MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, May 5, 2012

Will the South China Sea Lead to War? Liệu Biển Đông có dẫn đến chiến tranh?




Pag-asa Island, Scarborough Shoal
Đảo Pag-asa , bãi cạn Scarborough

Will the South China Sea Lead to War?
Liệu Biển Đông có dẫn đến chiến tranh?

by Khanh Vu Duc  
Vu Duc  Khanh


Russia's South China Sea Exploration complicates matters even more

Việc thăm dò của Nga trên Biển Đông còn khiến vấn đề phức tạp hơn

Speculation that the South China Sea disputes will lead to conflict are not beyond the realm of possibility, given the numerous military clashes between several countries in the region over the past 40 years. The primary belligerents are familiar: China, the Philippines, and Vietnam have at one point exchanged punches against the other; although as of late the latter two have united by mutual agreement in their opposition against China.

Các dự đoán rằng những tranh chấp trên Biển Đông sẽ dẫn đến xung đột là không vượt ra ngoài khả năng, căn cứ vào nhiều cuộc đụng độ về quân sự giữa một số nước trong khu vực này trong vòng 40 năm qua. Các thành phần tham chiến chính vẫn quen thuộc: Trung Quốc, Philippines và Việt Nam từng có lúc đã trao đổi những quả đấm chống lại chống lại nhau, mặc dù gần đây Việt Nam và Philippine đã đoàn kết, thỏa thuận với nhau để cùng phản đối Trung Quốc.

A dispute between China and the Philippines has dragged on this week, beginning when Manila's biggest warship attempted to arrest Chinese fishermen accused of illegal entry to Scarborough Shoal off the Northwestern Philippine coast. Three Chinese warships responded, ordering the Filipino vessel to leave and claiming Chinese sovereignty. Chinese and Filipino diplomats have been attempting to resolve the dispute peacefully.

Một cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và Philippine đã kéo dài trong tuần này, bắt đầu từ khi một chiến hạm lớn nhất của Manila đã toan bắt giữ ngư dân Trung Quốc, cáo buộc họ nhập cảnh bất hợp pháp vào bãi cạn Scarborough ngoài bờ biển Tây Bắc Philippines. Ba chiến hạm Trung Quốc đã đáp trả, ra lệnh cho tàu Philippines phải rời đi và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Giới ngoại giao Trung Quốc và Philippines đã nỗ lực để giải quyết cuộc tranh chấp một cách ôn hòa.


As these disputes grow beyond territorial possessions to include the vast, untapped natural resources of the sea, so too do the parties involved. Last year India ventured into the South China Sea to explore resources alongside Vietnam, much to the chagrin of China. Now Russia has joined the fray, adding to Beijing’s growing headache despite China's best efforts to limit the number of nations involved in the region. OAO Gazprom, the world’s biggest natural-gas producer, plans to develop two blocks with PetroVietnam, which takes 49 percent of a joint venture project while PetroVietnam holds the majority share, according to Bloomberg, which reported that PetroVietnam and Gazprom are already exploring for oil and gas together offshore.

Khi những tranh chấp này phát triển vượt ra ngoài lãnh thổ sở hữu bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn chưa được khai thác của dại dương, các thành phần liên quan cũng gia tăng. Năm ngoái, Ấn Độ đầu tư vào vùng Biển Đông để khám phá nguồn tài nguyên cùng với Việt Nam, giữa nhiều thất vọng từ phía Trung Quốc. Hiện nay, Nga cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh, thêm cơn đau đầu ngày càng tăng của Bắc Kinh, bất chấp những nỗ lực tốt nhất của Trung Quốc để hạn chế số lượng các quốc gia tham gia vào trong khu vực. OAO Gazprom, nhà sản xuất khi đốt thiên nhiên lớn nhất thế giới, dự tính phát triển 2 khu vực khai thác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, vốn chiếm 49% của dự án liên doanh trong khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ đa số phần chia, theo Bloomberg, từng báo cáo rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Gazprom đã thám hiểm tìm dầu và khí đốt ở ngoài khơi.

With the inclusion of India, Russia, and, of course, the United States, it therefore seems unlikely that the South China Sea disputes will lead to conflict—at least with not any of these countries listed. China will not so recklessly engage in armed conflict with countries whose arsenal includes nuclear deterrence capabilities, never mind that they are not claimant states in the maritime and territorial disputes themselves. They are simply not worth the effort. China may, however, flex its muscles with a less capable nation.

Với sự có mặt của Ấn Độ, Nga, và, tất nhiên của Hoa Kỳ, không có vẻ gì là cuộc tranh chấp ở Biển Đông sẽ dẫn đến xung đột - tối thiểu là không xung đột với bất kỳ quốc gia nào được liệt kê này. Chưa kể đến việc bản thân các nước ấy không phải là các nguyên đơn khiếu nại trong các tranh chấp về hàng hải và lãnh thổ, Trung Quốc sẽ không thiếu thận trọng để tham dự vào các cuộc xung đột vũ trang với những nước có kho vũ khí bao gồm khả năng răn đe hạt nhân. Hành động như thế chỉ đơn giản là không có lợi. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể giơ cơ bắp của mình ra với một quốc gia kém khả năng.

Vietnam most likely to be targeted

With Vietnam and the Philippines most opposed to China, should military conflict arise from the disputes, Vietnam is the most likely to bear the brunt of China’s ire.

Việt Nam có nhiều khả năng là mục tiêu

Với việc Việt Nam và Philippines phản đối chống lại Trung Quốc hơn hết, nếu tranh chấp này đưa đến xung đột quân sự, Việt Nam có khả năng phải chịu đựng gánh nặng của cơn giận dữ từ Trung Quốc.


Despite the escalating rhetoric and displays of force on the part of the Philippines, China is unlikely to do more against the country than it has already done in the past. The Mutual Defense Treaty between the US and Philippines makes any engagement between China and the latter unwise, as it would probably invite American intervention. As China wishes to keep the US out of the South China Sea, an attack on the Philippines would be unappealing. Similarly, as military conflict is far from the desires of the US, Washington has perhaps stressed to Manila the need to restrain itself.

Mặc dù với những lời hùng hồn và khoe khoang sức mạnh ở phía Phillipine, Trung Quốc sẽ không làm gì nhiều hơn để chống lại một quốc gia mà họ đã từng hoàn tất trong quá khứ. Hiệp ước Hỗ tương Quốc phòng giữa Mỹ và Phillipine sẽ khiến bất kỳ can dự nào giữa Trung Quốc và Phillipine trở nên thiếu khôn ngoan, vì nó có thể sẽ mời gọi đến sự can thiệp của Mỹ. Trung Quốc muốn giữ Hoa Kỳ ở bên ngoài vùng Biển Đông, một cuộc tấn công vào Phillipine sẽ là không hấp dẫn. Tương tự như vậy, khi cuộc xung đột quân sự ở xa bên ngoài các mong muốn của Mỹ, có lẽ Washington sẽ ép buộc Manila cần phải tự kiềm chế bản thân.

With the Philippines out of the question, China has but only one foe in reach.

Vietnam has neither a defense treaty with the US nor the open sea for a natural barrier. It shares a border with China, which has in the past served as the frontlines of skirmishes and the Sino-Vietnamese War. There is little love lost between these two neighbors; and if Vietnam and China had ever shared good relations, they have now surely deteriorated.

Với Phillipine lọt ra ngoài vấn đề, Trung Quốc chỉ còn có một kẻ thù trong tầm tay.

Việt Nam chẳng hề có một hiệp ước phòng thủ với Mỹ, cũng không có vùng đại dương rộng mở làm rào cản tự nhiên. Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, vốn từng là tiền tuyến của cuộc giao tranh nhỏ và cuộc Chiến tranh Trung-Việt trong quá khứ. Sẽ chẳng mất mát tình cảm yêu thương gì giữa hai nước láng giềng này, và nếu như Việt Nam và Trung Quốc có từng chia sẻ mối quan hệ tốt, hiện nay chắc chắn đã suy thoái đi rồi.

Neither India nor Russia, an ally during the Soviet era, will rush blindly to defend Vietnam if it is attacked, risking unnecessary confrontation with China. Although India has been public in their partnership with Vietnam for resource exploration, Russia’s recent involvement has raised questions concerning its motives.

Cả Ấn Độ và cả Nga, một đồng minh trong thời kỳ Liên Xô, sẽ không vội vàng một cách mù quáng đến để bảo vệ Việt Nam nếu bị tấn công, vì những rủi ro không cần thiết khi phải đối đầu với Trung Quốc. Mặc dù Ấn Độ đã công khai quan hệ đối tác với Việt Nam để thăm dò tài nguyên, sự tham gia gần đây của Nga đã đặt ra những câu hỏi có liên quan đến động cơ của họ.

While Vietnam may be able to count on material support from their new friends if necessary, but they cannot expect help in the way the US would intervene for the Philippines. The sobering and grim reality for Hanoi is that, of all the claimant states involved in the disputes, it is the most exposed to China. Vietnam must therefore walk a fine line between appeasing nationalist sentiments and maintaining a working relationship with China.

Dù khi cần, Việt Nam có thể có thể dựa vào các hỗ trợ vật chất từ những người bạn mới của mình, nhưng không thể mong đợi nơi họ sự giúp đỡ như trong cách thức Mỹ có thể can thiệp cho Philippines. Thực tế đúng mức và khắc nghiệt đối với Hà Nội là, trong tất cả các nước khiếu kiện liên quan đến tranh chấp, Việt Nam ở vị trí nguy hiểm nhất với Trung Quốc. Do đó, Việt Nam phải bước trên đường ranh mỏng manh tinh tế giữa việc làm hài lòng chủ nghĩa dân tộc và duy trì một mối quan hệ hữu ích với Trung Quốc.

Indonesia: A mediating role

Divergent interests of claimant states and third parties (such as the US and India) in the South China Sea make difficult a peaceful resolution. However, if the sea can be pacified, it requires a neutral third party acceptable to all states involved.

Indonesia: Một vai trò trung gian

Các quyền lợi khác nhau của các nước nguyên đơn và thành phần thứ ba (chẳng hạn như Mỹ và Ấn Độ) trong vùng biển Nam Trung Hoa khiến gây khó khăn cho một giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, để vùng đại dương có thể được yên bình, đòi hỏi một thành phần thứ ba trung lập được tất cả các quốc gia liên quan chấp nhận.

It is unlikely that the United States would play such a role, if any, in resolving these disputes given China’s insistence on not internationalizing the issue, and its misgivings over any American presence in the region. It is also unlikely that the United Nations would be able to assist for the same reasons. As such, a “neutral” third party may not be entirely neutral; however, its word must carry weight, and it must been seen to be impartial enough by all those involved.

Nếu có, thì Hoa Kỳ không chắc sẽ đóng được một vai trò như vậy, trong việc giải quyết các tranh chấp, căn cứ vào việc Trung Quốc khẳng định về sự phi quốc tế hóa các vấn đề, và mối nghi ngại của họ về bất kỳ sự hiện diện nào của Mỹ trong khu vực. Cùng những lý do đó, cũng không chắc rằng Liên Hợp Quốc có thể hỗ trợ. Như vậy, một thành phần thứ ba "trung lập" có thể không được hoàn toàn trung lập, tuy nhiên, ngôn từ của nó phải chuyên chở được trọng lượng, và nó phải được xem là đủ công bằng từ tất cả những bên tham dự.

Indonesia, a claimant state, has so far remained somewhat above the fray. It has not engaged in the same heated rhetoric against China as the Philippines or Vietnam. Of all the claimant states, it is the most populous and possesses the largest economy after China; and, as with China, its demand for energy will only increase over time. It is a founding member of ASEAN and the most recent host of the ASEAN Summit and East Asian Summit.

Cho đến nay, Indonesia, một nước nguyên đơn, vẫn phần nào đứng ở bên trên của cuộc xung đột. Đất nước này đã không tham gia trong cùng một ngôn từ hùng hổ chống lại Trung Quốc như Việt Nam hoặc Phillippine. Trong tất cả các nước khiếu kiện, Indonesia là đông dân nhất và sở hữu nền kinh tế lớn nhất sau Trung Quốc, và, cũng như Trung Quốc, nhu cầu năng lượng của Indonesia sẽ tăng theo thời gian. Quốc gia này là một thành viên sáng lập ASEAN và là nước chủ nhà gần đây nhất của Hội nghị ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á.

Indonesia has thus far refused to openly support China or the Philippines and Vietnam, which has allowed it to remain fairly neutral. Although Indonesia has claims to waters around its Natuna Islands, which are also claimed by China and Taiwan, it does not have a stake in the more contentious Spratlys. Furthermore, Indonesia has strong ties with China and the US, both of which are important commercial and economic partners.

Cho đến nay, Indonesia đã từ chối không công khai ủng hộ Trung Quốc hoặc Philippine và Việt Nam, điều này đã cho phép họ vẫn còn khá trung lập. Mặc dù Indonesia đã khẳng định vùng biển quanh quần đảo Natuna, vốn cũng bị Trung Quốc và Đài Loan khẳng định là của mình, họ cũng không có cổ phần trong quần đảo Trường Sa nhiều tranh cãi hơn. Hơn nữa, Indonesia có quan hệ mạnh mẽ với Trung Quốc và Mỹ, cả hai đều là những đối tác thương mại và kinh tế quan trọng.

Indonesia is ideally suited to play a mediating role if required; however, it remains to be seen if China wishes to step away from its insistence on bilateral resolutions.

Indonesia là lý tưởng để đóng một vai trò trung gian nếu cần thiết, tuy nhiên, vẫn còn phải nhìn xem nếu Trung Quốc có muốn bước ra khỏi sự khăng khăng nhấn mạnh đến các giải pháp song phương của mình.

Chinese influence over states like the Philippines and Vietnam is minimal; and as tensions in the region continue to rise, China may and should privately seek outside assistance. China has much to lose in any sort of conflict, if only because any war is an unnecessary burden on a burgeoning economy. While Beijing is unlikely to choose a course of action in which it risks losing face, it would not overlook the benefits of stabilizing the South China Sea, even if stabilization is simply maintaining the status quo—India and Russia included.

Ảnh hưởng của Trung Quốc lên các quốc gia như Philippines và Việt Nam là tối thiểu, và khi những căng thẳng trong khu vực tiếp tục gia tăng, Trung Quốc có thể và nên tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài. Trung Quốc có nhiều thứ để mất trong bất kỳ loại xung đột nào, bởi vì bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng là một gánh nặng không cần thiết trên một nền kinh tế đang phát triển. Trong khi Bắc Kinh không chọn một tiến trình hành động mà họ có nguy cơ bị mất thể diện, nó sẽ không bỏ qua các ích lợi của việc ổn định vùng Biển Đông, ngay cả nếu như việc ổn định hóa chỉ đơn giản là duy trì hiện trạng - có cả Ấn Độ và Nga bao gồm trong đó.

(Khanh Vu Duc is a Vietnamese Canadian lawyer in Ottawa, focusing on various areas of law. He researches on International Relations and International Law.)
(Vũ Đức Khánh là một luật sư Người Canada gốc Việt tại Ottawa, nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của pháp luật về Quan hệ quốc tế và Luật quốc tế.)

Translated by Lê Quốc Tuấn


http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=4417&Itemid=188

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn