MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, August 18, 2015

LET ME SLAY THE BIG FAT GREEK MYTH Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp

LET ME SLAY THE BIG FAT GREEK MYTH

Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp


John Humphrys
SUNDAY LONDON TIMES
28 June 2015

John Humphrys
SUNDAY LONDON TIMES
28-6-15

With their skiving, spending and mad pensions, the Greeks have brought this crisis upon themselves, right? Wrong. John Humphrys delivers an impassioned defence of a people he loves and believes have been betrayed.
Với lề thói tiêu pha và mức lương hưu trí điên rồ, người dân Hy Lạp đã tự mang đến cuộc khủng hoảng này, đúng không? Không phải. John Humphrys đưa ra những lập luận khách quan bảo vệ một dân tộc mà ông yêu mến và cho rằng họ đã bị phản bội.


When I was a youngster in the 1950s, the same Monday morning ritual was repeated in working-class households like mine across the land. Once the father had gone to work, the mother would drag the boiler from under the sink, fill it with water and in would go the dirty laundry. An hour later it was taken out and rinsed and either squeezed by hand or run through the mangle. Then, weather permitting, it was pegged out or, if the weather did not permit, draped around the house until the rain stopped. An immensely laborious process in homes where most mothers struggled to cope with all the other household jobs.

Khi tôi còn là một thanh niên trẻ những năm 1950, mỗi sáng Thứ Hai một kịch bản giống hệt nhau đã diễn ra ở các hộ dân lao động như nhà tôi trên khắp quốc đảo này (nước Anh). Khi cha tôi rời khỏi nhà, mẹ tôi lôi nồi nấu nước từ dưới gầm bồn rửa, đổ đầy nước vào và bắt đầu công việc giặt dũ. Một tiếng sau, quần áo được bỏ ra và rũ hoặc bằng tay hoặc bằng máy quay. Sau đó, nếu thời tiết cho phép, quần áo được phơi ra ngoài trời, hoặc được giăng quanh nhà đợi đến khi trời dừng mưa. Một công việc nhà nặng nhọc mà tất cả các bà mẹ đều phải vật lộn cùng với nhiều việc nội trợ khác.


And what, you may ask, has this to do with Greece? Quite a lot, as it happens.

My parents and millions more like them could have bought a washing machine — one of the many labour-saving gadgets that were beginning to liberate women from the drudgery that often made their lives a misery.

They were poor, but hire purchase had arrived. The washing machines or the vacuum cleaners or the fridges could have gone on the never-never. Instead people like my parents waited until they had saved enough money — even if it took years.

Bạn có thể hỏi điều này thì liên quan gì đến Hy lạp? Thực ra thì rất nhiều trong bối cảnh Hy Lạp hiện nay.

Cha mẹ tôi và hàng triệu bậc cha mẹ khác đều đã có thể mua một chiếc máy giặt – một trong nhiều đồ gia dụng thay thế sức người đã giải phóng phụ nữ khỏi những công việc nặng nhọc thường làm cho cuộc sống của họ buồn chán, khổ sở.

Họ nghèo, nhưng khi đó dịch vụ thuê mua đã xuất hiện. Máy giặt, máy hút bụi hay tủ lạnh đã có thể là điều không tưởng đối với nhiều hộ gia đình. Thay vào đó những người như cha, mẹ tôi đã đợi cho đến khi họ tiết kiệm đủ tiền. Mặc dù điều này có thể mất nhiều năm.

Shocking? On one level, of course. My mother was a clever woman who never read a book because there was no time with five children and all that work to do. But years later, when I asked her why she had wasted so much of her life in unnecessary drudgery, she made no complaint.

“That’s how we were brought up,” she would say. “Borrowing was wrong. If you didn’t have the money, you didn’t buy it and that was that.” Until the day she died she regarded credit cards as the work of Satan and she was not alone.

Which takes us to Greece at the turn of the century — a country in many ways not unlike Britain in the 1950s. Everything was pretty run-down. They didn’t really have a word for consumerism. If you wanted a phone installed at home you could expect to wait several months. And credit cards were almost unheard of. The older generation would have no truck with debt.


Không thể tin được? Tất nhiên là ở một chừng mực nào đó. Mẹ tôi là một phụ nữ thông minh nhưng chưa từng đọc một cuốn sách nào đơn giản là vì bà đã quá bận với năm người con và tất cả các công việc nội trợ. Nhưng những năm sau, khi tôi hỏi bà tại sao lại lãng phí quá nhiều cuộc đời mình cho những công việc không cần thiết ấy, bà không một lời phàn nàn.

“Mẹ đã được dạy bảo cần phải làm như vậy” bà nói. “Vay mượn là tội lỗi. Nếu không có tiền thì đừng mua, có thế thôi.” Cho đến khi mất bà vẫn coi thẻ tín dụng là sản phẩm của quỷ Sa-tăng, và không chỉ có mình bà.

Hãy xem Hy Lạp vào những năm chuyển giao thế kỷ. Một đất nước trên nhiều phương diện cũng giống như Anh vào những năm 1950. Mọi thứ đã xuống cấp. Họ không có khái niệm gì về chủ nghĩa tiêu dùng. Nếu bạn muốn lắp một chiếc điện thoại tại nhà bạn sẵn sàng chờ nhiều tháng. Và thẻ tín dụng không hề được nhắc đến. Thế hệ lớn tuổi không có cảnh nợ nần chồng chất.


This all changed at midnight on December 31, 1998. The euro was born and Greece later became a part of it and all hell broke lose. It was like pushing a rusty old car to the top of a steep hill, fitting it with turbochargers and roaring down the hill at a speed Jeremy Clarkson would have envied and then — too late — realising the brakes didn’t work.

Britain had taken a generation or two to learn how to deal with the new world of credit. The Greeks tried to adapt to it overnight and, predictably, they failed.

The immediate and most obvious effect of the euro was that prices shot up. I have been going there regularly since my oldest son Christopher moved to Athens in 1992 and our regular boozy dinners suddenly cost at least twice as much.


Tất cả đã thay đổi kể từ nửa đêm 31/12/1998. Đồng Euro ra đời và Hy Lạp sau đó đã trở thành một phần của khu vực đồng tiền chung. Mọi sự xuống cấp đã biến mất. Giống như kéo một chiếc xe cũ nát lên đỉnh đồi cao, lắp vào một động cơ siêu tốc và lướt xuống đồi với tốc độ mà Jeremy Clarkson (đạo diễn Chương trình giải trí nổi tiếng Anh- Top Gear) cũng phải ghen tỵ. Và sau đó đã quá muộn để nhận ra rằng xe mất phanh.

Nước Anh đã phải mất một hoặc hai thế hệ để học hỏi cách sống với thế giới tín dụng mới. Người dân Hy Lạp đã cố gắng thích nghi với nó chỉ qua một đêm và dễ nhận thấy là họ đã thất bại.

Hiệu ứng tức thì và dễ thấy nhất của đồng Euro là giá cả tăng vọt. Tôi đã thường xuyên đến Hy Lạp kể từ khi con đầu của tôi chuyển tới Thủ đô Athens vào năm 1992. Những bữa ăn tối kèm đồ uống của chúng tôi bỗng nhiên đắt lên gấp đôi.


That was predictable and hardly an existential crisis. On a different scale altogether was what the government was doing. As the whole world now knows, it was borrowing and spending at an almost unimaginable rate.

Let’s be clear about one thing. What has happened to Greece is not the fault of its people: it is the fault of its politicians. And its oligarchs. Greeks believe it is hard to separate the two classes and they hold them equally in contempt. It is not hard to see why.

Điều đó có thể dự đoán được, và đó cũng không hẳn là cuộc khủng hoảng sống còn. Ở một tầm mức khác là những gì mà Chính phủ Hy Lạp đã làm. Cả thế giới giờ đã biết Chính phủ Hy Lạp vay mượn và chi tiêu ở một mức không thể hình dung nổi.

Xin hãy nhất trí với nhau ở một điểm. Điều đã xảy ra tại Hy Lạp không phải lỗi của người dân nước này: lỗi chính là của các nhà chính trị. Và lỗi của những kẻ giàu có (oligarchs). Người dân Hy Lạp tin rằng khó có thể tách bạch hai tầng lớp này và họ coi thường hai tầng lớp này như nhau. Không khó để có thể nhận thấy tại sao.

The very rich have been able to grow even richer for at least two reasons. One: they did not pay their taxes and the politicians allowed them to get away with it. Two: many big businesses creamed vast profits from the contracts the politicians were handing out as though they were distributing flyers outside an Underground station — except that they expected something in return.

Every Greek knows of at least one government minister who has bought a magnificent house after about five minutes in the job. And every Greek can see for himself the rich men’s yachts in the harbours and the Michelin-starred restaurants where you might have to wait three months to book a table.


Những kẻ rất giàu đã có thể làm giàu hơn nữa ít nhất vì hai lý do. Thứ nhất, họ trốn thuế và các chính trị gia đã không trừng phạt họ. Thứ hai, rất nhiều tập đoàn kinh doanh đã “hớt váng” lợi nhuận từ những hợp đồng mà các chính trị gia ban phát cho họ, những hợp đồng được phát không khác gì việc người ta phát tờ rơi quảng cáo ở bên ngoài các bến ga tàu điện ngầm. Điểm khác là các chính trị gia trông chờ có lại quả.

Người dân Hy Lạp đều biết có ít nhất một bộ trưởng nội các chính phủ đã mua biệt thự sang trọng chỉ năm phút sau khi nhậm chức. Và dân thường Hy Lạp cũng tận mắt nhìn thấy các du thuyền sang trọng đậu ở các bến cảng và những nhà hàng được xếp hạng sao bởi hãng Michelin mà phải đợi hàng ba tháng mới có thể đặt được bàn.




It’s true that the ordinary cafes seem pretty full too. But if you look a little more closely you will see that very few customers have meals in front of them. Instead they have a coffee — which they might manage to make last for an hour or two. Sometimes a couple will share one cup — even though the desperate cafe owners have cut the price by half.

This may seem a trivial inconvenience, but meeting friends in a cafe is an important element in the fabric of the Greek way of life that is being torn apart. Two things above all bind Greek society together and have done for centuries. One obviously is the family. The other is friendships that may last a lifetime, which is where something called the “parea” comes in.


Thực tế, các quán cà phê bình dân cũng đầy khách. Nhưng nếu bạn chịu khó quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy rất ít khách hàng dùng bữa ở đó. Thay vào đó, họ ngồi uống cà phê, giúp họ có thể ngồi hàng giờ ở đó. Thỉnh thoảng một cặp vợ chồng cùng uống chung một cốc. Thậm chí những chủ quán cà phê khốn khó này cũng phải giảm giá hơn một nửa.

Điều này có vẻ bất tiện nhưng việc gặp gỡ bạn bè ở quán cà phê là một phần quan trọng trong lối sống truyền thống Hy Lạp vốn đang bị xé vụn ra. Trên tất cả, có hai thứ gắn kết xã hội Hy Lạp trong hàng thế kỷ qua. Hiển nhiên gia đình là yếu tố thứ nhất. Yếu tố thứ hai là tình bằng hữu đi suốt cuộc đời, điều được gọi là “parea” (nhóm bạn thân thiết).


Most Greeks have their own parea: a small group of friends — half a dozen or more — who might have met at school or university or in their first job. They socialise as a group. If a young Greek goes into a bar in Athens the barman might very well ask if she is joining her parea and will look a little askance if she is on her own. The parea matters.

My son has a friend who is that rare exception — a reasonably well-off young Greek who has managed to hold on to his job. What he is losing is his parea. He is the only one of them in work and thus the only one who can afford to go out for the evening. But his friends are far too proud to let him pay for the drinks and so he has become effectively isolated from them.


Hầu hết người dân Hy Lạp đều có parea của riêng mình: nhóm nhỏ các bạn hữu, khoảng 12 người hoặc nhiều hơn, mà họ có thể gặp gỡ ở trường phổ thông, đại học hay trong công việc đầu tiên. Họ giao lưu xã hội thành nhóm. Nếu một thanh niên Hy Lạp vào quán bar ở Athens, nhân viên quán rất có thể hỏi họ thuộc đám khách “parea” nào. Và sẽ rất ngạc nhiên nếu họ đi một mình. Nhóm bạn thân thiết rất quan trọng.
Bạn của con trai tôi lại là một ngoại lệ hiếm thấy. Một thanh niên Hy Lạp khá thành đạt rất nỗ lực để giữ được công ăn việc làm. Điều mà anh ta đang mất đi là bạn bè thân thiết (parea). Anh ta là người duy nhất trong nhóm còn có việc làm và do đó, là người duy nhất đủ khả năng trả tiền cho các cuộc chơi tối. Nhưng các bạn của anh ta vì sỹ diện không cho phép anh ta trả tiền. Do đó, anh ta tự nhiên trở nên bị cô lập với bạn bè của mình.


Why don’t they meet at each others’ homes? Because they live with their parents. Their chances of buying the most modest apartment are nil and those who were renting can no longer afford the rent. Nor can they afford to get married and move in together.

Natasha, 27, told me: “If we want to have sex we check into a hotel for an hour or two or we use the car. Some of my friends can’t even afford condoms and there has been an increase in sexually transmitted diseases.”


Sao họ lại không gặp gỡ nhau ở nhà của một ai đó? Bởi vì các thanh niên này đều sống cùng với bố mẹ của mình. Cơ hội để cho họ mua một căn hộ khiêm tốn nhất cũng là số không. Và những ai đã từng thuê căn hộ ở cũng không còn đủ khả năng chi trả. Họ cũng không đủ tiền để lập gia đình và ra ở riêng.

Natasha 27 tuổi nói với tôi: “Nếu chúng tôi muốn quan hệ tình cảm, chúng tôi thuê phòng khách sạn một hoặc hai giờ, hoặc là trong xe ô-tô. Một số bạn bè tôi thậm chí không đủ tiền mua bao cao su và các bệnh lây qua đường tình dục đang tăng lên.”


I don’t need to check the statistics to know what is happening on the marriage front. Ten years ago Christopher and I built a house in a bay in the Peloponnese, which was wonderful except on Friday and Saturday nights from May to October. Every other newlywed couple in the district had their wedding-night parties there and the sound of the bouzoukis carried across the water. It was great for partying but lousy for sleeping. Now it is silent.

And those who do marry are nervous about having children. A friend told me of someone she knows who had been desperate for years to have a baby and finally, after an expensive course of IVF treatment, became pregnant. When her doctor confirmed it she asked him for an abortion. He was aghast, but she and her husband had lost their jobs by then and could no longer afford a child.


Tôi không cần kiểm tra các con số thống kê để biết điều gì đang xảy ra đối với hôn nhân gia đình. Mười năm trước, Christopher và tôi dựng một căn nhà ở vịnh Peloponnese để hưởng không khí tuyệt vời trừ những tối Thứ Bảy và Chủ Nhật từ tháng Năm đến tháng Mười. Những cặp vợ chồng mới cưới trong quận tổ chức bữa tiệc cưới tối ở đó. Và tiếng đàn Bouzouki vang vọng trên bãi biển. Thật lý tưởng cho tổ chức tiệc nhưng quá ồn cho nghỉ ngơi. Bây giờ cả khu vực lặng im.

Còn những ai lập gia đình thì lo sợ có con cái. Một người bạn kể với tôi rằng cô gái cô quen vất vả ngược xuôi để có con, cuối cùng, sau khi chữa trị rất tốn kém cũng có mang. Khi bác sỹ thông báo điều đó, cô đề nghị ông nạo thai đi. Ông bác sỹ kinh ngạc nhưng cô và chồng cô vừa mất việc và không đủ tiền nuôi con.


Here’s something else that eats away at so many of the people I speak to in Greece: the knowledge that we, in the richer countries of Europe, blame them for what is happening. Brought it on themselves, didn’t they? Serves ’em right, don’t it?

Well, actually, no, they didn’t and it doesn’t.

Bunch of skivers aren’t they? Work for a few years, retire at 50 on massive pensions and expect us to pick up the bills. No. No. No.


Còn đây là điều mà nhiều người Hy Lạp tôi trò chuyện cùng cảm thấy đau lòng: thông tin rằng chúng ta, những người ở các nước giàu có hơn ở châu Âu, đổ lỗi cho người dân Hy Lạp về những điều đang diễn ra. Chính họ đã mang đến những điều đó? Và họ đáng nhận những điều tồi tệ đó, phải không?

Thực tế là không. Họ không làm và không đáng nhận.

Họ chẳng phải là một lũ lười biếng sao? Làm vài năm, đến 50 tuổi nghỉ hưu với lương hưu khủng và hy vọng rằng chúng ta sẽ thanh toán hóa đơn. Không. Không. Không.


Let’s take the young men and women who don’t work. Almost 60% of Greeks under the age of 25 have no job and no prospects of getting one. Austerity hit the country just as they were beginning to leave school or university or finishing their mandatory military service, so it’s a little hard to see how they can be held responsible for the collapse of the Greek economy.

If not them, let’s blame their parents shall we? It’s certainly true that their lives were easier and pensions were absurdly generous for many who worked in the massively bloated public sector.


Hãy xem những nam thanh và nữ tú không làm việc. Khoảng 60% người dân Hy Lạp dưới 25 tuổi không có việc làm và không thể kiếm được việc làm. Chính sách khắc khổ áp đặt lên đất nước này đúng lúc họ rời trường phổ thông hay tốt nghiệp đại học hay hết hạn nghĩa vụ quân sự. Như vậy thật khó để hình dung làm sao họ có thể chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của nền kinh tế.

Không phải họ, chắc là cha mẹ họ đã gây ra? Đúng là cuộc sống của cha mẹ họ dễ thở hơn và lương hưu thì quá đỗi hào phóng cho những ai đã làm việc trong khu vực công dư thừa biên chế.


My son has a friend who was in her late thirties when he first met her. Unusually for her age group she was still single even though she rather wanted to get married. What was putting her off was that if she did, she would lose her pension or — more accurately — her father’s pension. When he died it had passed to her as an unmarried dependant. Absurd but not uncommon.

And, yes, it’s true that many Greeks have been able to get their pensions from the age of 50, but their salaries were relatively small. And I wonder how many people in this country would refuse to take an early pension if it were on offer from an overly generous state.


Con trai tôi có một cô bạn trạc 30 tuổi khi họ quen biết nhau. Không như các bạn khác ở tuổi đó, cô ta vẫn chưa lập gia đình mặc dù rất muốn. Điều đã cản trở cô ấy là cô sẽ mất phần “lương hưu”, một cách chính xác hơn, phần lương hưu của bố cô. Nếu ông chết, cô sẽ được hưởng lương hưu đó vì là người phụ thuộc chưa có gia đình. Lạ nhưng không phải là hiếm.

Đúng là nhiều người lao động Hy Lạp có thể nhận tiền lương hưu từ 50 tuổi nhưng lương của họ khá khiêm tốn. Và tôi cũng tự hỏi có bao nhiêu người dân Anh có thể từ chối việc lĩnh lương hưu sớm nếu như chính phủ Anh cũng hào phóng mời chào họ.


The fact is that the two political parties that held power from the collapse of the military junta in 1974 until this crisis overwhelmed them simply bribed the electorate and kept upping the ante. And, yes, the Greek people took what they offered with no questions asked — which is hardly surprising in light of Greece’s history.

It’s easy to forget that Greece may have bequeathed the great gift of democracy to the western world a couple of millennia ago but in recent history its people have enjoyed the fruits of that democracy for a vanishingly short period.


Sự thực là hai đảng phái chính trị nắm giữ quyền lực, kể từ sự sụp đổ của Chính quyền quân sự năm 1974 cho đến khi cuộc khủng hoảng này nhấn chìm họ, đã mua chuộc dân chúng và ”cố đấm ăn xôi” như những con bạc khát nước. Và đúng là người dân Hy Lạp đã nhận những gì họ được mời chào mà không cần hỏi. Điều này cũng không có gì là lạ trong lịch sử Hy Lạp.

Có thể dễ dàng quên rằng Hy Lạp đã để lại di sản quý báu về dân chủ cho Phương Tây hàng nghìn năm trước nhưng trong lịch sử cận đại người dân Hy Lạp chỉ được hưởng những thành quả của dân chủ trong một thời gian ngắn ngủi.


This is a country that has been through several kinds of hell in living memory. An unspeakably savage Nazi occupation. A civil war that tore the country apart. A brutal military dictatorship. Is it surprising that people who lived through that, or whose parents suffered under the worst of it, were perfectly happy to take what the state offered them without asking too many questions?

But the price of an acquiescent electorate was appalling corruption on just about every level. When I was in Greece a few months ago I met a delightful couple, Vangelis and Mika Geroyianni, who once owned a successful car dealership. They were visited regularly by tax inspectors, as were almost all successful, privately owned businesses — though not, of course, the seriously big boys. They did their deals at a different level.


Đất nước này đã niếm trải đủ loại địa ngục trong ký ức mới đây thôi. Sự thống trị bạo tàn không thể tả xiết của Phát xít. Cuộc nội chiến xé vỡ toang đất nước này. Một chính quyền quân sự độc tài dã man. Có gì là lạ khi mà người dân đã trải qua, hoặc cha mẹ của họ đã chịu những điều tồi tệ nhất, lại vui vẻ chấp nhận những gì Nhà nước chào mời mà không lời thắc mắc.

Nhưng cái giá của sự bàng quan của người dân chính là mức độ tham nhũng ở mọi cấp độ. Khi ở Hy Lạp vài tháng trước, tôi có gặp một cặp vợ chồng dễ mến, Vangelis và Mika Geroyianni, dã từng sở hữu một công ty đại lý ô-tô. Họ thường xuyên được các vị viên chức thuế hỏi thăm, giống như hầu hết các doanh nghiệp tư nhân thành công khác (tất nhiên là trừ các đại gia). Các đại gia này chung chi ở đẳng cấp khác.

Vangelis told me that since the financial crash happened their visitors had stopped coming. I asked him why. Because, he said, his business was on the brink of going bust and was no longer making money. Therefore the inspectors had no reason to call. As he said, there’s no point in blackmailing people who cannot pay up, is there?

In the “good” old days there would often have been three inspectors: the hard man, the soft man and the boss. There was nothing subtle about it. If their demands were met, the Geroyiannis would hear no more from the tax office. If they were not, they could expect serious difficulties with their next set of accounts. Very serious difficulties. As the boss man would say: the tax rules are complicated and there are many grey areas.


Vangelis bảo tôi từ khi nổ ra khủng hoảng tài chính, các viên chức thuế cũng không viếng thăm nữa. Tôi hỏi tại sao lại vậy. Câu trả lời là kinh doanh của anh ta bên bờ vực sụp đổ và không còn kiếm được tiền nữa. Vậy là cán bộ thuế chả có lý do gì để đến. Như lời của anh, “nắm kẻ có tóc, ai nắm kẻ trọc đầu.”

Những ngày xưa “tốt đẹp”, có ba loại cán bộ thuế: cán bộ cứng rắn, cán bộ mền và ông sếp. Chả có gì phải che đậy cả. Nếu đưa đủ, cơ sở của Geroyianni chả phải nghe gì thêm từ sở thuế. Không đưa đủ, họ có thể phải gặp rắc rối nghiêm trọng đối với kỳ kế toán tiếp theo. Rắc rối rất nghiêm trọng. Như kiểu ông sếp nói: quy định về thuế rất là phức tạp và có rất nhiều vùng xám.


“So you’d have to hand over a brown envelope with cash in it?” I asked Mika.

“No,” she said, “not an envelope ... a plastic bag. It wasn’t hundreds of euros, it was thousands.”

When I told a government minister later about our conversation he did not even try to deny such things happened, merely nodded sorrowfully and pointed out that corruption was as old as Greece. What could you do, eh?


“Thế cô phải đưa nộp phong bì đen với tiền mặt trong đó à?” Tôi hỏi Mika.

“Không”, cô trả lời, “không phải là phong bì… mà là một túi to. Không phải là vài trăm Euro mà vài nghìn.”

Khi tôi kể chuyện này với một bộ trưởng chính phủ về cuộc đối thoại trên, ông bộ trưởng chả buồn phủ nhận điều đó, chỉ lắc đầu buồn bã và nhận xét tham nhũng cũng xa xưa như chính Hy Lạp vậy. Bạn có thể làm gì đây?


The Geroyiannis are still — just about — clinging on to their business, but they have had to sell their comfortable house and move into a flat. They have sacked almost all their employees and instead of a thriving car dealership all that is left is a small repair shop. But now there is a new government and, as I write, it is not only their little business and tens of thousands more like it joining the massive list of bankrupt enterprises, it is the country itself.

In the years that I have been reporting on this crisis there has been one constant. Overwhelmingly, the people of Greece have been determined to stay in the euro. That determination was based on more than purely economic factors: it was pride. The euro in their wallets was proof that they had left their troubled past behind them and had finally moved from Third to First World. They were in the front rank of European nations.


Nhà Geroyianni vẫn cố trụ lại kinh doanh. Nhưng họ đã phải bán căn nhà tiện nghi của mình và chuyển tới một căn hộ. Họ sa thải hầu hết các nhân viên và thay vì một đại lý xe ô-tô khả giả trước đây thì giờ họ điều hành một cửa hiệu sửa chữa nhỏ. Nhưng giờ đây có một chính phủ mới và, khi tôi đang viết, không chỉ cơ sở kinh doanh nhỏ bé của họ, mà hàng nghìn hộ kinh doanh giống như thế đang gia nhập danh sách dài phá sản; cả đất nước này cũng phá sản.

Trong những năm tôi theo dõi viết bài về cuộc khủng hoảng này, có một thứ không thay đổi. Một tỷ lệ lớn người dân Hy Lạp quyết tâm ở lại trong khu vực đồng Euro. Quyết tâm đó dựa không chỉ trên nhân tố kinh tế thuần túy. Đó còn là lòng tự hào. Những tờ Euro trong ví của người dân Hy Lạp là minh chứng cho việc Hy Lạp đã để lại quá khứ rắc rối phía sau và cuối cùng đã từ thế giới Thứ Ba lên thế giới Thứ Nhất. Người dân Hy Lạp ở tuyến đầu cùng với các dân tộc châu Âu.


The opinion polls tell us they are as determined as ever to keep the euro. But I wonder. Every time I return to Greece I sense a changing mood — at least among the educated middle class. Where once they told me: “We have no choice if we are ever to recover,” they now ask me: “How can we ever recover if they keep telling us to cut and cut and tax and tax?” And it is a hard question to answer.

It is especially hard when one of the demands Greece’s creditors make is to increase the very tax — VAT — that would almost certainly have the effect of deterring foreign tourists. If anything can rescue the Greek economy in the medium term it must surely be tourism.


Các thăm dò ý kiến đều chỉ ra người dân Hy Lạp ngày càng quyết tâm giữ đồng Euro. Nhưng tôi nghi ngờ. Mỗi lần quay lại Hy Lạp, tôi lại cảm nhận sự thay đổi tâm trạng, ít nhất là giới trí thức trung lưu. Trước đây họ nói với tôi: “Chúng tôi không có lựa chọn nào nếu muốn phục hồi.” Giờ đây họ lại hỏi tôi: “Làm sao chúng tôi có thể phục hồi được nếu họ cứ bảo chúng tôi phải liên tục cắt ngân sách, liên tục đánh thuế và đánh thuế?”. Và cũng khó để trả lời câu hỏi này.

Điều đó thực sự khó khi mà một trong những điều kiện mà giới chủ nợ Hy Lạp yêu cầu là tăng thuế VAT. Nó sẽ hầu như ngay lập tức làm hạn chế du lịch nước ngoài đến Hy Lạp. Nếu có gì đó có thể cứu rỗi cho nền kinh tế Hy Lạp trong trung hạn, đó phải là du lịch.


But it is the cuts that arouse the real passion — especially more cuts to pensions. Those pensions that once provided their parents and grandparents with a very comfortable old age have mostly been chopped by at least 40%. That might just be tolerable, but now it is no longer one elderly couple relying on them. Often it is their children and grandchildren too. How do you tell these people they must take another bite out of income that is barely feeding them and their children?

And, yes, some Greek people are going hungry. Where once it was young migrants rummaging in the waste bins in the street outside my son’s apartment, it is now more likely to be Greeks. Sometimes old men. There is almost unbearable pathos in watching a stiff-backed old man in his best suit and white moustache rummaging in a bin. Or the old lady on the corner shielding her face with one hand as she begs with the other.


Nhưng những khoản cắt giảm phúc lợi mới động chạm và gây bức xúc nhiều nhất, nhất là cắt giảm lương hưu. Những khoản hưu trí này đã từng mang lại một cuộc sống tuổi già khá yên ổn cho những người ông và người cha nay bị cắt giảm tới 40%. Điều đó có thể chịu đựng được. Nhưng giờ đây không chỉ cặp vợ chồng già dựa vào những khoản lương hưu bị cắt giảm đó nữa. Thông thường, cả con cái và cháu chắt của họ cũng dựa vào đó. Làm sao có thể bảo những con người này chấp nhận bị cắt cả những phần thu nhập ít ỏi vốn chẳng đủ để nuôi sống họ và con cháu họ?

Và vâng, người Hy Lạp đang đói. Trước đây, chỉ có những người (nước ngoài) nhập cư trẻ kiếm sống bằng cách nhặc rác trên đường phố ngoài khu căn hộ của con trai tôi. Giờ đây nhiều khả năng là cả những người dân Hy Lạp. Thỉnh thoảng có cả những người già. Có gì đó cay đắng không thể chịu đựng được khi nhìn một người trung niên đi lại khó nhọc trong bộ com-plê đẹp nhất với bộ ria trắng đang bới thùng rác. Hay một quý bà ở góc phố một tay che mặt , còn tay kia đang chìa ra xin ăn.


How do you tell these people that they must make sacrifices to pay back debts that were built up by politicians on the make or investment bankers who gave the green light to entering the euro when every economic indicator was flashing bright red?

You tell me.
Làm sao có thể bảo những người như vậy rằng họ phải chịu đựng, hy sinh để trả lại đống nợ chồng chất đã được tạo ra bởi các nhà chính trị khi thực hiện tham vọng của mình hay các ngân hàng đầu tư đã bật đèn xanh cho việc gia nhập đồng Euro khi mà mọi chỉ số kinh tế đều đang báo động đỏ?

Bạn hãy trả lời tôi đi!





Translated by Nguyễn Đắc Thành
http://www.thesundaytimes.co.uk/sto/newsreview/features/article1573930.ece





No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn