MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, February 7, 2013

South China Sea 2013: Betting on the American Horse Biển Đông 2013: Đặt cược vào con ngựa Mỹ





South China Sea 2013: Betting on the American Horse

Biển Đông 2013: Đặt cược vào con ngựa Mỹ
by Khanh Vu Duc  
Wednesday, 16 January 2013
Vũ Đức Khanh
Thứ Tư 16 tháng 1, năm 2013


As the New Year rolls in, tensions in the South China Sea remain as high as ever

Khi năm mới đến rồi nhưng căng thẳng ở Biển Đông vẫn còn dâng cao hơn bao giờ hết

A little more than two weeks into 2013, eyes remain on the South China Sea and the maritime disputes, and the Western Pacific.

Hơn hai tuần đầu năm 2013, người ta vẫn còn theo dõi biển Đông và các tranh chấp hàng hải, và Tây Thái Bình Dương.

The disputes remain fluid and the region dynamic. It is far too early into the year to discuss developments in the South China Sea disputes, although one can assume that a new calendar year is unlikely to influence the position of those claimant states involved. Unfortunately, politics and hubris appear to be driving the debate rather than real interests. It has been reported that the winner of any disputes is unlikely to gain enough energy to make any significant difference to any of the claimants' growing energy needs. This is particularly true in regard to China.

Các tranh chấp vẫn còn luân chuyển và khu vực này vẫn còn xáo động. Còn quá sớm trong năm nay để bàn luận về các phát triển của tranh chấp Biển Đông, mặc dù người ta có thể giả định rằng một năm dương lịch mới dường như không ảnh hưởng đến lập trường của các bên yêu sách chủ quyền có liên quan. Thật không may, chính trị và ngạo mạn dương như đang điều khiển các cuộc tranh luận chứ không phải là lợi ích thực sự. Người ta thường nói rằng kẻ chiến thắng trong bất kỳ tranh chấp nào đều không kiếm đủ năng lượng để tạo ra bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào đối với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của bất kỳ bên yêu sách nào. Điều này đặc biệt đúng đối với Trung Quốc.

Still, China and Southeast Asia remain as dynamic as ever, their future fairly bright. While hope and optimism continue to hold in the region, much less can be said in the United States, where economic recovery is slow and the future still uncertain.


Tuy nhiên, Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn là năng động hơn bao giờ hết, tương lai của họ khá tươi sáng. Trong khi hy vọng và lạc quan tiếp tục cắm rễ trong khu vực, có thể nói ít thấy lạc quan hơn nhiều ở Hoa Kỳ, nơi kinh tế phục hồi chậm và tương lai vẫn còn chưa chắc chắn.

House of Out of Order

The New Year in the United States was ushered in under a cloud of uncertainty as Congress struggled to find a solution to the fiscal cliff, which would have seen tax increases and spending reductions that could have sent the country spiraling into another recession. However, a last minute deal staved off disaster, at least for now.

Ngôi nhà* bất ổn

Năm mới ở Hoa Kỳ được mở ra dưới một đám mây bất ổn khi Quốc hội đấu tranh để tìm một giải pháp cho vách đá tài chính, mà người ta đã có thể nhìn thấy tăng thuế và cắt giảm chi tiêu mà có thể đã đưa đất nước này vào vòng xoáy suy thoái khác. Tuy nhiên, một thỏa thuận vào phút chót đã ngăn chăn thảm họa, ít nhất là cho bây giờ.


* House vừa có nghĩa là nhà ở vừa có nghĩa hạ viện hay thượng viện trong quốc hội lưỡng viện

Rather than breathe a sigh of relief, although some did just that, pundits and the American public were again treated to the dysfunctional happenings of their Congress. This was partisan politics at its worst, with liberals blaming President Obama for conceding to Republicans, while Speaker Boehner was criticized by conservatives for conceding to the President and Democrats. What resulted from the eleventh hour deal was the American Taxpayer Relief Act of 2012, a Band-Aid solution to the nation's economic difficulties that satisfied no one.

Thay vì thở phào nhẹ nhõm, mặc dù một vài người đã làm điều đó, các chuyên gia và công chúng Mỹ đã một lần nữa phải thưởng thức các diễn biến bất thường của Quốc hội của họ. Đây là nền chính trị đảng phái tồi tệ nhất của nó, với những người tự do đổ lỗi cho Tổng thống Obama vè đã nhượng bộ đảng Cộng hòa, trong khi Chủ tịch hạ viện Boehner đã bị chỉ trích bởi phe bảo thủ vì đã nhượng bộ Tổng thống và đảng Dân chủ. Kết quả từ vụ thương lượng 11 giờ là luật giảm thuế Mỹ năm 2012, một giải pháp tình thế đối phó với khó khăn kinh tế của quốc gia mà chẳng làm hài lòng một ai.

The next four years may prove to be the most challenging for President Obama, requiring him (at least until midterm elections) to deal with a difficult House of Representatives. That expression of ‘Get your house in order' has never been more appropriate.

Bốn năm tới có thể chứng minh là thách thức đối với Tổng thống Obama, đòi hỏi ông (ít nhất là cho đến các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ) phải đối phó với một Hạ viện khó tính. Thành ngữ 'Dọn nhà bạn cho ngăn nắp' lúc này thích hợp hơn bao giò hết.

For all the drama that preceded the midnight deal between the President and House Speaker over the fiscal cliff, another challenge looms on the horizon - or two months, to be specific - the debt ceiling and sequestration. In what will be more senseless political procrastination and last minute handwringing by Congress and the White House, in which the American public are held hostage (not the first time this should happen, and surely not the last), one can begin to understand the immediate priorities of Americans.


Đối với toàn bộ tấn kịch xảy ra trước thỏa thuận lúc nửa đêm giữa Tổng Thống và Chủ tịch Hạ viện về vách đá tài chính, thì một thách thức khác khung đang lù lù xuất hiện cuối chân trời hoặc nói cụ thể là hai tháng nữa - trần nợ và phá sản. Trong cái gọi là sự trì hoãn chính trị vô nghĩa hơn sự trì hoãn và cái bắt tay chặt vào phút cuối của Quốc hội và Nhà Trắng, trong đó công chúng Mỹ bị giữ làm con tin (không phải là lần đầu tiên điều này sẽ xảy ra, và chắc chắn không phải lần cuối cùng), người ta có thể bắt đầu hiểu được các ưu tiên trước mắt của người Mỹ.


No Love for Foreign Policy

Domestic issues such as the economy and jobs stand at the forefront of American concerns. For the average American citizen, paying off debts, saving for retirement and seeing their children through college are likely to rate greater attention than some islands in dispute on the other side the world. The South China Sea is sufficiently far away that is out of sight and out of mind.

Không có Tình yêu dành cho chính sách đối ngoại

Các vấn đề trong nước như kinh tế và việc làm đứng ở vị trí hàng đầu trong các mối quan tâm của Mỹ. Đối với các công dân Mỹ trung bình, trả nợ, tiết kiệm cho hưu trí và chứng kiến con cái vào đại học có lẽ sẽ chiếm tỷ lệ cao trong sự chú ý của họ so với mấy hòn đảo tranh chấp ở phía bên kia thế giới. Biển Đông đủ xa xôi để trở thành xa mặt cách lòng với người Mỹ.

In a CBS/New York Times poll conducted prior to the third US presidential debate, when asked which issue was most important, foreign policy garnered only 4 percent from respondents in contrast to 62 percent for the economy and jobs.
Trong một thăm dò do CBS / New York Times tiến hành trước khi có cuộc tranh luận thứ ba giữa các ứng viên tổng thống Mỹ, khi được hỏi vấn đề nào quan trọng nhất, chính sách đối ngoại thu hút được chỉ có 4% từ những người tham gia, tương phản với 62% cho kinh tế và việc làm là quan trọng nhất.

More than that, however, a fatigue of foreign missions has understandably set in upon the American public. The current mission in Afghanistan, the recent withdrawal from Iraq, limited operations in Libya during the Arab Spring, and what appears to be a developing conflict against Islamist militants in Mali and throughout Africa - all of this in addition to a lagging economy - is it any wonder that the United States has remained hesitant in involving itself in the South China Sea disputes?

Tuy nhiên, hơn thế nữa, một sự mệt mỏi vì các sứ mệnh ở nước ngoài đã tích tụ một cách dễ hiểu trong công chúng Mỹ. Sứ mệnh hiện tại ở Afghanistan, rút quân khỏi Iraq, hoạt động hạn chế ở Libya trong thời gian mùa xuân Ả Rập, và cái có vẻ như là một cuộc xung đột phát triển chống lại các chiến binh Hồi giáo ở Mali và trên khắp Châu Phi - tất cả điều này cùng với một nền kinh tế ì ạch – người ta vẫn còn thắc mắc rằng liệu Hoa Kỳ vẫn còn do dự trong việc can dự vào tranh chấp Biển Nam Trung Hoa hay không?

The cost of the Iraq war is estimated at more than US$3 trillion, which includes war material and treatment for disabled veterans, and is undeniably responsible for a rather sizeable portion of the US's current debt; and, of course, one cannot forget the thousands of lives lost. The public's appetite for foreign adventures has been well and truly sated at this point, and America's leaders understand as much, as evidenced by limited US involvement in the Libyan uprising.

Chi phí của cuộc chiến Iraq được ước tính nhiều hơn 3 nghìn tỷ USD, bao gồm các khí tài chiến tranh và điều trị cho các cựu chiến binh tàn tật, và không thể phủ nhận đó là nguyên nhân góp phần khá đáng kể cho khoản nợ hiện nay của Mỹ, và, tất nhiên, người ta không thể quên hàng ngàn sinh mạng bị mất. Thị hiếu của công chúng về các cuộc phiêu lưu nước ngoài đã quá đủ và thật sự no vào thời điểm này, và các nhà lãnh đạo của nước Mỹ cũng đã hiểu ra thế, bằng chứng là sự tham gia hạn chế của Mỹ trong cuộc nổi dậy ở Libya.



However, the US's pivot to Asia-Pacific is not limited or short-term but a concerted, long-term effort of re-balancing American forces to the region - one of few issues which have garnered solid bipartisan support.

Tuy nhiên, hướng trục của Mỹ đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương là không giới hạn hoặc ngắn hạn mà là nỗ lực phối hợp lâu dài của cân bằng lại lực lượng Mỹ tới khu vực này - một trong vài vấn đề đã thu hút sự hỗ trợ vững chắc của cả hai đảng.

Picking the Lesser of Two

Countries such as Vietnam and the Philippines have been among the most vocal opponents of China's claim to the South China Sea. The former countries have sought to internationalize the territorial and maritime disputes, much to the chagrin of China, which has viewed the disputes as a matter between it and claimant countries.

Chọn ít kém hơn trong hai kém

Các quốc gia như Việt Nam và Phi-líp-pin đã nằm trong số các đối thủ lên tiếng nhiều nhất về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông. Các quốc gia này đã tìm cách quốc tế hóa tranh chấp lãnh thổ và hàng hải, gây nhiều thất vọng cho Trung Quốc phải, vốn muốn xem tranh chấp như là một vấn đề song phương giữa nó và các nước có yêu sách.

Vietnam, the Philippines, and Indonesia as well as other Southeast Asian nations, in equal agreement regarding their concern of China's increasing assertiveness, see the US pivot as an effort to balance against Chinese expansionism. These countries, which are members of the much-divided Association of Southeast Asian Nations, hope Washington can do what they cannot - that is to contain Beijing. Although it is fairly true that the pivot is in response to China's rise, it is questionable whether the US has any plans to engage head on with China.

Việt Nam, Philippines, và In-đô-nê-xi-a cũng như các nước Đông Nam Á khác, trong thỏa thuận công bằng liên quan đến mối quan tâm của các nước này về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, đã thấy trục Hoa Kỳ như là một nỗ lực để cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Các nước này, là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vốn bị  nhiều chia rẽ, hy vọng Washington có thể làm những gì họ không thể làm được - đó là kiềm chế Bắc Kinh. Mặc dù khá đúng là trục này nhàm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng vẫn chưa rõ liệu Mỹ có bất kỳ kế hoạch nào đối đầu với Trung Quốc hay không.


During the third presidential debate last year between President Obama and Governor Romney, the President remarked that China was both an adversary and a potential partner. The language used should be clear indication enough. Although the US and China continue to regard the other with suspicion, they remain too interdependent to sever ties.

Trong cuộc tranh luận của các ứng viên tổng thống lần thứ ba năm ngoái giữa Tổng thống Obama và Thống đốc Romney, Chủ tịch nhận xét rằng Trung Quốc là một địch thủ và một đối tác tiềm năng. Từ ngữ được sử dụng hẳn đã cho thấy chỉ dẫn rõ ràng đầy đủ. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc tiếp tục nhìn nhau với sự nghi ngờ, hai nước vẫn quá phụ thuộc lẫn nhau nên chẳng thể nào cắt đứt các mối liên hệ.

Knowing this, can any of the aforementioned Asean countries expect the US to be in its corner when push comes to shove? If a deal between Washington and Beijing could be a struck, a compromise in which both parties receive what they desire, what reason is there for the US to engage in conflict with China? If the China can be made an agreeable partner, it could prove a far more capable partner than Asean altogether.

Biết được điều này, liệu có thể bất kỳ quốc gia ASEAN nào nói trên mong Mỹ đứng về phía mình khi xảy ra xung đột? Nếu một thỏa thuận giữa Washington và Bắc Kinh có thể là một tương nhượng, một thỏa hiệp, trong đó cả hai bên đều nhận được những gì mà họ mong muốn, liệu có lý do gì thúc đẩy Mỹ tham gia vào các cuộc xung đột với Trung Quốc? Nếu Trung Quốc có thể làm một đối tác dễ chịu, nó có thể chứng tỏ là một đối tác có khả năng hơn rất nhiều so với toàn bộ các nước ASEAN.

The difficulty for many Southeast Asian nations, such as Vietnam and the Philippines, looking to balance against China's expansionism is not what the US will do, but whether they (the countries anticipating a US pivot to the region) can go against China alone. The obvious answer, of course, is no.

Những khó khăn đối với nhiều quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn như Việt Nam và Philippines, đang tìm cách cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc không phải là điều mà Mỹ sẽ làm, nhưng liệu họ (các quốc gia mong đợi trục Mỹ tới khu vực này) có thể một mình chông chọi với Trung Quốc được không. Câu trả lời rõ ràng, tất nhiên, là không.

Unable to go against China alone, these countries must therefore throw their support behind the US, regardless of their confidence in Washington. What the US can promise and whether the US can fulfill its promises are secondary to these countries' immediate concerns, which is China's assertiveness. They view in America an opposing force to this assertiveness, and as such may find that there is little in the way of choice when it comes to picking a side.
Không thể để chống lại Trung Quốc một mình, các nước này do đó phải ủng hộ Mỹ, bất chấp họ có tin vào Washington hay không. Việc Mỹ có thể hứa hẹn những gì và việc liệu Mỹ có thể thực hiện lời hứa của mình hay không chỉ là thứ yếu đối với mối quan tâm trước mắt của các nước này - đó là sự quyết đoán của Trung Quốc. Họ nhìn thấy ở Mỹ một lực đối kháng với sự quyết đoán này, và như vậy có thể thấy rằng có rất ít cách để lựa chọn khi đến lúc phải chọn một bên.

Khanh Vu Duc is a Canadian lawyer who researches on Vietnamese politics, international relations and international law. He is a frequent contributor to Asia Sentinel
Vũ Đức Khanh là luật sư Canada nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế. Ông là cộng tác viên thường xuyên của Asia Sentinel


http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5112&Itemid=164

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn