MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 23, 2012

Vietnam Law on Contested Islands Draws China’s Ire Trung Quốc chỉ trích Luật Biển Việt Nam vềcác quần đảo tranh chấp



Vietnam Law on Contested Islands Draws China’s Ire

Trung Quốc chỉ trích Luật Biển Việt Nam vềcác quần đảo tranh chấp

By JANE PERLEZ

JANE PERLEZ

June 21, 2012
21-06-2012

BEIJING — In a show of its resolve in a dispute over the South China Sea, China sharply criticized Vietnam on Thursday for passing a law that claims sovereignty over the Paracel and Spratly Islands, saying they are the “indisputable” territory of China.
The Foreign Ministry in Beijing summoned the Vietnamese ambassador, Nguyen Van Tho, to strongly protest the new law, said a spokesman, Hong Lei.

BẮC KINH – Một thể hiện mới về giải quyết tranh chấp ở biển Đông (Nguyên văn: biển Hoa Nam), hôm thứ Năm, Trung Quốc gay gắt chỉ trích Việt Nam khi nước này thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nói rằng các quần đảo này là lãnh thổ “không thể tranh cãi” của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã triệu tập ông Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Việt Nam đến để phản đối mạnh mẽ đạo luật mới này, phát ngôn viên [Bộ Ngoại giao] Hồng Lỗi cho biết.



“Vietnam’s Maritime Law, declaring sovereignty and jurisdiction over the Paracel and Spratly Islands, is a serious violation of China’s territorial sovereignty,” a ministry statement said. “China expresses its resolute and vehement opposition.”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Luật Biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc cương quyết và kịch liệt phản đối”.

The dispute between China and Vietnam over the law, which had been in the works for years, is the latest example of Beijing’s determination to tell its Asian neighbors that the South China Sea is China’s preserve.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về luật này, đã chuẩn bị trong nhiều năm, là ví dụ mới nhất về sự quả quyết của Bắc Kinh để nói với các nước láng giềng châu Á rằng, biển Đông là khu vực của riêng Trung Quốc.

The Chinese statement comes two weeks before a meeting of foreign ministers of the Association of Southeast Asian Nations, or Asean, in Phnom Penh, Cambodia, which will be attended by Secretary of State Hillary Rodham Clinton. The South China Sea is expected to be high on the agenda.

Tuyên bố của Trung Quốc xảy ra hai tuần trước hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia, sẽ có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Rodham Clinton, và vấn đề tranh chấp biển Đông dự định sẽ là chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự.

To reinforce its claims, China also announced that it had raised the level of governance on three island groups in the sea: the Spratlys, the Paracels and the Macclesfield Bank, known in Chinese as the Nansha, Xisha and Zhongsha Islands.

Để củng cố tuyên bố của mình, Trung Quốc cũng tuyên bố, họ đã nâng cấp quản lý trên ba nhóm đảo trong vùng biển: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và bãi Macclesfield, được biết theo cách gọi của Trung Quốc là quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa.

The Chinese State Council issued a statement placing the three groups of islands and their surrounding waters under the city of Sansha as a prefectural-level administration rather than a lower county-level one.

Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố, đặt ba nhóm đảo và các vùng biển quanh ba nhóm đảo đó thuộc thành phố Tam Sa, như là chính quyền cấp quận (prefectural-level), thay vì chính quyền cấp huyện (county-level) thấp hơn.

Xinhua, the state-run news agency, quoted a Ministry of Civil Affairs spokesman as saying that the new arrangement would “further strengthen China’s administration and development” of the three island groups.


Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước, trích lời phát ngôn viên Bộ Nội vụ, nói rằng, sự sắp xếp mới sẽ “tăng cường hơn nữa việc quản lý và phát triển của Trung Quốc” đối với ba nhóm quần đảo này.



China and South Vietnam fought over the Paracels and the Spratlys in 1974, and a unified Vietnam fought briefly with China in 1988 over the islands. China controls the Paracels and reefs and shoals within the Spratlys, according to the International Crisis Group, a research organization. The Macclesfield Bank comprises a sunken atoll and reefs.
Trung Quốc và miền Nam Việt Nam (NV: tức Việt Nam Cộng hòa) đã đánh nhau ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và một nước Việt Nam thống nhất đã có cuộc chiến đấu ngắn với Trung Quốc ở Trường Sa hồi năm 1988. Trung Quốc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, dải đá ngầm và bãi cạn ở quần đảo Trường Sa, theo Tổ chức Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG). Bãi Macclesfield gồm một đảo san hô và rạn san hô chìm gần hai đảo lớn hơn.

In another South China Sea squabble, President Benigno S. Aquino III of the Philippines said Wednesday that he would order Philippine government vessels back to the Scarborough Shoal if China did not remove its ships from the disputed area, as had been promised.

Trong một trận tranh cãi khác về Biển Đông, Tổng thống Philippines, ông Benigno S. Aquino III cho biết, ông sẽ ra lệnh cho các tàu của chính phủ Philippines trở lại bãi cạn Scarborough nếu Trung Quốc không rút các tàu khỏi khu vực tranh chấp như đã hứa.

A two-month standoff between China and the Philippines at the shoal appeared to have been defused last weekend, when a typhoon forced Philippine fishing boats and a navy vessel to leave. China pledged to remove its vessels, too, the Philippines said at the time.

Hai tháng bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn này đã dịu bớt hồi cuối tuần trước khi một cơn bão buộc các tàu đánh cá Philippines và một tàu hải quân rời khỏi [khu vực tranh chấp]. Trung Quốc cũng cam kết rút lui các tàu của họ, Philippines cho biết vào lúc đó.

But this week, Philippines officials said half a dozen Chinese government vessels and fishing boats remained at the shoal. The exact position of the Chinese boats — whether they were inside the shoal’s large lagoon, or outside the lagoon in more open waters — was not clear.

Nhưng tuần này, các viên chức Philippines cho biết, khoảng 5-6 tàu của chính phủ Trung Quốc và các tàu đánh cá vẫn còn ở tại bãi cạn. Vẫn không rõ vị trí chính xác của các tàu Trung Quốc là nằm bên trong đầm lớn của bãi cạn, hay là bên ngoài.

The Philippine government spokesman, Raul Hernandez, said a verbal agreement between China and the Philippines applied only to the withdrawal of vessels from the sheltered lagoon, where Chinese fishermen were poaching rare corals, fish and sharks.

Ông Raul Hernandez, phát ngôn viên của chính phủ Philippines, cho biết, một thỏa thuận bằng miệng giữa Trung Quốc và Philippines chỉ áp dụng cho việc rút các tàu ra khỏi đầm của bãi cạn, nơi mà các ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm san hô quý hiếm, cá và cá mập.

“The two sides are still talking about the vessels outside the lagoon,” he told a Philippine radio station.

“Hai phía vẫn còn đàm phán về các tàu ở bên ngoài đầm”, ông nói với một đài phát thanh Philippines.

The Asean ministerial meeting in Phnom Penh will almost certainly come under competing pressures from China and the United States over the tensions in the South China Sea.

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Phnom Penh gần như chắc chắn sẽ chịu áp lực từ Trung Quốc và Hoa Kỳ về những căng thẳng ở biển Đông.

Last month, at an Asean session in Phnom Penh in preparation for the ministerial meeting, Cambodia, which holds the chairmanship of the regional bloc and is a close ally of China, refused to allow the issuing of a statement on the need for a peaceful resolution of the disputes.

Tháng trước, tại một phiên họp ASEAN ở Phnom Penh, đã kêu gọi chuẩn bị cho hội nghị bộ trưởng sắp tới. Campuchia, nước hiện đang làm chủ tịch tổ chức khu vực này trong năm nay và là một đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã từ chối cho phép ban hành một tuyên bố về sự cần thiết để giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.


The United States is expected to urge the association to strengthen an existing code of conduct on the South China Sea, probably over China’s objections.

Hoa Kỳ dự định sẽ đôn đốc ASEAN đẩy mạnh quy tắc ứng xử trên biển Đông hiện tại, nhiều khả năng có sự phản đối của Trung Quốc.

Translated by Dương Lệ Chi



http://www.nytimes.com/2012/06/22/world/asia/china-criticizes-vietnam-in-dispute-over-islands.html?_r=2#h[]

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn