MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 2, 2013

Why Convergence Breeds Conflict Vì sao đồng qui sinh ra xung đột



Why Convergence Breeds Conflict

Vì sao đồng qui sinh ra xung đột

Growing More Similar Will Push China and the United States Apart

Càng trở nên giống nhau, Trung Quốc và Mỹ lại càng xa nhau
By Mark Leonard
Foreign Affairs
September/October 2013 Issue
Mark Leonard
Foreign Affairs
Tháng 9-10/2013


Many fear that in the not-too-distant future, the world will be torn apart as the gulf that separates China and the United States grows ever wider. How, they ask, can a communist dictatorship and a capitalist democracy bridge the gap between them? But it is time to stop thinking that the two countries come from different planets and that the tensions between them are the product of their differences. In fact, until relatively recently, China and the United States got along quite well -- precisely because their interests and attributes differed. Today, it is their increasing similarities, not their differences, that are driving the two countries apart.

Nhiều người lo ngại rằng trong một tương lai không xa, thế giới sẽ bị chia ra nhiều mảng vì hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nới rộng. Họ nêu lên câu hỏi, vì sao một chế độ độc tài cộng sản và một chế độ dân chủ tư bản có thể bắc một chiếc cầu để khắc phục khoảng cách giữa hai bên? Nhưng đã đến lúc ta nên từ bỏ cái tư duy cho rằng hai nước này đến từ những hành tinh khác nhau và những căng thẳng giữa chúng là sản phẩm của những dị biệt giữa hai quốc gia. Trên thực tế, cho đến tương đối gần đây, Trung Quốc và Mỹ khá hòa hợp với nhau – chính vì những lợi ích và thuộc tính của hai nước khác nhau. Ngày nay, chính những tương đồng ngày càng gia tăng, chứ không phải những dị biệt, đang đẩy hai nước cách xa nhau.


The U.S.-Chinese relationship stands in stark contrast to the one between the United States and the Soviet Union, the last country to rival American power. During the Cold War, when geopolitics was above all a clash of ideologies, increasing contact and growing convergence between the two disconnected societies fostered détente.

Quan hệ Mỹ-Trung hoàn toàn tương phản với quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô, nước sau cùng đã thách thức quyền lực Mỹ. Trong Chiến tranh Lạnh, khi địa chính trị trước hết là một cuộc xung đột ý thức hệ, sự tiếp xúc ngày càng gia tăng và tính đồng qui ngày càng phát triển giữa hai xã hội phân cách nhau đã nuôi dưỡng được chính sách hoà hoãn.

But the contemporary era of international interdependence has reversed that dynamic. Today, competition has more to do with status than ideology. As a result, differences between great powers frequently lead to complementarity and cooperation, whereas convergence is often at the root of conflict. As they rebalance their economies and recalibrate their foreign policies, Beijing and Washington are increasingly fighting over shared interests. And as Sigmund Freud could have predicted, the more similar China and the United States become, the less they like each other. Freud called this “the narcissism of small differences”: the tendency of essentially similar people to fixate on minor distinctions between themselves in order to justify hostile feelings. Of course, the two countries are hardly identical. But the chasm that divided them a generation ago has narrowed, and as they converge they are becoming more conflict-prone.

Nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện quốc tế trong thời đương đại đã đảo ngược tiến trình tương tác đó. Ngày nay, các nước cạnh tranh nhau vì địa vị quốc tế thì nhiều, mà vì ý thức hệ thì ít. Do đó, những dị biệt giữa các đại cường thường dẫn đến sự bổ túc cho nhau và hợp tác với nhau, trong khi sự tương đồng thường là nguyên nhân xung đột. Trong khi tái quân bình nền kinh tế và rà soát lại chính sách đối ngoại của mình, Bắc Kinh và Washington ngày một đối đầu về những lợi ích chung. Và hình như Sigmund Freud đã tiên đoán được trường hợp này: Trung Quốc và Mỹ càng trở nên giống nhau, thì hai nước lại càng ít thích nhau. Freud gọi hiện tượng này là “nỗi ám ảnh về những dị biệt tiểu tiết”: đó là xu thế tập trung vào những dị biệt rất nhỏ giữa những người vốn dĩ giống nhau để biện minh cho những tình cảm xung khắc của họ. Hẳn nhiên, hai nước này không hoàn toàn giống nhau. Nhưng hố sâu chia rẽ hai nước một thế hệ trước đây đã thu hẹp lại, và khi càng giống nhau thì càng dễ trở nên xung đột.


When U.S. President Barack Obama came to power in 2009, he hoped to integrate China into global institutions and encourage it to identify its interests with the preservation of the postwar, Western-led international system. But almost five years later, according to a U.S. official with whom I spoke earlier this year who is familiar with the president’s thinking, Obama’s attitude toward the Chinese is best described as “disappointment.” According to the official, Obama feels that the Chinese rebuffed his attempt to forge an informal “G-2” arrangement during his first trip to China, in November 2009, and disagreements between Beijing and Washington on climate change, maritime issues, and cybersecurity have convinced Obama that China is more of a problem than a partner.

Vào thời điểm Tổng thống Mỹ Obama lên cầm quyền năm 2009, ông hi vọng đưa Trung Quốc vào các cơ chế toàn cầu và khuyến khích nước này đồng hóa lợi ích của mình với việc duy trì hệ thống quốc tế do phương Tây lãnh đạo sau Thế chiến. Nhưng chỉ gần năm năm sau, theo một quan chức Mỹ nắm vững tư duy Tổng thống Mỹ mà tôi có dịp trao đổi vào đầu năm nay, thái độ của Obama đối với Trung Quốc được mô tả chính xác nhất là “thất vọng”. Theo quan chức này, Obama thấy rằng phía Trung Quốc đã bác bỏ nỗ lực của ông trong việc tạo dựng một dạng “G-2” không chính thức trong chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của ông, tháng Mười Một 2009, và những bất đồng giữa Bắc Kinh và Washington về thay đổi khí hậu, về những vấn đề trên biển và an ninh mạng đã khiến Obama tin rằng Trung Quốc là một vấn nạn hơn là một đối tác.

The Chinese, for their part, do not feel inclined to uphold a Western-led international order that they had no role in shaping. That is why, in the run-up to his meeting with Obama in June at the Sunnylands estate in California, Chinese President Xi Jinping urged the establishment of “a new type of great-power relationship” -- a coded way for the Chinese to tell the Americans to respect China as an equal, to accommodate China’s territorial claims, and to expect that China will define its own interests rather than support Western-led international agendas.

Về phần mình, lãnh đạo Trung Quốc không muốn đề cao một trật tự quốc tế do phương Tây lãnh đạo, một trật tự mà họ không đóng vai trò tạo dựng. Đó là lý do tại sao, trong thời gian trước cuộc họp với Obama tháng Sáu vừa qua tại Khu nhà nghỉ Sunnylands tại California, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy thiết lập một “loại quan hệ đại cường mới” – một cách nói được mã hóa để người Trung Quốc nhắn nhủ người Mỹ phải tôn trọng Trung Quốc như một quốc gia ngang hàng với Mỹ, phải đáp ứng những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, và phải dự kiến Trung Quốc xác định lợi ích của mình chứ không hậu thuẫn những nghị trình quốc tế do phương Tây lãnh đạo.

As the two biggest global powers indulge their neuroses, the rest of the world is getting anxious. On a range of important economic and geopolitical issues, Beijing and Washington are increasingly trying to bypass each other rather than investing in common institutions. The effect on the world will be profound. Although global trade will expand and global institutions will survive, international politics will be dominated not by powerful states or international organizations but rather by clusters of states that will flock together because they share similar histories and levels of wealth and believe their interests are complementary. These pragmatic, somewhat ad hoc groupings will seek to strengthen themselves from the inside out, and their interactions with one another will eclipse the formation of the unified, multilateral liberal order that the United States and its allies have sought to build since the end of the Cold War.

Trong khi hai cường quốc lớn nhất toàn cầu chiều chuộng chứng thần kinh của mình, phần còn lại của thế giới đâm ra lo lắng. Trong một loạt vấn đề kinh tế và địa chính trị quan trọng, Bắc Kinh và Washington ngày càng ra sức qua mặt nhau hơn là đầu tư vào những định chế chung. Điều này sẽ có hiệu ứng sâu xa trên thế giới. Mặc dù mậu dịch toàn cầu sẽ bành trướng và các định chế toàn cầu sẽ còn tồn tại, nhưng chính trị quốc tế sẽ không bị khống chế bởi các quốc gia giàu mạnh hay các tổ chức quốc tế mà bởi những cụm quốc gia xích lại gần nhau vì có lịch sử và mức độ giàu có giống nhau, và tin tưởng rằng lợi ích quốc gia của chúng bổ túc cho nhau. Những nhóm quốc gia thực tiễn và có phần tùy nghi này sẽ tìm cách phát triển thế mạnh của chúng từ trong nhóm ra ngoài, và sự tương tác giữa chúng với nhau sẽ làm lu mờ đội hình của cái trật tự tự do đa phương và thống nhất mà Mỹ và đồng minh đã cố gắng xây dựng từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.

THE END OF CHIMERICA

For most of the last two decades, China and the United States enjoyed an almost perfect symbiosis. Chinese savings bankrolled U.S. consumption. Chinese firms manufactured products designed and serviced by postindustrial U.S. companies. And China’s inward-looking foreign policy did not fundamentally undermine U.S. hegemony. The historian Niall Ferguson and the economist Moritz Schularick deemed the two countries so intertwined that they started referring to them as a distinct entity: “Chimerica.”

KẾT THÚC THỰC THỂ CHIMERICA

Trong gần hai thập kỷ qua, Trung Quốc và Mỹ đã tận hưởng một quan hệ cộng sinh gần như tuyệt hảo. Tiền tiết kiệm của Trung Quốc nuôi sức tiêu thụ của Mỹ. Các công ty Trung Quốc chế tạo những sản phẩm do các công ty hậu công nghiệp Mỹ thiết kế và bảo dưỡng. Và chính sách đối ngoại hướng nội của Trung Quốc trên cơ bản không làm lung lay vai trò bá quyền của Mỹ. Nhà sử học Niall Ferguson và nhà kinh tế Moritz Schularick cho rằng hai nước đã quyện chặt vào nhau đến nỗi họ bắt đầu gọi chúng như một thực thể riêng: “Chimerica”



Insofar as it ever existed, Chimerica was made possible by the fact that even though the governing philosophies of the two states were profoundly different, they were different in the same way that a lock and a key differ. China was run according to the “Deng consensus,” named after the Chinese leader Deng Xiaoping, who stepped aside in the 1990s but whose vision continued to guide the country for many years. Deng’s primary goal was to maintain domestic and international stability by eschewing an ambitious foreign policy agenda and focusing instead on economic growth through exports and foreign investment. Meanwhile, the American governing credo during the 1990s rested on an interventionist foreign policy of defending stability within an American-led world order built on free trade abroad and credit-fueled growth at home. The two visions bore little resemblance to each other, but they were also rarely in direct conflict; in fact, they were usually complementary.

Nếu quả thật từng có một Chimerica thì nó tồn tại nhờ cái thực tế là: mặc dù triết lý cai trị của hai quốc gia khác nhau sâu sắc, nhưng chúng chỉ khác nhau theo cung cách cái ổ khóa và cái chìa khóa khác nhau. Trung Quốc được điều hành theo “đồng thuận Đặng Tiểu Bình”, mang tên của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lùi về phía sau vào những năm 1990, nhưng viễn kiến của ông vẫn tiếp tục dẫn đường cho nước này nhiều năm nữa. Mục đích trước tiên của Đặng là duy trì ổn định quốc nội và quốc tế bằng cách tránh xa một nghị trình đầy tham vọng trong chính sách đối ngoại và, thay vào đó, chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế thông qua xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, tín lý cai trị của Mỹ trong thập niên 1990 dựa vào một chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa can thiệp nhằm bảo vệ một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, một trật tự đặt cơ sở trên tự do mậu dịch ở nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong nước nhờ sức mạnh tín dụng. Hai viễn kiến này không có gì giống nhau, nhưng chúng cũng ít khi đối đầu xung đột; thật ra, chúng thường bổ túc cho nhau.


Of course, during this period, Beijing and Washington did compete. But because they were starting from very different levels of power, the contest was so asymmetrical that it produced little friction. Moreover, the two powers typically pursued quite different ends and relied on very different means. In Asia, the United States concentrated on maintaining its military primacy and resisted any regional economic initiatives that it had not devised -- even when they were put forward by an ally such as Japan, which proposed setting up an Asian monetary fund during the 1997–98 Asian financial crisis, an idea that Washington rebuffed. China, by contrast, sought to reassure its neighbors about its “peaceful rise” by supporting multilateral regional integration and offering them an economic stake in China’s rise through trade deals. Outside Asia, Beijing and Washington managed to not step on each other’s toes: the United States prioritized its relations with other advanced democracies and with energy-rich countries in the Middle East, and China focused its diplomatic energies on seeking opportunities in Africa and Latin America, regions where the United States has pulled back.


Hẳn nhiên, trong giai đoạn này, Bắc Kinh và Trung Quốc vẫn cạnh tranh với nhau. Nhưng vì hai nước xuất phát từ những mức quyền lực rất chênh lệch, cuộc đọ sức trở thành bất đối xứng đến nỗi ít gây ra cọ xát. Vả lại, hai cường quốc này thường theo đuổi những mục đích hoàn toàn khác nhau và dựa vào những phương tiện rất khác nhau. Tại châu Á, Mỹ tập trung vào việc duy trì vai trò siêu cường quân sự của mình và chống lại bất cứ sáng kiến kinh tế nào mà Mỹ không nắm quyền hoạch định – thậm chí cả khi chúng được đưa ra bởi một đồng minh như Nhật Bản là nước đã đề nghị thành lập một quỹ tiền tệ châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98, một ý tưởng bị Washington bác bỏ. Trái lại, vào thời điểm đó, Trung Quốc đã tìm cách trấn an các nước láng giềng về “cuộc trỗi dậy hòa bình” của mình bằng cách hậu thuẫn việc hội nhập đa phương trong khu vực và hứa hẹn các nước này một phần thưởng kinh tế trong cuộc trỗi dậy của Trung Quốc thông qua các hợp đồng thương mại. Ở bên ngoài châu Á, lúc bấy giờ Bắc Kinh và Washington cũng tránh giẫm đạp lên chân nhau: Mỹ dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ với các nước dân chủ tiên tiến khác và các nước giàu năng lượng tại Trung Đông, còn Trung Quốc thì dồn các nỗ lực ngoại giao của mình vào việc tìm kiếm cơ hội tại châu Phi và châu Mỹ La tinh, những vùng mà Mỹ đã rút lui.

TRADING PLACES

The financial crisis of 2008 brought the Chimerican era to an end. Sobered by their mutual vulnerability to the systemic failures that led to the crisis, Beijing and Washington vowed to rebalance their economic relationship, which both felt had become unhealthy. But as they retooled their domestic and foreign policies to adapt to the suddenly fragile global economy, they began to mirror each other in ways that encouraged more competition than complementarity.


HOÁN CHUYỂN VỊ TRÍ

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã kết thúc kỷ nguyên Chimerica. Thức tỉnh vì nhận ra sự yếu kém của mình trước các lỗi hệ thống đã đưa đến cuộc khủng hoảng, Bắc Kinh và Washington cương quyết tái quân bình quan hệ kinh tế với nhau, một quan hệ mà cả hai nước đều nhận thấy đã trở nên thiếu lành mạnh. Nhưng trong khi rà soát lại chính sách đối nội và đối ngoại của mình để tìm cách thích nghi với nền kinh tế toàn cầu đột nhiên trở nên yếu kém, cả hai nước bắt đầu phản ánh lẫn nhau trong những cung cách có khả năng thúc đẩy tính cạnh tranh hơn là tính bổ túc.


In the economic realm, China is now moving away from its long reliance on exports and trying to stimulate domestic consumption and develop a domestic service economy. Meanwhile, the United States is bolstering its manufacturing sector, in part by promoting a cheap dollar through quantitative easing and subsidizing the automotive sector, and encouraging export-led growth through a new generation of trade deals with rich countries, including Japan and the EU states.

Trong lãnh vực kinh tế, Trung Quốc đang tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc lâu dài vào hàng xuất khẩu và đang cố gắng kích thích mức tiêu thụ trong nước và phát triển một nền kinh tế dịch vụ nội địa. Trong khi đó, Mỹ đang nâng đỡ khu vực chế tạo hàng hóa của mình, một phần bằng chủ trương hạ giá đồng Mỹ kim thông qua việc gia tăng nguồn tiền cho các ngân hàng [quantitative easing] và bằng việc trợ cấp khu vực chế tạo xe hơi, và khuyến khích tăng trưởng kinh tế do xuất khẩu chủ đạo thông qua một loạt hợp đồng thương mại mới với các nước giàu, gồm Nhật Bản và các quốc gia trong khối Liên Âu.


Chinese efforts to move up the value chain and American attempts to reindustrialize will lead the two countries to compete more directly, as each moves closer to the other’s traditional modes of production and consumption. For example, China no longer wants to supply the cheap parts inside an iPhone only to watch the biggest profits accrue to a U.S. company. Instead, China is encouraging Chinese firms to take their cues from Huawei, the Guangdong-based firm that has been extremely successful selling smartphones that mimic the iPhone but whose profits stay in China.

Các nỗ lực sản xuất hàng hóa giá trị cao của Trung Quốc và những toan tính tái công nghiệp hóa của Mỹ sẽ dẫn đến tình trạng là hai nước sẽ cạnh tranh trực tiếp hơn, khi nước này tiến gần đến phương thức sản xuất và tiêu thụ truyền thống của nước kia. Chẳng hạn, Trung Quốc không còn muốn cung cấp các linh kiện rẻ tiền bên trong chiếc iPhone chỉ để đứng nhìn những lợi nhuận lớn nhất dồn vào tay một công ty Mỹ. Thay vào đó, Trung Quốc đang khuyến khích các công ty Trung Quốc nên theo gương Huawei, một công ty đặt trụ sở tại Quảng Đông đã cực kỳ thành công trong việc bán ra các điện thoại thông minh bắt chước chiếc iPhone, mà lợi nhuận của công ty này vẫn nằm trong nước.


It is in their respective relations with the rest of the world, however, that the two countries are converging most dramatically -- in some cases almost swapping their traditional roles. China is struggling to manage its surging global influence. Its foreign policy elites are engaged in a wholesale rethinking of Chinese strategy, questioning all the sacred cows of the low-profile approach of the Deng era, including the country’s traditional aversion to intervening in the domestic affairs of other countries. This process was spurred on by the 2011 NATO-led war to oust Libyan ruler Muammar al-Qaddafi, when China was surprised to see that many developing countries favored international intervention. The pressure for a less passive Chinese foreign policy comes from Chinese companies eager for protection in dangerous overseas markets; from a small cadre of globalists who maintain that in a world where China is exposed to many hot spots, Beijing must shed its hesitance to take international action; and from hawkish Chinese policymakers and military officials who believe that China needs to be more assertive in protecting its interests abroad.

Tuy nhiên, trong quan hệ của mỗi nước với phần còn lại của thế giới, cả hai cường quốc đang trở nên giống nhau một cách rất ngoạn mục – trong một số trường hợp gần như đang hoán chuyển vai trò truyền thống của nhau. Trung Quốc đang phấn đấu để điều hành ảnh hưởng toàn cầu đang lên của mình. Giới tinh hoa trong chính sách đối ngoại của đất nước này đang lao vào một cuộc tái tư duy rộng lớn về chiến lược Trung Quốc; họ chất vấn mọi tín điều trong đường lối “ẩn mình để chờ thời cơ” của thời đại Đặng Tiểu Bình, gồm cả truyền thống tránh can thiệp vào nội bộ nước khác của Trung Quốc. Tiến trình này được thúc đẩy bởi cuộc chiến do NATO lãnh đạo năm 2011 nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Libya Muammar al-Qaddafi, khi Trung Quốc kinh ngạc nhận ra rằng nhiều nước đang phát triển đã ủng hộ việc can thiệp của quốc tế. Sức ép đòi hỏi Trung Quốc phải có một chính sách đối ngoại ít thụ động hơn phát xuất từ các công ty Trung Quốc muốn được che chở tại những thị trường nguy hiểm ở nước ngoài; từ một đội ngũ trí thức theo chủ nghĩa toàn cầu chủ trương rằng trong một thế giới mà Trung Quốc hiện diện tại nhiều điểm nóng, Bắc Kinh phải từ bỏ sự dè dặt của mình để chấp nhận các hoạt động quốc tế; và từ những người hoạch định chính sách Trung Quốc hiếu chiến tin tưởng rằng Trung Quốc cần phải quyết đoán hơn trong việc bảo vệ lợi ích của mình ở nước ngoài.



Even if these arguments prevail, China will not be launching U.S.-style humanitarian interventions anytime soon, but its foreign-policy makers are likely to become less squeamish about intervening in the internal affairs of other countries. As Yan Xuetong, dean of the Institute of Modern International Relations at Tsinghua University and an influential hawk, put it to me, “When China is as powerful as the United States, we will have the same approach to sovereignty as the United States.”

Thậm chí nếu những tranh luận này có thắng thế đi nữa, Trung Quốc sẽ không vội tung ra những cuộc can thiệp vì lý do nhân đạo theo kiểu Mỹ nhưng những người làm chính sách Trung Quốc sẽ bớt rụt rè hơn trong việc can thiệp vào nội bộ của nước khác. Như Diêm Học Thông (Yan Xuetong), Viện trưởng Viện Bang giao Quốc tế Hiện đại tại Đại học Thanh Hoa, đã nói với tôi, “Khi Trung Quốc mạnh bằng Mỹ, chúng tôi sẽ có một đường lối đối với vấn đề chủ quyền giống hệt như Mỹ.”

And when it comes to regional politics, hawks such as Yan are voicing doubts about whether China’s economic interests should always take precedence over its political goals. This shift might explain the government’s decision in 2010 to temporarily block exports of rare-earth minerals to Japan and its decision two years later to restrict fruit imports from the Philippines during the two countries’ squabbles over islands in the South China Sea. These moves were accompanied by the seeming tolerance of sometimes violent demonstrations staged by Chinese nationalists against Japanese companies with operations in China, even though the unrest has caused some of those companies to relocate to Vietnam.

Và khi đề cập đến chính trị khu vực, những trí thức diều hâu như Diêm đang bày tỏ những hoài nghi về việc Trung Quốc có nên đặt lợi ích kinh tế cao hơn những mục tiêu chính trị hay không. Sự chuyển biến tư duy này có thể giải thích quyết định của chính phủ Trung Quốc năm 2010 trong việc tạm thời ngưng xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Nhật Bản và quyết định của Trung Quốc hai năm sau đó trong việc giới hạn nhập khẩu trái cây từ Philippines trong thời gian hai nước xung đột về các đảo trong Biển Hoa Nam [Biển Đông Việt Nam – N.D.]. Những động thái này diễn ra song song với việc chính quyền có vẻ dung túng những cuộc biểu tình đôi khi bạo động được tổ chức bởi các phần tử dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc nhằm chống lại các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc, dù sự bất ổn đó đã khiến một số công ty này phải dời sang Việt Nam.

In a more dramatic shift, Chinese academics are also debating whether their country should rethink its opposition to standing alliances. Last year, Yan and other hawks publicly proposed that China develop quasi alliances with a dozen countries, including the Central Asian republics, Myanmar (also called Burma), North Korea, Pakistan, Russia, and Sri Lanka, offering them security guarantees and, for the smaller countries on that list, perhaps even the protection of a Chinese nuclear umbrella. Such moves are hardly what then U.S. Deputy Secretary of State Robert Zoellick had in mind in 2005 when he called for China to become a “responsible stakeholder” in the global order.


Trong một chuyển biến nhiều kịch tính hơn, giới hàn lâm Trung Quốc cũng đang tranh luận là liệu nước họ có nên xét lại việc chống đối các liên minh thường trực không. Năm ngoái, Diêm và các trí thức diều hâu khác công khai đề nghị rằng Trung Quốc nên phát triển các hình thức gần như liên minh với khoảng trên một chục nước, gồm các cộng hòa Trung Á, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Pakistan, Nga, và Sri Lanka, cấp cho họ những đảm bảo an ninh và, đối với những nước nhỏ trên danh sách này, có lẽ cả sự che chở của chiếc dù hạt nhân Trung Quốc. Những động thái này không phải là điều mà nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert Zoellick nghĩ tới vào năm 2005 khi ông kêu gọi Trung Quốc nên trở thành một “thành viên có trách nhiệm” trong trật tự toàn cầu.


Bolstering China’s increased international assertiveness is the growth of a more participative domestic political system in which different factions fight it out and where the Internet and especially social media have created a much livelier public sphere. In the past, Western policymakers often accused China of stoking nationalist outrage and then claiming to be constrained by it. But today, the drumbeat of Chinese nationalism seems more genuine than manufactured. During the Cold War, Western analysts held that the Communist Party was bad and civil society was good. But today, it is the Chinese Communist Party that tends to urge restraint abroad, while ordinary Chinese citizens call for more toughness.


Tiếp sức cho tính quyết đoán quốc tế ngày một gia tăng của Trung Quốc là sự phát triển một hệ thống chính trị trong nước ngày càng tham gia bàn việc nước, trong đó nhiều trường phái khác nhau thi đua tranh luận vấn đề và cũng là nơi Internet và nhất là các phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra một công luận sinh động hơn trước nhiều. Trong quá khứ, các nhà làm chính sách phương Tây thường lên án Trung Quốc đã dùng thủ đoạn để nuôi dưỡng hận thù dân tộc rồi lấy cớ là hành động của mình bị hạn chế vì sự phẫn nộ của người dân. Nhưng ngày nay, tiếng trống thúc quân của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc có vẻ chân thật hơn là ngụy tạo. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà phân tích phương Tây cho rằng Đảng Cộng sản là xấu và xã hội dân sự là tốt. Nhưng ngày nay, Đảng Cộng sản có xu thế thúc đẩy một sự tự chế ở nước ngoài, trong khi người dân Trung Quốc bình thường lại đòi hỏi Đảng phải có hành động cứng rắn hơn.

As China considers how to expand its international influence and commitments, the United States is trying to reconcile its desire for international primacy with the war-weariness of its citizens and the risks of national indebtedness. Obama has sought to develop a model of low-cost leadership: something like an American version of Deng’s approach, with the difference being that Deng tried to hide China’s growing wealth, whereas Obama is trying to hide the growing shortfall in American resources. In practice, this approach means punishing adversaries such as Iran and North Korea with economic sanctions, targeting terrorists with drones, eschewing unilateral interventions abroad in favor of “leading from behind,” and establishing pragmatic relationships with powerful states such as Russia. From the Chinese perspective, the most ominous sign is that the “pivot” to Asia seems to involve mirroring Beijing’s multilateral diplomacy and trade strategy. Indeed, as a Pentagon strategist told me recently, “Instead of playing chess, we are playing go,” the ancient Chinese board game.

Trong khi Trung Quốc cân nhắc phải làm thế nào để nới rộng ảnh hưởng quốc tế và những cam kết của mình, thì Mỹ đang ra sức hòa giải cái tham vọng siêu cường quốc tế của mình với tâm trạng thấm mệt chiến tranh của người dân và những đe dọa về nợ nần quốc gia. Obama đã tìm cách phát triển một mô hình lãnh đạo ít tốn kém: một phiên bản kiểu Mỹ của đường lối Đặng Tiểu Bình, với sự khác biệt là trong khi Đặng cố gắng che giấu sự giàu có đang gia tăng của Trung Quốc, thì Obama lại tìm cách che giấu sự thiếu hụt nguồn lực ngày càng trầm trọng của Mỹ. Trên thực tế, đường lối này của Mỹ gồm: trừng phạt các nước thù nghịch như Iran và Bắc Triều Tiên bằng biện pháp kinh tế, truy kích khủng bố bằng máy bay không người lái, tránh đơn phương can thiệp ở nước ngoài mà có xu thế “lãnh đạo từ đằng sau”, và thiết lập những quan hệ thực tiễn với các quốc gia hùng mạnh như Nga. Từ góc nhìn của Trung Quốc, dấu hiệu có vẻ báo nguy nhất đối với Trung Quốc là chiến lược “xoay trục” về châu Á của Mỹ có vẻ như mô phỏng theo chính sách ngoại giao đa phương và chiến lược thương mại của Bắc Kinh. Thật vậy, như một nhà chiến lược của Lầu Năm góc đã nói với tôi gần đây, “Thay vì chơi cờ vua, chúng tôi đang chơi cờ vây”, một loại cờ bàn cổ đại của Trung Quốc.

But even as China and the United States develop different ways of increasing their influence, each country is holding fast to its own form of exceptionalism. Each believes that it should be exempt from certain elements of international law and that it is destined for regional dominance in Asia. Yet it is difficult for both countries to square this faith with a sense each one has that in an increasingly interdependent world, it is on the bad end of the bargain. Americans complain about losing jobs, and the Chinese complain about losing their hard-earned savings. Washington complains that Beijing is not playing by the rules, and Beijing objects that the rules were invented by the West to keep others down. As the tensions mount, many aspects of the U.S.-Chinese relationship that both sides once saw as opportunities are looking more and more like threats.

Nhưng thậm chí khi Trung Quốc và Mỹ phát triển những đường lối khác nhau để bành trướng ảnh hưởng, cả hai đều bám lấy một hình thức của chủ nghĩa biệt lệ [exceptionalism]. Cả hai đều tin rằng mình khỏi phải tuân theo một số yếu tố nhất định của luật pháp quốc tế và mình được định mệnh giao phó một vai trò khống chế khu vực tại châu Á. Tuy nhiên, cả hai nước đều khó có thể hòa hợp cái xác tín ấy với cảm giác mà mỗi bên đều có, rằng trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau này mình đã bị nước kia chơi trội. Người Mỹ than phiền về mất công ăn việc làm, còn người Trung Quốc thì than phiền về việc đã mất đi những số tiền dành dụm bằng mồ hôi nước mắt. Washington than phiền rằng Bắc Kinh không chơi theo luật, còn Bắc Kinh thì phản bác rằng những luật này đều do phương Tây bày ra để kềm hãm các nước khác. Khi căng thẳng gia tăng, nhiều khía cạnh của quan hệ Mỹ-Trung mà đã có thời cả hai bên cho là cơ hội lại có vẻ đang ngày càng là những mối đe dọa.

DOUBLE BYPASS

During the last three decades, China has liberalized its economy, grown a middle class that numbers in the hundreds of millions, and witnessed the birth of a genuine public sphere among the more than 500 million Chinese with access to the Internet. China has been welcomed into international institutions such as the World Trade Organization (WTO) and the G-20 and has been treated to public declarations of respect from successive U.S. presidents. Many in Washington hoped that these changes would be accompanied by more Chinese support for the Western-led international system. But they have been frustrated to discover otherwise.

HAI BÊN TÌM ĐƯỜNG TRÁNH NHAU

Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã tự do hóa nền kinh tế của mình, tạo ra một giai cấp trung lưu lên đến hàng trăm triệu người, và chứng kiến sự ra đời một công luận đích thực [a genuine public sphere] trong số hơn 500 triệu người dân Trung Quốc sử dụng Internet. Trung Quốc đã được đón mời vào các định chế quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và G-20 và được nhiều Tổng thống Mỹ liên tiếp đối xử bằng những tuyên bố công khai bày tỏ sự kính trọng. Nhiều nhân vật tại Washington từng hi vọng rằng những chuyển biến này sẽ đi liền với việc Trung Quốc gia tăng hậu thuẫn đối với hệ thống quốc tế do phương Tây lãnh đạo. Nhưng họ đã thất vọng vì thấy Trung Quốc không đáp ứng theo mong muốn của mình.

Indeed, rather than being transformed by global institutions, China has taken part in sophisticated multilateral diplomacy that has changed the global order. At the G-20, China has made common cause with other creditor nations, such as Germany, whose side China took in 2010 when the Germans opposed a U.S.-backed global stimulus package. Washington has also been disappointed that Beijing has helped doom the Doha Round of negotiations on world trade by sitting on its hands when the talks have seemed to be in jeopardy. At the UN, China has pushed back against the spread of liberal norms: in 1997–98, other states voted with Washington on human rights issues before the General Assembly around 80 percent of the time; Beijing’s “voting coincidence” that year, in contrast, was barely 40 percent. By 2009–10, those numbers had been nearly reversed: roughly 40 percent for the United States and nearly 70 percent for China. This turnaround was in part the result of China’s winning the support of developing countries by providing them with cheap loans, direct investment, and promises to protect them from hypothetical UN Security Council resolutions directed against them.

Thật vậy, thay vì bị những định chế toàn cầu chuyển hóa, Trung Quốc theo đuổi chính sách ngoại giao đa phương rất tinh vi, làm thay đổi trật tự toàn cầu. Ở G-20, Trung Quốc đứng cùng phe với các nước chủ nợ, như Đức, một nước mà Trung Quốc đã liên minh năm 2010 khi người Đức chống lại một gói kích thích kinh tế toàn cầu do Mỹ đề xuất. Washington cũng thất vọng vì Bắc Kinh đã góp phần kết liễu Vòng đàm phán Doha về thương mại thế giới, bằng cách giữ thái độ bất động vào thời điểm các cuộc đàm phán có dấu hiệu lâm nguy. Tại LHQ, Trung Quốc đã đẩy lùi sự phát triển các qui phạm bảo vệ tự do: trong thời gian 1997-98, các quốc gia khác bỏ phiếu theo Washington về những vấn đề nhân quyền tại Đại hội đồng là 80% số lần; trái lại, vào năm đó, các nước “bỏ phiếu theo” Bắc Kinh về các vấn đề này là 40%. Vào năm 2009-2010, những con số này gần như bị đảo ngược: khoảng 40% bỏ phiếu theo Mỹ và gần 70% theo Trung Quốc trên các vấn đề nhân quyền. Sự thay đổi lập trường này một phần là do Trung Quốc giành được hậu thuẫn của các nước đang phát triển bằng cách cho vay nhẹ lãi, trực tiếp đầu tư, và hứa hẹn bảo vệ những nước này trong trường hợp Hội đồng Bảo an LHQ đưa ra những nghị quyết trừng phạt họ.


In response to Western frustration, Chinese scholars, such as the influential historian Shi Yinhong, have argued that the West should think not so much about “integrating China into the Western liberal order” and instead try to adapt that order “to accommodate China,” as Shi told me recently. This adaptation would involve a major redistribution of formal influence within global financial and security institutions, with authority doled out to member states according not to preconceived ideas about who should rule but, as Shi puts it, to the “factual strength they respectively have and the contribution they have made.” In practice, he argues, the United States would have to accept military parity with China (at least east of Taiwan), the peaceful reunification of China and Taiwan on China’s terms, and a narrow but substantial span of “strategic space” for China in the western Pacific. In addition, the U.S. system of alliances would need to become “less military-centered and less China-targeted.”


Trước sự thất vọng của phương Tây, các học giả Trung Quốc, như nhà sử học vai vế Thì Ân Hoành (Shi Yinhong), tranh luận rằng phương Tây không nên quá bận tâm về việc “thúc đẩy Trung Quốc hội nhập vào trật tự tự do của phương Tây”, mà thay vào đó nên điều chỉnh cái trật tự ấy “để đáp ứng nguyện vọng của Trung Quốc”, như Thì đã nói với tôi gần đây. Sự điều chỉnh này sẽ đòi hỏi một sự tái phân phối rộng lớn ảnh hưởng chính thức trong các định chế tài chính và an ninh toàn cầu, theo đó quyền lực được phân phối cho các quốc gia thành viên sẽ không tùy thuộc vào các khái niệm được định sẵn từ trước là ai sẽ có quyền cai quản, mà tùy thuộc vào “sức mạnh đích thực mà mỗi nước có được và sự đóng góp mà mỗi nước đã thể hiện”, như Thì lý giải. Trên thực tế, Thì tranh luận, Mỹ sẽ phải chấp nhận một thế cân bằng quân sự với Trung Quốc (chí ít ở phía đông Đài Loan), việc thống nhất bằng đường lối hòa bình của Trung Quốc và Đài Loan theo điều kiện của Bắc Kinh, và một khoảng “không gian chiến lược” nhỏ hẹp nhưng quan trọng đối với Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương. Hơn thế nữa, hệ thống liên minh của Mỹ cần phải “giảm bớt tập trung vào quân sự và giảm bớt việc lấy Trung Quốc làm mục tiêu”.


But regardless of what Chinese elites might prefer, the West is not yet ready to adapt the existing world order to meet China’s aspirations. And rather than accepting the compromises required for a G-2 or the gridlock of the status quo, Western powers are avoiding direct confrontations with Beijing while pursuing relationships and policies that will limit its ability to bend the international system to its will.


Nhưng cho dù giới tinh hoa Trung Quốc có muốn gì đi nữa, phương Tây vẫn chưa sẵn sàng điều chỉnh trật tự thế giới hiện hữu để đáp ứng nguyện vọng của Trung Quốc. Và thay vì chấp nhận những nhượng bộ cần thiết cho một G-2 hay sự bế tắc của nguyên trạng, các cường quốc phương Tây đang tránh đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh trong khi theo đuổi những quan hệ và những chính sách nhằm hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc uốn nắn hệ thống quốc tế theo ý mình.

In recent years, for example, a group of high-income countries led by the United States and including Australia, Canada, Malaysia, and Singapore launched negotiations to create the Trans-Pacific Partnership, a trade pact that would pointedly exclude China and emphasize strong standards on state-owned enterprises, labor rights, environmental practices, and the protection of intellectual property rights. If Japan eventually joins, the TPP’s membership will account for around 40 percent of global GDP. Even more ambitious are the recently launched negotiations over the Transatlantic Trade and Investment Partnership, a long-discussed plan to create a free-trade agreement between the EU and the United States, which would give the Western countries significant leverage in any subsequent trade negotiations with China.

Trong những năm gần đây, chẳng hạn, một nhóm quốc gia có lợi tức cao do Mỹ lãnh đạo và gồm cả Australia, Canada, Malaysia, và Singapore đã bắt đầu đàm phán để thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một thương ước cố ý loại trừ Trung Quốc và nhấn mạnh những tiêu chuẩn khắt khe đối với các doanh nghiệp nhà nước, với quyền lợi công nhân, với các biện pháp bảo vệ môi trường, và quyền sở hữu trí tuệ. Nếu cuối cùng Nhật Bản cũng gia nhập, các thành viên của TPP sẽ chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Thậm chí còn tham vọng hơn cả TPP là những cuộc đàm phán được khởi động gần đây về Hiệp định Đối tác Đầu tư xuyên Đại Tây Dương, một kế hoạch đã được bàn bạc từ lâu nhằm tạo ra một hiệp ước tự do mậu dịch giữa EU và Mỹ, một hiệp ước sẽ cho các nước phương Tây những lợi thế đáng kể trong bất cứ một cuộc đàm phán thương mại nào sau này với Trung Quốc.

The goal of these new arrangements is not to push China out of international trade but rather to set the rules of the road without China and then force it to accept them. The West is making parallel efforts in the security realm. The United States is trying to use the pivot to Asia to strengthen its long-standing relationships with various countries on China’s periphery in order to slow Beijing’s quest for military primacy in the western Pacific. And when it comes to international interventions, the West is increasingly “forum shopping”: cooperating with regional organizations, such as the Arab League and the African Union, and relying on informal coalitions, such as the Friends of Syria, whenever diplomacy at the UN gets bogged down.


Mục tiêu của những hiệp ước mới này không phải là để đẩy Trung Quốc ra khỏi nền mậu dịch quốc tế, mà để soạn ra các qui định không có sự tham gia của Trung Quốc để rồi sau này buộc Trung Quốc phải chấp nhận chúng. Phương Tây cũng đang có những nỗ lực song song trong lãnh vực an ninh. Mỹ đang cố gắng sử dụng chiến lược xoay trục hướng về châu Á để củng cố những quan hệ lâu đời với nhiều nước chung quanh Trung Quốc nhằm gây cản trở cho tham vọng bá quyền quân sự của Trung Quốc ở khu vực tây Thái Bình Dương. Trong các nỗ lực can thiệp quốc tế, phương Tây đang gia tăng “việc tìm kiếm diễn đàn” [forum shopping]: hợp tác với những tổ chức khu vực, như Liên đoàn Á rập và Liên hiệp châu Phi, và dựa vào những liên minh không chính thức, như Nhóm Bạn của Syria [Friends of Syria], bất cứ khi nào chính sách ngoại giao tại LHQ bị bế tắc.

Meanwhile, China has been working just as hard to bypass the West. It has set up security institutions of its own, such as the Shanghai Cooperation Organization, which aims to counter Western influence in Central Asia, and has struck bilateral and multilateral trading arrangements with countries all over the world. China has also held regular summits with its BRICS partners (Brazil, Russia, India, and South Africa) and is trying to establish a BRICS development bank that could potentially boast a lending portfolio three times as large as the World Bank’s.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng hoạt động ráo riết không kém để qua mặt phương Tây. Trung Quốc đã thành lập các định chế an ninh của chính mình, như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và đã ký kết các thoả ước mậu dịch đơn phương và đa phương với nhiều nước khắp thế giới. Trung Quốc cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị thượng đỉnh với các đối tác BRICS* và đang cố gắng thành lập một ngân hàng phát triển BRICS với tiềm năng nắm giữ một danh mục cho vay lớn gấp ba lần danh mục cho vay của Ngân hàng Thế giới.


SIMILATERALISM

In between these emerging U.S.- and Chinese-led orders stand global institutions such as the UN Security Council, the G-20, the International Monetary Fund, and the World Bank. But they are often gridlocked because of disagreements among their members. So instead of socializing emerging powers into Western norms, the most that can be hoped from them is that they serve as venues for the great powers to discuss especially pressing crises: for example, the global financial meltdown of 2008 or North Korea’s nuclear intransigence. Such institutional weakness and irrelevance could grow worse over time, as rather than working together to reform existing common forums, Western powers try to build “a world without China” and China and its partners try to create what some analysts call “a world without the West.” Take the Transatlantic Trade and Investment Partnership’s likely effect on the WTO. As the Belgian economist André Sapir has pointed out, if the countries that generate nearly half of global GDP set up their own dispute-resolution system separate from the WTO, the once-proud WTO “will become like another Geneva-based organization, the International Labor Organization, a place with a beautiful view on the lake where ministers make nice speeches once a year but never take important decisions.”

CHỦ NGHĨA TƯƠNG ĐỒNG ĐA PHƯƠNG

Đứng giữa các trật tự thế giới do Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu là các cơ chế toàn cầu như Hội đồng Bảo an LHQ, Nhóm G-20, Quĩ Tiền tệ Quốc tế, và Ngân hàng Thế giới. Nhưng chúng thường gặp phải bế tắc do các bất đồng giữa những nước thành viên. Do đó, thay vì buộc các cường quốc mới nổi [emerging powers] phải thích nghi với các định chế phương Tây, hi vọng lớn nhất có thể có được từ những định chế này là chúng sẽ là nơi để các đại cường thảo luận những vấn đề đặc biệt bức thiết: chẳng hạn, cuộc tan chảy tài chính toàn cầu 2008 hay sự ngoan cố của Bắc Triều Tiên về vấn đề hạt nhân. Sự yếu kém và vô bổ của những định chế này có thể trở nên ngày một tồi tệ, vì đáng lẽ phải hợp tác để cải tổ những diễn đàn chung đã có sẵn, các cường quốc phương Tây lại cố gắng xây dựng “một thế giới phi-Trung Quốc” trong khi Trung Quốc và các nước đối tác cố gắng tạo ra cái mà một số nhà phân tích gọi là “một thế giới phi-Tây phương.” Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương có thể ảnh hưởng [tiêu cực] đối với WTO. Như chuyên gia kinh tế Bỉ André Sapir đã lý giải, nếu các nước chiếm gần một nửa GDP toàn cầu thành lập hệ thống giải quyết tranh chấp riêng, tách khỏi WTO, thì cái WTO một thời kiêu hãnh này “sẽ giống như một tổ chức khác có trụ sở tại Geneva, Tổ chức Lao động Quốc tế, một nơi có mặt tiền xinh đẹp trên hồ Léman mà hằng năm các vị bộ trưởng đến đọc những bài diễn văn hay ho nhưng chẳng bao giờ lấy những quyết định quan trọng.”


Instead of seeing universal multilateral institutions as indispensable, countries will lean more heavily on new networks forged between countries with similar levels of prosperity. Think of it as “similateralism.” One result will be a strange new form of bipolarity that will superficially resemble the Cold War more than the world of the past two decades. The differences will include a diminished United States, a smarter (and more successful) peer competitor for Washington, and stronger nonaligned countries. But the dynamics of global politics will also be fundamentally different from those which prevailed in the five decades after World War II.


Thay vì coi những cơ chế đa phương toàn cầu là tối cần, các nước sẽ dựa nhiều hơn nữa vào các mạng lưới mới thành lập giữa các quốc gia có cùng mức độ thịnh vượng. Xin tạm gọi hiện tượng này là “chủ nghĩa tương đồng đa phương” [similateralism]. Một trong những hậu quả của hiện tượng này sẽ là một hình thái lưỡng cực mới và lạ thường, bên ngoài có vẻ giống Chiến tranh Lạnh chứ không còn giống như thế giới của hai thập niên qua. Những khác biệt này sẽ bao gồm một nước Mỹ mất dần thanh thế, một đối thủ khôn ngoan hơn (và thành công hơn) ngang hàng với Washington, và các nước phi liên kết hùng mạnh hơn trước. Nhưng những động lực của chính trị toàn cầu trên cơ bản cũng sẽ khác với những động lực chi phối thế giới trong năm thập kỷ sau Thế chiến II.

First, unlike the Cold War, this contest will predominantly be geoeconomic rather than geopolitical in nature, as a result of the rising costs of maintaining military power.

Một, khác với Chiến tranh Lạnh, bản chất của cuộc đua này chủ yếu sẽ là địa kinh tế [geoeconomic] hơn là địa chính trị [geopolitical], do hậu quả của những tốn kém ngày một gia tăng của việc duy trì sức mạnh quân sự.

Second, the U.S.-Chinese rivalry will be characterized by high levels of interdependence between the major players, owing to the intense economic interpenetration of the two countries. But policymakers in both countries will see this interdependence as a risk to be mitigated and managed, not a recipe for warm relations. The United States needs China to continue buying U.S. Treasury bills, and U.S. states compete fiercely to attract Chinese investment. Yet Washington also worries about an overreliance on Chinese capital and fears Chinese cyber-espionage. China, on the other hand, needs to find a home for its currency reserves and needs American know-how to build a knowledge society. But Beijing fumes that the U.S. Federal Reserve’s policy of quantitative easing is destroying Chinese wealth and suspects that Washington is working to foment regime change in China.

Hai, sự cạnh tranh Mỹ-Trung có đặc tính là: hai cường quốc đã lệ thuộc vào nhau ở mức độ cao, vì sự xâm nhập lẫn nhau giữa hai nền kinh tế là rất sâu đậm. Tuy nhiên, các nhà làm chính sách của hai nước lại coi sự lệ thuộc lẫn nhau này là một mối nguy cần phải giảm bớt và quản lý, chứ không coi đó là một công thức để xây dựng những quan hệ nồng ấm. Mỹ cần Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu chính phủ của Mỹ, và các bang của Mỹ đang cạnh tranh ráo riết để thu hút đầu tư Trung Quốc. Nhưng Washington cũng lo lắng về sự quá lệ thuộc vào vốn Trung Quốc và lo sợ gián điệp mạng Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc cần tìm một nơi an toàn để cất giữ những lượng tiền dự trữ của mình và cần đến công nghệ Mỹ để xây dựng một xã hội tri thức. Nhưng Bắc Kinh tức giận vì cho rằng chính sách gia tăng nguồn cung tiền [quantitative easing] của Cục dự trữ Liên bang Mỹ đang làm tiêu tán đống tiền của Trung Quốc và nghi ngờ rằng Washington đang hoạt động để thúc đẩy việc thay đổi thể chế tại Trung Quốc.

Third, while many nonaligned countries ultimately found themselves forced to choose sides during the Cold War, in the coming decades, they will be able to exploit the existence of more flexible blocs that do not demand exclusivity. The result will be a promiscuous world order in which countries will be able to make arrangements with both China and the United States.


Ba, mặc dù nhiều nước phi liên kết cuối cùng phải chọn một chiến tuyến trong Chiến tranh Lạnh, nhưng trong những thập niên tới, những nước phi liên kết có thể khai thác sự hiện hữu của những khối quyền lực linh động hơn, không đòi hỏi nếu theo phe này phải loại bỏ phe kia. Hậu quả sẽ là một trật tự thế giới lang chạ [a promiscuous world ordwer] trong đó các nước có thể ký kết các hiệp định với cả Trung Quốc lẫn Mỹ.

Finally, Beijing and Washington will fight over status rather than ideology. China has so far been too weak and too defensive to articulate an alternative to the U.S.-led liberal world order, but that is set to change. China and the United States will use the same words in explaining their motivations: “order,” “legitimacy,” “growth,” and “responsibility.” But they will be, as the saying goes, divided by a common language.


Sau cùng, Bắc Kinh và Washington sẽ kình chống nhau vì địa vị toàn cầu chứ không phải vì ý thức hệ. Cho đến nay Trung Quốc vẫn còn quá yếu và ở vào thế thủ, chưa đủ sức để đưa ra một phương án thay thế cho cái trật tự thế giới tự do do Mỹ lãnh đạo, nhưng tình hình này sắp thay đổi. Trung Quốc và Mỹ sẽ sử dụng cùng một thứ từ ngữ trong việc lý giải những động lực của mình như: “trật tự,” “tính chính đáng,” “tăng trưởng kinh tế,” và “trách nhiệm.” Nhưng, như người ta thường nói, hai nước này sẽ bị chia cách bởi cùng một ngôn ngữ.


MARK LEONARD is Co-Founder and Director of the European Council on Foreign Relations and a Bosch Public Policy Fellow at the Transatlantic Academy. He is the author of Why Europe Will Run the 21st Century (2005), which has been translated into 19 languages  and What Does China Think? (2008).
MARK LEONARD là Đồng sáng lập viên kiêm Giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu và là Nhà nghiên cứu Chính sách công trong chương trình Bosch tại Học viện Xuyên Đại Tây dương. Ông là tác giả của Why Europe Will Run the 21st Century (2005), được dịch ra 19 thứ tiếng là và What Does China Think? (2008).





* BRICS: viết tắt của Brazil, Russia, India, China, South Africa


Translated by Trần Ngọc Cư




http://www.foreignaffairs.com/articles/139650/mark-leonard/why-convergence-breeds-conflict


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn