MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, September 23, 2011

Asian Giants Edging Towards Confrontation? Các cường quốc châu Á đang tiến tới đối đầu?


Asian Giants Edging Towards Confrontation?
Các cường quốc châu Á đang tiến tới đối đầu?
Ravi Velloor - Straits Times Indonesia | September 20, 2011
Ravi Velloor
20-09-2011
For more than two years, top Indian officials have downplayed persistent media reports on aggressive patrolling by the Chinese along their disputed frontier by pointing out that it had been remarkably peaceful for over 20 years.
Hơn 2 năm qua, các quan chức cấp cao Ấn Độ luôn giảm nhẹ thông tin được báo chí liên tục đưa tin về các hoạt động tuần tra gây hấn của Trung Quốc dọc biên giới tranh chấp giữa hai nước, bằng cách chỉ ra rằng nơi đó rất yên bình trong hơn 20 năm qua.
Analysts who spoke of a Chinese "string of pearls" strategy of encircling India with bases in Pakistan, Sri Lanka and Myanmar were told pearl necklaces made 'pretty ineffective' murder weapons.
Các nhà phân tích, những người đề cập đến chiến lược “Chuỗi ngọc trai” bao quanh Ấn Độ bằng các căn cứ ở Pakistan, Sri Lanka và Myanmar, được trấn an rằng, những chiếc vòng ngọc trai là vũ khí giết người “khá vô ích”.
Now, New Delhi cannot stop raising red flags over the China threat. What is more, it seems ready to jut its chin out at its larger and more powerful neighbour.
Giờ đây, New Delhi không thể ngừng giương cao những lá cờ đỏ đối với mối đe dọa Trung Quốc. Hơn nữa, nước này dường như đã sẵn sàng nghênh mặt trước nước láng giềng lớn hơn và mạnh hơn mình.
Last week, India, which is rapidly building a strategic relationship with Vietnam and, some say, even eyeing a naval presence in Cam Ranh Bay, made it clear that it would undertake joint oil exploration activity with Vietnam in the South China Sea, ignoring Chinese objections.
Tuần trước, Ấn Độ, nước đang gia tăng xây dựng một mối quan hệ chiến lược với Việt Nam, và theo một số người, thậm chí còn để mắt tới sự hiện diện hải quân ở Cảng Cam Ranh, đã tuyên bố rằng nước này sẽ đồng ý tham gia các hoạt động thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông, bỏ ngoài tai sự phản đối của Trung Quốc.
Meanwhile, two strike forces that can penetrate Chinese defence lines in Tibet are being raised, along with steps for a general improvement in defence infrastructure along the China boundary.
Trong khi đó, hai lực lượng tấn công có thể chọc thủng các tuyến phòng thủ của Trung Quốc ở Tây Tạng đang được xây dựng, cùng với các bước cho một sự cải thiện chung về cơ sở hạ tầng quốc phòng dọc biên giới Trung Quốc.
Some strategic experts say it is important to cool the rhetoric, before Asia's two great tectonic plates rub too hard against each other.
Một số chuyên gia chiến lược cho rằng, quan trọng là phải giảm khẩu khí trước khi hai cường quốc châu Á va chạm nhau quá mạnh.
China expert Sujit Dutta said: "The last two to three years have not been easy, with China putting all sorts of pressure on India. "While I do not think either side will be too foolish, it is also important to be prepared. With China, you just cannot be too careful."
Chuyên gia Trung Quốc Sujit Dutta nói: “Hai ba năm qua không dễ dàng gì, Trung Quốc gây đủ thứ áp lực lên Ấn Độ. Tôi không cho rằng bên nào quá ngu xuẩn, quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng. Với Trung Quốc, bạn phải luôn cảnh giác“.
Both nations fought a brief border war in 1962, at a time when India's military was woefully unprepared. Memories of that defeat continue to rankle Indians, though the border has been largely peaceful for decades and trade ties have improved swiftly.
Hai nước đã trải qua một cuộc chiến biên giới ngắn vào năm 1962, vào lúc quân đội Ấn Độ hoàn toàn chưa được chuẩn bị trước. Ký ức về sự thất bại đó tiếp tục giày vò người Ấn Độ, mặc dù đường biên giới chung rất yên bình trong nhiều thập niên và các mối quan hệ thương mại được cải thiện nhanh chóng.
Indian officials have also acknowledged that China, which once backed insurgent groups in India's remote and restive north-east, seemed to have ended that policy in 1988. No longer though.
Các quan chức Ấn Độ cũng thừa nhận rằng Trung Quốc, nước từng huận thuẫn các phong trào nổi loạn ở khu vực đông bắc hẻo lánh và bất ổn của Ấn Độ, dường như đã ngừng chính sách đó vào năm 1988.
Last week, Indian Intelligence Bureau director Nehchal Sandhu told a conference of state police chiefs it was time to discuss 'fresh evidence of intrusive Chinese interest in the affairs of Indian insurgent groups'. It was the clearest indication of New Delhi's mounting concerns, weeks after it had warned Beijing to cease building dams and roads in the part of Kashmir that is in Pakistan's control.
Tuần trước, Giám đốc Cục Tình báo Ấn Độ, Nehchal Sandhu, phát biểu tại một cuộc họp của các chỉ huy cảnh sát quốc gia, rằng đã đến lúc thảo luận “chứng cớ mới về mối quan tâm của Trung Quốc đối với các vấn đề của các nhóm phiến quân Ấn Độ”. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy lo ngại đang gia tăng của New Delhi, nhiều tuần sau khi nước này cảnh báo Bắc Kinh hãy ngừng xây đập và đường sá ở phần Kashmir do Pakistan kiểm soát.
The worry is that a fresh wave of insurgency in the north-east would require India to commit large numbers of troops, stretching the army's resources even thinner. Besides, it would add to the current internal security nightmares when a third of the nation's districts are faced with Maoist threats of varying intensity.
Nỗi lo đó là một làn sóng nổi dậy mới ở vùng đông bắc sẽ khiến Ấn Độ phải điều động nhiều binh lính hơn, dàn mỏng hơn nữa các nguồn lực của quân đội. Bên cạnh đó, nó càng làm tăng thêm những cơn ác mộng về an ninh nội địa hiện thời, khi một phần ba số quận của nước này phải đối phó với các mối đe dọa ở nhiều cấp độ khác nhau của phiến quân theo chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông.
Analysts also say that while Kashmir has been relatively peaceful for most of the past year, there is every possibility that jihadist groups will turn their attention to the state once United States troops begin a slow withdrawal from Afghanistan. That might require India to keep hundreds of thousands of troops in Jammu and Kashmir. More than a third of India's army is currently stationed there.
Giới phân tích cũng cho rằng, mặc dù Kashmir tương đối yên bình trong gần suốt năm qua, có khả năng các nhóm thánh chiến sẽ chuyển ý định của chúng sang khu vực này một khi Mỹ bắt đầu rút quân từ từ khỏi Afghanistan. Điều đó có thể buộc Ấn Độ phải giữ hàng trăm nghìn binh sĩ ở Jammu và Kashmir. Hơn một phần ba quân đội của Ấn Độ hiện đang đóng tại đó.
Aside from the military build-up along the Tibet frontier, a key element of Indian counter-pressure has been the building of ties with Vietnam, which has a history of testy ties with China. Last week, Hanoi hosted India's Defence Secretary and Foreign Minister in quick succession.
Bên cạnh việc xây dựng lực lượng quân sự dọc đường biên giới Tây Tạng, một yếu tố then chốt trong đối áp của Ấn Độ là tạo dựng các quan hệ với Việt Nam, nước có một bề dày lịch sử về các mối quan hệ gay gắt với Trung Quốc. Tuần trước, Hà Nội lần lượt đón tiếp Thứ trưởng Quốc phòng và Bộ Trưởng Ngoại giao Ấn Độ.
There is talk that India is seeking access to the naval facilities at Cam Ranh Bay when the base opens in 2013, and will meanwhile start training Vietnamese officers in submarine warfare.
Có tin Ấn Độ đang tìm kiếm sự tiếp cận đối với các cơ sở hải quân ở Vịnh Cam Ranh khi căn cứ này mở cửa vào năm 2013, và trong lúc dó nước này sẽ bắt đầu huấn luyện cho các sĩ quan Việt Nam về chiến tranh tàu ngầm.
India also has shrugged off Chinese objections against plans by its overseas oil exploration arm, ONGC Videsh, to conduct joint prospecting in the South China Sea with PetroVietnam in blocks vacated by the energy giant BP. It says the Chinese objections have no legal basis because the blocks belong to Vietnam.
Ấn Độ cũng bỏ ngoài tai những phản đối của Trung Quốc đối với các kế hoạch thăm dò dầu khí nước ngoài của Tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh nhằm tiến hành các hoạt động tìm kiếm khoáng sản ở Biển Đông với PetroVietnam ở các lô mà gã khổng lồ BP bỏ không. Nước này nói các phản đối của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, bởi vì các lô này là của Việt Nam.
An official from the Indian Ministry of External Affairs said: "The Chinese had concerns, but we are going by what the Vietnamese authorities have told us, and have conveyed this to the Chinese."
Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói: “Trung Quốc quan ngại, nhưng chúng tôi đang làm theo những gì các quan chức Việt Nam nói với chúng tôi, và đã truyền đạt điều đó cho phía Trung Quốc“.
Analysts say this amounts to New Delhi tacitly accepting Vietnam's position on its dispute with China, which could have consequences. Strategic analyst Bahukutumbi Raman of Chennai's Institute for Topical Studies warned: "The ultimate result may be a confrontation with China in the seas adjacent to the Chinese mainland, which India cannot hope to win, and an overall deterioration in relations."
Giới phân tích cho rằng, như vậy có nghĩa là New Delhi ngầm chấp nhận lập trường của Việt Nam trong tranh chấp với Trung Quốc, điều này có thể gây ra nhiều hậu quả. Nhà phân tích chiến lược Bahukutumbi Raman thuộc Viện Chennai về Các nghiên cứu có tính thời sự cảnh báo: “Kết quả sau cùng có thể là một cuộc đối đầu với Trung Quốc ở các vùng biển liền kề đại lục, một cuộc đối đầu mà Ấn Độ không thể hy vọng sẽ chiến thắng, và một sự suy giảm toàn diện trong các mối quan hệ“.
Some Indian officials acknowledge the dangers, but say backing off would be more dangerous in the long term.
Một số quan chức Ấn Độ thừa nhận các mối nguy hiểm này nhưng họ nói rằng lùi bước còn nguy hiểm hơn nhiều về lâu về dài.
One official said: "Other nations' claims to the area's resources are equally valid. By playing to their own sense of hyper-nationalism and reconstructed history, the Chinese are inflaming public opinion in India as well. All this makes accommodation that much more difficult."
Một quan chức nói: Tuyên bố của “các nước khác” về các nguồn lực trong khu vực là hợp lý như nhau. Nhưng chơi theo cảm giác chủ nghĩa siêu dân tộc và dựng lại lịch sử, Trung Quốc cũng đang khích động công luận ở cả Ấn Độ. Tất cả những điều này khiến cho sự dàn xếp trở nên khó khăn hơn nhiều.

Translated by Trúc An

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn