MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 10, 2017

WHY DO WE LEARN LITERATURE? CHÚNG TA HỌC VĂN HỌC ĐỂ LÀM GÌ?




WHY DO WE LEARN LITERATURE?

CHÚNG TA HỌC VĂN HỌC ĐỂ LÀM GÌ?
1. To benefit from the insight of others. The body of world literature contains most available knowledge about humanity - our beliefs, our self-perception, our philosophies, our assumptions and our interactions with the world at large. Some of life's most important lessons are subtly expressed in our art. We learn these lessons only if we pause to think about what we read. Why would anyone bury important ideas? Because some ideas cannot be expressed adequately in simple language, and because the lessons we have to work for are the ones that stick with us.

1. Để được tiếp thu những hiểu biết sâu sắc của người khác. Kho tàng văn học thế giới chứa đựng phần nhiều kiến ​​thức sẵn có về nhân văn - niềm tin, sự tự nhận thức, triết lý của chúng ta, những giả định và tương tác của chúng ta với thế giới bên ngoài. Nhiều bài học quan trọng nhất của cuộc đời được thể hiện một cách tinh tế trong nghệ thuật. Chúng ta học những bài học này chỉ khi chúng ta dừng lại để suy ngẫm về những gì chúng ta đã đọc. Tại sao người ta lại chôn kín những ý tưởng quan trọng? Bởi vì một số ý tưởng không thể diễn đạt một cách đầy đủ bằng ngôn từ đơn giản, và bởi vì những bài học chúng ta phải nỗ lực khó nhọc để học được mới là những bài học mãi mãi gắn bó với chúng ta.


2. To open our minds to ambiguities of meaning. While people will "say what they mean and mean what they say" in an ideal world, language in our world is, in reality, maddeningly and delightfully ambiguous. If you go through life expecting people to play by your rules, you'll only be miserable, angry and disappointed. You won't change them. Ambiguity, double entendres and nuance give our language depth and endless possibility. Learn it. Appreciate it. Revel in it.

2. Mở rộng trí óc của chúng ta trước những mơ hồ đa nghĩa. Trong một thế giới lý tưởng, mọi người "nói điều họ muốn nói và muốn nói điều họ nói", nhưng ngôn ngữ trong thế giới của chúng ta, trong hiện thực cuộc sống, lại mơ hồ một cách khiến chúng ta điên lên và thích thú. Nếu bạn trải qua cuộc đời mà cứ mong muốn mọi người chơi theo luật lệ của bạn, thì bạn sẽ chỉ đau khổ, tức giận và thất vọng mà thôi. Bạn không thay đổi cuốc sống theo ý bạn được đâu. Sự mơ hồ, hiểu nước đôi và các sắc thái nghĩa cung cấp cho chúng ta ngôn ngữ có độ sâu và khả năng vô tận. Hãy học lấy nó. Trân quý nó. Say sưa với nó.

3. To explore other cultures and beliefs. History, anthropology and religious studies provide a method of learning about the cultures and beliefs of others from the outside looking in. Literature, on the other hand, allows you to experience the cultures and beliefs of others first-hand, from the inside looking out. The only other way to have such a personal understanding of others' beliefs are to adopt them yourself - which most of us aren't willing to do. If you understand where other people are coming from, you are better equipped to communicate meaningfully with them - and they with you.

3. Khám phá các nền văn hoá khác và niềm tin khác. Các môn lịch sử, nhân học và nghiên cứu tôn giáo cung cấp  cho ta phương pháp tìm hiểu về văn hoá và niềm tin của người khác từ bên ngoài nhìn vào bên trong. Văn học, ngược lại, cho phép bạn trải nghiệm những nền văn hoá và niềm tin của người khác trực diện nhìn từ bên trong ra bên ngoài. Cách duy nhất khác để có được một sự hiểu biết cá nhân về niềm tin của người khác là tự bản thân bạn chấp nhận chúng - mà hầu hết chúng ta đều không sẵn lòng. Nếu bạn hiểu người khác từ đâu đến, bạn được trang bị tốt hơn để giao tiếp với họ một cách có ý nghĩa – và họ cũng thế với bạn.

4. To appreciate why individuals are the way they are. Each person we meet represents a unique concoction of knowledge, beliefs, and experiences. In our own culture we find an infinite variety of attitudes and personalities, hatreds and bigotries, and assumptions. With each exposure to those who differ from us, we expand our minds. We may still reject their beliefs and assumptions, but we're one step closer to understanding them.

4. Để trân trọng lý do tại sao con người lại sống theo cách của họ. Mỗi người chúng ta gặp là đại diện cho một sự pha trộn độc đáo của tri thức, niềm tin, và kinh nghiệm. Trong nền văn hoá của chúng ta, chúng ta tìm thấy vô số thái độ và tính cách, thù hận, kiêu ngạo và giả định. Với mỗi lần tiếp xúc với những người khác biệt với chúng ta, chúng ta mở rộng tâm trí của mình. Chúng ta vẫn có thể từ chối những niềm tin và giả định của họ, nhưng chúng ta tiến một bước gần hơn tới chỗ hiểu biết họ.

5. To expand our grasp of the machinations of history. History and literature are inextricably entertwined. History is not just names and dates and politics and wars and power. History is about people who were products of their time with their own intricately-woven value systems. Study of literature enhances our appreciation of history's complexity, which in turn expands our appreciation of present political complexities and better equips us to predict and prepare for the future.

5. Để mở rộng hiểu biết của chúng ta về các mưu toan của lịch sử. Lịch sử và văn học gắn bó không thể tách rời. Lịch sử không chỉ là tên tuổi, thời gian, chính trị, chiến tranh và quyền lực. Lịch sử là về những con người vốn là sản phẩm của thời đại cùng với hệ thống giá trị phức tạp do chính họ dệt nên. Nghiên cứu về văn học tăng cường sự đánh giá của chúng ta về sự phức tạp của lịch sử, từ đó mở rộng sự đánh giá của chúng ta về những phức tạp trong chính trị hiện tại và trang bị tốt hơn cho chúng ta để dự đoán và chuẩn bị cho tương lai.

6. To exercise our brains. Our brains need exercise just like our bodies do. Don't balk at picking up the barbell and doing a few mental curls. Great literature has hidden meanings that won't slap us in the face like childrens' books will; we'll have to dig and analyze like an adult to find the gold.

6. Để tập thể dục trí não. Bộ não của chúng ta cần tập thể dục giống như cơ thể chúng ta. Đừng chùn bước trước việc nâng thanh tạ và làm một vài động tác thể dục tinh thần. Văn học tuyệt vời có những ý nghĩa ẩn giấu mà sẽ không đập ngay vào mắt chúng ta như sách dành cho trẻ em; chúng ta sẽ phải đào xới và phân tích như một người lớn để tìm được vàng.

7. To teach us to see individual bias. In a sense, each of us is an unreliable or naive narrator, but most of us mindlessly accept the stories of certain friends or family without qualification. We should remember that they are centers of their own universes, though, just like we are. They are first-person narrators - not Omniscient - just like we are. The only thing that suffers when we appreciate individual bias is our own gullibility.

7. Để dạy chúng ta thấy sự thiên vị cá nhân. Theo nghĩa nào đó, mỗi người chúng ta đều là một người kể chuyện không đáng tin cậy hoặc ngây thơ, nhưng hầu hết chúng ta đều vô tư chấp nhận những câu chuyện của bạn bè hay gia đình mà không cần bằng chứng. Chúng ta nên nhớ rằng họ là trung tâm trong vũ trụ của riêng họ, mặc dù, cũng giống như chúng ta, họ là những người kể chuyện ở ngôi thứ nhất – chứ không phải là Đấng toàn năng –  như chúng ta vậy. Điều duy nhất phải chịu đựng đau khổ khi chúng ta coi trọng thiên kiến cá nhân là sự cả tin của chúng ta.

8. To encourage us to question "accepted" knowledge. As children, most of us were taught to believe what we're told and those basic hypotheses provide our schemas, or building blocks of knowledge. As we grow, we learn to question some ideas while rejecting the offensively alien ideas outright, often without real examination. However, human progress often results from the rejection of assumed "facts." The difficulty lies in spotting our own unexamined assumptions. The more ideas we expose yourself to, the more of our own assumptions we can root out to question and either discard or ground our lives in.

8. Để khuyến khích chúng ta đặt câu hỏi về tri ​​thức "được chấp nhận". Khi còn trẻ con, hầu hết chúng ta được dạy tin tưởng những gì chúng ta được kể và những giả thuyết cơ bản đó cung cấp cho ta các sơ đồ, hoặc các khối kiến ​​thức. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta học cách chất vấn một số ý tưởng trong khi khước từ các ý tưởng ngoại lai khó chịu, thường là không có kiểm tra thực tế. Tuy nhiên, tiến bộ của con người thường là kết quả của việc bác bỏ các "sự kiện" giả định. Khó khăn nằm ở việc nhận ra những giả định chưa được kiểm chứng của chính chúng ta. Chúng ta càng tiếp xúc với nhiều ý tưởng, chúng ta càng có nhiều giả thuyết được đưa ra để chất vấn và hoặc là để loại bỏ hoặc làm cơ sở cho cuộc sống của chúng ta.

9. To help us see ourselves as others do. Literature is a tool of self-examination. You will see your own personality or habits or assumptions in literature. The experience may even be painful. While our ego defense systems help us avoid self-scrutiny and ignore others' observations or reactions to us, literature serves as a mirror, revealing us to ourselves in all our naked, undefended glory.

9. Để giúp chúng ta thấy mình dưới con mắt của người khác. Văn học là một công cụ để tự kiểm tra. Bạn sẽ thấy tính cách hoặc thói quen hoặc giả định của bạn trong văn học. Sự trải nghiệm thậm chí có thể gây đau đớn. Trong khi các hệ thống tự vệ của cái tôi giúp chúng ta tránh được sự tự tra xét và bỏ qua những quan sát hay phản ứng của người khác đối với chúng ta, thì văn học đóng vai trò như tấm gương, phản chiếu để chúng ta nhìn thấy chính mình trong toàn bộ ánh sáng trần trụi, không che dấu.

10. To appreciate the contributions literature has made to history. The pen is mightier than the sword, yes? When a country undergoes regime change, the new regime imprisons, exiles or executes the intelligentsia--scholars and philosophers--who are seen as the keepers of the culture, creators of ideology, and instigators of revolt. See Russian, Chinese, and German history for examples. In American history, see the copious examples of pro- and anti-slavery literature as well as Thomas Paine's and Thomas Jefferson's contributions to the American Revolution.

10. Để đánh giá cao những đóng góp của văn học đối với lịch sử. Cây bút mạnh hơn thanh kiếm, có đúng không? Khi một quốc gia trải qua sự thay đổi chế độ, chế độ mới giam cầm, lưu đày hoặc xử tử các học giả và triết gia - được xem như những người gìn giữ văn hoá, những người sáng tạo ra hệ tư tưởng và những kẻ xúi giục nổi dậy. Hãy xem lịch sử Nga, Trung Quốc và Đức để lấy ví dụ. Trong lịch sử nước Mỹ, hãy xem nhiều ví dụ về văn học ủng hộ và chống đối chế độ nô lệ cũng như những đóng góp của Thomas Paine và Thomas Jefferson đối với cuộc Cách mạng Hoa Kỳ.

11. To see the tragedy. "A million deaths are a statistic, but one death is a tragedy." History gives you the statistics. Literature shows you the human tragedy.

11. Để nhìn thấy bi kịch. "Một triệu người chết là một thống kê, nhưng một cái chết là một bi kịch." Lịch sử cung cấp cho bạn số liệu thống kê. Văn học cho bạn nhìn thấy bi kịch của con người.

12. To further our mastery of language. Sticks and stones may break my bones, but words build and destroy nations. Study of literature hones our language skills and teaches us new and valuable techniques for communication. A master of language can seduce your emotions and inspire you to follow him into death - or he can crush your will with a word. Language is the single most important tool of leadership and great leaders embrace its study.

12. Để am tường ngôn ngữ của chúng ta. Gậy và đá có thể làm gãy xương của một cá nhân, nhưng lời lẽ có thể xây dựng và hủy diệt các quốc gia. Nghiên cứu về văn học nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và dạy cho chúng ta những kỹ thuật mới, có giá trị để giao tiếp. Một bậc thầy ngôn ngữ có thể quyến rũ cảm xúc của bạn và cổ vũ bạn đi theo họ tới chỗ chết - hoặc anh ta có thể nghiền nát ý chí của bạn chỉ bằng lời lẽ. Ngôn ngữ là công cụ quan trọng duy nhất để lãnh đạo và các nhà lãnh đạo vĩ đại nghiên cứu ngôn ngữ rất kỹ.

13. To recognize language devices and appreciate their emotional power. Like good music, poetry uses wordplay, rhythm, and sounds to lull the reader into an emotional fog, and therein deliver its message. Great leaders learn to harness these techniques of communication and persuasion. Listen closely to effective advertisements and politicians and lawyers. Listen to the pleasing rhythm and wordplay of their mantras, and watch the sheep blithely flock to them: "It does not fit - you must quit!" "Crisp and clean and no caffeine!" Politicians use prolific parallelism: "We will not tire, we will not falter, and we will not fail."

13. Nhận biết các công dụng của ngôn ngữ và đánh giá cao sức mạnh gây xúc cảm của chúng. Cũng như nhạc hay, thơ ca sử dụng chơi chữ, nhịp điệu, và âm thanh để ru người đọc vào một lớp sương mù của cảm xúc, trong lớp sương mù đó nó truyền tải thông điệp của mình. Các nhà lãnh đạo vĩ đại học cách khai thác các kỹ thuật giao tiếp và thuyết phục này. Hãy nghe kỹ lưỡng các quảng cáo, các chính trị gia và luật sư nói hay. Hãy lắng nghe nhịp điệu dễ chịu và cách chơi chữ trong những câu thần chú của họ, và quan sát những con cừu ngoan ngoãn kéo đến bên họ: "Nó không lành mạnh - bạn phải bỏ thôi!" "Sảng khoái và sạch - không caffein!" Các chính trị gia thường sử dụng cặp câu song hành sinh động: "Chúng ta sẽ không mệt mỏi, chúng ta sẽ không chùn bước, và chúng ta sẽ không thất bại."

14. To explore ethical complexities. Only children find ethical rules cut and dried. Literature forces readers to challenge their simplistic ethical conceptions and sometimes their outright condemnation of others' actions. For example, we believe lying is wrong. But what do we mean? Do we never lie? Have you ever met a person rude enough to follow this rule implicitly? Be advised, though: ethical exploration is a mature endeavor; it is not for the thin-skinned.

14. Để khám phá những phức tạp về đạo đức. Chỉ có trẻ em mới thấy các quy tắc đạo đức được thái nhỏ và đem phơi khô. Văn học buộc người đọc phải thách thức những quan niệm đạo đức đơn giản của họ và đôi khi sự kết lên án triệt để của họ về những hành động của người khác. Ví dụ, chúng ta tin rằng nói dối là sai. Nhưng ý chúng ta muốn nói điều gì? Có phải chúng ta không bao giờ nói dối? Bạn đã bao giờ gặp một người thô lỗ đủ để hoàn toàn tuân theo quy tắc này? Tuy nhiên, hãy tự khuyên mình rằng: khám phá đạo đức là một nỗ lực trưởng thành; nó không dành những người hời hợt.

15. To see the admirable in everyday life. We are surrounded by unsung nobility and sacrifice. Once we learn to see it in the actions of common folk, our lives will be forever richer, as will our faith in humanity itself.

15. Để thấy được những thứ đáng ngưỡng mộ trong cuộc sống hàng ngày. Vây quanh chúng ta là những tấm lòng cao quý và sự hy sinh âm thầm. Một khi chúng ta học để thấy nó trong hành động của những người bình thường, cuộc sống của chúng ta sẽ mãi mãi phong phú hơn, niềm tin của chúng ta đối với nhân loại cũng thế.

16. To learn better ways to behave. An untold amount of our opinions and words and reactions are absorbed during childhood and from our culture. Literature teaches us better courses of action and more effective responses to situations...if we let it.

16. Tìm hiểu những cách cư xử tốt hơn. Nhiều ý kiến, lời nói và phản ứng của chúng ta được hấp thụ trong thời thơ ấu từ nền văn hoá của chúng ta. Văn học dạy cho chúng ta những đường hướng hành động tốt hơn và những phản ứng hiệu quả hơn đối với các tình huống... nếu chúng ta chịu để cho văn học làm điều đó.

17. To know we aren't alone. Others have been where we are, have felt as we feel, have believed as we believe. Paradoxically, we are unique just like everyone else. But we aren't alone. Others were here and they survived...and may have even learned from it - and so may we.

17. Để biết chúng ta không cô đơn. Những người khác đã từng ở nơi chúng ta đang ở, từng xúc cảm như chúng ta cảm xúc, từng tin tưởng như chúng ta tin tưởng. Nghịch lý là, như mọi người khác, chúng ta là duy nhất. Nhưng chúng ta không cô đơn. Những người khác đã ở đây và họ đã sống sót... và thậm chí có thể đã học được từ đó - và chúng tai cũng có thể làm thế.

18. To refine our judgment. This involves several aspects of reading: exposure to new ideas and new ways of looking at old assumptions, expanded vocabulary and understanding, and improved ability to write. Altogether, these benefits refine our ability to think, and thus guide us toward informed, mature judgment.

18. Để điều chỉnh cho chính xác phán quyết của chúng ta. Điều này liên quan đến một số khía cạnh của việc đọc: tiếp xúc với những ý tưởng mới và những cách mới để xem xét những giả định cũ, mở rộng vốn từ vựng và hiểu biết, và cải thiện khả năng viết. Tập hợp lại, những lợi ích này làm sắc sảo khả năng suy nghĩ của chúng ta, và do đó hướng dẫn chúng ta tới chỗ phán xét chín chắn và có hiểu biết.

19. To develop empathy for those who are unlike us. Literature can train and exercise our ability to weep for those who are not us or ours. As children, our circles of concern stop with ourselves. As we grow, we expand those circles to our families and friends, and perhaps to our neighborhoods, towns, cities, states or countries. Our study of literature continues to expand that realm of concern beyond the things we physically experience.

19. Phát triển sự thấu cảm với những người không giống chúng ta. Văn học có thể rèn luyện khả năng của chúng ta để khóc thương cho những người không phải là chúng ta hoặc của chúng ta. Khi còn trẻ con, các quan tâm của chúng ta dừng lại với chính chúng ta. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta mở rộng các vòng kết nối này tới gia đình và bạn bè, và có thể đến các khu phố, thị trấn, thành phố, tiểu bang hoặc quốc gia của chúng ta. Học văn học liên tục mở rộng phạm vi quan tâm đó ra ngoài những thứ mà chúng ta cảm nhận được bằng thực thể.

20. To expand our vocabularies. New words are tools for grasping new ideas. Each new idea is a building block upon which we may acquire more knowledge. Knowledge is power.
                                                           
20. Mở rộng kho từ vựng của chúng ta. Từ mới là công cụ để nắm bắt những ý tưởng mới. Mỗi ý tưởng mới là một khối xây dựng mà nhờ chúng đó ta có thể có được nhiều tri ​​thức hơn. Tri thưc la sưc mạnh.


http://www.freethought-forum.com





No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn