MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, June 12, 2016

REMARKS AT THE FULBRIGHT UNIVERSITY VIETNAM ESTABLISHMENT CEREMONY DIỄN VĂN CỦA NGOẠI TRƯỞNG JOHN KERRY TẠI LỄ THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM


V


REMARKS AT THE FULBRIGHT UNIVERSITY VIETNAM ESTABLISHMENT CEREMONY


DIỄN VĂN CỦA NGOẠI TRƯỞNG JOHN KERRY TẠI LỄ THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM

John Kerry
Secretary of State 
Rex Hotel
Ho Chi Minh City, Vietnam
May 25, 2016

John Kerry
Ngoại Trưởng 
Rex Hotel
T/p Ho Chi Minh, Vietnam
25/5/2016

SECRETARY KERRY: Chao Vietnam. Chao cac ong cac ba. (Applause.) Ted, thank you. Thank you, Ted, very, very much for a generous introduction, and thank you for all that you have done and that you’re doing every single day to move this relationship forward. I think everybody has great respect for that.
I want to thank all of the distinguished guests that have been introduced so I will not reintroduce, but I’m delighted the former party secretary is here, and needless to say very, very pleased that Dinh La Thang, the current Ho Chi Minh City party secretary is here, and we all are very, very grateful for his support and the prior support which has made today possible. It has been important leadership and we thank you, Mr. Secretary, very much.

NGOẠI TRƯỞNG JOHN KERRY: Chào Việt Nam. Chào các ông các bà (vỗ tay). Cảm ơn Ted rất nhiều vì lời giới thiệu rất hào phóng và cảm ơn vì tất cả những gì anh đã làm và đang làm từng ngày một để đưa mối quan hệ Việt – Mỹ tiến về phía trước. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người dành cho anh sự kính trọng vì những gì anh đã làm được.
Tôi cũng muốn cảm ơn tất cả các vị khách quý đã tham dự buổi lễ hôm nay. Tôi sẽ không giới thiệu lại nữa nhưng tôi rất vui khi buổi lễ hôm nay có sự tham dự của cả hai Bí thư tiền nhiệm và đương nhiệm, ngài Đinh La Thăng. Chúng ta rất biết ơn sự ủng hộ của ông ấy để có được ngày hôm nay. Đó là một sự lãnh đạo có ý nghĩa lớn lao và chúng tôi cảm ơn ngài rất nhiều!



I also – I was impressed. I don’t know how you felt. I was impressed by the – I think as we are talking about the founding of a university, to have the American Ben Wilkinson up here speaking Japanese and have the Vietnamese speaking the English was a really nice touch. (Applause.) I thought you guys made a terrific tag team. (Laughter.)

Tôi không biết các bạn cảm thấy sao nhưng tôi vô cùng ấn tượng khi chúng ta nói về sự ra đời của một trường đại học, và có anh bạn người Mỹ Ben Wilkinson ở đây nói tiếng Việt và những người Việt nói tiếng Anh (vỗ tay). Thực sự rất xúc động. Tôi nghĩ các bạn là một đội nhóm tuyệt vời.

Ladies and gentlemen, we all have to be honest about the work behind this, and I want to pay tribute today to my good friend Tommy Vallely – (applause) – and the entire Fulbright University Vietnam project team. They have done extraordinary work, but I think all of you know that if it weren’t for Tommy’s relationships, Tommy pushing, Tommy pressing, we wouldn’t be here today. (Laughter.) So Tommy, thank you so much for your incredible work. (Applause.)

Thưa quý ông, quý bà, tất cả chúng ta đều phải thành thực về những công việc phía sau buổi lễ hôm nay, và tôi muốn dành sự tôn kính cho bạn tốt của tôi, Tommy Vallely – (vỗ tay) - và toàn bộ nhóm dự án Trường Đại học Fulbright Việt Nam. Họ đã hoàn thành một công việc phi thường. Tôi tin tất cả các bạn đều biết, nếu không phải nhờ những mối quan hệ của Tommy, sự thúc đẩy của Tommy, áp lực của Tommy, chúng ta đã không ngồi đây hôm nay (tràng cười). Vì vậy, Tommy, cảm ơn bạn rất nhiều vì nỗ lực tuyệt vời này.

And in addition, I want to say something special about the party secretary’s contribution to this effort. This city has donated more than 60 acres of prime land in the Saigon High Tech Park to the university. That is a remarkable contribution, and the Ho Chi Minh City government has embraced this project since day one. We are very, very grateful for this city’s understanding of the future, its commitment to the future, and the relationship with the United States. That’s a remarkable gift.

Tôi cũng muốn nói thêm vài điều đặc biệt về sự đóng góp của ngài Bí thư thành uỷ vào nỗ lực này. Thành phố đã dành tặng cho trường 60 acre* đất  tại Khu Công nghệ Cao Sài Gòn. Đây là một đóng góp đặc biệt, và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã thúc đẩy dự án này từ những ngày đầu tiên. Chúng tôi rất biết ơn thành phố vì sự thấu hiểu và cam kết cho tương lai và mối quan hệ với Mỹ. Đây là một món quà không thể nào hơn.


* = 25ha
I also want to recognize my great friend and a fellow – I was going to say inmate but then I – but fellow colleague in the United States Senate, Senator Bob Kerrey, who has agreed to take on responsibility chairman of the Board of Trustees. (Applause.) And Madam Dam Bich Thuy, thank you so much for also – the first president of the university. Your commitment in launching this university is just key to our ability to get this off the ground, and most importantly to ensure its success. So thank you for your leadership. (Applause.)

Tôi cũng muốn dành sự công nhận cho người bạn lớn, bạn đồng chí của tôi – lẽ ra tôi nên nói là đồng nghiệp – trong Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Bob Kerrey, người đã đồng ý đảm nhận trọng trách Chủ tịch Hội đồng Tín thác (vỗ tay). Và bà Đàm Bích Thuỷ, cảm ơn vì đã nhận vai trò hiệu trưởng đầu tiên của trường. Cam kết của bà trong việc thành lập trường đại học này đóng vai trò quan trọng để dự án có thể thành hình và quan trọng nhất là đảm bảo sự thành công của trường. Vì vậy, xin cảm ơn vì sự lãnh đạo của bà (vỗ tay)!

Now, ladies and gentlemen, as a Yale grad, I got used to representing Harvard. (Laughter.) And the Harvard Vietnam Program has played a central role in launching the Fulbright University Vietnam, so in this case the praise comes very easily. And Ambassador Osius is a Harvard man, folks, so he and his team are doing a pretty outstanding job, so I have to admit that Harvard is finally starting to make a name for itself. (Laughter and applause.)

Bây giờ, thưa quý ông, quý bà, là một sinh viên tốt nghiệp Yale, tôi quen đại diện cho Harvard (tràng cười). Và chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard đã đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam. Vì thế, trong trường hợp này, lời khen ngợi đến thật dễ dàng. Anh bạn Đại sứ Osius đây cũng là một người Harvard, anh ấy và nhóm của anh ấy đã làm một việc xuất sắc. Bởi vậy, tôi phải thừa nhận rằng cuối cùng Harvard đã bắt đầu tạo nên một cái tên cho mình (cười và vỗ tay).


As I’m sure everybody here knows, the relationship between Vietnam and the United States, the relationship for Tommy, for Bob Kerrey, for myself, has always been personal. And I think it is personal for many people on both sides of the ocean, the Pacific. I first came here in 1968 and I can still remember securing a short pass to come up from the Mekong Delta to then Saigon, and sitting on the deck of this hotel in a momentary pause from all the craziness. And from that vantage point I could look out at the city in the evening, and I did, and I could see flares popping around the city, lighting up the night and the perimeter. And in the distance, you could even hear the bursts of gunfire or occasionally a C-130 with something called Puff the Magic Dragon shooting in the distance. It was literally surreal – an oasis of sorts, but still a war zone. Standing here today, same hotel, same rooftop up there; a very different view, a very different country, a very different time. The traffic outside, the remarkable amount of energy, is just bursting. You feel it and you see it pulsating. And the sounds you hear are of people today energetically joining together peacefully going about the business of their lives.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đối với những người như tôi, Tommy và Bob Kerrey đều mang những dấu ấn cá nhân. Không chỉ chúng tôi, mà với rất nhiều người ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương. Tôi đến Sài Gòn từ năm 1968. Tôi vẫn nhớ rõ đã đi qua con đường ngắn từ đồng bằng sông Cửu Long rồi đến Sài Gòn. Cũng tại mái thượng khách sạn Rex, tôi ngồi suy tư, thoát khỏi tất cả tình hình cuồng loạn. Từ vị trí này, tôi có thể quan sát thành phố. Tôi nhìn thấy những ánh sáng lập lòe khắp Sài Gòn về đêm. Ngay tại đây, bạn vẫn có thể nghe thấy tiếng súng nổ, hoặc thỉnh thoảng là máy bay C130, thường được gọi là “Puff, chú rồng kỳ diệu”, nổ súng ở đằng xa. Đó là một cảm giác rất kỳ lạ, nơi đây giống như một ốc đảo, nhưng vẫn là vùng chiến tranh. Khi đến Việt Nam hôm nay, ngay ở khách sạn Rex, cũng từ vị trí cao này, tôi đã thấy một góc nhìn khác, một đất nước rất khác, trong một bối cảnh mới. Giao thông nhộn nhịp bên ngoài, nguồn năng lượng dồi dào vô cùng ấn tượng, như muốn bùng nổ. Bạn có thể cảm thấy nó, nhìn thấy nó đang rung động. Những âm thanh mà bạn đang nghe chính là cách mà người dân đang hăng hái kết hợp với nhau trong hòa bình để vận hành cuộc sống của họ.

So the war is an indelible but an increasingly distant memory. And for most, it’s not a memory at all. Certainly, the students who are going to enroll at this university are far more interested in plugging into the world economy than in being stuck in the past or re-living memories of events that took place long before they were born.

Chiến tranh là ký ức không thể xóa nhòa, nhưng nó đã trôi đi rất xa. Chắc chắn rằng, những sinh viên sẽ đăng ký học tại Đại học Fulbright Việt Nam rất quan tâm đến việc dấn thân vào nền kinh tế thế giới, hơn là chìm đắm trong quá khứ, hoặc luôn bị ám ảnh bởi những sự kiện đã xảy ra từ rất lâu, trước cả khi họ chào đời.

And that reality is clearly reflected in the changing relationship between Vietnam and the United States that we saw even changing over the course of the last two and a half days. We just came from a remarkable session of the President of the United States with young people. It was honest. It could not have been more straightforward – the President answering questions. And particularly I was struck by one question about the brain drain, about young people who might be sucked away because of opportunity elsewhere.

Thực tế này cũng được phản ánh rõ ràng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng thay đổi, thậm chí với tốc độ thay đổi mà chúng ta chứng kiến trong hơn 2 ngày qua. Chúng tôi vừa dự buổi gặp gỡ của Tổng thống Obama với thanh niên Việt Nam. Đó đều là những lời lẽ chân thật. Hình thức sự kiện không thể đơn giản hơn, khi tổng thống trả lời các câu hỏi mà giới trẻ đưa ra. Cá nhân tôi bị ấn tượng trước một câu hỏi về sự chảy máu chất xám, về những người trẻ có thể bị nơi khác nhiều cơ hội hơn "hút mất".

And the President nailed the answer absolutely squarely, saying the answer to that is opportunity, opportunity here, making sure that people have the education they need so they don’t feel they need to go somewhere else. That’s what’s happening already.

Tổng thống đã trả lời câu hỏi này một cách thắng thắn rằng, câu trả lời chính là cơ hội, và cơ hội đang ở đây. Chúng ta cùng nỗ lực để chắc chắn rằng mọi người được tiếp cận nền giáo dục mà họ cần, để họ cảm thấy không cần phải đi đến nơi nào khác. Đó là những điều đang diễn ra lúc này.

And I want you just to think of how far we have come since normalization. Twenty years ago, there were fewer than 60,000 American visitors to Vietnam. Today, there are nearly eight times that.

Tôi cũng đề nghị các bạn nghĩ một chút về những bước tiến giữa 2 nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ. 20 năm trước, số lượng người Mỹ đến Việt Nam chưa tới 60.000 người. Ngày nay, con số đó đã tăng gần 8 lần.

Twenty years ago, bilateral trade in goods was only $450 million. Today, it’s 45 billion.

20 năm trước, thương mại song phương chỉ đạt 450 triệu USD. Ngày nay, con số này là 45 tỷ USD.
Back then, there were fewer than 800 Vietnamese students studying in the United States. Today, nearly 19,000.
Trong quá khứ, chưa tới 800 sinh viên Việt Nam học tập ở Mỹ. Ngày nay, chúng ta đã thấy gần 19.000 du học sinh Việt Nam tại Mỹ.

Now, these are not just statistics. They are a measure of the remarkable transformation that is reflected in President Obama’s historic visit here this week, and in the broad bilateral agenda that our two nations have developed together. And it is an agenda that includes clean energy, climate change, health, health care delivery, high-tech, security cooperation, and a landmark trade agreement in the TPP.

Đó không đơn thuần chỉ là con số thống kê. Đó là thước đo của sự chuyển biến ấn tượng, và được phản ánh qua chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Obama đến Việt Nam tuần này, đặt trong bối cảnh chương trình nghị sự song phương rộng lớn mà 2 nước đã cùng phát triển. Chúng bao gồm nội dung về năng lượng sạch, biến đổi khí hậu, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, công nghệ cao, hợp tác an ninh, và thỏa thuận thương mại bước ngoặt TPP.

So my friends, we have come a long way together. And we also know that to foster real economic opportunity for the Vietnamese people, the kind of thing the President was talking about and that that young person asked about, to have a free market and a free marketplace of ideas, they have to go hand in hand. That freedom starts with education. The single smartest investment we can make in the next generation is education, and that’s what we are doing here today.

Các bạn của tôi! Chúng ta đã cùng nhau đi qua một chặng đường dài. Chúng ta cũng biết rằng cách để thúc đẩy cơ hội kinh tế thực sự cho nhân dân Việt Nam, điều mà tổng thống đã nói tới và bạn trẻ trong sự kiện cũng đã hỏi, chính là xây dựng một thị trường tự do và một thị trường tự do về tư tưởng. Hai điều này phải đi song hành cùng nhau. Sự tự do đó bắt đầu từ giáo dục. Khoản đầu tư thông minh nhất mà chúng ta có thể dành cho thế hệ sau chính là giáo dục, và đó là điều mà chúng ta đang cùng thực hiện ngày hôm nay.

The stakes could not be higher. In Vietnam, there are 22 million people under the age of 15 years old. The decisions that they make now and the education that they receive now – not in 10 years but today – will have a pivotal impact on this country’s future and that of the region itself, and even contribute – and this is not some grandiose notion, but contribute to world thinking and to the course of events on this planet where we are all linked together. Much will depend on whether students learn not what to think, but how to think, and whether or not they have the incentive and the ability to innovate and to pursue new ideas.
Điều đáng để trông chờ không thể nào lớn lao hơn nữa. Ở Việt Nam, chúng ta có 22 triệu người dưới 15 tuổi. Những quyết định mà họ thực hiện lúc này, nền giáo dục mà họ đang tiếp nhận sẽ có tác động quan trọng đối với tương lai đất nước và cả khu vực, thậm chí có thể đóng góp (dù không nhất thiết phải rất to tát) vào tư duy thế giới, vào quá trình của những sự kiện đang diễn ra trên hành tình này, nơi tất cả chúng ta đều liên kết với nhau. Phần lớn điều này sẽ phụ thuộc không chỉ vào cách sinh viên học suy nghĩ cái gì, mà họ suy nghĩ như thế nào, và liệu họ có được khuyến khích hoặc có khả năng để sáng tạo và theo đuổi những ý tưởng mới hay không.

One way to ensure that they have that opportunity is for Vietnam to create partnerships with top academic institutions, and that is exactly why we are here today.
Một điều để bảo đảm họ có cơ hội này, chính là Việt Nam cần tạo ra những mối quan hệ đối tác với những cơ sở học thuật hàng đầu. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta hiện diện ở đây hôm nay.

The United States and Vietnam continue to learn to incorporate additional dimensions into our relationship. Every time I come here – I’ve been coming here a long time now – I feel that we have moved our ties to yet another level. Fulbright University Vietnam represents the next big step forward.

Mỹ và Việt Nam vẫn tiếp tục học hỏi để kết hợp thêm những không gian khác vào mối quan hệ của chúng ta. Mỗi lần tôi đến Việt Nam, tôi đều cảm thấy quan hệ 2 nước đã tiếp tới một cấp mới. Đại học Fulbright Việt Nam chính là đại diện cho một bước tiến mới về phía trước.

I am absolutely confident that this academic institution is going to make an enormous contribution to Vietnam, yes, and it’s going to become a true center of excellence marked by academic freedom, by meritocracy, transparency, and equal access. It’s also going to make a mark beyond Vietnam.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, Đại học Fulbright Việt Nam sẽ mang lại những đóng góp to lớn cho Việt Nam, trở thành một trung tâm thực sự xuất chúng nhờ vào các yếu tố tự do học thuật, chế độ trọng dụng nhân tài, tính minh bạch và quyền học tập bình đẳng. Trường sẽ trở thành một thương hiệu vươn ra ngoài Việt Nam.

The university is a logical outgrowth of the Fulbright Economic Teaching Program that I was privileged to help start up with Tom Vallely, um tum Vallely. (Laughter.) And that effort involved the participation of both Vietnamese and American students and have produced some 1,200 Vietnamese alumni who are now helping to guide this country at a critical point in its history.

Trường Đại học Fulbright Việt Nam là sự phát triển tự nhiên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright mà tôi có vinh dự được cùng với anh bạn Tom Vallely đặt nền móng cách đây 20 năm. Và nỗ lực này đó đã thu hút sự tham gia của các sinh viên Việt Nam và Hoa Kỳ, với 1,200 cựu sinh viên Việt Nam, những người giờ đây đang cùng giúp dẫn dắt đất nước này vào thời khắc mấu chốt trong lịch sử.

The university will also build on the investments that we have made through the Vietnam Education Foundation, which has facilitated faculty exchanges and helped nearly 600 Vietnamese students to do masters and doctoral work in the United States.
Trường Đại học Fulbright Việt Nam cũng được xây dựng trên nền tảng những đầu tư mà chúng tôi đã triển khai thông qua Quỹ Giáo dục Việt Nam, nơi đã tổ chức các cuộc trao đổi giảng viên và giúp gần 600 sinh viên Việt Nam theo học cao học và tiến sĩ tại Mỹ.

Now, I have discussed this university idea often with government officials here, and we have agreed that the time is right now to take this step. This is a country that places a very high value on learning. Its students are optimistic and eager to make the most of their talents and skills, and they’re also outward-looking. Today, more than 35 million Vietnamese use Facebook, and millions have grown accustomed to expressing themselves freely on the internet.
Và nay, tôi thường xuyên thảo luận về ý tưởng xây trường đại học với các quan chức chính phủ Việt Nam, và chúng tôi đều đồng ý rằng đã đến thời điểm để tiến về phía trước. Đây là một đất nước rất coi trọng học tập. Sinh viên Việt Nam luôn lạc quan, háo hức vun đắp tối đa năng lực và kỹ năng của mình, và họ cũng là những người hướng ngoại. Ngày nay, hơn 35 triệu người Việt sử dụng Facebook và hàng triệu người ngày càng quen với việc tự do bày tỏ bản thân trên Internet.

This is hugely important because freedom of inquiry, freedom of thought, freedom of expression, are essential to a 21st century education. This is not a matter of ideology. This is not a matter of one country’s choice over another. This is how the world works today. And if you’re going to be a thriving enterprise, a nation of progress and a nation that’s engaged with people, you have to be able to work at a faster pace, to be able to move freely in this marketplace, not just of goods but of ideas. So it is important that these freedoms flourish in Vietnam and the bilateral relationship between our countries will only grow stronger as it does.

Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi quyền tự do nghiên cứu, tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận có vai trò thiết yếu đối với nền giáo dục của thế kỷ 21. Đây không phải là vấn đề về hệ tư tưởng. Đây cũng không phải là vấn đề sự lựa chọn của một quốc gia nào cả. Mà đây là cách mà thế giới ngày này vận hành. Và nếu bạn muốn trở thành một doanh nghiệp thịnh vượng, một quốc gia tiến bộ và một đất nước có sự kết nối sâu sắc với người dân, bạn phải có khả năng làm việc với một nhịp độ nhanh hơn, có thể di chuyển tự do trên thị trường này, không chỉ là hàng hoá mà còn là ý tưởng. Bởi vậy, điều quan trọng là những sự tự do này đã nảy nở ở Việt Nam và mối quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ chỉ phát triển mạnh hơn như nó nên thế.

I shared with you earlier my brief recollection of a time here long ago, and I said that that moment seemed surreal. But the war itself was all too real. That was a conflict that should never have happened. It reflected a failure of diplomacy and a failure of understanding and a failure of vision. And it destroyed many lives, deprived us of much that we can never recover, and opened wounds that have taken decades to heal.

Tôi đã chia sẻ với các bạn một chút hồi tưởng về khoảng thời gian quá khứ từ rất xa. Tôi nói khoảnh khắc đó có vẻ kỳ quái. Nhưng bản thân cuộc chiến là một thực tế. Đó là cuộc xung đột mà lẽ ra không bao giờ nên xảy ra. Nó phản ánh sự thất bại của ngoại giao, sự thất bại của hiểu biết lẫn nhau, và sự thất bại về tầm nhìn. Cuộc chiến đã cướp đi rất nhiều sinh mạng, tước đoạt của chúng ta nhiều điều quan trọng mà mãi không thể trở về, gây nên những vết thương mà phải mất hàng thập kỷ để chữa lành.

Today is about a different kind of reality. Today is about good people from two diverse countries coming together to launch an institution that will contribute positively to the future of thousands, of millions in the end, of young people. Today is about confidence in our ability to adapt to change, to overcome problems, and to take advantage of the openings that the modern era – with all of its technological wonders – presents to all of us. Today reflects a triumph of diplomacy and a triumph of vision on the part of Tommy Vallely and all those in both the United States and in Vietnam and Secretary Thang who have helped to mend relations between our countries and create a platform for progress, not only in education but in countless other arenas.


Ngày hôm nay là một thực tế hoàn toàn khác. Ngày nay, những người tử tế từ 2 quốc gia đã hợp tác cùng nhau để thành lập một trường đại học sẽ đóng góp tích cực cho tương lai của hàng nghìn, hàng triệu thanh niên. Ngày hôm nay thể hiện sự tự tin về khả năng của chúng ta thích ứng trước sự thay đổi, vượt qua những khó khăn, và tận dụng những cánh cửa mở ra kỷ nguyên hiện đại mới xuất hiện trước mắt. Ngày hôm nay phản ánh thắng lợi vượt bật về ngoại giao, thắng lợi về tầm nhìn của ông Tommy Valley, và cả những người ở Mỹ và Việt Nam, như Bí thư Đinh La Thăng, là những người đã giúp hàn gắn quan hệ giữa 2 nước chúng ta, tạo nên nền tảng cho sự tiến bộ, không chỉ ở giáo dục là còn là nhiều lĩnh vực khác.


Folks, it took us 20 years to normalize and almost 20 more to move from healing to building. Think of what we can accomplish in the next 20 years. Any farmer will tell you that if you expect a harvest, you have to plant seeds. Today, we are planting the finest seeds imaginable in the form of an institution dedicated to knowledge and learning. And we do so in the firm conviction that the future harvests will be of immeasurable benefit not only to the students of this country but to the steadily growing friendship between our peoples.

Chúng ta đã trải qua 20 năm bình thường hóa quan hệ, và cần khoảng 20 năm nữa để chữa lành và xây dựng. Hãy nghĩ về những điều chúng ta có thể đạt được trong 20 năm tới. Mọi người nông dân đều sẽ nói với bạn rằng, nếu chúng ta muốn có vụ mùa bội thu, chúng ta cần phải gieo hạt giống trước tiên. Ngày hôm nay, chúng ta đang cùng gieo những hạt giống tốt nhất dưới hình thức một đại học quyết tâm cống hiến vì tri thức và cơ hội học tập. Chúng ta cùng tin tưởng chắc chắn rằng những vụ mùa tương lai sẽ mang lại lợi ích to lớn, không chỉ cho các sinh viên Việt Nam, mà với tình hữu nghị ngày càng phát triển giữa nhân dân 2 nước.


Congratulations to everybody, and thank you. (Applause.)

Chúc mừng tất cả mọi người và xin cảm ơn! (vỗ tay)



1 comment:

your comment - ý kiến của bạn