|
|
Why do
once-successful societies ossify and decline?
|
Tại sao những xã hội
đã từng có thời thành công lại trở nên xơ cứng và suy tàn?
|
Victor Devis HANSON
|
Victor Devis HANSON
|
Hundreds of reasons have been adduced for the fall of Rome
and the end of the Old Regime in 18th-century France. Reasons run from
inflation and excessive spending to resource depletion and enemy invasion,
when historians attempt to understand the sudden collapse of the Mycenaeans,
the Aztecs, and, apparently, the modern Greeks. In literature from Catullus
to Edward Gibbon, wealth and leisure — and who gets the most of both — more
often than poverty and exhaustion, cause civilization to implode.
|
Có hàng trăm lý do được đưa ra nhằm giải thích cho sự sụp
đổ của La Mã và sự cáo chung của chế độ cũ ở Pháp vào thế kỷ XVIII. Từ lạm
phát và chi tiêu hoang phí đến sự suy kiệt nguồn tài nguyên, rồi những cuộc
xâm lăng của ngoại bang. Các nhà khoa học đã tìm cách giải thích sự sụp đổ
bất thình lình của những vương quốc của người Mycenae*, người Aztec** và cả
Hy Lạp đương đại nữa, như thế đấy. Theo các tác giả, từ Catullus đến Edward
Gibbon, thì không phải là nghèo đói và tình trạng kiệt quệ mà chính là sự
sung túc và nhàn cư – nhất là những người hưởng phần lớn cả hai thứ này – đã
làm suy sụp nền văn minh.
|
*Hy Lạp cổ đại – ND
**thổ dân ở Mexico – ND
|
|
One recurring theme seems consistent in Athenian
literature on the eve of the city’s takeover by Macedon: social squabbling
over slicing up a shrinking pie. Athenian speeches from that era make
frequent reference to lawsuits over property and inheritance, evading taxes,
and fudging eligibility for the dole. After the end of the Roman Republic,
reactionary Latin literature — from the likes of Juvenal, Petronius,
Suetonius, and Tacitus — pointed to “bread and circuses,” as well as
excessive wealth, corruption, and top-heavy government.
|
Một đề tài thường được nhắc đi nhắc lại trong sách báo bàn
về Athens trước khi thành phố này bị người Macedon xâm chiếm: mâu thuẫn xã
hội trước việc chia cái bánh đang ngày càng nhỏ đi. Những bài diễn văn của
người Athens thời đó thường nhắc tới những vụ kiện tụng về tài sản và quyền
thừa kế, trốn thuế và việc làm giả giấy tờ để hưởng trợ cấp. Sau khi nước cộng
hòa La Mã sụp đổ, những người cầm bút theo phái phản động như Juvenal,
Petronius, Suetonius và Tacitus đã nhấn mạnh vấn đề “bánh mì và hí trường”
cũng như sự giàu sang quá mức, nạn tham nhũng và bộ máy nhà nước quá cồng
kềnh.
|
For Gibbon and later French scholars, “Byzantine” became a
pejorative description of a top-heavy Greek bureaucracy that could not tax
enough vanishing producers to sustain a growing number of bureaucrats. In
antiquity, inflating the currency by turning out cheap bronze coins was often
the favored way to pay off public debts, while the law became fluid to
address popular demands rather than to protect time-honored justice.
|
Theo Gibbon và những học giả người Pháp sau này thì từ
“Byzantine” đã trở thành từ mang tính miệt thị nhằm mô tả bộ máy quản lý quá
cồng kềnh của Hy Lạp, thuế thu từ những người sản xuất ngày càng ít đi, không
đủ để nuôi số quan chức ngày càng gia tăng. Trong thời cổ đại, để thanh toán
các khoản nợ của nhà nước, người ta thường cho đúc thêm tiền, đồng tiền vì
thế mà bị mất giá. Còn luật pháp thì thường bị bóp méo nhằm giải quyết những
đòi hỏi của quần chúng chứ không còn được dùng để bảo vệ công lý nữa.
|
After the end of World War II, most of today’s powerhouses
— China, France, Germany, Japan, South Korea, Russia, and Taiwan — were
either in ruins or still pre-industrial. Only the United States and Great
Britain had sophisticated economies that survived the destruction of the war.
Both were poised to resupply a devastated world with new ships, cars, machinery,
and communications.
|
Sau Thế chiến II đa số các trung tâm quyền lực hiện nay –
Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Đài Loan – đều hoặc là bị
tàn phá hoặc là còn trong thời tiền công nghiệp. Chỉ có Hoa Kỳ và Anh quốc,
những nước có nền kinh tế hiện đại, là tránh được sự tàn phá của chiến tranh
mà thôi. Cả hai nước đều sẵn sàng cung cấp cho thế giới đã bị tàn phá những chiếc
tàu thủy, ô tô, máy cái và phương tiện viễn thông.
|
In comparison with those of Frankfurt, the factories of
1945 Liverpool had survived mostly intact. Yet Britain missed out on the
postwar German economic miracles, in part because after the deprivations of
the war, the war-weary British turned to class warfare and nationalized their
main industries, which soon became uncompetitive.
|
So với Frankfurt, năm 1945 các nhà máy ở Liverpool phần
lớn vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng Anh đã bỏ lỡ cơ hội và phải nhường chỗ cho thần
kỳ kinh tế Đức thời hậu chiến. Một phần là vì người Anh, bị rã rời sau những
thiếu thốn của thời chiến tranh, đã quay sang với cuộc chiến tranh giai cấp
và quốc hữu hóa những ngành công nghiệp chính, chẳng bao lâu sau những ngành
này đã mất sức cạnh tranh.
|
The gradual decline of a society is often a self-induced
process of trying to meet ever-expanding appetites rather than a physical
inability to produce past levels of food and fuel or to maintain adequate
defense. Americans have never had safer workplaces or more sophisticated
medical care — and never have so many been on disability.
|
Sự xuống dốc từ từ của xã hội thường là quá trình tự kích
nhằm đáp ứng thói “được voi đòi tiên”* chứ không phải là không có khả năng
sản xuất được lương thực, thực phẩm và nhiên liệu như trước hay không đảm bảo
được quốc phòng. Người Mỹ chưa bao giờ được bảo đảm về công ăn việc làm và
được chăm sóc y tế tốt như hiện nay – cũng chưa bao giờ có nhiều người tàn
tật, sống bằng trợ cấp như hiện nay.
|
*dịch thoát ý cụm từ
ever-expanding appetites – ND
|
|
King Xerxes’ huge Persian force of 250,000 sailors and
soldiers could not defeat a rather poor Greece in 480 b.c. Yet a century and
a half later, a much smaller invading force from the north under Philip II of
Macedon overwhelmed the far more prosperous Greek descendants of the victors
of Salamis.
|
Đội quân người Persic lên đến 250.000 người, cả thủy thủ
và lính bộ binh, của hoàng đế Xerxes vào năm 480-479 (trước Công nguyên) đã
không hạ gục được nước Hy Lạp nghèo nàn. Nhưng 150 năm sau, lực lượng ít hơn
từ phía Bắc, dưới quyền chỉ huy của Philip II của Macedon, đã áp đảo được hậu
duệ giàu có của những người Hy Lạp từng chiến thắng trong trận đánh ở
Salamis.
|
For hundreds of years, the outmanned legions of the tiny
and poor Roman Republic survived foreign invasions. Yet centuries later,
tribal Goths, Visigoths, Vandals, and Huns overran the huge
Mediterranean-wide Roman Empire.
|
Những đơn vị kém hẳn về quân số của nước cộng hòa La Mã bé
nhỏ và nghèo nàn đã từng chiến thắng nhiều cuộc xâm lăng của ngoại bang trong
suốt nhiều thế kỷ. Nhưng mấy trăm năm sau, những bộ tộc người Goths, người
Visigoths, người Vandals và người Huns đã tàn phá đế chế La Mã rộng lớn, chạy
dài suốt rừ đầu này đến đầu kia của Địa Trung Hải.
|
Given our unsustainable national debt — nearly $17
trillion and climbing — America is said to be in decline, although we face no
devastating plague, nuclear holocaust, or shortage of oil or food.
|
Với món nợ quốc gia khủng khiếp hiện nay – gần 17 ngàn tỉ
USD và còn đang tăng – nhiều người nói rằng Mỹ đang suy sụp, mặc dù chúng ta
chưa giáp mặt với những thảm họa, với nạn hủy diệt của chiến tranh hạt nhân
hay thiếu thốn lương thực và dầu khí.
|
Americans have never led such affluent material lives — at
least as measured by access to cell phones, big-screen TVs, cheap jet travel,
and fast food. Obesity rather than malnutrition is the greater threat to
national health. Flash mobs go after electronics stores, not food markets.
Americans spend more money on Botox, face lifts, and tummy tucks than on the
age-old scourges of polio, smallpox, and malaria.
|
Người Mỹ chưa bao giờ giàu có đến như thế – ít nhất là nếu
đo sự giàu có bằng số lượng điện thoại cầm tay, bằng số lượng TV màn hình
lớn, đường hàng không giá rẻ và thức ăn nhanh. Bệnh béo phì chứ không phải
thiếu ăn là mối đe dọa chủ yếu đối với sức khỏe của dân tộc. Đám đông chen
lấn vào các cửa hàng bán đồ điện tử chứ không phải là cửa hàng thực phẩm.
Người Mỹ chi cho kem Botox, kem dưỡng da và hút mỡ bụng nhiều tiền hơn là cho
những căn bệnh đã từng hành hạ nhân loại trong nhiều thế kỷ như bệnh bại liệt
trẻ em, bệnh đậu mùa và bệnh sốt rét.
|
If Martians looked at the small houses, one-car families,
and primitive consumer goods of the 1950s, they would have thought the
postwar United States, despite a balanced budget in 1956, was impoverished in
comparison with an indebted contemporary America where consumers jostle for
each new version of the iPhone.
|
Nếu người trên sao Hỏa mà nhìn thấy những ngôi nhà bé như
những cái hộp, những gia đình chỉ có một chiếc ô tô và những món hàng tiêu
dùng thô thiển hồi những năm 1950 thì chắc chắc họ sẽ nghĩ là Mỹ là nước
nghèo, mặc dù ngân sách năm 1956 vẫn còn cân đối. So với lúc đó, những người
ở hành tinh khác sẽ thấy nước Mỹ đang ngập trong nợ nần hiện nay dường như
đang bơi trong biển tiền bạc, nơi những người tiêu dùng giành giật nhau từng
chiếc iPhones đời mới nhất.
|
By any historical marker, the future of Americans has
never been brighter. The United States has it all: undreamed-of new finds of
natural gas and oil, the world’s preeminent food production, continual
technological wizardry, strong demographic growth, a superb military, and
constitutional stability.
|
Dùng bất cứ thước đo nào để đo thì tương lai của người Mỹ
cũng chưa bao giờ tươi sáng đến như thế. Nước Mỹ có tất cả: tìm được những mỏ
dầu khí mới mà trước đây không ai dám mơ tới, Mỹ là nhà sản xuất lương thực
thực phẩm lớn nhất thế giới, công nghệ tiên tiến thường xuyên xuất hiện, dân
số phát triển vững chắc, quân đội hùng mạnh và ổn định về thể chế.
|
Yet we don’t talk confidently about capitalizing and
expanding on our natural and inherited wealth. Instead, Americans bicker over
entitlement spoils as the nation continues to pile up trillion-dollar-plus
deficits. Enforced equality, rather than liberty, is the new national creed.
The medicine of cutting back on government goodies seems far worse than the
disease of borrowing trillions from the unborn to pay for them.
|
Nhưng chúng ta không nói chuyện một cách tự tin về việc sử
dụng và mở mang nguồn lực tự nhiên và tài sản mà chúng ta được thừa kế. Thay
vào đó, người Mỹ chúng ta đang cãi nhau về những khoản trợ cấp, trong khi
quốc gia tiếp tục thâm hụt hàng tỉ đô la. Quyền bình đẳng được tạo ra bằng áp
lực chứ không phải là quyền tự do lựa chọn đã trở thành một tôn giáo mới của
cả nước. Đơn thuốc là cắt bớt các khoản trợ cấp của chính phủ dường như là
còn tệ hơn chính căn bệnh, mà bệnh ở đây là vay tiền của những thế hệ chưa ra
đời để trả cho những khoản trợ cấp hiện nay.
|
In August 1945, Hiroshima was in shambles, while Detroit
was among the most innovative and wealthiest cities in the world.
Contemporary Hiroshima now resembles a prosperous Detroit of 1945; parts of
Detroit look like they were bombed decades ago.
|
Tháng 8 năm 1945, Hiroshima là một thành phố đổ nát, trong
khi Detroit là một trong số những thành phố tân tiến và giàu có nhất thế
giới. Hiroshima hiện nay trông như thành phố Detroit phát đạt của năm 1945;
trong khi một số khu vực của Detroit lại trông như vừa bị ném bom cách đây
vài chục năm vậy.
|
History has shown that a government’s redistribution of
shrinking wealth, in preference to a private sector’s creation of new sources
of it, can prove more destructive than even the most deadly enemy.
|
Lịch sử đã chứng tỏ rằng việc nhà nước tham gia phân phối
số của cải ngày càng teo đi chứ không phải là doanh nghiệp trong lĩnh vực tư
nhân sản xuất được nhiều của cải hơn có thể gây ra tai họa lớn hơn cả những
kẻ thù tàn bạo nhất.
|
Translated by Phạm Nguyên Trường
|
|
— NRO contributor
Victor Davis Hanson is a senior fellow at the Hoover Institution. His The
Savior Generals will appear in the spring from Bloomsbury Books. © 2013
Tribune Media Services, Inc.
|
Victor Davis Hanson
là nhà sử học, làm việc tại Stanford University's Hoover Institution. Tác
phẩm mới nhất của ông The Savior Generals sẽ được xuất bản trong mùa xuân năm
nay.
|
http://www.nationalreview.com/articles/340658/decline-america-victor-davis-hanson?pg=2
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, February 21, 2013
Why do once-successful societies ossify and decline? Tại sao những xã hội đã từng có thời thành công lại trở nên xơ cứng và suy tàn?
Labels:
POLITICS-CTXH,
USA-HOA KY
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn