MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, December 8, 2013

A Prisoner’s Reflections on Nelson Mandela Suy nghĩ của một người tù về Nelson Mandela

A Prisoner’s Reflections on Nelson Mandela

Suy nghĩ của một người tù về Nelson Mandela



Yuliya Tymoshenko
Project-Syndicate
DEC 6, 2013
Yuliya Tymoshenko
Project-Syndicate
6/12/2013


KHARKIV – Incarceration is said to leave you with a feeling of helplessness and vulnerability. But the truth of life for a political prisoner, even for one on a hunger strike, is the opposite. As a prisoner, I have been forced to focus on what is essential about myself, my political beliefs, and my country. So I can almost feel the presence of the brave women and men, old and young, who have gathered in Kyiv and other Ukrainian cities to defend their dreams of a democratic and European future. In prison, your hopes and dreams become your reality.

Người ta bảo nhà tù làm cho bạn cảm thấy bất lực và dễ bị tổn thương. Nhưng thật ra cuộc sống của một người tù chính trị, ngay cả đối những người đang tuyệt thực, thì ngược lại. Là một tù nhân, tôi buộc phải chú tâm vào những điều thực sự cần thiết đối với bản thân mình, đối với quan điểm chính trị của mình, và đất nước mình. Cho nên tôi gần như có thể cảm nhận được sự hiện diện của những con người dũng cảm, cả phụ nữ lẫn đàn ông, cả già lẫn trẻ, đấy là những người đã tập họp tại Kiev và những thành phố khác của Ukraina nhằm bảo vệ giấc mơ của họ về một tương lai dân chủ theo lối châu Âu. Trong tù, niềm hy vọng và ước mơ của bạn chính là đời sống hiện thực của bạn



I am sure that Nelson Mandela would have understood my feelings and agreed. The South African apartheid regime may have locked him away for almost three decades, but in the great Soweto protests and the other demonstrations for freedom and equality, courageous young South Africans invariably looked to his example and felt his presence.

Tôi tin chắc rằng Nelson Mandela hiểu được tình cảm của tôi và đồng ý với tôi như thế. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi có thể đã bắt tù ông suốt gần ba thập kỷ, nhưng trong các cuộc biểu tình lớn ở Soweto và các cuộc biểu tình đòi tự do và bình đẳng, những người dũng cảm và trẻ tuổi ở Nam Phi luôn luôn nhìn vào tấm gương của ông và cảm nhận được sự hiện diện của ông.

Around the world, most people now rightly celebrate the gentle dignity with which Mandela led South Africa out of the political wilderness. Even here, behind prison bars and 24-hour surveillance of the type that he experienced for so long, I can conjure the warmth of his broad smile, merry eyes, and those colorful Hawaiian-style shirts that he wore with such panache.

Trên khắp thế giới, hiện nay hầu như tất cả mọi người đều đánh giá cao thái độ đường hoàng đầy nghĩa hiệp của Mandela trong quá trình dẫn dắt Nam Phi thoát ra khỏi sự hoang dã về chính trị. Ngay cả ở đây, sau song sắt nhà tù và giám sát suốt 24 giờ, như ông đã từng trải qua trong một thời gian dài, tôi vẫn cảm nhận được sự ấm áp của nụ cười của ông, của đôi mắt đầy niềm vui, và những chiếc áo sơ mi may theo kiểu Hawaii đầy màu sắc và kiểu cách của ông.

And I can admire his unyielding – and, yes, sometimes wily – commitment to reconciliation, which saved his country from the race war that those who refused to accept the end of white-minority rule saw as inevitable. How wrong they were, and how miraculous was Mandela’s achievement in making even his most implacable enemies feel at home in post-apartheid South Africa.


Và tôi có thể ngưỡng mộ sự kiên cường của ông – ngưỡng mộ lời cam kết của ông với hòa hợp, hòa giải; chính lời cam kết đó đã cứu được đất nước ông khỏi cuộc chiến tranh chủng tộc mà những người không chịu chấp nhận sự cáo chung của chế độ trắng thiểu số cho là không thể nào tránh khỏi. Họ đã lầm lẫn đến mức nào, và thành tích của Mandela trong việc làm cho ngay cả kẻ thù không đội trời chung của ông cũng cảm thấy có thể sống một cách bình yên trong nước Nam Phi thời hậu phân biệt chủng tộc mới hoành tráng đến mức nào.


But here, in this place, it is not Mandela the statesman who touches my soul and fires my imagination. “My” Mandela is the prisoner, the Mandela of Robben Island, who endured 27 years behind bars (18 of them on a rock in the South Atlantic) and yet emerged with his spirit intact, brimming with a vision of a tolerant South Africa, a country liberated even for apartheid’s architects and beneficiaries.


Nhưng chính ở đây, không phải là ông Mandela, một chính khách, đã chạm vào được linh hồn tôi và công phá trí tưởng tượng của tôi. Ông Mandela “của tôi” là một người tù, là Mandela của đảo Robben, người đã đứng sau song sắt 27 năm tù (trong đó, 18 năm bị tù trên một đảo đá ở Nam Đại Tây Dương), nhưng đã xuất hiện với tâm hồn nguyên vẹn của ông về một nước Nam Phi khoan dung, một đất nước tự do ngay cả đối với những kiến ​​trúc sư và những người được hưởng lợi từ chế độ phân biệt chủng tộc.


No purges marked the end of white rule. There were no witch-hunts, nor was there summary justice. All that Mandela demanded was that the truth about the past be revealed. Through the unique innovation of the Truth and Reconciliation Commission, Mandela found the only viable bridge between his country’s racist legacy and its multi-racial present and future – a combination of political genius and humane wisdom that only the greatest of leaders possess.


Không phải những chiến dịch thanh trừng đã đưa chế độ của người da trắng đến chỗ cáo chung. Không có những cuộc săn đuổi những kẻ dị giáo, cũng không có những phiên tòa giản lược. Mandela chỉ đòi hỏi một điều: sự thật về quá khứ phải được phơi bày. Bằng một sáng kiến độc đáo – Ủy ban Sự thật và Hòa giải –  Mandela đã bắc được cây cầu khả thi duy nhất giữa di sản phân biệt chủng tộc của đất nước với hiện tại và tương lai của một quốc gia đa chủng tộc – đây là sự kết hợp của thiên tài chính trị và trí tuệ đầy nhân văn mà chỉ những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất mới có.


Mandela was able to guide South Africa to freedom, because he was able to see its future more clearly than those who lived through the apartheid years outside of prison. Indeed, he possessed that rare clarity of moral vision that prison – perhaps like no other environment – can nurture.


Mandela có thể đưa Nam Phi đến bến bờ tự do vì ông đã có thể nhìn thấy tương lai của đất nước mình rõ ràng hơn những người sống nhiều năm dưới chế độ phân biệt chủng tộc, nhưng không phải đi tù. Thật vậy, ông có tầm nhìn mang tính đạo đức mà nhà tù – có thể không một môi trường nào khác – có thể gây dựng được.


Imprisonment brought Aleksandr Solzhenitsyn this clarity as well. “Gradually it was disclosed to me that the line separating good and evil passes not through states, nor between classes, nor between political parties, either – but right through every human heart – and through all human hearts,” he wrote in The Gulag Archipelago. “This line shifts….And even within hearts overwhelmed by evil, one small bridgehead of good is retained. And even in the best of all hearts, there remains...an un-uprooted small corner of evil.”


Lao tù cũng làm cho Aleksandr Solzhenitsyn có một tầm nhìn rõ ràng như thế. “Dần dần tôi đã nhận ra rằng sợi chỉ phân chia giữa tốt và xấu không đi qua các quốc gia, không nằm giữa các giai cấp, cũng không nằm giữa các đảng phái chính trị, mà đi qua trái tim mỗi người – và đi qua trái tim tất cả mọi người”, ông viết trong tác phẩm The Gulag Archipelago như thế . “Sợi chỉ này luôn thay đổi …. Và ngay cả trong những trái tim đầy ác ý, một đầu cầu nhỏ của thiện tâm đã còn lại. Và ngay cả trong những trái tim tuyệt vời nhất… một góc nhỏ của cái ác vẫn còn bám víu.”


The ability to begin to see more clearly than most the inner workings of the human soul is one of the few gifts that imprisonment can bestow. Forced to reckon with your own vulnerability, isolation, and losses (and seemingly lost cause), you learn to look more carefully into the human heart – yours and that of your jailers.


Khả năng bắt đầu nhìn thấy rõ ràng hơn hầu hết các hoạt động bên trong của tâm hồn con người là một trong số ít những món quà mà cảnh tù đầy có thể ban cho ta. Buộc phải tính đến khả năng dễ bị tổn thương của chính mình, bị cách li, và thiệt hại (và sự nghiệp dường như là tuyệt vọng), bạn học được cách nhìn vào lòng người một cách thận trọng hơn – cả những người bên phía bạn và cũng như những kẻ đang cầm tù bạn.


Mandela epitomized this rare gift. How else could he have personally invited one of his Robben Island jailers to attend his inauguration as South Africa’s first democratically elected president?


Mandela là hiện thân của món quà hiếm có này. Nếu không thế, làm sao ông có thể đích thân mời một trong những cai ngục trên đảo Robben của mình tham dự lễ nhậm chức của vị chủ tịch lần đầu tiên được bầu theo lối dân chủ của Nam Phi?


Of course, behind Mandela’s generous spirit was a character of steel. He bore his imprisonment for the sake of his cause. And he bore the anguish of the suffering imposed on his family. And yet he neither broke nor surrendered to the rage that would have consumed most people.


Tất nhiên là, đằng sau tâm hồn hào sảng của Mandela là tinh thần cứng như thép. Ông chịu đựng tù đầy vì sự nghiệp của mình. Và ông chịu đựng những khổ đau giáng xuống gia đình ông. Nhưng ông không đập phá và cũng không đầu hàng cơn thịnh nộ đó, một cơn thịnh nộ có thể ăn sống nuốt tươi hầu hết những người khác.


As usual, Mandela’s own words about his day of personal liberation show how well he understood this: “As I walked out the door toward the gate that would lead to my freedom, I knew if I didn’t leave my bitterness and hatred behind, I’d still be in prison.” And just as Mandela knew in his prison cell that apartheid would one day fall, I know in my solitude that Ukraine’s ultimate triumph as a European democracy is certain.

Cách nói của Mandela về ngày ra khỏi nhà tù của mình cho thấy ông đã hiểu rất rõ điều này: “Khi tôi bước ra cửa để đi về phía cổng nhà tù, cái cổng sẽ dẫn tôi đến với tự do, tôi biết rằng nếu mình không bỏ cảm giác cay đắng và hận thù lại phía sau thì tôi vẫn còn bị giam cầm.” Ngay khi còn ngồi trong tù Mandela đã biết rằng một ngày nào đó chế độ phân biệt chủng tộc sẽ sụp đổ; cũng như Madela, dù đang bị tù đầy, nhưng tôi biết rằng chiến thắng cuối cùng của chế độ dân chủ châu Âu của nước Ukraine là một điều chắc chắn.





Translated by Phạm Nguyên Trường


Yuliya Tymoshenko, former Prime Minister of Ukraine, has been a political prisoner since 2011.
Yuliya Tymoshenko, cựu thủ tướng Ukraine, trở thành tù nhân chính trị từ năm 2011.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn