MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 21, 2012

Who are intellectuals? Trí thức là ai?



Who are intellectuals?
Trí thức là ai?
There are some educated people who are of the opinion that intellectuals do not exist. If intellectuals do not exist, why was this term coined anyway?
Có một số người có học có quan điểm cho rằng trí thức không hề tồn tại. Nếu trí thức không tồn tại, lý do tại sao vẫn có thuật ngữ này?
On the contrary, if intellectuals do exist, it is interesting to find out how one could recognize them. And finally, if they exist, what is their purpose in the society?
Ngược lại, nếu trí thức có tồn tại, thì điều thú vị là tìm hiểu người ta có thể nhận ra trí thức bằng cách nào. Và cuối cùng, nếu trí thức tồn tại, thì mục đích của họ trong xã hội là gì?
The article that follows will try to present the author's private opinion about the subject. So lay down comfortably in your armchair and continue reading, maybe you find even something interesting!
Bài viết sau sẽ cố gắng trình bày ý kiến ​​riêng của tác giả về chủ đề này. Vì vậy, mời bạn nằm xuống thoải mái trong ghế bành rồi hãy tiếp tục đọc, có thể bạn sẽ tìm thấy một cái gì đó thú vị!


First try to define an intellectual
Trước tiên hãy thử định nghĩa một trí thức
Although I know it is somewhat borring stuff, it is inevitable to mention some definitions of intellectuals which you could find in literature or common life. This is necessary to mention in order for article reader to understand that the topic of intellectuals is pretty serious one which cuts into various pours of social life and different human interests. You can see this from the following definitions:
Mặc dù tôi biết việc này thật chán ngán, nhưng không thể tránh được, đành phải đề cập đến một số định nghĩa về trí thức mà bạn có thể tìm thấy trong tư liệu hoặc trong đời thường. Cần phải đề cập đến định nghĩa để cho người đọc bài viết này hiểu rằng chủ đề trí thức là một chủ đề khá nghiêm túc, một trong những lát cắt vào các phân khúc khác nhau của đời sống xã hội và lợi ích của con người. Bạn có thể thấy điều này từ các định nghĩa sau đây:


- First definition: some people think that intellectual is the conscience of the society; he is the representative of truth and justice for all.
- Second definition: by some people, intellectual is in the same context with proletariat in the capitalistic countries, who has got a sort of leading role.
- Third definition: intellectual is an educated person.
- Fourth definition: intellectual is "the man of law" who is universally opposed to the abuses of power and endangering of general human well-being.
- Fifth definition: intellectual is a very intelligent and very educated person "who spends time thinking about complicated ideas and discussing them".
- Định nghĩa thứ nhất: một số người nghĩ rằng trí thức là lương tâm của xã hội, trí thức là người đại diện của sự thật và công lý cho tất cả mọi người.
- Định nghĩa thứ hai: một số người cho rằng trí thức cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự với giai cấp vô sản ở các nước tư bản, những người đã giữ một vai trò lãnh đạo.
- Định nghĩa thứ ba: trí thức là một người có học thức.
- Định nghĩa thứ tư: trí thức là "người của quy luật" thường xuyên chống lại lạm dụng quyền lực và hiểm họa đối với sự an lành của công chúng.
- Định nghĩa thứ năm: trí thức là một người rất thông minh và có học vấn cao "dành thời gian suy nghĩ về những ý tưởng phức tạp và thảo luận về chúng".


Definition of an intellectual
Because this article has in mind a mortal who wishes to know what the author of the article wanted to say, here comes the definition; you can compare it with the definitions above, so we can start directly from the center of the matter.
Định nghĩa về một trí thức
Bởi vì bài viết này nhắm đến người đọc muốn biết tác giả của bài viết định nói gì, nên ở đây có một định nghĩa, bạn có thể so sánh nó với các định nghĩa ở trên, để chúng ta có thể bắt đầu ngay từ trung tâm của vấn đề.
So, intellectual is a person with following characteristics:
- he searches for objective truth and he is successful in that search above the average;
- he is intellectually involved in topics which are important for society (primarily science or public life);
- he controls his emotions in searching for objective truth;
- he subordinates his material, political or other interests to search for objective truth;
- this is a person whose high education is above average.
Thế thì, trí thức là một người có các đặc điểm sau:
- tìm kiếm sự thật khách quan và thành công trong sự tìm kiếm ấy trên mức trung bình;
- để tâm để trí vào các chủ đề quan trọng đối với xã hội (chủ yếu là khoa học và đời sống công cộng);
- kiểm soát cảm xúc của mình trong khi tìm kiếm sự thật khách quan;
- coi lợi ích vật chất chính trị hay lợi ích khác của mình là thứ yếu so với việc tìm kiếm sự thật khách quan;
- là một người có học vấn cao trên mức trung bình.
In the further text you could find not only the explanation for those characteristics which are mainly clear by themselves, but also some interesting suppositions on intellectuals which are a consequence of this definition.
Trong phần tiếp theo của bài này, bạn có thể tìm thấy không chỉ là lời giải thích cho những đặc điểm trên mà tự thân nó đã khá rõ ràng, mà còn cả một số giả định thú vị về trí thức như là một hệ quả của định nghĩa này.


Intellectual and objectivity
Objectivity is the basic characteristic of an intellectual. Without objectivity, an intellectual is worthless both individually and collectively, in the direct meaning of the word "worthless". To think just for the sake of thinking is the feature of lazy people. Objectivity however, is the living tissue of thinking.
Trí thức và tính khách quan
Khách quan là đặc tính cơ bản của trí thức. Nếu không có tính khách quan, trí thức vô dụng cả về mặt cá nhân lẫn về mặt tập thể, với ý nghĩa trực tiếp của từ "vô dụng". Tư duy chỉ vì lợi ích của tư duy là đặc tính của người lười biếng. Tuy nhiên, tính khách quan là tế bào sống của tư duy.
Here is what Sartre says about the intellectual of his time and their objectivity: "... the kind of question where many intellectuals are too quick to take sides. Their being intellectuals ought to inhibit them from making up their minds one way or the other because they are supposed to bed on the side of truth, i.e. of the strict determination beforehand of the scope of possibility. But here one of the 'possibilities' is missing - namely knowledge, information. Making up your mind with full knowledge of the facts is fine. Making up your mind in a state of ignorance means backsliding into the particular. It means abandoning the defining criterion of the intellectual".
Dưới đây là những gì Sartre nói về trí thức của thời đại mình và tính khách quan của họ: "... loại câu hỏi mà nhiều trí thức nhanh chóng giữ lập trường. Vị thế trí thức buộc họ phải ngăn chặn việc quyết định bằng cách này hay cách khác bởi vì họ có nghĩa vụ phải đứng về phía sự thật, nghĩa là xác định trước một cách nghiêm ngặt các khả năng. Nhưng ở đây một trong những 'khả năng' là thiếu - cụ thể là thiếu kiến ​​thức, thông tin. Quyết định với kiến ​​thức đầy đủ về các sự kiện là tốt. Quyết định khi còn dốt nát có nghĩa là sa ngã vào các biệt lệ. Nó có nghĩa là từ bỏ các tiêu chí xác định của trí thức".


Biased attitude is the opposite pole of objectivity and typically it is caused by the following factors:
- emotion, bias, exaggeration, carrying away;
- lack of facts;
- small life experience;
- tendency to unlimited dreaming with no ground sense for reality.
Thái độ thiên vị là cực đối lập với khách quan và thường nó được tạo ra bởi các yếu tố sau đây:
- cảm xúc, thiên vị, cường điệu, lấp liếm;
- thiếu các sự kiện;
- thiếu kinh nghiệm sống;
- xu hướng mơ mộng không giới hạn mà không có ý nghĩa thực tiễn nào.
Natural sciences (physics, chemistry, mathematics and other) stimulates objectivity because they are based on natural, mostly unique and predominantly obvious laws. The social sciences however, are abundant with a great deal more diametric opposite and simultaneous theories (psychology, sociology, philosophy and other), so the social scientists must exercise the additional effort to stay in the range of reality when practicing their profession.
Khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, toán học và các khoa học khác) kích thích tính khách quan bởi vì chúng dựa trên quy luật tự nhiên, phần lớn là duy nhất và rõ ràng. Các khoa học xã hội, phong phú với rất nhiều lý thuyết đồng thời đối chọi nhau (tâm lý học, xã hội học, triết học và các khoa học khác), vì vậy các nhà khoa học xã hội phải thực hiện các nỗ lực bổ sung để giữ được lập trường thực tế khách quan khi thực hành nghề nghiệp của họ.


Intellectual and emotion
Personal emotions are inseparable part of human nature which influences objectivity at most. That is why thinking, objectivity and emotions are united and harmonic entirety, the real holly trinity of intellectualism.
Trí thức và cảm xúc
Cảm xúc cá nhân là một phần không thể tách rời của bản chất con người mà có ảnh hưởng đến tính khách quan rất nhiều. Đó là lý do tại sao tư duy, tính khách quan và cảm xúc là bộ ba thần thánh hiện thực của tính trí thức.


The main problem of objectivity is not much the lack of facts, but the emotional bias. Although emotions are inevitable and spurring part of human nature, they are at the same time his limitations. Who knows how many human quarrels, misunderstandings, scientific discoveries, and whatever else has not been solved because of human emotions? Man with high emotions is not able to think objectively.
Vấn đề chính của tính khách quan không phải là việc thiếu các sự kiện, nhưng thiên vị tình cảm. Mặc dù cảm xúc là không thể tránh khỏi và là bộ phận thúc đẩy của bản chất con người, thì đồng thời cảm xúc cũng là hạn chế của con người. Ai đếm được có bao nhiêu cuộc cãi vã, hiểu lầm, những khám phá khoa học, và bất cứ điều gì khác mà đã không được giải quyết chỉ do xúc cảm của con người? Người có những cảm xúc cao thì không thể suy nghĩ khách quan được.


In the vast majority of human discussions, the opinion is less exchanged, and much more personal emotions are traded or supported. Even when trying to present some facts, man is mostly just trying to find a reasonable argument that will not undermine his emotions about the topic he tries to talk about.
Trong hầu hết các cuộc thảo luận của con người, ý kiến ​​ít được trao đổi hơn, và quá nhiều cảm xúc cá nhân được trao đổi, hay bênh vực. Ngay cả khi tìm cách trình bày một số sự kiện, con người chủ yếu chỉ cố gắng để tìm một lập luận hợp lý rmà sẽ không hạ thấp cảm xúc của mình về chủ đề họ đang nói về.
Still at the start of last century the advertising agents began teaching their apprentices not to address the human reason in the article advertisement, but to address the human subconscious - emotions. Unfortunately, this has just opened the door to manipulations and disinformation which followed afterwards by using this principle.
Tuy nhiên vào đầu thế kỷ trước, các nhân viên quảng cáo đã bắt đầu dạy cho người học việc của họ không được đề cập tới lý trí con người trong quảng cáo, mà chỉ hướng tới tiềm thức hay cảm xúc. Thật không may, điều này chỉ mở cửa cho các mánh khóe và thông tin đánh lạc hướng tiếp theo sau đó khi người ta sử dụng nguyên tắc này.
Non-intellectual is more interested in public recognition. Intellectual however, is firstly interested to come to the objective truth, even sacrificing his previous thoughts or feelings. Emotional dominance during thinking and in discussion is the worst enemy of an intellectual. Intellectual is ready to respect facts even when that is contrary to his previous believes. In psychology that is called elastic reasoning and by the Russian authors it is considered as one of the human intelligence factors.
Phi trí thức thì quan tâm nhiều đến sự ghi nhận của công chúng. Trí thức, trước hết, quan tâm đến sự thật khách quan, thậm chí hy sinh những ý tưởng hoặc cảm xúc trước đó của mình. Sự thống trị của tình cảm trong suy nghĩ và thảo luận là kẻ thù tồi tệ nhất của một trí thức. Trí thức là sẵn sàng tôn trọng sự thật ngay cả khi nó trái với những xác tín trước đó của mình. Trong tâm lý học gọi là tư duy đàn hồi, còn các tác giả Nga thì coi nó như một trong những yếu tố của trí thông minh con người.


Emotions are inseparable and useful part of human nature. Emotions are the cause of the best but also the worst phenomena in society (pogroms, genocide, wars, hatred, rape, irrationality). Intellect is usually a passive servant to the emotions at people. At intellectual however, the ration of intellect and emotions is moved to the advantage of intellect. Intellectual definitively must have a skill either learnt or inherited towards balanced emotions, so he can recognize the truth with the least possible blur of his own personal emotional storms. That is why the consciousness of one's own emotions as well as careful maintenance of proportion between reasoning and instinct during the reasoning process, is probably the most important feature of an intellectual.
Cảm xúc là một phần không thể tách rời và hữu ích của bản chất con người. Cảm xúc là nguyên nhân của những hiện tượng tốt nhất và cả tồi nhất trong xã hội (tàn sát dân Do-Thái, diệt chủng, chiến tranh, hận thù, hãm hiếp, sự phi lý). Trí tuệ là một người đầy tớ thụ động của những cảm xúc ở nhiều người. Tuy nhiên, ở trí thức, tỷ lệ của trí tuệ và cảm xúc được chuyển đổi theo hướng lợi thế thuộc về trí tuệ. Trí tuệ dứt khoát phải có một kỹ năng hoặc có thể học hỏi hoặc được thừa kế để hướng tới những cảm xúc cân bằng, vì vậy trí thức có thể nhận ra sự thật với cơn bão cảm xúc ít mờ ảo nhất của riêng cá nhân mình. Đó là lý do tại sao nhận thức về những cảm xúc riêng cũng như duy trì thận trọng tỷ lệ giữa lý trí và bản năng trong quá trình lý luận, có lẽ là đặc tính quan trọng nhất của trí thức.


The changed role of an intellectual
From the middle of the last century the identity of an intellectual and his social role has declined considerably. The very term intellectual has become blurred (that is why there are so many different definitions).
The world globalization has influenced quite a lot the shedding of term intellectual because it spurs the loss of individual ability for independent and objective reasoning about broad phenomena. Globalization is doing this influence by the bad and exaggerated specialist education, by spurring of average, and by spreading of consumer mentality. The influence of media and disinformation is so big that an individual in the society has very low chances to become an intellectual - ever.
Vai trò đã thay đổi của trí thức
Từ giữa thế kỷ trước, bản sắc trí thức và vai trò xã hội của trí thức đã suy giảm đáng kể. Ngay cả thuật ngữ trí thức cũng đã mù mờ đi (đó là lý do tại sao có rất nhiều định nghĩa khác nhau).
Việc toàn cầu hóa thế giới đã ảnh hưởng khá nhiều đến sự rơi rụng của thuật ngữ trí thức bởi vì nó gia tăng sự mất năng lực tư duy độc lập và khách quan của cá nhân về các hiện tượng phổ biến. Toàn cầu hóa đang gây ra ảnh hưởng này do lối giáo dục chuyên môn vừa tồi vừa cường điệu quá mức, bằng cách thúc đẩy tính trung bình, và bằng cách lây lan não trạng tiêu dùng. Sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông và thông tin sai lạc lớn tới mức mà hơn bao giờ hết, một cá nhân trong xã hội có cơ hội cực thấp để trở thành một trí thức.

Intellectual and Globalism
These terms are basically opposed to each other.
Globalism supports collective identical culture, and low education or highly specialist education, institutionalization and full control of all society happenings. The influence of an intellectual as defined previously in this text is quite the opposite to the modern globalism: an intellectual is independent thinker, spiritually separated from institutions, often express his will and his opinion, refuses to adopt his mind to the official daily politics, and he exposes demagogy and disinformation with by means of his education and with the depth of his thought.
Trí thức và chủ nghĩa toàn cầu
Những thuật ngữ này về cơ bản trái ngược với nhau.
Toàn cầu hóa hỗ trợ văn hóa tập thể giống hệt nhau, và học vấn thấp hoặc giáo dục chuyên môn cao, thể chế hóa và kiểm soát đầy đủ tất cả các diễn biến xã hội. Sự ảnh hưởng của một trí thức như đã định nghĩa đầu bài viết này là hoàn toàn ngược lại với chủ nghĩa toàn cầu hiện đại: trí thức một nhà tư tưởng độc lập, tách biệt về mặt tinh thần khỏi các thể chế, thường bày tỏ ý chí và ý kiến ​​của mình, từ chối chấp nhận suy nghĩ theo chính trị thường nhật chính thống, trí thức phơi bày sự mị dân và thông tin sai lạc thông qua giáo dục và với chiều sâu tư tưởng của mình.

However, as all other government rules, Globalism readily attempts to make use of intellectuals in its daily politics. Political use of intellectuals is the integral part of every political authority. Every government in history attempted to use, control, or intimidate intellectuals. The level of defense which intellectual could afford depended on the size of his own intellectualism, which sometimes goes up their highest limits. The antagonism between intellectuals and society existed long before contemporary times; it is enough to remind ourselves of the situation of intellectuals in the Middle ages: they were tortured, expelled, torched. Barbaric acts imposed on intellectuals sometimes today are often just the other form of torture which their predecessors endured in the past.
Tuy nhiên, như tất cả các thể chế cai trị khác, chủ nghĩa toàn cầu sẵn sàng tìm cách sử dụng trí thức trong nền chính trị thường nhật của nó. Sử dụng trí thức về mặt chính trị là phần không thể thiếu của tất cả các chính quyền. Tất cả các chính phủ trong lịch sử đều đã cố gắng sử dụng, kiểm soát, hoặc đe dọa các nhà trí thức. Mức độ bảo vệ mà trí thức có thể có phụ thuộc vào kích thước của tri thức riêng của họ, mà đôi khi đạt tới giới hạn cao nhất. Đối kháng giữa trí thức và xã hội tồn tại từ lâu trước thời hiện đại; thật quá đủ khi nhắc lại tình hình của trí thức trong thời Trung cổ: họ đã bị tra tấn, bị trục xuất, thiêu chết. Hành vi dã man đôi khi áp đặt với trí thức ngày nay thường chỉ là hình thức nhục hình khác mà những người tri thức trước đây phải chịu đựng trong quá khứ.

Intellectualism as barrier to manipulation

Masses manipulation is in all societies based in considerable amount on the low level of people intellectualism. The use of masses non-intellectualism for political, economic, or other aims has some of frequent forms like the following disperse examples:
- advertisement: they mostly make use of subconscious methods of influence;
- disinformation of all kinds: they are placed as rumor or through media;
- The example of literary opus of Agate Christie: Her romans have been the first which popularized the crime roman on the large scale in literature. Murders were added skillfully into these romans by making use of human curiosity and tendency for amusement. That is why the murder imperceptibly presented itself ALONG the funny activity, so it itself became the amusement for the readers. These romans were the first large basic preparation for the later explicit scenes of extreme violence in contemporary Hollywood and other movies.
Hollywood movies: rapes, murders and torture of every kind are shown even to the little children all over the world.
Trí thức là rào cản đối với sự lũng đoạn
Lôi kéo quần chúng trong tất cả các xã hội dựa đáng kể vào mức độ tri thức thấp của người dân. Việc sử bộ phận phi-trí thức cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, hoặc một số mục đích khác thường có các hình thức phát tán như sau, ví dụ:
- quảng cáo: chủ yếu sử dụng các phương pháp ảnh hưởng tiềm thức;
- thông tin sai lạc các loại: được làm ra như tin đồn hay thông qua các phương tiện truyền thông;
- Ví dụ trong các tác phẩm văn học của Agate Christie: Các chuyện tình lãng mạn của bà lần đầu tiên phổ biến loại chuyện tình tội phạm trên quy mô lớn trong văn học. Các vụ giết người đã được khéo léo thêm vào những chuyện tình lãng mạn bằng cách kích thích sự tò mò của con người và khuynh hướng giải trí. Đó là lý do tại sao giết người bất ngờ được trình bày cùng các hoạt động vui chơi, vì vậy chính giết người cũng trở thành vui chơi giải trí cho độc giả. Những chuyện tình lãng mạn kiểu này là sự chuẩn bị cơ bản lớn lao đầu tiên cho những cảnh quay rõ ràng là bạo lực cực đoan của Hollywood đương đại và các phim khác về sau.
Phim ảnh Hollywood: hãm hiếp, giết người và tra tấn các kiểu được chiếu cả cho trẻ nhỏ trên toàn thế giới.

The significance of intellectuals
Intellectuals offer correct prediction and diagnosis of natural and social phenomena, or they greatly facilitate the advance of human reasoning in specific science field. Intellectuals are not the only group which give the significant contribution to the human knowledge, but they are probably the piercing potential which society has at hand.
Tầm quan trọng của trí thức
Trí thức cung cấp dự đoán chính xác và chẩn đoán cho các hiện tượng tự nhiên và xã hội, hoặc họ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho sự tiến bộ của tư duy của con người trong các lĩnh vực khoa học cụ thể. Trí thức không phải là nhóm duy nhất có đóng góp đáng kể vào sự hiểu biết của con người, nhưng họ có lẽ là tiềm năng mũi nhọn mà xã hội sẵn có trong tay.

Sometimes intellectuals are called elite, but the elite is broader term then intellectuals, and it can contain quite non-intellectuals. In that respect it can be said that intellectuals are essentially "elite of elite".
Đôi khi trí thức được gọi là tinh hoa, nhưng tầng lớp tinh hoa là thuật ngữ có nghĩa rộng lớn hơn so với trí thức, và nó có thể chứa khá nhiều phi-trí thức. Do đó, có thể nói rằng trí thức về cơ bản là "tinh hoa của tinh hoa".

However, the practical significance of intellectuals in society is in direct proportion to the quality of human relationships. The low quality of human relationships lead to suppression of intellectuals, which can be easily spotted in dictatorships, although the suppression of intellectuals is not limited just there.
Tuy nhiên, vai trò thực tế của các trí thức trong xã hội là tỷ lệ thuận với chất lượng của các mối quan hệ của con người. Chất lượng thấp các mối quan hệ của con người dẫn đến sự đàn áp trí thức, mà có thể dễ dàng phát hiện trong chế độ độc tài, mặc dù sự đàn áp của trí thức không chỉ giới hạn ở đó.

There is no known society in the world lead by intellectuals today. Generally speaking the Plato's idea of philosophers leading society will stay for many centuries just utopia, because the human society today is still at the level of its ancestors by the phrase "stronger oppresses". The narrow-ownership society layers will always suppress and exploit the intellectuals in their range, until in some future distant times the mankind eventually reaches some more qualitative degree of consciousness which will "let the better ones to rule". So the philosophers of our Plato will still have to wait long in lines for their real place in human society.
Ngày nay, trên thế giới không có xã hội nào được biết đến lại do trí thức lãnh đạo. Nói chung ý tưởng của Plato về việc các triết gia lãnh đạo xã hội vẫn còn không tưởng trong nhiều thế kỷ nữa, bởi vì xã hội loài người ngày nay vẫn còn ở cấp độ của tổ tiên họ với từ ngữ "áp bức mạnh hơn". Tầng lớp hữu sản hẹp hòi trong xã hội sẽ luôn luôn đàn áp và khai thác những người trí thức trong phạm vi ảnh hưởng của họ, cho đến khi trong một tương lai xa xôi, loài người cuối cùng tiến đến một mức độ nhận thức đạt chất lượng sẽ "để cho những ai tốt hơn được lãnh đạo". Vì vậy, các nhà triết học của Plato của chúng ta vẫn sẽ phải chờ đợi lâu dài trong dòng người sắp hàng để có vị trí thực sự của họ trong xã hội loài người.

Translated by nguyenquang
http://home.drenik.net/slavne/TemeKultura/intelektualciEng.htm

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn