MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, November 6, 2014

UNITED STATES – VIETNAM RELATIONS 1945-1967 QUAN HỀ MỸ - VIỆT 1945-1967 - Giải mật Hồ sơ Lầu Năm Góc



The Pentagon Papers
UNITED STATES – VIETNAM RELATIONS 1945-1967
Volume 1

Giải mật Hồ sơ Lầu Năm Góc
QUAN HỀ MỸ - VIỆT 1945-1967
Phần I

Chapter I, "Background to the Crisis, 1940-50,"

Chương 1 “Bối cảnh khủng hoảng, 1940-50”

translated by Nguyễn Quốc Vĩ



INDOCHINA IN U.S. WARTIME POLICY, 1941-1945
ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH THỜI CHIẾN CỦA MỸ, 1940-1950


Summary

Significant misunderstanding has developed concerning U.S. policy towards Indochina in the decade of World War II and its aftermath. A number of historians have held that anti-colonialism governed U.S. policy and actions up until 1950, when containment of communism supervened. For example, Bernard Fall (e.g. in his 1967 postmortem book, Last Reflections on a War) categorized American policy toward Indochina in six periods: "(1) Anti-Vichy, 1940-1945; (2) Pro-Viet Minh, 1945-1946; (3) Non-involvement, 1946-June 1950; (4) Pro-French, 1950-July 1954; (5) Non-military involvement, 1954-November 1961; (6) Direct and full involvement, 1961- ." Commenting that the first four periods are those "least known even to the specialist," Fall developed the thesis that President Roosevelt was determined "to eliminate the French from Indochina at all costs," and had pressured the Allies to establish an international trusteeship to administer Indochina until the nations there were ready to assume full independence.
This obdurate anti-colonialism, in Fall's view, led to cold refusal of American aid for French resistance fighters, and to a policy of promoting Ho Chi Minh and the Viet Minh as the alternative to restoring the French bonds. But, the argument goes, Roosevelt died, and principle faded; by late 1946, anti-colonialism mutated into neutrality. According to Fall: "Whether this was due to a deliberate policy in Washington or, conversely, to an absence of policy, is not quite clear. . . .
Tóm lược

Đã có những sai lầm đáng kể trong chính sách của Mỹ đối với Đông Dương trong thập niên Thế Chiến II và những hậu quả gây nên bởi chúng. Một số sử gia đã ghi nhận rằng chính việc chống chủ nghĩa thực dân đã điều khiển các chính sách và hành động của Mỹ cho đến năm 1950, khi việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trở thành chủ đạo. Ví dụ, Bernard Fall (trong cuốn sách phát hành năm 1967, sau khi ông qua đời mang tựa “Những suy ngẫm cuối cho một cuộc chiến” ông phân loại chính sách của Mỹ đối với Đông Dương gồm sáu giai đoạn: "(1) Chống-Vichy, 1940-1945; (2) Ủng hộ-Việt Minh, 1945-1946; (3) không can thiệp từ 1946 đến tháng 6 năm 1950; (4) Ủng hộ Pháp, 1950 - Tháng 7 năm 1954; (5) can thiệp dân sự: 1954 - tháng 11 năm 1961; (6) can thiệp trực tiếp và toàn diện 1961. Bình luận rằng “bốn giai đoạn đầu tiên là những giai đoạn mà ít người kể cả những chuyên gia biết đến”, Fall còn đưa ra luận thuyết rằng Tổng thống Roosevelt đã xác định là “phải loại bỏ người Pháp khỏi Đông Dương bằng mọi giá” và đã làm áp lực trên Đồng Minh ủy thác việc quản trị Đông Dương cho một tổ chức Quốc Tế cho đến khi các quốc gia ở đó (Việt, Miên, Lào) sẳn sàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về nền Độc Lập của mình. Thái độ chống Thực Dân một cách ngoan cố này, theo ông Fall, là đã đưa đến việc lạnh nhạt từ chối giúp đỡ phe kháng chiến Việt Nam chống Pháp và [từ chối] một đường lối nhằm nâng đỡ Hồ Chí Minh và Việt Minh như là một giải pháp để thay thế cho việc tái lập gông cùm của Pháp. Tuy nhiên, trong khi những lý lẽ đang diễn biến thì Roosevelt qua đời, và ý chính đó trở nên mờ nhạt; vào cuối năm 1946, ý đồ chống chủ nghĩa Thực Dân đã đột biến thành toan tính trung lập hóa Đông Dương. Theo Fall, có thể “đây là một chính sách có chủ ý và ngược lại cũng có thể vì sự thiếu vắng một chính sách rõ ràng về Đông Dương vào lúc đó. Việc này quả thật không rõ lắm.


The United States, preoccupied in Europe, ceased to be a diplomatic factor in Indochina until the outbreak of the Korean War." In 1950, anti-communism asserted itself, and in a remarkable volte-face, the United States threw its economic and military resources behind France in its war against the Viet Minh. Other commentators, conversely-prominent among them, the historians of the Viet Minh-have described U.S. policy as consistently condoning and assisting the reimposition of French colonial power in Indochina, with a concomitant disregard for the nationalist aspirations of the Vietnamese.
Neither interpretation squares with the record; the United States was less concerned over Indochina, and less purposeful than either assumes. Ambivalence characterized U.S. policy during World War 11, and was the root of much subsequent misunderstanding. On the one hand, the U.S. repeatedly reassured the French that its colonial possessions would be returned to it after the war. On the other band, the U.S. broadly committed itself in the Atlantic Charter to support national self-determination, and President Roosevelt personally and vehemently advocated independence for Indochina. F.D.R. regarded Indochina as a flagrant example of onerous colonialism which should be turned over to a trusteeship rather than returned to France. The President discussed this proposal with the Allies at the Cairo, Teheran, and Yalta Conferences and received the endorsement of Chiang Kai-shek and Stalin; Prime Minister Churchill demurred. At one point, Fall reports, the President offered General de Gaulle Filipino advisers to help France establish a "more progressive policy in Indochina"--which offer the General received in "Pensive Silence."

Hoa Kỳ, bận tâm về Âu Châu, đã ngưng không coi Đông Dương là một yếu tố ngoại giao cho đến khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ”. Năm 1950, đường lối chống cộng sản đã được khẳng định, và nó như một cú trở mặt xuay chiều đáng lưu ý. Hoa Kỳ tung những nguồn lực kinh tế và quân sự vào giúp Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh – Nhiều nhà bình luận, nổi bật trong số đó là các sử gia Việt Minh - đã mô tả chính sách của Mỹ là liên tục dung túng và trợ giúp Pháp tái lập nền đô hộ của họ tại Đông Dương đồng thời bất chấp nguyện vọng của dân tộc Việt Nam.
Chẳng có ý kiến nào trên đây thật sự chính xác với tài liệu ghi chép: [đơn thuần] là Hoa Kỳ rất ít quan tâm đến Đông Dương, ít có chủ tâm hơn là giả sử như thế. Tính bất nhất chính là đặc trưng của Hoa Kỳ về đường lối trong Thế Chiến II và đó là nguồn gốc của nhiều sự hiểu lầm tiếp theo sau đó. Một mặt người Mỹ đã nhiều lần lập đi lập lại với Pháp là tài sản của họ (ở ĐD) sau chiến tranh sẽ được trao trả lại cho họ. Một mặt khác Hoa Kỳ lại công khai ủng hộ Hiến Chương Đại Tây Dương về quyền Dân Tộc Tự Quyết và cá nhân TT Roosevelt đã cực lực cỗ võ cho một Đông Dương độc lập. TT Roosevelt đã xem Đông Dương là một thí dụ rõ ràng nhất là phải thay thế cái chủ nghĩa Thực Dân xấu xa bằng một Cơ Quan quốc tế được ủy nhiệm để quản lý, thay vì giao nó lại cho Pháp. TT Roosevelt đã thảo luận đề nghị trên với Đồng Minh ở Cairo, Teheran, ở Hội Nghị Yalta và đã được sự đồng ý của Tưởng Giới Thạch và Stalin; Thủ Tướng Churchill thì còn do dự.
Tại một thời điểm, theo nghiên cứu của Fall, Tổng Thống đã đề nghị với tướng De Gaulle là hãy nhờ những cố vấn người Phi Luật Tân giúp Pháp xây dựng một chính sách "tiến bộ hơn ở Đông Dương "- Tướng Degaulle nghe đề nghị và " im lặng trầm ngâm " tiếp theo đó.

Ultimately, U.S. Policy was governed neither by the principle s of the Atlantic Charter, nor by the President's anti-colonialism but by the dictates of military strategy and by British intransigence on the colonial issue. The United States, concentrating its forces against Japan, accepted British military primacy in Southeast Asia, and divided Indochina at 16th parallel between the British and the Chinese for the purposes of occupation. . U.S. commanders serving with the British and Chinese, while instructed to avoid ostensible alignment with the French, were permitted to conduct operations in Indochina which did not detract from the campaign against Japan. Consistent with F.D.R.'s guidance, U.S. did provide modest aid to French--and Viet Minh--resistance forces in Vietnam after March, 1945, but refused to provide shipping to move Free French troops there. Pressed by both the British and the French for clarification U.S. intentions regarding the political status of Indochina, F.D.R- maintained that "it is a matter for postwar."

Cuối cùng, chính sách của Mỹ không được dẫn dắt bởi các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương, cũng không phải quyết sách chống chủ nghĩa thực dân của Tổng thống, nhưng lại do mệnh lệnh của chiến lược quân sự, và thái độ cố chấp của người Anh trên vấn đề thuộc địa. Hoa Kỳ, vì đang tập trung lực lượng của mình trong cuộc chiến với Nhật, nên phải chấp nhận vai trò chủ đạo của quân đội Anh ở Đông Nam Á, chia Đông Dương làm hai tại vĩ tuyến 16 mục đích để người Anh (phía Nam) và người Trung Hoa (phía Bắc) chiếm đóng. Bộ Tư Lệnh Mỹ phối hợp với Anh và Trung Hoa, họ được lệnh tránh gây cái nhìn lẫn lộn là đứng chung phe với Pháp, nhưng đồng thời lại cho phép tiến hành các hoạt động ở Đông Dương trong các chiến dịch đánh Nhật. Xuất phát từ đường lối của TT Roosevelt, Hoa Kỳ đã cung cấp một số viện trợ khiêm tốn cho Pháp và cả Việt Minh - lực lượng kháng chiến ở Việt Nam sau tháng ba năm 1945, nhưng từ chối cung cấp phương tiện chuyển vận cho quân đội Pháp “tự do” [để phân biệt với chính quyền Vichy theo Đức ở Pháp]. Bị cả Anh và Pháp ép phải làm rõ ý định của Mỹ liên quan đến chính trị của Đông Dương, F.D.R. đã bảo lưu ý kiến và cho rằng "đó là vấn đề sau chiến tranh."

The President's trusteeship concept foundered as early as March 1943, when the U.S. discovered that the British, concerned over possible prejudice to Commonwealth policy, proved to be unwilling to join in any declaration on trusteeships, and indeed any statement endorsing national independence which went beyond the Atlantic Charter's vague "respect the right of all peoples to choose the form of government under which they will live." So sensitive were the British on this point that the Dumbarton Oaks Conference of 1944, at which the blueprint for the postwar international system was negotiated, skirted the colonial issue, and avoided trusteeships altogether. At each key decisional point at which the President could have influenced the course of events toward trusteeship--in relations with the U.K., in casting the United Nations Charter, in instructions to allied commanders--he declined to do so; hence, despite his lip service to trusteeship and anti-colonialism, F.D.R. in fact assigned to Indochina a status correlative to Burma, Malaya, Singapore and Indonesia: free territory to be reconquered and returned to its former owners. Non-intervention by the U.S. on behalf of the Vietnamese was tantamount to acceptance of the French return. On April 3, 1945, with President Roosevelt's approval, Secretary of State Stettinius issued a statement that, as a result of the Yalta talks, the U.S. would look to trusteeship as a postwar arrangement only for "territories taken from the enemy," and for "territories as might voluntarily be placed under trusteeship." By context, and by the Secretary of State's subsequent interpretation, Indochina fell into the latter category. Trusteeship status for Indochina became, then, a matter for French determination.

Khái niệm về ủy thác (trusteeship) của Tổng thống thành hình sớm khoảng tháng Ba năm 1943, khi Mỹ phát hiện ra rằng người Anh lo ngại chính sách về Khối Thịnh Vượng Chung [Commonwealth] của họ có thể bị ảnh hưởng, nên đã không muốn tham gia trong bất kỳ tuyên bố nào trên “trusteeships”, và thay vào đó đã coi mọi tuyên bố ủng hộ độc lập dân tộc là vượt quá lời lẽ mơ hồ của Hiến chương Đại Tây Dương là "tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc để lựa chọn hình thức của chính phủ theo đó họ sẽ sống”. Vấn đê quá nhạy cảm đến nỗi người Anh, trong Hội Nghị Dumbarton Oaks năm 1944 nhằm đàm phán các kế hoạch chi tiết cho các nước trên Thế Giới sau chiến tranh, đã luồn lách trong vấn đề thuộc địa, và đồng thời tránh được chuyện “ủy thác”. Vào những lúc chính phải làm quyết định, những lúc mà Tổng thống đã có thể có ảnh hưởng đến quá trình các sự việc liên quan đến sự ủy nhiệm – trong quan hệ với Anh, trong khung của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, trong việc chỉ đạo các chỉ huy Đồng Minh – nhưng ông đã tránh không làm như vậy; vì thế, mặc dù trên đầu lưỡi là ủng hộ chuyện ủy thác và chống chủ nghĩa thực dân, trong thực tế TT Roosevelt đã đưa Đông Dương vào một tình trạng tương xứng với Myanmar, Malaysia, Singapore và Indonesia là những vùng đất bỏ hoang được tự do chinh phục và giao hoàn lại cho kẻ đã chinh phục nó trước đây. Chính sách “không can thiệp” vào Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự trở lại Pháp. Vào ngày 03 tháng Tư năm 1945, được Tổng thống Roosevelt phê duyệt, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Stettinius ban hành một tuyên bố, như là kết quả của cuộc đàm phán Yalta [Pháp không được mời], Mỹ sẽ xem xét việc ủy thác chỉ sau chiến tranh [chấm dứt] trên những "vùng lãnh thổ lấy lại từ kẻ thù," và những "vùng lãnh thổ có thể tự nguyện được đặt dưới sự ủy thác". Theo nội dung bản Tuyên Bố, và theo những văn bản giải thích tiếp theo của Bộ Ngoại Giao Mỹ, Đông Dương rơi vào loại thứ hai này. Mang tư cách bị “ủy thác”, Đông Dương sau đó đã trở thành một việc do Pháp quyết định.

Shortly following President Truman's entry into office, the U.S. assured France that it had never questioned, "even by implication, French sovereignty over Indo-China." The U.S. policy was to press France for progressive measures in Indochina, but to expect France to decide when its peoples would be ready for independence; "such decisions would preclude the establishment of a trusteeship in Indochina except with the consent of the French Government." These guidelines, established by June, 1945--before the end of the war—remained fundamental to U.S. policy.


Một thời gian ngắn sau khi Tổng thống Truman nhậm chức. Hoa Kỳ đảm bảo với Pháp là sẽ không bao giờ đặt câu hỏi "thậm chí chỉ là ám chỉ” đến chủ quyền của Pháp tại Đông Dương. “Chính sách của Hoa Kỳ là thúc đẩy Pháp thực hiện những đường lối tiến bộ với các nước Đông Dương nhưng chờ đợi việc Pháp định rõ khi nào thì các nước đó sẳn sàng thành những nước Độc Lập. Quyết định đó phải được minh định trước khi sự ủy nhiệm quản lý Đông Dương được hình thành, và với sự đồng ý của Chính phủ Pháp". Những hướng dẫn này được thành lập vào tháng Sáu 1945 - trước khi chiến tranh kết thúc – trở thành nét cơ bản cho các chính sách của Mỹ về sau này.

With British cooperation, French military forces were reestablished in South Vietnam in September, 1945. The U.S. expressed dismay at the outbreak of guerrilla warfare which followed, and pointed out that while it had no intention of opposing the reestablishment of French control, "it is not the policy of this government to assist the French to reestablish their control over Indochina by force, and the willingness of the U.S. to see French control reestablished assumes that [the] French claim to have the support of the population in Indochina is borne out by future events." Through the fall and winter of 1945-1946, the U.S. received a series of requests from Ho Chi Minh for intervention in Vietnam; these were, on the record, unanswered. However, the U.S. steadfastly refused to assist the French military effort, e.g., forbidding American flag vessels to carry troops or war materiel to Vietnam. On March 6, 1946, the French and Ho signed an Accord in which Ho acceded to French reentry into North Vietnam in return for recognition of the DRV as a "Free State," part of the French Union. As of April 1946, allied occupation of Indochina was officially terminated, and the U.S. acknowledged to France that all of Indochina had reverted to French control. Thereafter, the problems of U.S. policy toward Vietnam were dealt with in the context of the U.S. relationship with France.

U.S. NEUTRALITY IN THE FRANCO-VIET MINH WAR, 1946-1949


Với hổ trợ của Anh, lực lượng quân sự Pháp đã tái chiếm miền Nam Việt Nam vào tháng Chín năm 1945. Hoa Kỳ bày tỏ thất vọng về việc chiến tranh du kích đã bùng nổ sau đó trong khi đó vẫn không có ý định phản đối việc tái chiếm của Pháp. "chính sách của chính phủ này là không hỗ trợ người Pháp chiếm lại Đông Dương bằng vũ lực và mong muốn của Hoa Kỳ là thấy việc tái lập của Pháp sẽ được thành hình trên cơ sở như Pháp đã tuyên bố là có sự đồng ý của nhân dân các nước Đông Dương trong những chuyễn biến tương lai”. Hoa Kỳ, suốt mùa Thu và mùa Đông năm 1945-46, đã nhiều lần nhận được yêu cầu của Hồ Chí Minh gửi đến, muốn Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam nhưng theo tài liệu ghi lại, Hoa Kỳ đã không có một trả lời nào. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã dứt khoát từ chối việc hổ trợ quân đội Pháp, thí dụ như cấm các tầu treo cờ Hoa kỳ được xử dụng vào việc chuyên chở quân lính và khí cụ chiến tranh đến Việt Nam. Ngày 6 tháng 3, 1946 Pháp và Hồ Chí Minh ký kết một Hiệp ước cho phép Pháp được vào miền Bắc Việt Nam, đổi lại Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Đến tháng 6 năm 1946, việc chiếm đóng Việt Nam bởi các nước Đồng Minh chính thức chấm dứt, và Hoa Kỳ đã công nhận với Pháp rằng tất cả Đông Dương đã trở lại trong vòng kiểm soát của Pháp. Từ đó trở đi, các chính sách của Hoa Kỳ trên mọi vấn đề với Việt Nam đã được xử lý trong bối cảnh mối quan hệ của Hoa Kỳ với Pháp. (Tab 1)

In late 1946, the Franco-Viet Minh War began in earnest. A chart (pp. 37 ff) summarizes the principal events in the relations between France and Vietnam, 1946-1949, describing the milestones along the route by which France, on the one hand, failed to reach any lasting accommodation with Ho Chi Minh, and, on the other hand, erected the "Bao Dai solution" in its stead. The U.S. during these years continued to regard the conflict as fundamentally a matter for French resolution. The U.S. in its representations to France deplored the prospect of protracted war, and urged meaningful concessions to Vietnamese nationalism. However, the U.S., deterred by the history of Ho's communist affiliation, always stopped short of endorsing Ho Chi Minh or the Viet Minh. Accordingly, U.S. policy gravitated with that of France toward the Bao Dai solution. At no point was the U.S. prepared to adopt an openly interventionist course. To have done so would have clashed with the expressed British view that Indochina was an exclusively French concern, and played into the hands of France's extremist political parties of both the Right and the Left. The U.S. was particularly apprehensive lest by intervening it strengthen the political position of French Communists. Beginning in 1946 and 1947, France and Britain were moving toward an anti-Soviet alliance in Europe and the U.S. was reluctant to press a potentially divisive policy. The U.S. [words illegible] Vietnamese nationalism relatively insignificant compared with European economic recovery and collective security from communist domination.

Vào cuối năm 1946, chiến tranh Pháp-Việt Minh đã bắt đầu một cách nghiêm trọng. Một biểu đồ (trang A37 ff) tóm lược các biến cố chính liên quan tới Pháp và Việt Nam trong những năm 1946-1949, trình bày lại diễn tiến các sự kiện quan trọng suốt con đường mà Pháp, một mặt, không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào lâu dài với Hồ Chí Minh, và, mặt khác, xây dựng con bài "Bảo Đại” như một giải pháp thay thế. Trong những năm này Hoa Kỳ tiếp tục coi cuộc xung đột cơ bản vẫn là một vấn đề do Pháp phải giải quyết. Hoa Kỳ, thông qua những người đại diện của họ tại Pháp than phiền về triển vọng của một cuộc chiến tranh kéo dài, và kêu gọi Pháp nên có những nhượng bộ có ý nghĩa đối với dân Việt. Tuy nhiên, Hoa Kỳ, bị cản trở bởi quá trình Cộng Sản của Hồ Chí Minh, luôn từ chối ủng hộ Hồ Chí Minh hoặc Việt Minh. Do đó, chính sách của Mỹ bị xoáy vòng vào giải pháp Bảo Đại của Pháp. Không có lúc nào [cho thấy] Hoa Kỳ đã sửa soạn một chính sách can thiệp trực tiếp một cách công khai. Làm như vậy sẽ có đụng chạm với Anh vì quan điểm của nước này là Đông Dương là độc quyền của Pháp, và là tiếp tay cho những đảng phái chính trị cực đoan của Pháp cả cánh tả lẫn cánh hữu. Hoa Kỳ đặc biệt e ngại rằng nếu can thiệp [vào Đông Dương] sẽ tăng cường vị trí chính trị của Cộng sản Pháp. Hơn nữa, vào những năm 1946, 1947 Pháp và Anh chuyển hướng thành một liên minh chống Liên Sô ở Âu Châu và Hoa Kỳ ngần ngại thực hiện một đường lối mà tiềm năng là gây chia rẽ [liên minh này]. Hoa Kỳ coi số phận Đông Dương là rất nhẹ so với việc phục hồi tái thiết nền kinh tế của Âu Châu và an ninh chung trước nguy cơ bị Cộng Sản thống trị.

It is not as though the U.S. was not prepared to act in circumstances such as these. For example, in the 1945-1946 dispute over Dutch possessions in Indonesia, the U.S. actively intervened against its Dutch ally. In this case, however, the intervention was in concert with the U.K. (which steadfastly refused similar action in Indochina) and against the Netherlands, a much less significant ally in Europe than France. In wider company and at projected lower cost, the U.S. could and did show a determination to act against colonialism.


Cũng không phải như đã nghĩ là Hoa Kỳ không sẵn sàng hành động trong những trường hợp như thế. Thí dụ, trong vụ tranh chấp 1945-1946 trên thuộc địa của Hà Lan (Dutch) ở Indonesia, Mỹ đã tích cực can thiệp chống lại đồng minh Hà Lan của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này sự can thiệp được phối hợp chung với Vương quốc Anh (họ kiên định từ chối một hành động tương tự ở Đông Dương) và chống lại Hà Lan, một đồng minh ở Âu Châu kém quan trọng hơn so với Pháp. Một phe nhóm lớn hơn [làm bạn với Indonesia hơn là với Hà Lan] và với ​​chi phí dự kiến thấp hơn, [ở đây] Mỹ có thể và đã chứng tỏ quyết tâm hành động chống lại chủ nghĩa thực dân.

The resultant U.S. policy has most often been termed "neutrality." It was, however, also consistent with the policy of deferring to French volition announced by President Roosevelt's Secretary of State on 3 April 1945. It was a policy characterized by the same indecision that had marked U.S. wartime policy. Moreover, at the time, Indochina appeared to many to be one region in the troubled postwar world in which the U.S. might enjoy the luxury of abstention.

Kết quả là chính sách của Hoa Kỳ thường được đánh đậm với hai chữ “Trung Lập”. Tuy vậy, nó cũng phù hợp với chính sách trì hoãn của Pháp theo ý muốn công bố bởi Bộ Trưởng Ngoại Giao thời Tổng thống Roosevelt vài ngày 3 tháng 4 1945. Đó là một chính sách nặng tính do dự như từng đã xảy ra trong những thời chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, vào thời điểm đó, dưới mắt nhiều người Đông Dương là một trong những khu vực trên thế giới sau chiến tranh có những xáo trộn mà Hoa Kỳ có thể tận hưởng sự yên bình khi tránh xa chúng.

In February, 1947, early in the war, the U.S. Ambassador in Paris was instructed to reassure Premier Ramadier of the "very friendliest feelings" of the U.S. toward France and its interest in supporting France in recovering its economic, political and military strength:

Tháng hai 1947, khởi đầu cuộc chiến (Đông Dương), Đại sứ Hoa Kỳ tại Paris được chỉ thị phải trấn an Thủ Tướng Pháp Ramadier “những tình cảm thân thiện nhất” dành cho Pháp và quan tâm của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Pháp khôi phục lại sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự.

In spite any misunderstanding which might have arisen in minds French in regard to our position concerning Indochina they must appreciate that we have fully recognized France's sovereign position in that area and we do not wish to have it appear that we are in any way endeavoring undermine that position, and French should know it is our desire to be helpful and we stand ready assist any appropriate way we can to find solution for Indochinese problem. At same time we cannot shut our eyes to fact that there are two sides this problem and that our reports indicate both a lack French understanding of other side (more in Saigon than in Paris) and continued existence dangerously Outmoded colonial outlook and methods in area. Furthermore, there is no escape from fact that trend of times is to effect that colonial empires in XIX Century sense are rapidly becoming thing of past. Action Brit in India and Burma and Dutch in Indonesia are outstanding examples this trend, and French themselves took cognizance of it both in new Constitution and in their agreements with Vietnam. On other hand we do not lose sight fact that Ho Chi Minh has direct Communist connections and it should be obvious that we are not interested in seeing colonial empire administrations supplanted by philosophy and political organizations emanating from and controlled by Kremlin. . . .

"Mặc dù có thể phát sinh bất kỳ hiểu lầm nào trong trong tâm trí của người Pháp về thế đứng của chúng tôi trong vấn đề Đông Dương, họ phải đánh giá cao rằng chúng tôi có đã công nhận là Pháp có chủ quyền hoàn toàn trong khu vực đó và chúng tôi không mong muốn xuất hiện những gì được xem là nỗ lực phá hoại vị trí đó của Pháp và Pháp cũng nên biết mong muốn của chúng tôi là có ích cho Pháp và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ con đường nào mà chúng ta thấy thích hợp để tìm ra giải pháp cho vấn đề Đông Dương. Đồng thời chúng tôi không thể nhắm mắt làm ngơ thực tế là có hai mặt của vấn đề này và các báo cáo của chúng tôi cho thấy một là sự thiếu hiểu biết của Pháp về phía bên kia (ở Sài Gòn hơn ở Paris) và hai là cái nguy hiểm của sự tồn tại của một chế độ thuộc địa và các phương pháp đã lỗi thời của nó trong khu vực. Hơn nữa, cũng không có lối thoát cho một thực tế rằng xu hướng thời đại đang xảy ra là chủ nghĩa Thực Dân như trong thế kỷ XIX đang nhanh chóng trở thành chuyện của quá khứ. Hành động của Anh ở Ấn Độ và Miến Điện và Hà Lan ở Indonesia là những ví dụ nổi bật của khuynh hướng này và Pháp tự than cũng đã thể hiện rõ điều này cả trong Hiến Pháp và cả trong các hiệp định với Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng không mất cái nhìn thực tế rằng Hồ Chí Minh đã trực tiếp gia nhập Cộng sản và đương nhiên chúng ta không muốn nhìn thấy chính quyền đế quốc thực dân được thay thế bằng những lý thuyết và các tổ chức chính trị sinh ra và kiểm soát bởi điện Kremlin...

Frankly we have no solution of problem to suggest. It is basically matter for two parties to work out themselves and from your reports and those from Indochina we are led to feel that both parties have endeavored to keep door open to some sort of settlement. We appreciate fact that Vietnam started present fighting in Indochina on December 19 and that this action has made it more difficult for French to adopt a position of generosity and conciliation. Nevertheless we hope that French will find it possible to be more than generous in trying to find a solution.

Thành thật mà nói, chúng tôi không có giải pháp cho vấn đề để đề nghị [với Pháp]. Vấn đề cơ bản là hai bên phải tự giải quyết với nhau và qua các báo cáo của bạn [Pháp] và của những người Đông Dương, chúng tôi cảm thấy rằng cả hai bên đã cố gắng để giữ cho cánh cửa mở rộng để giải quyết các vấn đề một cách nào đó. Chúng tôi đánh giá sự kiện là Việt Nam bắt đầu cuộc chiến hiện nay ở Đông Dương vào ngày 19 và hành động này quả đã gây khó khăn hơn cho Pháp để thông qua một chính sách cởi mở và hoà giải. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng rằng Pháp sẽ cố gắng bằng mọi cách cởi mở hơn để tìm ra một giải pháp. "

The U.S. anxiously followed the vacillations of France's policy toward Bao Dai, exhorting the French to translate the successive "agreements" they contracted with him into an effective nationalist alternative to Ho Chi Minh and the Viet Minh. Increasingly, the U.S. sensed that French unwillingness to concede political power to Vietnamese heightened the possibility of the Franco-Viet Minh conflict being transformed into a struggle with Soviet imperialism. U.S. diplomats were instructed to "apply such persuasion and/or pressure as is best calculated [to] produce desired result [of France's] unequivocally and promptly approving the principle of Viet independence." France was notified that the U.S. was willing to extend financial aid to a Vietnamese government not a French puppet, "but could not give consideration of altering its present policy in this regard unless real progress [is] made in reaching non-Communist solution in Indochina based on cooperation of true nationalists of that country."

Hoa Kỳ lo ngại khi thấy Pháp lừng khừng tiến hành giải pháp Bảo Đại lúc thế này lúc thế kia, đòi hỏi Pháp phải triển khai những thỏa thuận liên tiếp với ông này [Bảo Đại] thành một giải pháp hiệu quả để thay thế Hồ Chí Minh và Việt Minh. Càng ngày Hoa Kỳ càng cảm thấy Pháp không muốn nhượng những quyền lực chính trị cho phía Việt Nam và việc này sẽ đưa đến chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh, từ đó sẽ biến thành cuộc chiến với Đế Quốc Liên Sô. Các nhà ngoại giao Mỹ được chỉ thị phải ”thuyết phục và/ hay áp lực có tính toán một cách tốt nhất để Pháp nhanh chóng công nhận nguyên tắc một nước Việt Nam độc lập”. Pháp cũng được thông báo là Hoa Kỳ sẽ viện trợ tài chánh cho một chính phủ không phải là bù nhìn cho Pháp, “nhưng [Hoa Kỳ] sẽ không tiến hành thay đổi chính sách đang có trừ khi có những tiến bộ thực sự nhằm đến việc thành lập một chính phủ không Cộng Sản căn cứ trên sự hợp tác của phe Quốc Gia của nước đó [Việt]”

As of 1948, however, the U.S. remained uncertain that Ho and the Viet Minh were in league with the Kremlin. A State Department appraisal of Ho Chi Minh in July 1948, indicated that:

Năm 1948, tuy nhiên, Mỹ vẫn không chắc chắn rằng Hồ và Việt Minh đã liên minh với điện Kremlin. Bộ Ngoại Giao thẩm định Hồ Chí Minh trong tháng 7 năm 1948, chỉ ra rằng:


Listen
Read phonetically

1. Depts info indicates that Ho Chi Minh is Communist. His long and well-known record in Comintern during twenties and thirties, continuous support by French Communist newspaper Humanite since 1945, praise given him by Radio Moscow (which for past six months has been devoting increasing attention to Indochina) and fact he has been called "leading communist" by recent Russian publications as well as Daily Worker makes any other conclusion appear to be wishful thinking.

”Tin từ Bộ Ngoại Giao chỉ ra rằng Hồ Chí Minh là Cộng sản. Lý lịch nổi tiếng và lâu năm của ông trong cộng sản Quốc tế ở độ tuổi hai mươi và ba mươi, là được liên tục hỗ trợ bởi Cộng Sản Pháp qua báo Nhân Đạo kể từ năm 1945, bởi lời khen ngợi cho ông của Đài phát thanh Moscow (trong sáu tháng qua đài này đã dành mọi cố gắng để đánh động sự quan tâm ngày càng tăng đến Đông Dương) và thực tế ông ta đã được gọi là "cộng sản hàng đầu" trong những ấn phẩm gần đây của Nga cũng như tờ “Lao Động Hàng Ngày” trong bất kỳ kết luận nào khác đều đã như thể lấy ước muốn làm sự thực.

2. Dept has no evidence of direct link between Ho and Moscow but assumes it exists, nor is it able evaluate amount pressure or guidance Moscow exerting. We have impression Ho must be given or is retaining large degree latitude. Dept considers that USSR accomplishing its immediate aims in Indochina by (a) pinning down large numbers of French troops, (b) causing steady drain upon French economy thereby tending retard recovery and dissipate ECA assistance to France, and (c) denying to world generally surpluses which Indochina normally has available thus perpetuating conditions of disorder and shortages which favorable to growth cornmunism. Furthermore, Ho seems quite capable of retaining and even strengthening his grip on Indochina with no outside assistance other than continuing procession of French puppet govts.

“Bộ Ngoại Giao không có bằng chứng nào về sự liên hệ trực tiếp giữa Hồ Chí Minh và Moscow ", nhưng vẫn tin rằng nó hiện hữu, Bộ cũng không thể đánh giá mức độ ảnh hưởng hay vai trò chỉ đạo mà Moscow đang áp đặt lên Hồ. Chúng tôi có cảm tưởng là Hồ đã được dành cho hay đang giữ một vai trò với một biên độ rộng lớn. Bộ cho rằng khi thực hiện những mục tiêu ngắn hạn ở Đông Dương, Liên Xô đã (a) kềm chân được một số lượng lớn quân đội Pháp, (b) gây tiêu hao nhanh chóng cho nền kinh tế Pháp do đó có xu hướng làm chậm sự phục hồi và làm tiêu tan hỗ trợ ECA cho Pháp, và (c) phủ nhận với Thế Giới về ý tưởng thường cho rằng sự sung túc dư thừa của Đông Dương là sẵn có, từ đó duy trì những điều kiện của rối loạn và thiếu thốn thuận lợi cho cộng sản bành trướng. Hơn nữa, Hồ dường như hoàn toàn có khả năng duy trì và nắm giữ Đông Dương mà không cần có hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách tiếp tục áp lực lên các chính quyền bù nhìn cho Pháp ".

In the fall of 1948, the Office of Intelligence Research in the Department of State conducted a survey of communist influence in Southeast Asia. Evidence of Kremlin-directed conspiracy was found in virtually all countries except Vietnam:

Vào mùa thu của 1948, Sở Nghiên Cứu Tình Báo của Bộ Ngoại Giao đã tiến hành một cuộc khảo sát về ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Nam Á và đã có bằng chứng là ​​ âm mưu đạo diễn của Kremlin đã được tìm thấy trong hầu như tất cả các nước ngoại trừ Việt Nam:

Since December 19, 1946, there have been continuous conflicts between French forces and the nationalist government of Vietnam. This government is a coalition in which avowed communists hold influential positions. Although the French admit the influence of this government, they have consistently refused to deal with its leader, Ho Chi Minh, on the grounds that he is a communist.

"Kể từ ngày 19 -12-1946, đã có những cuộc đụng độ liên tục giữa các lực lượng Pháp và chính phủ dân tộc của Việt Nam. Chính phủ này là một liên minh trong đó những người cộng sản nắm giữ các chức vụ quan trọng. Mặc dù Pháp thừa nhận ảnh hưởng của chính phủ này nhưng họ có nhất quyết không đối thoại với người đứng đầu là Hồ Chí Minh, với lý do ông này là một người cộng sản.

To date the Vietnam press and radio have not adopted an anti-American position. It is rather the French colonial press that has been strongly anti-American and has freely accused the U.S. of imperialism in Indochina to the point of approximating the official Moscow position. Although the Vietnam radio has been closely watched for a new position toward the U.S., no change has appeared so far. Nor does there seem to have been any split within the coalition government of Vietnam. . . .

"Cho đến nay, báo đài Việt Nam không tỏ ra chống Hoa Kỳ. Trong khi ấy báo chí Pháp ở các thuộc địa lại quay ra chống Mỹ một cách mạnh mẽ, và thoải mái tố Hoa Kỳ là đế quốc ở Đông Dương tới mức tưởng chừng như Mỹ được xếp hạng cùng tần số với Moscow. Mặc dù truyền thông Việt Nam theo dõi chặc chẽ thái độ của Hoa Kỳ nhưng cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi. Cũng không thấy có sự rạn nứt trong chính phủ liên hiệp [mặt trận Việt Minh] của Việt Nam …

Evaluation. If there is a Moscow directed conspiracy in Southeast Asia, Indochina is an anomaly so far. Possible explanations are:
1. No rigid directives have been issued by Moscow
2. The Vietnam government considers that it has no rightist elements that must be purged.
3. The Vietnam Communists are not subservient to the foreign policies pursued by Moscow.
4. A special dispensation for the Vietnam government has been arranged in Moscow.
Of these possibilities, the first and fourth seem most likely.


"Đánh giá. Nếu Moscow có âm mưu can thiệp vào khu vực Đông Nam Á thì tình hình ở Đông Dương là một sự bất thường cho đến nay. Có thể giải thích là:
Không có chỉ thị cứng nhắc được ban hành bởi Moscow
Chính phủ Việt Nam cho rằng nó không có thành phần thuộc cánh Hữu cần phải được thanh lọc.
3. Cộng Sản Việt Nam không có lợi ích gì để theo đuổi các chính sách đối ngoại của Moscow.
4. Một sự miễn trừ đặc biệt nào đó đã được Moscow dành cho chính phủ Việt Nam
"Trong số này, những khả năng đầu tiên và thứ tư dường như rất có thể."
(xem Tab 2).

ORIGINS OF U.S. INVOLVEMENT IN VIETNAM

NGUỒN GỐC CAN THIỆP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM
The collapse of the Chinese Nationalist government in 1949 sharpened American apprehensions over communist expansion in the Far East, and hastened U.S. measures to counter the threat posed by Mao's China. The U.S. sought to create and employ policy instruments similar to those it was bringing into play against the Soviets in Europe: collective security organizations, economic aid, and military assistance. For example, Congress, in the opening paragraphs of the law it passed in 1949 to establish the first comprehensive military assistance program, expressed itself "as favoring the creation by the free countries and the free peoples of the Far East of a joint organization, consistent with the Charter of the United Nations, to establish a program of self-help and mutual cooperation designed to develop their economic and social well-being, to safeguard basic rights and liberties, and to protect their security and independence.." But, the negotiating of such an organization among the disparate powers and political entities of the Far East was inherently more complex a matter than the North Atlantic Treaty nations had successfully faced. The U.S. decided that the impetus for collective security in Asia should come from the Asians, but by late 1949, it also recognized that action was necessary in Indochina. Thus, in the closing months of 1949, the course of U.S. policy was set to block further communist expansion in Asia: by collective security if the Asians were forthcoming; by collaboration with major European allies and commonwealth nations, if possible; but bilaterally if necessary. On that policy course lay the Korean War of 1950-1953, the forming of the Southeast Asia Treaty Organization of 1954, and the progressively deepening U.S. involvement in Vietnam.

Sự sụp đổ của chính phủ Trung Hoa Quốc Gia trong năm 1949 đã đào sâu thêm những lo âu của Hoa Kỳ về viễn ảnh bành trướng của Cộng Sản trong vùng Viễn Đông, và Hoa Kỳ đẩy nhanh các biện pháp để chống lại mối đe dọa gây ra bởi Mao ở Trung Quốc. Hoa Kỳ tìm cách xây dựng và xử dụng các công cụ về chính sách tương tự như những gì đã được đưa ra để chống Liên Xô ở Âu Châu: tổ chức an ninh chung, viện trợ kinh tế và hổ trợ quân sự. Thí dụ như Quốc Hội trong đoạn văn mở đầu của Đạo Luật được thông qua vào năm 1949 liên quan đến chương trình đầu tiên về viện trợ quân sự đã ghi rằng để “tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các quốc gia tự do và các dân tộc tự do trong một định chế liên minh phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, xây dựng một chương trình hành động tự lực tự cường và hợp tác lẫn nhau để phát triển kinh tế và xã hội, gìn giữ những quyền căn bản và những giá trị của Tự Do và cũng để bảo vệ an ninh và độc lập của họ...”. Nhưng việc đàm phán cho một tổ chức như thế giữa các quyền lực và các tổ chức chính trị khác nhau của vùng Viễn Đông là một vấn đề vốn có nhiều phức tạp hơn các vấn đề mà các nước trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đối diện và đã thành công. Hoa Kỳ khẳng định rằng động lực cho một tổ chức an ninh chung tại Á Châu là phải do người Á Châu quyết định, nhưng vào cuối năm 1949, họ [Hoa Kỳ] cũng công nhận rằng hoạt động đó [tổ chức an ninh chung] là cần thiết cho Đông Dương. Do đó, trong những tháng cuối năm 1949, quá trình diễn biến về chính sách của Hoa Kỳ đã chung cuộc là nhằm ngăn chặn sự phát triển của cộng sản ở Á Châu bằng một tổ chức an ninh chung nếu người Á Châu sẳn sàng, hợp tác với các đồng minh lớn [của Hoa Kỳ] ở Âu Châu và các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung [Commonwealth] nếu có thể, nhưng song phương nếu cần thiết. Chính sách dựa trên cơ sở cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-53 đó đã hình thành Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á tổ chức năm 1954 và dần dần sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam ngày càng sâu hơn.

January and February, 1950, were pivotal months. The French took the first concrete steps toward transferring public administration to Bao Dai's State of Vietnam. Ho Chi Minh denied the legitimacy of the latter, proclaiming the DRV as the "only legal government of the Vietnam people," and was formally recognized by Peking and Moscow. On 29 January 1950, the French Nation, Assembly approved legislation granting autonomy to the State of Vietnam. 0n February 1, 1950, Secretary of State Acheson made the following public statement:

Tháng Giêng và tháng Hai năm 1950 là những tháng quan trọng. Người Pháp đã có những bước cụ thể đầu tiên đối với việc chuyển giao công quyền cho chính phủ Quốc Gia của Bảo Đại. Hồ Chí Minh đã phủ nhận tính hợp pháp của chính phủ này và tuyên bố Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là "chính phủ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam" và được Bắc Kinh và Moscow chính thức công nhận. Ngày 29 tháng 1 năm 1950 Quốc hội Pháp đã thông qua Luật Chuyển Giao Quyền Tự Quyết cho Chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Ngày 1 tháng năm 1950 Bộ Trưởng Ngoại Giao [Hoa Kỳ] Acheson đưa ra tuyên bố công khai sau đây:

The recognition by the Kremlin of Ho Chi Minh's communist movement in Indochina comes as a surprise. The Soviet acknowledgment of this movement should remove any illusions as to the "nationalist" nature of Ho Chi Minh's aims and reveals Ho in his true colors as the mortal enemy of native independence in Indochina.

"Việc Kremlin công nhận phong trào cộng sản Hồ Chí Minh đã xảy ra như một sự bất ngờ. Việc Liên Xô công nhận phong trào này phải "nên loại bỏ bất cứ ảo tưởng nào về cái gọi là bản chất "dân tộc" của Hồ Chí Minh và nêu rõ mầu sắc thật sự của Hồ là kẻ thù sinh tử cho nền Độc Lập của các nước Đông Dương.

Although timed in an effort to cloud the transfer of sovereignty France to the legal Governments of Laos, Cambodia and Vietnam, we have every reason to believe that those legal governments will proceed in their development toward stable governments representing the true nationalist sentiments of more than 20 million peoples of Indochina.

"Mặc dù mất thì giờ trong nỗ lực bao trùm việc chuyển giao quyền tự quyết từ tay Pháp cho các Chính Phủ hợp pháp của Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam, chúng tôi có mọi lý do để tin rằng những Chính Phủ hợp pháp này sẽ tiến hành phát triển thành một chính phủ ổn định đại diện cho chủ nghĩa dân tộc thật sự của hơn 20 triệu nhân dân Đông Dương.

French action in transferring sovereignty to Vietnam, Laos and Cambodia has been in process for some time. Following French ratification, which is expected within a few days, the way will be open for recognition of these local governments by the countries of the world whose policies support the development of genuine national independence in former colonial areas. . . .

Việc chuyển giao chủ quyền cho Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia đã được Pháp tiến hành được một thời gian. Tiếp theo sự phê chuẩn của [Quốc Hội] Pháp được dự kiến ​​trong vòng một vài ngày, là con đường rộng mở đưa đển việc công nhận các chính phủ hợp pháp bởi các nước trên Thế Giới, những nước đã có chính sách hỗ trợ các dân tộc trước đây bị thuộc địa dược hưởng một nền độc lập chân chính …

Formal French ratification of Vietnamese independence was announced 4 February 1950; on the same date, President Truman approved U.S. recognition for Bao Dai. French requests for aid in Indochina followed within a few weeks. On May 8, 1950, the Secretary of State announced that:

Phê chuẩn chính thức của Pháp về nền Độc Lập cho Việt Nam đã được công bố ngày 02 tháng hai 1950. Trong cùng một ngày, Tổng thống Truman đã phê duyệt việc Hoa Kỳ công nhận Bảo Đại. Trong mấy tuần tiếp theo Pháp đưa ra yêu cầu [Hoa Kỳ] viện trợ cho Đông Dương. Ngày 8 tháng năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao thông báo rằng:

The United States Government convinced that neither national independence nor democratic evolution exist in any area dominated by Soviet imperialism, considers the situation to be such as to warrant its according economic aid and military equipment to the Associated State of Indochina and to France in order to assist them in restoring stability and permitting these states to pursue their peaceful and democratic development.

"Chính phủ Hoa Kỳ nhận thức rằng không một nền Độc Lập dân tộc, không một nền Dân Chủ nào có thể tồn tại trong bất kỳ khu vực nào bị chi phối bởi chủ nghĩa đế quốc Liên Xô và từ tình hình đó phải đảm bảo viện trợ kinh tế và thiết bị quân sự cho Liên Bang Đông Dương và Pháp, để hỗ trợ họ khôi phục lại sự ổn định và giúp cho các nước này theo đuổi việc phát triển Đất Nước trong hòa bình và dân chủ."

The U.S. thereafter was deeply involved in the developing war. But it cannot be said that the extension of aid was a volte-face of U.S. policy precipitated solely by the events of 1950. It appears rather as the denouement of a cohesive progression of U.S. policy decisions stemming from the 1945 determination that France should decide the political future of Vietnamese nationalism. Neither the modest O.S.S. aid to the Viet Minh in 1945, nor the U.S. refusal to abet French recourse to arms the same year, signaled U.S. backing of Ho Chi Minh. To the contrary, the U.S. was very wary of Ho, apprehensive lest Paris' imperialism be succeeded by control from Moscow. Uncertainty characterized the U.S. attitude toward Ho through 1948, but the U.S. incessantly pressured France to accommodate "genuine" Vietnamese nationalism and independence. In early 1950, both the apparent fruition of the Bao Dai solution, and the patent alignment of the DRV with the USSR and Communist China, impelled the U.S. to more direct intervention in Vietnam.

Từ sau đó, Hoa Kỳ ngày càng tham gia sâu vào cuộc chiến tranh đang bùng phát nhưng không có thể nói rằng sự mở rộng viện trợ là một sự quay lưng trở mặt [của Hoa Kỳ] nhanh chóng khi thay đổi đường lối chỉ bởi vì các biến cố năm 1950. Đúng hơn có lẽ đây là một sự tháo gỡ của một chuỗi gắn kết bởi các quyết định về đường lối của Mỹ xuất phát từ việc xác định vào năm 1945 rằng nước Pháp nên quyết định về tương lai chính trị cho phe Quốc Gia Việt. Chẳng phải vì O.S.S. đã viện trợ ít ỏi cho Việt Minh năm 1945, cũng chẳng phải việc Mỹ đồng thời từ chối giúp Pháp về khí tài chiến tranh mà cho rằng Mỹ ủng hộ của Hồ Chí Minh. Trái lại Hoa Kỳ đã cảnh giác với Hồ và thà rằng chấp nhận chủ nghĩa Thực Dân còn ít sợ hơn là bị kiểm soát bởi Moscow. Thái độ ngần ngại là thái độ của Hoa Kỳ đối với Hồ suốt đến năm 1948 nhưng Hoa Kỳ không ngừng gây áp lực để Pháp thích ứng với chủ nghĩa Quốc Gia "chính hiệu" trong một Việt Nam độc lập. Vào đầu năm 1950, có hai việc, một là giải pháp Bảo Đại có vẻ mang lại kết quả và một là sự liên kết rõ ràng của Bắc Việt với Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc khiến cho Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. (Tab 3)

(End of Summary)

(Hết phần Tóm tắt)


1. INDOCHINA IN U.S. WARTIME POLICY, 1941-1945


1 - ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH THỜI CHIẾN CỦA MỸ, 1941-1950

In the interval between the fall of France in 1940, and the Pearl Harbor attack in December, 1941, the United States watched with increasing apprehension the flux of Japanese military power into Indochina. At first the United States urged Vichy to refuse Japanese requests for authorization to use bases there, but was unable to offer more than vague assurances of assistance, such as a State Department statement to the French Ambassador on 6 August 1940 that:

Trong khoảng thời gian giữa sự sụp đổ của Pháp vào năm 1940, và trận tấn công [của Nhật] vào Trân Châu Cảng vào tháng Mười Hai năm 1941, Hoa Kỳ đã theo dõi với sự lo ngại ngày càng tăng về sức mạnh quân sự Nhật đưa vào Đông Dương. Lúc đầu, Hoa Kỳ kêu gọi Vichy từ chối các yêu cầu cho phép Nhật xử dụng những căn cứ quân sự tại đây [Đông Dương], nhưng không thể cung cấp gì nhiều hơn là một sự bảo đảm hỗ trợ mơ hồ, chẳng hạn như một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho Đại sứ Pháp vào ngày 6 tháng Tám năm 1940 rằng:

We have been doing and are doing everything possible within the framework of our established policies to keep the situation in the Far East stabilized; that we have been progressively taking various steps, the effect of which has been to exert economic pressure on Japan; that our Fleet is now based on Hawaii, and that the course which we have been following, as indicated above, gives a clear indication of our intentions and activities for the future.

"Chúng tôi đã làm và đang làm mọi thứ có thể trong khuôn khổ chính sách đã thành lập của chúng tôi để giữ cho tình hình vùng Viễn Đông ổn định, chúng tôi đã dần dần thực hiện các bước khác nhau, mục đích là để gây áp lực trên kinh tế Nhật, rằng hạm đội của chúng tôi đang đồn trú ở Hawaii, và rằng những diễn biến mà chúng tôi đang theo đuổi, như đã được nêu ra ở trên, là đưa ra một dấu hiệu rõ ràng về ý định và hành động của chúng tôi trong tương lai. “ (°)

The French Ambassador replied that:
In his opinion the phrase "within the framework of our established policies." when associated with the apparent reluctance of the American Government to consider the use of military force in the Far East at this particular time, to mean that the United States would not use military or naval force in support of any position which might be taken to resist the Japanese attempted aggression on Indochina. The Ambassador [feared] that the French Government would, under the indicated pressure of the Japanese Government, be forced to accede . . .

Đại sứ Pháp trả lời rằng:
"Theo ý kiến ​​của ông, cụm từ “trong khuôn khổ các chính sách đã thiết lập của chúng tôi” gắn kết đến sự miễn cưỡng rõ ràng của Chính phủ Mỹ trong việc xem xét việc sử dụng quân đội ở vùng Viễn Đông cụ thể tại thời điểm này, có nghĩa là rằng Hoa Kỳ sẽ không sử dụng quân đội hay hải quân nhằm hỗ trợ bất kỳ vị trí nào để chống lại mọi toan tính xâm lược của Nhật tại Đông Dương. Đại sứ [sợ rằng] rằng Chính phủ Pháp, dưới áp lực hiển hiện của Chính phủ Nhật, buộc sẽ phải nhượng bộ …”

The fears of the French Ambassador were realized. In 1941, however, Japan went beyond the use of bases to demands for a presence in Indochina tantamount to occupation. President Roosevelt himself expressed the heightening U.S. alarm to the Japanese Ambassador, in a conversation recorded by Acting Secretary of State Welles as follows:

Những lo sợ của Đại sứ Pháp đã thành sự thật. Trong năm 1941, tuy nhiên, Nhật đã vượt qua việc sử dụng các căn cứ và đưa ra đòi hỏi một sự hiện diện tương đương để chiếm đóng ở Đông Dương. Tổng thống Roosevelt đã bày tỏ sự cảnh báo cao độ của Mỹ đến Đại sứ Nhật, trong một cuộc hội thoại được ghi lại bởi Quyền Bộ Trưởng Ngoại Giao Welles như sau:

The President then went on to say that this new move by Japan in Indochina created an exceedingly serious problem for the United States . . . the cost of any military occupation is tremendous and the occupation itself is not conducive to the production by civilians in occupied countries of food supplies and new materials of the character required by Japan. Had Japan undertaken to obtain the supplies she required from Indochina in a peaceful way, she not only would have obtained larger quantities of such supplies, but would have obtained them with complete security and without the draining expense of a military occupation. Furthermore, from the military standpoint, the President said, surely the Japanese Government could not have in reality the slightest belief that China, Great Britain, the Netherlands or the United States had any territorial designs on Indochina nor were in the slightest degree providing any real threats of aggression against Japan. This Government, consequently, could only assume that the occupation of Indochina was being undertaken by Japan for the purpose of further offense and this created a situation which necessarily must give the United States the most serious disquiet . . .

“Rồi Tổng Thống đã tiến tới nói rằng hành động này của Nhật đã tạo ra một vấn đề bức xúc cho Hoa Kỳ … giá phải trả cho một cuộc chiếm đóng bằng quân sự là khổng lồ và tự nó không thể tạo thuận lợi cho dân chúng trong vùng bị chiếm đóng trong việc sản xuất thực phẩm và nguyên liệu theo như Nhật đòi hỏi. Ngay cả khi Nhật có được các nguồn tiếp liệu tại Đông Dương một cách hòa bình, chẳng những họ muốn có được một số lượng lớn về tiếp liệu [thực phẩm và nguyên liệu], họ cũng muốn có được các thứ trong tình cảnh hoàn toàn an ninh và không phải kéo theo những chi phí cho một quân đội chiếm đóng. Hơn nữa, trên quan điểm quân sự, Tổng Thống nói, trong thưc tế chắc chắn Chính phủ Nhật không thể không có chút ý nghĩ rằng Trung Quốc, Anh, Hà Lan hay Hoa Kỳ đều có những ý đồ về lãnh thổ ở Đông Dương mà [cho rằng] không thể có mối đe dọa nào, dù nhỏ bé nhất, là Nhật sẽ bị tấn công. Do đó chính phủ này chỉ có thể giả định rằng việc Nhật chiếm đóng Đông Dương là có mục đich mở rộng bành trướng [việc chiếm đóng] và điều này nhất thiết đã tạo ra một mối quan tâm đặc biệt nghiêm trọng cho Hoa Kỳ …

. . . The President stated that if the Japanese Government would refrain from occupying Indochina with its military and naval forces, or, had such steps actually been commenced, if the Japanese Government would withdraw such forces, the President could assure the Japanese Government that he would do everything within his power to obtain from the Governments of China, Great Britain, the Netherlands, and of course the United States itself a binding and solemn declaration, provided Japan would undertake the same commitment, to regard Indochina as a neutralized country in the same way in which Switzerland had up to now been regarded by the powers as a neutralized country. He stated that this would imply that none of the powers concerned would undertake any military act of aggression against Indochina and would remain in control of the territory and would not be confronted with attempts to dislodge them on the part of de Gaullist or Free French agents or forces.


“…Tổng thống tuyên bố rằng Chính phủ Nhật phải ngưng không được chiếm đóng Đông Dương bằng quân đội và hải quân, hoặc nếu thực sự đã có những khởi sự được bắt đầu, nếu chính phủ Nhật ngưng và rút hết các lực lượng này, Tổng thống có thể đảm bảo với chính phủ Nhật rằng ông sẽ làm tất cả mọi thứ trong quyền hạn của mình để có được từ các chính phủ Trung Quốc, Anh, Hoà Lan, và tất nhiên cả chính Hoa Kỳ cùng ra một tuyên bố long trọng và có tính ràng buộc ký với Nhật cùng cam kết, coi Đông Dương là một quốc gia trung lập cùng một cách thức như nước Thụy Sĩ mà các cường quốc đã công nhận là quốc gia Trung Lập. Ông cũng nói rằng điều này ngụ ý rằng không ai trong số các cường quốc có liên quan được có bất cứ bất kỳ hành động quân sự nào nhằm xâm lược Đông Dương hay duy trì việc kiểm soát lãnh thổ này và sẽ không có những cố gắng nhằm đánh đuổi những người Gaullist hoặc lực lượng Pháp Tự Do trên phần đất của họ [tóm lại là Nhật phải rút đi và tình trạng statu quo: Pháp vẫn chiếm đóng Đông Dương]. (°)

(°) Bản ghi nhớ lời trao đổi giữa Sumner Welles, Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 24 tháng 7 năm 1941; đề nghị của Tổng thống cho [Đông Dương] trung lập được trao cho Nhật trong một ghi chú ngày 08 tháng tám 1941.

The same date, Secretary of State Cordell Hull instructed Sumner Welles to see the Japanese Ambassador, and Make clear the fact that the occupation of Indochina by Japan possibly means one further important step to seizing control of the South Sea area, including trade routes of supreme importance to the United States controlling such products as rubber, tin and other commodities. This was of vital concern to the United States. The Secretary said that if we did not bring out this point our people will not understand the significance of this movement into Indochina. The Secretary mentioned another point to be stressed: there is no theory on which Indochina could be flooded with armed forces, aircraft, et cetera, for the defense of Japan. The only alternative is that this venture into Indochina has a close relation to the South Sea area and its value for offense against that area.

Cùng ngày, Bộ Trưởng Ngoại Giao Cordell Hull chỉ thị Sumner Welles gặp Đại sứ Nhật, và “Làm rõ sự kiện Nhật chiếm đóng Đông Dương có thể là một bước quan trọng trong việc kiểm soát khu vực biển miền Nam [Biển Đông], bao gồm các tuyến đường thương mại tối quan trọng của Hoa Kỳ để kiểm soát các sản phẩm như cao su, thiếc và những nguyên vật liệu khác. Đây là vấn đề sống còn của Hoa Kỳ. Bộ Trưởng cho rằng, nếu chúng ta không đưa vấn đề này ra vào thời điểm này thì người của chúng ta sẽ không hiểu được ý nghĩa những chuyển động này ở Đông Dương. Bộ Trưởng cũng nhấn mạnh trên một điểm khác: không có một lý thuyết nào mà Đông Dương có thể bị tràn ngập các lực lượng vũ trang, máy bay, vân vân, cho việc phòng thủ của Nhật. Thay vào đó, [cái lý thuyết] duy nhất liên quan đến Đông Dương là mối quan hệ cận kề của nó với vùng biển Nam và giá trị [chiến lược] của nó đối với những hành vi xâm lược nhằm vào nó [Đông Dương] ". (°)


(°) Bản ghi nhớ bởi Cecil W. Gray, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, 24 Tháng 7, 1942.

In a press statement of 2 August 1941, Acting Secretary of State Welles deplored Japan's "expansionist aims" and impugned Vichy:
Under these circumstances, this Government is impelled to question whether the French Government at Vichy in fact proposes to maintain its declared policy to preserve for the French people the territories both at home and abroad which have long been under French sovereignty.

Trong một thông cáo báo chí ngày 02 Tháng 8 năm 1941, Bộ Trưởng Ngoại Giao Welles lên án "các mục tiêu bành trướng" của Nhật và công kích Vichy:
"Trong hoàn cảnh này, chính phủ này [Hoa Kỳ] bị thúc đẩy để đặt câu hỏi liệu chính phủ Pháp của Vichy trong thực tế đã đề xuất chưa việc duy trì một chính sách công khai nhằm bảo vệ cho nhân dân Pháp các vùng lãnh thổ cả trong và ngoài nước từ lâu đã thuộc chủ quyền của Pháp.

This Government, mindful of its traditional friendship for France, has deeply sympathized with the desire of the French people to maintain their territories and to preserve them intact. In its relations with the French Government at Vichy and with-the local French authorities in French territories, the United States will be governed by the manifest effectiveness with which those authorities endeavor to protect these territories from domination and control by those powers which are seeking to extend their rule by force and conquest, or by the threat thereof.

"Chính phủ này, vững tâm với tình hữu nghị truyền thống với Pháp, đã vô cùng thông cảm với mong muốn của nhân dân Pháp là duy trì và bảo quản nguyên vẹn lãnh thổ của họ. Trong quan hệ với chính phủ Pháp Vichy và với các nhà chức trách địa phương trong lãnh thổ Pháp, Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh [chính sách] qua những kết quả mà những nhà chức trách đã nỗ lực thực hiện để bảo vệ các vùng lãnh thổ này từ sự thống trị và kiểm soát của những cường quốc đang tìm kiếm cách mở rộng vùng cai trị của họ bằng vũ lực và chinh phục, hay bằng sự đe dọa. "

On the eve of Pearl Harbor, as part of the U.S. attempt to obtain Japanese consent to a non-aggression pact, the U.S. again proposed neutralization of Indochina in return for Japanese withdrawal. The events of 7 December 1941 put the question of the future of Indochina in the wholly different context of U.S. strategy for fighting World War 11.

Vào đêm trước của trận Trân Châu Cảng, như là một phần của nỗ lực để được Nhật đồng ý cho một hiệp ước không xâm lược, Mỹ một lần nữa đề nghị trung lập hóa Đông Dương để đổi lại việc Nhật rút khỏi nơi đó. Những biến cố ngày 07 tháng 12 năm 1941 đặt vấn đề tương lai của Đông Dương vào toàn bộ một bối cảnh hoàn toàn khác những chiến lược của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ II.

A. ROOSEVELT'S TRUSTEESHIP CONCEPT
U.S. policy toward Indochina during World War 11 was ambivalent. On the one hand, the U.S. appeared to support Free French claims to all of France's overseas dominions. The U.S. early in the war repeatedly expressed or implied to the French an intention to restore to France its overseas empire after the war. These U.S. commitments included the August 2, 1941, official statement on the Franco-Japanese agreement; a December, 1941, Presidential letter to P6tain; a March 2, 1942, statement on New Caledonia; a note to the French Ambassador of April 13, 1942; Presidential statements and messages at the time of the North Africa invasion; the Clark-Darlan Agreement of November 22, 1942; and a letter of the same month from the President's Personal Representative to General Henri Giraud, which included the following reassurance:

A. KHÁI NIỆM ỦY TRị CỦA ROOSEVELT
Chính sách của Mỹ về Đông Dương trong Thế Chiến II là rõ ràng. Một mặt, Mỹ hiển nhiên ủng hộ việc Pháp Tự Do tuyên bố rằng mọi thuộc địa của Pháp là thuộc họ. Đầu thời kỳ chiến tranh Mỹ đã nhiều lần bày tỏ hoặc ám chỉ ý định sẽ giúp Pháp khôi phục lại đế chế của Pháp ở nước ngoài sau khi chiến tranh. Những cam kết của Hoa Kỳ gồm tuyên bố chính thức về thỏa thuận Pháp-Nhật ngày 2 Tháng Tám, 1941; thư của Tổng thống gửi cho [Thống Chế] Petain tháng Mười Hai, năm 1941; tuyên bố về Tân Đảo [New Caledonia] ngày 02 tháng 3 năm 1942 ; một ghi nhớ với Đại sứ Pháp ngày 13 Tháng Tư, 1942; những thông báo của phủ Tổng Thống và thông tin trao đổi tại thời điểm vào cuộc xâm lược vào Bắc Phi [của Đức, Ý], Hiệp định Clark - Darlan vào ngày 22 tháng 10 năm 1942; và một lá thư cùng tháng của phái viên của Tổng Thống viết gửi cho Tướng Henri Giraud, trong đó bao gồm sự đảm bảo sau đây:

. . . The restoration of France to full independence, in all the greatness and vastness which it possessed before the war in Europe as well as overseas, is one of the war aims of the United Nations. It is thoroughly understood that French sovereignty will be re-established as soon as possible throughout all the territory, metropolitan or colonial, over which flew the French flag in 1939.

“…Phục hồi hoàn toàn nền độc lập trong vĩ đại và vinh quang mà Pháp đã sở hữu trước khi có cuộc chiến ở Âu Châu cũng như ở các nước khác là một trong những mục đích chiến tranh mà Liên Hợp Quốc nhắm đến. Liên Hiệp Quốc hoàn toàn hiểu rằng chủ quyền của Pháp sẽ được phục hồi càng sớm càng tốt, trên toàn lãnh thổ, đô thị hoặc thuộc địa mà ở đó lá cờ Pháp tung bay vào năm 1939. "

On the other hand, in the Atlantic Charter and other pronouncements the U.S. proclaimed support for national self-determination and independence. Moreover, the President of the United States, especially distressed at the Vichy "sell-out" to Japan in Indochina, often cited French rule there as a flagrant example of onerous and exploitative colonialism, and talked of his determination to turn Indochina over to an international trusteeship after the war. In early 1944, Lord Halifax, the British Ambassador in Washin-ton, called on Secretary of State Hull to inquire whether the President's "rather definite" statements "that Indochina should be taken away from the French and put under an international trusteeship"-made to "Turks, Egyptians and perhaps others" during his trip to Cairo and Teheran-represented "final conclusions in view of the fact that they would soon get back to the French (The French marked well the President's views-in fact as France withdrew from Vietnam in 1956, its Foreign Minister recalled Roosevelt's assuring the Sultan of Morocco that his sympathies lay with colonial peoples struggling for independence. Lord Halifax later recorded that:

Mặt khác, trong Hiến chương Đại Tây Dương và các tuyên bố khác Mỹ tuyên bố hỗ trợ cho quyền tự quyết và độc lập quốc gia. Hơn nữa, Tổng Thống Hoa Kỳ, đặc biệt là bị đau khổ về chuyện Vichy đã "bán đứng" Đông Dương cho Nhật, thường trích dẫn việc Pháp cai trị ở đó là một ví dụ trắng trợn của đàn áp và bóc lột của chủ nghĩa thực dân, và nói về quyết tâm của mình đưa Đông Dương vào dưới một ủy thác quốc tế sau chiến tranh. Đầu năm 1944, ngài Halifax, Đại sứ Anh tại Washington, gọi điện cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Hull hỏi thăm để tìm hiểu liệu thông báo của Tổng thống "đã là chung cuộc", “là Đông Dương phải lấy lại từ tay Pháp và đặt dưới một ủy thác quốc tế như việc đã làm cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và có lẽ cả những nước khác” trong chuyến đi Cairo và Teheran của ông – là tiêu biểu cho "kết luận cuối cùng dựa trên thực tế mà họ sẽ sớm trả lời cho người Pháp.. " 2/ (Pháp ghi nhận rõ ràng quan điểm của Tổng thống - trong thực tế Pháp đã rút khỏi Việt Nam vào 1956, Ngoại trưởng nhắc lại việc Roosevelt đã khẳng định với Sultan của Ma-rốc về sự đồng cảm của mình về sự đấu tranh cho độc lập của các dân tộc thuộc địa. 3/). Ngài Halifax sau đó ghi lại rằng:

The President was one of the people who used conversation as others of us use a first draft on paper . . . a method of trying out an idea. If it does not go well, you can modify it or drop it as you will. Nobody thinks anything of it if you do this with a paper draft; but if you do it with conversation, people say that you have changed your mind, that "you never knew where you have him," and so on.
But in response to a memorandum from Secretary of State Hull putting the question of Indochina to F.D.R., and reminding the President of the numerous U.S. commitments to restoration of the French empire, Roosevelt replied (on January 24, 1944), that:


"Tổng thống là một trong những người, trong những buổi thảo luận, hay phát họa một bản dự thảo đầu tiên trên giấy... một phương pháp nhằm ghi ra một ý tưởng. Nếu nó không chạy "Nè, bạn có thể sửa đổi nó hoặc vứt nó đi. Không ai nghĩ gì khác nếu các bạn làm điều ấy, nhưng nếu bạn làm điều đó với thảo luận, người ta sẽ nói rằng bạn đã thay đổi ý kiến, là ‘bạn không bao giờ biết bạn đã thuyết phục anh ta’, và cứ như thế." Nhưng phản ứng với một bản ghi nhớ của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hull đặt câu hỏi về Đông Dương với FDR, và những nhắc nhở Tổng Thống Mỹ về rất nhiều cam kết phục hồi cho đế chế Pháp, Roosevelt trả lời (ngày 24 Tháng 1 năm 1944) rằng:

I saw Halifax last week and told him quite frankly that it was perfectly true that I had, for over a year, expressed the opinion that Indo-China should not go back to France but that it should be administered by an international trusteeship. France has had the country-thirty million inhabitants for nearly one hundred years, and the people are worse off than they were at the beginning.

"Tôi gặp Halifax tuần trước và nói với ông khá thẳng thắn rằng nó hoàn toàn đúng sự thật rằng tôi đã có, trong hơn một năm, ý kiến ​​rằng Đông Dương không nên quay trở lại dưới sự cai trị của Pháp mà nó phải được quản lý bởi một ủy thác quốc tế. Pháp là nước đã có – 30 triệu người gần cả 100 năm, và nay dân tình lại tồi tệ hơn lúc đầu.

As a matter of interest, I am wholeheartedly supported in this view by Generalissimo Chiang Kai-shek and by Marshal Stalin. I see no reason to play in with the British Foreign Office in this matter. The only reason they seem to oppose it is that they fear the effect it would have on their own possessions and those of the Dutch. They have never liked the idea of trusteeship because it is, in some instances, aimed at future independence. This is true in the case of Indo-China.

“Trên quan điểm quyền lợi, tôi hết lòng hỗ trợ ý này bằng cách ủng hộ Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch và Thống Chế Stalin. Tôi thấy không có lý do để tranh đua với Bộ Ngoại giao Anh về vấn đề này. Dường như lý do duy nhất mà họ chống lại là họ sợ nó [Đông Dương độc lập] sẽ ảnh hưởng trên tài sản [thuộc địa] riêng của họ và Hà Lan. Họ đã không bao giờ thích ý tưởng của ủy thác bởi vì, trong một số trường hợp, là nhằm mục đích độc lập trong tương lai. Điều này đúng trong trường hợp của Đông Dương.

Each case must, of course, stand on its own feet, but the case of IndoChina is perfectly clear. France has milked it for one hundred years. The people of Indo-China are entitled to something better than that.

"Mỗi trường hợp, tất nhiên, sẽ đứng trên chính đôi chân của của nó, nhưng trường hợp của Đông Dương là hoàn toàn rõ ràng. Pháp đã vắt sữa 100 năm. Người dân Đông Dương có quyền được hưởng một cái gì đó tốt hơn thế. ".

1. Military Strategy Pre-eminent
Throughout the year 1944, the President held to his views, and consistent with them, proscribed U.S. aid to resistance groups-including French groups-in Indochina. But the war in the Asian theaters moved rapidly, and the center of gravity of the American effort began to shift northward toward Japan. The question of U.S. strategy in Southeast Asia then came to the fore. At the Second Quebec Conference (September, 1944), the U.S. refused British offers of naval assistance against Japan because Admiral King believed "the best occupation for any available British forces would be to re-take Singapore, and to assist the Dutch in recovering the East Indies," and because he suspected that the offer 11 was perhaps not unconnected with a desire for United States help in clearing the Japanese out of the Malay States and Netherlands East Indies." Admiral King's suspicions were not well-founded, at least insofar as Churchill's strategic thought was concerned. The Prime Minister was evidently as unwilling to invite an active American role in the liberation of Southeast Asia as the U.S. was to undertake same; as early as February, 1944, Churchill wrote that:

1. Chiến lược quân sự chiếm ưu thế
Trong suốt năm 1944, Tổng Thống bảo lưu quan điểm, và từ những quan điểm đó, đã cấm Hoa Kỳ viện trợ cho các nhóm kháng chiến - bao gồm cả các nhóm Pháp - ở Đông Dương. Nhưng cuộc chiến trong chiến trường Âu Châu chuyển động nhanh chóng, và lực hấp dẫn trung tâm của nỗ lực của Mỹ bắt đầu chuyển về phía Bắc, cận kề với Nhật. Vấn đề chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á sau đó đã trở nên nổi bật. Tại Hội nghị Quebec lần thứ hai (tháng 9 năm 1944), Mỹ từ chối đề nghị hỗ trợ của hải quân Anh nhằm chống lại Nhật vì Đô đốc King tin rằng "việc xử dụng tốt nhất bất kỳ lực lương Anh nào là để tái chiếm Singapore, và hỗ trợ người Hà Lan trong việc khôi phục vùng Đông Ấn ", và vì ông nghi ngờ rằng “việc hổ trợ là không dính dáng đến nổ lực của Mỹ là quét sạch Nhật ra khỏi Mã Lai Á và vùng Đông Ấn Hà Lan." 6/ Những nghi ngại của Đô đốc King là không có cơ sở vững chắc ít nhất là trong chừng mực liên hệ đến tư tưởng chiến lược của Churchill. Hiển nhiên Thủ tướng không muốn mời Mỹ vào một vai trò tích cực trong việc giải phóng các nước Đông Nam Á cũng như việc Mỹ phải làm chuyện đó [một mình]; sớm vào tháng Hai năm 1944, Churchill đã viết:

A decision to act as a subsidiary force under the Americans in the Pacific raises difficult political questions about the future of our Malayan possessions. If the Japanese should withdraw from them or make peace as the result of the main American thrust, the United States Government would after the victory feel greatly strengthened in its view that all possessions in the East Indian Archipelago should be placed under some international body upon which the United States would exercise a decisive concern.

Quyết định hành động như một lực lượng phụ thuộc cho quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đặt ra những câu hỏi chính trị khó khăn về trong tương lai tài sản [thuộc địa] của chúng tôi ở Mã Lai. Nếu Nhật rút khỏi nơi đây hay làm cho nó được hòa bình là kết quả chính nhờ lực đẩy của Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ sau khi chiến thắng sẽ cảm thấy quan điểm của mình được tăng thêm nhiều phần uy tín rằng tất cả các thuộc địa trong quần đảo Đông Ấn phải được đặt dưới một loại cơ quan quốc tế mà Hoa Kỳ có thể có những quan tâm có tính quyết định lên đó.

The future of Commonwealth territories in Southeast Asia stimulated intense British interest in American intentions for French colonies there. In November and December of 1944, the British expressed to the United States, both in London and in Washington, their concern "that the United States apparently has not yet determined upon its policy toward Indochina." The head of the Far Eastern Department in the British Foreign Office told the U.S. Ambassador that:

Tương lai của các vùng lãnh thổ của khối Thịnh Vượng Chung trong khu vực Đông Nam Á kích thích nỗi quan tâm cao độ của Anh về ý định của Mỹ về thuộc địa của Pháp. Trong tháng mười một và tháng mười hai năm 1954, người Anh bày tỏ với Hoa Kỳ, cả ở hai nơi London và Washington, mối quan tâm của họ "là Hoa Kỳ dường như vẫn chưa xác định chính sách của mình đối với Đông Dương. 8/) Người đứng đầu Cục Viễn Đông của Bộ Ngoại Giao Anh nói với Đại sứ U. S. rằng:

It would be difficult to deny French participation in the liberation of Indochina in light of the increasing strength of the French Government in world affairs, and that, unless a policy to be followed toward Indochina is mutually agreed between our two governments, circumstances may arise at any moment which will place our two governments in a very awkward situation.

Thật khó từ chối sự tham gia của Pháp trong việc giải phóng Đông Dương dưới ánh sáng của sức mạnh ngày càng tăng của Chính phủ Pháp trong các vấn đề thế giới, và điều đó, trừ khi một chính sách về Đông Dương đã được thoả thuận giữa hai chính phủ của chúng tôi, nhiều tình thế có thể phát sinh bất cứ lúc nào để đặt hai chính phủ của chúng tôi vào những tình huống rất khó xử.

President Roosevelt, however, refused to define his position further, notifying Secretary of State Stettinius on January 1, 1945:

Tổng thống Roosevelt, tuy nhiên, vẫn từ chối xác định vị trí của mình xa hơn nữa, thông báo cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Stettinius vào 1 tháng 1 năm 1945:

I still do not want to get mixed up in any Indo-China decision. It is a matter for postwar.. . . I do not want to get mixed up in any military effort toward the liberation of Indo-China from the Japanese.--You can tell Halifax that I made this very clear to Mr. Churchill. From both the military and civil point of view, action at this time is premature.

Tôi vẫn không muốn trộn lộn trong bất kỳ quyết định nào về Đông Dương. Đây là một vấn đề sau chiến tranh … Tôi không muốn có sự trộn lộn trong bất kỳ nỗ lực quân sự nào trong việc giải phóng Đông Dương khỏi Nhật.-- Ông có thể nói với Halifax là tôi đã thông đạt điều này rất rõ ràng với ông Churchill. Từ cả trên hai quan điểm quân sự và dân sự, hành động vào thời điểm này là quá sớm.

However, the U.S. Joint Chiefs of Staff were concurrently planning the removal of American armed forces from Southeast Asia. In response to approaches from French and Dutch officials requesting aid in expelling Japan from their former colonial territories, the U.S. informed them that:

Mặc dầu vậy, Bộ Tổng Tham Mưu Mỹ (US Joint Chiefs of Staff) vẫn đồng thời lập kế hoạch rút bỏ các lực lượng vũ trang Mỹ trong khu vực Đông Nam Á. Trả lời cho những lần mà Pháp và Hà Lan tiếp cận nhằm xin Mỹ giúp đánh đuổi Nhật khỏi các vùng thuộc địa cũ của họ, Mỹ thông báo họ rằng:

All our available forces were committed to fighting the Japanese elsewhere in the Pacific, and Indochina and the East Indies were therefore not included within the sphere of interest of the American Chiefs of Staff.

Tất cả các lực lượng hiện có của chúng tôi đã dành để chiến đấu với Nhật tại những nơi khác ở Thái Bình Dương và do đó Đông Dương và Đông Ấn không nằm trong lĩnh vực quan tâm của Bộ Tham Mưu Hoa Kỳ.

American willingness to forego further operations in Southeast Asia led to a directive to Admiral Lord Mountbatten, Supreme Commander in that theater, to liberate Malaya without U.S. assistance. After the Yalta Conference (February, 1945), U.S. commanders in the Pacific were informed that the U.S. planned to turn over to the British responsibility for operations in the Netherlands East Indies and New Guinea. The President, however, agreed to permit such U.S. military operations in Indochina as avoided "alignments with the French," and detraction from the U.S. military campaign against Japan. The latter stricture precluded, in the U.S. view, the U.S. cooperation with the French at Mountbatten's headquarters, or the furnishing of ships to carry Free French forces to Indochina to undertake its liberation. This U.S. position came under particularly severe French criticism after 11 March 1945, when the Japanese overturned the Vichy regime in Vietnam, and prompted the Emperor Bao Dai to declare Vietnam unified and independent of France under Japanese protection. On 16 March 1945, a protest from General de Gaulle led to the following exchange between the Secretary of State and the President:

Khi các Lãnh Đạo của Đồng Minh gặp nhau tại Malta vào cuối tháng Giêng năm 1945, Mỹ sẵn sàng từ bỏ các hoạt động hơn nữa trong khu vực Đông Nam Á đưa đến chỉ thị cho Đô đốc King Mountbatten, Tư Lệnh Tối Cao Chiến Trường, giải phóng Mã Lai Á mà không có Hoa Kỳ hỗ trợ. 12/ Sau Hội nghị Yalta (tháng Hai, năm 1945), chỉ huy Mỹ tại Thái Bình Dương đã được thông báo rằng Hoa Kỳ có kế hoạch chuyển giao các hoạt động ở Đông Ấn Hà Lan và New Guinea cho Anh chịu trách nhiệm. Tổng Thống, tuy nhiên, đã đồng ý cho phép các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Dương nhưng tránh "đứng chung tuyến với Pháp" và tránh các tai tiếng từ các chiến dịch quân sự của Mỹ chống Nhật. 13 / chỉ trích này đã loại trừ, trong quan điểm của Mỹ, sự hợp tác của Mỹ với Pháp tại Tổng Hành Dinh của Mountbatten, hay [loại trừ] việc cung cấp tàu để chuyển vận miễn phí các lực lượng Pháp đến Đông Dương để thực hiện giải phóng nơi này. Thế đứng này của Mỹ đã bị Pháp chỉ trích đặc biệt nghiêm trọng sau ngày 11 tháng 3 năm 1945, khi Nhật lật đổ chế độ Vichy tại Việt Nam, và Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập, tách rời khỏi Pháp và dưới sự bảo hộ của Nhật. Ngày 16 tháng Ba 1945, từ một phản kháng của Tướng De Gaulle đã dẫn đến những trao đổi sau đây giữa Bộ Trưởng Ngoại Giao và Tổng Thống:

DEPARTMENT OF STATE
Washington
March 16, 1945
MEMORANDUM FOR THE PRESIDENT

Subject: Indo-China.
Communications have been received from the Provisional Government of the French Republic asking for:
(1)Assistance for the resistance groups now fighting the Japanese in Indo-China.
(2) Conclusion of a civil affairs agreement covering possible future operations in Indo-China.

These memoranda have been referred to the Joint Chiefs of Staff in order to obtain their views concerning the military aspects of the problems, and I shall communicate with you further on the subject upon receipt of the Joint Chiefs' reply.
Attached herewith is the text of a recent telegram from Ambassador Caffery describing his conversation with General de Gaulle on the subject of Indo-China. From this telegram and de Gaulle's speech of March 14, it appears that this Government may be made to appear responsible for the weakness of the resistance to Japan in Indo-China. The British may likewise be expected to encourage this view. It seems to me that without prejudicing in any way our position regarding the future of Indo-China we can combat this trend by making public [material illegible] a suggested statement, subject to your approval, by the State Department.

/s/ E. R. Stettinius, Jr.

Enclosures:
1. Proposed Statement.
2. Copy of telegram from Ambassador Caffery [not included here]
Bộ Ngoại giao
Washington
- March 16, năm 1945
BẢN GHI NHỚ GỬI TỔNG THỐNG

Chủ đề: Đông Dương.
Thư đã nhận được từ Chính phủ lâm thời của nước Cộng hoà Pháp yêu cầu:
(1) Hỗ trợ các nhóm kháng chiến đang chiến đấu chống Nhật ở Đông Dương.
(2) Một thỏa thuận kết luận về các vấn đề dân sự bao gồm các hoạt động có thể có ở Đông Dương trong tương lai.

Những biên bản ghi nhớ đã được gửi đến Bộ Tổng Tham Mưu để có được quan điểm của họ về khía cạnh quân sự trên các vấn đề, và tôi sẽ liên lạc với bạn thêm về đề tài này sau khi nhận được trả lời họ.
Kèm theo thư này là nội dung một điện tín gần đây từ Đại sứ Caffery mô tả cuộc trò chuyện với tướng De Gaulle về chủ đề Đông Dương. Từ điện tín này và bài phát biểu của De Gaulle ngày 14 tháng 3, dường như Chính phủ này phải chịu trách nhiệm về sự yếu kém của cuộc kháng chiến chống Nhật ở Đông Dương. Ngược lại có thể chờ đợi là người Anh sẽ khuyến khích quan điểm này. Đối với tôi, có lẽ, nếu không có bất kỳ gì có thể làm phương hại đến thế đứng của chúng ta về tương lai của Đông Dương, chúng ta có thể chống lại xu hướng này bằng cách công khai đưa ra mong muốn hỗ trợ của chúng ta tùy theo tình thế đòi hỏi và tùy theo những kế hoạch mà chúng ta đã cam kết trong khu vực Thái Bình Dương. Để kết thúc tôi đính kèm một bản thảo đề nghị bảng tuyên bố công khai, tùy Tổng Thống chấp thuận, qua Bộ Ngoại Giao.
/s/ E. R. Stettinius) Jr.
Đính kèm:
bản Tuyên Bố đề nghị
Bản sao điện tín của Đại sứ Caffery [không kèm ở đây]

[Enclosure 1]

PROPOSED STATEMENT
The action of the Japanese Government in tearing away the veil with which it for so long attempted to cloak its domination of Indo-China is a direct consequence of the ever-mounting pressure which our arms are applying to the Japanese Empire. It is a link in the chain of events which began so disastrously in the summer of 1941 with the Franco-Japanese agreement for the "common defense" of Indo-China. It is clear that this latest step in the Japanese program will in the long run prove to be of no avail.

[Đính kèm 1]

BẢN TUYÊN BỐ [ĐỀ NGHỊ]
Các hành động của Chính phủ Nhật làm xé toang tấm mạng mà họ đã cố gắng che mặt quá lâu để dấu sự thống trị của họ trên Đông Dương là một hệ quả trực tiếp của áp lực quân sự của chúng tôi tung ra từ trước đến nay lên đế quốc Nhật. Nó là một chuỗi liên kết các sự kiện bắt đầu từ mùa hè thảm khốc năm 1941 với hiệp định "phòng thủ chung" Pháp-Nhật ở Đông Dương. Rõ ràng đây là bước đi mới nhất trong toan tính của Nhật mà về lâu dài sẽ được chứng minh là không có giá trị.

The Provisional Government of the French Republic has requested armed assistance for those who are resisting the Japanese forces in Indo-China. In accordance with its constant desire to aid all those who are willing to take up arms
Background to the Conflict, 1940-1950 against our common enemies, this Government will do all it can to be of assistance in the present situation, consistent with plans to which it is already committed and with the operations now taking place in the Pacific. It goes without saying that all this country's available resources are being devoted to the defeat of our enemies and they will continue to be employed in the manner best calculated to hasten their downfall.

Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp đã yêu cầu hỗ trợ vũ trang cho những người đang chống lại các lực lượng Nhật tại Đông Dương. Trung thành với ý muốn liên tục là hỗ trợ tất cả những người sẵn sàng cầm vũ khí chống lại kẻ thù chung của chúng ta, chính phủ này sẽ làm tất cả những gì có thể được để hổ trợ trong tình huống hiện nay, phù hợp với kế hoạch mà chúng tôi đã cam kết và [phù hợp] với các chiến dịch đang diễn ra ở Thái Bình Dương. Cũng nói thêm rằng các nguồn vật lực sẵn có của đất nước này sẽ dành cho việc đánh bại của kẻ thù của chúng ta và chúng sẽ tiếp tục được sử dụng theo tính toán tốt nhất để đẩy nhanh sự sụp đổ của họ [Nhật].

[Response]
THE WHITE HOUSE
Washington
March 17, 1945
MEMORANDUM FOR
The Secretary of State
By direction of the President, there is returned herewith Secretary of State Memorandum of 16 March, subject Indo-China, which includes a proposed statement on the Japanese action in Indo-China.
The President is of the opinion that it is inadvisable at the present time to issue the proposed statement.
/s/ William D. Leahy

[Trả lời]
Tòa Bạch Ốc
Washington - March 17, năm 1945
BẢN GHI NHỚ
Gửi Bộ Ngoại Giao
Chỉ đạo của Tổng Thống, để trả lời cho bản ghi nhớ của Bộ Ngoại Giao ngày 16 tháng Ba, về chủ đề Đông Dương, trong đó bao gồm một tuyên bố đề xuất trên những hoạt động của Nhật ở Đông Dương. Tổng thống có ý kiến ​​rằng vào thời điểm hiện tại việc phổ biến bản Tuyên Bố theo như đề xuất là không thích hợp..
/s/ William D. Leahy [ký tên]

The French were also actively pressuring the President and his key advisors through military channels. Admiral Leahy reported that, following Yalta:
The French representatives in Washington resumed their frequent calls to my office after our return from the Crimea. They labeled most of their requests "urgent." They wanted to participate in the combined intelligence group then studying German industrial and scientific secrets; to exchange information between the American command in China and the French forces in Indo-China; and to get agreement in principle to utilizing the French naval and military forces in the war against Japan (the latter would assist in returning Indo-China to French control and give France a right to participate in lend-lease assistance after the defeat of Germany.)

Pháp đã tích cực gây sức ép với Tổng thống và các cố vấn chính thông qua các kênh quân sự. Đô đốc Leahy báo cáo rằng, sau [hội nghị] Yalta:
“Các đại diện Pháp ở Washington tiếp tục thường xuyên gọi đến văn phòng của tôi sau khi chúng tôi trở về từ Crimea. Họ gọi hầu hết các yêu cầu của họ là "khẩn cấp" Họ muốn tham gia trong nhóm tình báo chung sau đó là lo nghiên cứu về những bí mật công nghiệp và khoa học của Đức, việc trao đổi thông tin giữa Bộ Tư Lệnh Mỹ ở Trung Quốc và các lực lượng Pháp ở Đông Dương và nhằm đạt một thỏa thuận về nguyên tắc về việc sử dụng Hải Quân và quân đội Pháp trong cuộc chiến chống lại Nhật ( họ [Hải Quân và quân đội Pháp] sẽ hỗ trợ Pháp lấy lại quyền kiểm soát Đông Dương và cho Pháp quyền tham gia vào thoả ước thuê mượn vũ khí [lend-lease assistance] sau khi Đức bại trận)

Most of the time I could only tell them that I had no useful information as to when and where we might make use of French assistance in the Pacific.
However, we did attempt to give a helping hand to the French resistance groups in Indo-China. Vice Admiral Fenard called me on March 18 to say that planes from our 14th Air Force in China were loaded with relief supplies for the undergrounders but could not start without authority from Washington. I immediately contacted General Handy and told him of the President's agreement that American aid to the Indo-China resistance groups might be given provided it involved no interference with our operations against Japan.

“Hầu hết trọng mọi lần tôi chỉ có thể nói với họ rằng tôi đã không có những thông tin về khi nào và ở đâu chúng ta có thể xử dụng sự hổ trợ của Pháp ở Thái Bình Dương
“Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng giang tay giúp đỡ nhóm kháng chiến chống Pháp ở Đông Dương. Phó Đô Đốc Fenard gọi điện cho tôi vào ngày 18 tháng 3 nói rằng máy bay từ Không Đoàn số 14 của chúng tôi ở Trung Quốc đã được nạp với hàng cứu trợ cho phe kháng chiến bí mật nhưng không thể bắt đầu mà không có sự đồng ý từ Washington. Tôi ngay lập tức liên lạc với Tướng Handy và nói với ông rằng Tổng thống Mỹ đã thỏa thuận viện trợ cho nhóm kháng chiến Đông Dương miễn là việc này không đụng chạm đến hoạt động chống Nhật của chúng ta.

2. Failure of the Trusteeship Proposal
In the meantime, the President's concept of postwar trusteeship status for dependent territories as an intermediate step toward autonomy had undergone study by several interdepartmental and international groups, but had fared poorly. In deference to British sensibilities, the United States had originally sought only a declaration from the colonial powers setting forth their intention to liberate their dependencies and to provide tutelage in self-government for subject peoples. Such a declaration would have been consistent with the Atlantic Charter of 1941 in which the U.S. and the U.K. jointly agreed that, among the "common principles ... on which they base their hopes for a better future for the world," it was their policy that:

Sự thất bại của đề xuất Ủy Trị
Trong khi chờ đợi, khái niệm “ủy trị“của Tổng thống áp dụng trong thời hậu chiến cho các thuộc địa như là một bước trung gian để đi đến quyền tự chủ đã đươc một số tổ chức liên bộ ngành và các nhóm quốc tế nghiên cứu, khái niệm này đã ở trong tình trạng yếu kém. Ngại động chạm đến nhạy cảm của Anh, Hoa Kỳ ban đầu chỉ muốn tìm một tuyên bố từ các cường quốc thực dân đưa ra ý định trả lại tự do cho các thuộc địa và đưa ra sự giám hộ trên các chính phủ tự trị của nhân dân sở tại. Một tuyên bố như vậy sẽ phù hợp với Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941, trong đó Mỹ và Anh cùng đồng ý, một trong những "nguyên tắc chung mà trên cơ sở đó họ hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới", nó là chính sách của họ rằng:

... they respect the right of all peoples to choose the form of govern1 ment under which they will live; and they wish to see sovereign rights and \ selfgovernment restored to those who have been forcibly deprived of \ them. . . .
In November, 1942, Secretary Hull submitted to the President a proposed draft US-UK declaration entitled "The Atlantic Charter and National Independence," which the President approved. Before this draft could be broached to the British, however, they submitted a counter-proposal, a statement emphasizing the responsibility of "parent" powers for developing native self-government, and avoiding endorsement of trusteeships. Subsequent Anglo-American discussions in March 1943 addressed both drafts, but foundered on Foreign Secretary Eden's opposition. Secretary Hull reported in his memoirs that Eden could not believe that the word "independence" would be interpreted to the satisfaction of all governments:

“…họ [Anh và Mỹ] tôn trọng quyền lựa chọn hình thức chính phủ của tất cả các dân tộc, theo đó họ [dân] sẽ sống; và họ [Anh và Mỹ] muốn thấy chủ quyền và chính phủ tự quyết được khôi phục lại cho những người trước đây đã bị tước đoạt …” 16/
Tháng năm 1942, Ngoại trưởng Hull đã đệ trình cho Tổng Thống đề xuất một dự thảo Mỹ-Anh có tựa là "Hiến chương Đại Tây Dương và Độc Lập Quốc Gia", và đã đã được Tổng Thống phê duyệt. Trước khi dự thảo này có thể gửi cho người Anh, tuy nhiên, họ [Anh] đã đệ trình một phản đề nghị nhấn mạnh trách nhiệm quyền hạn của "cha mẹ" trên sự thành hình của các chính phủ bản địa để tránh việc chấp nhận việc “Ủy Trị”. Sau đó vào tháng 3 năm 1943 thảo luận giữa Anh-Mỹ đã giải quyết cả hai dự thảo, nhưng chìm vào sự phản đối của Ngoại trưởng Eden. Ngoại trưởng Hull viết lại trong hồi ký của mình rằng Eden không thể tin rằng danh từ "độc lập" sẽ được giải thích với sự hài lòng của tất cả các chính phủ:

. . . the Foreign Secretary said that, to be perfectly frank, he had to say that he did not like our draft very much. He said it was the word "independence" that troubled him, he had to think of the British Empire system, which was built on the basis of Dominion and colonial status.

“…Bộ trưởng Ngoại giao cho biết rằng, để được hoàn toàn thẳng thắn, ông đã nói rằng ông đã rất không ưa dự thảo của chúng ta. Ông cho biết là từ "độc lập" gây khó khăn cho ông, ông đã suy nghĩ về hệ thống Đế quốc Anh, được xây dựng trên cơ sở của Dominion và quy chế thuộc địa.

[từ “Dominion” là chỉ các nước độc lập nằm trong Liên Hiệp Anh như Canada, Australia, New Zealand, Newfoundland, Liên bang Nam Phi, và Ireland]

He pointed out that under the British Empire system there were varying degrees of self-government, running from the Dominions through the colonial establishments which had in some cases, like Malta, completely self-government, to backward areas that were never likely to have their own government. He added that Australia and New Zealand also had colonial possessions that they would be unwilling to remove from their supervisory jurisdiction.

“Ông chỉ ra trong Đế Quốc Anh có mức độ khác nhau của chính phủ tự quyết, từ Dominions đến các thuộc địa đó trong một số trường hợp, như Malta, hoàn toàn tự trị, cho đến các khu vực lạc hậu không bao giờ có thể có chính phủ riêng của họ. Phải nói thêm rằng Australia và New Zealand cũng có thuộc địa và họ sẽ không sẵn sàng để loại bỏ quyền giám sát của họ.”

U.S. inability to work out a common policy with the U.K. also precluded meaningful discussion, let alone agreement, on the colonial issue at the Dumbarton Oaks Conversations in 1944. Through March, 1945, the issue was further occluded by debates within the U.S. Government over the postwar status of Pacific islands captured from the Japanese: in general, the War and Navy Departments advocated their retention under U.S. control as military bases, while State and other departments advocated an international trusteeship.

Mỹ bất lực trong việc đưa ra một chính sách chung với Anh, hơn nữa cũng bị loại khỏi những cuộc thảo luận có ý nghĩa, đã bỏ qua một bên thỏa thuận về vấn đề thuộc địa cho Hội Nghị Dumbarton Oaks Conversations năm 1944. 18 / Suốt tháng ba năm 1945, vấn đề đã được tiếp tục hút vào các cuộc tranh luận trong Chính phủ Mỹ về qui chế sau chiến tranh của các đảo ở Thái Bình Dương chiếm được từ Nhật; nói chung, Bộ Chiến tranh và Bộ Hải quân ủng hộ việc Mỹ duy trì sự kiểm soát - như căn cứ quân sự, trong khi Bộ Ngoại Giao và các bộ khác ủng hộ một ủy trị quốc tế.

3. Decision on Indochina Left to France
Secretary of State Stettinius, with the approval of President Roosevelt, issued a statement on April 3, 1945, declaring that, as a result of international discussions at Yalta on the concept of trusteeship, the United States felt that the postwar trusteeship structure:
Background to the Conflict, 1940-1950 15
. . . should be designed to permit the placing under it of the territories mandated after the last war, and such territories taken from the enemy in this war as might be agreed upon at a later date, and also such other territories as might be voluntarily placed under trusteeship.
Indochina thus seemed relegated to French volition.
Nonetheless, as of President Roosevelt's death on April 12, 1945, U.S. policy toward the colonial possessions of its allies, and toward Indochina in particular, was in disarray:

3. Quyết định về Đông Dương được dành cho Pháp
Bộ trưởng Ngoại giao Stettinius, với sự chấp thuận của Tổng thống Roosevelt đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 03 Tháng Tư 1945, như là kết quả của các cuộc thảo luận quốc tế tại Yalta về khái niệm ủy thác, Hoa Kỳ cảm thấy rằng sau chiến tranh cấu trúc ủy thác như:
“…nên được thiết kế để cho phép đặt các vùng lãnh thổ dưới sự uỷ trị sau cuộc chiến vừa qua, và những lãnh thổ chiếm lại từ kẻ thù trong cuộc chiến này để thỏa thuận có thể được đồng ý một ngày nào đó, và [thiết kế] sao cho các vùng lãnh thổ đó có thể tự nguyện đặt dưới sự ủy trị.” 19/
Từ đó Đông Dương dường như đã giao lại cho Pháp quyết định.
Tuy nhiên, cái chết của Tổng thống Roosevelt vào ngày 12 Tháng Tư năm 1945, chính sách của Mỹ đối về thuộc địa của các Đồng Minh, và đối với Đông Dương nói riêng là trong tình trạng lộn xộn:

- The British remained apprehensive that there might be a continued U.S. search for a trusteeship formula which might impinge on the Commonwealth.
- The French were restive over continued U.S. refusal to provide strategic transport for their forces, resentful over the paucity of U.S. support for French
forces in Indochina, and deeply suspicious that the United States — possibly in concert with the Chinese — intended to block their regaining control of Vietnam, Laos and Cambodia.

- Anh vẫn còn e ngại rằng Mỹ có thể đang tiếp tục tìm kiếm một công thức ủy trị khác có thể ảnh hưởng đến Khối Thịnh Vượng Chung
- Người Pháp đã bất ổn về việc Mỹ liên tục từ chối cung cấp việc vận chuyển chiến lược cho các lực lượng của họ, bực bội về hỗ trợ ít ỏi của Mỹ cho các lực lượng Pháp ở Đông Dương, và ngờ vực sâu sắc rằng Hoa Kỳ - có thể đang bắt tay với Trung Hoa - dự định ngăn cản việc [Pháp] duy trì quyền kiểm soát trên Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

B. TRUMAN AND THE OCCUPATION OF INDOCHINA, 1945
Within a month of President Truman's entry into office, the French raised the subject of Indochina at the United Nations Conference at San Francisco. Secretary of State Stettinius reported the following conversation to Washington:

B TRUMAN VÀ VIỆC CHIỀM ĐÓNG ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1945
Trong vòng một tháng kể từ ngày nhậm chức của Tổng Thống Truman, Pháp đã nêu lên vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Liên Hợp Quốc tại San Francisco. Bộ Trưởng Ngoại Giao Stettinius ghi lại sau đây cuộc trò chuyện với Washington:

. . . Indo-China came up in a recent conversation I had with Bidault and Bonnet. The latter remarked that the French Government interprets [Under Secretary of State] Welles' statement of 1942 concerning the restoration of French sovereignty over the French Empire as including IndoChina, the press continues to imply that a special status will be reserved for this colonial area. It was made quite clear to Bidault that the record I is entirely innocent of any official statement of this government questioning, even by implication, French sovereignty over Indo-China. Certain elements of American public opinion, however, condemned French govern-
mental policies and practices in Indo-China. Bidault seemed relieved and has no doubt cabled Paris that he received renewed assurances of our recognition of French sovereignty over that area.

“…Đông Dương đã được đề cập trong một cuộc trò chuyện gần đây của tôi với Bidault và Bonnet. Ông này [Bonnet] này nhận xét rằng mặc dù Chính phủ Pháp đã giải thích tuyên bố của [Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao] Welles năm 1942 liên quan đến việc tái lập chủ quyền của Pháp trên Đế Quốc Pháp là bao gồm cả Đông Dương, báo chí vẫn tiếp tục ngụ ý rằng một địa vị đặc biệt sẽ được dành riêng cho khu vực thuộc địa này. Điều khá rõ ràng đối với Bidault đây là một ghi nhận hoàn toàn ngây thơ về bất kỳ tuyên bố chính thức nào về câu hỏi này cho chính phủ, thậm chí là ngụ ý, về chủ quyền Pháp đối với Đông Dương. Tuy nhiên, một vài thành phần trong công luận Mỹ lên án chính sách và những hành xử của Pháp ở Đông Dương. Bidault dường như đã nhẹ lòng và chắc chắn đã điện về Paris là ông ta đã nhận được tái cam kết của chúng ta về chủ quyền của Pháp trên với khu vực đó.”

In early June 1945, the Department of State instructed the United States Ambassador to China on the deliberations in progress within the U.S. Government and its discussions with allies on U.S. policy toward Indochina. He was informed that at San Francisco:

Đầu tháng Sáu năm 1945, Bộ Ngoại Giao hướng dẫn Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc về những thảo luận đang tiến hành trong nội bộ Chính phủ Hoa Kỳ và các cuộc thảo luận với Đồng Minh về chính sách của Mỹ đối với Đông Dương. Ông đã thông báo tại San Francisco như sau:

... the American delegation has insisted upon the necessity of providing for a progressive measure of self-government for all dependent peoples looking toward their eventual independence or incorporation in some form of federation according to circumstances and the ability of the peoples to assume these responsibilities. Such decisions would preclude the establishment of a trusteeship in Indochina except with the consent of the French Government. The latter seems unlikely. Nevertheless it is the President's intention at some appropriate time to ask that the French Government give some positive indication of its intentions in regard to the establishment of civil liberties and increasing measures of self-government in Indochina before formulating further declarations of policy in this respect.
The United Nations Charter (June 26, 1945) contained a "Declaration Regarding Non-Self-Governing Territories":

“…phái đoàn Mỹ đã nhấn mạnh sự cần thiết dần dần đưa ra biện pháp nhằm thành lập các chính phủ tự trị cho tất cả các dân tộc thuộc địa để cuối cùng hướng tới nền độc lập của họ hoặc kết hợp trong một hình thức liên bang nào đó tùy hoàn cảnh và khả năng của các dân tộc này trong việc gánh lấy trách nhiệm của mình. Những quyết định như thế sẽ cản trở việc thành lập một ủy trị cho Đông Dương trừ phi có sự đồng ý của Chính phủ Pháp. Việc đấy [ủy trị] dường như không thể thành hình. Tuy nhiên, nó là ý định của Tổng thống tại một số thời điểm thích hợp để yêu cầu Chính phủ Pháp cung cấp cho một số dấu hiệu tích cực về ý định của mình liên quan đến việc thành lập các quyền tự do dân sự và việc tăng cường các biện pháp nhằm trao quyền tự trị cho Đông Dương trước khi đưa ra thêm những tuyên bố về chính sách [Mỹ] trong lĩnh vực này…”
Hiến chương Liên Hợp Quốc (ngày 26 tháng 6 năm 1945) có một "Tuyên bố" liên quan đến vùng lãnh thổ không có chính phủ tự trị ":
Article 73

Members of the United Nations which have or assume responsibilities for the administration of territories whose peoples have not yet attained a full measure of self-government recognize the principle that the interests of the inhabitants of these territories are paramount, and accept as a sacred trust the obligation to promote to the utmost, within the system of international peace and security established by the present Charter, the well-being of the inhabitants of these territories, and, to this end:
a. to ensure, with due respect for the culture of the peoples concerned, their political, economic, social, and educational advancement, their just treatment, and their protection against abuses;
b. to develop self-government, to take due account of the political aspirations of the peoples, and to assist them in the progressive development of their free political institutions, according to the particular circumstances of each territory and its peoples and their varying stages of advancement; . . .

Điều 73

“Các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã có hoặc chịu trách nhiệm chính quyền trên các vùng lãnh thổ mà dân chúng ở đó chưa có được một chính phủ đầy đủ, công nhận nguyên tắc là lợi ích của dân chúng trong các vùng lãnh thổ này là tối quan trọng, và chấp nhận trong một sự tin cậy thiêng liêng nghĩa vụ phát huy tối đa, trong hệ thống hòa bình và an ninh quốc tế xác lập bởi Hiến Chương hiện nay, hạnh phúc cho cư dân sống trong những vùng lãnh thổ này, và để thực hiện điều đó:
a. đảm bảo, trong sự tôn trọng văn hóa của các dân tộc liên quan, nền chính trị, kinh tế, xã hội và tiến trình giáo dục của họ, đối xử họ xứng đáng, và bảo vệ họ chống lại mọi hà hiếp lạm dụng;
b. để xây dựng một chính phủ tự chủ, để tôn trọng nguyện vọng chính trị các dân tộc, và để hỗ trợ họ trong việc xây dựng các định chế chính trị tự do tùy hoàn cảnh đặc biệt của mỗi lãnh thổ và nhân dân ở đó và tùy các giai đoạn khác nhau trong tiến trình xây dựng …

Again, however, military considerations governed U.S. policy in Indochina. President Truman replied to General de Gaulle's repeated offers for aid in Indochina with statements to the effect that it was his policy to leave such matters to his military commanders. At the Potsdam Conference (July, 1945), the Combined Chiefs of Staff decided that Indochina south of latitude 16° North was to be included in the Southeast Asia Command under Admiral Mountbatten, Based on this decision, instructions were issued that Japanese forces located north of that line would surrender to Generalissimo Chiang Kai-shek, and those to the south to Admiral Lord Mountbatten; pursuant to these instructions, Chinese forces entered Tonkin in September, 1945, while a small British task force landed at Saigon. Political difficulties materialized almost immediately, for while the Chinese were prepared to accept the Vietnamese government they found in power in Hanoi, the British refused to do likewise in Saigon, and deferred to the French there from the outset.

Một lần nữa, tuy nhiên, những cân nhắc quân sự lại chi phối chính sách của Mỹ ở Đông Dương. Tổng thống Truman trả lời Tướng de Gaulle về những đề nghị lặp đi lặp lại là hổ trợ Đông Dương bằng những phát biểu cho thấy chính sách của ông là giao những vấn đề đó cho các tư lệnh quân sự của mình. Tại Hội nghị Potsdam (năm 1945), bộ Chỉ Huy Đồng Minh đã quyết định giao Đông Dương từ phía nam vĩ độ 16 Bắc cho Bộ Chỉ Huy Đông Nam Á dưới lệnh của Đô đốc Mountbatten. 23/ Trên cơ sở này quyết định, các hướng dẫn được ban hành là các lực lượng Nhật nằm ở phía bắc của vĩ độ đó sẽ đầu hàng cho Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch, và [các lực lượng Nhật ] ở phía nam [đầu hàng] cho Đô đốc Lord Mountbatten. Theo hướng dẫn, lực lượng Trung Quốc vào Bắc Kỳ vào tháng Chín năm 1945, trong khi một lực lượng đặc nhiệm nhỏ của Anh đã hạ cánh xuống Sài Gòn. Khó khăn chính trị thành hình gần như ngay lập tức, trong khi Trung Quốc đã chuẩn bị để gặp và chấp nhận chính phủ Việt Nam đang nắm quyền ở Hà Nội, thì Anh từ chối làm như vậy ở Sài Gòn, và đã giao lại cho Pháp ngay từ đầu.

There is no evidence that serious concern developed in Washington at the swiftly unfolding events in Indochina. In mid-August, Vietnamese resistance forces of the Viet Minh, under Ho Chi Minh, had seized power in Hanoi and shortly thereafter demanded and received the abdication of the Japanese puppet, Emperor Bao Dai. On V-J Day, September 2nd, Ho Chi Minh had proclaimed in Hanoi the establishment of the Democratic Republic of Vietnam (DRV). The DRV ruled as the only civil government in all of Vietnam for a period of about 20 days. On 23 September 1945, with the knowledge of the British Commander in Saigon, French forces overthrew the local DRV government, and declared French authority restored in Cochinchina. Guerrilla war began around Saigon. Although American OSS representatives were present in both Hanoi and Saigon and ostensibly supported the Viet Minh, the United States took no official position regarding either the DRV, or the French and British actions in South Vietnam. In October, 1945, the United States stated its policy in the following terms :

Không có dấu hiệu gì cho thấy mối quan tâm nghiêm trọng đã được nở ra ở Washington sau các sự kiện diễn đã xảy ra nhanh chóng ở Đông Dương. Vào giữa tháng Tám, lực lượng kháng chiến Việt Minh, dưới Hồ Chí Minh, đã nắm quyền tại Hà Nội và ngay sau đó yêu cầu và nhận được sự thoái vị của con rối của Nhật, Hoàng đế Bảo Đại. Ngày V-J [Chiến Thắng] 02 tháng 9, Hồ Chí Minh, đã tuyên bố tại Hà Nội thành lập nước Việt Nam Cộng hoà Dân chủ. VNDCCH cai trị như là một chính phủ dân sự trên toàn Việt Nam chỉ vỏn vẹn trong một thời gian khoảng 20 ngày. Ngày 23 Tháng Chín, 1945, với sự hay biết của Tư lệnh Anh ở Sài Gòn, các lực lượng Pháp đã lật đổ chính quyền địa phương VNDCCH, và tuyên bố quyền lực của Pháp được phục hồi tại Nam Kỳ. Chiến tranh du kích đã khởi sự chung quanh Sài Gòn. Mặc dù đại diện OSS của Mỹ có mặt ở cả Hà Nội và Sài Gòn và có vẻ như ủng hộ Việt Minh, Hoa Kỳ đã không lấy một thái độ chính thức nào liên quan VNDCCH, hay cả đến các hành động Pháp và Anh tại miền Nam Việt Nam Vào tháng mười, năm 1945, Hoa Kỳ công bố chính sách của họ những điểm sau đây:

US has no thought of opposing the reestablishment of French control in Indochina and no official statement by US GOVT has questioned even by implication French sovereignty over Indochina. However, it is not the policy of this GOVT to assist the French to reestablish their control over Indo-china by force and the willingness of the US to see French control reestablished assumes that French claim to have the support of the population of Indochina is borne out by future events.

Mỹ không có ý chống đối việc tái lập quyền kiểm soát Đông Dương của Pháp và không có tuyên bố chính thức nào của chính phủ Hoa Kỳ đặt câu hỏi ngay cả trên định nghĩa chủ quyền Pháp trên Đông Dương. Tuy nhiên, không phải chính sách của chính phủ này là hỗ trợ người Pháp để thiết lập lại quyền kiểm soát của họ trên Đông Dương bằng vũ lực và mong muốn của Hoa Kỳ là được xem việc Pháp tái lập quyền kiểm soát trên giả định rằng như Pháp đã tự nhận là đã có được sự hổ trợ của dân chúng Đông Dương là phát sinh ra bởi những biến cố tương lai.

French statements to the U.S. looked for an early end to the hostilities, and spoke reassuringly of reforms and liberality. In November, Jean Chauvel, Secretary-General to the French Minister for Foreign Affairs, told the U.S. Ambassador that :
When the trouble with the Annamites broke out de Gaulle had been urged by the French Mission in India to make some sort of policy statement announcing France's intention to adopt a far-reaching progressive policy designed to give the native population much greater authority, responsibility and representation in govt. De Gaulle considered the idea but rejected it because in the state of disorder prevailing in Indochina he believed that no such policy could be implemented pending restoration of French authority and would therefore just be considered by everyone as "merely more fine words." Furthermore de Gaulle and the Foreign Minister believe that the present situation is still so confused and they have so little information really reliable on the overall Indochina picture that such plans and thoughts as they held heretofore may have to be very thoroughly revised in the light of recent developments.

Những thông báo của Pháp cho Mỹ là nhằm tìm kiếm một kết thúc sớm các hành động thù địch, và nói một cách khẳng định về những cải cách và cởi mở. Tháng Mười Một, Jean Chauvel, Bộ Trưởng Ngoại giao Pháp, nói với Đại sứ Mỹ rằng:
“Khi những rắc rối với người Việt nổ ra [tướng] De Gaulle đã được Phái đoàn Pháp ở Ấn Độ thúc giục phải thực hiện một chính sách nào đó để công bố ý định của Pháp là sẽ đưa ra một chính sách có ảnh hưởng sâu rộng được thiết kế để mang đến cho các dân tộc bản xứ có nhiều quyền tự trị, nhiều trách nhiệm hơn và có đại diện trong chính phủ. De Gaulle xem xét ý tưởng nhưng bác bỏ nó bởi vì trong tình trạng rối loạn là phổ biến ở Đông Dương, ông tin rằng không chính sách nào như vậy có thể được thực hiện trước khi thẩm quyền của Pháp được phục hồi và do đó chỉ được mọi người xem "chỉ là những danh từ hoa mỹ”. Hơn nữa De Gaulle và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tin rằng tình hình hiện nay là vẫn còn lộn xộn và họ có quá ít thông tin thực sự đáng tin cậy về hình ảnh tổng thể của Đông Dương. Vi thế những kế hoạch và suy nghĩ như họ đã nắm cho đến nay có thể phải xem lại kỷ lưỡng dưới ánh sáng của những biến chuyển mới đây.

Despite the fact that the French do not feel that they can as yet make any general statements outlining specific future plans for Indochina, Chauvel says that they hope "very soon" to put into operation in certain areas programs including local elections which will be designed to grant much greater authority and greater voice in affairs to the natives. This he said would be a much better indication of the sincerity of French intentions than any policy statement. . . . The French hope soon to negotiate an agreement with [the King of Cambodia] which will result in the granting of much greater responsibility and authority to the Cambodians. He mentioned specifically that there would be many more natives integrated into the local administrative services and it was also hoped that local elections could soon be held. The French he said intend to follow the same procedure in Laos when the situation permits and eventually also in Annam and Tonkin. When order is restored throughout Indochina and agreements have been reached with the individual states Chauvel said the French intend to embody the results of these separate agreements into a general program for all of Indochina.

"Mặc dù thực tế là người Pháp không cảm thấy rằng họ chưa có thể đưa ra bất kỳ phác thảo cụ thể nào cho kế hoạch tương lai cho Đông Dương, Chauvel nói rằng họ hy vọng sẽ 'sớm' đưa vào hành động trong một vài lãnh vực gồm cả việc bầu cử địa phương, theo đó [bầu cử]sẽ được thiết kế nhằm mang đến nhiều quyền hạn và tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề của người bản xứ. Điều này ông cho biết sẽ là một dấu hiệu tốt hơn về sự chân thành của Pháp hơn bất kỳ tuyên bố chính sách nào... Hy vọng của Pháp là sớm có đàm phán một thỏa thuận với vua của Cam-pu-chia kết quả là sẽ cho nhiều trách nhiệm lớn hơn đối với nhân dân Cambodia. Ông đã đặc biệt đề cập là sẽ có nhiều người địa phương hơn nữa vào các cơ quan hành chánh địa phương và cũng hy vọng rằng các cuộc bầu cử địa phương sẽ sớm được tổ chức. Ông nói người Pháp có ý định áp dụng các bước đi tương tự ở Lào khi tình hình cho phép và cuối cùng là cho An Nam và Bắc Kỳ. Sau khi trật tự được khôi phục trong toàn Đông Dương và các thoả thuận riêng đã đạt được với các nước, Chauvel nói rằng ý định của Pháp là thể hiện kết quả của những thỏa thuận riêng đó vào chung một chương trình cho toàn Đông Dương.”
From the autumn of 1945 through the autumn of 1946, the United States received a series of communications from Ho Chi Minh depicting calamitous conditions in Vietnam, invoking the principles proclaimed in the Atlantic Charter and in the Charter of the United Nations, and pleading for U.S. recognition of the independence of the DRV, or — as a last resort — trusteeship for Vietnam under the United Nations. But while the U.S. took no action on Ho's requests, it was also unwilling to aid the French. On January 15, 1946, the Secretary of War was advised by the Department of State that it was contrary to U.S. policy to "employ American flag vessels or aircraft to transport troops of any nationality to or from the Netherlands East Indies or French Indochina, nor to permit use of such craft to carry arms, ammunition or military equipment to these areas."

Từ mùa thu năm 1945 qua đến mùa thu năm 1946, Hoa Kỳ đã nhận được một loạt các thư tín từ Hồ Chí Minh mô tả điều kiện tệ hại ở Việt Nam, nêu lên các nguyên tắc công bố trong Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Liên Hợp Quốc, và xin Mỹ công nhận nền độc lập của nước VNDCCH, hoặc - như một phương sách cuối cùng - ủy trị Việt Nam cho Liên hợp quốc. Nhưng trong khi Mỹ đã không hành động theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, [Mỹ] cũng không muốn hỗ trợ người Pháp. Ngày 15 tháng 1 năm 1946, Bộ Trưởng Chiến tranh đã được thông báo của Bộ Ngoại giao rằng việc "sử dụng các tàu mang cờ Mỹ hoặc máy bay để vận chuyển quân đội của bất kỳ quốc tịch nào đi hoặc từ Đông Ấn Hà Lan hoặc Đông Dương thuộc Pháp, hay dùng những phương tiện đó để chuyển vân vũ khí, đạn dược, thiết bị quân sự đến các khu vực này là trái với chính sách của Mỹ”

However, the British arranged for the transport of additional French troops to Indochina, bilaterally agreed with the French for the latter to assume British occupation responsibilities, and signed a pact on 9 October, 1945, giving "full recognition to French rights" in Indochina.


French troops began arriving in Saigon that month, and subsequently the British turned over to them some 800 U.S. Lend-Lease jeeps and, trucks. President Truman approved the latter transaction on the grounds that removing the equipment would be impracticable.

Pháp bắt đầu đổ bộ vào Sài Gòn trong tháng đó, và tiếp theo người Anh giao lại cho họ khoảng 800 xe jeep và xe tải [của Mỹ cho Anh “thuê-mượn”]. Tổng thống Truman đã phê duyệt giao dịch này với lý do là việc lấy lại các thiết bị này là không khả thi.

The fighting between the French and the Vietnamese which began in South Vietnam with the 23 September, 1945, French coup d'etat, spread from Saigon throughout Cochinchina, and to southern Annam. By the end of January, 1946, it was wholly a French affair, for by that time the British withdrawal was complete; on 4 March, 1946, Admiral Lord Mountbatten deactivated Indochina as territory under the Allied Southeast Asia Command, thereby transferring all control to French authorities. From French headquarters, via Radio Saigon, came f announcements that a military "mopping-up" campaign was in progress, but pacification was virtually complete; "Burthese reports of success were typically A interspersed with such items as the following:

Các cuộc giao tranh giữa Pháp và Việt Nam bắt đầu ở miền Nam Việt Nam với cuộc đảo chính Pháp [bởi Nhật] ngày 23 tháng 9, 1945, lan tràn từ Sài Gòn ra khắp Nam Kỳ, và miền nam An Nam [Trung Kỳ thuộc Triều Đình Huế]. Đến cuối tháng Giêng năm 1946, toàn bộ mọi chuyện là do Pháp lo, bởi thời điểm đó việc Anh rút quân đã hoàn tất, ngày 4 tháng Ba, năm 1946, Đô đốc Lord Mountbatten cắt Đông Dương ra khỏi lãnh thổ thuộc Bộ Tư Lệnh Đồng Minh ở Đông Nam Á, do đó đã chuyển tất cả việc cai trị cho nhà chức trách Pháp. 30/ Bộ Tư Lệnh Pháp, thông qua Đài phát thanh Sài Gòn, đã thông báo rằng một chiến dịch quân sự nhằm “quét dọn” đang được tiến hành, nhưng việc bình định hầu như đã hoàn tất, nhưng các báo cáo thành công này thường xen kẽ với những chuyện như sau:

20 March 1946:
Rebel bands are still (wreaking destruction) in the areas south of Saigon. These bands are quite large, some numbering as many as 1,000 men. Concentrations of these bands are to be found ... in the villages. Some have turned north in an attempt to disrupt (communications) in the Camau Peninsula, northeast of Batri and in the general area south of (Nha Trang). In the area south of Cholon and in the north of the Plaine des Jenes region, several bands have taken refuge. . . .

“20 tháng 3 1946:
“Nhiều nhóm kháng chiến vẫn còn đánh phá các vùng phía Nam Sài Gòn. Những nhóm nổi dậy này là khá lớn, một số nhóm có khoảng 1.000 người. Các nhóm nổi dậy này thường thấy tập trung trong các làng mạc. Một số đã chuyển về phía bắc trong nỗ lực phá vỡ (giao thông) ở bán đảo Cà Mau, phía đông bắc Ba Tri và các khu vực nói chung phía Nam (Nha Trang). Trong vùng phía Nam Chợ Lớn và ở phía bắc đồng bằng Bãi Sậy [Plaine des Joncs], một số nhóm nổi dậy đã trú đóng tại đó …”
21 March 1946:
The following communique was issued by the High Commissioner for Indochina this morning: "Rebel activities have increased in the Bien Hoa area, on both banks of the river Dong Nai. A French convoy has been attacked on the road between Bien Hoa and Tan Uyen where a land mine had been laid by the rebels.
"In the (Baclo) area, northwest of Saigon, a number of pirates have been captured in the course of a clean-up raid. Among the captured men are five Japanese deserters. The dead bodies of three Japanese, including an officer, have been found at the point where the operation was carried out.
"A French detachment was ambushed at (San Jay), south Annam. The detachment, nevertheless, succeeded in carrying out its mission. Several aggressions by rebel parties are reported along the coastal road."

21 tháng 3 1946:
Thông cáo sau đây đã được ban hành bởi Cao ủy Đông Dương sáng nay:
Hoạt động nổi dậy có tăng lên trong khu vực Biên Hòa trên cả hai bờ sông Đồng Nai. Một đoàn xe Pháp đã bị tấn công trên đường giữa Biên Hòa và Tân Uyên, nơi một quả mìn đã được đặt bởi phiến quân.
“Trong khu vực (Bac Lo) phía tây bắc của Sài Gòn một số cướp biển đã bị bắt giữ trong quá trình một cuộc đột kích càn quét. Trong số những người bị bắt có năm lính đào ngũ của Nhật. Ba xác chết Nhật trong đó có một sĩ quan đã được tìm thấy tại điểm mà cuộc hành quân đã xảy ra.
“Một phân đội Pháp bị phục kích tại (San Jay) phía nam An Nam. Mặc dù vậy, phân đội vẫn thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhiều cuộc tấn công của phe nổi dậy được báo cáo là xảy ra dọc theo tuyến đường ven biển”

Violence abated in South Vietnam somewhat as Franco-DRV negotiations proceeded in spring, 1946, but in the meantime, French forces moved into further confrontation with Vietnamese "rebels" in Tonkin. In February, 1946, a French task force prepared to force landings at Haiphong, but was forestalled by diplomatic maneuver. A Franco-Chinese agreement of 28 February 1946 provided that the Chinese would turn over their responsibilities in northern Indochina to the French on 31 March 1946.
On March 6, 1946, a French-DRV accord was reached in the following terms:

Bạo lực dịu đi phần nào ở miền Nam Việt Nam khi các cuộc đàm phán Pháp-VNDCCH tiến hành vào mùa xuân 1946 nhưng trong khi đó lực lượng Pháp chuyển sang đối đầu mạnh hơn với “kháng chiến” Việt Nam tại Bắc Kỳ. Trong tháng hai năm 1946, một lực lượng đặc nhiệm Pháp đã chuẩn bị đổ bộ vào Hải Phòng nhưng đã bị ngưng trệ vì các chuyển động ngoại giao. Một thỏa thuận Pháp-Trung Quốc ngày 28 Tháng Hai năm 1946 đồng ý là Trung Quốc sẽ bàn giao trách nhiệm của họ ở miền Bắc Đông Dương cho Pháp ngày 31 tháng 3 năm 1946. 32/
Ngày 19 tháng 3 năm 1946, một thỏa ước Pháp-VNDCCH đã được ký kết với các điều khoản như sau:

1. The French Government recognizes the Vietnamese Republic as a Free State having its own Government, its own Parliament, its own Army and its own Finances, forming part of the Indochinese Federation and of , the French Union. In that which concerns the reuniting of the three "Anna! mite Regions" [Cochinchina, Annam, Tonkin] the French Government j pledges itself to ratify the decisions taken by the populations consulted by ) referendum.
2. The Vietnamese Government declares itself ready to welcome amicably the French Army when, conforming to international agreements, it relieves the Chinese Troops. A Supplementary Accord, attached to the present Preliminary Agreement, will estabhsh the means by which the relief operations will be carried out.
3. The stipulations formulated above will immediately enter into force. Immediately after the exchange of signatures, each of the High Contracting Parties will take all measures necessary to stop hostilities in the field, to maintain the troops in their respective positions, and to create the favorable atmosphere necessary to the immediate opening of friendly and sincere negotiations. These negotiations will deal particularly with:

1. Chính phủ Pháp công nhận Cộng Hòa Việt Nam như là một nhà nước tự do có Chính phủ riêng, Quốc hội riêng, quân đội riêng và tài chính riêng, trở thành một phần của Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Liên quan đến việc hợp nhất ba Kỳ [Cochinchina, Annam, Tonkin] – [tức Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ] Chính phủ Pháp cam kết phê chuẩn những quyết định của dân chúng qua trưng cầu dân ý”
2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đón tiếp một cách hữu nghị quân đội Pháp trong khi, theo những thỏa thuận quốc tế họ thay thế quân Trung Quốc. Một Hiệp Định Bổ Sung được thêm vào Hiệp Định Sơ Bộ sẽ thiết lập các phương cách mà các hoạt động cứu trợ sẽ được thực hiện
3. Những điều khoản thiết lập ở trên sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Lập tức ngay sau khi chữ ký được trao đổi, thẩm quyền ký kết cao nhất của mỗi bên sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để chấm dứt thù địch ở các nơi và giữ quân đội mỗi bên yên trong vị trí của mình và tạo bầu không khí thuận lợi cần thiết để mở ngay lập tức các cuộc đàm phán thân thiện và chân thành. Các cuộc đàm phán này sẽ đặc biệt giải quyết:

a. diplomatic relations of Viet-nam with Foreign States
b. the future law of Indochina
c. French interests, economic and cultural, in Viet-nam. Hanoi, Saigon or Paris may be chosen as the seat of the conference.

DONE AT HANOI, the 6th of March 1946
Signed: Sainteny
Signed: Ho-chi Minh and Vu Hong Khanh


a. quan hệ ngoại giao Việt Nam với nước ngoài
b Luật Pháp tương lai của Đông Dương
c. Quyền lợi, kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt-nam.
Hanoi, Saigon hay Paris có thể được lựa chọn làm nơi diễn ra Hội nghị
Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946
Ký tên:: Sainteny
Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh


French forces quickly exercise their prerogative, occupying Hanoi on 18 March 1946, and negotiations opened in Dalat in April.

Hence, as of April 10, 1946, allied occupation in Indochina was officially over, and French forces were positioned in all of Vietnam's major cities; the problems of U.S. policy toward Vietnam then shifted from the context of wartime strategy to the arena of the U.S. relationship with France.
Lực lượng Pháp đã nhanh chóng thực hiện đặc quyền của họ, chiếm Hà Nội vào ngày 18 tháng 3 năm 1946, và các cuộc đàm phán mở tại Đà Lạt vào tháng Tư. 34/
Do đó, ngày 10 tháng Tư năm 1946, việc Đồng Minh chiếm đóng Đông Dương được coi như chấm dứt, và các lực lượng Pháp chiếm đóng tất cả các thành phố lớn ở Việt Nam, các vấn đề trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam sau đó đã chuyển từ bối cảnh một chính sách trong chiến tranh sang phạm vi mối quan hệ Mỹ và Pháp.









No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn