MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, January 31, 2013

Common Fears, Different Approaches to U.S. BMD for Russia, China Nga-Trung: Nỗi sợ hãi chung, phương pháp tiếp cận riêng đối với Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Mỹ





Common Fears, Different Approaches to U.S. BMD for Russia, China

Nga-Trung: Nỗi sợ hãi chung, phương pháp tiếp cận riêng đối với Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Mỹ

Richard Weitz
The World Politics Review
Richard Weitz
Tạp chí Chính trị Thế giới


Although Russia and China are the only countries that have the capability to conduct a large-scale ballistic missile attack on the U.S. homeland, neither one is the focus of U.S. ballistic missile defense efforts, due to the unlikelihood of such an attack. Nevertheless, both Moscow and Beijing have repeatedly expressed their concerns that U.S. missile defenses will negatively impact their own strategic capabilities and interests.

Mặc dù Nga và Trung Quốc là những cường quốc duy nhất có khả năng phát động một cuộc tấn công nước Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo quy mô lớn, nhưng không nước nào quan tâm đến các nỗ lực của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ do Bắc Kinh và Mátxcơva nhận định Mỹ không thể phát động một cuộc tấn công như vậy. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc thường xuyên lo ngại các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các lợi ích và khả năng chiến lược của hai nước.

While China shares some of Russia’s concerns and responses regarding U.S. missile defenses, Beijing’s objections also differ in certain respects.

Trong khi Trung Quốc chia sẻ một số quan ngại và phản ứng của Nga liên quan đến phòng thủ tên lửa của Mỹ, phản đối của Bắc Kinh cũng khác biệt ở một số khía cạnh nhất định.

Both countries fear that U.S. BMD systems threaten to weaken their nuclear deterrents and undermine one of their main tools for constraining U.S. foreign policy by shielding the United States from potential retaliation. America’s strong offensive capabilities, both nuclear and conventional, exacerbate these concerns, since they increase the potential for a successful U.S. pre-emptive strike against Russian and Chinese nuclear missiles. Although U.S. BMD systems would have difficulty coping with a full-scale Russian and Chinese nuclear strike, the task would be easier if Moscow and Beijing’s nuclear retaliatory capacity were severely weakened by a U.S. first strike that had destroyed many missiles in their silos and disrupted strategic command-and-control systems.

Mátxcơva và Bắc Kinh sợ rằng BMD của Oasinhtơn sẽ làm suy yếu các phương tiện răn đe và dẫn đến phá hủy một trong những công cụ chủ yếu của hai nước nhằm hạn chế chính sách đối ngoại của Mỹ bằng cách hạn chế các đòn tấn công trả đũa mạnh mẽ của Mỹ. Khả năng tấn công mạnh mẽ bằng các loại vũ khí hạt nhân và thông thường của Mỹ đang làm gia tăng mối quan tâm đó của Nga và Trung Quốc, bởi vì các loại vũ khí đó sẽ giúp Mỹ gia tăng khả năng của một đòn tấn công phủ đầu phá hủy các tên lửa hạt nhân của Nga và Trung Quốc. Mặc dù BMD của Mỹ khó có thể đối phó với một đòn tấn công hạt nhân toàn diện của Nga và Trung Quốc, nhưng nhiệm vụ đó sẽ dễ dàng hơn cho Mỹ nếu khả năng trả đũa hạt nhân của Mátxcơva và Bắc Kinh bị suy yếu nghiêm trọng bởi một đòn tấn công đầu tiên của Mỹ đã phá hủy các tên lửa trong hầm chứa cũng như các hệ thống kiểm soát và chỉ huy chiến lược.

Even with a theoretical U.S. pre-emptive first strike capacity, the primary concern for Russian and Chinese policymakers would not necessarily be a nuclear war with the United States, but rather that U.S. policymakers might feel emboldened to intervene in other countries without having to heed Moscow and Beijing’s objections.

Trước khả năng, xét về mặt lý thuyết, tiến hành một đòn tấn công phủ đầu của Mỹ, mối lo ngại chủ yếu của các nhà hoạch định chính sách của Nga và Trung Quốc sẽ không phải là một cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ, mà ngược lại các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể cảm thấy được khích lệ để can thiệp các nước khác mà không quan tâm đến những phản đối của Mátxcơva và Bắc Kinh.

At the 2007 Munich Security Conference, Russian President Vladimir Putin explicitly warned that if the U.S. military "hyperpower" were no longer deterred by Russian nuclear forces, Washington would be free to impose its will unilaterally on other countries without fear of effective military retaliation. Maj. Gen. Chen Zhou, of the Chinese military’s Academy of Military Science, claims that U.S. missile defense systems "break the global strategic balance" by undermining a key source of China’s power.


Tại Hội nghị an ninh Munich năm 2007, chính Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng nếu lực lượng hạt nhân của Nga không thể ngăn chặn sức mạnh của quân đội Mỹ nữa, lúc đó Oasinhtơn sẽ tự do áp đặt ý chí đơn phương của họ đối với các nước khác mà không lo sợ bị trả đũa quân sự hiệu quả. Thiếu tướng Trần Châu thuộc Học viện Khoa học Quân sự của quân đội Trung Quốc cũng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ “phá vỡ sự cân bằng chiến lược toàn cầu” bằng cách phá hoại một nguồn sức mạnh quan trọng của Trung Quốc.

Moreover, both Beijing and Moscow fear that the United States is using missile defenses to widen and deepen security alliances designed to contain Chinese and Russian influence. Russians oppose U.S. BMD deployments in Eastern Europe and potentially the South Caucasus, seeing them as a way of strengthening and extending NATO. Similarly, the Chinese oppose U.S. BMD cooperation with Japan and potentially South Korea and Taiwan, seeing it as a means for Washington to strengthen cross-links between its bilateral alliances.

Hơn nữa, Bắc Kinh và Mátxcơva sợ rằng Chính phủ Mỹ đã và đang sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa để mở rộng và làm sâu sắc hơn các liên minh an ninh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quôc và Nga. Nga phản đối Mỹ triển khai BMD ở Đông Âu cũng như Nam Cápcadơ và coi các kế hoạch triển khai đó như một biện pháp để củng cố và mở rộng NATO. Tương tự, Trung Quốc cũng phản đối chương trình hợp tác BMD của Mỹ với Nhật Bản và sắp tới có khả năng với Hàn Quốc và Đài Loan, và coi việc triển khai đó như một công cụ để Oasinhtơn thúc đẩy mối liên kết giữa các liên minh song phương của Mỹ trong khu vực.


In order to decrease the vulnerability of their ballistic missiles to a U.S. first strike, Russia and China have expended considerable resources to develop and deploy mobile missiles as well as submarine-launched missiles. But these passive defenses would do nothing to counter effective BMD systems.

Để hạn chế sự yếu kém của các tên lửa đạn đạo trước đòn tấn công đầu tiên của Mỹ, Nga và Trung Quốc đã chi các nguồn lực đáng kể nhằm phát triển và triển khai các tên lửa cơ động cũng như các tên lửa được phóng từ tàu ngầm. Nhưng các hệ thống phòng thủ thụ động này không thể chống lại BMD hiệu quả.

In addition to perceiving missile defense as an effort by Washington to strengthen the U.S. alliance architecture in East Asia, the Chinese also see U.S. missile defenses as at least partly designed to negate the Chinese military’s anti-access/area denial strategy. That strategy relies heavily on China’s missiles, armed with conventional warheads, to keep the U.S. military from intervening in a conflict between China and one of its neighbors.

Bên cạnh việc nhận thấy các hệ thống phòng thủ tên lửa như một nỗ lực của Oasinhtơn để tăng cường mạng lưới liên minh tại Đông Á, Trung Quốc cũng thấy các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nhằm phá hủy chiến lược chống thâm nhập chống tiếp cận khu vực của quân đội Trung Quốc. Chiến lược này của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các tên lửa được trang bị các đầu đạn thông thường nhằm ngăn chặn quân đội Mỹ can thiệp vào một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong tương lai.

Unlike Moscow, however, Beijing has adamantly refused to constrain its missile arsenal and has rejected suggestions that China accede to the Russia-U.S. Intermediate Nuclear Forces Treaty, which exclusively prohibits these two countries from having ballistic or cruise missiles with a range between 310 and 3,410 miles. China’s missile arsenal includes short-range systems to discourage Taiwan from explicitly declaring independence and to deter U.S. and other adversary militaries from operating near mainland China; medium-range missiles to consolidate Beijing’s influence in East Asia; and long-range missiles to deter the United States from interfering in Chinese efforts to achieve these first two objectives. In addition, China continues to rely on its missile technology exports to Pakistan, Iran, North Korea and other states for revenue and to expand its diplomatic influence.


Nhưng không giống Mátxcơva, Bắc Kinh cương quyết không hạn chế kho vũ khí tên lửa của họ và bác bỏ các ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ tham gia hiệp ước Nga-Mỹ. Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung cấm Mỹ và Nga sở hữu các tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp có tầm bắn từ 310-3.410 dặm. Kho vũ khí tên lửa của Trung Quốc bao gồm các hệ thống tên lửa tầm ngắn để đe dọa Đài Loan không được tuyên bố độc lập và ngăn chặn lực lượng Mỹ cũng như quân đội của các nước thù địch khác hoạt động gần lãnh thổ Trung Quốc đại lục; các tên lửa tầm trung sẽ củng cố ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Đông Á; và tên lửa tầm xa để ngăn chặn Mỹ can thiệp vào các nỗ lực của Trung Quốc trong việc đạt được hai mục tiêu đầu tiên. Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục dựa vào xuất khẩu công nghệ tên lửa đến các nước đồng minh như Pakixtan, Iran, Bắc Triều Tiên và nhiều nước khác để tăng thu nhập và mở rộng ảnh hưởng ngoại giao của Bắc Kinh.


At the same time, Beijing has adopted a much less threatening tone in its response to U.S. BMD initiatives than Moscow, which has threatened to launch pre-emptive strikes against Poland, Ukraine and other countries hosting U.S. BMD sites. The Chinese may have benefitted from having seen how Russia’s shrill threats have only alarmed its neighbors into tightening their mutual defense ties.


Đồng thời, Bắc Kinh ít tuyên bố mang tính chất đe dọa khi phản ứng trước các sáng kiến BMD của Mỹ hơn Mátxcơva-nước nhiều lần tuyên bố sẽ phát động các cuộc tấn công đánh đòn phủ đầu đầu tiên chống Ba Lan, Ucraina và các nước khác có bố trí BMD của Mỹ. Có lẽ Trung Quốc đã được hưởng lợi vì nhận thấy mối đe dọa của Nga chỉ cảnh báo các nước láng giềng thắt chặt quan hệ quốc phòng với nhau ở mức độ nào.


In contrast, Chinese officials have not threatened to attack Japan, India or South Korea to discourage them from supporting Washington’s BMD policies, to avoid driving these countries closer to the United States and thereby increasing the risks of a collective containment architecture coalescing around Beijing.

Ngược lại, các quan chức Trung Quốc không hề đe dọa tấn công Nhật Bản, Ấn Độ hay Hàn Quốc nhằm lôi kéo các nước này không ủng hộ chính sách BMD của Oasinhtơn và không đẩy họ gần hơn với Mỹ để tránh tăng nguy cơ hình thành thế bao vây ngăn chặn xung quanh Trung Quốc.


Unlike in Europe, where the U.S. BMD program has been adopted by NATO as a collective alliance initiative, the U.S. BMD initiatives in Asia are proceeding thus far almost exclusively on a bilateral basis.


Không giống châu Âu-nơi chương trình BMD của Mỹ được NATO ủng hộ và coi đây như một sáng kiến liên minh tập thể, các sáng kiến BMD của Mỹ ở châu Á đang được thúc đẩy chủ yếu trên cơ sở các hiệp ước an ninh song phương.


Furthermore, the Chinese seem more optimistic than their Russian counterparts that they can develop both sophisticated BMD-penetration capabilities and their own missile defense systems. Unlike Russian officials, who characterize all national missile defense programs as potentially destabilizing, the Chinese simply urge caution in the development and deployment of BMD systems, suggesting that Beijing wants to defend its own incipient missile defense program.


Hơn nữa, Trung Quốc có vẻ lạc quan hơn các đối tác Nga vì cho rằng họ có thể phát triển các khả năng thâm nhập BMD hiện đại và các hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn đầu của họ. Không như các quan chức Nga thường mô tả tất cả các chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia đều có khả năng gây mất ổn định, Trung Quốc chỉ yêu cầu Mỹ thận trọng trong quá trình phát triển và triển khai hệ thống BMD và điều đó cho thấy rằng Bắc Kinh muốn bảo vệ chương trình phòng thủ tên lửa giai đoạn đầu của họ.


Although China’s nuclear arsenal could more easily be neutralized by emerging U.S. missile defense systems than Russia’s larger fleet of nuclear-armed ballistic missiles, Chinese officials have declined to pursue Russian exploratory proposals regarding greater cooperation in this area. Chinese and Russian representatives have thus far largely limited their BMD efforts to issuing joint declarations, though Russia has in principle decided to sell advanced S-400 air defense systems to China that have some missile defense capacities.

Mặc dù kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi hệ thống phòng thủ tên lửa đang phát triển của Mỹ hơn các hạm đội tàu chiến được trang bị các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Nga, nhưng các quan chức Trung Quốc không ủng hộ đề nghị mang tính chất thăm dò của Nga liên quan đến hợp tác chặt chẽ hơn trên lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Vì vậy, đến nay các đại diện của Trung Quốc và Nga rất hạn chế đưa ra các tuyên bố chung về khả năng BMD của họ, mặc dù về nguyên tắc Nga quyết định bán các hệ thống phòng không hiện đại S- 400 cho Trung Quốc.

Chinese analysts have informally explained that they are weighing the value of working with Russia, but are concerned that Moscow might ultimately abandon China to reach a separate agreement with the United States on the issue, as Beijing believes occurred in 2001. They also worry that, unlike Russia, China lacks any missile defense assets they could offer the United States in return for BMD cooperation.


Các nhà phân tích Trung Quốc chính thức giải thích rằng họ đang cân nhắc giá trị của việc hợp tác với Nga, nhưng lại sợ rằng cuối cùng Mátxcơva có thể từ bỏ Trung Quốc để tiến tới một thỏa thuận riêng với BMD về vấn đề này như năm 2001. Họ cũng sợ rằng Trung Quốc thiếu tất cả các thiết bị phòng thủ tên lửa có thể cung cấp cho Mỹ đế đổi lấy việc hợp tác BMD.

Whether in collaboration with Russia or alone, China is therefore likely to continue to seek its own BMD capabilities. Beijing claims to have tested an incipient BMD system in 2010, and Chinese experts have confirmed that they are debating whether to develop more mature BMD systems as well. Analysis of Chinese technical writings show extensive interest in developing not only passive and active countermeasures to BMD, but also China’s own anti-satellite and BMD capabilities.

Dù hợp tác với Nga hoặc hành động một mình, Trung Quốc có khả năng tiếp tục tìm kiếm các khả năng BMD của họ. Năm 2010, Bắc Kinh thông báo Trung Quốc đã thử nghiệm một hệ thống BMD giai đoạn đầu và nhiều chuyên gia Trung Quốc cho biết họ đang tranh luận về việc Trung Quốc có nên phát triển hệ thống BMD hoàn thiện hơn không. Phân tích các tài liệu kỹ thuật của Trung Quốc cho thấy hiện nay Bắc Kinh không những đang quan tâm phát triển các biện pháp trả đũa thụ động và chủ động đối với BMD, mà cả các khả năng chống vệ tinh và BMD.

But greater cooperative BMD collaboration between China and the United States -- and Russia -- is also possible. Indeed, such cooperation is in China’s interests: China’s expanding offensive nuclear capabilities are making it more difficult for Russia and the United States to agree to further reduce their own strategic forces, which can inflict much more damage on China than any U.S. missile shield. Similarly, the Chinese military buildup is encouraging influential Japanese, South Koreans and Taiwanese to develop their own matching long-range strike weapons as well as more advanced defensive systems. Though U.S. missile defense efforts have for now been a divisive issue for Russia and China, BMD could potentially serve as the basis for cooperative approaches to regional security in the future.


Nhưng hợp tác về BMD lớn hơn giữa Trung Quốc và Mỹ hoặc Trung Quốc và Nga cũng có thể diễn ra. Thực tế, hợp tác như vậy nằm trong các mối quan tâm của Trung Quốc: Các khả năng tấn công hạt nhân ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ và Nga khó có thể đồng ý cắt giảm hơn nữa lực lượng chiến lược của họ, từ đó có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc lớn hơn các hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ. Tương tự, việc xây dựng quân đội Trung Quốc đang khuyến khích Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phát triển các loại vũ khí tấn công tầm xa cũng như các hệ thống phòng thủ hiện đại hơn. Mặc dù hiện nay các nỗ lực phòng thủ tên lửa của Mỹ là vấn đề gây chia rẽ giữa Nga và Trung Quốc, nhưng BMD có thể là cơ sở cho các cách tiếp cận hợp tác an ninh khu Vực trong tương lai.

Richard Weitz is a senior fellow at the Hudson Institute and a World Politics Review senior editor. His weekly WPR column, Global Insights, appears every Tuesday.

Richard Weitz là một thành viên cao cấp tại Viện Hudson và biên tập viên cao cấp  của tạp chí Chính Trị Thế Giới. Chuyên mục Cái nhìn toàn cầu của ông xuất hiện vào các ngày thứ Ba hàng tuần.







 
http://www.worldpoliticsreview.com/articles/12524/global-insights-common-fears-different-approaches-to-u-s-bmd-for-russia-china

Despite increasing prosperity, Vietnam's appetites remain unique Việt Nam: Sự thịnh vượng và các món ăn độc nhất vô nhị






Despite increasing prosperity, Vietnam's appetites remain unique
Việt Nam: Sự thịnh vượng và các món ăn độc nhất vô nhị

By Joel Brinkley, Chicago Tribune
January 29, 2013

Joel Brinkley, Chicago Tribune
January 29/1/2013

You don't have to spend much time in Vietnam before you notice something unusual. You hear no birds singing, see no squirrels scrambling up trees or rats scurrying among the garbage. No dogs out for a walk.

Bạn không cần phải dành nhiều thời gian ở Việt Nam trước khi bạn nhận thấy một cái gì đó không bình thường tại nước này. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy những chú sóc chạy nhảy trên các nhành cây hoặc những chú chuột chạy nhốn nháo gần các thùng rác. Và cũng không có chú chó nào đi dạo ngoài đường.

In fact, you see almost no wild or domesticated animals at all. Where'd they all go? You might be surprised to know: Most have been eaten. Of course, as with most states in the region, tigers, elephants, rhinos and other big animals are trafficked to China. At this, of course, Vietnam is hardly alone -- though the World Wildlife Fund describes the state as the world's greatest wildlife malefactor.

Trong thực tế, bạn sẽ không thấy hầu như bất kỳ loại động vật hoang dã hoặc động vật thuần hóa nào cả. Tất cả chúng đã bỏ đi đâu? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết sự thật: Hầu hết chúng đã trở thành các món ăn ở nước này. Tất nhiên, tương tự như hầu hết các nước lân cận trong khu vực, các loài hổ, voi, tê giác cũng như các loài thú hiếm quý khác thường bị buôn bán sang nước láng giềng Trung Quốc. Tại thời điểm này, Việt Nam không phải là nước đầu tiên mặc dù Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) mô tả Việt Nam là nước tàn ác với động vật hoang dã nhất trên thế giới



Various reports show that Vietnamese kill more rhinos for their horns than any other nation. Chinese value those horns for their mythical medical qualities -- like so many exotic-animal body parts.

Các bản báo cáo khác nhau cho thấy rằng người Việt Nam giết tê giác để lấy sừng nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Người Trung Quốc tin rằng sừng tê giác là một loại thần y – tương tự như nhiều bộ phận đặc biệt của những loài động vật khác.

Animal trafficking explains the dearth of tigers, elephants and other big beasts. But what about birds and rats? Yes, people eat those, too, like almost every animal that lives there. In Da Nang in January, I saw a street-side merchant with bowls full of dead rats for sale -- their fur removed but otherwise intact -- ready to cook.

Buôn bán động vật là kết quả giải thích vì sao số lượng các loài hổ, voi và các loài thú hiếm quý khác liên tục bị sụt giảm, thiếu vắng tại nước này. Nhưng còn các loài chim và chuột thì sao? Vâng, mọi người ăn luôn những động vật này cũng như tất cả các loài động vật nào khác sống đang sống ở đây. Tại Đà Nẵng vào tháng Giêng vừa rồi, tôi đã chứng kiến một thương gia trên đường phố bày bán những chú chuột chết – chỉ có bộ lông của chúng được lột bỏ nhưng những bộ phận khác vẫn còn nguyên – và sẵn sàng nấu để bán cho khách hàng.

Last spring, Conservation International reported that several varieties of Vietnamese gibbon, part of the ape family, "are perilously close to extinction" -- all but a few of them already eaten.


Mùa xuân năm ngoái, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế báo cáo rằng loài vượn Việt Nam, tương tự như loài khỉ không đuôi, “đã gần như đang trên đường tuyệt chủng” – chỉ còn vài con trong tất cả số đó chưa trở thành các món ăn đặc sản.




All of this raises an interesting question. Vietnamese have been meat eaters through the ages, while their Southeast Asian neighbors to the west -- Cambodia, Laos, Thailand and Myanmar -- have largely left their wildlife alone.

Tất cả những điều này đặt ra một câu hỏi rất thú vị. Từ lâu nay người Việt Nam đã ăn thịt, trong khi các nước láng giềng Đông Nam Á về phía tây – như Campuchia, Lào, Thái Lan và Miến Điện – lại phần lớn không đụng đến các loài động vật hoang dã của nước họ.

In each of these other countries you see flocks of birds that are absent in Vietnam along with numerous pet dogs and cats. There, people eat rice, primarily, and for many people in most of those states their diet includes little more than that.

Tại những nước trên, bạn có thể thấy nhiều đàn chim cùng với rất nhiều chó nuôi và mèo mà đa số chúng đều vắng mặt tại Việt Nam. Tại các nước này thì mọi người chủ yếu đều ăn cơm, và đối với đa số người dân tại đây thì chế độ ăn uống của họ bao gồm nhiều hơn như vậy.

Vietnam has always been an aggressive country. It has fought 17 wars with China since winning independence more than 1,000 years ago and has invaded Cambodia numerous times, most recently in 1979. Meantime, the nations to its west have largely been passive in recent centuries.

Việt Nam luôn luôn là một đất nước hung hăng. Họ đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập cách đây hơn 1.000 năm và đã xâm lăng Campuchia nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, các quốc gia nằm về phía tây chủ yếu là thụ động trong những thế kỷ gần đây.

Many anthropologists and historians attribute the difference to the state's origins. Vietnam was born of China, while India heavily influenced the other countries -- two nations with drastically different personalities, even today.

Nhiều nhà nhân học và sử học đã đưa ra sự khác biệt về nguồn gốc của nước này. Việt Nam ra đời từ Trung Quốc, trong khi đó thì Ấn Độ thì gây ảnh hưởng lên nhiều các nước khác – hai quốc gia với tính cách hoàn toàn khác nhau, ngay cả ngày hôm nay cũng vậy.

Well, certainly that played a part. But I would argue that because Vietnamese have regularly eaten meat through the ages, adding significant protein to their diet, that also helps explain the state's aggressive tendencies -- and the sharp contrast with its neighbors.


Điều đó chắc chắn đóng một vai trò nhất định. Nhưng tôi sẽ tranh luận rằng bởi vì Việt Nam đã thường xuyên ăn thịt qua các thời kỳ trong lịch sử, tích tụ thêm nhiều chất đạm (protein) trong chế độ ăn uống của họ, việc đó có thể giúp giải thích xu hướng hung hăng của nước này – và khác nhau rất nhiều với các nước láng giềng.


Right now, the favored dish is dog. In fact, dog meat is particularly prized. It's considered a specialty because it is said to contain more protein than other meats. For Vietnamese, tradition has it that whenever you have bad luck you should eat dog meat to change your fate. But you shouldn't eat it at the start of the lunar month, or the reverse will happen. You'll actually bring on bad luck.


Ở ngay thời điểm này, món ăn được ưa thích nhất là thịt chó (thịt cầy). Ngạc nhiên hơn nữa là thịt chó đặc biệt có giá khá đắt. Món này được coi là đặc sản bởi vì nó chứa nhiều chất đạm hơn các loại thịt khác. Đối với Việt Nam, truyền thống cho rằng bất cứ khi nào bạn gặp xui, bạn nên ăn thịt chó để thay đổi số mệnh của bạn. Nhưng bạn không nên ăn vào ngày đầu tháng trong tháng âm lịch, hoặc điều ngược lại sẽ xảy ra. Bạn thực sự sẽ mang lại sự xui xẻo.



Now, however, tradition is clashing with modernity -- and the law has changed with it. Thirty years ago, it was illegal to keep a pet dog. The government held the view that dog meat was a nutritional priority that couldn't be ignored. That point of view still pertains, though the government repealed the law years ago.

Tuy nhiên, bây giờ thì truyền thống và cách sống hiện đại đang xung đột nhau, và pháp luật cũng đã thay đổi. Ba mươi năm trước đây, sở hữu một chú chó cưng là bất hợp pháp. Chính phủ giữ quan điểm cho rằng thịt chó là một ưu tiên dinh dưỡng không thể bỏ qua. Quan điểm đó vẫn còn tồn tại mặc dù chính phủ đã bãi bỏ một số pháp luật so với thời gian trước đây.

In fact, still today, driving down the highway it's not unusual to see a flatbed truck hauling dogs curled up in little stacked cages, six cages high, eight deep, off to market -- similar to the way chickens are transported to slaughterhouses in the west.

Trong thực tế, ngày nay khi bạn lái xe xuống đường cao tốc, bạn không phải ngạc nhiên khi thấy các xe tải với nhiều lồng nhỏ xếp chồng lên nhau với kích thước khá rộng chở đầy chó đi đến các chợ – tương tự như cách thức vận chuyển gà đến trại giết mổ ở các nước phương Tây.

But now, Vietnam is a rapidly prospering state; more than half the population was born after the Vietnam War (which they call the American war). Per capita income is about $3,400, which may not seem like a lot but is higher than in most neighboring states. And as the middle class grows, so does Western influence -- picked up from television, movies, Facebook, Twitter and the rest.


Nhưng hiện tại Việt Nam là một nước có chỉ số thịnh vượng khá cao, với hơn một nửa dân số được sinh ra sau Chiến tranh Việt Nam (mà họ gọi là chiến tranh chống Mỹ). Thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.400 USD mỗi năm, tuy không nhiều nhưng cao hơn so với hầu hết các nước láng giềng lân cận. Và trong lúc các tầng lớp trung lưu phát triển thì họ không thể không bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây – như truyền hình, phim ảnh, Facebook, Twitter và nhiều thứ khác.


With that has come a new desire among some to keep pets. So now you do see an occasional dog here and there, lounging on the front porch of someone's home -- but under the watchful eye of its owner. Even now, as Vietnam rapidly modernizes and matures, if the dog wanders too far from home, someone will grab it and then serve dog for dinner.

Cùng với những thứ đó, một số người Việt bắt đầu có nhu cầu và mong muốn nuôi chó mèo. Vì vậy, đôi lúc bạn sẽ thấy một vài chú chó mèo xuất hiện thơ thẩn ở phía trước hiên nhà của một ai đó, nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của các chủ nhà. Ngay cả bây giờ, khi Việt Nam nhanh chóng hiện đại hóa và từng bước trưởng thành, nếu các chú chó đi lang thang quá xa khu nhà thì ai đó sẽ túm lấy chúng và tức khắc sau đó sẽ trở thành các món ăn tối.

Visiting Vietnam, many Western visitors despair. As one Western blogger put it: "I can quite honestly say it's the most gruesome thing I have ever seen."

Khi đến thăm Việt Nam, nhiều du khách phương Tây cảm thấy thất vọng. Một trong những blogger phương Tây đã viết: “Có thể trung thực mà nói thì đó là những điều khủng khiếp nhất mà tôi từng thấy”.


I could not agree more.

Và tôi không thể nào không đồng ý với cách diễn tả trên.

Joel Brinkley, a professor of journalism at Stanford University, is a Pulitzer Prize-winning former foreign correspondent for the New York Times.
Joel Brinkley, giáo sư báo chí tại Đại học Stanford, là người đã từng đoạt giải Pulitzer cựu phóng viên nước ngoài cho tờ New York Times.


Translated by Đỗ Đăng Khoa
http://www.chicagotribune.com/news/columnists/sns-201301291330--tms--amvoicesctnav-c20130129-20130129,0,5193782.column

Wednesday, January 30, 2013

Afghan War Commander Gives Options for After ’14 Chỉ huy chiến trường Afghanistan đệ trình các lựa chọn cho hậu 2014






Afghan War Commander Gives Options for After ’14

Chỉ huy chiến trường Afghanistan đệ trình các lựa chọn cho hậu 2014

By ELISABETH BUMILLER and ERIC SCHMITT
January 2, 2013

ELISABETH BUMILLER và ERIC Schmitt
02 tháng một năm 2013

WASHINGTON — Gen. John R. Allen, the senior American commander in Afghanistan, has submitted military options to the Pentagon that would keep 6,000 to 20,000 American troops in Afghanistan after 2014, defense officials said on Wednesday.

WASHINGTON - Tướng John R. Allen, chỉ huy cấp cao của Mỹ tại Afghanistan, đã trình lên Lầu Năm Góc các lựa chọn quân sự sẽ giữ 6.000 đến 20.000 quân Mỹ ở Afghanistan sau năm 2014, các quan chức quốc phòng cho biết.

General Allen offered Defense Secretary Leon E. Panetta three plans with different troop levels: 6,000, 10,000 and 20,000, each with a risk factor probably attached to it, a senior military official said. An option of 6,000 troops would probably pose a higher risk of failure for the American effort in Afghanistan, 10,000 would be medium risk and 20,000 would be lower risk, the official said.

Tướng Allen đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta ba kế hoạch với mức quân nhân khác nhau: 6.000, 10.000 và 20.000, mỗi mức với một yếu tố nguy cơ có thể gắn liền với nó, một quan chức quân sự cấp cao cho biết. Tùy chọn 6.000 quân có lẽ sẽ đặt ra một nguy cơ thất bại cho các nỗ lực của Mỹ ở Afghanistan, 10.000 sẽ là nguy cơ trung bình và 20.000 sẽ có nguy cơ thấp, quan chức này nói.

But the official, who spoke on the condition of anonymity because he was not authorized to discuss the options, said that a more important factor in the success of any post-2014 American mission was how well — or whether — an Afghan government known for corruption could deliver basic services to the population.

Tuy nhiên, viên chức này, người đã phát biểu với điều kiện giấu tên vì ông không có thẩm quyền để thảo luận về các tùy chọn, cho biết, một yếu tố quan trọng hơn trong sự thành công của bất kỳ nhiệm vụ hậu-2014 nào của Mỹ là liệu một chính phủ Afghanistan vốn nổi tiếng về tham nhũng có thể cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người dân được hay không và tốt tới mức nào.

General Allen’s options offer ascending levels of American involvement in guarding against the expansion of terrorist groups in Afghanistan and advising an Afghan military that has limited air power, logistics, leadership and ability to evacuate and treat its wounded.


Các tùy chọn của Tướng Allen cung cấp mức độ tăng dần về sự tham gia của Mỹ trong việc bảo vệ chống lại việc mở rộng của các nhóm khủng bố tại Afghanistan và tư vấn cho một quân đội Afghanistan vốn có giới hạn về sức mạnh không quân, hậu cần, lãnh đạo và khả năng sơ tán và điều trị binh sĩ bị thương.

With 6,000 troops, defense officials said, the American mission would largely be a counterterrorism fight of Special Operations commandos who would hunt down insurgents. There would be limited logistical support and training for Afghan security forces. With 10,000 troops, the United States would expand training of Afghan security forces. With 20,000 troops, the Obama administration would add some conventional Army forces to patrol in limited areas.


Với 6.000 quân, các quan chức quốc phòng cho biết, sứ mệnh của Mỹ phần lớn sẽ là một cuộc chiến chống khủng bố với các hoạt động biệt kích để săn lùng các phần tử nổi dậy. Sẽ có hạn chế hỗ trợ hậu cần và đào tạo cho các lực lượng an ninh Afghanistan. Với 10.000 quân, Hoa Kỳ sẽ mở rộng đào tạo các lực lượng an ninh Afghanistan. Với 20.000 quân, chính quyền Obama sẽ có thêm một số lực lượng quân đội thông thường để tuần tra trong khu vực giới hạn.

Defense officials said it was unclear whether President Obama had studied the options, although they said he was expected to discuss them at the White House next week when President Hamid Karzai of Afghanistan visits. About 66,000 American troops are now in Afghanistan.


Các quan chức quốc phòng cho biết không rõ liệu Tổng thống Obama đã nghiên cứu các tùy chọn hay chưa, mặc dù họ cho biết ông dự kiến ​​sẽ thảo luận tại Nhà Trắng vào tuần tới khi Tổng thống Hamid Karzai của Afghanistan viếng thăm. Hiện có khoảng 66.000 binh sĩ Mỹ tại Afghanistan.


Under an agreement between NATO and the Afghan government, the NATO combat mission in Afghanistan is to end on Dec. 31, 2014, when the Afghan Army and the police are to have full responsibility for their country’s security. But in recent months the Obama administration has been debating the size and mission of a residual American force that would remain after 2014 to increase Afghan stability.


Theo một thỏa thuận giữa NATO và chính phủ Afghanistan, sứ mệnh chiến đấu của NATO tại Afghanistan là kết thúc vào ngày 31 Tháng Mười Hai, 2014, khi quân đội và cảnh sát Afghanistan có trách nhiệm hoàn toàn đối với an ninh của đất nước của họ. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, chính quyền Obama đã tranh luận về kích thước và sứ mệnh của một lực lượng Mỹ còn ở lại sau khi năm 2014 để tăng cường ổn định cho Afghanistan.

The help is sorely needed, according to the most recent Pentagon report on the state of the 11-year-old war. In an assessment released last month that covers April through September 2012, the Pentagon found that only one of the Afghan Army’s 23 brigades was able to operate independently without air or other military support from the United States or its NATO partners.

Sự trợ giúp là vô cùng cần thiết, theo báo cáo gần đây nhất của Lầu Năm Góc về tình hình của cuộc chiến tranh 11 năm này cho biết. Trong một đánh giá công bố tháng trước đề cập từ tháng Tư đến tháng 9 năm 2012, Lầu Năm Góc phát hiện ra rằng chỉ có 23 lữ đoàn của quân đội Afghanistan đã có thể hoạt động độc lập mà không có hỗ trợ không lực hoặc hỗ trợ quân sự khác từ Hoa Kỳ hoặc các đối tác NATO.

Defense officials said that General Allen’s recommendations did not include options for the pace of withdrawals of the remaining 66,000 troops, although American officials say he wants to keep a large majority — perhaps as many as 60,000 — through the fighting season next fall.


Quan chức quốc phòng nói rằng đề nghị của Tướng Allen đã không bao gồm các tùy chọn cho tốc độ rút 66.000 binh lính còn lại, mặc dù các quan chức Mỹ nói rằng ông muốn giữ một đa số lớn - có lẽ nhiều đến 60.000 - cho các trận chiến mùa thu tới.

Military officials anticipate that the White House will push for a more rapid withdrawal.

Quan chức quân sự dự đoán rằng Nhà Trắng sẽ thúc đẩy việc rút quân nhanh hơn.

General Allen’s recommendations come as he and Mr. Panetta are soon due to leave their jobs. General Allen is to be replaced in February by Gen. Joseph F. Dunford Jr., and Mr. Panetta is expected to step down after Mr. Obama nominates a successor.

Khuyến nghị của Tướng Allen được đưa ra khi ông và ông Panetta sẽ sớm rời chức vụ. Tướng Allen sẽ được thay thế vào tháng Hai bởi tướng Joseph F. Dunford Jr, và ông Panetta dự kiến ​​sẽ thôi chức sau khi ông Obama đề cử người kế nhiệm.

General Allen, who is under investigation for a series of e-mails he exchanged with a socialite in Tampa, Fla., Jill Kelley, is to become the NATO supreme allied commander in Europe, but his nomination is delayed until the investigation concludes.

Tướng Allen, người đang được điều tra về một loạt các e-mail ông trao đổi với một nhân vật có ảnh hưởng ở Tampa, Florida, Jill Kelley, sẽ trở thành chỉ huy tối cao đồng minh NATO ở châu Âu, nhưng đề cử bị trì hoãn cho đến khi kết thúc điều tra.


Pentagon officials said Wednesday that he had long planned to leave Afghanistan in February and that the inquiry had not accelerated his departure.

Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết rằng ông từ lâu đã lên kế hoạch rời khỏi Afghanistan vào tháng Hai và cuộc điều tra đã không tăng tốc ra đi của ông.
http://www.nytimes.com/2013/01/03/world/middleeast/afghan-war-commander-gives-options-for-after-2014.html?_r=0

10 PROBLEMS OBAMA COULD SOLVE RIGHT NOW MƯỜI VẤN ĐỀ OBAMA CÓ THỂ GIẢI QUYẾT NGAY BÂY GIỜ





10 PROBLEMS OBAMA COULD SOLVE RIGHT NOW
MƯỜI VẤN ĐỀ OBAMA CÓ THỂ GIẢI QUYẾT NGAY BÂY GIỜ

The Second Coming
What can the 44th president really achieve in his second term? Here are 10 ideas.

Nhiệm kỳ Hai
Tổng thống thứ 44 thực sự có thể làm được gì trong nhiệm kỳ thứ hai của mình? Dưới đây là 10 ý tưởng.


FOREIGN POLICY
JANUARY/FEBRUARY 2013

Tạp chí CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Tháng Giêng / Tháng Hai 2013
If you were to print out all the white papers, op-eds, and think-tank reports urging U.S. President Barack Obama to do this or that in his second term, the sheer amount of paper produced would probably require chopping down the Amazon rain forest. There's a reason these well-intentioned ideas generally sit on the shelf: They're unrealistic. Wave a magic wand, and the president can do everything from make peace in the Middle East to reshape the entire world economy in America's favor. What follows is something different: advice he can actually implement.

Nếu bạn in ra giấy tất cả các bạch thư, ý kiến đọc giả, và các báo cáo của các think-tank (bồn trí tuệ, trí khố) thúc giục Tổng thống Mỹ Barack Obama nên làm điều này điều nọ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, thì để có lượng giấy phải sản xuất ra, có thể sẽ cần phải đốn trụi các rừng mưa Amazon. Có một lý do khiến những ý tưởng hảo ý này phải gác lên kệ: Chúng không thực tế. Chỉ vẫy một cây đũa thần là tổng thống có thể làm tất cả mọi thứ từ kiến tạo hòa bình ở Trung Đông đến định hình lại toàn bộ nền kinh tế thế giới có lợi cho Mỹ. Những điều sau đây có chút khác biệt: Những lời khuyên mà Tổng thống thực sự có thể thực hiện.

1. Jody Williams: Stop Using Land Mines and Cluster Munitions
2. George Papandreou: Save Greece, Save Europe
3. John Prendergast: Get Kony
4. Kenneth Roth: Dump These 8 Unsavory Allies
5. David E. Hoffman: Take the Nukes off Alert
6. Zbigniew Brzezinski: Get His Authority Back
7. Gal Luft: Kill the Oil Monopoly
8. Gernot Wagner: Cut Power Plant Pollution
9. Edward P. Joseph: Make a Trade Deal with Europe
10. Micah L. Sifry: Fix American Democracy
1. Jody Williams: Ngưng sử dụng mìn và bom chùm
2. George Papandreou: Cứu Hy Lạp, cứu Châu Âu
3. John Prendergast:  Nắm bắt Kony
4. Kenneth Roth: Loại bỏ 8 đồng minh không lành mạnh
5. David E. Hoffman: Cảnh báo về vũ khí hạt nhân
6. Zbigniew Brzezinski: Giành lại quyền uy
7. Gal Luft: Loại bỏ thế độc tôn của dầu mỏ
8. Gernot Wagner: Giảm ô nhiễm do nhà máy điện
9. Edward P. Joseph: Thực hiện thỏa thuận thương mại với châu Âu
10. Micah L. Sifry: Tinh chỉnh Dân chủ Mỹ

1. Jody Williams: Stop Using Land Mines and Cluster Munitions

1. Jody Williams: Ngưng sử dụng mìn và bom chùm



In 2009, U.S. President Barack Obama won the Nobel Peace Prize because, according to the committee, "His diplomacy is founded in the concept that those who are to lead the world must do so on the basis of values and attitudes that are shared by the majority of the world's population." In his second term, Obama must embrace that promise -- by taking steps to ensure that the United States is no longer an outlier when it comes to global agreements on peace and disarmament. He should start by sending the 1997 Mine Ban Treaty to the Senate for approval and by taking action to do away with America's own arsenal of mines, whether the Senate approves it or not.


Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giành giải Nobel Hòa bình bởi vì, theo ủy ban Nobel, "Nền ngoại giao của ông được thành lập theo quan niệm cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới phải hành động trên cơ sở các giá trị và thái độ được chia sẻ bởi các phần lớn nhân loại trên thế giới." Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, Obama phải giữ lời hứa bằng cách thực hiện các bước để đảm bảo rằng Hoa Kỳ không còn là kẻ hứa suông khi nói đến thỏa thuận toàn cầu về hòa bình và giải trừ quân bị. Ông nên bắt đầu bằng cách gửi Hiệp ước Cấm Mìn 1997 để Thượng viện phê duyệt và tiến hành loại bỏ kho vũ khí mìn của Mỹ, cho dù Thượng viện có chấp thuận hay không.

Obama was elected president in 2008 in part because of his sweeping calls to confront world problems that transcend borders. In his second term, what could be a stronger statement of support for multilateral diplomacy than joining the 161 countries -- including every other NATO country and every nation in the Western Hemisphere except Cuba -- already party to the Mine Ban Treaty? It's very doable.

Obama được bầu làm tổng thống năm 2008 một phần vì các lời gọi sâu rộng của ông để đương đầu với các vấn đề thế giới mà vượt qua biên giới. Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, cái có thể trở thành một tuyên bố mạnh mẽ hơn đẻ hỗ trợ ngoại giao đa phương chính là liên kết 161 quốc gia - bao gồm tất cả các quốc gia NATO khác và mọi quốc gia ở Tây bán cầu, ngoại trừ Cuba – làm thành viên của Hiệp ước Cấm Mìn? Điều này rất khả thi.

Indeed, it's hard to understand why Obama hasn't done so yet. The United States already follows most of the key provisions in the Mine Ban Treaty. It has not exported mines since 1992, hasn't produced them since the mid-1990s, has already begun destroying stockpiles, and has not used antipersonnel land mines in two decades. These weapons are a deadly legacy that should never be used again.

Thật vậy, thật khó hiểu được lý do tại sao Tổng thống Obama vẫn chưa làm điều đó. Hoa Kỳ đã tuân thủ hầu hết các quy định quan trọng trong Hiệp ước Cấm Mìn. Hoa Kỳ đã ngưng xuất khẩu mìn từ năm 1992, ngưng sản xuất kể từ giữa những năm 1990, đã bắt đầu phá hủy các kho dự trữ, và không sử dụng mìn sát thưõng trong hai thập kỷ qua. Những vũ khí này là một di sản chết người mà sẽ không bao giờ được sử dụng một lần nữa.

Antipersonnel land mines cannot discriminate among the footfall of a soldier, a child, a grandmother -- or an animal, for that matter. Once deployed, the mines remain lethal for generations, long outlasting any military need. With the end of fighting, virtually all land-mine casualties are civilians; hundreds of thousands of people have fallen victim to their scourge. And because they are both indiscriminate and disproportionate in their impact on civilians, they may be illegal under international law even without the Mine Ban Treaty, which completely prohibits the use, production, and stockpiling of such weapons.

Mìn sát thương không thể phân biệt được bước chân của một người lính, một đứa trẻ, bà già hoặc một con vật, đó chính là vấn đề. Một khi đã được gài, các quả mìn vẫn còn gây tử vong trong nhiều thế hệ, dài hơn bất kỳ nhu cầu quân sự nào. Khi kết thúc chiến trận, hầu như tất cả các thương vong do mìn đều là dân thường, hàng trăm ngàn người đã trở thành nạn nhân mà tai họa là mìn. Và vì mìn sát thương bừa bãi và chủ yếu là tác động lên thường dân, mìn có thể bị bất hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật quốc tế ngay cả khi không có Hiệp ước Cấm Mìn, mà hoàn toàn nghiêm cấm việc sử dụng, sản xuất, và tàng trữ các loại vũ khí này.

The Obama administration announced a review of U.S. land-mine policy in late 2009, but has been slow to release the results. Still, there's reason to think ratification stands a good chance of passage in the Senate. In 2010, 68 senators -- more than the two-thirds majority needed to ratify the treaty -- wrote to the president urging him to support the global ban.

Chính quyền Obama đã công bố một đánh giá về chính sách mìn đất (địa lôi) của Mỹ vào cuối năm 2009, nhưng đã chậm chạp trong việc công bố kết quả. Tuy nhiên, có lý do để nghĩ việc phê chuẩn có  cơ hội được thông qua tại Thượng viện. Trong năm 2010, 68 thượng nghị sĩ - nhiều hơn so với đa số hai phần ba cần thiết để phê chuẩn hiệp ước - đã viết thư cho Tổng thống thúc giục ông ủng hộ lệnh cấm toàn cầu.

Even if the Senate fails to act, however, Obama can still fulfill the obligations of the treaty using the powers of the White House. The current U.S. position -- pending the now three-year-old review ordered by the president -- is to oppose "dumb mines," which can lie in wait for decades, but continue to support so-called "smart mines," which are meant to self-destruct or deactivate after a certain period. The problem is that smart mines are just as unable to distinguish between civilian and military targets, are not fail-safe, and pose an equal threat to innocent bystanders.

Tuy nhiên, ngay cả nếu Thượng viện không hành động, Obama vẫn có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của hiệp ước này bằng cách sử dụng các quyền hạn của Nhà Trắng. Lập trường hiện tại của Mỹ - chờ xem xét ba năm theo lệnh của tổng thống - là chống "mìn câm", mà có thể nằm chờ nổ trong nhiều thập kỷ, nhưng tiếp tục hỗ trợ cái gọi là "mìn thông minh" có nghĩa là tự hủy hoặc không nổ nữa sau một khoảng thời gian nhất định. Vấn đề là mìn thông minh cũng không thể phân biệt được các mục tiêu dân sự với quân sự; chúng không an toàn, và đặt ra một mối đe dọa ngang bằng với người qua đường vô tội.

Without waiting for Senate action, Obama could extend the current U.S. prohibition to cover smart mines and accelerate the destruction of the U.S. mine arsenal, which once stood at more than 10 million mines. He could also release the number of mines that have been destroyed during his administration -- a figure that has not yet been made public. A mine-ban policy in accordance with international law and Senate ratification would remain the goal, but there's no reason to wait.

Mà không cần chờ Thượng viện hành động, Obama có thể mở rộng lệnh cấm hiện thời của Mỹ để bao gồm cả mìn thông minh và đẩy nhanh việc phá hủy các kho mìn của Mỹ, mà đang ở mức hơn 10 triệu quả. Tổng thống cũng có thể công bố số lượng mìn đã bị phá hủy trong thời gian ông cầm quyền - một con số mà chưa được công bố. Một chính sách cấm mìn phù hợp với luật pháp quốc tế và Thượng viện phê chuẩn sẽ vẫn là mục tiêu, nhưng không có lý do gì phải chờ đợi.

Beyond land mines, the president could begin to rid the world of another senseless danger: cluster munitions. These large weapons are deployed from the air or the ground, and they release dozens or even hundreds of smaller explosive submunitions, putting civilians at far greater risk than from conventional explosives. Children have been known to mistake them for toys. Obama should order an immediate review of cluster-munitions policy, with a mind to joining the 2008 international convention banning cluster munitions. The United States already plans to ban all but a tiny fraction of its cluster-munition arsenal by 2018 under a policy announced by the Pentagon in 2008. Why not simply eliminate them all now?

Ngoài mìn đất, Tổng thống có thể bắt đầu để thế giới thoát khỏi mối nguy hiểm vô nghĩa: bom chùm. Những vũ khí lớn này được triển khai từ không trung hoặc mặt đất, và chúng bung ra hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm quả bom nổ nhỏ hơn, đặt dân thường có nguy cơ lớn hơn nhiều hơn so với chất nổ thông thường. Người ta biết rằng trẻ em đã nhầm lẫn chúng với đồ chơi. Obama nên ra lệnh đánh giá trực tiếp chính sách bom chùm, lưu tâm tham gia hội nghị quốc tế năm 2008 về cấm bom chùm. Hoa Kỳ đã có kế hoạch cấm tất cả trừ một phần nhỏ kho vũ khí đạn bom chùm vào năm 2018, theo chính sách của Lầu Năm Góc công bố năm 2008. Tại sao không đơn giản là loại bỏ tất cả ngay bây giờ?

Despite some promising steps toward ridding the world of deadly weapons, like the president's nuclear arms treaty with Russia, his first term was, unfortunately, defined more by the dramatic increase in the use of drones and the ongoing development of a lethal new category of conventional weapons -- completely autonomous robotic weapons -- than by the elimination of threats to humanity.

Mặc dù đã có một số bước đi đầy hứa hẹn về hướng giúp thế giới thoát khỏi vũ khí chết người, như hiệp ước của tổng thống về vũ khí hạt nhân với Nga, nhưng, không may là nhiệm kỳ đầu tiên được xác định bởi sự gia tăng đáng kể việc sử dụng máy bay không người lái và phát triển liên tục một thể loại vũ khí thông thường gây chết người mới - vũ khí robot tự động hoàn toàn - nhiều hơn là loại bỏ các mối đe dọa cho nhân loại.

Obama began his first term by receiving a prize he did not yet deserve. By finally making land mines history, he can start his second four years by beginning to earn it.


Obama bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình bằng cách nhận một giải thưởng mà ông chưa xứng đáng. Bằng cách cuối cùng làm cho mìn đất trở thành lịch sử, ông có thể bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình với việc bắt đầu làm cho ông xứng đáng với giải thưởng đó.


Jody Williams, founding coordinator of the International Campaign to Ban Landmines, was awarded the Nobel Peace Prize in 1997.

Jody Williams, điều phối viên sáng lập Chiến dịch Quốc tế cấm mìn, đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1997.

Next: George Papandreou on why Obama should save Greece and Europe.

Tiếp theo: George Papandreou bàn về lý do tại sao Obama nên cứu Hy Lạp và châu Âu.





2. George Papandreou: Save Greece, Save Europe

2. George Papandreou: Cứu Hy Lạp, cứu Châu Âu

During a different era of American leadership on the European continent, U.S. diplomats and dollars midwifed an audacious political project, one that sought to end war and usher in prosperity. With Soviet tanks looming across the Iron Curtain, European prosperity would prevent the spread of communism and balance Soviet power in the East. The fruits of this project would primarily be economic, but its basis was firmly political -- a broadly accepted consensus that European wars must be brought to an end and that the horrors of World War II must never be revisited. This was an idealism tempered by Cold War logic, and it was the greatest triumph in American 20th-century diplomacy. Today, that European project finds itself under threat, and the moment requires a return of American leadership. Only Europe can lead the way out of this crisis, but in his second term, President Obama needs to help save Europe from itself.


Trong một thời kỳ Mỹ lãnh đạo khác trên lục địa châu Âu, các nhà ngoại giao và đô la Mỹ đã đở đẻ cho một dự án chính trị táo bạo, tìm cách chấm dứt chiến tranh và mở ra sự thịnh vượng. Với xe tăng Liên Xô hiện ra lờ mờ sau Bức Màn Sắt, sự thịnh vượng của châu Âu sẽ ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản và cân bằng quyền lực của Liên Xô ở phía Đông. Các loại thành quả của dự án này chủ yếu sẽ là kinh tế, nhưng cơ sở của nó là sự vững chắc về chính trị - một sự đồng thuận được chấp nhận rộng rãi cho rằng các cuộc chiến tranh châu Âu phải được kết thúc và những kinh hoàng của chiến tranh thế giới thứ II không bao giờ phải lập lại. Đây là một lý tưởng được tôi luyện bởi logic chiến tranh lạnh, và đó là chiến thắng lớn nhất trong ngoại giao thế kỷ 20 của Mỹ. Ngày hôm nay, dự án châu Âu đã tự thấy mình bị đe dọa, và thời điểm này đòi hỏi một sự trở lại của lãnh đạo của Mỹ. Bản thân Châu Âu có thể tìm đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này, nhưng trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Obama cần giúp châu Âu ra tự giải thoát.

The first step has to be saving Greece. Time and again, my country has pledged fealty to the prevailing European doctrine of harsh austerity, but for the world bond markets, it seems, we can never cut deeply enough. The reason is a crisis of confidence: Prevailing uncertainty over whether Greece will remain in the eurozone has crippled our economy, eliminating the prospect of any business activity until the problem is solved -- thus almost guaranteeing that it never is. Europe has to say, "The crisis ends here. Greece is part of the eurozone, full stop."

Bước đầu tiên phải là cứu Hy Lạp. Nhiều lần, đất nước tôi đã cam kết trung thành với học thuyết châu Âu hiện hành về thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt, nhưng đối với thị trường trái phiếu thế giới, có vẻ như, chúng tôi không bao giờ có thể cắt giảm đủ sâu. Lý do là khủng hoảng niềm tin: Sự không chắc chắn hiện hành về việc liệu Hy Lạp sẽ vẫn ở trong khu vực đồng tiền chung châu Âu hya không đã làm tê liệt nền kinh tế của chúng tôi, loại bỏ các khách hàng tiềm năng của bất kỳ hoạt động kinh doanh cho đến khi vấn đề được giải quyết - do đó gần như chắc chắn rằng nó không bao giờ được giải quyết. Châu Âu phải nói, "Cuộc khủng hoảng này kết thúc ở đây. Hy Lạp là một phần của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chấm hết"


To make such a declaration credible, however, it needs the backing of the world's largest and still most dynamic economy. Here's where Obama comes in. The U.S. president can help solve the European crisis with the kind of deft economic diplomacy that has admittedly eluded his administration to date.

Tuy nhiên, để làm cho một tuyên bố như vậy đáng tin cậy, nó cần sự ủng hộ của nền kinh tế lớn nhất và vẫn còn năng động nhất của thế giới. Đây là lúc ông Obama can thiệp. Tổng thống Mỹ có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng châu Âu với kiểu ngoại giao kinh tế khéo léo mà mọi người thừa nhận chính quyền của ông  vẫn còn lảng tránh cho đến nay.


America's greatest successes in Europe have mostly been projects of integration, from supporting the creation of the European Union to the reunification of Germany. Reclaiming that mantle requires that Obama and his diplomats publicly declare their faith in a more integrated Europe. Above all, Obama must remind the German people of how the United States stood by Germany not only throughout the Cold War, but through the tumultuous decade that followed the fall of the Berlin Wall and the collapse of the Soviet Union. And he must persuade German Chancellor Angela Merkel to do whatever it takes to make Europe work -- and assure her that the American people will once again help.

Thành công lớn nhất của Mỹ ở châu Âu chủ yếu là các dự án hội nhập, từ hỗ trợ thành lập Liên minh châu Âu đến thống nhất nước Đức. Tái khẳng định những hỗ trợ như thế đòi hỏi Tổng thống Obama và các nhà ngoại giao của ông công khai tuyên bố niềm tin của họ vào một châu Âu hòa nhập hơn. Trước hết, Obama phải nhắc nhở người dân Đức nhớ lại Hoa Kỳ đã hậu thuẫn nước Đức không chỉ trong thời Chiến tranh Lạnh, mà cả trong thập kỷ đầy biến động tiếp theo sau khi Bức tường Berlin và Liên Xô sụp đổ. Và ông phải thuyết phục thủ tướng Đức Angela Merkel làm bất cứ điều gì cần thiết để vận hành châu Âu - và đảm bảo với bà thủ tướng ấy rằng người dân Mỹ lại một lần nữa sẽ giúp đỡ.

Obama's team, led by the Treasury Department, has urged Europeans to take decisive steps, from funding infrastructure projects to collectivizing debt, to restore growth to sagging European economies. European leaders have rebuffed those entreaties, viewing the Americans as hypocritical for exporting their financial crisis to Europe while also telling European officials how they should respond to it -- without bringing any of their own still-considerable resources to bear.

Nhóm nghiên cứu của Obama, do Bộ Tài chính Mỹ lãnh đạo, đã kêu gọi châu Âu thực hiện các bước quyết định, từ tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng cho tới thu nợ, phục hồi tăng trưởng nền kinh tế châu Âu đang suy trầm. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã cự tuyệt những lời khẩn nài đó, xem người Mỹ là đạo đức giả vì đã cho xuất khẩu khủng hoảng tài chính của họ sang châu Âu, trong khi cũng nói với các quan chức châu Âu họ nên đối phó với nó thế nào - mà không mang bất kỳ nguồn lực hãy còn đáng kể nào của họ ra gánh đỡ.


We're not asking for handouts. Along with an end to the uncertainty that is crippling our economy, what Greece needs most of all is investment: investment in a Greece that is changing and in a Greece that has great potential.


Chúng tôi không xin cấp phát những bài chỉ dẫn. Cùng với việc kết thúc sự không chắc chắn mà đã làm tê liệt nền kinh tế của chúng tôi, cái mà Hy Lạp cần hơn cả là đầu tư: đầu tư vào một Hy Lạp đang thay đổi và một Hy Lạp có tiềm năng to lớn.


And it's not just Greece. From Southern Europe to North Africa, the Mediterranean basin, a part of the world that is critical to U.S. national security, is in transition. Obama could dispatch high-level business delegations, sending a powerful message about the region's investment opportunities. But Obama could set his sights even higher. One of his predecessors, Dwight Eisenhower, famously said, "If a problem cannot be solved, enlarge it." So it is with us: Obama should throw his weight behind a major energy, diplomatic, and peace initiative linking the Middle East, the Mediterranean, and Europe through energy cooperation. That effort could include both existing and recently discovered conventional resources, but would also target investment in a new grid for clean, renewable energy -- one of the Mediterranean's most plentiful, yet largely untapped, resources. Such a "Green Marshall Plan" would be important not just in economic terms, but also in its potential to support and expand democracy. What is needed most of all is the vision.


Và nó không chỉ là Hy Lạp. Từ Nam Âu đến Bắc Phi, lưu vực Địa Trung Hải, là một phần của thế giới quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ, đang trong quá trình chuyển đổi. Obama có thể cử các đoàn doanh nghiệp cấp cao, gửi một thông điệp mạnh mẽ về các cơ hội đầu tư của khu vực này. Tuy nhiên, Obama có thể nâng tầm nhìn thậm chí cao hơn. Một trong những người tiền nhiệm của ông, Dwight Eisenhower, nổi tiếng đã nói: "Nếu một vấn đề không thể giải quyết được, hãy khai triển nó." Điều đó cũng đúng đối với chúng tôi: Obama nên đặt sức nặng của mình đằng sau một sáng kiến năng lượng, ngoại giao, và ​​hòa bình quan trọng kết nối Trung Đông, Địa Trung Hải, và Châu Âu thông qua hợp tác năng lượng. Nỗ lực đó có thể bao gồm không chỉ các nguồn tài nguyên thông thường hiện tại và phát hiện gần đây, mà còn nhằm mục tiêu đầu vào một mạng lưới mới về năng lượng sạch và năng lượng tái tạo - một trong ngững nguồn tài nguyên phong phú nhất của Địa Trung Hải, nhưng phần lớn chưa được khai thác. Một "Kế hoạch Marshall Xanh" như thế sẽ rất quan trọng không chỉ về mặt kinh tế, mà trong tiềm năng của nó còn để hỗ trợ và mở rộng dân chủ. Cái cần thiết nhất trong tất cả lại là tầm nhìn.

Finally, to help revitalize a country that has a deep history with the United States, a visit to Greece, in support of the Greek people's potential, would be a true vote of confidence in Greece and Europe's capacity to resolve the eurocrisis.


Cuối cùng, để giúp đem lại sức sống mới một quốc gia có một lịch sử sâu nặng với Hoa Kỳ, một chuyến thăm Hy Lạp, hỗ trợ tiềm năng người Hy Lạp, sẽ là một cuộc bỏ phiếu thực sự của niềm tin vào Hy Lạp và năng lực của châu Âu để giải quyết khủng hoảng Châu Âu.


Obama is fond of invoking the grand sweep of history. He wants to be remembered as a consequential president. What better way to secure his legacy than to hitch it to the Democrats who began the European project: FDR, Truman, and Kennedy?


Obama thích tạo ra cơn lũ quét lớn của lịch sử. Ông muốn được nhớ đến như một tổng thống có thành tựu. Có cách thức nào tốt hơn để bảo vệ di sản của ông hơn là để nó vào tay những người Dân chủ mà đã bắt đầu dự án châu Âu: Tổng thống Roosevelt, Truman, và Kennedy hay không?


George Papandreou is former prime minister of Greece.
George Papandreou là cựu thủ tướng Hy Lạp.






3. John Prendergast: Get Kony

3. John Prendergast: Bắt Kony

Before "Gangnam Style," there was the viral Kony 2012 video, which made Lord's Resistance Army (LRA) leader Joseph Kony the world's best-known international war criminal overnight. But the man himself remains at large in the jungles of Central Africa. The human toll mounts as children continue to be press-ganged by Kony's followers into service as soldiers, porters, and sex slaves. The LRA's strength may be a fraction of what it was a decade ago, but with reports of increased support from the group's longtime friend, the Sudanese government, the LRA still poses a major threat not only to civilians but, if Khartoum's support grows, to the overall stability of the four countries where the LRA has conducted attacks. If President Obama wants to make the world a better place and burnish his legacy, then apprehending Kony -- a man believed to be responsible for the forced conscription of tens of thousands of kids -- would be a good start. This is a winnable war, and if the United States, regional governments, and others build on the momentum already established, the LRA could be history by the end of 2013.

Trước khi có điệu nhảy "Gangnam" đã lưu hành rông rãi video Kony năm 2012, mà chỉ sau một đêm đã làm lãnh đạo Joseph Kony của đội Quân Kháng Chiến của Thượng đế (LRA) trở thành tội phạm chiến tranh nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, nhân vật này vẫn còn nhởn nhơ trong rừng rậm Trung Phi. Con số ngày càng tăng các trẻ em tiếp tục bị đàn em của Kony bắt ép làm các dịch vụ như làm lính, dân công, và nô lệ tình dục. Sức mạnh của LRA chỉ có thể bằng một phần nhỏ sức mạnh vồn có của nó cách đây một thập kỷ, nhưng với các báo cáo về hỗ trợ gia tăng từ người bạn lâu năm của nhóm này, chính phủ Sudan, thì LRA vẫn còn là một mối đe dọa lớn không chỉ đối với dân thường mà, nếu hỗ trợ của Khartoum phát triển, còn đe dọa sự ổn định chung của bốn quốc gia nơi LRA tiến hành các cuộc tấn công. Nếu Tổng thống Obama muốn làm cho thế giới trở thành một nơi tốt hơn và đánh bóng di sản của ông, thì việc truy bắt Kony - một người được cho là chịu trách nhiệm về cưỡng bức quân dịch đối với hàng chục hàng ngàn trẻ em - sẽ là một khởi đầu tốt. Đây là một cuộc chiến tranh có thể thắng, và nếu Hoa Kỳ, các chính phủ trong khu vực, và những chính phủ khác xây đắp thêm đông lực đã có sẵn, thì LRA có thể trở thành quá khứ vào cuối năm 2013.

But getting the job done in the president's second term will take more than publicity. It will take an enhanced strategy.

Tuy nhiên, thực hiện công việc này trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống sẽ mất nhiều công sức hơn là chỉ tuyên bố công khai. Nó đòi hỏi một chiến lược tăng cường.

So far, efforts against the LRA have been inadequate. One problem is that they have been led by the Ugandan army (whose own human rights record is complicated); although the United States deployed 100 military advisors to assist the Ugandans, these troops are not authorized to fight the LRA. Other regional countries have made token contributions to the effort, which recently came under the African Union (AU) umbrella. But the AU has so far mustered only 3,000 of its intended 5,000 deployed troops, and too few Ugandan soldiers are in too wide an area without adequate air transport, human intelligence networks, or physical access to where the LRA actually is. While the LRA operates in a vast area equivalent to the size of Arizona, the Ugandan army is deployed in a much smaller area the size of West Virginia. Besides, interviews the Enough Project conducted with civilians from the area as well as with former LRA combatants suggest that the Sudanese government is allowing Kony a base and haven in South Darfur.

Cho đến nay, những nỗ lực chống lại LRA vẫn chưa đầy đủ. Một vấn đề là những nỗ lực này được chỉ huy bởi quân đội Uganda (mà hồ sơ nhân quyền của quân dội này lại rất phức tạp), mặc dù Hoa Kỳ triển khai 100 cố vấn quân sự để hỗ trợ người dân Uganda, những lính Mỹ này không được uỷ quyền để chống lại LRA. Các quốc gia khác trong khu vực đã đóng góp tượng trưng vào các nỗ lực này, mà gần đây đặt dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi (AU). Nhưng AU cho đến nay đã tập trung chỉ có 3.000 trong số ​​khoảng 5.000 binh sĩ dự kiến triển khai, và quá ít binh sĩ Uganda trong khu vực quá rộng mà không có vận chuyển hàng không, mạng lưới nhân viên tình báo, hoặc tiếp cận đầy đủ đến nơi mà LRA thực sự có mặt. Trong khi LRA hoạt động trong một khu vực rộng lớn tương đương với kích thước của Arizona, quân đội Uganda được triển khai trong một khu vực nhỏ hơn nhiều, bằng kích thước của West Virginia. Bên cạnh đó, các cuộc phỏng vấn mà Enough Project thực hiện với các thường dân từ khu vực này cũng như với các cựu binh LRA cho thấy rằng chính phủ Sudan cho phép Kony lập căn cứ và nơi trú ẩn ở Nam Darfur.

Here are three things Obama and his team can do to really bring Kony to justice:

Dưới đây là ba điều Obama và nhóm của ông có thể làm để thực sự đưa Kony ra công lý:

First, Obama needs to strengthen the existing effort to weaken the LRA. This will require more African forces where the LRA is actually operating, backed by expanded human intelligence networks through improved programs to support defectors and more international support for affected communities.

Đầu tiên, Obama cần tăng cường các nỗ lực hiện có để làm suy yếu LRA. Điều này đòi hỏi có thêm các lực lượng châu Phi, nơi mà LRA là thực sự hoạt động; các lực lượng phải được hỗ trợ bởi mạng lưới nhân viên tình báo mở rộng thông qua các chương trình cải tiến để hỗ trợ những kẻ đào ngũ và mở rộng hỗ trợ quốc tế cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.

Second, Obama should push for a high-level diplomatic initiative to be launched by the AU and the United Nations to gain access to the areas of the Central African Republic, Democratic Republic of the Congo, and Sudan that are currently LRA safe havens. If the regime in Khartoum continues to deny access, stronger measures -- such as U.N. targeted sanctions, an investigation into those providing sanctuary to Kony, and cross-border operations inside Sudan under the international "responsibility to protect" doctrine -- should be considered.

Thứ hai, Obama nên thúc đẩy một sáng kiến ​​ngoại giao cấp cao được đưa ra bởi AU và Liên Hiệp Quốc để đạt được quyền tiếp cận các khu vực của Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, và Sudan hiện đang là nơi trú ẩn an toàn của LRA. Nếu chế độ ở Khartoum tiếp tục từ chối tiếp cận, cần xem xét các biện pháp mạnh mẽ hơn - chẳng hạn như các biện pháp trừng phạt có mục tiêu của Liên Hiệp Quốc, điều tra về những người cung cấp nơi trú ẩn cho Kony, và hoạt động qua biên giới bên trong Sudan theo học thuyết quốc tế về "trách nhiệm bảo kê".

Third, Obama should help the AU build an elite special-operations unit -- trained, equipped, and working in close cooperation with U.S. military advisors -- to directly target Kony and his top deputies. Although some rebel groups continue operating after their leader is removed from the battlefield, the LRA is so tied to Kony's personality and leadership that his demise or capture would most likely put an end to the group's activities.

Thứ ba, Obama nên giúp AU xây dựng một đơn vị hoạt động đặc biệt ưu tú được đào tạo, trang bị, và hoạt động trong sự hợp tác chặt chẽ với các cố vấn quân sự Mỹ - trực tiếp nhắm mục tiêu Kony và các cộng sự hàng đầu của y. Mặc dù một số nhóm nổi dậy tiếp tục hoạt động sau khi lãnh đạo của họ bị loại ra khỏi chiến trường, LRA gắn bó chặt chẽ với cá tính của Kony và ban lãnh đạo đến mức sự bắt giữ hay giết chết y rất có thể sẽ chấm dứt hoạt động của nhóm này.


With bipartisan support and hundreds of thousands of young Americans unexpectedly providing political space for a more robust U.S.-Africa partnership through the surprising viral advocacy of the Kony 2012 movement, Obama should move to bolster the campaign against this vicious predatory militia now. Good politics and good policy rarely intersect so conveniently.

Với sự hỗ trợ của cả hai đảng và hàng trăm ngàn người Mỹ trẻ bất ngờ cung cấp không gian chính trị cho một quan hệ đối tác Mỹ-Châu Phi mạnh mẽ hơn thông qua sự bênh vực lan tràn đáng ngạc nhiên  phong trào Kony 2012, Obama nên tiến tới tăng cường chiến dịch chống lại lực lượng quân sự giết chóc tàn ác này ngay bây giờ. Chính trị tốt và chính sách tốt hiếm khi giao nhau một cách thuận tiện như thế này.

John Prendergast, author of Unlikely Brothers, is co-founder of the Enough Project and the Satellite Sentinel Project.

John Prendergast, tác giả của Brothers Unlikely, là đồng sáng lập của dự án Enough Project và dự án truyền hình vệ tinh Sentinel.

Next: Kenneth Roth on why Obama should dump eight unsavory allies.
Tiếp theo: Kenneth Roth về lý do tại sao Obama nên rũ bỏ tám đồng minh không lành mạnh.