MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, December 22, 2013

How China Is Ruled Trung Quốc được cai trị thế nào

How China Is Ruled

Trung Quốc được cai trị thế nào




David M. Lampton
FOREIGN AFFAIRS
January/February 2014
David M. Lampton
FOREIGN AFFAIRS
Tháng 1-2/2014

Why It's Getting Harder for Beijing to Govern

Tại sao Bắc Kinh ngày càng khó khăn hơn trong việc cai trị

China had three revolutions in the twentieth century. The first was the 1911 collapse of the Qing dynasty, and with it, the country’s traditional system of governance. After a protracted period of strife came the second revolution, in 1949, when Mao Zedong and his Communist Party won the Chinese Civil War and inaugurated the People’s Republic of China; Mao’s violent and erratic exercise of power ended only with his death, in 1976.


Trung Quốc đã có ba cuộc cách mạng trong thế kỷ XX. Cuộc cách mạng đầu tiên là sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh cùng với hệ thống cai quản truyền thống nước này vào năm 1911. Tiếp sau một thời kỳ xung đột kéo dài là cuộc cách mạng thứ hai, vào năm 1949, khi Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản của ông thắng cuộc Nội chiến Trung Quốc và lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; việc thực thi quyền hành bạo lực và tuỳ tiện của Mao chỉ kết thúc khi ông ta mất vào năm 1976.



The third revolution is ongoing, and so far, its results have been much more positive. It began in mid-1977 with the ascension of Deng Xiaoping, who kicked off a decades-long era of unprecedented reform that transformed China’s hived-off economy into a global pacesetter, lifting hundreds of millions of Chinese out of poverty and unleashing a massive migration to cities. This revolution has continued through the tenures of Deng’s successors, Jiang Zemin, Hu Jintao, and Xi Jinping.

Cuộc cách mạng thứ ba đang diễn ra, và cho đến nay, kết quả của nó là tích cực hơn nhiều. Cuộc cách mạng này bắt đầu vào giữa năm 1977 với sự trỗi lên của Đặng Tiểu Bình, người khởi động một kỷ nguyên cải cách chưa từng có, kéo dài nhiều thập kỷ làm chuyển đổi nền kinh tế gia công manh mún (hived –off) của Trung Quốc thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới, đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và mở ra một đợt di dân lớn tới các thành phố. Cuộc cách mạng này vẫn đang tiếp nối thông qua các nhiệm kỳ của những người kế tục Đặng Tiểu Bình là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.


Of course, the revolution that began with Deng has not been revolutionary in one important sense: the Chinese Communist Party (CCP) has maintained its monopoly on political power. Yet the cliché that China has experienced economic reform but not political reform in the years since 1977 obscures an important truth: that political reform, as one Chinese politician told me confidentially in 2002, has “taken place quietly and out of view.”


Tất nhiên, cuộc cách mạng bắt đầu với Đặng Tiểu Bình không mang tính cách mạng theo một nghĩa quan trọng: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn duy trì độc quyền về quyền lực chính trị. Tuy nhiên, điều sáo rỗng rằng Trung Quốc trãi nghiệm qua cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị trong những năm từ 1977 làm lu mờ một sự thật quan trọng: cải cách chính trị, đã “diễn ra âm thầm và ngoài tầm mắt”, theo như một chính trị gia Trung Quốc kín đáo nói với tôi vào năm 2002.


The fact is that China’s central government operates today in an environment fundamentally different, in three key ways, from the one that existed at the beginning of Deng’s tenure. First, individual Chinese leaders have become progressively weaker in relation to both one another and the rest of society. Second, Chinese society, as well as the economy and the bureaucracy, has fractured, multiplying the number of constituencies China’s leaders must respond to, or at least manage. Third, China’s leadership must now confront a population with more resources, in terms of money, talent, and information, than ever before.


Thực tế là hiện nay chính quyền trung ương của Trung Quốc hoạt động trong một môi trường khác biệt về cơ bản so với môi trường có vào đầu nhiệm kỳ của Đặng Tiểu Bình theo ba cách. Thứ nhất, cá nhân các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dần dần trở nên yếu hơn so với chính họ lẫn so với phần còn lại của xã hội. Thứ hai, xã hội Trung Quốc, cũng như nền kinh tế và bộ máy quan liêu, đã bị vỡ vụn, làm tăng số lượng cử tri mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đáp ứng, hoặc ít nhất phải quản lý. Thứ ba, lãnh đạo Trung Quốc hiện phải đối đầu với dân số có nhiều nguồn lực, tiền bạc, tài năng và thông tin hơn bao giờ hết.


For all these reasons, governing China has become even more difficult than it was for Deng. Beijing has reacted to these shifts by incorporating public opinion into its policymaking, while still keeping the basic political structures in place. Chinese leaders are mistaken, however, if they think that they can maintain political and social stability indefinitely without dramatically reforming the country’s system of governance. A China characterized by a weaker state and a stronger civil society requires a considerably different political structure. It demands a far stronger commitment to the rule of law, with more reliable mechanisms -- such as courts and legislatures -- for resolving conflicts, accommodating various interests, and distributing resources. It also needs better government regulation, transparency, and accountability. Absent such developments, China will be in for more political turmoil in the future than it has experienced in the last four-plus decades. The aftershocks would no doubt be felt by China’s neighbors and the wider world, given China’s growing global reach. China’s past reforms have created new circumstances to which its leaders must quickly adapt. Reform is like riding a bicycle: either you keep moving forward or you fall off.


Với tất cả những lý do này, cai trị Trung Quốc đã trở nên khó khăn hơn so với thời Đặng Tiểu Bình. Bắc Kinh đã đáp ứng với những thay đổi này bằng cách tích hợp ý kiến công luận vào trong việc hoạch định chính sách của mình, trong khi vẫn giữ các cấu trúc chính trị cơ bản có sẵn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhầm nếu họ nghĩ rằng họ có thể duy trì ổn định chính trị và xã hội vô thời hạn mà không có cải cách đáng kể hệ thống cai trị đất nước. Một Trung Quốc đặc trưng bởi một nhà nước yếu hơn và một xã hội dân sự mạnh hơn đòi hỏi một cơ cấu chính trị khác biệt hơn nhiều. Nó đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý theo nền pháp trị (rule of law), với các cơ chế đáng tin cậy hơn – chẳng hạn như tòa án và cơ quan lập pháp – để giải quyết xung đột, dung hoà các lợi ích khác nhau, và phân phối các nguồn lực. Nó cũng cần chính phủ có các quy định tốt hơn, minh bạch và có trách nhiệm. Thiếu vắng các điều kiện như vậy, trong tương lai Trung Quốc sẽ gặp bất ổn chính trị nhiều hơn trong hơn bốn thập kỷ vừa qua. Rõ ràng là các cơn dư chấn đó sẽ được các nước láng giềng của Trung Quốc và cả thế giới rộng lớn hơn cảm nhận, trong tình hình TQ ngày càng vươn ra toàn cầu.Cải cách trước đây của Trung Quốc đã tạo ra những điều kiện mới mà các nhà lãnh đạo của nó phải nhanh chóng thích nghi. Cải cách cũng giống như đi xe đạp: hoặc chạy tiếp hoặc bị ngã xuống.


NOT ALL LEADERS ARE THE SAME

According to the German sociologist Max Weber, governments can derive their authority from three sources: tradition, the qualities and charisma of an individual leader, and constitutional and legal norms. China, over the reform period, has shifted away from the first two types of legitimacy and toward something like the third.


KHÔNG PHẢI MỌI LÃNH ĐẠO ĐỀU NHƯ NHAU

Theo Max Weber, nhà xã hội học người Đức, chính phủ có thể viện dẫn thẩm quyền của mình từ ba nguồn: truyền thống, tài đức và uy tín của cá nhân nhà lãnh đạo, và các chuẩn mực hiến định và pháp định. Ttrong giai đoạn cải cách, Trung Quốc đã dịch chuyển khỏi hai loại tính chính đáng (legitimacy) đầu tiên và hướng tới một cái gì đó giống như tính chính đáng thứ ba.


Like Mao, Deng enjoyed a mix of traditional and charismatic authority. But the leaders who followed him earned their legitimacy in different ways. Jiang (who ruled from 1989 to 2002) and Hu (ruling from 2002 to 2012) to various extents were both designated as leaders by Deng himself, and Xi’s elevation to the top position, in 2012, was the product of a collective political process within the CCP. Over time, a set of norms that regulate leadership selection has developed, including term and age limits, performance measures, and opinion polling within the party. Although important, these norms should not be mistaken for law -- they are incomplete, informal, and reversible -- but they do mark a dramatic departure from Mao’s capricious system.


Cũng như Mao, Đặng Tiểu Bình đã có được một pha trộn quyền lực truyền thống và uy tín. Nhưng các nhà lãnh đạo tiếp theo có được tính chính đáng theo những cách khác nhau. Giang Trạch Dân (cai trị 1989-2002 ) và Hồ Cẩm Đào (cầm quyền 2002-2012) đều được chính Đặng Tiểu Bình chỉ định làm lãnh đạo theo những mức độ khác nhau và việc đi lên vị trí đứng đầu của Tập Cận Bình vào năm 2012 là sản phẩm của một quá trình chính trị tập thể trong ĐCSTQ. Theo thời gian, một bộ các tiêu chuẩn điều tiết việc lựa chọn lãnh đạo đã hình thành, bao gồm các hạn chế về nhiệm kỳ và tuổi tác, các chỉ số về thành tích, và kết quả thăm dò ý kiến trong nội bộ đảng. Mặc dù quan trọng, các tiêu chuẩn này không nên bị xem nhầm là pháp luật – chúng không đầy đủ, không chính thức, và có thể đảo ngược – nhưng chúng thật sự đánh dấu một sự rời xa rõ rệt khỏi hệ thống tuỳ tiện của Mao.


As the foundations of legitimacy have shifted, Deng’s successors have seen their capacity to single-handedly initiate policies diminish. Although Deng did not enjoy the unbridled power that Mao did, when it came to strategic decisions, he could act authoritatively and decisively once he had consulted influential colleagues. Moreover, the scale and scope of his decisions were often enormous. Besides embarking on economic reform, Deng made other pivotal choices, such as rolling out the one-child policy in 1979, suppressing the Democracy Wall protest movement that same year, and, in 1989, declaring martial law and deploying troops in Beijing. And when it came to Taiwan, Deng felt secure enough to adopt a relaxed attitude toward the island, leaving the resolution of cross-strait relations to the next generation.


Vì các nền tảng cho tính chính đáng đã thay đổi, những lãnh đạo kế tục Đặng Tiểu Bình thấy khả năng một mình họ đề ra chính sách bị giảm đi. Mặc dù Đặng Tiểu Bình đã không hưởng được quyền lực không bị kiềm chế như Mao, nhưng khi cần có các quyết định chiến lược, ông có thể hành động một cách đầy thẩm quyền và dứt khoát một khi đã tham khảo ý kiến những đồng nghiệp có ảnh hưởng lớn. Hơn nữa, quy mô và phạm vi của các quyết định của ông thường rất lớn. Ngoài việc bắt tay vào cải cách kinh tế, Đặng còn thực hiện nhiều lựa chọn cốt lõi khác, chẳng hạn như đưa ra chính sách một con vào năm 1979, đàn áp phong trào phản kháng của nhóm Bức tường Dân chủ cùng năm đó và tuyên bố thiết quân luật và triển khai quân đội tại Bắc Kinh năm 1989. Và khi tới vụ Đài Loan, Đặng Tiểu Bình cảm thấy đủ an toàn để đưa ra một thái độ thoải mái về hòn đảo này, cứ để việc giải quyết quan hệ eo biển này cho thế hệ sau.


Jiang, Hu, and Xi, by contrast, have been more constrained. The difference was on full display in late 2012 and into 2013, as Xi took over from Hu. In the 1970s, in order to build ties with Japan, Deng was able to sidestep the explosive nationalist politics surrounding questions of sovereignty over the disputed Diaoyu Islands (known in Japan as the Senkaku Islands). But Xi, having just risen to the top post and eager to consolidate his power in the wake of Japan’s September 2012 nationalization of the islands, felt obliged to act muscularly in response to Tokyo’s move.


Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và Tập Cận Bình, ngược lại, bị hạn chế nhiều hơn. Sự khác biệt đó đã thể hiện đầy đủ vào cuối năm 2012 và trong năm 2013 khi Tập Cận Bình lên nắm quyền thay Hồ Cẩm Đào. Trong những năm 1970, để xây dựng mối quan hệ với Nhật Bản, Đặng Tiểu Bình đã có thể gác sang một bên vấn đề chính trị dân tộc dễ bùng nổ quanh câu hỏi về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp (Nhật gọi là quần đảo Senkaku). Còn Tập Cận Bình, vừa mới leo lên vị trí chóp bu và muốn củng cố quyền lực của mình trước sự việc Nhật quốc hữu hoá quần đảo này tháng 9 năm 2012, cảm thấy bắt buộc phải hành động mạnh bạo để đáp ứng với hành động của Tokyo.


China, in other words, has gone from being ruled by strongmen with personal credibility to leaders who are constrained by collective decision-making, term limits and other norms, public opinion, and their own technocratic characters. As one senior Chinese diplomat put it to me in 2002, “Mao and Deng could decide; Jiang and the current leaders must consult.”


Nói cách khácTrung Quốc đã đi từ được cai trị bởi những người hùng với uy tín cá nhân cao tới các lãnh đạo bị hạn chế bởi việc quyết định tập thể, các hạn chế về nhiệm kỳ và các tiêu chuẩn khác, công luận, và chính các nhân vật kỹ trị của họ. Theo một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc cho tôi biết vào năm 2002, “Mao và Đặng Tiểu Bình có thể quyết định; còn Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo hiện nay phải tham khảo ý kiến”.


China’s rulers have strayed from Mao and Deng in another important respect: they have come to see their purpose less as generating enormous change and more as maintaining the system and enhancing its performance. Deng’s goals were transformational. Deng sought to move China up the economic ladder and the global power hierarchy, and he did. He opened China up to foreign knowledge, encouraged China’s young people to go abroad (an attitude influenced by his own formative years in France and the Soviet Union), and let comparative advantage, trade, and education work their magic.


Các lãnh đạo Trung Quốc lạc điệu với Mao và Đặng Tiểu Bình trong một khía cạnh quan trọng: họ đi tới chỗ thấy rằng mục đích của họ là ít hơn về mặt tạo ra sự thay đổi to tát và nhiều hơn về mặt duy trì hệ thống và nâng cao hiệu quả của nó. Mục tiêu của Đặng Tiểu Bình là chuyển đổi. Đặng Tiểu Bình đã tìm cách chuyển Trung Quốc lên các bậc thang kinh tế và hệ thống phân cấp quyền lực toàn cầu, và ông đã làm được điều đó. Ông mở cửa Trung Quốc đến với kiến thức nước ngoài, khuyến khích thanh niên Trung Quốc ra nước ngoài (một thái độ bị ảnh hưởng bởi những năm tự rèn luyện của ông ở Pháp và Liên Xô), và cứ để lợi thế so sánh, thương mại, giáo dục làm điều kỳ diệu của chúng.


Deng’s successor, Jiang, came to power precisely because he represented a change in leadership style: in the wake of the 1989 Tiananmen Square protests, both the forces in favor of reform and those wary of it viewed him as capable and non-threatening. But he eventually jumped off the fence on the side of rapid reform. Jiang got China into the World Trade Organization, set the stage for its first manned space mission, and articulated, for the first time, that the CCP needed to bring large numbers of creative and skilled people into its ranks. During his 13-year rule, China’s economy grew at an average annual rate of 9.7 percent.


Giang Trạch Dân, người kế tục Đặng Tiểu Bình, lên nắm quyền chính xác là do ông đại diện cho một sự thay đổi trong phong cách lãnh đạo: trong bối cảnh cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989, cả lực lượng ủng hộ cải cách và lực lượng cảnh giác với nó đều xem ông có năng lực và không đe dọa. Nhưng cuối cùng ông đã nhảy rào về phía cải cách nhanh chóng. Giang Trạch Dân đưa Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, chuẩn bị cho việc đưa người vào không gian lần đầu, và lần đầu tiên vạch rõ rằng ĐCSTQ cần phải thu hút một số lượng lớn những người sáng tạo và có tay nghề cao vào hàng ngũ của mình. Trong 13 năm ông cầm quyền, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 9,7%.


Yet Jiang, by virtue of both his character and his circumstances, was far from the transformational strongman Deng was. An engineer by training, Jiang was practical and focused on making things work. In 1992, for example, he told a group of Americans that a decade earlier, when he was a lower-ranking official, he had visited Chicago and paid special attention to the city’s garbage collection because he hoped to find a solution to the problem of littered watermelon rinds back home. He then boasted to the Americans that as mayor of Shanghai, he had saved land by building corkscrew-shaped bridge on-ramps that reduced the need to displace city residents. Precipitous social change this was not, but Jiang’s preoccupations materially improved the lives of ordinary Chinese.


Tuy nhiên, Giang Trạch Dân về cả tính cách lẫn về hoàn cảnh của ông thì còn xa mới là người hùng chuyển đổi như Đặng Tiểu Bình. Vốn được đào tạo là một kỹ sư, Giang Trạch Dân có tính thực tế và chú trọng vào việc làm mọi thứ vận hành được. Ví dụ vào năm 1992, ông nói với một nhóm người Mỹ rằng một thập kỷ trước khi ông là một quan chức cấp thấp, ông đã đến thăm Chicago và quan tâm đặc biệt đến việc thu gom rác của thành phố, vì ông hy vọng sẽ tìm ra một giải pháp cho vấn đề vỏ dưa hấu thải bỏ vương vãi ở TQ. Sau đó ông khoe với những người Mỹ đó rằng khi làm chủ tịch thành phố Thượng Hải, ông đã tiết kiệm được đất đai bằng cách xây dựng cầu xoắn ốc trên các đường dốc làm giảm nhu cầu phải di dời cư dân thành phố. Không phải sự thay đổi xã hội mạnh bạo này mà mối quan tâm của Giang Trạch Dân về vật chất đã cải thiện cuộc sống của người dân Trung Quốc bình thường.


Hu and his premier, Wen Jiabao, proved less transformational still. The evolution was foreseeable even in 2002, on the eve of Hu’s assumption of power. “Another trend will be toward collective leadership, rather than supreme leaders,” a senior Chinese diplomat told me at the time. “Future leaderships will be collective, more democratic; they will seek consensus rather than make arbitrary decisions. But the downside is that they will enjoy lesser amounts of authority. It will be more difficult for them to make bold decisions when bold decisions are needed.” Hu enacted virtually no political or economic reforms; his most notable achievement was enhancing relations with Taiwan. The charitable interpretation of Hu’s years in office is that he digested the sweeping changes Deng and Jiang had initiated.


Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng thời ông là Ôn Gia Bảo, còn cho thấy ít có tính chuyển đổi hơn. Tiến trình đó có thể dự đoán ngay cả hồi năm 2002, vào đêm trước khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền. “Một xu hướng khác sẽ là đi tới tập thể lãnh đạo chứ không phải các lãnh đạo tối cao”, một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc nói với tôi vào thời điểm đó. “Lãnh đạo trong tương lai sẽ có tính tập thể, dân chủ hơn, họ sẽ tìm kiếm sự đồng thuận chứ không phải đưa ra quyết định tùy ý. Nhưng nhược điểm là họ sẽ được hưởng quyền lực ít hơn. Họ sẽ gặp khó khăn hơn để đưa ra những quyết định táo bạo khi cần có nhữngquyết định táo bạo”. Hồ Cẩm Đào hầu như không ban hành cải cách chính trị hoặc kinh tế nào, thành tích đáng chú ý nhất của ông là tăng cường quan hệ với Đài Loan. Cách giải thích khoan dung cho những năm tại vị mờ nhạt của Hồ Cẩm Đào là ông đã chuyển hóa các thay đổi sâu rộng mà Đặng và Giang đã xướng ra.


Following his promotion to top party leader in November 2012, Xi impressively consolidated his authority in 2013, allowing a vigorous debate on reform to emerge, even as he has tightened restrictions on freedom of expression. The core of the debate concerns how to reinvigorate economic growth and the degree to which political change is a precondition for further economic progress.


Sau khi lên làm lãnh đạo tối cao của đảng hồi tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực của mình rõ rệt vào năm 2013, cho phép một cuộc tranh luận mạnh mẽ về cải cách diễn ra, ngay cả khi ông đã thắt chặt các hạn chế về tự do bày tỏ. Cốt lõi của các cuộc tranh luận liên quan đến việc làm cách nào để phục hồi năng lực tăng trưởng kinh tế và thay đổi chính trị tới mức nào sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế thêm lên.


After the Central Committee meeting of November 2013 (the Third Plenum), the Xi administration stated its intention to “comprehensively deepen reform” and has created a group to do so. The need for such a body signals that many policy disputes remain and that the central government intends to stay focused on change until at least 2020. But there simply is no clear-cut path forward, because in some areas, China needs marketization; in others, it needs decentralization; and in still others, it needs centralization.


Sau cuộc họp Ủy ban Trung ương tháng 11 năm 2013 (Hội nghị lần thứ ba), chính quyền Tập Cận Bình nêu ra ý định “đào sâu đổi mới mọi mặt” và đã lập ra một nhóm để làm điều đó. Sự cần thiết cho một cơ quan như vậy cho thấy rằng nhiều tranh chấp chính sách vẫn còn đó và chính quyền trung ương có ý định tiếp tục chú tâm vào việc thay đổi cho đến ít nhất là năm 2020. Nhưng đơn giản là không có con đường tiến tới rõ ràng, bởi vì trong một số lĩnh vực thì Trung Quốc cần thị trường hóa, ở một số lĩnh vực khác thì cần phân cấp và trong một số lĩnh vực khác nữa thì lại cần tập trung.


Although many ambiguities remain, the thrust of emerging policy is to have the market play a decisive role in allocating resources, with Beijing leveling the domestic playing field between state enterprises and nonstate firms and simplifying bureaucratic approval processes. Foreigners can find things to like in the government’s promise to “relax investment access, accelerate the construction of free-trade zones, and expand inland and coastal openness.” Such policies would have political consequences, too, and the meeting’s communiqué mentioned the need for changes in the judiciary and in local governments, while vaguely suggesting more rights for peasants. That said, in calling for the creation of a national security committee, it identified both internal and external security as major concerns. A long march lies ahead.


Mặc dù vẫn còn nhiều mơ hồ, lực đẩy của chính sách đang nổi lên là phải làm cho thị trường đóng một vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực, với việc Bắc Kinh san bằng sân chơi trong nước cho các doanh nghiệp nhà nước và các công ty ngoài quốc doanh cũng như đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt hành chính. Người nước ngoài có thể tìm thấy những điều ưa chuộng trong hứa hẹn của chính phủ “tạo điều kiện tiếp cận đầu tư dễ dàng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu thương mại tự do và mở rộng việc mở cửa nội địa và ven biển”. Những chính sách này cũng sẽ có hậu quả chính trị, và thông cáo của cuộc họp đã đề cập sự cần thiết phải thay đổi ở ngành tư pháp và ở chính quyền địa phương, trong khi lờ mờ cho thấy nông dân cũng được nhiều quyền hơn. Thông cáo nói rằng, trong việc kêu gọi thành lập một ủy ban an ninh quốc gia, hội nghị đã xác định an ninh cả bên trong lẫn bên ngoài là mối quan tâm lớn. Vạn lý trường chinh đang chờ phía trước.


THE FRACTURED SOCIETY

These changes in individual leadership style have coincided with another tectonic shift: the pluralization of China’s society, economy, and bureaucracy. During the Mao era, leaders asserted that they served only one interest -- that of the Chinese masses. The job of the government was to repress recalcitrant forces and educate the people about their true interests. Governance was not about reconciling differences. It was about eliminating them.


XÃ HỘI BỊ MANH MÚN

Những thay đổi trong phong cách lãnh đạo cá nhân đã trùng hợp với một sự thay đổi có tính kiến tạo: việc đa dạng hoá xã hội, kinh tế, và bộ máy quan liêu của Trung Quốc. Trong thời đại Mao, các nhà lãnh đạo khẳng định rằng họ chỉ phục vụ cho một lợi ích duy nhất – lợi ích của quần chúng Trung Quốc. Công việc của chính phủ là đàn áp lực lượng ngoan cố và giáo dục người dân về lợi ích thực sự của họ. Cai trị không phải làm về việc dung hòa sự các khác biệt mà là về việc loại bỏ các khác biệt.


Since Mao, however, China’s society and bureaucracy have fragmented, making it harder for Beijing to make decisions and implement policies. To deal with the challenge, the Chinese government, particularly since Deng, has developed an authoritarian yet responsive system that explicitly balances major geographic, functional, factional, and policy interests through representation at the highest levels of the CCP. Although the pathways for political self-expression remain limited, and elite decision-making opaque, China’s rulers now try to resolve, rather than crush, conflicts among competing interests, suppressing such conflicts only when they perceive them to be especially big threats. They have attempted to co-opt the rank and file of various constituencies while cracking down on the ringleaders of antigovernment movements.


Tuy nhiên từ thời Mao xã hội và bộ máy quan liêu của Trung Quốc đã bị phân mảnh, làm cho cho Bắc Kinh khó khăn hơn trong việc đưa ra các quyết định và thực thi chính sách. Để đối phó với thách thức này, chính phủ Trung Quốc, đặc biệt từ thời Đặng Tiểu Bình, đã phát triển một hệ thống thẩm quyền tuy có tính ứng phó thực hiện việc cân bằng các lợi ích chính về mặt địa lý, chức năng, phe phái, và chính sách thông qua đại diện ở cấp cao nhất của ĐCSTQ. Mặc dù các đường hướng cho việc tự thể hiện về chính trị vẫn còn hạn chế, và việc ra quyết định của nhóm chủ chốt vẫn chưa minh bạch, các nhà cai trị của Trung Quốc bây giờ cố gắng tìm cách giải quyết, chứ không phải đè bẹp mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích cạnh tranh nhau, chỉ trấn áp các mâu thuẫn như vậy khi họ cảm nhận chúng là mối đe dọa đặc biệt lớn. Họ đã cố gắng để cùng lọc lựa ra vai vế và lý lịch của các cử tri khác nhau trong khi đàn áp thẳng tay lãnh tụ của các phong trào chống chính phủ.


Many of China’s powerful new interest groups are economic in nature. Labor and management now clash over working conditions and pay. Likewise, as Chinese businesses come to look more like Western corporations, they are only partially submissive to party directives. For example, as the scholar Tabitha Mallory has pointed out, the fishing industry has become increasingly privatized -- in 2012, 70 percent of China’s “distant-water” fishing companies were privately owned -- making it far harder for the central government to prevent overfishing.


Đa số các nhóm lợi ích mới có thế lực của Trung Quốc là thuộc về kinh tế theo bản chất. Người lao động và quản lý xung đột nhau về điều kiện làm việc và tiền lương. Tương tự như vậy, khi các doanh nghiệp Trung Quốc tiến tới giống như các công ty phương Tây, họ chỉ phục tùng phần nào theo chỉ thị của đảng. Ví dụ, như học giả Tabitha Mallory đã chỉ ra, ngành công nghiệp đánh bắt cá ngày càng trở nên tư nhân hoá – trong năm 2012, 70 % công ty đánh cá “biển xa” của Trung Quốc do tư nhân làm chủ – làm cho chính quyền trung ương càng khó khăn hơn để ngăn chặn việc đánh bắt quá mức.


Meanwhile, in the state-owned sector, the China National Offshore Oil Corporation, or CNOOC, is supporting policies that favor more assertiveness in the South China Sea, where significant hydrocarbon deposits are thought to lie, and it has found common ground with the Chinese navy, which wants a bigger budget and a modernized fleet. On issues both foreign and domestic, interest groups have become increasingly vocal participants in the policy process.


Trong khi đó, ở khu vực nhà nước làm chủ, Tổng công ty quốc gia Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc, hay CNOOC, đang hậu thuẫn các chính sách thiên về quyết đoán hơn ở Biển Đông, nơi mà trữ lượng hydrocarbon đáng kể được cho là nằm ở đó, và công ty này đã tìm thấy điểm chung với hải quân Trung Quốc muốn có một ngân sách lớn hơn và một hạm đội hiện đại hóa. Về các vấn đề cả trong nước lẫn đối ngoại, các nhóm lợi ích đã ngày càng trở thành những người tham gia to giọng trong quy trình làm ra chính sách.


China’s bureaucracy has adapted to the proliferation of interests by becoming more pluralized itself. Officials use forums called “leading small groups” (lingdao xiaozu) to resolve fights among squabbling organizations and localities, and vice premiers and state councilors spend much of their time settling such disputes. Meanwhile, provinces, big cities such as Shanghai, and industrial and commercial associations increasingly rely on representatives in Beijing to promote their interests by lobbying national decision-makers -- a model that has been replicated at the provincial level as well.


Bộ máy quan liêu của Trung Quốc đã thích nghi với sự nẩy nở của các lợi ích qua việc ngày càng tự trở nên đa dạng hoá hơn. Các quan chức sử dụng diễn đàn được gọi là “các nhóm lãnh đạo nhỏ” (tiểu tổ lãnh đạo – lingdao xiaozu) để giải quyết các đụng chạm giữa các tổ chức và các địa phương tranh chấp nhau, và các phó thủ tướng và ủy viên hội đồng nhà nước phải dành nhiều thời gian của mình giải quyết những tranh chấp như vậy. Trong khi đó, các tỉnh, thành phố lớn như Thượng Hải, và các hiệp hội công nghiệp và thương mại ngày càng dựa vào các đại diện tại Bắc Kinh để thúc đẩy lợi ích của mình bằng cách vận động hành lang những người có thẩm quyền ra quyết định cấp quốc gia – mô hình này cũng đã được sao chép lại ở cấp tỉnh.


PEOPLE POWER

Mao almost never allowed public opinion to restrain his policies; the popular will was something he himself defined. Deng, in turn, did adopt reforms, because he feared that the CCP was close to losing its legitimacy, yet he only followed public opinion when it comported with his own analysis.


QUYỀN LỰC NHÂN DÂN

Mao hầu như không bao giờ cho phép công luận trói buộc các chính sách của ông, ý chí nhân dân là một cái gì đó ông ta tự định nghĩa. Đặng Tiểu Bình, tới phiên mình, đã thừa nhận cải cách, vì ông lo sợ rằng ĐCSTQ đã gần mất đi tính chính đáng, tuy nhiên ông chỉ theo công luận khi nó phù hợp với phân tích của ông.


Today, in contrast, almost all Chinese leaders openly speak about the importance of public opinion, with the goal being to preempt problems. In August 2013, for instance, the state-run newspaper China Daily reminded readers that the National Development and Reform Commission had issued regulations requiring local officials to conduct risk assessments to determine the likelihood of popular disturbances in reaction to major construction projects and stated that such undertakings should be shut down temporarily if they generated “medium-level” opposition among citizens.


Ngược lại, hiện nay gần như tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đều công khai nói về tầm quan trọng của công luận, với mục đích là để ngăn chặn trước các vấn đề xảy ra. Chẳng hạn, hồi tháng 8 năm 2013 tờ báo nhà nước Trung Quốc nhật báo nhắc nhở bạn đọc rằng Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia đã ban hành quy định yêu cầu các quan chức địa phương tiến hành đánh giá rủi ro nhằm xác định khả năng xáo trộn của dân chúng trong phản ứng đối với các dự án xây dựng lớn và nêu rằng các công trình như vậy phải tạm ngưng nếu chúng tạo ra sự phản kháng “mức trung” trong công dân.


China has built a large apparatus aimed at measuring people’s views -- in 2008, the most recent year for which data are available, some 51,000 firms, many with government contracts, conducted polling -- and Beijing has even begun using survey data to help assess whether CCP officials deserve promotion. “After Deng, there has been no strongman, so public opinion has become a kind of civil society,” one pollster, who has seen more and more of his business come from the central government, told me in 2012. “In the United States, polling is used for elections, but in China, a major use is to monitor government performance.”


Trung Quốc đã xây dựng một bộ máy to lớn nhằm đo lường quan điểm người dân – trong năm 2008, năm gần đây nhất có dữ liệu, khoảng 51.000 doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp với hợp đồng chính phủ, tiến hành việc thăm dò – và Bắc Kinh thậm chí đã bắt đầu sử dụng dữ liệu điều tra giúp cho việc đánh giá, liệu các quan chức ĐCSTQ có xứng đáng được thăng chức hay không. “Sau Đặng Tiểu Bình, không còn người hùng nữa, vì vậy công luận đã trở thành một loại xã hội dân sự”, một nhà thăm dò dư luận đang thực tế nhận ngày càng nhiều công việc từ chính quyền trung ương, đã nói với tôi vào năm 2012. “Tại Hoa Kỳ, thăm dò dư luận được sử dụng cho các cuộc bầu cử, nhưng ở Trung Quốc, công dụng chính là giám sát mức độ hoàn thành công việc của chính phủ”.


Such developments suggest that China’s leaders now recognize that government must be more responsive, or at least appear that way. Indeed, since 2000, they have increasingly invoked public opinion in explaining their policies on exchange rates, taxes, and infrastructure. Public opinion may even lie behind the uptick in Beijing’s regional assertiveness in 2009 and 2010. Niu Xinchun, a Chinese scholar, has argued that Beijing adopted a tougher posture in maritime disputes and other foreign issues during this period as a direct response to public anger over Western criticism of China’s human rights record, especially in the run-up to the 2008 Olympic Games, when some Western leaders suggested that they might not attend. The Chinese were so fed up with France’s behavior, in particular, that China Daily reported that the “Chinese people do not want the French president, Nicolas Sarkozy, to attend the opening ceremonies of the Beijing Olympics.”


Sự phát triển này cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc bây giờ thừa nhận rằng chính phủ phải đáp ứng nhiều hơn, hoặc ít nhất là có vẻ như thế. Thật vậy, kể từ năm 2000, họ ngày càng viện dẫn công luận trong việc giải thích các chính sách về tỉ giá, thuế, và cơ sở hạ tầng. Công luận thậm chí có thể nằm đằng sau sự gia tăng về quyết đoán khu vực của Bắc Kinh trong năm 2009 và 2010. Ngưu Tân Xuân (Niu Xinchun), một học giả Trung Quốc, đã lập luận rằng Bắc Kinh đã chọn lấy một vị thế khó khăn hơn trong các tranh chấp trên biển và các vấn đề đối ngoại khác trong giai đoạn này như là một đáp ứng trực tiếp đối với sự tức giận của công chúng đối với những chỉ trích của phương Tây về thành tích nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic năm 2008, khi một số nhà lãnh đạo phương Tây gợi ý rằng họ có thể sẽ không tham dự. Đặc biệt là Trung Quốc đã quá chán ngán với hành vi của Pháp đến nổi tờ Trung Quốc nhật báo tường thuật rằng “Người Trung Quốc không muốn Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh”.


Beijing’s greater responsiveness stems in large part from its recognition that as local governments, nonstate organizations, and individuals all grow more powerful, the central government is progressively losing its monopoly on money, human talent, and information. Take the question of capital. Ever since the Deng era, more and more of it has accumulated in coffers outside the central government. From 1980 to 2010, the portion of total state revenues spent at the local level rose from 46 percent to 82 percent. Meanwhile, the share of total industrial output produced by the state-owned sector dropped from 78 percent in 1978 to 11 percent in 2009. Of course, the state still holds firm control over strategic sectors such as those relating to defense, energy, finance, and large-scale public infrastructure, and ordinary Chinese still do not enjoy anything close to unlimited economic freedom. The change has also benefited corrupt local officials, military leaders, crime syndicates, and rogue entrepreneurs, all of whom can work against citizens’ interests. But when people gain control over economic resources, they have far more choice in terms of where they live, what property they acquire, how they educate their children, and what opportunities they will pursue. This is not unfettered liberty, but it is certainly a beginning.


Đáp ứng lớn hơn của Bắc Kinh bắt nguồn phần lớn từ việc thừa nhận rằng khi mà chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, và cá nhân đều trở nên mạnh hơn thì chính quyền trung ương dần dần mất đi thế độc quyền về tiền bạc, tài năng con người và thông tin. Lấy ví dụ về vấn đề vốn. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, ngày càng có nhiều vốn tích lũy trong các két sắt bên ngoài chính quyền trung ương. Từ năm 1980 đến năm 2010, một phần của tổng doanh thu nhà nước chi tiêu ở cấp địa phương tăng từ 46% đến 82%. Trong khi đó, phần đóng góp của tổng sản lượng công nghiệp do khu vực nhà nước làm ra giảm từ 78% vào năm 1978 xuống 11% trong năm 2009. Tất nhiên, nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ trên các lĩnh vực chiến lược như các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, năng lượng, tài chính và cơ sở hạ tầng công cộng quy mô lớn, và người dân Trung Quốc bình thường vẫn không được hưởng bất cứ điều gì gần với tự do kinh tế không giới hạn. Sự thay đổi cũng đã làm lợi cho các quan chức địa phương tham nhũng, các nhà lãnh đạo quân sự, các nhóm tội phạm, và các doanh nhân lừa đảo, tất cả họ đều có thể hành động ngược lại lợi ích của công dân. Nhưng khi người dân giành được quyền kiểm soát các nguồn lực kinh tế, họ có nhiều lựa chọn hơn về việc sống chỗ nào, mua sắm của cải gì, giáo dục con cái ra sao, và sẽ theo đuổi những cơ hội nào. Đây chưa phải là dạng tự do không bị trói buộc, nhưng chắc chắn đó là một sự khởi đầu.


As for human capital, in the 1977–78 academic year, the first after the Cultural Revolution, some 400,000 students matriculated at Chinese universities; by 2010, that number had risen to 6.6 million. Moreover, many Chinese students now go abroad for education -- in the 2012–13 academic year, more than 230,000 studied in the United States alone -- and many are returning home after graduation. The result is that China now possesses a massive pool of talented individuals who can empower organizations and businesses outside of the state’s control. Every day, these entities grow in number and power, and in some instances, they have begun performing duties that were traditionally handled by the state -- or not handled at all. For example, the Institute of Public and Environmental Affairs, a nongovernmental organization that collects and publicizes data on factories’ waste-disposal practices, has managed to pressure some companies that pollute into reforming their ways.


Về nguồn nhân lực, trong năm học 1977-1978, năm đầu tiên sau Cách mạng Văn hóa, khoảng 400.000 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học Trung Quốc, đến năm 2010, con số đó đã tăng lên 6,6 triệu. Hơn nữa, hiện nay nhiều sinh viên Trung Quốc đi học ở nước ngoài – trong năm học 2012-13, chỉ riêng ở Hoa Kỳ có hơn 230.000 theo học – và nhiều người đang trở về sau khi tốt nghiệp. Kết quả là Trung Quốc hiện nắm giữ một nguồn lớn các cá nhân tài năng, những người có thể làm mạnh các tổ chức và các doanh nghiệp bên ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Mỗi ngày, các thực thể này lớn lên về số lượng và sức mạnh, và trong một số trường hợp, họ đã bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ mà theo truyền thống do nhà nước giải quyết – hoặc hoàn toàn chưa được xử lý. Ví dụ, Học viện Công Vụ và môi trường, một tổ chức phi chính phủ thu thập và công bố dữ liệu về cách xử lý chất thải các nhà máy, đã cố tìm cách để gây áp lực với một số công ty gây ô nhiễm đi vào chỉnh đổi cách thức của họ.


Ordinary Chinese are also gaining unprecedented access to information. More than half a billion Chinese now use the Internet. In addition to stanching the flow of information with the so-called Great Firewall, the government now has to fight information with information. In reaction to online rumors about the fallen CCP official Bo Xilai, for example, the government released limited portions of court testimony to Chinese social media. The central government has undertaken gargantuan efforts to both harness the benefits of the Internet and insulate itself from its most destabilizing effects.


Người dân Trung Quốc bình thường cũng được tiếp cận chưa từng có với thông tin. Hơn nửa tỉ người Trung Quốc bây giờ sử dụng Internet. Ngoài việc khống chế dòng thông tin với cái gọi là Tường lửa (Great Firewall), chính phủ bây giờ phải đấu tranh với thông tin bằng thông tin. Chẳng hạn, trong việc đáp ứng với tin đồn trên mạng về viên chức ĐCSTQ bị rơi rụng Bạc Hi Lai, chính phủ chỉ công bố một phần hạn chế việc tranh tụng ở tòa án cho mạng truyền thông xã hội Trung Quốc. Chính quyền trung ương đã thực hiện những nỗ lực to lớn cho cả khai thác các lợi ích của Internet lẫn tự cách ly khỏi các hiệu ứng gây mất ổn định nhất của nó.


At the same time, more and more Chinese citizens are flocking to cities. Urbanization tends to be associated with higher educational and income levels and elevated popular expectations. As one senior Chinese economist put it to me in 2010, “In the city, people breathe the fresh air of freedom.”


Đồng thời, ngày càng có nhiều công dân Trung Quốc đổ xô đến thành phố. Đô thị hóa có xu hướng liên kết với trình độ giáo dục và mức thu nhập cao hơn và ước vọng nâng cao của người dân. Như một nhà kinh tế cấp cao Trung Quốc cho biết trong năm 2010: “Ở thành phố, người ta hít thở không khí trong lành của tự do”.


The combination of more densely packed urban populations, rapidly rising aspirations, the spread of knowledge, and the greater ease of coordinating social action means that China’s leaders will find it progressively more challenging to govern. They already are. In December 2011, for example, The Guardian reported that Zheng Yanxiong, a local party secretary in Guangdong Province who had been confronted by peasants angry about the seizure of their land, said in exasperation, “There’s only one group of people who really experience added hardships year after year. Who are they? Cadres, that’s who. Me included.”


Sự kết hợp dân cư đô thị đông ken hơn với các khát vọng nâng lên nhanh chóng, với việc phổ cập kiến thức cùng với việc thoải mái hơn trong việc điều phối hoạt động xã hội có nghĩa là các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy ngày càng thách thức hơn trong việc cai trị. Họ đã như vậy. Ví dụ, tháng 12 năm 2011, tờ The Guardian cho biết Trịnh Yến Hùng (Zheng Yanxiong), một bí thư cấp địa phương ở tỉnh Quảng Đông đã phải đương đầu với những nông dân tức giận do bị thu giữ đất đai, nói trong sự bực tức: ” Chỉ có một nhóm người thực sự nếm trãi khó nhọc chồng chất năm này sang năm khác. Họ là ai? Các cán bộ, chính họ. Kể luôn tôi”.


CITIZENS OR SUBJECTS?

China’s reformist revolution has reached a point that Deng and his compatriots could never have anticipated. China’s top leaders are struggling to govern collectively, let alone manage an increasingly complex bureaucracy and diffuse society. Their job is made all the more difficult by the lack of institutions that would articulate various interests, impartially adjudicate conflicts among them, and ensure the responsible and just implementation of policy. In other words, although China may possess a vigorous economy and a powerful military, its system of governance has turned brittle.


CÔNG DÂN HAY THẦN DÂN?

Cuộc cách mạng cải cách của Trung Quốc đã đạt đến một điểm mà Đặng Tiểu Bình và đồng bào của ông không bao giờ có thể dự đoán được. Các nhà lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc đang chật vật để cai trị tập thể, để riêng ra việc cai quản một bộ máy quan liêu ngày càng phức tạp và xã hội lan tỏa. Công việc của họ bị làm cho mọi thứ khó khăn hơn do thiếu vắng các định chế quy định rõ các lợi ích khác nhau, phân xử một cách vô tư những xung đột giữa các lợi ích này, và bảo đảm việc thực hiện có trách nhiệm và công chính các chính sách. Nói cách khác, mặc dù Trung Quốc có thể có một nền kinh tế đầy sức sống và một quân đội hùng mạnh, hệ thống quản trị đã trở nên dễ vỡ.


These pressures could lead China down one of several possible paths. One option is that China’s leaders will try to reestablish a more centralized and authoritarian system, but that would ultimately fail to meet the needs of the country’s rapidly transforming society. A second possibility is that in the face of disorder and decay, a charismatic, more transformational leader will come to the fore and establish a new order -- perhaps more democratic but just as likely more authoritarian. A third scenario is much more dangerous: China continues to pluralize but fails to build the institutions and norms required for responsible and just governance at home and constructive behavior abroad. That path could lead to chaos.


Những sức ép này có thể dẫn Trung Quốc xuống một trong nhiều ngã đường có thể có. Một lựa chọn là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc sẽ cố gắng dựng lại một hệ thống tập trung và toàn trị hơn, nhưng điều này cuối cùng sẽ không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội đang biến đổi nhanh chóng của đất nước này. Khả năng thứ hai là khi đối mặt với rối loạn và phân rã, một nhà lãnh đạo có uy tín, chuộng đổi mới hơn sẽ xuất hiện và thiết lập một trật tự mới – có thể dân chủ hơn nhưng cũng có khả năng độc tài hơn. Một kịch bản thứ ba nguy hiểm hơn nhiều: Trung Quốc tiếp tục đa nguyên hoá nhưng không xây dựng các định chế và các chuẩn mực cần thiết cho việc cai quản có trách nhiệm và công chính trong nước và ứng xử có tính xây dựng ở nước ngoài. Con đường đó có thể dẫn đến sự hỗn loạn.


But there is also a fourth scenario, in which China’s leaders propel the country forward, establishing the rule of law and regulatory structures that better reflect the country’s diverse interests. Beijing would also have to expand its sources of legitimacy beyond growth, materialism, and global status, by building institutions anchored in genuine popular support. This would not necessarily mean transitioning to a full democracy, but it would mean adopting its features: local political participation, official transparency, more independent judicial and anticorruption bodies, an engaged civil society, institutional checks on executive power, and legislative and civil institutions to channel the country’s diverse interests. Only after all these steps have been taken might the Chinese government begin to experiment with giving the people a say in selecting its top leaders.


Nhưng cũng có một kịch bản thứ tư, trong đó các nhà lãnh đạo của Trung Quốc thúc đẩy đất nước tiến lên, thiết lập nền pháp trị và cơ cấu quản lý phản ánh tốt hơn lợi ích đa dạng của đất nước. Bắc Kinh cũng sẽ phải mở rộng nguồn về tính chính đáng vượt ra khỏi các nguồn về mức độ tăng trưởng, cuộc sống vật chất, và vị thế toàn cầu, bằng cách xây dựng các định chế dựa trên sự ủng hộ thật sự của người dân. Điều này sẽ không nhất thiết có nghĩa là chuyển tới một nền dân chủ đầy đủ, nhưng sẽ có nghĩa là dung nạp các đặc điểm của dân chủ: sự tham gia chính trị cấp địa phương, minh bạch hành chính, các cơ quan tư pháp và chống tham nhũng độc lập hơn, một xã hội dân sự năng động, kiểm soát hiến định đối với quyền hành pháp, và các định chế lập pháp và dân sự chuyển tãi các lợi ích đa dạng của đất nước. Chỉ sau khi thực hiện tất cả các bước này thì chính phủ Trung Quốc mới có thể bắt đầu thử nghiệm với việc cho người dân có tiếng nói trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo tối cao của mình.


The key questions today are whether Xi favors such a course, even in the abstract, and whether he is up to the task of seeing it through. Preliminary indications suggest that proponents of economic reform have gained strength under his rule, and the important policies adopted by the Third Plenum will intensify the pressure for political reform. But Xi’s era has only just begun, and it is still too early to say whether his time in the military and experience serving in China’s most modernized, cosmopolitan, and globally interdependent areas -- Fujian, Zhejiang, and Shanghai -- have endowed the leader with the necessary authority and vision to push the country in the direction of history. Xi and the six other current members of the Politburo Standing Committee, China’s most powerful decision-making body, come from a wider range of educational backgrounds than have the members of previous Standing Committees. This diversity could presage a period of creativity, but it could also produce paralysis.



Các câu hỏi chính hiện nay là liệu Tập Cận Bình có nghiêng về một tiến trình như vậy hay không, ngay cả trên lý thuyết, và liệu ông có theo đuổi nhiệm vụ nhìn thấy nó thông qua hay không. Các chỉ số bước đầu cho thấy rằng những người ủng hộ cải cách kinh tế đã thu đạt được sức mạnh dưới quyền cai trị của ông, và các chính sách quan trọng được Hội nghị lần thứ ba thông qua sẽ gia tăng sức ép đối với cải cách chính trị. Nhưng thời đại của Tập Cận Bình mới chỉ bắt đầu, và vẫn còn quá sớm để nói liệu thời gian của ông trong quân đội và kinh nghiệm công tác ở các khu vực hiện đại hóa, có tính quốc tế, và phụ thuộc nhau toàn cầu nhất – Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải – đã phú cho nhà lãnh đạo này thẩm quyền và tầm nhìn cần thiết để thúc đẩy đất nước theo hướng của lịch sử hay không. Tập Cận Bình và sáu uỷ viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết định quyền lực nhất của Trung Quốc, xuất thân từ một phạm vi học vấn rộng hơn các uỷ viên của Uỷ ban Thường vụ trước đó. Sự đa dạng này có thể báo trước một thời kỳ sáng tạo, nhưng nó cũng có thể gây ra tê liệt.


There is also the danger that those who climb to the top of a political system cannot see beyond it. But history offers hope: in China, Deng saw beyond Mao and the system he had fashioned, and in Taiwan, Chiang Ching-kuo ushered in liberalizing reforms in the 1980s that his father, Chiang Kai-shek, had prevented.


Ngoài ra còn có các mối nguy hiểm mà những người leo lên tột đỉnh của một hệ thống chính trị không thể nhìn thấy gì ngoài nó. Nhưng lịch sử cho ra hy vọng: ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã nhìn vượt khỏi Mao và hệ thống mà ông đã rập khuôn, và ở Đài Loan, trong những năm 1980 Tưởng Kinh Quốc đã mở đầu các cải tổ tự do hóa mà cha ông, Tưởng Giới Thạch, đã ngăn chặn.


The dangers of standing still outweigh those of forging ahead, and China can only hope that its leaders recognize this truth and push forward, even without knowing where exactly they are headed. Should Xi and his cohort fail to do so, the consequences will be severe: the government will have forgone economic growth, squandered human potential, and perhaps even undermined social stability. If, however, China’s new leaders manage to chart a path to a more humane, participatory, and rules-based system of governance -- while maintaining vigorous economic growth and stability -- then they will have revitalized the nation, the goal of patriots and reformers for over a century and a half.


Các nguy hiểm của việc đứng yên tại chỗ vượt quá những nguy hiểm của việc tiến tới, và Trung Quốc chỉ có thể hy vọng rằng các nhà lãnh đạo của mình nhận ra sự thật này và tiến về phía trước, ngay cả khi chưa biết chính xác họ đang hướng tới đâu. Nếu Tập Cận Bình và bộ sậu không làm như vậy, hậu quả sẽ nghiêm trọng: chính phủ sẽ thấy tăng trưởng kinh tế bị bỏ qua, tiềm năng con người bị lãng phí, và thậm chí có thể sự ổn định xã hội bị suy yếu. Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc cố xoay xở để vạch ra một đường dẫn đến một hệ thống nhân đạo, có tính tham gia, và cai quản dựa trên luật lệ hơn – trong khi duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự ổn định – thì họ sẽ hồi sinh quốc gia này, mục tiêu của những người yêu nước và những nhà cải cách trong hơn một thế kỷ rưỡi qua.


This essay is adapted from his book Following the Leader: Ruling China, From Deng Xiaoping to Xi Jinping, published by the University of California Press. © 2014 by the Regents of the University of California.


Bài viết này được chuyển thể từ cuốn sách của ông: Theo bước nhà Lãnh đạo: cai trị Trung Quốc, Từ Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình do University of California Press xuất bản. © 2014 bởi The Regents University of California.

DAVID M. LAMPTON is George and Sadie Hyman Professor of China Studies and Director of SAIS-China at the Johns Hopkins School of Advanced International Studies.

DAVID M. Lampton Giáo sư về nghiên cứu Trung Quốc và Giám đốc SAIS – Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins.


Translated by Huỳnh Phan




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn