MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 14, 2012

Getting the Most Out of Life: The Concept of Opportunity Cost Tận hưởng Cuộc đời: Khái niệm về Phí tổn Cơ hội


Getting the Most Out of Life: The Concept of Opportunity Cost

Tận hưởng Cuộc đời: Khái niệm về Phí tổn Cơ hội

Russell Roberts

Rusell Roberts

"To get the most out of life, to think like an economist, you have to be know what you're giving up in order to get something else."

Để tận hưởng Cuộc sống, theo cách suy nghĩ của một nhà kinh tế, bạn phải biết bạn đang hy sinh những gì để có được một cái khác. "

One of the challenges of being an economist is explaining what you do for a living. People understand that one of the things a professor of economics does is teach economics. But what is that, exactly? Most presume it has something to do with investing and financial management. When I once told my seatmate on an airline flight that I was an economist, she said, what a shame, my husband loves the stock market. Hmm. I didn't tell her that other than the advantages of investing in indexed mutual funds, I know next to nothing about the stock market.

Một trong những khó khăn của một nhà kinh tế học là giải thích cho người khác hiểu mình làm cái gì để sinh sống. Người ta hiểu rằng một trong những điều một giáo sư kinh tế học làm là dạy kinh tế học. Nhưng dạy kinh tế học thực sự là dạy cái gì? Phần lớn người ta cho rằng môn kinh tế học có liên quan đến đầu tư và quản trị tài chánh. Có một lần tôi nói với người khách cùng đi trên máy bay là tôi là nhà kinh tế học, bà ta nói, "vậy hả," chồng của bả cũng mê thị trường chứng khoán. Hmm. Tôi không nói cho bả biết là ngoài sự hiểu biết về những lợi điểm của việc đầu tư vào những quỹ đầu tư hỗ tương đã được liệt kê theo chỉ số, tôi chẳng biết tí gì về thị trường chứng khoán cả.

My seatmate might have profited from reading Alfred Marshall who called economics "the study of mankind in the ordinary business of life." This was the enterprise of Marshall and Adam Smith and Friedrich Hayek and Milton Friedman: they tried to understand what people do and the implications of their behavior for the society at large.

Bà khách ngồi kế bên tôi, nếu đã đọc Alfred Marshall, thì kiến thức về kinh tế của bả có lẽ sẽ dồi dào hơn. Marshall cho rằng kinh tế học là "môn học về loài người trong những hoạt động bình thường của đời sống." Môn học này chính là công việc của Marshall, Adam Smith, Friedrich Hayek, và Milton Friedman: Họ tìm hiểu xem con người làm những cái gì và ảnh hưởng của những hành vi này đối với xã hội loài người ra sao.[1]

But my favorite definition of economics is a variant of Marshall's. It comes from a student who heard it from another teacher of hers: economics is the study of how to get the most out of life. I like this because it strikes at the true heart of economics—the choices we make, given that we can't have everything we want. Economics is the study of infinite wants and finite means, the study of constrained choices. This is true for individuals and governments, families and nations. Thomas Sowell said it best: no solutions, only tradeoffs. To get the most out of life, to think like an economist, you have to be know what you're giving up in order to get something else. That's all opportunity cost is:

Nhưng cái định nghĩa về kinh tế mà tôi khoái nhất là một biến thể của định nghĩa của Marshall. Định nghĩa này do một sinh viên của tôi nói lại khi nghe một giáo sư của em giảng: kinh tế học là môn học để làm sao lấy/thu được nhiều nhất từ cuộc đời. Tôi khoái định nghĩa này vì nó đánh trúng ngay tâm điểm của kinh tế học--những lựa chọn mà ta phải quyết định, bởi vì ta không thể có hết những điều ta muốn. Kinh tế học là môn học về những nhu cầu vô hạn và những phương tiện hữu hạn, là môn học về những chọn lựa bị giới hạn. Điều này đúng cho cá nhân và chính quyền, gia đình và quốc gia nữa. Thomas Sowell nói rõ ràng nhất: Không có giải pháp, chỉ có những sự trao đổi. Để có thể thu được nhiều nhất từ cuộc đời, để suy nghĩ như một nhà kinh tế học, bạn phải biết lựa chọn, bỏ vật này để lấy vật khác. Và đó chính là toàn bộ khái niệm về phí tổn của cơ hội.

Opportunity cost is what you have to give up to get something.

Chi phí cơ hội là những gì bạn phải mất để được một cái khác.

What could be more straightforward? If you want something you have to give up something. The idea turns out to be a little subtler than it appears at first glance. Let's look a little more closely.

Chẳng thể nào có một định nghĩa đơn giản hơn. Nếu bạn muốn có một điều gì đó, thì bạn phải từ bỏ một điều khác. Thực ra ý tưởng này tinh tế hơn mới thoạt nhìn. Hãy tìm hiểu thêm chút nữa.

Milton Friedman used to say that economics is simple. All you have to remember is that demand slopes downward and that nothing's free. The hard part is applying those two simple ideas. When Friedman said that nothing was free, he meant that everything has a cost. Take the proverbial free lunch that Friedman delighted in pointing out didn't exist. Suppose I invite you to lunch and it's on me—I promise to pay and I keep that promise. Free, right? No, says the economist.

Milton Friedman vẫn thường nói kinh tế học rất đơn giản. Ta chỉ cần nhớ có hai điều rằng nhu cầu có độ dốc đi xuống và không có cái gì là miễn phí cả. Vấn đề khó là áp dụng cả hai ý tưởng đơn giản này. Khi Friedman nói rằng không có cái gì miễn phí, nghĩa là mọi thứ đều có chi phí của nó. Hãy xem một thí dụ về một bữa ăn trưa miễn phí mà Friedman vẫn thường hứng thú chứng minh là không hề có thực. Giả sử tôi mời bạn đi ăn trưa và tôi sẽ đãi bạn bữa ăn đó. Và tôi giữ đúng lời hứa, trả tiền cho bạn đàng hoàng. Như vậy là bạn ăn một bữa ăn miễn phí chứ gì? Nhà kinh tế học bảo: Không phải vậy đâu.

Economist: There's no monetary cost. Today. But there's an expectation that you'll return the favor and treat me to a future lunch.

Nhà kinh tế học: Đúng là bạn không phải trả tiền cho bữa ăn hôm nay. Nhưng tôi cũng nghĩ là bạn sẽ đãi lại tôi trong tương lai.

You (believer in the free lunch): But you don't realize I'm not a nice person. I don't plan on reciprocating and I'm going to keep that promise to myself. Today's lunch is free.

Bạn (người tin là có bữa ăn miễn phí): Nhưng chắc bạn cũng biết tôi không phải là người biết điều. Tôi không có ý định "bánh ít đi, bánh quy lại" đâu, và tôi cương quyết giữ ý định này. Bữa ăn hôm nay là miễn phí.

Economist: No. Even if you don't plan to reciprocate, the guilt at being a moocher is a cost.

Nhà kinh tế học: Không đâu, dù cho bạn không có ý định "trả nợ," thì cái hành vi "ăn không" của người khác cũng làm bạn xấu hổ chứ. Đó là cái giá bạn trả cho bữa ăn miễn phí.

You: You don't realize just how not-nice I am. I have no conscience. So I do get a free lunch.

Bạn: Ồ, bạn không biết tôi là người không biết điều ư. Tôi không có lương tâm gì xất. Cho nên, tôi được một bữa ăn miễn phí.

Economist: Alas, no. You have to listen to me talk while we're eating.

You: I won't be listening. I'm going to daydream about an upcoming vacation. I'm going to pretend to be pay attention.

Nhà kinh tế học: Đâu có miễn phí đâu bạn. Chẳng phải bạn đã phải ngồi nghe tôi nói khi chúng ta đang ăn đấy sao?

Bạn: Nhưng tôi đâu có nghe. Tôi đang mơ mộng về chuyến đi chơi sắp tới. Tôi chỉ làm bộ như đang nghe bạn thôi.

Economist: Still not free. The cost of having lunch with me, even when I pay, even when you don't plan on reciprocating and even when I do all the talking that you ignore, is the pleasure you would have received doing something else instead. Whatever you gave up to have lunch with me. Not just the money. Not just the time. But the value or pleasure you would have received from doing something else.

Nhà kinh tế học: Vẫn không miễn phí đâu bạn. Cái phí tổn của bạn khi đi ăn trưa với tôi, dù là do tôi đãi, dù là bạn không có ý định "trả nợ" trong tương lai, ngay cả dù cho bạn làm lơ khi nghe tôi nói chuyện, là một niềm vui nào đó mà bạn sẽ có thay vì đi ăn với tôi. Cái phí tổn đó không nhất thiết phải là tiền bạc hay thì giờ, mà là giá trị hay niềm vui mà bạn sẽ có nếu bạn đi làm việc khác.

So one of the keys to thinking like an economist is always remembering that everything has a cost. This may be one reason economists have fewer friends than they otherwise would. Sometimes people are very happy holding on to the naïve view that something is free. We like the idea of a bargain. We don't want to hear about the hidden or non-obvious costs. Thinking about foregone opportunities, the choices we didn't make, can lead to regret. Choosing this college means you can't go to that one. Marrying this person means not marrying that one. Choosing this desert (usually) means missing out on that one. Sometimes, people just want to eat their cake and have it, too, without being reminded that they missed out on a spectacular piece of pie.

Cho nên một trong những nguyên tắc để suy nghĩ như một nhà kinh tế học là luôn luôn nhớ rằng mọi thứ đều có phí tổn. Điều này có lẽ cũng là một lý do mà những nhà kinh tế học có ít bạn hơn người thường. Đôi khi người ta rất vui vẻ với ý tưởng ngây thơ là có cái gì đó miễn phí. Ta thích cái ý tưởng là mua được giá hời. Ta không muốn nghe đến những phí tổn ngầm. Cứ nghĩ đến những cơ hội đã qua, những sự lựa chọn đã để vuột, chỉ khiến cho ta thêm tiếc nuối. Chọn trường đại học này nghĩa là không thể theo học trường kia. Lấy người này nghĩa là không thể lấy người nọ. Chọn món tráng miệng này (thông thường) nghĩa là không thể ăn món khác. Đôi khi người ta chỉ muốn có một miếng bánh ngọt và được ăn trọn miếng bánh đó mà không cần bị nhắc là ăn miếng này thì không được thưởng thức miếng khác còn ngon hơn.



Many people think that this constant harping on opportunity costs and alternatives and tradeoffs is why economics is called the dismal science. Frequent visitors to the Library of Economics and Liberty know better. See The Secret History of the Dismal Science by David M. Levy and Sandra J. Peart

Nhiều người nghĩ rằng chỉ vì những nhà kinh tế học suốt ngày cứ lải nhải về tổn phí cơ hội, lựa chọn, và đổi chác, cho nên môn kinh tế học bị coi là một môn khoa học ảm đạm. Những bạn đọc thường xuyên của Thư viện Kinh tế và Tự do biết rằng kinh tế học thực tế không phải như vậy. Xem thêm bài "Lịch sử Bí mật của Khoa học Ảm đạm" của David M. Levy và Sandra J. Peart.

All true. But if you want to get the most out of life, you have to take account of the opportunity cost, the foregone alternatives. Better to make good choices and learn how to live with them than make bad choices in blissful ignorance that lead to ruin. Here are some applications of how understanding opportunity costs helps you get the most out of life.

Nhưng nếu bạn muốn thu được nhiều nhất từ cuộc đời, bạn phải tính luôn cả tổn phí cơ hội và những chọn lựa khác bạn đã để trôi qua. Thà là lựa chọn cho kỹ rồi chấp nhận kết quả của quyết định của mình còn hơn là nhắm mắt lựa đại để đi đến kết quả tai hại. Sau đây là một vài ứng dụng khái niệm tổn phí cơ hội mà sẽ giúp cho bạn thu đạt được nhiều nhất từ cuộc đời.

The real cost of college

What's the cost of college? The obvious part of the cost of college is tuition. It's not room and board because those would be incurred anyway. But the opportunity cost includes the foregone wages from the jobs you could have had if you hadn't gone to college. This is one of the reasons we go to college when we're young without any experience in the workplace—our wages are relatively low so the foregone earnings from going to college are lower.

Tổn phí thực sự của đại học

Tổn phí thực sự của đại học là gì? Phần hiển nhiên nhất là học phí. Tiền ăn, tiền ở không tính vì ai mà lại không ăn và không cần chỗ ở. Nhưng tổn phí cơ hội gồm có tiền lương bị mất vì phải nghỉ việc để đi học. Đó là một trong những lý do ta đi học đại học khi còn trẻ và chưa có kinh nghiệm đi làm; nếu có, thì tiền lương cũng tương đối thấp nên tổn phí cơ hội cho đại học cũng thấp hơn.

The return on your investments

Economists do know something about the stock market. If you tell me you have a great investment track record, I want to know: compared to what. A mutual fund manager who earned 12% last year for his investors seems to have had a banner year. But mutual funds indexed to the S&P 500 earned over 15%. If both funds had a similar level of risk, that mutual fund manager had a negative return of 3%. Similarly, holding your assets in the form of cash means foregoing the opportunity to invest them. The opportunity cost of cash is the return you could earn by investing it.

Lợi tức từ đầu tư

Những nhà kinh tế học thực sự hiểu biết về thị trường chứng khoán. Nếu bạn bảo tôi là bạn có một quá trình đầu tư rất ngon lành, tôi sẽ hỏi bạn là ngon lành so với cái gì? Một người quản lý quỹ đầu tư hỗ tương mang lại lợi nhuận 12% cho thân chủ của mình được xem là ngon lành. Nhưng quỹ hỗ tương theo chỉ số của S&P 500 lại được lời hơn 15%. Nếu rủi ro của cả hai bên giống nhau, thì người quản lý quỹ đầu tư của bạn đã bị lợi tức âm là 3% rồi. Tương tự như thế, giữ tiền mặt trong nhà có nghĩa là mất đi cơ hội để đầu tư. Tổn phí cơ hội của giữ tiền mặt là lợi tức có thể thu được qua ngả đầu tư.

Home ownership and home improvements

Real estate agents like to tell you that a house is a great investment. Your house is appreciating and you get to live in it. Sometimes both are true statements. But appreciation of the house isn't enough to make it a good investment (or a reason to buy a particularly large house on the argument that if the investment is going to appreciate, it's better to have a bigger stake). Home owners like to savor how much they sold their house for above what they paid for it. When measuring the return, they rarely subtract the direct monetary costs—the repairs, the taxes, and the fees and commissions of lawyers, real estate agents and government agencies. But I've never known the proud Boston or Washington or L.A. house seller who calculates the foregone investment opportunities from tying up the down payment and the mortgage payments over the life of the time in the house.

Mua nhà và sửa nhà

Những chuyên viên buôn bán nhà (địa ốc) thích nói với bạn mua nhà là một sự đầu tư tốt lắm, vì giá nhà thì tăng lên và bạn lại được ở trong căn nhà của mình nữa. Đôi khi cả hai câu nói đó đều đúng hết. Nhưng sự lên giá của căn nhà vẫn chưa đủ để cho việc mua nhà trở thành một sự đầu tư tốt (cũng giống như lý do mua một căn nhà thiệt bự để nếu khi giá nhà tăng lên thì lại càng tốt hơn vì căn nhà to hơn). Chủ nhân những căn nhà vẫn thường khoái chí khi bán được căn nhà cao giá hơn khi họ mua. Khi đo đếm lợi tức thu hoạch được, ít khi nào họ trừ ra những chi phí trực tiếp bằng tiền, nào là tiền sửa chữa, đóng thuế, lệ phí của luật sư, của chuyên viên địa ốc và của những cơ quan chính quyền nữa. Nhưng tôi chưa bao giờ gặp được một người chủ nhà ở Boston hay Washington hay Los Angeles tính đến những cơ hội đầu tư đã trôi qua chỉ vì tiền đã được dùng để đặt cọc mua nhà và trả tiền nhà hàng tháng cho đến khi trả dứt nợ.

Similarly, real estate agents (and contractors) like to tell you that re-doing your kitchen is a good idea because you'll get the money back in the form of a higher price when you sell your house. So the kitchen is free! And in the meanwhile, you get to enjoy the pleasures of the kitchen. That logic is fine as long as you get enough pleasure from the kitchen to offset the opportunity cost of tying your money up in cabinetry and granite and giving up the return you could have earned doing something else with the money.

Tương tự như vậy, những chuyên viên địa ốc (và nhà thầu) thích nói với bạn là sửa lại căn bếp là một ý tưởng hay vì bạn sẽ thu lại được số tiền ấy khi bạn bán được căn nhà giá cao hơn là khi chưa sửa bếp. Cho nên, coi như bạn sửa bếp miễn phí! Còn trong khi chờ bán nhà bạn được xài một căn bếp rộng rãi thoải mái. Lập luận này cũng đúng thôi chừng nào mà bạn thấy rằng sử dụng một nhà bếp rộng rãi cũng sướng bằng số tiền bạn đã bỏ ra để sắm nào là mặt bàn đá hoa cương, tủ chén bát, trong khi bạn có thể dùng số tiền đó vào việc khác.

One aspect of home ownership and opportunity cost is particularly tricky. Suppose your house appreciates. You could sell it and move to a smaller house or a house in a different neighborhood. But you decide to stay. The appreciation of your house means it has gotten more costly to live in it. But that increase in cost, being an opportunity cost rather than an out-of-pocket cost does not mean you are worse off. In fact, it is a sign that you are better off—an asset you own has appreciated and your wealth is higher at least as long as the appreciation stays in place. Opportunity cost is different from what we think of colloquially as cost, which usually means a monetary payment. Opportunity cost guides rational decision-making. But an increase in costs doesn't necessarily mean that you are worse off than you were before.

Một khía cạnh khác của việc mua nhà và tổn phí cơ hội cũng khá rắc rối. Giả sử là căn nhà của bạn lên giá. Bạn có thể bán căn nhà này và dọn sang một căn nhà nhỏ hơn ở một khu phố khác. Nhưng bạn lại quyết định ở căn nhà này. Khi giá nhà của bạn tăng lên nghĩa là bạn sẽ bị tốn kém nhiều hơn nếu cứ tiếp tục ở trong căn nhà đó. Thực ra, đó là một chỉ dấu cho thấy tình trạng tài chính của bạn khá hơn--tài sản bạn làm chủ tăng lên nếu giá nhà giữ ở mức tăng trưởng như vậy. Tổn phí cơ hội khác với điều ta thường nghĩ là tổn phí, dưới dạng tiền bạc. Tổn phí cơ hội giúp ta quyết định theo lý trí. Nhưng một sự gia tăng tổn phí cơ hội không nhất thiết có nghĩa là tình trạng tài chánh của bạn bị xấu đi.

Sunk costs are sunk, historical costs are history

Opportunity cost is a forward-looking concept. If my car breaks down and I fix it, and it breaks down again, the decision to fix it a second time is independent of the first repairs costs. It is irrational to think that I have to fix it because I've put so much money into the car already—if I don't fix it, I'll lose all the money I've already invested. I've already lost the money on the first repair. Now I should only ask whether the second set of repairs are worth it.

Những phí tổn chìm và những phí tổn quá khứ

Tổn phí cơ hội là một khái niệm thuộc về tương lai. Nếu chiếc xe của tôi bị hư và tôi đem đi sửa, và nó lại bị hư nữa, thì cái quyết định có sửa lần thứ hai hay không hoàn toàn không ăn nhập gì với phí tổn sửa xe lần thứ nhất (phí tổn đã mất và chìm rồi). Suy nghĩ rằng tôi phải sửa xe lần thứ hai bởi vì tôi đã bỏ nhiều tiền thêm vào chiếc xe rồi là một suy nghĩ không hợp lý. Tôi đã tốn tiền sửa xe lần thứ nhất rồi. Bây giờ tôi chỉ nên suy nghĩ xem là lần sửa thứ hai này có đáng giá hay không mà thôi.

A variation on the "sunk cost" argument is the irrelevancy of historical costs. What the seller paid for a house twenty years ago has little effect on the market price today. Complaining that the seller is charging an exorbitant price compared to what the seller paid originally, only insures you will have trouble finding someone to sell you a house that meets your standards of a fair price. On the flip side, explaining to a prospective buyer in a housing market that has collapsed, that your price is high because after all, you paid a lot for it once and it's only fair that you get your money back plus a fair return, is unlikely to be a successful strategy for selling your house. Market prices ignore history.

Khái niệm "phí tổn chìm" không dính dáng gì với phí tổn đã chi trong quá khứ. Cái giá mà người mua nhà trả cho căn nhà của mình 20 năm về trước không có ảnh hưởng gì đến giá cả ngoài thị trường ngày hôm nay. Than phiền rằng người bán nhà đã tính giá quá mắc so với giá họ mua ngày xưa không ăn thua gì hết, vì bạn sẽ khó kiếm được người bán nhà mà bạn nghĩ là có một cái giá phải chăng đối với bạn. Ngược lại, nếu bạn giải thích cho người mua là, dù giá cả của thị trường nhà đất hiện đang bị rớt, mà bạn vẫn đòi giá cao vì ngày xưa bạn mua với giá cao, thì rõ ràng là bạn sẽ khó lòng mà bán được căn nhà của bạn. Giá cả thị trường không ăn thua gì đến quá khứ.

Replacement costs are more relevant than historical costs. If a friend gives you a Van Gogh as a wedding present and a few years later, a drunken dinner guest plunges a carving knife through it after losing his balance, your guest wouldn't tell you to shrug it off because after all, it was a gift, you didn't pay anything for it.

Trong khi đó, phí tổn thay thế có liên hệ đến phí tổn quá khứ. Giả sử có người cho bạn một bức tranh của Van Gogh làm quà cưới. Vài năm sau, trong một bữa tiệc tại nhà bạn, một người khách hơi say sưa, chệnh choạng thế nào mà lại làm rách bức tranh của bạn. Người khách này không thể bảo với bạn là "bỏ đi tám" và không đền, vì bức tranh là một món quà, bạn đâu có bỏ tiền ra mua đâu.

Self-sufficiency vs. relying on others

Perhaps the most important application of opportunity cost is the decision to do things for yourself vs. hiring someone. Doing it yourself is often cheaper and can be fun. But the cost of doing it yourself is the value of the other things you could have done with your time. Those other things might include working a part-time job or doing consulting, which means you forego money. So doing it yourself can be costly in the monetary sense. But the non-monetary costs can dwarf the monetary costs. Time spent painting your house yourself is time you can't spend reading to your children or being with your spouse or volunteering at the local soup kitchen.

Tự túc hay nhờ vả?

Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của tổn phí cơ hội là quyết định có nên tự mình làm lấy hay mướn người làm cho mình. Tự mình làm lấy thường rẻ hơn và lại vui nữa. Nhưng phí tổn của việc tự làm lấy là giá trị của những việc khác bạn có thể làm trong khoảng thời gian đó. Những việc khác có thể là đi làm thêm một việc bán-thời gian hay làm công việc tư vấn kiếm thêm tiền; nghĩa là bạn đã bỏ qua một số tiền. Cho nên, tự làm lấy có thể sẽ tốn phí hơn về phương diện tiền bạc. Nhưng những phí tổn không-phải-là-tiền có thể còn cao hơn là phí tổn tài chánh. Thí dụ thời giờ bạn dùng để tự sơn lại căn nhà bạn có thể dùng để chơi với vợ con hay đi làm việc thiện nguyện.

Ultimately, anything close to genuine self-sufficiency is the road to poverty. An avid do-it-yourselfer might change her own oil, bake her own bread and build a bookcase in her basement workshop. But she won't forge her own steel and the fashion her own car. She won't grow her own wheat or mill her own flour. She won't cut down a tree and plane the wood for that bookcase. And even if she did, she'll buy the saw. She won't make it for herself.

Nói cho cùng, bất cứ những gì mà đưa tới tình trạng tự túc là con đường dẫn đến nghèo đói. Một người thích tự-túc có thể tự thay nhớt xe của mình, tự làm bánh, tự làm kệ sách. Nhưng người đó không thể tự làm ra những vật dụng bằng sắt thép hay vẽ kiểu xe hơi của mình. Người đó không thể tự trồng lấy lúa, hay tự mình gặt hái. Người đó không thể tự mình đốn cây, xẻ gỗ làm ván để đóng tủ sách. Và ngay cả khi có thể làm như vậy, thì người ấy vẫn phải mua cái cưa.

Opportunity cost is key to understanding the concept of comparative advantage. See Comparative Advantage, by Lauren F. Landsburg and Treasure Island: The Power of Trade Part I. The Seemingly Simple Story of Comparative Advantage, by Russ Roberts.

Chi phí cơ hội là chìa khóa để hiểu các khái niệm về lợi thế so sánh. Xem Lợi thế so sánh, của Lauren F. Landsburg Đảo Kho báu: Sức mạnh của Thương mại Phần I. Câu chuyện Dường như đơn giản về lợi thế so sánh, của Russ Roberts.

By specializing in a very small set of skills, selling those skills in the marketplace and relying on the skills of other specializing individuals we create much of what we call specialization. We specialize because the costs of self-sufficiency are so high.

Qua sự chuyên môn hóa những kỹ năng rất nhỏ rồi bán những kỹ năng này ngoài thị trường và nhờ vào kỹ năng đã được chuyên môn hóa từ những cá nhân khác, ta đã tạo nên cái gọi là "sự chuyên môn." Chúng ta nhờ vào sự chuyên môn vì cái giá của tự túc quá cao.

Of all the constraints we face, the constraint of 24 hours in a day and a finite lifetime are ones we cannot escape. Getting the most out of life means using that precious time wisely. Using that time wisely means using and understanding opportunity cost.

Trong tất cả những giới hạn mà chúng ta gặp phải, sự giới hạn của 24 giờ một ngày và một đời sống hữu hạn là những giới hạn ta không thể thoát được. Tận hưởng cuộc đời nghĩa là biết sử dụng thời giờ một cách khôn ngoan. Sử dụng thời giờ một cách khôn ngoan nghĩa là ta phải hiểu và áp dụng được tổn phí cơ hội.

Russell Roberts is a professor of economics at George Mason University and a research fellow at Stanford University's Hoover Institution. He is the Features Editor of the Library of Economics and Liberty and the host of EconTalk.

Russell Roberts là giáo sư Kinh tế học tại Đại học George Mason và là Viện sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Hoover tuuộc Đại học Stanford. Ông cũng là Chủ bút của Tạp chí Thư viện Kinh tế và Tự do và EconTalk.

http://www.econlib.org/library/Columns/y2007/Robertsopportunitycost.html#

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn