MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, March 18, 2012

India’s strategic challenges NHỮNG THÁCH THỨC CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ



India’s strategic challenges

NHỮNG THÁCH THỨC CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ

K. Subarahmanyam, The Indian Express

Feb 04 2012

K. Subarahmanyam, The Indian Express

Feb 04/2/2012

India and the US, with their shared values, have every reason to form a lasting partnership.

Ấn Độ và Mỹ, với những giá trị chung, có mọi lý do để hình thành một quan hệ đối tác lâu dài.

Among the strategic challenges facing India are those relating to defence policy, nuclear strategy, and governance. India is the world’s fourth-largest military power and has fought five wars against neighbours that are today nuclear-armed revisionist states advancing territorial claims against it. But India has lacked an ability to formulate future-oriented defence policies, managing only because of short-term measures, blunders by its adversaries, and force superiority in its favour. The cardinal mistake of India’s leaders was flouting the principle that chiefs of staff should never be in command of their forces. Separating command and staff functions enables the service chiefs to focus on defence planning and policymaking, including procurement, human resources, and military diplomacy. Theatre commanders handle the administration, daily management, operational planning, and operational training of forces. This is the practice of all large, modern armed forces, but there is no demand to rectify this shortcoming in India.

Các thách thức chiến lược đối với Ấn Độ chủ yếu liên quan tới chính sách quốc phòng, chiến lược hạt nhân, và quản lý. Ấn Độ là nước có lực lượng quân sự lớn thứ tư thế giới và đã có 5 cuộc chiến tranh với các nước láng giềng hiện đã được vũ trang bằng vũ khí hạt nhân và có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ lại thiếu khả năng xây dựng các chính sách quốc phòng mang tính định hướng cho tương lai, chỉ xử lý được đối với các biện pháp ngắn hạn, những sai lầm của các đối thủ, và giành được ưu thế cho mình. Việc phân chia chức năng giữa bộ chỉ huy và bộ tham mưu cho phép các viên chỉ huy tập trung vào việc vạch kế hoạch và chinh sách quốc phòng, trong đó có lĩnh vực mua sắm trang thiết bị vũ khí, nguồn nhân lực, và các chính sách ngoại giao quốc phòng. Các viên chỉ huy chiên trường nắm quyền lãnh đạo, xử lý công việc hàng ngày, và huấn luyện binh sĩ. Đó là hoạt động bình thường của tất cả các lực lượng vũ trang lớn và hiện đại, song yêu cầu chỉnh sửa những khiếm khuyết này không tồn tại ở Ấn Độ.

At present, defence policymaking is ad hoc, short-term, and service-specific. The state of readiness of forces and jointness of operations, training, and planning have not been addressed. Although a Chief of Defence Staff has been discussed, the position is not in harmony with India’s size and democratic structure; a Joint Chiefs of Staff Committee under a full-time chairman is more appropriate. The National Security Council, which had been expected to address policy incoherence and inadequate strategic planning, burdened itself with executive responsibilities. The services intelligence directorates are ill-equipped for long-term intelligence assessments, and area specialists are few, suggesting a greater need for think tanks. The armed forces have also not fully though through important aspects of nuclear policy and strategy. In a nuclear era, the role of the military becomes, essentially, preventing wars from breaking out through appropriate weapons acquisitions, force deployment patterns, the development of infrastructure, military exercises, and defence diplomacy. This is a far more demanding task than peacetime operations in a pre-nuclear age.

Hiện nay việc hoạch định chính sách quốc phòng có tính bột phát, ngắn hạn, và mang nặng tính dịch vụ. Tình trạng sẵn sàng của các lực lượng vũ trang, sự phối hợp các hoạt động, huấn luyện và quy hoạch không được quan tâm giải quyết. Mặc dù chức Tổng tham mưu trưởng được thảo luận từ nhiều năm qua, song vị trí này không phù hợp với tầm vóc và cấu trúc dân chủ của Ấn Độ; một Hội đồng tham mưu trưởng được lãnh đạo bởi một Chủ tịch Hội đồng tham mưu thì thích hợp hơn. Hội đồng An ninh quốc gia, mà vốn được xem là không nhất quán về chính sách và vạch chiến lược không đầy đủ, thì lại quá bận rộn với các trách nhiệm hành chính. Các cơ quan tình báo được trang bị nghèo nàn nên không thể đánh giá tình báo dài hạn, và có ít chuyên gia trong lĩnh vực này, do vậy rất cần phải có các think tanks. Trong thời đại hạt nhân, vai trò của lực lượng vũ trang về cơ bản là ngăn ngừa chiến tranh nổ ra thông qua việc đắc thủ các loại vũ khí thích hợp, mô hình triển khai lực lượng, phát triển cơ sở hạ tầng, tập trận và ngoại giao quốc phòng. Đây là nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với hoạt động của quân đội thời bình lúc thế giới chưa có vũ khí hạt nhân.

India is a reluctant nuclear power. After the Bangladesh war, India opted for a “recessed deterrence”, but this position could not be sustained after a 1979 intelligence assessment that Pakistan was attempting to acquire nuclear weapons. Indo-Pakistani nuclear deterrence is often viewed in the West through the prism of the Cold War, with doubts about the viability of India’s no-first-use doctrine and concerns about an arms race. But theirs is not an unconstrained competition, and India’s position has always been that deterrence is not proportionate to the number of warheads a country faces. No-first-use is also at the essence of deterrence, as the threat of a first strike is plain aggression. Although China was first in announcing a no-first-use policy, its caveat is that areas considered parts of China are excluded. The more important challenge with China is not nuclear confrontation but its defying international regimes and norms.

Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân thờ ơ. Sau chiến tranh Bănglađét, Niu Đêli lựa chọn chiến lược “giảm răn đe”, song lập trường này không thể duy trì được sau năm 1979 khi cơ quan tình báo đánh giá rằng Pakixtan đã tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Sự răn đe hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakixtan thường được phương Tây nhìn nhận qua lăng kính Chiến tranh Lạnh, với sự hoài nghi về khả năng của học thuyết không đánh đòn hạt nhân phủ đầu của Ấn Độ và lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang. Mặc dù lo ngại của họ là lẽ tự nhiên, và Ấn Độ luôn có lập trường cho rằng sự răn đe không tỷ lệ thuận với số lượng các đầu,đạn hạt nhân mà một nước phải đương đầu. Không đánh đòn phủ đầu về bản chất là một sự răn đe trong khi đe dọa đánh đòn phủ đầu rõ ràng là hiếu chiến. Mặc dù Trung Quốc là nước đầu tiên tuyên bố chính sách không đánh đòn hạt nhân phủ đầu, song thách thức lớn nhất từ phía Trung Quốc không phải là đối đầu hạt nhân mà là việc họ bất chấp các quy tắc và luật lệ quốc tế.

As a revisionist state espousing terror as state policy, Pakistan’s conception of deterrence is radically different from that generally accepted by the international community. Pakistan’s lesson from various crises over the last twenty-five years was that India had been successfully deterred. Other than perhaps during Operation Parakram, India, not being a revisionist state, has never been deterred because it never contemplated aggression against Pakistan. Successive Indian governments have proclaimed that a stable and prosperous Pakistan is in India’s interests, but these sentiments have never been reciprocated. Given Pakistan’s nuclear deterrent, India must resort to engagement as the only viable strategy against terrorism. India is handicapped because Pakistan defines itself as anti-Indian, and its army is against developing commercial or social contacts with India. As Pakistan requires American aid, the US has a better chance of increasing Pakistani dependency in order to persuade it to give up terrorism as a state policy.

Hành động như một nhà nước xét lại coi xuất khẩu khủng bố là một chính sách nhà nước, quan niệm về răn đe của Pakixtan hoàn toàn khác với quan niệm chung được chấp nhận trong cộng đồng quốc tế. Các bài học của Pakixtan từ các cuộc khủng hoảng khác nhau trong 25 năm gần đây là Ấn Độ đã bị răn đe có hiệu quả. Ngoài giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng Parakram, Ấn Độ, không bao giờ bị răn đe bởi không bao giờ dự định tấn công Pakixtan. Các chính phủ kế tiếp của Ấn Độ đều tuyên bố rằng một nước Pakixtan ổn định và phồn vinh là có lợi cho Ấn Độ, song quan điểm này không bao giờ được đáp lại. Do Pakixtan có khả năng răn đe hạt nhân nên Ấn Độ buộc phải sử dụng tới các biện pháp can dự như một chiến lược duy nhất có thể chống khủng bố. Ấn Độ bị rơi vào thế bất lợi bởi Pakixtan tự xác định họ là đối thủ của Ấn Độ, và quân đội Pakixtan chống lại việc phát triển các quan hệ thương mại và xã hội với Ấn Độ. Do Pakixtan cần tới sự viện trợ của Mỹ nên Oasinhtơn có cơ hội tốt hơn trong việc tăng cường sự phụ thuộc của Ixlamabát nhằm thuyết phục họ từ bỏ sử dụng khủng bố như một công cụ chính sách nhà nước.

A final note on governance:

It is a myth that India’s political classes submit themselves to public accountability at every election. India’s first-past-the-post elections, in which as little as 25 per cent support can produce victory, results in patronage politics that favour some sections of the population at the expense of the majority. Democracy therefore does not always result in the fair delivery of goods and services to the entire population. Non-inclusive growth is consequently not a result of globalisation but of patronage politics. Politicians also often have a vested interest in keeping voters poor, as it costs less to buy their votes. As long as the first-past-the-post system prevails, corruption, caste politics, and the poor delivery of goods and services by the state will continue, and the elimination of poverty and illiteracy will be hampered. The simplest solution is run-off elections if candidates are unable to attain a majority, but second-preference voting is another possibility.

Thách thức về quản lý

Ý nghĩ cho rằng các tầng lớp chính trị Ấn Độ chịu giải trình trước công chúng trong các cuộc bầu cử là điều hoang đường. Trong các cuộc bầu cử ở nước này, chỉ cần nhận được sự ủng hộ của 25% cử tri là có thể thắng cử. Điếu đó dẫn tới nền chính trị có lợi cho một số bộ phận dân chúng và gây thiệt hại cho đa số. Như vậy, nền dân chủ không phải bao giờ cũng mang lại một cách công bằng hàng hoá và dịch vụ cho toàn thể dân chúng. Sự tăng trưởng không dung nạp không phải là kết quả của tiến trình toàn cầu hoá, mà là sự bảo trợ của chính trị. Các chính trị gia cũng thường có lợi ích trong việc duy trì tình trạng nghèo khó của cử tri bởi họ sẽ tốn ít tiền hơn để mua phiếu bầu. Chừng nào hệ thống bầu cử quy định ứng cử viên giành số phiếu cao nhất (không cần đa số quá bán) là người thắng cử còn tồn tại thì nạn tham nhũng, nền chính trị dựa trên cơ sở đẳng cấp, và tình trạng nhà nước mang lại hàng hoá và dịch vụ nghèo nàn cho người dân tiếp tục tồn tại, và tiến trình xoá bỏ nghèo đói và mù chữ sẽ bị tổn hại. Giải pháp đơn giản nhất là bầu cử lại nếu ứng cử viên không giành được đa số phiếu bầu, tuy nhiên việc bầu vòng hai lại là một khả năng khác.

India’s foreign relations:

The transformation of the Indo-US relationship from estranged democracies to strategic partners is bound to take time, and relations should not be measured by the number of successful transactions. The shared values of both countries — democracy, pluralism, tolerance, openness, and respect for freedoms and human rights — acquire a greater prominence in building a more peaceful, prosperous, inclusive, secure, and sustainable world. The relationship must therefore be assessed on its progress in setting up structures that make it more effective in countering the challenges of the 21st century. In addition to terrorism, failing states, organised crime, pandemics, and nuclear proliferation, there are threats to various global commons — such as international waters, cyber space, and outer space — which cannot be addressed unilaterally or through NATO-like military alliances. In any other age, China’s rapid and inevitable rise would also probably have led to war, but that is unthinkable in a nuclearised and globalised era. US advantages in its competition with China include China’s ageing and unfavourable demographics, US immigration policies, and its culture of innovation. But to sustain its preeminence, the US still has every incentive to enter into a partnership with India, a democratic, pluralistic, and secular country with a young population that will soon exceed China’s.

Các quan hệ đối ngoại của Ấn Độ

Sự thay đổi của mối quan hệ Ấn -Mỹ từ các nền dân chủ lạnh nhạt với nhau thành các đối tác chiến lược đòi hỏi phải có thời gian, không được đánh giá mối quan hệ này dựa trên số lượng các vụ giao dịch thành công. Các giá trị cùng chia sẻ của hai nước: nền dân chủ, đa nguyên, sự khoan dung, công khai minh bạch, và tôn trọng quyền tự do và quyền con người – đóng vai trò quan trọng lớn hơn trong việc xây dựng một thế giới hoà bình, phồn vinh, dung nạp, an toàn và bền vững. Do vậy, cần phải đánh giá mối quan hệ này trên cơ sở tiến trình xây dựng các cơ cấu khả dĩ giúp đối phó có hiệu quả với các thách thức phải đương đầu trong thế kỷ 21. Ngoài chủ nghĩa khủng bố, các nhà nước thất bại, tội phạm có tố chức, dịch bệnh, và tình trạng phổ biến hạt nhân, hiện tồn tại các thách thức chung khác đối với toàn cầu tại các vùng biển quốc tế, không gian mạng, và không gian vũ trụ - các vấn đề vốn không thể được giải quyết bằng cách đơn phương hay bởi các liên minh tương tự như NATO. Trong bất kỳ kỷ nguyên nào khác, sự nổi lên nhanh chóng và không thể tránh khỏi của Trung Quốc chắc chắn sẽ dẫn tới chiến tranh, song đó là điều không thể tưởng tượng được trong kỷ nguyên hạt nhân và toàn cầu hoá. Các ưu thế của Mỹ trong cạnh tranh với Trung Quốc như tình trạng dân số đang già đi và không có lợi ở Trung Quốc, chính sách nhập cư của Mỹ và văn hoá sáng tạo của nước này. Tuy nhiên, để duy trì các lợi thế của mình, Mỹ cần tăng cường phát triển quan hệ đối tác với Ấn Độ, một nước dân chủ, đa nguyên và thế tục có lực lượng dân số trẻ và sẽ sớm vượt Trung Quốc về dân số.

What about Indian interests? If not sabotaged by poor governance and corruption, India’s growth will make it the world’s third-largest economy. It could then try to develop further on its own, but will be unable to bridge the vast gaps between it and the US and China. It could cooperate with China, but the Chinese model is inadequate for a diverse country such as India. Finally, it could partner with the US, a country that is home to a large Indian diaspora and shares India’s values. Other countries — including Japan, France, and Germany — face similar concerns as India. Together, the leaders of the democratic world must face the combined challenges of authoritarianism and jehadism, which cannot be countered by military means alone. Comprehensive and cooperative action by democracies, who constitute more than half the world’s population for the first time in history, is therefore necessary. Global governance must rely upon networks of bilateral strategic partnerships among democratic powers that manage rather than impose outcomes, and provide a powerful response to the challenges they face.

Đâu là lợi ích của Ấn Độ? Nếu không bị huỷ hoại bởi tình trạng quản lý kém và nạn tham nhũng hoành hành, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao sẽ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Khi đó, Ấn Độ có thể thiết lập sẽ tiếp tục phát triển dựa trên cơ sở nội lực của mình, song không thể vượt qua được khoảng cách quá lớn giữa Ấn Độ với Mỹ và Trung Quốc. Ấn Độ có thể hợp tác với Trung Quốc, nhưng mô hình Trung Quốc không thích hợp với một đất nước đa dạng như Ấn Độ. Suy cho cùng, Ấn Độ có thể thiết lập quan hệ đối tác với Mỹ, đất nước có số lượng lớn người gốc Ấn Độ và cùng chia sẻ những giá trị chung với Ấn Độ. Các nước khác như Nhật Bản, Đức và Pháp cũng phải đương đầu với các quan ngại như Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo của thế giới dân chủ phải cùng nhau đương đầu với chủ nghĩa cực quyền và lực lượng Hồi giáo cực đoan, những thứ không thể chỉ đối phó bằng các biện pháp quân sự. Lần đâu tiên trong lịch sử, sự hợp tác toàn diện trong hành động của các nền dân chủ chiếm hơn một nửa dân số toàn cầu do vậy là rất cần thiết. Sự quản lý toàn cầu cần phải dựa trên các hệ thống quan hệ chiến lược song phương giữa các cường quốc dân chủ có thể giúp quản lý hơn là áp đặt các kết quả, và tạo điều kiện cho phản ứng mạnh mẽ đối với các thách thức phải đương đầu.

Indian strategic thinker K. Subrahmanyam passed away on February 2, 2011. This article is the second of two adapted by Dhruva Jaishankar from four of Subrahmanyam’s unpublished essays on grand strategy, Indian foreign relations, defence policy, and nuclear deterrence

Nhà tư tưởng chiến lược Ấn Độ K. Subrahmanyam qua đời vào ngày 02 tháng 2 2011. Bài viết này là bài thứ hai trong hai bài đã được Dhruva Jaishankar biên tập lại từ bốn tiểu luận của Subrahmanyam về chiến lược lớn, quan hệ đối ngoại của Ấn Độ, chính sách quốc phòng, và răn đe hạt nhân chưa được công bố.

http://www.indianexpress.com/news/indias-strategic-challenges/907592/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn