MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, May 27, 2012

5 Things the Pentagon Isn't Telling Us About the Chinese Military Năm điều Lầu Năm Góc không nói rõ về quân đội Trung Quốc




5 Things the Pentagon Isn't Telling Us About the Chinese Military

Năm điều Lầu Năm Góc không nói rõ về quân đội Trung Quốc

BY TREFOR MOSS | MAY 23, 2012

TREFOR MOSS | 23/5/2012

Here's what you won't find in the Defense Department’s latest report on China's military rise.

Đây là những điều người ta không tìm thấy trong báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.


Think of it like an iceberg: The top lies in plain sight, but a lot more hides beneath the surface.

Hãy nghĩ về nó như một tảng băng trôi: phần trên trông chẳng có gì, nhưng ẩn giấu nhiều điều hơn ở bên dưới bề mặt.

In its annual appraisal of the Chinese military published last week, the U.S. Department of Defense seems to be describing an object it finds both familiar and mysterious. The report certainly answers many of the important issues concerning China's military, including its attempts to develop an anti-ship ballistic missile and its continuing fixation on Taiwan.

Trong bản đánh giá thường niên về quân đội Trung Quốc phát hành tuần qua, Bộ Quốc phòng Mỹ dường như đang mô tả một đối tượng vừa quen thuộc, lại vừa bí ẩn. Tất nhiên, bản báo cáo đã giải đáp được nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến quân đội Trung Quốc, bao gồm nỗ lực của quốc gia này nhằm phát triển loại tên lửa đạn đạo đối hạm và duy trì vây hãm Đài Loan.

Yet for many crucial aspects of China's strategy, the Pentagon seems like it's just guessing. Here are the five most important questions about Beijing's defense strategy that remain stubbornly unanswered.

Tuy nhiên, về những khía cạnh chủ yếu trong chiến lược của Trung Quốc, Lầu Năm Góc dường như chỉ mới phỏng đoán. Sau đây là 5 câu hỏi quan trọng nhất về chiến lược quốc phòng của Bắc Kinh vẫn chưa có câu trả lời.


1. What are China's long-term defense spending plans?

Although China's official 2012 defense budget is $106 billion, an 11 percent increase over last year and a fourfold increase from a decade ago, the Pentagon places China's total military spending at somewhere between $120 and $180 billion. "Estimating actual PLA military expenditures is difficult because of poor accounting transparency and China's still incomplete transition from a command economy," the report notes, referring to the People's Liberation Army.

1. Kế hoạch chi tiêu quốc phòng dài hạn của Trung Quốc cụ thể ra sao?

Dù ngân sách quốc phòng chính thức năm 2012 của Trung Quốc là 106 tỷ USD, tăng 11% so với năm ngoái, và tăng gấp bốn lần so với một thập niên trước đây, Lầu Năm Góc cho rằng tổng mức chi tiêu quân sự của Trung Quốc ở khoảng từ 120 tỷ USD đến 180 tỷ USD. “ Khó ước tính mức chi tiêu thực sự của Quân đội Giải phóng Nhân nhân Trung Quốc (PLA) do sự thiếu minh bạch trong giải trình số liệu, và Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất giai đoạn chuyển tiếp từ một nền kinh tế chỉ huy”, bản báo cáo lưu ý khi nhắc đến PLA.


There have been no credible estimates of Beijing's long-term defense spending plans. On its current trajectory, China could overtake the United States as the world's biggest military spender in the 2020s or 2030s -- but there are too many unknown variables to accurately predict if this will happen. Is the PLA budget pegged to the growth of the wider economy, or have China's generals been promised double-digit growth even if the country suffers an economic downturn? Will growth slow once certain modernization milestones have been achieved, or are there no plans to close the PLA checkbook? What's clear is that the more funding the PLA receives, the closer it will come to achieving parity with the U.S. military.

Vẫn không có đánh giá nào đáng tin cậy về kế hoạch chi tiêu quốc phòng dài hạn của Bắc Kinh. Theo đường hướng hiện nay, Trung Quốc có thể vượt Mỹ để trở thành nước chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới vào thập niên 2020 hay 2030 – nhưng có quá nhiều ẩn số chưa biết được để dự đoán chính xác liệu điều này có xảy ra hay không. Có phải ngân sách PLA được gắn liền với sự tăng trưởng của nền kinh tế được mở rộng, hoặc giới tướng lĩnh Trung Quốc được hứa hẹn tỷ lệ gia tăng 2 con số cho ngân sách quân sự ngay cả khi Trung Quốc hứng chịu tình trạng kinh tế xuống dốc?  Liệu mức tăng trưởng ngân sách quân sự sẽ chậm lại một khi cột mốc hiện đại hóa nào đó đã đạt được, hay không có kế hoạch nào khóa sổ những tập chi phiếu của PLA?  Những gì rõ ràng là, một khi PLA nhận được càng nhiều ngân khoản, họ sẽ càng tiến gần đến vị thế ngang bằng với quân đội Mỹ.


2. What is China's nuclear strategy?

The Pentagon concludes that "China's nuclear arsenal currently consists of about 50-75 silo-based, liquid-fueled and road-mobile, solid-fueled ICBMs." The Pentagon doesn't attempt to estimate the total number of nuclear weapons that China possesses, although it's generally assumed to have a much smaller nuclear arsenal than the U.S. cache of over 5,000 nukes. Nonetheless, theories that Beijing possesses or plans to develop a much bigger nuclear weapons stockpile just won't die down. Speculation last year that China may have as many as 3,500 nuclear warheads -- predicated on rumors of a sprawling network of underground tunnels -- has been reliably trashed, but some still argue that Beijing sees a strategic opportunity in building a nuclear arsenal that could match or even exceed that of the United States in the coming decades.


2. Chiến lược hạt nhân của Trung Quốc là gì?

Lầu Năm Góc kết luận “Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc hiện gồm khoảng 50-75 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) cơ động hoặc chứa trong hầm ngầm, sử dụng các loại nhiên liệu rắn hoặc lỏng”. Lầu Năm Góc không cố gắng ước đoán tổng số lượng vũ khí hạt nhân Trung Quốc sở hữu, mặc dù Trung Quốc thông thường được cho là có kho vũ khí hạt nhân nhỏ hơn nhiều so với kho vũ khí của Mỹ, vốn có hơn 5.000 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, vẫn tồn tại ý kiến cho rằng Bắc Kinh đang sở hữu hoặc có kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân lớn hơn nhiều. Năm vừa qua, có sự suy đoán là Trung Quốc có thể sở hữu đến 3.500 đầu đạn hạt nhân – dựa vào tin đồn về mạng lưới chằng chịt các đường hầm dưới lòng đất [chứa vũ khí hạt nhân] – đã bị vứt hẳn vào sọt rác, nhưng một số người vẫn cho rằng Bắc Kinh đang nhìn thấy cơ hội chiến lược trong việc xây kho vũ khí hạt nhân, có thể bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua Mỹ trong những thập niên sắp tới.


China currently has only two Jin-class Type 094 nuclear-powered ballistic missile submarines (SSBNs) in service, the Pentagon tells us, and the missiles designed to arm the subs are not yet operational (though when they are, they will be nuclear-capable). Two submarines aren't much of a strategic deterrent for an aspiring superpower, but the true scope of the SSBN fleet that China plans to build remains unknown.

Trung Quốc hiện có 2 tàu ngầm loại 094 lớp Tấn, sử dụng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) được đưa vào biên chế tác chiến, Lầu Năm Góc cho hay, các tên lửa được thiết kế để trang bị cho loại tàu ngầm này vẫn chưa được đưa vào vận hành chính thức (mặc dù khi đưa vào hoạt dộng, các tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân). Nếu chỉ tính riêng 2 tàu ngầm loại này thì không phải là nhiều cho thế trận ngăn chặn chiến lược của một cường quốc đang có nhiều tham vọng, nhưng quy mô thực sự của hạm đội tàu ngầm SSBN mà Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng vẫn còn là ẩn số.


3. What is the Chinese navy up to?

American analysts often use the term "string of pearls" to describe Beijing's supposed strategy of establishing a network of foreign naval bases, especially in the Indian Ocean, but the Chinese don't. The latest Pentagon report does not discuss whether China plans to create a U.S.-style network of permanent forward bases for the PLA Navy.


3. Năng lực của hải quân Trung Quốc ra sao?

Giới chuyên gia phân tích Mỹ thường dùng thuật ngữ “chuỗi ngọc trai” để mô tả chiến lược được cho là của Bắc Kinh nhằm thiết lập mạng lưới các căn cứ hải quân ở nước ngoài, đặc biệt ở Ấn Độ Dương, nhưng người Trung Quốc lại không công khai điều này. Bản báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc lại không bàn luận về việc liệu Trung Quốc có kế hoạch hình thành mạng lưới các căn cứ tấn công thường trực kiểu Mỹ cho lực lượng hải quân PLA hay không.


Nonetheless, there is no shortage of speculation that China will eventually deploy military forces to port facilities it has constructed in places like Burma, Pakistan, and Sri Lanka. The Seychelles has invited China to use its ports as resupply points for Chinese ships, but Beijing has insisted that this is not the establishment of a first foreign base, unconvincingly calling it a "re-supply port." The "places or bases" debate has already been running for some years, and it will continue to rumble on while Beijing remains tight-lipped about its long-range ambitions.

Tuy nhiên, không thiếu lời đồn đoán là cuối cùng Trung Quốc sẽ triển khai lực lượng quân sự đến các cơ sở hải cảng mà Trung Quốc đã xây dựng tại một số nơi như Miến Điện, Pakistan và Sri Lanka. Đảo quốc Seychelles từng mời Trung Quốc sử dụng hải cảng của họ làm các điểm tiếp tế cho tàu bè Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn khăng khăng đó không phải là sự thiết lập căn cứ ở nước ngoài đầu tiên, họ gọi đây chỉ là “cảng tiếp tế”, nhưng nghe không thuyết phục cho lắm. Cuộc tranh cãi chung quanh cách gọi “căn cứ hay địa điểm” diễn ra cả vài năm nay, và nó sẽ tiếp tục ồn ào trong lúc Bắc Kinh vẫn kín tiếng về những tham vọng lâu dài của mình.


The Pentagon report also struggles to shed light on China's future aircraft carrier program, beyond the existence of the single ex-Soviet carrier that is currently undergoing sea trials. "Some components of China's first indigenously produced carrier may already be under construction," it suggests, adding that "China likely will build multiple aircraft carriers and associated support ships over the next decade." That's guesswork. It's unknown whether China envisages merely a couple of working aircraft carriers as floating trophies designed to symbolize the country's arrival as a world power, a handful of combat-capable carriers to drive home its territorial claims in the South China Sea, or a larger number of U.S.-style carrier battle groups with a mission to project force globally.


Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng cố gắng soi rọi chương trình tàu sân bay tương lai của Trung Quốc, vượt ra ngoài việc Trung Quốc hiện sở hữu chiếc tàu sân bay do Liên Xô cũ chế tạo, đang trải qua quá trình chạy thử trên biển. Bản báo cáo chỉ ra rằng “Một số bộ phận có thể đang được chế tạo cho chiếc tàu sân bay đầu tiên do chính Trung Quốc sản xuất trong nước”, báo cáo này còn bổ sung thông tin “Trung Quốc có khả năng sẽ đóng nhiều tàu sân bay và đội tàu hộ tống trong thập niên tới”. Đó chỉ là sự phỏng đoán. Không rõ liệu Trung Quốc có dự trù chỉ đóng một vài tàu sân bay như là chiến tích nổi trên biển, được thiết kế làm biểu tượng cho việc Trung Quốc đã vươn đến vị trí cường quốc thế giới, chỉ cần một vài tàu sân bay có năng lực tác chiến nhằm tăng cường yêu sách chủ quyền lãnh hải của họ trên biển Đông, hay thành lập một lượng lớn nhóm tàu sân bay tấn công kiểu Mỹ với sứ mệnh phô diễn lực lượng ở quy mô toàn cầu.


4. What kind of space capabilities is China developing?

China is becoming increasingly proficient in space. The report mentions that China is assembling its own GPS-style satellite network, blasted the Tiangong-1 spacelab into orbit in 2011, and has developed a ground-launched anti-satellite missile to improve its counter-space capabilities. But the Pentagon neglects to mention one of China's most ambitious space programs: the development of the Shenlong spaceplane and the possible associated development of advanced propulsion systems, whose existence increases the risk of a military space race with the United States.

4. Loại hình năng lực không gian mà Trung Quốc đang phát triển là gì?

Trung Quốc ngày càng trở nên tiến bộ trong lĩnh vực không gian. Bản báo cáo đề cập, Trung Quốc đang hình thành mạng vệ tinh kiểu GPS cho riêng họ, phóng tàu vũ trụ Thiên Cung 1 vào quỹ đạo hồi năm 2011, đã phát triển được tên lửa chống vệ tinh phóng từ mặt đất nhằm cải thiện năng lực đối kháng trong không gian. Nhưng Lầu Năm Góc không đề cập đến một trong những chương trình không gian tham vọng nhất của Trung Quốc: đó là chương trình phát triển máy bay không gian Thần Long và kết hợp phát triển hệ thống lực đẩy tiên tiến, sự tồn tại của chương trình này làm tăng nguy cơ chạy đua quân sự trong không gian với Mỹ.


It is not yet known whether Shenlong is anything more than a hi-tech experiment. But because of Shenlong's military potential, any information about it could allay or exacerbate growing fears within the U.S. military that the PLA Air Force has more than a passing interest in space operations.

Chưa biết liệu máy bay không gian Thần Long có tiến triển xa hơn cuộc thử nghiệm công nghệ cao hay không. Nhưng do tiềm năng quân sự của máy bay không gian Thần Long, nên bất kỳ thông tin nào về nó cũng có thể làm dịu đi hoặc làm nghiêm trọng thêm nỗi lo ngại đang gia tăng trong quân đội Mỹ rằng, lực lượng không quân PLA đang chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động không gian.



5. Paper tiger or fire-breathing dragon?

There are many other imponderables in China's military. Chinese cyber-espionage has been effective in obtaining foreign military secrets, but it's unclear how much of this know-how has been successfully and usefully absorbed into China's own military programs and doctrines. The overhaul of the Chinese defense industry has revolutionized the country's indigenous capabilities, but how close has China really got to ironing out the kinks in its military-industrial structures and processes?

5. Con hổ giấy hay rồng phun lửa?

Còn nhiều vấn đề khác không thể lường được liên quan đến quân đội Trung Quốc.  Hoạt động gián điệp  không gian ảo của Trung Quốc tỏ ra hiệu quả trong việc thu thập bí mật quân sự của nước ngoài, nhưng không rõ có bao nhiêu bí quyết công nghệ có được qua hoạt động gián điệp này được ứng dụng hữu ích và thành công vào các chương trình, học thuyết quân sự của Trung Quốc. Sự đổi mới của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã làm cuộc cách mạng đối với năng lực chế tạo nội địa của quốc gia này, nhưng thực sự Trung Quốc phải tiếp cận ở mức độ nào để giải quyết những trở ngại trong quá trình  và cấu trúc công nghiệp-quân sự?

All of the unknowns feed into one larger question: Is the PLA worth the hype? China's military is untested; it hasn't fought a major campaign since a disastrous war with Vietnam in 1979. In the event of conflict, would its performance live up to the nation's expectations, or would disadvantages like corruption and inexperience critically undermine its war-fighting capability? Is the 21st-century PLA even designed to be used, or does it exist to prop up and counterbalance the Communist Party domestically in a world where Beijing calculates that large-scale warfare is increasingly unlikely? Maybe the answers to these questions are buried in some secure vault at the Pentagon, but they're not in its latest report.
Tất cả những ẩn số này đã tạo nên một câu hỏi lớn hơn: Liệu PLA có đáng được thổi phồng? Quân đội Trung Quốc chưa trải qua thử thách; cho đến nay PLA chưa phải giao chiến trong chiến dịch lớn nào kể từ cuộc chiến ác liệt với Việt Nam hồi năm 1979. Trong trường hợp xảy ra xung đột, liệu năng lực của quân đội Trung Quốc có thể hiện xứng đáng với niềm mong đợi của đất nước, hay những nhược điểm như tham nhũng và thiếu kinh nghiệm chiến đấu sẽ làm xói mòn trầm trọng khả năng tham chiến của đội quân này? PLA của thế kỷ 21 thậm chí được hoạch định làm chỗ dựa vững chắc, là công cụ ổn định tình hình trong nước cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bối cảnh thế giới mà Bắc Kinh tính toán rằng tiến hành một cuộc chiến quy mô lớn đang ngày càng khó có thể xảy ra? Có lẽ phần giải đáp cho các câu hỏi trên đã được giấu kín dưới những tầng hầm kiên cố trong Lầu Năm Góc, nhưng chúng lại không xuất hiện trong báo cáo mới nhất này.

Trefor Moss is a Hong Kong-based journalist and a former Asia-Pacific editor of Jane's Defence Weekly.
Ông Trefor Moss là nhà báo thường trú tại Hồng Kông, ông từng là biên tập viên Châu Á-Thái Binh Dương của tạp chí Jane’s Defence Weekly.




Translated by Nguyễn Tâm


http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/05/23/5_things_the_pentagon_isn_t_telling_us_about_the_chinese_military?page=0,4

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn