MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, June 14, 2016

WHAT IS ALTRUISM? Lòng vị tha là gì?


WHAT IS ALTRUISM?

Lòng vị tha là gì?

Altruism is when we act to promote someone else’s welfare, even at a risk or cost to ourselves. Though some believe that humans are fundamentally self-interested, recent research suggests otherwise: Studies have found that people’s first impulse is to cooperate rather than compete; that toddlers spontaneously help people in need out of a genuine concern for their welfare; and that even non-human primates display altruism.

Lòng vị tha là khi chúng ta hành động lợi ích của người khác, thậm chí ngay cả khi bản thân gặp phải nguy hiểm hay phải trả giá. Mặc dù một số người tin rằng con người về cơ bản vốn thích tư lợi, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy điều ngược lại: Các nghiên cứu đã phát hiện rằng phản ứng đầu tiên của con người là hợp tác hơn là cạnh tranh; rằng trẻ chập chững biết đi thường tự phát giúp người cần được giúp, xuất phát từ một mối quan tâm chính đáng về lợi ích của chính chúng, và rằng ngay cả động vật linh trưởng không thuộc loài người cũng biểu hiện lòng vị tha.


Evolutionary scientists speculate that altruism has such deep roots in human nature because helping and cooperation promote the survival of our species. Indeed, Darwin himself argued that altruism, which he called “sympathy” or “benevolence,” is “an essential part of the social instincts.” Darwin’s claim is supported by recent neuroscience studies, which have shown that when people behave altruistically, their brains activate in regions that signal pleasure and reward, similar to when they eat chocolate (or have sex).

Các nhà khoa học nhiên cứu về tiến hóa cho rằng lòng vị tha có gốc rễ sâu xa trong bản chất con người bởi vì giúp đỡ và hợp tác thúc đẩy sự tồn tại của loài người chúng ta. Thật vậy, chính Darwin cũng lập luận rằng lòng vị tha, mà ông gọi là "sự cảm thông" hay "lòng nhân từ", là "một phần quan trọng của bản năng xã hội." Tuyên bố của Darwin được hỗ trợ bởi các nghiên cứu thần kinh học gần đây, đã chỉ ra rằng khi người ta cư xử vị tha, não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu niềm vui và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn sô cô la (hoặc có quan hệ tình dục).

This does not mean that humans are more altruistic than selfish; instead, evidence suggests we have deeply ingrained tendencies to act in either direction. Our challenge lies in finding ways to evoke the better angels of our nature.

Điều này không có nghĩa là con người nhiều vị tha hơn ích kỷ, thay vào đó, bằng chứng cho thấy chúng ta có những khuynh hướng đã bén rễ rất sâu: hànht động trong theo cả hai hướng. Thách thức của chúng ta nằm ở chỗ tìm cách để khơi đậy các thiên thần tốt đẹp hơn trong bản chất của chúng ta.

Why Practice Altruism?

Nice guys finish last? Hardly. More and more, research suggests that practicing altruism enhances our personal well-being - emotionally, physically, romantically, and perhaps even financially. It’s also crucial to stable and healthy communities, and to the well-being of our species as a whole. Still need to be convinced to be kind?

Tại sao lại thực hành Lòng vị tha?

Có phải những kẻ tốt bụng thường phải chậm chân? Hầu như không phải thế. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực hành lòng vị tha tăng cường sự lành mạnh về nhân cách của chúng ta về mặt tình cảm, thể chất, tình yêu lãng mạn, và thậm chí cả về phương diện tài chính. Điều đó cũng rất quan trọng đối vớimột cộng đồng ổn định và lành mạnh, và đối với sự lành mạnh của cả loài người chúng ta. Chúng ta vẫn cần được thuyết phục để làm người tử tế?

Altruism makes us happy: Researchers have consistently found that people report a significant happiness boost after doing kind deeds for others. Some studies suggest giving to others makes people feel happier than spending money on themselves; this has even been found among kids. These good feelings are reflected in our biology: Giving to charity activates brain regions associated with pleasure, social connection, and trust. Scientists also believe that altruism may trigger the release of endorphins in the brain, giving us a “helper’s high.”

Lòng vị tha làm cho chúng ta hạnh phúc: Các nhà nghiên cứu đã liên tục phát hiện ra rằng nhiều người kể lại họ đã hạnh phúc hơn đáng kể sau khi làm việc tốt cho người khác Một số nghiên cứu cho thấy việc trao tặng cho người khác khiến người ta cảm thấy hạnh phúc hơn chi tiêu cho chính bản thân mình, điều này thậm chí còn được phát hiện ở cả trẻ em. Những tình cảm tốt đẹp này được phản ánh trong gây hoạt hóa các vùng não liên quan đến niềm vui thích, kết nối xã hội, và sự tin cậy. Các nhà khoa học cũng tin rằng lòng vị tha có thể kích hoạt việc phóng endorphin trong não, khiến chúng ta thấy lâng lâng "khi làm người trợ giúp.”

Altruism is good for our health: People who volunteer tend to experience fewer aches and pains, better overall physical health, and less depression; older people who volunteer or regularly help friends or relatives have a significantly lower chance of dying. Researcher Stephen Post reports that altruism even improves the health of people with chronic illnesses such as HIV and multiple sclerosis.

Lòng vị tha là tốt cho sức khỏe của chúng ta: Những người tình nguyện có xu hướng ít bị đau nhức, sức khỏe tổng thể tốt hơn, và ít bị trầm cảm; những người cao tuổi làm tình nguyện hoặc thường xuyên giúp đỡ bạn bè hoặc người thân có khả năng tử vong thấp hơn đáng kể. Nhà nghiên cứu Stephen đã báo cáo rằng lòng vị ta thậm chí cải thiện sức khỏe những người bị bệnh mãn tính như HIV và đa xơ cứng.

Altruism is good for our bottom line: Studies suggest that altruists may reap unexpected financial benefits from their kindness because others will feel compelled to reward their kindness; other research has found that donating money to charity might make corporations more valuable. Across the animal kingdom, animals that cooperate with each other are more productive and survive longer.

Lòng vị tha cũng tốt cho lợi ích thực tế của chúng ta: Các nghiên cứu cho thấy rằng những người có lòng vị tha có thể gặt hái những lợi ích tài chính bất ngờ từ lòng tốt của họ vì những người khác sẽ cảm thấy có nhu cầu đáp lại lòng tốt của họ; một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng đóng góp cho tổ chức từ thiện có thể làm cho các công ty trở nên có giá trị hơn. Trong khắp thế giới động vật, các con vật hợp tác với nhau hoạt động có hiệu quả hơn và sống sót lâu hơn.

Altruism is good for our love lives: When researcher David Buss surveyed more than 10,000 people across 37 cultures, he found that kindness was their most important criterion for a mate and the single universal requirement for a mate across all cultures.

Lòng vị tha là tốt cho đời sống tình yêu của chúng ta: Khi nhà nghiên cứu David Buss khảo sát hơn 10.000 người khắp 37 nền văn hóa, ông đã nhận thấy rằng lòng tốt là tiêu chí quan trọng nhất của người bạn đời yêu cầu phổ quát  duy nhất đối với một người bạn đời tất cả các nền văn hóa.

Altruism fights addiction: Studies have shown that addicts who help others, even in small ways, can significantly improve their chances of staying sober and avoiding relapse; this is true among adults and adolescents alike.

Lòng vị tha chống được nghiện: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nghiện mà biết giúp đỡ người khác, ngay cả trong những việc nhỏ nhặt, có thể cải thiện đáng kể cơ hội tỉnh táo của họ và tránh cơn nghiện tái phát, điều này là đúng cả ở người lớn lẫn thanh thiếu niên.

Altruism promotes social connections: When we give to others, they feel closer to us, and we also feel closer to them. “Being kind and generous leads you to perceive others more positively and more charitably,” writes positive psychologist Sonja Lyubomirsky in her book The How of Happiness, and this “fosters a heightened sense of interdependence and cooperation in your social community.”

Lòng vị tha thúc đẩy kết nối xã hội: Khi chúng ta trao tăng cho người khác, họ cảm thấy gần gũi hơn với chúng ta, và chúng ta cũng cảm thấy gần gũi hơn với họ "Sự tử tế và hào phóng dẫn bạn đến cảm nhận người khác tích cực hơn và từ tâm hơn", nhà tâm lý học tích cực Sonja Lyubomirsky đã viết điều này trong cuốn sách Làm thế nào để hạnh phúc, của và điều đó "nuôi dưỡng một nhận thức cao về tương thuộc và hợp tác trong cộng đồng xã hội của bạn."

Altruism is good for education: High-quality service learning programs, where students complement their classroom learning with real-world community service, improve academic performance and make students feel more connected to their school. And when students engage in “cooperative learning,” where they must work together to complete a project, they are more likely to have positive relationships, better psychological health, and are less likely to bully.

Lòng vị tha tốt cho giáo dục: các chương trình học tập dịch vụ chất lượng cao, nơi học sinh bổ sung cho học tập trên lớp bằng các dịch vụ cộng đồng trong thế giới thực, đã cải thiện thành tích học tập và làm cho học sinh cảm thấy được kết nối nhiều hơn với mái trường của mình. Và khi học sinh tham gia vào "học tập hợp tác," lúc mà chúng phải làm việc cùng nhau để hoàn thành một dự án, chúng có nhiều khả năng có các mối quan hệ tích cực, sức khỏe tâm lý tốt hơn, và ít có khả năng bắt nạt nhau.

Altruism is contagious: When we give, we don’t only help the immediate recipient of our gift. We also spur a ripple effect of generosity through our community. Research by James Fowler and Nicholas Christakis has shown that altruism can spread by three degrees—from person to person to person to person. “As a result,” they write, “each person in a network can influence dozens or even hundreds of people, some of whom he or she does not know and has not met.”

Lòng vị tha thường lan truyền: Khi chúng ta trao tặng, chúng ta không chỉ giúp người nhận trực tiếp quà tặng của chúng ta. Chúng ta còn tạo ra một hiệu ứng con sóng làm lan tỏa sự rộng lượng ra khắp cộng đồng. Một nghiên cứu của James Fowler và Nicholas Christakis cho thấy lòng vị tha có thể lan truyền với ba mức độ -  từ người này sang người khác rồi sang người khác nữa. Hai nhà nghiên cứu đã viết: "Kết quả là mỗi người trong một mạng lưới có thể ảnh hưởng đến hàng chục, thậm chí hàng trăm người khác, trong đó có một số người mà ta không biết và chưa hề gặp mặt."

How to Cultivate Altruism?

Làm thế nào để nuôi dưỡng Lòng vị tha?

Studies show that kids behave altruistically even before they’ve learned to talk. But too often, we don’t act on our propensities for kindness as we get older. Here are some specific, science-based activities for cultivating altruism from our new site Greater Good in Action:

Nghiên cứu cho thấy rằng khi còn trẻ con chúng ta biết cư xử vị tha trước khi học được cách nói chuyện. Nhưng thông thường, chúng ta lại không hành động dựa theo thiên hướng tử tế khi chúng ta lớn lên. Dưới đây là một số hoạt động cụ thể, dựa trên khoa học để nuôi dưỡng lòng vị tha từ trang web mới của chúng tôi Greater Good in Action:

-Random acts of kindness: How to feel happier by doing things for others.
-Feeling Connected: A writing exercise to foster connection and kindness.
-Put a human face on suffering: When reading the news, look for profiles of specific individuals and try to imagine what their lives have been like.
-Eliciting altruism: Create reminders of connectedness.


-Hành vi tử tế ngẫu nhiên: Làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc hơn bằng cách làm việc cho người khác.
-Cảm giác kết nối: Viết một bài luận để thúc đẩy kết nối và sự tử tế.
-Thử mang khuôn mặt người đang đau khổ: Khi đọc tin tức, hãy tìm kiếm hồ sơ của các cá nhân cụ thể và cố gắng hình dung ra cuộc sống của họ như thế nào.
-Khơi gợi lòng vị tha: Hãy tạo ra những lời nhắc nhở về các kết nối.

Here are some broader ways to nurture our own altruistic instincts—and help motivate altruism in others.

Dưới đây là một phương diện rộng lớn hơn để nuôi dưỡng bản năng vị tha của chúng ta nhằm giúp thúc đẩy lòng vị tha những người khác.

Get connected: Feeling connected to other people -even by just reading words like “community” and “relationship” - makes us more altruistic. Reminders of connection can be very subtle: In one study, when toddlers simply saw two dolls facing each other in the background of a photo, they were three times more likely to be helpful than when they saw the dolls in other poses.

Giữ kết nối: Cảm nhận kết nối với mọi người, thậm chí bằng cách đọc những từ như "cộng đồng" và "quan hệ" – cũng là chúng ta vị tha hơn. Những lời nhắc nhở về kết nối có thể rất tinh tế: Trong một nghiên cứu, khi những trẻ chỉ  mới tạp đi chỉ cần nhìn thấy hai con búp bê nhìn vào mặt nhau trong nền của một bức hình chụp, thì điều đó đã tạo ra hiệu quả gấp ba lần so với khi nhìn thấy những con búp bê những tư thế khác.

Get personal: We’re more altruistic when we see people as individuals, not abstract statistics. So if you want to encourage aid to people in need, give their problem a human face. By the same token, people respond more altruistically when they feel personally responsible for a problem: Bystanders to a crisis are much more likely to respond if singled out individually—“Hey, you in the striped shirt, can you help me?”—than if they hear a general appeal for help.

Tiếp xúc cá nhân: Chúng ta vị tha hơn khi chúng ta nhìn nhận người khác như những cá nhân, chứ không phải là thống kê trừu tượng. Vì vậy, nếu bạn muốn khuyến khích hỗ trợ cho người cần giúp, hãy xác định một người cụ thể với vấn đề cụ thể.  Tương tự như vậy, người ta đáp ứng vị tha hơn khi họ cảm thấy có trách nhiệm cá nhân đối với một vấn đề: Những người đứng chứng kiến ​​một cuộc khủng hoảng có nhiều khả năng đáp ứng hơn nếu được chỉ ra đích danh cá nhân - "Này, anh bạn mặc áo sọc ơi, làm ơn giúp tôi với?" - hơn nếu họ nghe thấy một lời kêu gọi chung để được giúp đỡ” – so với khi họ nghe một lời kêu gọi trợ giúp chung chung.

See yourself in others: In general, people are much more likely to help members of their own group—but research has shown that who we think belongs to our “in-group” can be very malleable. Finding a thread of similarity with someone else—even something as simple as liking the same sport or sports team—can motivate altruistic action toward that person, in some cases overcoming group rivalries in the midst of war.
Soi mình nơi người khác: Nói chung, những người có hay giúp đỡ hơn các thành viên của riêng nhóm mình - nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mà chúng ta nghĩ rằng thuộc về “nhóm riêng” chúng ta có thể rất linh động.  Việc tìm một manh mối về điểm tương đồng nào đó với một người khác – ngay cả những điều đơn giản như thích các môn thể thao hay các đội thể thao – cũng có thể thúc đẩy hành động vị tha đối với người đó, trong một số trường hợp còn vượt qua được sự kình địch giữa các nhóm đang đối đầu

Give thanks: Grateful people are more generous, perhaps because they’re paying forward the gifts they appreciate receiving from others. Receiving gratitude can also encourage altruism—for instance, when a server writes “thank you” on a restaurant bill his or her tip goes up by as much as 11 percent.

Hãy cảm ơn: Những người biết ơn những người hào phóng hơn, có lẽ vì họ đang đền ơn kế tiếp những món quà mà họ trân quý khi nhận được từ những người khác. Nhận sự biết ơn cũng có thể khuyến khích lòng vị tha - khi một người phục vụ ghi hai chữ "cảm ơn" lên hóa đơn tính tiền của nhà hàng thì tiền thưởng của họ tăng thêm đến 11 phần trăm.

Lead by example: People who consistently display altruism encourage others to follow suit. Simply reading about extraordinary acts of kindness makes people more generous, perhaps because they experience the warm, uplifting feeling psychologists call “elevation,” which we get when we see unexpected acts of goodness. This is an especially important tip if you’re caring for kids: Research suggests altruistic children have parents or other caregivers who deliberately model helpful behavior or stress altruistic values.

Hãy làm gương: Những người luôn biểu thị lòng vị tha sẽ khuyến khích những người khác làm theo. Đơn giản chỉ cần đọc sách về hành vi khác thường của lòng tử tế cũng làm cho người ta rộng lòng hơn, có lẽ vì họ trải nghiệm cái cảm giác thăng hoa ấm áp mà các nhà tâm lý học gọi là "lòng cao thượng", mà chúng ta có được khi chúng ta nhìn thấy những hành động tốt lành bất ngờ của mình. Đây là một mẹo đặc biệt quan trọng nếu bạn đang chăm sóc cho trẻ em: Nghiên cứu cho thấy trẻ em vị tha đều có cha mẹ hoặc người thân chủ tâm làm mẫu những hành vi hữu ích hay nhấn mạnh giá trị của vị tha.

Put people in a good mood: Feeling happy makes people more generous. And because being generous seems to make people happy, researcher Lara Aknin sees a “positive feedback loop” to altruism that might benefit charitable organizations: “Reminding donors of earlier donations could make them happy, and experiencing happiness might lead to making a generous gift.”

Hãy khiến mọi người có tâm trạng tốt: Cảm thấy hạnh phúc làm cho người ta rộng lượng hơn. Và vì rộng lượng dường như cũng làm cho mọi người hạnh phúc, nhà nghiên cứu Lara Aknin ghi nhận một "vòng phản hồi tích cực" đối với lòng vị tha mà có thể làm lợi cho các tổ chức từ thiện: "Nhắc những người hiến tặng nhớ lại những đóng góp trước đó có thể khiến cho họ hạnh phúc, và việc trải nghiệm hạnh phúc có thể dẫn đến trao tặng một món quà hào phóng".

Encourage collaboration and emphasize shared goals: When kids have to work together on a task, they’re much more likely to share the fruits of their efforts evenly. When students participate in “cooperative learning” exercises in small groups, they’re more likely to show kindness toward their classmates in general.

Khuyến khích hợp tác và nhấn mạnh mục tiêu chung: Khi trẻ em phải làm việc cùng nhau trong một nhiệm vụ, họ có nhiều khả năng để chia sẻ những thành quả của những nỗ lực của họ đều Khi học sinh tham gia "học tập hợp tác" bài tập theo nhóm nhỏ, họ có nhiều khả năng để thể hiện lòng tốt đối với các bạn cùng lớp của mình nói chung.

Acknowledge giving - but not with rewards: People are more likely to be altruistic when others will know of their good deeds, perhaps because they assume their kindness will be reciprocated down the line. But too much acknowledgment can backfire: Young kids who receive material rewards for kindness become less likely to help in the future.

Ghi nhận việc làm từ thiện nhưng không phải bằng phần thưởng: Con người có nhiều khả năng vị tha hơn khi những người khác biết đến những việc làm tốt của họ, có lẽ bởi vì họ cho rằng lòng tốt của họ được hưởng ứng. Nhưng quá nhiều sự ghi nhận có thể phản tác dụng: trẻ em nhận được nhiều vật chất làm phần thưởng cho lòng tốt của chúng sẽ trở nên ít giúp đỡ người khác hơn trong tương lai.

Get time on your side: In seminal studies by Daniel Batson and John Darley, when people saw someone slumped on a sidewalk, their decision to help depended on a single factor: whether they were late to an appointment They were altruistic only when they felt like they had the time to be—which offers important lessons for our increasingly busy culture: slow down, don’t overschedule, and make time to be mindfully aware of your surroundings.

Hãy để thời gian đứng về phía bạn: Trong các nghiên cứu chuyên đề của Daniel Batson và John Darley, khi mọi người nhìn thấy một người nào đó ngã trên vỉa hè, quyết định giúp đỡ của họ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất: liệu nó có làm bạn trễ giờ hay không. Họ vị tha chỉ khi họ cảm thấy có đủ thời gian để làm được điều đó điều này cho ta bài học quan trọng về nền văn hóa ngày càng bận rộn của chúng ta: sống chậm lại, không xếp lịch làm việc chồng chất, và dành thời gian để quan tâm nhận thức về môi trường xung quanh.

Help build a supportive community: One study found that neighborhoods with more support structures for kids, like extracurricular activities and religious institutions, had teens who were more altruistic. The amount of wealth in their neighborhood wasn’t a factor. This suggests volunteering doesn’t just make you feel good - it also helps build a more altruistic community.

Hãy góp tay xây dựng một cộng đồng hỗ trợ: Một nghiên cứu cho thấy các khu phố với nhiều cơ chế hỗ trợ cho trẻ em, như các hoạt động ngoại khóa và các cơ sở tôn giáo, thường có những thanh thiếu niên vị tha hơn. Sự giàu có trong khu phố của họ không phải là một yếu tố quyết định. Điều này cho thấy hoạt động tình nguyện không chỉ làm cho bạn cảm thấy tốt cho bản thân, mà còn giúp xây dựng một cộng đồng vị tha hơn.

Fight inequality: Studies suggest that when people feel an inflated sense of status, they become less generous. Perhaps that’s why wealthier people in the United States give a lower percentage of their income to charity, especially when they live in neighborhoods with a high proportion of other wealthy people. But when high-status people are made to feel a compassionate connection to others, or feel their status dip, they become more generous.

Đấu tranh với bất bình đẳng: Các nghiên cứu cho thấy rằng khi người ta cảm giác tự mãn về địa vị, họ trở nên kém hào phóng Có lẽ đó là lý do tại sao những người giàu ở Mỹ dành một tỷ lệ thu nhập thấp hơn để làm từ thiện, đặc biệt là khi họ sống trong những khu phố có tỷ lệ cao những người giàu có khác. Nhưng khi người có địa vị cao cảm nhận được một kết nối do lòng trắc ẩn với người khác, hoặc khi họ cảm thấy địa vị của họ sa sút, họ trở nên rộng lượng hơn.








No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn