MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 16, 2012

How Much Power Does China’s ‘People’s’ Army Have? Quân đội “Nhân dân” Trung Quốc có sức mạnh như thế nào?




How Much Power Does China’s ‘People’s’ Army Have?

Quân đội “Nhân dân” Trung Quốc có sức mạnh như thế nào?

By Peter Mattis
July 13, 2012
Peter Mattis
July 13/7/2012

Heated rhetoric out of Chinese military commentators in recent months has some observers wondering whether the People’s Liberation Army (PLA) is playing an increasing role in Beijing’s foreign and national security policymaking. China’s ostensibly more assertive turn—seemingly in line with hawkish pundits—even if more clever, makes the question of military influence in Zhongnanhai important for understanding whether the U.S. policy of shaping China is actually working.

Những luận điệu nóng giận phát ra từ các nhà bình luận quân sự của Trung Quốc trong mấy tháng qua khiến một số nhà quan sát tự hỏi, có phải chăng lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QĐTQ) đang đóng vai trò ngày càng lớn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Bắc Kinh? Bước ngoặt mà nhìn bề ngoài có vẻ quyết liệt hơn của Trung Quốc – dường như phù hợp với quan điểm của các học giả phái diều hâu – ngay cả có thông minh đi chăng nữa, thì cũng làm cho câu chuyện ảnh hưởng quân sự ở Trung Nam Hải trở thành một vấn đề quan trọng để có thể hiểu chính sách của Mỹ nhằm định hình Trung Quốc có thật sự hiệu quả không.

Can the apparently rising influence in Beijing of the PLA be explained without resorting to the regularly heated rhetoric from hawkish commentators—whose authority is at best unclear—such as the prolific Yang Yi and Luo Yuan? The short answer is yes and evidence is accumulating to this effect. The full implications of PLA influence, however, are far from clear.

Liệu có thể giải thích ảnh hưởng có vẻ ngày càng tăng của QĐTQ ở Bắc Kinh mà không cần nhắc đến những lời lẽ thường xuyên sôi sục của phái bình luận diều hâu – những người mà quyền lực của họ trong trường hợp tốt đẹp nhất thì cũng vẫn khó hiểu – như hai nhà bình luận rất năng suất là Dương Nghị (Yang Yi) và La Nguyên (Luo Yuan)? Câu trả lời ngắn gọn là có, và số bằng chứng chứng minh điều này đang nhiều dần lên. Tuy nhiên, những hàm ý về ảnh hưởng của QĐTQ thì vẫn chưa rõ ràng.


First, at a time when political factions seem less coherent and relevant than before, observers should note the PLA controls just over 20 percent of the Central Committee—the body that ostensibly selects the Politburo and its Standing Committee. The PLA may not be a kingmaker; however, it may be able to veto senior selections at the 18th Party Congress this fall. This potentially puts the military in the position to extract concessions, collect promises, and encourage the politically ambitious to support PLA preferences.

Thứ nhất là, vào thời điểm khi mà các phe phái chính trị dường như ít gắn kết và ít đúng đắn hơn trước, thì các nhà quan sát nên lưu ý rằng PLA kiểm soát chỉ hơn 20% Ban Chấp hành Trung ương Đảng – cơ quan mà về hình thức là có quyền chọn ra Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị. QĐTQ có thể không phải là lực lượng chi phối việc bổ nhiệm; tuy nhiên, họ có quyền phủ quyết những gương mặt được lựa chọn cho vị trí lãnh đạo cấp cao, tại Đại hội Đảng 18 mùa thu tới đây. Điều này có khả năng đặt quân đội vào vị trí có quyền ép các lực lượng khác phải nhượng bộ, hứa hẹn, và khuyến khích các tham vọng chính trị nhằm ủng hộ ưu thế của QĐTQ.


Observers however should be careful not to read too much into this—at least not without further research. The last major study of PLA factions was published almost 20 years ago and we do not know the cohesion of the PLA’s Central Committee representation as a power bloc. Moreover, the PLA has only two seats on the Politburo and none on the Standing Committee, so the military’s role in politicking may be indirect and not necessarily day-to-day.


Tuy vậy, giới quan sát nên thận trọng, không nên đi quá sâu vào chuyện này – ít nhất là nếu không có những nghiên cứu xa hơn. Nghiên cứu lớn và gần đây nhất về các phe phái trong QĐTQ được xuất bản cách đây gần 20 năm, và chúng ta không biết đến sự gắn kết của Ban Chấp hành Trung ương của QĐTQ như một khối quyền lực. Hơn thế nữa, QĐTQ chỉ có hai ghế trong Bộ Chính trị, không có ghế nào trong Ban Thường vụ, do đó vai trò của quân đội trong chính trị có thể là gián tiếp và không nhất thiết là có ảnh hưởng hàng ngày.


Second, as David Finkelstein of CNA Corporation noted earlier this year, the PLA also can present the leadership with policy options. During the 1995/96 Taiwan Strait crises, the PLA had to admit to the civilian leadership that it could do very little either to Taiwan or to the U.S. forces deployed to the area. That is no longer the case today. Whether the evacuation of Chinese citizens from Libya or the anti-piracy patrols in the Gulf of Aden or new capabilities to coerce (but not take) Taiwan, the PLA has proven it has something to offer Chinese policymakers. Those who can present options and solutions almost always win out at the decision-making table over those who present only obstacles.

Thứ hai là, như ông David Finkelstein thuộc Tập đoàn CNA đã nói từ đầu năm nay, QĐTQ cũng có thể lãnh đạo bằng các lựa chọn chính sách. Trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995-1996, QĐTQ phải thừa nhận trước các lãnh đạo dân sự rằng họ hầu như không làm gì được Đài Loan, cũng không làm gì được lực lượng quân đội do Mỹ triển khai tới khu vực. Ngày nay chuyện đó không còn nữa. Cho dù là bàn về việc sơ tán công dân Trung Quốc khỏi Lybia, việc tuần tra chống cướp biển ở Vịnh Aden, hay về những năng lực mới để cưỡng chiếm (nhưng không tiếp quản) Đài Loan, QĐTQ đều đã chứng tỏ rằng họ có nhiều thứ để dâng cho Trung Quốc. Những người có thể đưa ra các lựa chọn và giải pháp thì gần như luôn luôn chiến thắng trên bàn ra quyết định, trước những người chỉ đem lại trở ngại.


Third, the PLA is becoming increasingly professional as a fighting force with a wider array of capabilities across the land, sea, air, and space domains. In pursuit of modernization, the Chinese military is trying to break down the service stovepipes across these domains.  The growing focus on precision operations on top of a “system of systems operational capabilities” to cross these stovepipes will allow the PLA to fight in a fundamentally different way.  The PLA repeatedly has surprised observers with the pace of its modernization; however, it is still an army in transition amidst great change in doctrine and technology. This means understanding what the PLA can do is a far more difficult task than it was when China invaded Vietnam in 1979 or sent the “People’s volunteers” into Korea in 1950.


Thứ ba là, QĐTQ đang ngày càng chuyên nghiệp hóa như một lực lượng chiến đấu, với một dải rất rộng khả năng tác chiến trên đất liền, biển, đường không, và tên miền không gian. Nhằm hiện đại hóa, quân đội Trung Hoa đang cố gắng phá vỡ các ứng dụng kiểu “ống khói” (stovepipe services) ở các miền (domain) này. Sự tập trung ngày càng lớn của Trung Quốc vào thao tác chính xác, bên cạnh một “hệ thống của các hệ thống có năng lực vận hành” để vượt qua những “ống khói” đó, sẽ giúp cho QĐTQ chiến đấu theo một cách khác về căn bản. QĐTQ đã liên tục làm giới quan sát ngạc nhiên vì tốc độ hiện đại hóa của họ; tuy nhiên, họ vẫn là một quân đội đang trong thời kỳ quá độ, đứng trước những thay đổi lớn về lý thuyết và công nghệ. Điều đó có nghĩa là hiểu được QĐTQ có thể làm gì là một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều, so với khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào năm 1979, hoặc là khi họ gửi “các tình nguyện viên nhân dân” sang Hàn Quốc vào năm 1950.


Fourth, today’s civilian leadership has almost no direct experience with military affairs and must rely entirely on the PLA for military and, to a slightly lesser extent, political-military expertise. Unlike Mao Zedong or Deng Xiaoping, Hu Jintao and his apparent successor Xi Jinping do not have the direct experience with using military force to achieve political ends and probably have to rely on others for that expertise. In a system that deliberately limits civilian access to the military, this means Hu and Xi must depend in large part on their limited experience with military affairs to make judgments about appropriate courses of action. Do they know what questions to ask? Does the PLA present jargon-free, sensible decision memos that they understand? How responsive is the PLA and the Central Military Commission staff to requests for further information?


Thứ tư là, lãnh đạo dân sự ngày nay hầu như không có kinh nghiệm trực tiếp nào với các vấn đề quân sự, và phải phụ thuộc hoàn toàn vào QĐTQ để có thể có được chuyên môn quân sự, và ở một mức độ thấp hơn là chuyên môn chính trị-quân sự. Không như Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào và người nhiều khả năng sẽ kế nhiệm ông – Tập Cận Bình – không có kinh nghiệm trực tiếp với việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt mục đích chính trị, và có lẽ sẽ phải phụ thuộc vào lực lượng khác để có được kinh nghiệm ấy. Trong một hệ thống vốn dĩ cố ý giới hạn quyền dân sự tiếp cận với quân sự, điều ấy có nghĩa là Hồ và Tập phải phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm ít ỏi về quân sự của họ mỗi khi cần đưa ra đánh giá về những hành động thích hợp nào đó. Họ có biết phải hỏi những câu gì không? QĐTQ có đưa ra các quyết định sáng suốt, không chứa biệt ngữ gì, để họ hiểu không? QĐTQ và Ban Quân sự Trung ương phản ứng nhanh tới mức nào trước các đề nghị tăng cường cung cấp thông tin?


It also is not clear if Hu and Xi can find intellectual support when they need it. Whether searching for military affairs articles on the China National Knowledge Infrastructure or perusing Chinese bookstores, PLA authors dominate strategic studies. In contrast to the United Kingdom or the United States, China does not seem to have a well-developed civilian defense analysis sector.

Cũng chưa rõ liệu Hồ và Tập có thể tìm được sự ủng hộ về tri thức khi họ cần hay không. Cho dù là việc tìm kiếm các bài báo quân sự trên tờ Hạ tầng Tri thức Quốc gia Trung Hoa, hay là nghiên cứu tủ sách Trung Quốc, các tác giả của QĐTQ cũng giữ địa vị thống trị trong nghiên cứu chiến lược. Ngược với Anh hay Mỹ, Trung Quốc dường như không có một giới phân tích quốc phòng dân sự phát triển mạnh.


If the White House, for example, wants an alternative assessment to the Pentagon, it can go to any of a number of research institutes and think tanks—e.g. Center for Strategic and Budgetary Assessments, Center for Strategic and International Studies, and the Center for a New American Security to name but a few, and not counting the Federally-Funded Research and Development Centers—and get professionally done military analysis. If Zhongnanhai however wants to shake the trees, it is not clear that China’s leaders can get any assessment independent of the PLA. This gives the PLA tremendous power—even unintentionally—to obscure what it is really doing and the full implications of its actions without penetrating scrutiny.


Chẳng hạn, nếu quan chức Nhà Trắng muốn có một bản đánh giá khác ngoài bản của Lầu Năm Góc, họ có thể đi tới bất kỳ cơ quan nào trong số một loạt viện nghiên cứu, viện tư tưởng (think tank) – ví dụ Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, và Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới – và nhận được những bản phân tích quân sự được làm rất chuyên nghiệp. Trong khi đó, nếu Trung Nam Hải muốn rung cây, cũng chẳng biết liệu lãnh đạo Trung Quốc có thể có được bản đánh giá độc lập nào từ QĐTQ không. Điều này tạo cho QĐTQ quyền lực cực lớn – thậm chí họ không cố ý như thế – để che đậy những gì họ đang thực sự làm và ảnh hưởng đầy đủ của các hành động của họ, mà không cần xem xét kỹ lưỡng.


Observers often point to the anti-satellite missile test in 2007 as a sign that China’s decision-making process lacks coordination. Some suggested the senior civilian leadership was not informed—or fully informed. But what if the PLA only presented Hu Jintao with a memo asking “Should we continue with the planned test of experimental program X?” Banal bureaucratese can hide a tremendous amount unless someone has the time and energy to pursue the full implications. And at that time, Hu was the only civilian with authority over the PLA.

Giới quan sát thường nhắc đến vụ thử tên lửa chống vệ tinh hồi năm 2007, coi đó như dấu hiệu cho rằng quá trình ra quyết định ở Trung Quốc rất thiếu sự phối hợp. Một số người có ý nói là lãnh đạo dân sự cấp cao đã không được thông tin – hoặc không được thông tin đầy đủ. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu QĐTQ chỉ trình cho Hồ Cẩm Đào một mẩu giấy đề nghị “Chúng ta có nên tiếp tục cuộc thử nghiệm đã lên kế hoạch đối với chương trình X không?”. Đám công chức quan liêu có thể che giấu được rất nhiều thứ, trừ phi có ai đấy có đủ thời gian và sức lực để tìm hiểu mọi chuyện. Và vào thời điểm đó thì Hồ là vị lãnh đạo dân sự duy nhất có quyền lực đối với QĐTQ.


The PLA’s influence probably is increasing for a number of reasons. Irrespective of the personalities involved, the PLA is well-positioned to press its interests and its views within the Chinese foreign and national security policymaking apparatus. However, it remains unclear whether there is an institutional voice on party politics and national policy—not just the PLA’s material interests and how to fight—and whether that voice is coherent across the military’s different branches.


Ảnh hưởng của QĐTQ có lẽ đang gia tăng, nhờ một số lý do. Bất kể những người tham gia có là ai, QĐTQ có vị trí rất vững vàng để có thể áp đặt lợi ích và quan điểm của họ lên bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ liệu có tồn tại một tiếng nói có tính chất tổ chức về chính trị đảng phái và chính sách quốc gia – không chỉ là lợi ích vật chất của QĐTQ và biện pháp chiến đấu – và liệu tiếng nói đó có nhất quán ở tất cả các chi nhánh khác nhau của quân đội không?


Even if the PLA has a greater say in Chinese foreign and national security policy, what the PLA says is not obvious. Dealing with challenges of modernization is more likely to keep the PLA focused internally and there are clear signs the PLA makes a determined effort to self-assess. The Central Military Commission headed by President Hu endorsed the most important evaluation, known as the “two incompatibles,”—PLA capabilities are incompatible with winning a war under informatized conditions and incompatible with fulfilling the PLA’s historic missions. This does not sound like hawks, constantly edging the leadership to take action. And the sophistication of PLA doctrinal and technological innovation suggests the generals are not slavering warmongers enamored of a brutish approach.


Ngay cả khi QĐTQ có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Trung Quốc, những gì QĐTQ nói cũng không rõ ràng. Đương đầu với các khó khăn trong hiện đại hóa là việc nhiều khả năng sẽ khiến QĐTQ phải tập trung vào nội bộ, và có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy QĐTQ có một nỗ lực, một quyết tâm tự đánh giá. Ủy ban Quân sự Trung ương do Chủ tịch Hồ đứng đầu đã phê chuẩn bản đánh giá quan trọng nhất, gọi là “hai điểm bất tương hợp” – năng lực của QĐTQ không phù hợp để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh tin học hóa và không phù hợp để đáp ứng các sứ mệnh lịch sử của QĐTQ. Điều này nghe không giống giọng diều hâu, cái giọng luôn đòi lãnh đạo phải hành động. Và những ngụy biện tinh vi của các lý thuyết QĐTQ cùng các đổi mới công nghệ của họ cho thấy các tướng lĩnh không phải là những kẻ hiếu chiến, đang mong muốn một cách tiếp cận thô bạo.


The real concern should be whether China’s civilian leaders have the intellectual experience or the ability to draw on military expertise independent of the PLA to manage the PLA’s increasing competence and influence. The Party controls the gun—1.8 million out of roughly 3 million PLA and armed police personnel are party members—but this is not a question about whether the PLA is rogue or will turn on Zhongnanhai. This issue is to what extent China’s civilian policymakers, especially Hu and Xi, truly understand the capabilities and limitations of the PLA and the options it puts forward—and how that understanding affects decisions of war and peace.


Mối lo lắng thực sự nên là, liệu các lãnh đạo dân sự của Trung Quốc có kinh nghiệm tri thức hay là năng lực để tiếp cận thông tin quân sự độc lập với QĐTQ, để kiểm soát sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của QĐTQ. Đảng kiểm soát súng – 1,8 triệu trong tổng số xấp xỉ 3 triệu quân nhân QĐTQ và cảnh sát có vũ trang là đảng viên – nhưng vấn đề ở đây không phải là QĐTQ có bất lương không, có quan tâm tới Trung Nam Hải không. Vấn đề là các nhà hoạch định chính sách dân sự Trung Quốc, đặc biệt Hồ và Tập, thật sự hiểu năng lực và giới hạn của QĐTQ cũng như những lựa chọn QĐTQ đưa ra đến mức nào – và sự hiểu đó ảnh hưởng tới các quyết định liên quan tới chiến tranh và hòa bình ra sao.


Peter Mattis is Editor of China Brief at the Jamestown Foundation.
Tác giả: Peter Mattis là chủ bút tờ China Brief của Quỹ Jamestown.



Translated by Đỗ Quyên


http://thediplomat.com/china-power/how-much-power-does-chinas-peoples-army-have/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn