MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, February 8, 2017

Trump’s Doctrine of Unpredictability Chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán của Trump



Trump’s Doctrine of Unpredictability

Chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán của Trump
BY MICHAEL H. FUCHS
Democracy Journal
JANUARY 26, 2017

MICHAEL H. FUCHS
Democracy Journal
26/1/2017

Trump’s foreign policy “unpredictability” might just be cluelessness.
Chủ thuyết “Không Thể Tiên Đoán” có thể chỉ là trò vô chiêu

Does Donald Trump have a foreign policy?
During the transition period alone, the President: broke decades of tradition and talked to the President of Taiwan; condemned China for seizing a U.S. underwater drone in the South China Sea, then reversed his view the same day with a tweet telling China to “keep it!”; took the side of Russian President Vladimir Putin after President Obama sanctioned Russia for interfering in the U.S. presidential election.
Trying to piece Mr. Trump’s foreign policy together, one cannot be blamed for missing the grand strategy in it all.

Có thật ông Donald Trump có chính sách ngoại giao?
Ngay trong thời gian chuyển tiếp chờ nắm quyền Hành Pháp, Tổng Thống (TT) Trump đã làm nhiều màn ngoạn mục: phá lệ ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng bằng việc nói chuyện với TT Đài Loan; lên án Trung Cộng (TC) về việc bắt giữ hải cụ lặn ngầm không người lái do thám trên biển Đông, đồng thời không lâu sau lại gởi tin qua tweet kêu TC “cứ giữ lấy”; đứng về phía TT Putin của Nga sau khi TT Obama trừng phạt nước này vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử TT tại Mỹ.
Ráp lại hết những bước về chính sách ngoại giao của Trump, người ta không thể nhìn ra sách lược lớn về đối ngoại.


Maybe Trump is a realist; or maybe he wants to dismantle the U.S.-led international order. Perhaps he is purely a dealmaker.
Whatever the approach, one theme is consistent in Mr. Trump’s actions and words: his desire to make U.S. foreign policy appear as unpredictable as possible. As Trump so succinctly summarized it himself during a foreign policy speech in April 2015: “We have to be unpredictable.” Call it a “doctrine of unpredictability,” if you like.


Có thể Trump là một tay có óc thực tế, cũng có thể Trump muốn tháo gỡ Trật Tự Thế Giới mà Hoa Kỳ đã tiến hành. Và cũng có thể ông ta thuần túy là một tay mặc cả.
Dù phương cách nào, có một điều có thể cho là hợp với hành động và lời nói của Trump là ông ta thích làm cho chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ càng khó tiên đoán chừng nào tốt chừng nấy. Như Trump đã cô đọng chính sách ngoại giao của mình trong lần nói chuyện vào tháng Tư năm 2015: “Chúng ta phải làm cho người khác khó tiên đoán”. Gọi đó là chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán cũng được.

Donald Trump believes that the United States should pursue the foreign policy of a gambler, shedding the more “predictable” aspects of U.S. foreign policy that have, until now, helped keep the world somewhat stable. As gambler-in-chief, Trump’s perceived unpredictability will supposedly give him leverage to negotiate anything with anyone at anytime.

Donald Trump tin rằng Hoa Kỳ nên theo đuổi chính sách ngoại giao của tay đánh bạc, tháo bỏ tinh thần khả đoán của chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, mà cho tới nay tính chất này đã giúp cho thế giới có phần nào ít xáo trộn. Như là một tay đánh bạc thượng thừa, chủ thuyết Khó Tiên Đoán sẽ cho ông ta đòn bẩy để thương lượng bất cứ việc gì trong bất cứ lúc nào.

The idea might not seem so ridiculous at first blush—after all, a good poker face is an important part of success when staring down opponents.
But foreign policy isn’t a poker room at a Trump casino. The only thing that a doctrine of unpredictability is really sure to do is gamble with U.S. national security—shattering U.S. alliances, destabilizing relationships with adversaries, and suppressing public debate in the United States.

Ý tưởng thoạt nhìn có vẻ như trào phúng, nhưng rốt ráo, thì sắc mặt của tay đánh bạc nhà nghề chính là điều quan trọng để thắng canh bạc, khi hắn ngó xuống đối thủ.
Nhưmg chính sách ngoại giao không phải là canh bạc tại sòng bài Trump. Có điều là những gì chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán đang làm lại chính là đánh bạc với an ninh quốc gia – làm lung lay những người bạn đồng minh, làm mất thế cân bằng trong tương quan với kẻ thù và kềm hãm những bàn cãi của công chúng trên đất nước Hoa Kỳ.

For decades, American leadership has rested on a complex web of alliances and partnerships that create stability through predictability around the world. Peace and prosperity in international affairs rely on agreements between nations—whether security alliances, trade agreements, or otherwise—and the ability of nations to trust that partners will follow through on those commitments.

Trong nhiều thập niên, tư cách siêu cường của Hoa Kỳ đặt trên mối liên hệ chồng chéo của tinh thần đồng minh và hợp tác, mối liên hệ này giúp tạo dựng sự ổn định nhờ vào sự khả đoán trong thế giới. Yếu tố hoà bình và thịnh vượng trong bang giao quốc tế dựa vào sự đồng thuận giữa các quốc gia – cả như đồng minh an ninh, thoả thuận thương mại hay cách khác – và khả năng của các quốc gia tin tưởng rằng các đối tác cũng theo đuổi cam kết thực hiện chính sách rõ ràng, khả đoán.

For example, knowing that members of the World Trade Organization can be penalized economically for breaking trade rules helps keep the international economic playing field from devolving into a series of trade wars. Knowing that countries will respond fiercely to violations of sovereign borders—such as Iraq invading Kuwait or Russia invading Ukraine—helps keep the peace. While these rules are not always enforced, they provide a strong deterrent to potential bad actors.

Thí dụ, việc biết được các thành viên trong Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể bị trừng phạt kinh tế khi vi phạm điều lệ giao thương sẽ giúp giữ cho sân chơi kinh tế thế giới không bị lún vào các chuỗi chiến tranh thương mại. Việc biết được các quốc gia sẽ phản ứng quyết liệt sự vi phạm tới biên giới chủ quyền quốc gia – như việc Iraq xâm lăng Kuwait hay Nga xâm lấn Ukraine – giúp cho hoà bình được gìn giữ. Trong khi những điều lệ ấy dù không phải lúc nào cũng được tuân thủ, nhưng chúng cũng giúp ngăn cản triển vọng của những kẻ chơi xấu.

Crafting a foreign policy of unpredictability, Mr. Trump believes, would give the United States the upper hand in its dealings around the world. Mr. Trump sees international agreements and alliances as stifling to American action, rather than as force multipliers for American leadership. He acts as though the United States can get what it wants on its own terms, by itself, no matter what the issue. This strategy is premised on the notion that friends and enemies alike should not know what the United States would do in any given situation. As Trump once put it: “I don’t want them to know what I’m thinking.”

Khi áp dụng mánh lới không thể tiên đoán trong chính sách ngoại giao, ông Trump tin rằng nó sẽ giúp cho Hoa Kỳ chơi tay trên khi giao hảo với các quốc gia trên thế giới. Ông ta xem những thỏa thuận quốc tế, và mối liên minh như sự gò bó hoạt động của Mỹ hơn là lực tăng cho sự lãnh đạo của Hoa Kỳ. Ông ta hành động như thể Hoa Kỳ có thể đạt được điều mình muốn bằng cách chơi riêng của mình, bất kể vấn đề gì. Sách lược này dựa vào thế, để cả bạn lẫn thù không thể biết nước cờ của Hoa Kỳ trước tình huống được đặt ra. Có lần Trump nói rõ: “Tôi không muốn họ bắt mạch được tôi”.

This is a terrifying prospect for those around the world who rely on American leadership to underwrite global peace and prosperity.
In 1962, former U.S. Secretary of State Dean Acheson was dispatched to brief French President Charles de Gaulle on the Cuban Missile Crisis and enlist French support. When de Gaulle was offered evidence to verify the briefing, de Gaulle reportedly waved off the offer, making clear that he trusted the United States. Mr. Trump’s approach would undoubtedly destroy this kind of trust in U.S. leadership going forward.

Đó là nỗi kinh sợ cho nước nào trên thế giới còn trông cậy vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong việc truy tìm sự an bình và thịnh vượng toàn cầu.
Năm 1962, nguyên Ngoại Trưởng Dean Acheson đã được phái đi trấn an TT Charles de Gaulle của Pháp về cuộc đối đầu phi đạn do Nga đặt trên đất Cuba nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ Pháp. Khi TT Pháp được trưng dẫn bằng chứng để xác định lời kêu gọi, ông bày tỏ sự hỗ trợ và cho biết ông tin tưởng vào Hoa Kỳ. Cung cách của ông Trump chắc chắn sẽ hủy hoại niềm tin vào Hoa Kỳ về lâu về dài.


His foreign policy of unpredictability would mean raising questions about U.S. commitments to allies from Europe to Asia. When asked about U.S. alliances with Japan and South Korea, Mr. Trump said “there is going to be a point at which we just can’t do this anymore.” When asked about NATO, his sarcastic response made it clear that he believes that the U.S. is committed to too many alliances: “[W]e defend everybody. When in doubt, come to the United States. We’ll defend you.”

Chính sách ngoại giao khó lường của Trump sẽ dấy lên câu hỏi về hành động của Hoa Kỳ đối với các nước đồng minh từ Âu sang Á. Khi được hỏi về mối liên minh với Nhật và Nam Hàn, ông Trump cho biết: “đã tới thời điểm mà chúng ta không thể nào làm vậy được nữa”. Và khi được hỏi về NATO, câu trả lời mang tính nhạo báng của ông cho thấy ông nghĩ rằng Hoa Kỳ đã làm quá nhiều cho đồng minh: “Chúng tôi bảo bọc mọi nước. Nếu không tin, hãy đến nước Mỹ này, chúng tôi sẽ bảo bọc quí vị”.

The dangers here are manifold. Undercutting U.S. alliances emboldens adversaries to test those alliances, weakening regional stability in places like Europe and Asia where Russia and China are already worrying neighbors. And while Mr. Trump believes he can squeeze more money from U.S. allies in an approach reminiscent of a protection racket rather than an alliance, those allies may very well come to believe they too can get better deals elsewhere. Apparently Mr. Trump is comfortable with this, as was evident from his willingness to see other countries in Northeast Asia acquire nuclear weapons.

Mối nguy ở đây có nhiều mặt. Việc cắt đứt mối liên hệ đồng minh của Mỹ sẽ khuyến khích các nước thù nghịch làm phép thử với các mối liên minh, làm yếu đi sự ổn định đã có ở những nơi như châu Âu và châu Á, nơi mà Nga và Trung Cộng đang làm các nước lân bang lo lắng. Trong khi Trump tin rằng ông ta sẽ moi thêm tiền từ các nước đồng minh của Mỹ bằng phương cách khơi gợi dịch vụ bảo kê hơn là tình đồng minh, thì các nước đồng minh ấy cũng biết rõ rằng mình có thể tìm mối giao hảo tốt hơn từ nước khác. Rõ ràng ông Trump cũng thấy yên ổn với việc ấy, như chứng cớ ông muốn các nước như Nhật, Nam Hàn tự thủ đắt lấy vũ khí nguyên tử.

The consequences of this scenario could deal a blow to U.S. national security interests. The deeply destabilizing effect the absence of U.S. alliances would have on Northeast Asia, for instance—weakening deterrence against North Korea, raising the possibilities of a Japan-China clash, and the economic ramifications of regional conflict—would be devastating. Likewise, a NATO without a reliable U.S. ally—on top of Russian aggression, Brexit, the refugee crisis, and the right-wing trend in European politics—could be the straw that breaks Europe’s back.

Hậu quả của tình hình này có thể là cú giáng vào lợi ích an ninh quốc gia của Hoa kỳ. Hậu quả mất quân bình do sự thiếu vắng đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Bắc Á như làm yếu đi việc ngăn chặn Bắc Hàn, tạo sự va chạm khó tránh khỏi giữa Nhật và Trung Cộng, và tạo sự phân nhánh kinh tế từ xung đột khu vực, sẽ gây ra tai hoạ. Trong khi đó khối NATO với sự vắng mặt một đồng minh Hoa Kỳ đáng tin cậy trong bối cảnh nước Nga  hung hăng, nước Anh thoát Liên minh châu Âu, khủng hoảng về tỵ nạn, và sự trỗi dậy của khuynh hướng cực hữu trong chính trường châu Âu, sẽ là cọng rơm làm gãy lưng châu Âu.

The same risks go for the global economy. Donald Trump regularly trots out his business experience as a supposed asset that would enable him to negotiate better deals on everything from alliance treaties to trade deals. But business deals are not global politics. Mr. Trump’s threat to use trade as a stick in negotiations could have a deeply worrisome effect on global economics. Trade agreements provide predictability upon which businesses, consumers, and governments are able to make decisions about where to invest. A U.S. President willing to rip up U.S. trade commitments at any moment may end up scaring markets and potential partners who fear America’s unreliability. In the end, all of this would hurt the pocketbooks of Americans.

Nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ gặp rủi ro tương tự. Donald Trump luôn phô trương kinh nghiệm thương trường như là một nguồn tài sản giả dụng cho phép ông ta đạt được thắng lợi trong các cuộc thương lượng từ hiệp ước liên minh đến thoả thuận thương mại. Nhưng giao dịch làm ăn mua bán không phải là chính trị toàn cầu. Sự hăm he của ông Trump trong việc dùng thương mại như cây roi trong các cuộc thương lượng có thể tạo tác động đáng lo lên nền kinh tế toàn cầu. Những thỏa thuận thương mại đáp ứng tính dự đoán, dựa vào đó, việc kinh doanh, người tiêu thụ, và chính phủ có thể định đoạt chỗ nào để đầu tư. Ý muốn tước bỏ sự cam kết thương mại từ vị TT Mỹ rốt cuộc làm thị trường và đối tác lo sợ, họ sợ cho sự không đáng tin cậy của Hoa Kỳ. Cuối cùng, chuyện ấy sẽ làm tổn hại danh tiếng Hoa Kỳ trong sổ tay về quốc gia này.

And how would this  doctrine of unpredictability play out in dealing with adversaries?
Much has been written about how Mr. Trump’s desire for unpredictability is akin to what President Richard Nixon reportedly referred to as his “Madman Theory.” In 1968, Nixon told his advisor H.R. Haldeman that “I want the North Vietnamese to believe I’ve reached the point where I might do anything to stop the war.” Later, in 1969, consistent with the Madman Theory, Nixon raised military alert levels in what some analysts believe was an attempt to rattle the Soviet and North Vietnamese leaders.

Và chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán tác dụng thế nào trong việc đối đầu với các nước thù nghịch?
Nhiều điều đã được nói đến khi gắn kết ý muốn ứng dụng sự bất khả đoán của ông Trump với “Lý thuyết kẻ điên” của TT Richard Nixon. Năm 1968, ông Nixon nói với cố vấn H.R. Halderman của ông ta rằng: “Tôi muốn Bắc Việt phải hiểu rằng tôi đang ở đỉnh điểm mà tôi có thể làm bằng mọi cách để chấm dứt chiến tranh”. Sau đó, năm 1969, để cho phù hợp với lý thuyết Kẻ điên, ông Nixon đã nâng tầm mức ứng chiến trong quân đội (có thể sử dụng vũ khí nguyên tử – ND) qua ý đồ mà nhiều nhà phân tích cho là nhằm làm điên đảo mấy lãnh đạo Liên Xô và Bắc Việt.

While some amount of unpredictability is indeed necessary when dealing with adversaries, too much ambiguity can be destabilizing. Mr. Trump’s policy statements to date don’t leave others wondering how far he’ll go—they leave everyone wondering what his basic policy is. For instance, Mr. Trump has signaled wildly different instincts on how he would deter Chinese assertiveness in the South China Sea. In a Washington Post interview Trump stated “I don’t think we are going to start World War III over what they did…”, while in a New York Times interview he said, “Look, would I go to war? There’s a question I wouldn’t want to answer.”

Trong khi một vài mức độ của sự bất khả đoán trở nên cần thiết khi đối đầu với các nước thù nghịch, nhưng sự mờ ám cao độ có thể làm mất cân bằng. Cho tới nay những phát biểu của ông Trump về chính sách chưa tới mức để người ta nghi vấn ông sẽ làm tới đâu, nhưng chúng khiến mọi người tự hỏi, căn bản chính sách của ông ta là gì. Thí dụ, ông Trump đã tỏ nhiều dấu hiệu khác nhau về việc làm thế nào để ngăn chặn sự khẳng định chủ quyền trên biển Đông. Trong một cuộc phỏng vấn do báo Washington Post thực hiện, ông Trump nói: “Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ phát động cuộc Thế Chiến III đối với mấy chuyện mà họ (TC) làm”, trong khi, trong một cuộc phỏng vấn khác của tờ New York Times, ông nói: “Xem coi, tôi có phải đánh không? Có loại câu hỏi mà tôi không muốn trả lời”.

Mr. Trump’s foray into the Taiwan issue at the end of 2016 is a perfect example of the dangers of unpredictability. While Mr. Trump did not appear to be aware of the massive shift in policy he was signaling by taking a call from the president of Taiwan, he doubled down on that policy shift by then questioning the One China policy that underpins U.S.-China relations. Mr. Trump and his team have spun this as a way to gain leverage with China, but it’s unlikely China will be willing to play that game with sovereignty issues like Taiwan or the South China Sea.

Cái lối mà ông Trump thọc ngoáy vào vấn đề Đài Loan vào cuối năm 2016 là một thí dụ chính xác về sự nguy hiểm của sự khó tiên đoán. Trong khi ông Trump không tỏ ra như phớt lờ sự chuyển đổi chính sách mà ông ta biểu lộ qua cuộc điện đàm với TT Đài Loan, ông ta lại tạo thêm mối nguy của sự dịch chuyển chính sách này khi được hỏi về chính sách Một Trung Quốc từ lâu được áp dụng trong mối tương quan Mỹ – Trung. Ông Trump và đội ngũ của ông lại vận dụng việc này như đòn bẩy với TC, nhưng không chắc là TC sẽ can dự vào trò chơi có dính dáng với vấn đề chủ quyền như chuyện Đài Loan và biển Đông hay không.

It seems much more likely that adversaries would interpret this foreign policy of unpredictability as malleable, rudderless, and unprincipled, something they can take advantage of rather than something to be feared. This would undermine the very foundation of deterrence—that countries make clear what they are willing to do to defend their interests. For instance, for decades Russia has known that if it were to invade a NATO ally, the United States would come to NATO’s defense. But if a country’s policy becomes murkier, it could invite aggression to test those policies—and that’s how wars start.

Có vẻ như các nước thù địch không chừng sẽ diễn dịch chính sách ngoại giao không thể tiên liệu có tính mềm dẽo, dễ lèo lái và vô nguyên tắc, đó là điều họ có thể lợi dụng hơn là thứ để họ sợ. Việc ấy làm hủy hoại nền tảng của sự ngăn chặn – điều mà nhiều quốc gia tỏ rõ để bảo vệ lợi ích quốc gia. Thí dụ, trong nhiều thập niên, nước Nga biết rõ một điều là nếu họ muốn xâm lăng một nước đồng minh thuộc khối NATO, lập tức Hoa Kỳ sẽ can thiệp để bảo vệ khối này. Nhưng nếu chính sách của một quốc gia trở nên mập mờ hơn, điều này sẽ mời gọi hành vi xâm lấn để thử thách chính sách này – đó là điều mà các cuộc chiến khởi đầu.

This weakness would be exacerbated by a perception that Mr. Trump does not have a firm grasp of foreign policy—and that a foreign policy of unpredictability is a good way to hide this fact. During the campaign, even Senate Majority Leader Republican Mitch McConnell said of Trump, “it’s pretty obvious he doesn’t know a lot about the issues.” Whether it’s the One China policy, nuclear weapons, or the difference between Hamas and Hezbollah, reading Mr. Trump’s tweets and listening to his statements make it hard to believe that he has a firm grasp of any top foreign policy issues. His use of “unpredictability” as a mask for his ignorance can only last until world events and the need for a real-time U.S. response reveal otherwise.

Mặt yếu kém đó có thể làm gia tăng nhận thức ông Trump không nắm vững một chính sách ngoại giao rõ ràng – mà sự không thể tiên đoán là cách tốt nhất để giấu đi sự kiện ấy. Trong thời gian vận động tranh cử, Thượng nghị sĩ lãnh đạo nhóm đa số Cộng Hoà trong QH, Mitch McConnell, nói về Trump như sau: “Thật rõ ràng là ông ta không biết nhiều về các vấn đề thế giới”. Cả như về chính sách Một-Nước-Trung Hoa, vũ khí nguyên tử hay sự khác biệt giữa nhóm Hồi giáo Hamas và Hezbolla, khi đọc những dòng nhắn tweets hay nghe những phát biểu của ông, người ta khó mà nghĩ rằng ông ta nắm vững những vấn đề hàng đầu của sách lược ngoại giao. Việc sử dụng sự không thể tiên đoán như chiếc mặt nạ che dấu sự dốt nát của ông chỉ tồn tại cho đến khi có những biến động quốc tế, và khi cần có sự đáp ứng kịp thời của nước Mỹ, nó sẽ lộ ra.

There’s a crucial difference between employing the Madman Theory and being an actual madman.
Mr. Trump’s doctrine of unpredictability will also have consequences domestically. Using unpredictability as a pretext is a way for Mr. Trump to continue hiding information that the public normally expects. (During the campaign, Mr. Trump did not release his tax returns or complete health records, for example.) When applied to foreign policy, this lack of transparency could stifle a true public debate on serious policy issues.

Có sự khác biệt rõ ràng giữa sự áp dụng Lý thuyết Kẻ Điên và tính cách của một kẻ điên.
Chủ thuyết Không Thể Tiên Đoán của Trump cũng sẽ có hậu quả đối nội. Đem việc áp dụng chủ thuyết này như một lý do là cách để ông Trump tiếp tục che giấu thông tin mà công chúng mong chờ. (Trong giai đoạn vận động tranh cử, ông ta không chịu công khai trưng ra hồ sơ hoàn thuế, hay hồ sơ tình trạng sức khỏe là thí dụ điển hình). Sự không minh bạch trong chính sách ngoại giao sẽ bóp chẹt cuộc luận bàn của công chúng về những điều nghiêm trọng trong chính sách.

The conduct of foreign policy is inherently a more opaque endeavor than domestic policy, mostly because dealing with foreign governments requires a degree of secrecy to maintain leverage. But over the history of the republic, the United States has developed strong mechanisms to ensure that there is a robust public debate over national security policy: daily press briefings at the White House and State Department, oversight committees in Congress, and use of the media, to name a few.

Soạn thảo một chính sách ngoại giao vốn là nỗ lực nhiều mờ ảo hơn là soạn thảo chính sách đối nội, bởi vì hầu hết giao dịch với các chính phủ ngoại quốc luôn đòi hỏi mức độ kín đáo để duy trì lực đầy cho việc mặc cả. Nhưng trong chiều dài lịch sử của thể chế Cộng Hoà, Hoa Kỳ đã từng thiết lập một cơ chế vững chắc để bảo đảm có được sự bàn luận lành mạnh công khai về an ninh quốc gia, ít ra như: công bố báo chí hàng ngày tại toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao, hội đồng giám sát tại Quốc hội và việc sử dụng truyền thông.

When talking with the media Mr. Trump has used the unpredictability excuse numerous times to evade answering foreign policy questions. If this continues as the Trump Administration’s public approach, unpredictability could become a guise for withholding information from the American people.

Khi trao đồi với giới truyền thông, ông Trump từng nhiều lần viện cớ tính bất khả tiên đoán để né tránh trả lời các câu hỏi về đối ngoại. Nếu tính bất khả tiên đoán tiếp tục được dùng như là phương thức chung của Hành pháp thời Trump, nó sẽ trở thành chiêu bài để che giấu thông tin đến dân chúng Mỹ.

And attempting to shut down public debate on key foreign policy issues would enable a dangerous expansion of the President’s power to conduct foreign policy without oversight. The aftermath of Richard Nixon’s presidency—including the Church Committee investigations that revealed tremendous executive overreach and violations of the law—made very clear the perils of a President and an executive branch that doesn’t believe in transparency in the conduct of foreign policy.

Và toan tính ngưng thảo luận công khai về những vấn đề chính trong chính sách ngoại giao có thể làm gia tăng quyền lực của Tổng Thống trong việc hoạch định chính sách ngoại giao không có giám sát. Kết cuộc thời kỳ TT của ông Richard Nixon – bao gồm cuộc điều tra của Hội đồng An ninh Quốc gia khám phá ra nhiều vụ nghiêm trọng về điều hành vượt quá và vi phạm luật – cho thấy hiểm hoạ Tổng Thống và Hành pháp không tin theo tính minh bạch trong việc hoạch định chính sách ngoại giao.

This penchant for secrecy is part of Mr. Trump’s general refusal to believe that he is (or should be) subject to public scrutiny—whether it’s his criticism of the media or unwillingness to divest from his business ties. As Mr. Trump put it at the Republican National Convention: “I alone can fix it.” The message to everyone is: “Trust me. Don’t sweat the details.”

Xu hướng bảo mật là một phần của cách từ chối thường lệ của ông Trump để nghĩ rằng mình không lệ thuộc vào sự xem xét của công chúng – cả như sự chỉ trích của ông đối với giới truyền thông hay sự không chịu từ khước mối liên hệ với mấy chuyện làm ăn của ông ta. Như ông ta nói toạc ra tại Hội nghị đảng Cộng Hòa rằng: “Tự tôi có thể giải quyết”. Điều ông nhắn gởi tới mọi người là: “Hãy tin tôi. Đừng nhọc tâm hỏi chi tiết”.

In foreign policy, every American should demand predictability—and transparency—from the President. U.S. national security depends on it.

Trong chính sách ngoại giao, mỗi người dân Mỹ nên đòi hỏi tính khả đoán và sự minh bạch cửa Tổng Thống. Nền an ninh quốc gia tùy thuộc vào đó.


MICHAEL H. FUCHS is a Senior Fellow at the Center for American Progress. From 2013 to 2016, Fuchs served as deputy assistant secretary of state for East Asian and Pacific Affairs.
MICHAEL H. Fuchs là một thành viên cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ. Từ năm 2013 đến 2016, Fuchs từng là phó trợ lý ngoại trưởng về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.


Translated by Đinh Chỉ Thiên
http://democracyjournal.org/arguments/trumps-doctrine-of-unpredictability/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn