|
How to Create
Starvation in 2016
|
Làm sao tạo ra được
nạn đói vào năm 2016?
|
Jeffrey A. Tucker
Monday, June 20, 2016
|
Jeffrey A. Tucker
20/6/2016
|
One of the great achievements of the human mind is
having produced a solution to the single greatest challenge of life on earth:
getting enough to eat. Shelter and clothing are no brainers by comparison.
You find a cave, you snag a pelt, and you are good to go.
|
Một trong những
thành tựu vĩ đại của trí tuệ
con người là tìm ra giải pháp cho thách thức lớn nhất
đối với sự sống trên trái đất: kiếm đủ thức ăn. So sánh với ăn thì mặc và ở chỉ là chuyện nhỏ. Chỉ cần tìm được một cái hang và trải tấm da là xong.
|
But
finding food to eat is a daily issue for human beings, never finally solved.
You need more than a stock of food; you need a system that produces a
continual flow.
|
Nhưng tìm kiếm thức ăn là vấn đề thường trực, không bao
giờ chấm dứt. Kho đụn chưa đủ, phải có một hệ thống sản xuất liên tục.
|
In 2016,
we finally have such a system in place, one capable of supporting 7.4 billion
people. It’s so robust at this point that the developed world has the
opposite problem of obesity, which, in the course of social evolution, is a
nice problem to have.
|
Năm 2016, cuối cùng, chúng ta đã có hệ thống như thế, nó
có thể nuôi sống 7,4 tỷ người. Hiện nay hệ thống này mạnh đến nỗi các nước
phát triển gặp vấn nạn ngược lại: bệnh béo phì, mà, trong quá
trình tiến hóa xã hội, là một vấn đề tốt đẹp nên có.
|
The
creation of this system – which you can see on display at any grocery store
in your own neighborhood – defied the expectations of legions of doubters in
the 19th century. Population was booming beyond belief. How would they be
fed? Most intellectuals couldn’t imagine how it could happen.
|
Việc tạo ra hệ thống này – mà bạn có thể nhìn thấy nó ở bất kỳ
cửa hàng tạp hóa nào trong khu phố bên cạnh nhà bạn – là thách thức trước kì
vọng của rất nhiều kẻ hoài nghi ở thế kỷ XIX. Dân số đang bùng nổ vượt
mức tưởng tượng. Làm
sao nuôi được? Hầu hết các nhà trí thức đều không thể tưởng tượng nổi, làm
sao chuyện như thế lại có thể xảy ra được!
|
And yet it
did. So complex, well developed, and productive is the global market for food
that it turns out to be extremely hard to break the system. To create
starvation in 2016 requires extraordinary effort. It requires a comprehensive
system of coercion that attacks all the institutions that make abundance
possible: ownership, international trade, an adaptive price system, the right
of commercial innovation.
|
Nhưng nó đã xảy ra. Thị trường lương thực thực phẩm toàn
cầu phức tạp, phát triển sâu rộng và năng suất cao đến nỗi khó mà phá vỡ được
nó. Phải có nỗ lực phi thường thì mới tạo ra được nạn đói vào năm 2016. Phải
có một hệ thống cưỡng bức toàn diện, tức là hệ thống tấn công tất cả các
thiết chế đã làm cho sự thừa thải trở nên khả thi: quyền sở hữu, thương mại quốc tế, hệ thống
giá cả uyển chuyển, quyền được đổi mới trong lĩnh vực thương mại.
|
Socialism Strikes Again
Such a
system does exist, however. It goes by the name “socialism.” It is being
tried today in a country that was once wealthy, comfortable, and civilized: a
country with the largest oil reserves in the world.
|
Chủ nghĩa xã hội lại ra tay
Nhưng, đã có một hệ thống như thế. Tên của nó là “chủ nghĩa
xã hội”. Người ta đang thử nghiệm nó trong một đất nước từng là quốc gia giàu
có, thoải mái và văn minh: đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế
giới.
|
Yes, it
seems like fiction. It’s not. In one country in particular, over the course
of 16 years of unrelenting destruction of property rights and human rights,
step by gruesome step, socialism has resulted in unthinkable scenes of human
suffering.
|
Vâng, nghe như là chuyện bịa. Nhưng không phải. Trong một
đất nước đặc biệt, trong quá trình hủy diệt không ngừng nghỉ quyền sở hữu và
quyền con người kéo dài 16 năm, với những biện pháp khủng khiếp, chủ nghĩa xã hội đã
dẫn đến những cảnh không thể tưởng tượng nổi về chịu
đựng đau khổ
của con người.
|
That
country is Venezuela.
It began under the rule of Hugo Chavez and now continues under the rule of
his successor Nicolás Maduro. As bad, grafting, and despotic as their
intentions, it is not likely the case that they intended to create
starvation. Rather, they sought to bring about all the promises of socialism:
fairness, equality, an end to exploitation, justice, and so on. But you look
around and what you see instead is the end of everything we call
civilization.
|
Đất nước đó là Venezuela. Bắt đầu dưới chính
quyền của Hugo Chavez và bây giờ tiếp tục nằm dưới quyền cai trị của người kế
tục, Nicolás
Maduro. Dù tâm địa của họ có độc tài và xấu xa đến đâu, cũng không
thể nào họ muốn gây ra nạn đói. Thay
vào đó, họ tìm cách
mang lại tất cả những lời hứa của chủ nghĩa xã hội: công bằng, bình đẳng,
chấm dứt nạn người bóc lột người, công lý… Nhưng bạn nhìn quanh và chỉ
thấy tất cả mọi thứ
mà chúng ta gọi là văn minh đã kết thúc.
|
I can do
no better than to quote at length from the New York Times report from
yesterday:
|
Tốt nhất, tôi xin trích dẫn một đoạn khá dài của tờ New
York Times, số ra ngày hôm qua:
|
CUMANÁ, Venezuela
— With delivery trucks under constant attack, the nation’s food is now
transported under armed guard. Soldiers stand watch over bakeries. The police
fire rubber bullets at desperate mobs storming grocery stores, pharmacies and
butcher shops. A 4-year-old girl was shot to death as street gangs fought
over food. Venezuela
is convulsing from hunger.
|
CUMANÁ, Venezuela — "Xe tải vận
chuyển thực phẩm thường
xuyên bị tấn công, nên thực phẩm của đất nước này hiện được vận chuyển
dưới sự bảo vệ của lực lượng vũ trang. Binh lính canh các ló bánh
mì. Cảnh sát bắn đạn
cao su vào đám đông tuyệt vọng đang tràn vào các cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc
và cửa hàng thịt. Một bé gái 4 tuổi bị bắn chết khi các băng
nhóm đường phố đánh
nhau để tranh giành thực phẩm. Venezuela đang rối loạn vì đói.
|
Hundreds
of people here in the city of Cumaná,
home to one of the region’s independence heroes, marched on a supermarket in
recent days, screaming for food. They forced open a large metal gate and
poured inside. They snatched water, flour, cornmeal, salt, sugar, potatoes,
anything they could find, leaving behind only broken freezers and overturned shelves.
|
Hàng trăm người dân trong thành phố Cumaná - quê hương của
một trong những anh hùng trong cuộc chiến đấu giành độc lập của khu vực –
tràn vào một siêu thị trong những ngày gần đây, la hét đòi thực phẩm. Họ phá cổng sắt lớn và tràn
vào bên trong. Họ lấy
đi nước uống, bột mì,
bột ngô, muối, đường, khoai tây, bất cứ thứ gì có thể tìm thấy, để lại đằng sau những chiếc tủ
lạnh bị phá hỏng và những kệ hàng bị lật nhào.
|
And they
showed that even in a country with the largest oil reserves in the world, it
is possible for people to riot because there is not enough food.
|
Và họ đã cho người ta thấy rằng, ngay cả trong đất nước có
trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, người dân cũng có thể nổi loạn vì không
có đủ thức ăn.
|
In the
last two weeks alone, more than 50 food riots, protests and mass looting have
erupted around the country. Scores of businesses have been stripped bare or
destroyed. At least five people have been killed….
|
Chỉ trong hai tuần qua, đã có hơn 50 cuộc bạo động vì
lương thực, những vụ biểu tình và cướp bóc với khối lượng lớn đã nổ ra trên
cả nước. Nhiều doanh nghiệp bị cướp sạch hoặc phá hủy. Ít nhất đã có năm
người đã thiệt mạng ....
|
The
economic collapse of recent years has left it unable to produce enough food
on its own or import what it needs from abroad. Cities have been militarized
under an emergency decree from President Nicolás Maduro, the man Mr. Chávez
picked to carry on with his revolution before he died three years ago.
|
Sự sụp đổ kinh tế diễn ra trong
những năm gần đây làm cho nước này không thể tự sản xuất đủ lương thực hoặc
nhập khẩu nhu yếu phẩm từ nước ngoài. Các thành phố đã bị thiết quân luật,
theo sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Nicolás Maduro, người
được Chávez – trước khi qua đời cách đây ba năm - chỉ định tiếp tục dẫn dẵn
cuộc cách mạng của ông ta.
|
“If there
is no food, there will be more riots,” said Raibelis Henriquez, 19, who
waited all day for bread in Cumaná, where at least 22 businesses were
attacked in a single day last week.
|
“Nếu không có lương thực thì sẽ có thêm nhiều cuộc bạo
loạn nữa”, Raibelis Henriquez, 19 tuổi, người đã chờ mua bánh mì suốt ngày ở
Cumaná, nơi ít nhất đã có 22 doanh nghiệp đã bị tấn công vào
một ngày vào cuối
tuần qua, nói như thế.
|
But while
the riots and clashes punctuate the country with alarm, it is the hunger that
remains the constant source of unease. A staggering 87 percent of Venezuelans
say they do not have money to buy enough food, the most recent assessment of
living standards by Simón
Bolívar University
found. About 72 percent of monthly wages are being spent just to buy food,
according to the Center for Documentation and Social Analysis, a research
group associated with the Venezuelan Teachers Federation. In April, it found
that a family would need the equivalent of 16 minimum-wage salaries to
properly feed itself.
|
Nhưng, trong khi các cuộc bạo loạn và xung đột là nỗi lo
của đất nước này thì đói khát vẫn là nguồn gốc của bất ổn thường xuyên. Đánh giá gần đây nhất về mức sống,
do Đại học Simón Bolívar tiến hành, đã phát hiện được con số đáng kinh ngạc:
87% người dân Venezuela nói rằng họ không có tiền để mua thực phẩm đủ dùng. Khoảng 72% tiền lương hàng tháng
được dùng để mua lương thực thực phẩm, đấy là theo Trung tâm Tư liệu và phân
tích xã hội - một nhóm nghiên cứu liên kết với Liên đoàn giáo chức Venezuela. Tháng Tư, người ta phát hiện ra
rằng mỗi gia đình sẽ cần tương đương với 16 mức lương tối thiểu thì mới sống
khả dĩ được.
|
Ask people
in this city when they last ate a meal, and many will respond that it was not
today. Among them are Leidy Cordova, 37, and her five children — Abran,
Deliannys, Eliannys, Milianny and Javier Luis — ages 1 to 11. On Thursday
evening, the entire family had not eaten since lunchtime the day before, when
Ms. Cordova made a soup by boiling chicken skin and fat that she had found
for a cheap price at the butcher. “My kids tell me they’re hungry,” Ms.
Cordova said as her family looked on. “And all I can say to them is to grin
and bear it.”
|
Nếu hỏi người dân trong thành phố này, bữa ăn gần đây nhất
là vào lúc nào thì nhiều người sẽ trả lời rằng không phải là ngày hôm nay. Trong đó có Leidy Cordova, 37
tuổi, và năm đứa con - Abran, Deliannys, Eliannys, Milianny và Javier Luis -
tuổi từ 1 đến 11 tuổi. Tính đến tối thứ năm, cả nhà đã không ăn gì từ trưa
ngày hôm trước, đấy là bữa mà bà Cordova nấu súp bằng da gà và mỡ giá rẻ mà
bà tìm được cửa hàng thịt. “Các con tôi nói rằng chúng đang đói”, bà Cordova nói. “Và
tôi chỉ có thể nói với chúng là cười lên và chịu đựng”.
|
Other
families have to choose who eats. Lucila Fonseca, 69, has lymphatic cancer,
and her 45-year-old daughter, Vanessa Furtado, has a brain tumor. Despite
also being ill, Ms. Furtado gives up the little food she has on many days so
her mother does not skip meals. “I used to be very fat, but no longer,” the
daughter said. “We are dying as we live.” Her mother added, “We are now
living on Maduro’s diet: no food, no nothing.”...
|
Những gia đình khác phải chọn, ai được ăn. Lucila Fonseca,
69 tuổi, bị ung thư máu, còn con gái bà, Vanessa Furtado, 45 tuổi, bị u não.
Mặc dù cũng bị ốm, Furtado không ăn một ít thức ăn mà mấy ngày mới có để mẹ
không bị nhỡ bữa. “Trước đây tôi rất béo, nhưng không còn béo nữa”, người con
gái nói. “Chúng tôi đang chết dần chết mòn”. Bà mẹ nói thêm: “Chúng tôi đang
sống bằng khẩu phần của Maduro: không thức ăn, không có gì hết”…
|
Sugar
fields in the country’s agricultural center lie fallow for lack of
fertilizers. Unused machinery rots in shuttered state-owned factories.
Staples like corn and rice, once exported, now must be imported and arrive in
amounts that do not meet the need.
|
Những cánh đồng mía ở khu vực trung tâm nông nghiệp của
đất nước bị bỏ hoang vì không có phân bón. Máy móc thiết bị không được sử
dụng, nằm han gỉ trong những nhà máy quốc doanh bị đóng cửa. Các sản phẩm chủ
yếu như ngô và gạo, từng được xuất khẩu, bây giờ phải nhập khẩu và không đáp
ứng được nhu cầu.
|
In
response, Mr. Maduro has tightened his grip over the food supply. Using
emergency decrees he signed this year, the president put most food
distribution in the hands of a group of citizen brigades loyal to leftists, a
measure critics say is reminiscent of food rationing in Cuba.
“They’re
saying, in other words, you get food if you’re my friend, if you’re my
sympathizer,” said Roberto Briceño-León, the director of the Venezuelan
Violence Observatory, a human rights group.
|
Để đối phó, Maduro nắm chặt hơn công tác
cung cấp lương thực thực phẩm. Sử dụng nghị định khẩn cấp mà ông vừa ký trong
năm nay, vị tổng thống này đưa hầu hết việc phân phối lương thực thực phẩm
vào tay của các binh đoàn công dân trung thành với cánh tả, một biện pháp mà
những người phê bình nói là tương tự như phân phối lương thực ở Cuba. “Nói cách khác,
họ cho
rằng anh sẽ có thực
phẩm nếu anh là bạn tôi, nếu anh là người có cảm tình với tôi”, Roberto
Briceño-León, giám đốc của Cơ quan quan sát bạo lực Venezuela - một tổ chức
nhân quyền - cho biết như thế.
|
It was all
a new reality for Gabriel Márquez, 24, who grew up in the boom years when Venezuela
was rich and empty shelves were unimaginable. He stood in front of the
destroyed supermarket where the mob had arrived at Cumaná, an endless expanse
of smashed bottles, boxes and scattered shelves. A few people, including a
policeman, were searching the wreckage for leftovers to take.
|
Đấy là tất cả thực tế mới đối với Gabriel Márquez, 24
tuổi, lớn lên trong những năm bùng nổ kinh tế, khi Venezuela là nước giàu có và
quầy hàng trống rỗng là điều không thể tưởng tượng nổi. Anh ta đứng trước
siêu thị bị đám đông tràn tới Cumaná phá hủy, bây giờ trở thành một bãi trống
mênh mông đầy chai lọ vỡ, hộp giấy và kệ nằm rải rác khắp nơi. Mấy người, trong
đó có một cảnh sát, đang tìm kiếm thức ăn thừa trong đống đổ nát.
|
“During
Carnival, we used to throw eggs at each other just to have some fun,” he
said. “Now an egg is like gold.”... At the same time, the government also
blames an “economic war” for the shortages. It accuses wealthy business
owners of hoarding food and charging exorbitant prices, creating artificial
shortages to profit from the country’s misery. It has left shop owners
feeling under siege, particularly those who do not have Spanish names.
|
“Trước đây, trong những buổi lễ hội, chúng tôi thường lấy
trứng ném nhau”, anh ta nói. Bây giở quả trứng chẳng khác gì cục vàng”… Trong khi đó, chính phủ nói rằng
thiếu thốn là do “chiến tranh kinh tế” mà ra. Chính phủ cáo buộc các chủ
doanh nghiệp giàu có đầu cơ lương thực thực phẩm và nâng giá cắt cổ, vì vậy
mà tạo ra tình trạng thiếu thốn nhân tạo để kiếm lợi nhuận trên sự đau khổ
của đất nước. Chính phủ làm cho các chủ cửa hàng cảm thấy như bị bao vây, nhất là
những người không có tên bằng tiếng Tây Ban Nha.
|
“Look how
we are working today,” said Maria Basmagi, whose family immigrated from Syria
a generation ago, pointing to the metal grate pulled over the window of her
shoe store. Her shop was on the commercial boulevard in Barcelona, another coastal town racked by
unrest last week. At 11 a.m. the day before, someone screamed that there was
an attack on a government-run kitchen nearby. Every shop on Ms. Basmagi’s
street closed down in fear. Other shops stay open, like the bakery in Cumaná
where a line of 100 people snaked around a corner. Each person was allowed to
buy about a pound of bread.
|
“Xin xem cách chúng tôi làm việc
hôm nay”, - bà Maria
Basmagi có gia đình di cư từ Syria tới Venezuela các đây một thế hệ - vừa nói vừa
chỉ tay vào tấm kim loại che bên ngoài tủ bày
hàng của cửa hàng giày nhà
bà. Cửa hàng của bà này nằm trên đại
lộ buôn bán ở Barcelona, một thị trấn ven biển vừa rơi vào tình trạng bất ổn
trong tuần trước. 11 giờ trưa ngày hôm trước, có người hét lên rằng người ta
đang tấn công vào một bến ăn quốc doanh ở gần đó. Tất cả cửa hàng trên đường
phố nơi bà Basmagi buôn bán đều đóng cửa vì sợ. Mấy cửa hàng khác vẫn
mở
cửa, tương tự như
tiệm bánh bì ở Cumaná, nơi cả trăm người đang xếp hàng. Mỗi người chỉ được phép mua
khoảng một nửa cân bánh mì.
|
Robert
Astudillo, a 23-year-old father of two, was not sure there would be any left
once his turn came. He said he still had corn flour to make arepas, a
Venezuelan staple, for his children. They had not eaten meat in months. “We
make the arepas small,” he said.
|
Robert Astudillo, người cha 23 tuổi của hai đứa con nhỏ,
không tin là mình sẽ mua được bánh mì. Anh ta nói rằng ở nhà có bột ngô để
làm bánh ngô - món ăn chủ yếu ở Venezuela - cho các con của mình. Họ không
được ăn thịt đã mấy tháng nay rồi.
“Chúng tôi làm những cái bánh ngô nhỏ”, anh nói.
|
In the
refrigerator of Araselis Rodriguez and Nestor Daniel Reina, the parents of
four small children, there was not even corn flour — just a few limes and
some bottles of water. The family had eaten bread for breakfast and soup for
lunch made from fish that Mr. Reina had managed to catch. The family had
nothing for dinner.
|
Trong tủ lạnh của gia đình Araselis Rodriguez và Nestor
Daniel Reina, cha mẹ của bốn đứa con nhỏ, không có cả bột ngô - chỉ còn vài
quả chanh và mấy chai nước. Gia đình này ăn sáng với bánh mì và ăn trưa với món súp cá
mà ông Reina bắt được. Bữa tối không còn gì.
|
It has not
always been clear what provokes the riots. Is it hunger alone? Or is it some
larger anger that has built up in a country that has crumbled? Inés Rodríguez
was not sure. She remembered calling out to the crowd of people who had come
to sack her restaurant on Tuesday night, offering them all the chicken and
rice the restaurant had if they would only leave the furniture and cash
register behind. They balked at the offer and simply pushed her aside, Ms.
Rodríguez said. “It is the meeting of hunger and crime now,” she said. As she
spoke, three trucks with armed patrols drove by, each emblazoned with photos
of Mr. Chávez and Mr. Maduro. The trucks were carrying food. “Finally they
come here,” Ms. Rodríguez said. “And look what it took to get them. It took
this riot to get us something to eat.”
|
Không phải lúc nào cũng biết rõ nguyên nhân gây ra bạo
loạn. Chỉ do đói? Hay còn do sự tức giận dữ dội hơn, được hình thành trong
một đất nước đã sụp đổ? Inés Rodríguez không biết rõ. Bà nhớ đã kêu gọi đám đông đang đến cướp bóc nhà
hàng của bà đêm thứ ba rằng sẽ cho họ tất cả gà và gạo trong nhà hàng, chỉ
xin họ để lại đồ gỗ và máy tính tiền. Họ không thèm nghe và đẩy bà sang một
bên, Rodriguez nói như thế. “Đói khát và tội phạm liên kết với nhau”, bà nói. Trong
khi bà nói, có ba chiếc xe tải với cảnh sát vũ trang đi ngang, mỗi cái đều có
ảnh của Chavez và Maduro. Đấy là đoàn xe chở lương thực, thực phẩm. “Cuối cùng thì xe cũng đã tới”, bà
Rodriguez nói. “Họ đã làm gì để có những thứ này. Phải nổi loại thì chúng tôi
mới có thức ăn đấy”.
|
Sometimes
people wonder why people like me are so passionate about free markets and all
that they imply. In the end, it is about the quality of life on earth. Will
we thrive or will we starve? This is what economics is about. And it is not
an abstract problem.
|
Đôi khi người ta tự phải tự hỏi vì sao những người như tôi
rất thích nói về thị trường tự do và tất cả những thứ mà nó ngụ ý. Nói cho
cùng, đấy là nói về chất lượng của đời sống trên trái đất này. Chúng ta sẽ
thịnh vượng hay chúng ta sẽ chết đói? Đấy là những điều mà kinh tế học bàn.
Và đấy không phải là vấn đề trừu tượng.
|
Any
country on earth is capable of creating starvation. You only need to follow
the path of Venezuela.
Attack property rights and trade, pillage the rich, abolish the price system,
jail dissenters, crush the opposition, dismantle the system of natural
liberty that has fed the world. This is socialism. It is the path to Hell on
earth.
|
Bất kỳ nước nào trên trái đất này cũng có
khả năng gây ra nạn đói. Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công
vào quyền sở hữu và thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống
giá cả, bắt tù những người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá
hủy hệ thống tự do tự nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy
là chủ nghĩa xã hội. Đấy là con đường dẫn tới địa ngục trần gian.
|
Jeffrey Tucker is Director of Content for the
Foundation for Economic Education and CLO of the startup Liberty.me. Author
of five books, and many thousands of articles, he speaks at FEE summer
seminars and other events. His latest book is Bit by Bit: How P2P Is Freeing
the World. Follow on Twitter and Like
on Facebook. Email. Tweets by @jeffreyatucker
|
Jeffrey Tucker là
giám đốc phụ trách nội dung trang mạng Foundation for Economic Education và
là tác giả của 5 cuốn sách và hàng ngàn bài báo, tác phẩm mới nhất của ông Bit
by Bit: How P2P Is Freeing the World. Địa chỉ lien lạc: Tweets by @jeffreyatucker
|
|
|
|
|
|
Translated
by Phạm Nguyên Trường
|
|
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn