MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, October 21, 2011

Uncharted territory Hoang địa


Uncharted territory

Hoang địa

By David Cyranoski

David Cyranoski

Nature Oct 20, 2011

Nature 20/10/2011

Political maps that seek to advance disputed territorial claims have no place in scientific papers. Researchers should keep relationships cordial by depoliticizing their work.

Các bản đồ chính trị nhằm thúc đẩy chủ quyền lãnh thổ đang tranh chấp không có chỗ đứng trong các bài báo khoa học. Các nhà nghiên cứu nên giữ mối liên hệ chân thành với nhau bằng cách phi chính trị hóa công việc nghiên cứu của họ.

Muhammad Ali observed that the wars of nations are fought to change maps — and he was a man who knew how to fight. Yet there are more subtle ways to change maps. Take the South China Sea: Chinese officials insist that much of its waters belong to China, and Chinese maps tend to include a dotted line that makes the same point. Yet there is no international agreement that China should have possession, and other countries have overlapping claims.

Muhammad Ali nhận thấy rằng các cuộc chiến xảy ra giữa các quốc gia là để vẽ lại bản đồ. Và, ông là người biết cách gây chiến. Tuy nhiên, có nhiều cách tinh tế khác để vẽ lại bản đồ. Hãy lấy biển Đông làm ví dụ: các quan chức Trung Quốc có chấp rằng phần lớn vùng biển này thuộc về Trung Quốc, nên các bản đồ của Trung Quốc có thường đưa thêm những đường đứt khúc để thể hiện quan điểm đó. Mặc dầu vây, không một thỏa thuận quốc tế nào cho rằng Trung Quốc nên thực thi sở hữu và tất cả các nước láng giềng đều có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

What has this to do with science and Nature? Nothing — except that territorial disputes, including that over the South China Sea, are leaking into the pages of scientific journals such as this one. In a disturbing trend, an increasing number of maps included in scientific articles by Chinese researchers feature a dotted line that envelops almost the entire South China Sea, to indicate Chinese possession (see page 293). Scientists and citizens of surrounding countries are understandably peeved by the maps, which in most cases are completely unrelated to the subjects of the papers in which they are published. The inclusion of the line is not a scientific statement — it is a political one, apparently ordered by the Chinese government. It's a territorial claim, and it's being made in the wrong place.

Điều này liệu có liên quan gì đến khoa học và tạp chí Nature hay không? Chẳng có liên quan gì — ngoại trừ việc tranh chấp về lãnh thổ, bao gồm tranh chấp trên biển Đông, đang lan vào những trang in của các tạp chí khoa học như Nature. Với một xu hướng đáng phiền lòng, ngày càng nhiều bản đồ đường lưỡi bò được các nhà khoa học Trung Quốc đưa vào những bài báo khoa học của họ, với 9 đường đứt đoạn bao quanh hầu hết biển Đông, để biểu thị chủ quyền của Trung Quốc (Xem bài “Những lời lẽ bất bình về chuyện biển Đông”). Không có gì khó hiểu khi các nhà khoa học và công dân của các nước láng giềng bất bình với cái bản đồ đó, mà trong đa phần các trường hợp chẳng hề liên quan gì đến chủ đề bài báo được công bố. Việc đưa bản đồ đường lưỡi bò vào bài báo không phải là một phát ngôn khoa học — đó là một phát ngôn chính trị, mà có vẻ như được Chính phủ Trung Quốc ra lệnh. Đó là một yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, và đã được thực hiện nhầm chỗ.

“Where research and politics mix, science should be a tool of diplomacy, not territorial aggression.”

Khi nghiên cứu khoa học và chính trị pha trộn nhau, khoa học nên là một công cụ để ngoại giao, chứ không phải để gây hấn về lãnh thổ.

Where research and politics mix, science should be a tool of diplomacy, not territorial aggression. Even politically hostile environments can prove fertile ground for scientific collaborations. An increasing number of researchers from Taiwan are teaming up with colleagues in mainland China, even as Beijing and Taipei continue to fundamentally disagree over their relationship. According to data provided by Lou-Chuang Lee, the head of Taiwan's National Science Council, the number of research papers resulting from cross-strait collaborations rose from 521 in 2005 to 1,207 last year.

Khi nghiên cứu khoa học và chính trị pha trộn nhau, khoa học nên là một công cụ để ngoại giao, chứ không phải để xâm lấn lãnh thổ. Ngay cả môi trường thù địch về chính trị cũng có thể là mảnh đất màu mỡ cho hợp tác nghiên cứu khoa học. Ngày càng có nhiều nhà khoa học Đài Loan cộng tác với các đồng nghiệp lục địa, cho dù Bắc Kinh và Đài Bắc về cơ bản vẫn tiếp tục có những bất đồng ý kiến về quan hệ đôi bên. Theo số liệu của Lou-Chuang Lee, người lãnh đạo Hội đồng Khoa học Quốc gia Đài Loan, số bài báo khoa học do hợp tác giữa hai bời eo biển đã tăng từ 521 bài vào năm 2005 lên 1.207 trong năm qua.

Such collaborations set the stage for the realization of common interests and, one might hope, resolution of political differences. At the least, they could help to restrain aggression.

Những hợp tác như thế tạo đà cho nhận thức về những lợi ích chung giữa đôi bên, với hy vọng hóa giải quyết những khác biệt về chính trị. Những hợp tác như thế chí ít cũng có thể giúp kiềm chế gây hấn.

Still, politics does often find a way to intrude. In August, for example, Ann-Shyn Chiang, director of the Brain Research Center at the National Tsing Hua University in Hsinchu, Taiwan, was surprised by a request from Yi Rao, a neuroscientist at Peking University in Beijing, with whom he was writing a paper. Rao wanted to put down Chiang's affiliation as 'Taiwan, China', the appellation preferred by Beijing. Chiang told Rao either to use Taiwan or Taiwan ROC (Republic of China), or to drop his name from the author list. Eventually the two found a compromise, agreeing that they would use Taiwan, Republic of China.

Thế nhưng, chính trị vẫn thường tìm đường xâm nhập. Tháng Tám vừa qua, chẳng hạn, Ann-Shyn Chiang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu thần kinh của Đại học Quốc gia Tsing Hua ở Hsinchu, Đài Loan, ngạc nhiên khi nhận được yêu cầu của Yi Rao, một nhà khoa học thần kinh thuộc Đại học Bắc Kinh, mà ông đang viết chung một bài báo. Ông Rao đề nghị ông Chiang ghi tên quốc gia là “Taiwan, Trung Quốc”, là kiểu mà Bắc Kinh ưa thích. Ông Chiang bảo ông Rao hoặc là dùng “Taiwan” hay “Taiwan ROC” (Đài Loan, Cộng hòa Trung Hoa), hoặc bỏ tên ông ra khỏi danh sách tác giả bài báo. Cuối cùng thì hai người cũng đi đến một thỏa hiệp, đồng ý dùng “Đài Loan, Cộng hòa Trung Hoa”.

The dispute over the South China Sea, with its resources and geopolitical significance, won't be so easily ironed out.

Những tranh chấp trên biển Đông, với tài nguyên và tầm quan trọng về địa chính trị của nó, sẽ không thể được giải quyết một cách dễ dàng như trên.

With regard to this and other international disputes, Nature takes the position that scientists should stick to the science. Authors should try to depoliticize their articles as much as possible by avoiding inflammatory remarks, contentious statements and controversial map designations. If such things can't be avoided, for example if a study of a country's resources requires taking account of whether a certain island belongs to it, the map should be marked as 'under dispute' or something to that effect. In papers in Nature, editors reserve the right to insert such a label if authors fail to do so. By avoiding controversy, researchers who keep politics from contaminating their science will keep the doors of collaboration open, and their studies will benefit. Researchers could also, as a by-product, help to defuse political tensions, show the way to mutual benefit and perform a diplomatic service.

Xem xét vấn này và các tranh chấp các quốc tế khác, tạp chí Nature giữ lập trường rằng các nhà khoa học nên đi theo khoa học. Các tác giả nên cố gắng phi chính trị hóa các bài báo của mình, bằng cách tránh những nhận xét gây kích động, những phát biểu gây bất bình, và những bản đồ còn gây tranh cãi. Trong trường hợp bất khả kháng, ví dụ như nếu một nghiên cứu về tài nguyên quốc gia đòi hỏi xem xét một hải đảo nào đó có thuộc về quốc gia đó hay không, thì bản đồ đó nên được ghi chú là “đang tranh chấp” hoặc một từ ngũ khác có ý nghĩa tương tự. Trong các bài báo trên tạp chí Nature, các biên tập giữ quyền bổ sung những chú thích như thế, nếu tác giả không ghi chú. Bằng cách tránh vấn đề tranh cãi, các nhà nghiên cứu có thể giữ cho khoa học không bị lây nhiễm chính trị, và giữ cánh cửa hợp tác khoa học rộng mở, và những nghiên cứu của họ sẽ hữu ích. Các nhà nghiên cứu cũng có thể giúp xoa dịu những căng thẳng chính trị, chỉ ra con đường đôi bên cùng có lợi và thực hiện một công việc ngoại giao có ý nghĩa, như là một sản phẩm phụ của nghiên cứu khoa học.

Researchers on all sides have much in common, as many scientists in parts of the world made unstable by conflict can appreciate. It makes no sense to undermine this solidarity through irrelevant political and territorial posturing.

Các nhà khoa học của tất cả các bên đều có nhiều điểm chung. Các nhà khoa học ở những nơi bất ổn do xung đột trên thế giới có thể đánh giá cao điều đó. Thật vớ vẩn nếu để tình kết liên này bị xói mòn bởi những động thái chính trị và tranh chấp lãnh thổ vô bổ đối với khoa học.



http://www.nature.com/nature/journal/v478/n7369/full/478285a.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn