MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, February 26, 2013

PRINCIPLES OF DEMOCRACY Nguyên tắc của nền dân chủ







PRINCIPLES OF DEMOCRACY

Nguyên tắc của nền dân chủ

People from around the world have identified the basic principles, which must exist in order to have a democratic government. These principles often become a part of the constitution or bill of rights in a democratic society. Though no two democratic countries are exactly alike, people in democracies support many of the same basic principles and desire the same benefits from their government.

Từ khắp nơi trên thế giới người ta đã xác định các nguyên tắc cơ bản phải tồn tại để có một chính phủ dân chủ. Những nguyên tắc này thường trở thành một phần của hiến pháp hoặc tuyên ngôn dân quyền trong một xã hội dân chủ. Mặc dù không có hai quốc gia dân chủ hoàn toàn giống nhau, người dân trong các nền dân chủ đều cùng ủng hộ những nguyên tắc cơ bản như nhau và đều cùng mong muốn những lợi ích như nhau từ chính phủ của họ.


1. CITIZEN PARTICIPATION
2. EQUALITY
3. POLITICAL TOLERANCE
4. ACCOUNTABILITY
5. TRANSPARENCY
6. REGULAR FREE AND FAIR ELECTIONS
7. ECONOMIC FREEDOM
8. CONTROL OF THE ABUSE OF POWER
9. BILL OF RIGHTS
10. ACCEPTING THE RESULTS OF ELECTIONS
11. HUMAN RIGHTS
12. MULTI PARTY SYSTEM
13. RULE OF LAW

1. NHÂN DÂN THAM GIA
2. BÌNH ĐẲNG
3. KHOAN DUNG CHÍNH TRỊ
4. TRÁCH NHIỆM
5. MINH BẠCH
6. BẦU CỬ TỰ DO VÀ CÔNG BẰNG THƯỜNG KỲ
7. TỰ DO KINH TẾ
8. KIỂM SOÁT LẠM DỤNG QUYỀN LỰC
9. QUYỀN DÂN SỰ
10. CHẤP NHẬN KẾT QUẢ BẦU CỬ
11. NHÂN QUYỀN
12. HỆ THỐNG NHIỀU ĐẢNG
13. PHÁP QUYỀN

1. Citizen Participation

One of the most basic signposts of a democracy is citizen participation in government. Participation is the key role of citizens in democracy. It is not only their right, but it is their duty. Citizen participation may take many forms including standing for election, voting in elections, becoming informed, debating issues, attending community or civic meetings, being members of private voluntary organizations, paying taxes, and even protesting. Participation builds a better democracy.

1. Công dân tham gia

Một trong các chỉ dẫn cơ bản nhất của một nền dân chủ là sự tham gia của các công dân trong chính phủ. Việc tham gia là vai trò quan trọng của công dân trong nền dân chủ. Đó không chỉ là quyền của họ, mà còn là nhiệm vụ của họ. Sự tham gia của công dân có thể có nhiều hình thức bao gồm ra ứng cử bầu cử, đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử, tìm hiểu thông tin, thảo luận các vấn đề, tham dự các cuộc họp cộng đồng hay xã hội, làm thành viên của các tổ chức tình nguyện tư nhân, nộp thuế, và thậm chí phản kháng. Sự tham gia của công dân tạo dựng một nền dân chủ tốt hơn.

2. Equality

Democratic societies emphasize the principle that all people are equal. Equality means that all individuals are valued equally, have equal opportunities, and may not be discriminated against because of their race, religion, ethnic group, gender or sexual orientation. In a democracy, individuals and groups still maintain their right to have different cultures, personalities, languages and beliefs.

2. Bình đẳng

Xã hội dân chủ nhấn mạnh nguyên tắc rằng tất cả mọi người đều bình đẳng. Bình đẳng có nghĩa là tất cả các cá nhân đều được đánh giá bình đẳng, có cơ hội bình đẳng, và không thể bị phân biệt đối xử vì chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc, giới tính hoặc khuynh hướng tình dục. Trong một nền dân chủ, cá nhân và các nhóm vẫn duy trì quyền được có nền văn hóa, tính cách, ngôn ngữ và tín ngưỡng riêng.

3. Political Tolerance

Democratic societies are politically tolerant. This means that while the majority of the people rule in a democracy, the rights of the minority must be protected. People who are not in power must be allowed to organize and speak out. Minorities are sometimes referred to as the opposition because they may have ideas which are different from the majority. Individual citizens must also learn to be tolerant of each other. A democratic society is often composed of people from different cultures, racial, religious and ethnic groups who have viewpoints different from the majority of the population.

3. Khoan dung Chính trị

Xã hội dân chủ có tính khoan dung về chính trị. Điều này có nghĩa rằng mặc dù trong một nền dân chủ quyền cai trị thuộc về đa số người dân, nhưng quyền của thiểu số phải được bảo vệ. Những người không giữ quyền lực phải được phép tổ chức và lên tiếng. Thiểu số đôi khi được gọi là phe đối lập vì họ có thể có những ý tưởng khác với đa số. Các cá nhân công dân cũng phải học cách khoan dung với nhau. Một xã hội dân chủ thường bao gồm những người từ các nền văn hóa, các nhóm chủng tộc, tôn giáo và dân tộc khác nhau và có quan điểm khác với đa số dân chúng.

A democratic society is enriched by diversity. If the majority deny rights to and destroy their opposition, then they also destroy democracy. One goal of democracy is to make the best possible decision for the society. To achieve this, respect for all people and their points of view is needed.

Một xã hội dân chủ được làm phong phú thêm bởi sự đa dạng. Nếu đa số từ chối quyền của thiểu số và tiêu diệt đối lập, thì họ cũng tiêu diệt luôn nền dân chủ. Một mục tiêu của nền dân chủ là đưa ra quyết định tốt nhất có thể cho xã hội. Để đạt được điều này, cần phải tôn trọng mọi người và , tôn trọng quan điểm của họ.

Decisions are more likely to be accepted, even by those who oppose them, if all citizens have been allowed to discuss, debate and question them.

Quyết định có nhiều khả năng được chấp nhận, ngay cả những người chống đối họ, nếu tất cả các công dân được phép thảo luận, tranh luận và chất vấn về các quyết định đó.

4. Accountability

In a democracy, elected and appointed officials have to be accountable to the people. They are responsible for their actions. Officials must make decisions and perform their duties according to the will and wishes of the people, not for themselves.

4. Chịu trách nhiệm

Trong một nền dân chủ, quan chức được bầu và bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước người dân. Họ chịu trách nhiệm về hành động của mình. Các quan chức phải thực hiện các quyết định và thực hiện các nhiệm vụ của mình theo ý chí và nguyện vọng của người dân, chứ không phải vì bản thân mình.

5. Transparency

For government to be accountable the people must be aware of what is happening in the country. This is referred to as transparency in government. A transparent government holds public meetings and allows citizens to attend. In a democracy, the press and the people are able to get information about what decisions are being made, by whom and why.

5. Minh bạch

Để chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, người phải có nhận thức về những gì đang xảy ra trong nước. Điều này được gọi là tính minh bạch trong chính phủ. Một chính phủ minh bạch tổ chức các cuộc họp công khai và cho phép người dân tham dự. Trong một nền dân chủ, báo chí và người dân có thể nhận được thông tin về những quyết định nào đang được thực hiện, ai đang thực hiện và tại sao phải thực hiện.

6. Regular, Free and Fair Elections

One way citizens of the country express their will is by electing officials to represent them in government. Democracy insists that these elected officials are chosen and peacefully removed from office in a free and fair manner. Intimidation, corruption and threats to citizens during or before an election are against the principles of democracy. In a democracy, elections are held regularly every so many years. Participation in elections should not be based on a citizen's wealth. For free and fair elections to occur, most adult citizens should have the right to stand for government office. Additionally, obstacles should not exist which make it difficult for people to vote.

6. Bầu cử tự do và công bằng thường kỳ

Một cách để công dân của đất nước thể hiện ý chí của họ là bầu các quan chức đại diện cho họ trong chính phủ. Nền dân chủ khẳng định rằng những quan chức được bầu chọn một cách tự do và công bằng vào các chức vụ và được giải nhiệm một cách hòa bình. Hăm dọa, hối lộ, và đe dọa người dân trong hoặc trước một cuộc bầu cử là đi ngược lại các nguyên tắc của nền dân chủ. Trong một nền dân chủ, các cuộc bầu cử được tổ chức thường kỳ sau mỗi vài năm. Sự tham gia bầu cử không nên dựa vào tải sản của công dân. Để có các cuộc bầu cử tự do và công bằng, hầu hết các công dân trưởng thành cần phải có quyền được ứng cử vào chức vụ chính phủ. Ngoài ra, không được có các cản trở gây khó khăn cho người dân đi bỏ phiếu.

7. Economic Freedom

People in a democracy must have some form of economic freedom. This means that the government allows some private ownership of property and businesses, and that the people are allowed to choose their own work and labor unions. The role the government should play in the economy is open to debate, but it is generally accepted that free markets should exist in a democracy and the state should not totally control the economy. Some argue that the state should play a stronger role in countries where great inequality of wealth exists due to past discrimination or other unfair practices.

7. Kinh tế Tự do

Người dân sống trong một nền dân chủ phải có một hình thức tự do kinh tế nào đó. Điều này có nghĩa là chính phủ cho phép một số sở hữu tư nhân về tài sản và doanh nghiệp, và người dân được phép chọn công ăn việc làm và công đoàn lao động của họ. Vai trò chính phủ phải thực hiện trong nền kinh tế là đề tài mở với nhiều tranh luận, nhưng người ta thường được chấp nhận rằng thị trường tự do nên tồn tại trong một nền dân chủ và nhà nước không hoàn toàn kiểm soát nền kinh tế. Một số người cho rằng nhà nước nên đóng vai trò mạnh mẽ hơn ở các quốc gia nơi tồn tại sự bất bình đẳng quá lớn về tài sản do sự phân biệt đối xử trong quá khứ hay các thực thế không lành mạnh khác.

8. Control of the Abuse of Power

Democratic societies try to prevent any elected official or group of people from misusing or abusing their power. One of the most common abuses of power is corruption. Corruption occurs when government officials use public funds for their own benefit or exercise power in an illegal manner.

8. Kiểm soát lạm dụng quyền lực

Xã hội dân chủ nỗ lực ngăn chặn bất kỳ viên chức dân cử hoặc nhóm người nào lợi dụng hoặc lạm dụng quyền lực của họ. Một trong các vi phạm phổ biến nhất của quyền lực là tham nhũng. Tham nhũng xảy ra khi các quan chức chính phủ sử dụng công quỹ cho lợi ích của mình hoặc vân dụng quyền lực một cách bất hợp pháp.

Various methods have been used in different countries to protect against these abuses. Frequently the government is structured to limit the powers of the branches of government: to have independent courts and agencies with power to act against any illegal action by an elected official or branch of government; to allow for citizen participation and elections; and to check for police abuse of power.

Các phương pháp khác nhau đã được sử dụng ở các quốc gia khác nhau để bảo vệ chống lại những lạm dụng. Thông thường chính phủ được cấu trúc sao cho hạn chế được quyền hạn của các nhánh chính quyền: có tòa án độc lập và các cơ quan có quyền lực để hành động chống lại bất kỳ hành động bất hợp pháp nào của một viên chức dân cử hoặc một nhánh chính quyền, cho phép công dân tham gia và bầu cử, và để kiểm tra tình trạng lạm dụng quyền lực của cảnh sát.

9. Bill of Rights

Many democratic countries also choose to have a bill of rights to protect people against abuse of power. A bill of rights is a list of rights and freedoms guaranteed to all people in the country. When a bill of rights becomes part of a country's constitution, the courts have the power to enforce these rights. A bill of rights limits the power of government and may also impose duties on individuals and organizations.

9. Tuyên ngôn dân quyền

Nhiều quốc gia dân chủ cũng có thể chọn để có một tuyên ngôn dân quyền để bảo vệ người dân khỏi bị lạm dụng quyền lực. Một tuyên ngôn dân quyền là một danh sách các quyền và quyền tự do được bảo đảm đối với tất cả người dân trong nước. Khi một tuyên ngôn dân quyền trở thành một phần của hiến pháp của một quốc gia, tòa án có quyền lực để thực thi các quyền này. Một tuyên ngôn dân quyền giới hạn quyền lực của chính phủ và cũng có thể quy định các nghĩa vụ đối với cá nhân và tổ chức.

10. Accepting the Results of Elections

In democratic elections, there are winners and losers. Often the losers in an election believe so strongly that their party or candidate is the best one, that they refuse to accept the results of the election. This is against democratic principles. The consequences of not accepting the result of an election may be a government that is ineffective and cannot make decisions. It may even result in violence which is also against democracy.

10. Chấp nhận kết quả bầu cử

Trong các cuộc bầu cử dân chủ, có người thắng và kẻ thua. Thường thì những người thất bại trong cuộc bầu cử tin tưởng mạnh mẽ rằng đảng hoặc ứng cử viên của họ là tốt nhất, cho nên họ từ chối không chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử. Điều này là vi phạm nguyên tắc dân chủ. Hậu quả của việc không chấp nhận kết quả của một cuộc bầu cử có thể là một chính phủ không hiệu quả và không thể ra quyết định. Nó thậm chí có thể dẫn đến bạo lực cũng là đi ngược lại nền dân chủ.

11. Human Rights

All democracies strive to respect and protect the human rights of citizens. Human rights mean those values that reflect respect for human life and human dignity. Democracy emphasizes the value of every human being. Examples of human rights include freedom of expression, freedom of association, freedom of assembly, the right to equality and the right to education.

11. Nhân quyền

Tất cả các nền dân chủ quyết tôn trọng và bảo vệ quyền của công dân. Nhân quyền là những giá trị phản ánh sự tôn trọng đối với cuộc sống của con người và phẩm giá con người. Dân chủ nhấn mạnh giá trị của mỗi con người. Ví dụ về các quyền con người bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, quyền bình đẳng và quyền được giáo dục.

12. Multi-Party System

In order to have a multi-party system, more than one political party must participate in elections and play a role in government. A multi-party system allows for opposition to the party, which wins the election. This helps provide the government with different viewpoints on issues. Additionally, a multiparty system provides voters with a choice of candidates, parties and policies to vote for. Historically, when a country only has one party, the result has been a dictatorship.

12. Hệ thống nhiều đảng

Để có một hệ thống đa đảng, nhiều hơn một đảng chính trị phải tham gia trong các cuộc bầu cử và đóng một vai trò trong chính phủ. Một hệ thống đa đảng cho phép có sự đối lập với đảng thắng cử. Điều này sẽ giúp cung cấp cho chính phủ với các quan điểm khác nhau về các vấn đề. Ngoài ra, một hệ thống đa đảng cung cấp cho cử tri một sự lựa chọn các ứng cử viên, các đảng và chính sách để họ bỏ phiếu. Trong lịch sử, khi một quốc gia chỉ có một đảng, kết quả đã được một chế độ chuyên chính.

13. The Rule of Law

In a democracy no one is above the law, not even a king or an elected President. This is called the rule of law. It means that everyone must obey the law and be held accountable if they violate it. Democracy also insists that the law be equally, fairly and consistently enforced. This is sometimes referred to as "due process of law."
13. Pháp quyền/trị

Trong một nền dân chủ không có ai đứng trên luật pháp, ngay cả một ông vua hay tổng thống được bầu cũng không thể. Điều này được gọi là pháp trị. Nó có nghĩa là tất cả mọi người phải tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu họ vi phạm. Dân chủ cũng nhấn mạnh rằng luật pháp được thực thi một cách bình đẳng, công bằng và nhất quán. Điều này đôi khi được gọi là "theo đúng thủ tục quy định của pháp luật."

 From: Democracy for all



http://www.streetlaw.org/democlesson.html



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn