issues, over which negotiators are still haggling, that the TPP is not about “free” trade.

Bạn sẽ nghe nhiều về tầm quan trọng của TPP trong “vấn đề tự do mậu dịch“. Thực tế cho thấy đây là một thỏa thuận để quản lý các mối quan hệ mậu dịch và đầu tư của các nước thành viên – Và để làm được điều đó thoả thuận này nhân danh các nhóm lợi ích kinh doanh có áp lực mạnh nhất của mỗi nước. Bạn không nên lầm lẫn là từ những vấn đề chủ yếu mà các nhà đàm phán vẫn còn đang mặc cả nhau, nên TPP không bàn về vấn đề ”tự do“ mậu dịch là chuyện hiển nhiên.

New Zealand has threatened to walk away from the agreement over the way Canada and the US manage trade in dairy products. Australia is not happy with how the US and Mexico manage trade in sugar. And the US is not happy with how Japan manages trade in rice. These industries are backed by significant voting blocs in their respective countries. And they represent just the tip of the iceberg in terms of how the TPP would advance an agenda that actually runs counter to free trade.

New Zealand đã đe dọa sẽ ra khỏi thỏa ước với phương cách mà Canada và Hoa Kỳ quản lý mậu dịch trong các sản phẩm về sữa. Australia không hài lòng với phương cách mà Hoa Kỳ và Mexico quản lý mậu dịch các sản phẩm đường. Và Hoa Kỳ không hài lòng với cách quản lý mậu dịch của Nhật Bản về gạo. Các ngành công nghiệp này được hậu thuẫn bởi các nhóm lợi ích có quyền biểu quyết quan trọng ở nước của mình. Và đó chỉ là biểu hiện một phần nhỏ nhưng rõ nét trong các vấn đề rộng lớn hơn về những điều kiện để làm sao cho TPP sẽ thúc đẩy theo một chương trình nghị sự, nhưng thực sự là đi ngược với ý nghĩa của tự do mậu dịch.

For starters, consider what the agreement would do to expand intellectual property rights for big pharmaceutical companies, as we learned from leaked versions of the negotiating text. Economic research clearly shows the argument that such intellectual property rights promote research to be weak at best. In fact, there is evidence to the contrary: When the Supreme Court invalidated Myriad’s patent on the BRCA gene, it led to a burst of innovation that resulted in better tests at lower costs. Indeed, provisions in the TPP would restrain open competition and raise prices for consumers in the US and around the world – anathema to free trade.

Để bắt đầu, ta hãy xét đến những gì thỏa ước sẽ làm để mở rộng các quyền sở hữu trí tuệ đối với các tổng công ty dược phẩm, như chúng ta đã học được từ các phiên bản bị rò rỉ của các văn bản đang đàm phán. Nghiên cứu kinh tế cho thấy rõ có lập luận cho rằng quyền sở hữu trí tuệ thúc đẩy nghiên cứu là yếu nhất. Trong thực tế, có bằng chứng ngược lại: Khi Tòa án Tối cao tuyên bố về bằng sáng chế của Myriad về gen BRCA là vô hiệu lực, điều này đã dẫn đến sự bùng nổ về canh tân mà kết quả là việc xét nghiệm tốt hơn với chi phí thấp hơn. Thật vậy, các quy định TPP sẽ hạn chế cạnh tranh công khai và làm tăng giá bán cho người tiêu dùng ở Mỹ và trên khắp thế giới – một đề tài đối nghịch với tinh thần tự do mậu dịch.

The TPP would manage trade in pharmaceuticals through a variety of seemingly arcane rule changes on issues such as “patent linkage,” “data exclusivity,” and “biologics.” The upshot is that pharmaceutical companies would effectively be allowed to extend – sometimes almost indefinitely – their monopolies on patented medicines, keep cheaper generics off the market, and block “biosimilar” competitors from introducing new medicines for years. That is how the TPP will manage trade for the pharmaceutical industry if the US gets its way.

TPP sẽ quản lý mậu dịch các dược phẩm thông qua một loạt các quy tắc dường như phức tạp và bí ẩn, nó thay đổi tùy theo các vấn đề như “liên kết bằng sáng chế”, “độc quyền dữ liệu” và “sinh học”. Kết quả là các công ty dược phẩm sẽ được phép gia hạn – đôi khi gần như vô thời hạn – độc quyền của mình về cấp bằng sáng chế thuốc một cách có hiệu quả, kéo theo việc đưa các chủng loại thuốc có giá rẻ ra khỏi thị trường, ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh có khả năng tương đương về các mặt hàng sinh học trong việc du nhập các dược phẩm mới trong nhiều năm. Đó là cách mà TPP sẽ quản lý mậu dịch cho ngành công nghiệp dược phẩm, nếu Hoa Kỳ làm theo cách của mình.


Similarly, consider how the US hopes to use the TPP to manage trade for the tobacco industry. For decades, US-based tobacco companies have used foreign investor adjudication mechanisms created by agreements like the TPP to fight regulations intended to curb the public-health scourge of smoking. Under these investor-state dispute settlement (ISDS) systems, foreign investors gain new rights to sue national governments in binding private arbitration for regulations they see as diminishing the expected profitability of their investments.

Cũng tương tự như vậy, ta hãy xét đến việc Hoa Kỳ hy vọng gì trong việc sử dụng TPP để quản lý mậu dịch cho ngành công nghiệp thuốc lá. Trong nhiều thập niện, các công ty thuốc lá đặt cơ sở tại Hoa Kỳ đã sử dụng cơ chế tài phán cho các nhà đầu tư nước ngoài được tạo ra bởi các hiệp ước tương tự như TPP để chống lại các quy định nhằm kiềm chế tai họa y tế công cộng của việc hút thuốc. Thông qua những hệ thống giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS), các nhà đầu tư nước ngoài đạt được tố quyền mới để khởi kiện chính phủ các nước trong các quy định trọng tài tư nhân có hiệu lực ràng buộc mà họ cho là làm giảm bớt lợi nhuận dự kiến trong các khoản đầu tư của họ.



International corporate interests tout ISDS as necessary to protect property rights where the rule of law and credible courts are lacking. But that argument is nonsense. The US is seeking the same mechanism in a similar mega-deal with the European Union, the Transatlantic Trade and Investment Partnership, even though there is little question about the quality of Europe’s legal and judicial systems.

Lợi ích của các công ty quốc tế cố thuyết phục là cơ chế tài phán ISDS là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu ở những nơi mà tinh thần trọng pháp và các tòa án khả tín còn thiếu. Nhưng lập luận đó là vô nghĩa. Hoa Kỳ đang tìm kiếm các cơ chế tương tự trong một thỏa thuận với một quy mô tương tự với Liên Âu, Hiệp ước Thương mại và Hợp tác Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương (TTIP), mặc dù về phẩm chất của hệ thống pháp luật và tư pháp của châu Âu có ít vấn đề.


To be sure, investors – wherever they call home – deserve protection from expropriation or discriminatory regulations. But ISDS goes much further: The obligation to compensate investors for losses of expected profits can and has been applied even where rules are nondiscriminatory and profits are made from causing public harm.

Để chắc chắn, các nhà đầu tư – cho dù quê hương của họ là ở bất cứ nơi nào – dành quyền bảo vệ trong các quy định về trưng thu hoặc phân biệt đối xử. Nhưng cơ chế ISDS đi xa hơn: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư về những lợi nhuận dự kiến có thể và đã được áp dụng cho cả trường hợp quy định về việc không phân biệt đối xử và lợi nhuận đạt được do việc gây haị công cộng.


Philip Morris International is currently prosecuting such cases against Australia and Uruguay (not a TPP partner) for requiring cigarettes to carry warning labels. Canada, under threat of a similar suit, backed down from introducing a similarly effective warning label a few years back.

Tổng công ty trước đây gọi là Philip Morris hiện đang khởi tố các vụ như vậy đối với Australia và Uruguay (không phải đối tác TPP) có yêu cầu thuốc lá mang nhãn hiệu cảnh báo. Canada, do bị đe dọa của một vụ kiện tương tự, nên đã rút lui lại việc du nhập một loại nhãn cảnh báo có hiệu ứng tương tự từ một vài năm trở lại.

Given the veil of secrecy surrounding the TPP negotiations, it is not clear whether tobacco will be excluded from some aspects of ISDS. Either way, the broader issue remains: Such provisions make it hard for governments to conduct their basic functions – protecting their citizens’ health and safety, ensuring economic stability, and safeguarding the environment.

Đứng trước bức màn bí mật xung quanh các cuộc đàm phán về TPP, chuyện chưa rõ là liệu thuốc lá sẽ được loại trừ khỏi một số khía cạnh của cơ chế ISDS không. Dù bằng cách nào thì các vấn đề rộng lớn hơn vẫn còn tồn đọng là: quy định này đã làm khó cho chính phủ thực hiện các chức năng cơ bản của họ – là bảo vệ sức khỏe và an toàn của người dân, đảm bảo ổn định kinh tế và bảo vệ môi trường.


Imagine what would have happened if these provisions had been in place when the lethal effects of asbestos were discovered. Rather than shutting down manufacturers and forcing them to compensate those who had been harmed, under ISDS, governments would have had to pay the manufacturers not to kill their citizens. Taxpayers would have been hit twice – first to pay for the health damage caused by asbestos, and then to compensate manufacturers for their lost profits when the government stepped in to regulate a dangerous product.

Ta hãy tưởng tượng những gì sẽ xảy ra nếu những quy định này đã được đưa ra thi hành khi các tác động gây chết người của chất amiăng đã được phát hiện. Thay vì đóng cửa các nhà sản xuất và buộc họ phải bồi thường cho những người đã bị nhiễm bệnh, nếu theo cơ chế ISDS, thì các chính phủ sẽ phải trả cho các nhà sản xuất không giết công dân của họ. Người nộp thuế có thể bị liên hệ đến hai lần – lần đầu tiên họ phải trả tiền cho những thiệt hại về sức khỏe do amiăng gây ra, và sau đó cho các nhà sản xuất để bù đắp cho lợi nhuận bị mất khi chính quyền vào cuộc để quy định về một sản phẩm nguy hiểm.



It should surprise no one that America’s international agreements produce managed rather than free trade. That is what happens when the policymaking process is closed to non-business stakeholders – not to mention the people’s elected representatives in Congress.

Chuyện không gây cho ai ngạc nhiên là có một thoả ước quốc tế của Mỹ đưa ra một cơ chế mậu dịch để được quản lý chứ không phải là theo tinh thần tự do. Đó là những gì xảy ra khi tiến trình hoạch định chính sách không cho các bên có liên quan, không thuộc về lĩnh vực kinh tế, tham gia – chưa kể đến các đại biểu Quốc hội do dân bầu.

Joseph E. Stiglitz, a Nobel laureate in economics and University Professor at Columbia University, was Chairman of President Bill Clinton’s Council of Economic Advisers and served as Senior Vice President and Chief Economist of the World Bank.

Adam S. Hersh is Senior Economist at the Roosevelt Institute and Visiting Scholar at Columbia University’s Initiative for Policy Dialogue.


Joseph E. Stiglitz, đoạt giải Nobel kinh tế và giáo sư tại Đại học Columbia, là Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Bill Clinton và từng là Phó Chủ tịch kinh tế gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới.

Adam S. Hersh là kinh tế gia cao cấp tại Viện Roosevelt và Học giả thỉnh giảng  tại Sáng kiến cho đối thoại chính sác của trường Đại học Columbia

Translated by Đỗ Kim Thêm
http://www.project-syndicate.org/commentary/trans-pacific-partnership-charade-by-joseph-e--stiglitz-and-adam-s--hersh-2015-10

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn