|
|
Can India become a
great power?
|
LIỆU ẤN ĐỘ CÓ THỂ
TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC LỚN?
|
India’s lack of a strategic culture hobbles its ambition
to be a force in the world
|
Thiếu một văn hóa chiến lược cản trở tham vọng của Ấn Độ trở
thành một thế lực thế giới.
|
The Economist
Mar 30th 2013
|
The Economist
30 tháng 3 năm 2013
|
NOBODY doubts that China has joined the ranks of the great
powers: the idea of a G2 with America is mooted, albeit prematurely. India is
often spoken of in the same breath as China because of its billion-plus
population, economic promise, value as a trading partner and growing military
capabilities. All five permanent members of the United Nations Security
Council support—however grudgingly—India’s claim to join them. But whereas
China’s rise is a given, India is still widely seen as a nearly-power that
cannot quite get its act together.
|
Không ai nghi ngờ việc Trung Quốc đã gia nhập hàng ngũ các
nước lớn: ý tưởng về một G2 với Mỹ được nêu ra, mặc dù vội vã. Ấn Độ thường
được nhắc đến cùng với Trung Quốc vì nước này có dân số hơn 1 tỷ người, sự
hứa hẹn về kinh tế, giá trị với tư cách là đối tác thương mại và các khả năng
quân sự ngày càng phát triển. Tất cả 5 thành viên thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên Hợp Quốc đều ủng hộ – tuy miễn cưỡng – tuyên bố của Ấn Độ muốn
gia nhập với họ. Nhưng trong khi sự nổi lên của Trung Quốc là một điều đã
định sẵn, Ấn Độ vẫn được dư luận rộng rãi coi như một nước gần như cường quốc
chưa hẳn có thể hành động cho tương xứng.
|
That is a pity, for as a great power, India would have
much to offer. Although poorer and less economically dynamic than China,
India has soft power in abundance. It is committed to democratic
institutions, the rule of law and human rights. As a victim of jihadist
violence, it is in the front rank of the fight against terrorism. It has a
huge and talented diaspora. It may not want to be co-opted by the West but it
shares many Western values. It is confident and culturally rich. If it had a
permanent Security Council seat (which it has earned by being one of the most
consistent contributors to UN peacekeeping operations) it would not
instinctively excuse and defend brutal regimes. Unlike China and Russia, it
has few skeletons in its cupboard. With its enormous coastline and respected
navy (rated by its American counterpart, with which it often holds exercises,
as up to NATO standard) India is well-placed to provide security in a
critical part of the global commons.
|
Đó là một điều đáng tiếc, vì với tư cách là một nước lớn,
Ấn Độ sẽ mang lại được nhiều điều. Mặc dù nghèo hơn và ít năng động về kinh
tế hơn Trung Quốc, Ấn Độ có thừa sức mạnh mềm. Nước này cam kết với các thể
chế dân chủ, sự cai trị của pháp luật và nhân quyền. Là một nạn nhân của bạo
lực thánh chiến, nước này đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố. Nước này có
một dân số khổng lồ và tài năng. Nước này có thể không muốn được phương Tây
kết nạp nhưng chia sẻ nhiều giá trị phương Tây. Ấn Độ tự tin và giàu có về
văn hóa. Nếu Ấn Độ có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
(mà nước này giành được bằng việc là nước đóng góp thường xuyên nhất cho các
hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc), thì nước này sẽ không bào chữa
và bảo vệ một cách bản năng các chế độ tàn bạo. Không giống Trung Quốc và
Nga, nước này hầu như không có bí mật cần che giấu. Với bờ biển rộng lớn và
lực lượng hải quân đáng nể trọng của mình (được Hải quân Mỹ, mà nước này
thường tổ chức tập trận cùng, đánh giá là đạt tiêu chuẩn của NATO), Ấn Độ có
vị trí thuận lợi để đảm bảo an ninh trong một khu vực then chốt của cộng đồng
toàn cầu.
|
The modest power
Yet India’s huge potential to be a force for stability and
an upholder of the rules-based international system is far from being
realised. One big reason is that the country lacks the culture to pursue an
active security policy. Despite a rapidly rising defence budget, forecast to
be the world’s fourth-largest by 2020, India’s politicians and bureaucrats
show little interest in grand strategy (see article). The foreign service is
ridiculously feeble—India’s 1.2 billion people are represented by about the same
number of diplomats as Singapore’s 5m. The leadership of the armed forces and
the political-bureaucratic establishment operate in different worlds. The
defence ministry is chronically short of military expertise.
|
Cường quốc khiêm
nhường
Tuy nhiên tiềm năng khổng lồ của Ấn Độ trở thành một lực
lượng duy trì sự ổn định và là người giữ vững hệ thống quốc tế dựa trên các
nguyên tắc còn lâu mới trở thành hiện thực. Một nguyên nhân lớn là nước này
thiếu nền văn hóa để theo đuổi một chính sách an ninh tích cực. Bất chấp một
ngân sách quốc phòng đang gia tăng nhanh chóng, dự báo là lớn thứ 4 thế giới
vào năm 2020, các chính trị gia và quan chức Ấn Độ hầu như không quan tâm đến
chiến lược lớn. Ngành ngoại giao yếu kém một cách lố bịch – 1,2 tỷ người Ấn
Độ được đại diện bởi số nhà ngoại giao ngang với Xinhgapo 5 triệu dân. Giới
lãnh đạo các lực lượng vũ trang và tổ chức chính trị-hành chính hoạt động ở
những thế giới khác. Bộ Quốc phòng thường xuyên thiếu sự tinh thông về quân
sự.
|
These weaknesses partly reflect a pragmatic desire to make
economic development at home the priority. India has also wisely kept
generals out of politics (a lesson ignored elsewhere in Asia, not least by
Pakistan, with usually parlous results). But Nehruvian ideology also plays a
role. At home, India mercifully gave up Fabian economics in the 1990s (and
reaped the rewards). But diplomatically, 66 years after the British left, it
still clings to the post-independence creeds of semi-pacifism and
“non-alignment”: the West is not to be trusted.
|
Những yếu kém này phần nào phản ánh một khát khao thực tế
muốn đặt phát triển kinh tế trong nước làm ưu tiên. Ấn Độ cũng đã khôn ngoan
không để các tướng lĩnh tham gia hoạt động chính trị (một bài học đã bị phớt
lờ đâu đó ở châu Á, nhất là bởi Pakixtan, với những kết quả thường đầy nguy
hiểm). Nhưng tư tưởng Nehru cũng đóng một vai trò. Trong nước, Ấn Độ đã từ bỏ
một cách khoan dung kinh tế học Fabian vào những năm 1990 (và thu được thành
quả). Nhưng về mặt ngoại giao, 66 năm sau khi người Anh ra đi, nước này vẫn
trung thành với những giáo điều hậu độc lập về chủ nghĩa bán hòa bình và
“không liên kết”: không thể tin phương Tây.
|
India’s tradition of strategic restraint has in some ways
served the country well. Having little to show for several limited wars with
Pakistan and one with China, India tends to respond to provocations with
caution. It has long-running territorial disputes with both its big
neighbours, but it usually tries not to inflame them (although it censors any
maps which accurately depict where the border lies, something its press
shamefully tolerates). India does not go looking for trouble, and that has
generally been to its advantage.
|
Truyền thống kiềm chế chiến lược của Ấn Độ theo một số
cách thức đã phục vụ tốt cho đất nước này. Hầu như không có điều gì để thể
hiện cho một số cuộc chiến tranh có giới hạn với Pakixtan và một cuộc chiến
với Trung Quốc, Ấn Độ có xu hướng phản ứng với những khiêu khích bằng sự thận
trọng. Nước này có những tranh chấp lãnh thổ lâu đời với cả hai nước láng
giềng lớn của mình, nhưng thường tìm cách không kích động họ (mặc dù nước này
kiểm duyệt bất kỳ tấm bản đồ nào mô tả chính xác vị trí biên giới, điều mà
báo chí nước này phải chịu đựng một cách đáng hổ thẹn). Ấn Độ không đi tìm
kiếm rắc rối, và điều đó nói chung có lợi cho nước này.
|
Indispensable India
But the lack of a strategic culture comes at a cost.
Pakistan is dangerous and unstable, bristling with nuclear weapons, torn
apart by jihadist violence and vulnerable to an army command threatened by
radical junior officers. Yet India does not think coherently about how to
cope. The government hopes that increased trade will improve relations, even
as the army plans for a blitzkrieg-style attack across the border. It needs
to work harder at healing the running sore of Kashmir and supporting
Pakistan’s civilian government. Right now, for instance, Pakistan is going
through what should be its first transition from one elected civilian
government to the next. India’s prime minister, Manmohan Singh, should
support this process by arranging to visit the country’s next leader.
|
Không thể thiếu Ấn
Độ
Nhưng sự thiếu vắng một văn hóa chiến lược cũng có cái giá
của nó. Pakixtan nguy hiểm và bất ổn, sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân, bị xé
thành từng mảnh bởi bạo lực thánh chiến và dễ tổn thương trước một bộ tư lệnh
quân sự bị các sĩ quan cấp thấp cấp tiến đe dọa. Tuy nhiên Ấn Độ không suy
tính một cách mạch lạc về cách thức đối phó. Chính phủ hy vọng rằng thương
mại gia tăng sẽ cải thiện quan hệ, ngay cả khi quân đội lập kế hoạch cho một
cuộc tấn công kiểu chớp nhoáng qua biên giới. Nước này cần phải hành động
tích cực hơn trong việc chữa lành sự nhức nhối không dứt về Casơmia và ủng hộ
chính phủ dân sự của Pakixtan. Chẳng hạn, ngay lúc này Pakixtan đang trải qua
điều sẽ là sự chuyển giao đầu tiên của nước này từ một chính phủ dân sự được
bầu lên sang chính phủ tiếp theo.
|
Our interactive map demonstrates how the territorial
claims of India, Pakistan and China would change the shape of South Asia
|
Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, nên ủng hộ tiến trình này
bằng cách sắp xếp để tới thăm nhà lãnh đạo mới của Pakixtan.
|
China, which is increasingly willing and able to project
military power, including in the Indian Ocean, poses a threat of a different
kind. Nobody can be sure how China will use its military and economic clout
to further its own interests and, perhaps, put India’s at risk. But India,
like China’s other near neighbours, has every reason to be nervous. The
country is particularly vulnerable to any interruption in energy supplies
(India has 17% of the world’s population but just 0.8% of its known oil and
gas reserves).
|
Trung Quốc, nước ngày càng sẵn sàng và có khả năng triển
khai sức mạnh quân sự, kể cả ở Ấn Độ Dương, đặt ra mối đe dọa theo một kiểu
khác. Không ai có thể chắc chắn Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh quân sự và
kinh tế của mình như thế nào để đẩy mạnh những lợi ích của riêng mình và, có
lẽ, để đặt Ấn Độ vào thế nguy hiểm. Nhưng Ấn Độ, giống như các nước láng
giềng lân cận khác của Trung Quốc, có mọi lý do để lo lắng. Nước này đặc biệt
dễ bị tổn thương trước bất kỳ sự can thiệp nào vào các nguồn cung cấp năng
lượng (Ấn Độ chiếm 17% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 0,8% trữ lượng dầu mỏ
và khí đốt đã được biết đến).
|
India should start to shape its own destiny and the fate
of its region. It needs to take strategy more seriously and build a foreign
service that is fitting for a great power—one that is at least three times
bigger. It needs a more professional defence ministry and a unified defence
staff that can work with the country’s political leadership. It needs to let
private and foreign firms into its moribund state-run defence industry. And
it needs a well-funded navy that can become both a provider of maritime
security along some of the world’s busiest sea-lanes and an expression of
India’s willingness to shoulder the responsibilities of a great power.
|
Ấn Độ nên bắt đầu định hình số phận của riêng mình và vận
mệnh của khu vực mình. Nước này cần phải thực hiện chiến lược nghiêm túc hơn
và xây dựng một ngành ngoại giao phù hợp với một cường quốc – ít nhất lớn hơn
gấp 3 lần. Nước này cần một Bộ Quốc phòng chuyên nghiệp hơn và một đội ngũ
quốc phòng thống nhất có thể làm việc với giới lãnh đạo chính trị của đất
nước. Nước này cần phải để các công ty tư nhân và nước ngoài tham gia ngành
công nghiệp quốc phòng đang hấp hối do nhà nước điều hành của mình. Và nước
nàv cần một lực lượng hải quân được tài trợ tốt có thể vừa trở thành một nhà
bảo đảm an ninh hàng hải trên một số tuyến đường biên tấp nập nhất thế giới
lẫn thể hiện sự sẵn sàng của Ấn Độ gánh vác những trách nhiệm của một nước
lớn.
|
Most of all, though, India needs to give up its outdated
philosophy of non-alignment. Since the nuclear deal with America in 2005, it
has shifted towards the west—it tends to vote America’s way in the UN, it has
cut its purchases of Iranian oil, it collaborates with NATO in Afghanistan
and co-ordinates with the West in dealing with regional problems such as
repression in Sri Lanka and transition in Myanmar—but has done so surreptitiously.
Making its shift more explicit, by signing up with Western-backed security
alliances, would be good for the region, and the world. It would promote
democracy in Asia and help bind China into international norms. That might
not be in India’s short-term interest, for it would risk antagonising China.
But looking beyond short-term self-interest is the kind of thing a great
power does.
|
Tuy vậy, trên hết Ấn Độ cần phải từ bỏ triết lý lỗi thời
của nước này là không liên kết. Kể từ thỏa thuận hạt nhân với Mỹ năm 2005,
nước này đã phải hướng về phương Tây – nước này có xu hướng bỏ phiếu cho biện
pháp của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, nước này đã cắt giảm việc mua dầu mỏ của Iran,
cộng tác với NATO ở Ápganixtan và phối hợp với phương Tây trong việc đối phó
với các vấn đề của khu vực như sự đàn áp ở Xri Lanca và chuyển giao ở Mianma
– nhưng đã làm vậy một cách rất bí mật. Việc làm cho sự chuyển đổi của Ấn Độ
trở nên công khai hơn, bằng cách tham gia các liên minh an ninh do phương Tây
ủng hộ, sẽ tốt cho khu vực, và thế giới. Điều đó sẽ thúc đẩy dân chủ ở châu Á
và ràng buộc Trung Quốc vào các tiêu chuẩn quốc tế. Đó có thể không phải là
lợi ích ngắn hạn của Ấn Độ, vì nó sẽ mạo hiểm gây nên mối thù địch với Trung
Quốc. Nhưng nhìn vượt ra ngoài lợi ích bản thân ngắn hạn là một kiểu việc mà
một cường quốc phải làm.
|
That India can become a great power is not in doubt. The
real question is whether it wants to.
|
Việc Ấn Độ có thể trở thành một nước lớn không phải nghi
ngờ. Câu hỏi thực sự là liệu nước này có muốn hay không.
|
India as a great
power
Know your own
strength
|
Ấn Độ là một cường
quốc
Hãy biết sức mạnh
của riêng bạn
|
|
|
India is poised to
become one of the four largest military powers in the world by the end of the
decade. It needs to think about what that means
|
Ấn Độ sẵn sàng trở
thành một trong 4 cường quốc quân sự lớn nhất thế giới vào cuối thập kỷ. Nước
này cần phải suy nghĩ về ý nghĩa của điều đó.
|
UNLIKE many other Asian countries—and in stark contrast to
neighbouring Pakistan—India has never been run by its generals. The upper
ranks of the powerful civil service of the colonial Raj were largely Hindu,
while Muslims were disproportionately represented in the army. On gaining
independence the Indian political elite, which had a strong pacifist bent,
was determined to keep the generals in their place. In this it has happily
succeeded.
|
Không giống nhiều nước châu Á khác – và trái ngược hoàn
toàn với nước láng giềng Pakixtan – Ấn Độ chưa bao giờ được các tướng lĩnh
điều hành. Những quan chức cấp cao thuộc ngành dân chính đầy quyền lực của
thuộc địa Raj phần lớn là người Hindu, trong khi người Hồi giáo có đại diện
không tương xứng trong quân đội. Trong quá trình giành độc lập, giới tinh hoa
chính trị Ấn Độ, vốn có một xu hướng hòa bình mạnh mẽ, quyết tâm giữ các
tướng lĩnh ở vị trí của họ. Trong điều này họ đã thành công một cách vui vẻ.
|
But there have been costs. One is that India exhibits a
striking lack of what might be called a strategic culture. It has fought a
number of limited wars—one with China, which it lost, and several with
Pakistan, which it mostly won, if not always convincingly—and it faces a
range of threats, including jihadist terrorism and a persistent Maoist
insurgency. Yet its political class shows little sign of knowing or caring
how the country’s military clout should be deployed.
|
Nhưng đã có những cái giá phải trả. Một cái giá là Ấn Độ
bộc lộ sự thiếu vắng đáng chú ý cái có thể gọi là văn hóa chiến lược. Nước
này đã tiến hành một số cuộc chiến tranh có giới hạn – một cuộc chiến với Trung
Quốc, mà nước này thất bại, và vài cuộc chiến với Pakixtan, mà phần lớn là
chiến thắng, nếu không muốn nói là luôn đáng thuyết phục – và nước này phải
đối mặt với một loạt mối đe dọa, bao gồm chủ nghĩa khủng bố thánh chiến và sự
nổi dậy dai dẳng của chủ nghĩa Maoít. Tuy nhiên tầng lớp chính trị của nước
này hầu như không cho thấy dấu hiệu hiểu biết hay quan tâm đến cách sức mạnh
quân sự của đất nước nên được triển khai như thế nào.
|
That clout is growing fast. For the past five years India
has been the world’s largest importer of weapons (see chart). A deal for $12
billion or more to buy 126 Rafale fighters from France is slowly drawing
towards completion. India has more active military personnel than any Asian
country other than China, and its defence budget has risen to $46.8 billion.
Today it is the world’s seventh-largest military spender; IHS Jane’s, a
consultancy, reckons that by 2020 it will have overtaken Japan, France and
Britain to come in fourth. It has a nuclear stockpile of 80 or more warheads
to which it could easily add more, and ballistic missiles that can deliver
some of them to any point in Pakistan. It has recently tested a missile with
a range of 5,000km (3,100 miles), which would reach most of China.
|
Sức mạnh đó đang phát triển nhanh. Trong 5 năm qua Ấn Độ
đã trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Một thỏa thuận trị giá
không dưới 12 tỷ USD để mua 126 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp đang dần
hoàn tất. Ấn Độ có quân nhân tại ngũ nhiều hơn bất kỳ nước châu Á nào khác
ngoại trừ Trung Quốc, và ngân sách quốc phòng của nước này đã tăng lên 46,8
tỷ USD. Hiện nay nưóc này là nước chi tiêu quân sự lớn thứ 7 thế giới; IHS
Jane’s, một cơ quan tư vấn, cho rằng vào năm 2020 nước này sẽ vượt qua Nhật
Bản, Pháp và Anh để vươn lên vị trí thứ 4. Nước này có một kho dự trữ hạt
nhân chứa không dưới 80 đầu đạn có thể dễ dàng bổ sung, và các tên lửa đạn
đạo có thể mang theo đầu đạn hạt nhân tới bất kỳ điểm nào ở Pakixtan. Nước
này gần đây đã thử nghiệm một tên lửa với tầm bắn 5.000 km, sẽ vươn tới phần
lớn Trung Quốc.
|
Which way to face?
Apart from the always-vocal press and New Delhi’s lively
think-tanks, India and its leaders show little interest in military or
strategic issues. Strategic defence reviews like those that take place in
America, Britain and France, informed by serving officers and civil servants
but led by politicians, are unknown in India. The armed forces regard the
Ministry of Defence as woefully ignorant on military matters, with few of the
skills needed to provide support in areas such as logistics and procurement
(they also resent its control over senior promotions). Civil servants pass
through the ministry rather than making careers there. The Ministry of
External Affairs, which should be crucial to informing the country’s
strategic vision, is puny. Singapore, with a population of 5m, has a foreign
service about the same size as India’s. China’s is eight times larger.
|
Phải đối phó cách
nào?
Ngoài giới báo chí luôn lớn tiếng và các tổ chức tư vấn
chiến lược hăng hái của Niu Đêli, Ấn Độ và các nhà lãnh đạo của nước này hầu
như không tỏ ra quan tâm đến các vấn đề quân sự hay chiến lược. Những đánh
giá quốc phòng chiến lược như đã diễn ra ở Mỹ, Anh và Pháp, được các sĩ quan
tại ngũ và các viên chức thông báo nhưng do các chính trị gia chỉ đạo, không
được biết đến ở Ấn Độ. Các lực lượng vũ trang coi Bộ Quốc phòng là dốt nát
một cách tồi tệ về các vấn đề quân sự, có ít kĩ năng cần thiết để cung cấp hỗ
trợ trong các lĩnh vực như hoạt động hậu cần và mua sắm (họ cũng tức giận về
sự kiểm soát của bộ này đối với những sự thăng tiến cấp cao). Các công chức
chỉ ghé qua bộ này thay vì tạo dựng sự nghiệp tại đó. Bộ Ngoại vụ, vốn nên
đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo tầm nhìn chiến lược của đất
nước, rất yếu kém. Xinhgapo, với dân số 5 triệu người, có ngành ngoại giao
với quy mô tương tự như của Ấn Độ. Ngành ngoại giao Trung Quốc lớn hơn gấp 8
lần.
|
|
|
The main threats facing India are clear: an unstable,
fading but dangerous Pakistan; a swaggering and intimidating China. One
invokes feelings of superiority close to contempt, the other inferiority and
envy. In terms of India’s regional status and future prospects as a “great
power”, China matters most; but the vexatious relationship with Pakistan
still dominates military thinking.
|
Những mối đe dọa chủ yếu đối với Ấn Độ là rõ ràng: một
Pakixtan bất ổn, suy yếu nhưng nguy hiểm; một Trung Quốc huênh hoang và đáng
sợ. Một nước tạo ra những cảm giác về sự vượt trội gần như khinh miệt, nước
còn lại là sự thấp kém hơn và lòng đố kỵ, về địa vị khu vực của Ấn Độ và
những triển vọng tương lai là một “nước lớn”, Trung Quốc có ý nghĩa nhất;
nhưng mối quan hệ gây phiền phức với Pakixtan vẫn chi phối tư duy quân sự.
|
A recent attempt to thaw relations between the two
countries is having some success. But tension along the “line of control”
that separates the two sides in the absence of an agreed border in Kashmir
can flare up at any time. To complicate things, China and Pakistan are close,
and China is not above encouraging its grateful ally to be a thorn in India’s
side. Pakistan also uses jihadist terrorists to conduct a proxy war against
India “under its nuclear umbrella”, as exasperated Indians put it. The attack
on India’s parliament in 2001 by Jaish-e-Mohammed, a terrorist group with
close links to Pakistan’s intelligence service, brought the two countries to
the brink of war. The memory of the 2008 commando raid on Mumbai by
Lashkar-e-Taiba, another terrorist organisation, is still raw.
|
Một nỗ lực gần đây nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước
đang có một số thành công. Những căng thẳng dọc “đường kiểm soát” phân chia
hai bên trong khi không có một biên giới được thỏa thuận ở Casơmia có thể
bùng phát bất cứ lúc nào. Phức tạp hơn, Trung Quốc và Pakixtan lại thân
thiết, và Trung Quốc không ngại khuyến khích người đồng minh dễ chịu của mình
trở thành một cái gai trong mắt Ấn Độ. Theo những người Ấn Độ đầy phẫn nộ,
Pakixtan cũng sử dụng những kẻ khủng bố thánh chiến để thực hiện một cuộc
chiến tranh mượn tay kẻ khác nhằm vào Ấn Độ “dưới chiếc ô hạt nhân của nước
này”. Cuộc tấn cống vào Quốc hội Ấn Độ năm 2001 của Jaish-e- Mohammed, một
nhóm khủng bố có liên hệ chặt chẽ với cơ quan tình báo của Pakixían, đã đưa
hai nước đến bờ vực chiến tranh. Kí ức về cuộc tấn công bất ngờ của lính biệt
kích vào Mumbai bởi Lashkar-e-Taiba, một tổ chức khủng bố khác, vẫn còn mới
nguyên.
|
Pakistan’s nuclear capabilities are a constant concern.
Its arsenal of warheads, developed with Chinese assistance, is at least as
large as India’s and probably larger. It has missiles of mainly Chinese
design that can reach most Indian cities and, unlike India, it does not have
a “no first use” policy. Indeed, to offset the growing superiority of India’s
conventional forces, it is developing nuclear weapons for the battlefield
that may be placed under the control of commanders in the field.
|
Những khả năng hạt nhân của Pakixtan là một mối lo ngại
thường xuyên. Kho đầu đạn của nước này, được phát triển với sự hỗ trợ của
Trung Quốc, ít nhất lớn bằng của Ấn Độ và gần như chắc chắn là lớn hơn. Nước
này có các tên lửa chủ yếu do Trung Quốc thiết kế có thể vươn tới hầu hết các
thành phố của Ấn Độ và, không giống Ấn Độ, nước này không có chính sách
“không sử dụng trước”. Quả thực, để bù đắp sự vượt trội ngày càng tăng của
các lực lượng thông thường Ấn Độ, nước này đang phát triển các vũ khí hạt
nhân cho chiến trường có thể được đặt dưới sự kiểm soát của các chỉ huy chiến
trường.
|
|
|
Much bigger and richer, India has tended to win its wars
with Pakistan. Its plans for doing so again, if it feels provoked, are
worrying. For much of the past decade the army has been working on a doctrine
known as “Cold Start” that would see rapid armoured thrusts into Pakistan
with close air support. The idea is to inflict damage on Pakistan’s forces at
a mere 72 hours’ notice, seizing territory quickly enough not to incur a
nuclear response. At a tactical level, this assumes a capacity for high-tech
combined-arms warfare that India may not possess. At the strategic level it
supposes that Pakistan will hesitate before unleashing nukes, and it sits ill
with the Indian tradition of strategic restraint. Civilian officials and
politicians unconvincingly deny that Cold Start even exists.
|
Lớn hơn và giàu có hơn nhiều, Ấn Độ thường chiến thắng
Pakixtan. Các kế hoạch của nước này nhằm thực hiện lại điều đó, nếu nước này
cảm thấy bị khiêu khích, là đáng lo ngại. Trong phần lớn thập kỷ qua, quân
đội đã theo đuổi một học thuyết được biết đến là “Khởi đầu Lạnh” sẽ chứng
kiến những cuộc đột kích nhanh chóng bằng xe bọc thép vào Pakixtan với sự hỗ
trợ bám sát từ trên không. Ý tưởng là gây thiệt hại cho các lực lượng của
Pakixtan mà chỉ thông báo trước 72 giờ, chiếm lấy lãnh thổ đủ nhanh để không
phải hứng chịu một sự đáp trả hạt nhân, ở cấp độ chiến thuật, điều này thừa
nhận một khả năng chiến tranh vũ trang phối hợp công nghệ cao mà Ấn Độ có thể
không có. Ở cấp độ chiến lược, nó giả định rằng Pakixtan sẽ do dự trước khi
sử dụng các vũ khí hạt nhân, và khó chịu với truyền thống kiềm chế chiến lược
của Ấn Độ. Các quan chức dân sự và các chính trị gia phủ nhận một cách không
thuyết phục rằng Khởi đầu Lạnh thậm chí có tồn tại.
|
Bharat Karnad of the Centre for Policy Research, a
think-tank, believes Pakistan’s main danger to India is as a failed state,
not a military adversary. He sees Cold Start as a “blind alley” which wastes
military and financial resources that should be used to deter the
“proto-hegemon”, China. Others agree. In 2009 A.K. Antony, the defence
minister, told the armed forces that they should consider China rather than
Pakistan the main threat to India’s security and deploy themselves
accordingly. But not much happened. Mr Karnad sees feeble civilian strategic
direction combining with the army’s innate conservatism to stop India doing
what it needs to.
|
Bharat Karnat thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, một
tổ chức tư vấn chiến lược, tin rằng mối nguy hiểm chủ yếu của Pakixtan đối
với Ấn Độ với tư cách là một nhà nước thất bại, chứ không phải một kẻ thù
quân sự. Ông coi Khởi đầu Lạnh là một “ngõ cụt” phí phạm các nguồn lực quân sự
và tài chính vốn nên được sử dụng để ngăn chặn “kẻ bá chủ nguyên thủy”, Trung
Quốc. Các nước khác đồng ý. Năm 2009 A. K. Antony, Bộ trưởng Quốc phòng, nói
với các lực lượng vũ trang rằng họ nên coi Trung Quốc thay vì Pakixtan là mối
đe dọa chính đối với an ninh của Ấn Độ và tự triển khai theo đó. Nhưng không
nhiều việc đã diễn ra, Ông Karnad nhận thấy đường lối chiến lược dân sự yếu
kém kết hợp với chủ nghĩa bảo thủ bẩm sinh của quân đội ngăn Ấn Độ làm những
việc mà nước này cần phải thực hiện.
|
The “line of actual control” between China and India in
Arunachal Pradesh, which the Chinese refer to as South Tibet, is not as tense
as the one in Kashmir. Talks between the two countries aimed at resolving the
border issue have been going on for ten years and 15 rounds. In official
statements both sides stress that the dispute does not preclude partnership
in pursuit of other goals.
|
“Đường kiểm soát thực tế” giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở
Arunachal Pradesh, nơi Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng, không căng thẳng như ở
Casơmia. Các cuộc đối thoại giữa hai nước nhằm giải quyết vấn đề biên giới đã
diễn ra trong 10 năm và trải qua 15 vòng. Trong các tuyên bố chính thức, cả
hai bên nhấn mạnh rằng tranh chấp không ngăn cản mối quan hệ đối tác nhằm
theo đuổi các mục tiêu khác.
|
|
|
But it is hard to ignore the pace of military investment
on the Chinese side of the line. Brigadier Gurmeet Kanwal of the Centre for
Land Warfare Studies points to the construction of new railways, 58,000km of
all-weather roads, five air bases, supply hubs and communication posts. China
would be able to strike with power and speed if it decided to seize the
Indian-controlled territory which it claims as its own, says Mr Karnad. He
thinks the Indian army, habituated to “passive-reactive” planning when it
comes to the Chinese, has deprived itself of the means to mount a
counter-offensive.
|
Nhưng khó có thể phớt lờ tốc độ đầu tư quân sự ở phía
Trung Quốc của đường kiểm soát. Thiếu tướng Gurmeet Kanwal thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Chiến tranh Mặt đất chỉ rõ việc xây dựng các đường ray mới, 58.000
km đường dùng trong mọi thời tiết, 5 căn cứ không quân, các trung tâm tiếp tế
và các điêm liên lạc. Theo ông Karnad, Trung Quốc sẽ có thể tấn công bằng sức
mạnh và tốc độ nếu họ quyết định chiếm phần lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát mà họ
tuyên bố là của mình. Ông cho rằng quân đội Ấn Độ, quen với kế hoạch “phản
ứng thụ động” khi đối phó với Trung Quốc, đã tự tước đi của mình những phương
tiện để phát động một cuộc phản công.
|
Unable to match Chinese might on land, an alternative
could be to respond at sea. Such a riposte was floated in a semi-official
strategy document called “Nonalignment 2.0”, promoted last year by some
former national security advisers and blessed by the current one, Shivshankar
Menon. India’s naval advantage might allow it, for example, to impede oil
traffic heading for China through the Malacca Strait.
|
Không thể sánh được với sức mạnh của Trung Quốc trên đất
liền, một lựa chọn thay thế có thể là đáp trả trên biển. Một đòn đáp trả như
vậy đã được lưu truyền trong một tài liệu chiến lược bán chính thức gọi là
“Không liên kết 2.0”, do một số cựu cố vấn an ninh quốc gia thúc đẩy vào năm
2012 và được cố vấn an ninh đương nhiệm, Shivshankar Menon, ủng hộ. Chẳng
hạn, lợi thế hải quân của Ấn Độ có thể cho phép nước này ngăn cản vận chuyển
dầu mỏ đến Trung Quốc qua Eo biển Malacca.
|
China and India are both rapidly developing their navies
from coastal defence forces into instruments that can project power further
afield; within this decade, they expect to have three operational carrier
groups each. Some Indian strategists believe that, as China extends its reach
into the Indian Ocean to safeguard its access to natural resources, the
countries’ navies are as likely to clash as their armies.
|
Trung Quốc và Ấn Độ đều đang nhanh chóng phát triển hải
quân của mình từ các lực lượng phòng thủ bờ biển thành những công cụ có thể
triển khai sức mạnh xa hơn ngoài mặt trận; trong thập kỷ này, mỗi nước mong
đợi sẽ có 3 nhóm tàu sân bay tác chiến. Một số chiến lược gia Ấn Độ tin rằng
khi Trung Quốc mở rộng tầm với của mình ra Ấn Độ Dương để bảo vệ quyền tiếp
cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hải quân của hai nước có khả năng đụng
độ như lục quân của họ.
|
Two if by sea
An ocean needs a
navy
China’s navy is expanding at a clip that India cannot
match—by 2020 it is expected to have 73 major warships and 78 submarines, 12
of them nuclear—but India’s sailors are highly competent. They have been
operating an aircraft-carrier since the 1960s, whereas China is only now
getting into the game. India fears China’s development of facilities at ports
in Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh and Myanmar—a so-called “string of pearls”
around the ocean that bears India’s name; Mr Antony called the announcement
in February that a Chinese company would run the Pakistani port of Gwadar a
“matter of concern”. China sees a threat in India’s developing naval
relationships with Vietnam, South Korea, Japan and, most of all, America.
India now conducts more naval exercises with America than with any other
country.
|
Hai trên đường biển
Một đại dương cần có
Hải quân
Hải quân Trung Quốc đang mở rộng với tốc độ rất nhanh mà
Ấn Độ không thể sánh kịp – vào năm 2020 nước này được cho là sẽ có 73 tàu
chiến lớn và 78 tàu ngầm, 12 trong số đó là tàu hạt nhân – nhưng các thủy thủ
của Ấn Độ có trình độ cao. Họ đã vận hành một tàu sân bay kể từ những năm
1960, trong khi Trung Quốc hiện giờ mới chỉ bắt đầu tham gia cuộc chơi. Ấn Độ
lo sợ việc Trung Quốc phát triển các cơ sở tại những cảng biển ở Pakixtan,
Xri Lanca, Bănglađét và Mianma – cái gọi là “chuỗi ngọc trai” xung quanh đại
dương mang tên của Ấn Độ; ông Antony đã gọi thông báo vào tháng 2/2013 rằng
một công ty Trung Quốc sẽ điều hành cảng Gwadar của Pakixtan là “một vấn đề
đáng lo ngại”. Trung Quốc nhận thấy một mối đe dọa trong các mối quan hệ hải
quân đang phát triển của Ấn Độ với Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhất là
Mỹ. Ấn Độ hiện tiến hành nhiều cuộc tập trận hải quân với Mỹ hơn bất kỳ nước
nào khác.
|
|
|
India’s navy has experience, geography and some powerful
friends on its side. However, it is still the poor relation to India’s other
armed services, with only 19% of the defence budget compared with 25% for the
air force and 50% for the army.
|
Hải quân Ấn Độ có kinh nghiệm, lợi thế địa lý và một số
người bạn hùng mạnh ở phía mình. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn thiếu thốn so
với các quân chủng khác của Ấn Độ, với chỉ 19% ngân sách quốc phòng so với
25% của lực lượng không quân và 50% cho lục quân.
|
The air force also receives the lion’s share of the
capital-equipment budget—double the amount given to the navy. It is buying
the Rafales from France and upgrading its older, mainly Russian, fighters
with new weapons and radars. A joint venture between Hindustan Aeronautics
Limited (HAL) and Russia’s Sukhoi is developing a “fifth generation” strike
fighter to rival America’s F-35. As well as indulging its pilots’ need for
speed, though, the air force is placing a new emphasis on “enablers”. It is
negotiating the purchase of six Airbus A330 military tankers and five new
airborne early-warning and control aircraft. It has also addressed weaknesses
in heavy lift by buying ten giant Boeing C-17 transports, with the prospect
of more to come. Less clear is the priority the air force gives to the army’s
requirements for close air support over its more traditional role of air
defence, particularly after losing a squabble over who operates combat
helicopters.
|
Lực lượng không quân cũng nhận được phần lớn nhất của ngân
sách vốn-trang bị – gấp đôi số tiền dành cho hải quân. Lực lượng này đang mua
các máy bay Rafale từ Pháp và nâng cấp các máy bay chiến đấu cũ hơn, chủ yếu
của Nga với các vũ khí và rađa mới. Một liên doanh giữa công ty Hindustan
Aeronautics Limited (HAL) và Sukhoi của Nga đang phát triển máy bay chiến đấu
tấn công “thế hệ thứ 5” để cạnh tranh với F-35 của Mỹ. Mặc dù vậy, cùng với
việc thỏa mãn nhu cầu tốc độ của phi công, lực lượng không quân đang tăng
cường chú trọng đến “phương tiện hỗ trợ”. Lực lượng này đang đàm phán mua 6
máy bay tiếp nhiên liệu quân sự Airbus A330 và 5 máy bay cảnh báo sớm và kiểm
soát trên không mới. Lực lượng này cũng đã giải quyết các yếu kém trong việc
vận tải hàng nặng bằng việc mua 10 máy bay vận tải khổng lồ Boeing C-17, với
triển vọng mua thêm nhiều chiếc khác trong thời gian tới, ít rõ ràng hơn là
ưu tiên mà lực lượng không quân dành cho các yêu cầu của lục quân về hỗ trợ
bám sát từ trên không so với vai trò phòng không truyền thống hơn của nó, đặc
biệt là sau khi thua trong một cuộc tranh cãi về việc bên nào sẽ vận hành các
máy bay trực thăng chiến đấu.
|
With the army training for a blitzkrieg against Pakistan and
the navy preparing to confront Chinese blue-water adventurism, it is easy to
get the impression that each service is planning for its own war without much
thought to the requirements of the other two. Lip-service is paid to
co-operation in planning, doctrine and operations, but this “jointness” is
mostly aspirational. India lacks a chief of the defence staff of the kind
most countries have. The government, ever-suspicious of the armed forces,
appears not to want a single point of military advice. Nor do the service
chiefs, jealous of their own autonomy.
|
Với việc lục quân đang luyện tập cho một cuộc tấn công
chớp nhoáng nhằm vào Pakixtan và hải quân chuẩn bị đối đầu với chủ nghĩa
phiêu lưu biển khơi của Trung Quốc, dễ dàng có ấn tượng rằng mỗi quân chủng
đang lên kế hoạch cho cuộc chiến tranh của riêng mình mà không suy nghĩ nhiều
về những yêu cầu của hai quân chủng còn lại. Hợp tác trong việc lên kế hoạch,
học thuyết và hoạt động tác chiến là nói đãi bôi, nhưng sự “hiệp đồng” này phần
lớn mang tính khát vọng. Ấn Độ thiếu một người đứng đầu lực lượng quốc phòng
theo kiểu của phần lớn các nước. Chính phủ, luôn nghi ngờ các lực lượng vũ
trang, dường như không muốn bất kỳ một lời khuyên nào từ quân đội. Các lãnh
đạo quân chủng cùng vậy, khư khư giữ quyền tự trị của riêng họ.
|
The absence of a strategic culture and the distrust
between civilian-run ministries and the armed forces has undermined military
effectiveness in another way—by contributing to a procurement system even more
dysfunctional than those of other countries. The defence industrial sector,
dominated by the sprawling Defence Research and Development Organisation
(DRDO), remains stuck in state control and the country’s protectionist past.
According to a recent defence-ministry audit, only 29% of the products
developed by the DRDO in the past 17 years have entered service with the
armed forces. The organisation is a byword for late-arriving and expensive
flops.
|
Sự thiếu vắng một văn hóa chiến lược và sự thiếu tin tưởng
giữa các bộ do dân sự điều hành với các lực lượng vũ trang đã làm suy yếu
hiệu quả của quân đội theo một cách khác – bằng cách góp phần vào một hệ
thống mua sắm thậm chí còn hoạt động không đúng chức năng hơn so với của các
nước khác. Lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, do Tổ chức Nghiên cứu và Phát
triển Quốc phòng (DRDO) chiếm ưu thế, vẫn kẹt trong sự kiểm soát của nhà nước
và quá khứ bảo hộ của đất nước này. Theo một cuộc kiểm toán gần đây của Bộ
Quốc phòng, chỉ 29% số sản phẩm được DRDO phát triển trong 17 năm qua đã được
đưa vào sử dụng cho các lực lượng vũ trang. Tổ chức này là một điển hình của
những thất bại đến muộn và đắt giá.
|
The cost of developing a heavy tank, the Arjun, exceeded
the original estimates by 20 times. But according to Ajai Shukla, a former
officer who now writes on defence for the Business Standard, the army wants
to stick with its elderly Russian T-72s and newer T-90s, fearing that the
Arjun, as well as being overweight, may be unreliable. A programme to build a
light combat aircraft to replace the Mirages and MiG-21s of an earlier
generation started more than quarter of a century ago. But the Tejas aircraft
that resulted has still not entered service.
|
Chi phí của việc phát triển một loại xe tăng hạng nặng,
Arjun, vượt quá những ước tính ban đầu 20 lần. Nhưng theo Ajai Shukla, một
cựu sĩ quan hiện viết về quốc phòng cho tờ Business Standard, quân đội muốn
trung thành với những chiếc T-72 cũ của Nga và T-90 mới hơn, lo sợ rằng Arjun,
cũng như việc quá tải, có thể không đáng tin cậy. Chương trình sản xuất một
máy bay tấn công hạng nhẹ để thay thế những chiếc Mirage và MIG-21 thuộc thế
hệ cũ hơn đã bắt đầu hơn 25 năm trước. Nhưng kết quả của nó, máy bay Tejas,
vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
|
There are signs of slow change. These include interest in
allowing partnerships between India’s small but growing private-sector
defence firms and foreign companies, which should stimulate technology
transfer. But the deal to buy the Rafale has hit difficulties because, though
Dassault would prefer to team up with private-sector firms such as Tata and
Reliance, the government wants it to work with stodgy HAL. Even if Dassault
had a free choice of partners, though, it is not clear that Indian industry
could handle the amount of work the contract seeks to set aside for it.
|
Có những dấu hiệu của sự thay đổi chậm chạp. Những dấu
hiệu này bao gồm sự quan tâm tới việc cho phép quan hệ đối tác giữa các công
ty quốc phòng tư nhân nhỏ nhưng ngày càng phát triển của Ấn Độ và các công ty
nước ngoài, điều có thể khuyến khích chuyển giao công nghệ. Nhưng thỏa thuận
mua máy bay Rafale đã gặp khó khăn vì, mặc dù Dassault muốn kết hợp với các
công ty tư nhân như Tata hay Reliance, chính phủ muốn công ty này làm việc
với HAL tẻ nhạt. Dù vậy, ngay cả nếu Dassault có quyền tự do lựa chọn đối
tác, thì điều không rõ là ngành công nghiệp Ấn Độ có thể xử lý khối lượng
công việc mà hợp đồng này tìm cách dành cho nó.
|
Richard Bitzinger, a former RAND Corporation analyst now
at the S. Rajaratnam School of International Studies in Singapore, sums up
the problem in a recent study for the Zurich-based International Relations
and Security Network. If India does not stop coddling its existing state-run
military-industrial complex, he says, it will never be capable of supplying
its armed forces with the modern equipment they require. Without a concerted
reform effort, a good part of the $200 billion India is due to spend on
weaponry over the next 15 years looks likely to be wasted.
|
Richard Bitzinger, từng là nhà phân tích của RAND
Corporation, hiện làm việc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Xinhgapo,
tóm tắt vấn đề trong một nghiên cứu gần đây cho Mạng lưới Quan hệ và An ninh
Quốc tế có trụ sở ở Zurich. Ông nói nếu Ấn Độ không chấm dứt nuông chiều tổ
hợp quân sự-công nghiệp do nhà nước điều hành hiện tại của mình, thì nước này
sẽ không bao giờ có thể cung cấp cho các lực lượng vũ trang của mình trang bị
hiện đại mà họ đòi hỏi. Nếu không có một nỗ lực cải cách có sự phối hợp, một
phần lớn trong số tiền 200 tỷ USD mà Ấn Độ sắp sửa chi cho vũ khí trong 15
năm tới dường như có thể bị lãng phí.
|
Our interactive map
demonstrates how the territorial claims of India, Pakistan and China would
change the shape of South Asia
|
Bản đồ tương tác thể
hiện yêu sách lãnh thổ của Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc sẽ thay đổi hình
dạng của Nam Á như thế nào
|
The tiger and the
eagle
The money it will spend abroad also carries risks. Big
foreign deals lend themselves to corruption. Investigations into accusations
of bribery can delay delivery of urgently needed kit for years. The latest
“scandal” of this sort surrounds a $750m order for helicopters from Italy’s
Finmeccanica. The firm denies any wrongdoing, but the deal has been put on
hold.
|
Hổ và đại bàng
Khoản tiền mà nước này sẽ chi ở nước ngoài cũng mang theo
những rủi ro. Các thỏa thuận lớn với nước ngoài dẫn đến tham nhũng. Các cuộc
điều tra những cáo buộc hối lộ có thể làm chậm việc chuyên trang bị cần gấp
trong nhiều năm. “Vụ bê bối” mới nhất theo kiểu này xoay quanh một đơn đặt
hàng máy bay trực thăng trị giá 750 triệu USD từ công ty Finmecanica của
Italia. Công ty này phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào, nhưng thỏa thuận đã
bị treo.
|
Britain, France, Israel and, above all, Russia (which
still accounts for more than half of India’s military imports), look poised
to be beneficiaries of the coming binge. America will get big contracts, too.
But despite a ground-breaking civil nuclear deal in 2005 and the subsequent
warming of relations, America is still regarded as a less politically
reliable partner in Delhi. The distrust stems partly from previous arms
embargoes, partly from America’s former closeness to Pakistan, partly from
India’s concerns about being the junior partner in a relationship with the
world’s pre-eminent superpower.
|
Anh, Pháp, Ixraen và trên hết là Nga (nước vẫn chiếm hơn
một nửa hàng nhập khẩu quân sự của Ấn Độ), dường như sẵn sàng làm những nước
hưởng lợi từ sự thả lỏng sắp tới. Mỹ cũng sẽ có được những hợp đồng lớn.
Nhưng bất chấp một thỏa thuận hạt nhân dân sự mang tính sáng kiến năm 2005 và
quan hệ ấm lên sau đó, Mỹ vẫn được coi là một đối tác ít tin cậy về chính trị
hơn ở Niu Đêli. Sự thiếu tin tưởng này bất nguồn một phần từ những sự cấm vận
vũ khí trước đây, một phần từ sự gần gũi trước đây của Mỹ với Pakixtan, một
phần từ những lo ngại của Ấn Độ về việc làm một đối tác cấp thấp trong một
mối quan hệ với siêu cường vượt trội của thế giới.
|
The dilemma over how close to get to America is
particularly acute when it comes to China. America and India appear to share
similar objectives. Neither wants the Indian Ocean to become a Chinese
“lake”. But India does not want to provoke China into thinking that it is
ganging up with America. And it worries that the complex relationship between
America and China, while often scratchy, is of such vital importance that, in
a crisis, America would dump India rather than face down China. An Indian
navy ordered to close down China’s oil supplies would not be able to do so if
its American friends were set against it.
|
Thế tiến thoái lưỡng nan về việc gần gũi với Mỹ như thế
nào đặc biệt gay gắt khi liên quan đến Trung Quốc. Mỹ và Ấn Độ dường như có
chung các mục đích. Không nước nào muốn Ấn Độ Dương trở thành một “vùng hồ”
của Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ không muốn khiến Trung Quốc nghĩ rằng nước này
đang kéo bè với Mỹ. Và nước này lo ngại rằng mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ và
Trung Quốc, trong khi thường lộn xộn, có tầm quan trọng sống còn đến mức,
trong một cuộc khủng hoảng, Mỹ sẽ gạt bỏ Ấn Độ thay vì đối đầu với Trung Quốc.
Một mệnh lệnh của hải quân Ấn Độ đóng các nguồn cung cấp dầu mỏ sẽ không thể
thực hiện được nếu những người bạn Mỹ của nước này nhất định phản đối nó.
|
India’s search for the status appropriate to its
ever-increasing economic muscle remains faltering and uncertain. Its problems
with Pakistan are not of the sort that can be solved militarily. Mr Karnad
argues that India, from a position of strength, should build better relations
with Pakistan through some unilateral gestures, for example cutting back the
size of the armoured forces massed in the deserts of Rajasthan and
withdrawing its short-range missiles. General Ashfaq Parvez Kayani, head of
Pakistan’s army, has declared internal terrorism to be a greater danger to
his country than India. That may also offer an opportunity.
|
Công cuộc tìm kiếm địa vị phù hợp với sức mạnh kinh tế
ngày càng tăng của Ấn Độ vẫn bấp bênh và không chắc chắn. Những vấn đề của
nước này với Pakixtan không phải là dạng có thể được giải quyết được bằng
quân sự. Ông Karnad lập luận rằng Ấn Độ, từ một lập trường về sức mạnh, nên
xây dựng quan hệ tốt hơn với Pakixtan thông qua một số hành động đơn phương, chẳng
hạn như cắt giảm quy mô các lực lượng vũ trang tập trung trên sa mạc ở
Rajasthan và rút các tên lửa tâm ngăn của nước này. Tướng Ashfaq Parvez
Kayani, người đứng đầu quân đội Pakixtan, đã tuyên bố chủ nghĩa khủng bố quốc
tế là mối nguy hiểm lớn đối với đất nước ông hơn Ấn Độ. Điều đó cũng có thể
mang đến một cơ hội.
|
China’s confidence in its new military power is unnerving
to India. But if a condescending China in its pomp is galling, one in
economic trouble or political turmoil and pandering to xenophobic popular
opinion would be worse. Japan and South Korea have the reassurance of formal
alliances with America. India does not. It is building new relationships with
its neighbours to the east through military co-operation and trade deals. But
it is reluctant to form or join more robust institutional security
frameworks.
|
Sự tự tin của Trung Quốc vào sức mạnh quân sự mới của nước
này làm Ắn Độ khó chịu. Nhưng nếu một Trung Quốc hợm hĩnh trong sự phù hoa
của mình đang gây khó chịu, thì một Trung Quốc gặp rắc rối về kinh tế hay rối
loạn về chính trị và chạy theo dư luận bài ngoại sẽ tồi tệ hơn. Nhật Bản và
Hàn Quốc đã có sự bảo đảm bằng những liên minh chính thức với Mỹ, Ấn Độ không
có. Nước này đang xây dựng những mối quan hệ mới với các nước láng giềng phía
Đông thông qua hợp tác quân sự và các thỏa thuận thương mại. Nhưng nước này
miễn cưỡng thành lập hoặc gia nhập các khuôn khổ an ninh thể chế hùng mạnh
hơn.
|
Instead of clear strategic thinking, India shuffles along,
impeded by its caution and bureaucratic inertia. The symbol of these failings
is India’s reluctance to reform a defence-industrial base that wastes huge
amounts of money, supplies the armed forces with substandard kit and leaves
the country dependent on foreigners for military modernisation.
|
Thay vì một tư duy chiến lược rõ ràng, Ấn Độ dao động, bị
cản trở bởi sự thận trọng và tính trì trệ quan liêu của nước này. Biểu tượng
của những nhược điểm này là sự miễn cưỡng của Ấn Độ trong việc cải cách một
cơ sở công nghiệp quốc phòng vốn lãng phí một lượng tiền khổng lồ, cung cấp
cho các lực lượng vũ trang trang bị dưới tiêu chuẩn và để đất nước phụ thuộc
vào người nước ngoài trong việc hiện đại hóa quân đội.
|
Since independence India has got away with having a weak
strategic culture. Its undersized military ambitions have kept it out of most
scrapes and allowed it to concentrate on other things instead. But as China
bulks up, India’s strategic shortcomings are becoming a liability. And they
are an obstacle to India’s dreams of becoming a true 21st-century power.
|
Kể từ khi giành độc lập Ấn Độ đã không phải chịu hậu quả
của việc có một văn hóa chiến lược yếu kém. Những tham vọng quân sự nhỏ bé đã
giúp cho nước này tránh khỏi hầu hết các tình huống khó xử và thay vào đó cho
phép nước này tập trung vào những thứ khác. Nhưng khi Trung Quốc tăng cường
sức mạnh, những thiếu sót chiến lược của Ấn Độ đang trở thành một trở ngại.
Và chúng là một trở ngại cho những giấc mơ của Ấn Độ trở thành một cường quốc
thế kỷ 21 thực sự.
|
|
|
http://www.economist.com/news/briefing/21574458-india-poised-become-one-four-largest-military-powers-world-end
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, June 27, 2013
Can India become a great power? LIỆU ẤN ĐỘ CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC LỚN?
Labels:
INDIA-ẤN ĐỘ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn