Is China Playing a
Double Game?
|
Phải chăng Trung
Quốc đang chơi trò hai mặt?
|
By Joel
Wuthnow
|
Joel
Wuthnow
|
The Diplomat
April 19, 2012
|
The Diplomat
April 19/4/2012
|
Reports that a missile launcher originating from China may
have been spotted in North Korea could have worrying implications for
Beijing’s foreign policy.
|
Tin tức nói về một dàn phóng tên lửa do Trung Quốc sản
xuất được tìm thấy ở Bắc Triều Tiên, có thể mang lại những nghi vấn về chính
sách ngoại giao của Trung Quốc.
|
The Washington Times reported this week that a ballistic
missile launcher of Chinese origin was on display during a military parade in
Pyongyang over the weekend. If confirmed, this would represent a daring
violation of U.N. sanctions and raise serious questions about China’s
credibility in regional non-proliferation efforts. Yet it’s also a potential opportunity for
the United States to repudiate Beijing’s assertions that its influence over
North Korea is limited.
|
Tờ Washington Times đưa tin trong tuần này về một dàn
phóng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được trưng bày trong một cuộc diễn binh
ở Bình Nhưỡng vào cuối tuần. Nếu được kiểm chứng, điều này sẽ là một sự vi
phạm trắng trợn lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc và nêu lên nghi vấn về tính
khả tín của Trung Quốc về nỗ lực cấm phát triển vũ khí hạt nhân khu vực. Đồng
thời cũng là một cơ hội tốt cho Hoa Kỳ phủ định sự cam kết của Bắc Kinh rằng
ảnh hưởng của họ đối với Bắc Triều Tiên có giới hạn.
|
According to analysts, the launcher in question bears
striking similarities to ones produced by the People’s Liberation Army
between 2010 and 2011, and designed to carry a 6,000-kilometer range ICBM,
which would be capable of reaching parts of Alaska. This suggests that the
launcher was either manufactured in China or based on blueprints supplied by
China. Though valid questions remain, one South Korean official has been quoted
as saying that, “all goods have been imported from China.”
|
Theo các nhà phân tích, dàn phóng đó có những điểm tương
đồng đáng chú ý so với các dàn phóng do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
(PLA) sản xuất vào giữa năm 2010 và 2011, được thiết kế cho tên lửa xuyên lục
địa với tầm phóng xa 6,000 km, và có khả năng tới được một số vùng ở Alaska.
Điều này có nghĩa là dàn phóng đã được sản xuất ở Trung Quốc hay dựa trên bản
vẽ do Trung Quốc cung cấp. Trong lúc những câu hỏi then chốt chưa được trả
lời, một viên chức Nam Triều Tiên nói rằng, “tất cả mọi thứ đều được nhập
cảng từ Trung Quốc”.
|
If the PLA did, in one way or another, provide the system
to North Korea in the past year or two, China would have violated arms
embargo provisions of U.N. Security Council Resolution 1718, which was put in
place following North Korea’s first nuclear test in 2006, and Resolution
1874, which strengthened sanctions in the wake of the second nuclear test in
2009.
|
Nếu PLA cung cấp hệ thống đó cho Bắc Triều Tiên bằng bất
cứ cách nào trong vòng một hay hai năm qua, Trung Quốc đã vi phạm điều khoản
cấm vận của Nghị quyết 1718 của Hội đồng Bảo an LHQ, đã được thông qua sau
cuộc thử nghiệm nguyên tử đầu tiên của Bắc Triều Tiên năm 2006, và Nghị quyết
1874, gia tăng thêm cấm vận vào thời gian cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ hai
năm 2009.
|
Such a violation would be virtually unprecedented. U.S.
diplomats who work on sanctions enforcement have told me that, although it
takes a “minimalist” approach to catching violators in its own borders, China
itself hasn’t been charged with such a blatant and serious breach of U.N.
measures until now. Indeed, China has strong reasons not to violate
resolutions: doing so would cast great doubt over its status as a
“responsible great power,” and would also undermine an institution that
serves China’s basic interests in managing regional conflict and promoting
stability.
|
Sự vi phạm thế này thực ra là chưa có tiền lệ. Các nhà
ngoại giao Hoa Kỳ lo về kiểm soát cấm vận đã nói với tôi, mặc dù cần phải có
phương cách “hiển vi” để bắt thủ phạm, từ trước đến nay Trung Quốc chưa từng
bị lên án do vi phạm nghiêm trọng và trắng trợn các điều khoản LHQ. Thực ra,
Trung Quốc có lợi điểm để không vi phạm nghị quyết: vi phạm sẽ tạo nên sự
nghi ngờ rộng rãi về tư thế là một “cường quốc có trách nhiệm”, và sẽ gây
tiếng xấu cho một tổ chức phục vụ quyền lợi cơ bản của Trung Quốc trong việc
giải quyết tranh chấp khu vực và khuyến khích sự ổn định.
|
How, then, can we explain the allegations? If it’s not
merely a case of North Korea copying a design from publicly-available
information, there are two possibilities. First is that the PLA has “gone
rogue,” making key decisions without the consent of the top civilian
leadership. This would appear to fit a pattern including an anti-satellite
missile launch in 2007 and a stealth fighter test conducted during a visit to
Beijing by Secretary of Defense Robert Gates in 2011, both of which seemed to
catch China’s leaders off guard.
|
Vậy thì chúng ta giải thích các cáo buộc này thế nào? Nếu
đây không chỉ là trường hợp Bắc Triều Tiên sao chép mô hình từ những thông
tin phổ biến công cộng thì có hai giả thuyết có thể xảy ra. Giả thuyết thứ
nhất là PLA đã “bất phục tùng”, ra quyết định quan trọng mà không có sự phê
chuẩn của lãnh đạo dân sự cấp cao. Chuyện này giống như vụ phóng tên lửa
chống vệ tinh hồi năm 2007 và cuộc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình diễn ra
vào lúc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates thăm Bắc Kinh năm 2011, cả
hai vụ đã làm giới lãnh đạo Trung Quốc bất ngờ.
|
Indeed, the timing is curious. Just as news of the
launcher surfaced, China agreed to a sternly-worded statement in the U.N.
Security Council, condemning Pyongyang’s recent ballistic missile test, and
warning of the possibility of additional sanctions.
|
Thật vậy, thời điểm xảy ra cũng đáng gây chú ý. Ngay sau
khi tin tức về việc phóng tên lửa lộ ra, Trung Quốc đồng ý với tuyên bố có
lời lẽ cứng rắn của Hội đồng Bảo an LHQ, lên án việc thử nghiệm tên lửa của
Bình Nhưỡng, và đe dọa khả năng cấm vận thêm.
|
Nevertheless, the view of a PLA “gone rogue” exaggerates
tensions in civil-military relations within China. As Andrew Scobell points
out, there are “close, multiple and overlapping linkages between China’s
military and the CCP (Chinese Communist Party).” Given the political and
strategic consequences, it’s unlikely that a decision to provide ballistic
missile technology to North Korea would have been made without the knowledge
and consent of China’s top leaders.
|
Tuy nhiên, quan điểm “bất phục tùng” của PLA đã phóng đại
mối căng thẳng giữa quân sự và dân sự trong nội tình Trung Quốc. Như Andrew
Scobell (*) chỉ ra, có “những mối dây liên hệ khắng khít, rộng rãi, và chồng
chéo giữa quân đội Trung Quốc và đảng Cộng sản Trung Quốc”. Với hậu quả mang
tầm mức chính trị và chiến lược, điều khó có thể xảy ra là quyết định cung
cấp kỹ thuật tên lửa đạn đạo cho Bắc Triều Tiên được thực hiện mà giới lãnh
đạo chóp bu Trung Quốc không biết và không chấp thuận.
|
The second explanation is that China is playing a “double
game” on North Korea, taking a public stand against proliferation and
providing illicit assistance to North Korea at the same time. The more
subversive part of this game would serve two purposes: strategic and
political. Strategically, it’s in China’s interests to solidify ties with a
neighbor at a time when the United States is enhancing its own partnerships
and alliances in the region, under what the Obama administration has referred
to as a “pivot to Asia.” China may be pushing back against what it perceives
as a U.S. strategy of encirclement.
|
Giả thuyết thứ hai là Trung Quốc đang chơi trò “hai mặt”
trong vấn đề Bắc Triều Tiên, công khai chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân,
đồng thời ngầm giúp đỡ Bắc Triều Tiên. Phần quan trọng trong trò chơi này
nhằm hai mục đích: chiến lược và chính trị. Về mặt chiến lược, Trung Quốc có
lợi khi kết chặt liên hệ với một nước láng giềng vào thời điểm Hoa Kỳ đang bổ
sung thành viên và đồng minh của mình trong khu vực, dưới tên gọi được chính
quyền Obama đặt là “trở lại châu Á”. Trung Quốc có vẻ đang chống lại điều họ
cho là chiến lược bao vây của Hoa Kỳ.
|
In terms of domestic politics, leaning towards North Korea
offsets criticism that the government has gone too far to accommodate U.S.
interests and goals, most recently by agreeing to NATO intervention on Libya.
It also signals a responsiveness to those who believe the U.S. has already
interfered too much in the affairs of what was, historically, one of China’s
tributary states. As one expert put it, North Korea “may be a son of a bitch,
but it’s our son of a bitch.”
|
Về chính trị nội tại, ngả về phía Bắc Triều Tiên để tránh
được những phê phán về việc chính quyền đã đi quá xa khi chiều theo mục tiêu
và lợi ích của Hoa Kỳ, gần đây nhất là đồng ý cho NATO can thiệp của vào
Libya. Nó cũng ra tín hiệu đáp lại những người tin rằng Hoa Kỳ đã xen quá
nhiều vào nội tình của một nước chư hầu lâu đời của Trung Quốc. Như một
chuyên gia nhận định, Bắc Triều Tiên “có thể là đứa con hư, nhưng nó là đứa
con hư của chúng tôi”.
|
Whatever the reasons, the charges point to a worrisome
deterioration of the role and influence of moderate foreign policy voices
within China. This is true of scholars, who are under pressure to scale back
signs of sympathy for the U.S., and of entire bureaucracies, such as the
Ministry of Foreign Affairs, which some nationalists have labeled the
“Ministry of Treason,” for promoting U.S. interests over those of China.
|
Với bất cứ lý do gì, những lời lên án chỉ ra một sự sa sút
đáng lo ngại về vai trò và ảnh hưởng của những tiếng nói ôn hòa trong chính
sách đối ngoại Trung Quốc. Điều này đúng đối với các học giả, những người
đang bị áp lực phải rút lại cảm tình với Hoa Kỳ, và của toàn bộ các bộ máy
quan liêu, như Bộ Ngoại giao, mà một số người theo chủ nghĩa dân tộc đặt tên
là “Bộ Phản quốc”, vì xem trọng lợi ích Hoa Kỳ hơn lợi ích Trung Quốc.
|
A waning of the moderates, and a corresponding rise of the
hawks, in China has a negative implication for international cooperation.
This is apparent on the North Korean nuclear issue. Since the mid-2000s, the U.S. has treated
it as a “neighborhood problem” that requires the active participation of each
of the regional powers, and especially China. This led to the creation of the
Six Party Talks, which have been championed by administrations of both
parties. If Beijing is, in fact, playing a double game on North Korea, it
damages not only the Six Party Talks, but also the long-term prospects for
multilateral security cooperation in Northeast Asia.
|
Sự sa sút của phe ôn hòa và sự trỗi dậy tướng ứng của phe
diều hâu ở Trung Quốc mang ý nghĩa tiêu cực đối với vấn đề hợp tác quốc tế.
Điều này thể hiện rõ trong vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Từ giữa thập
niên 2000, Hoa Kỳ đã xem đây là “vấn đề láng giềng” cần sự tham gia tích cực
của mọi cường quốc khu vực, nhất là Trung Quốc. Kết quả dẫn đến sự ra đời của
các cuộc Đàm phán Sáu bên, đã được sự ủng hộ của cả hai đảng trong chính phủ
(Hoa Kỳ). Thực ra, nếu Bắc Kinh chơi trò hai mặt trong vấn đề Bắc Triều Tiên,
họ không những làm hại Đàm phán Sáu bên, mà về lâu dài, còn hủy hoại triển
vọng hợp tác an ninh đa phương ở khu vực Đông Bắc châu Á.
|
The
silver lining, however, is that a tightening of relations between Beijing and
Pyongyang provides the U.S. with a convincing repudiation of China’s
assertion that it lacks the influence to make a difference on North Korea.
Washington should seize the opportunity to sell to as many states as possible
– including emerging powers, such as Brazil, Turkey and India – the message
that China can and should do more to pressure North Korea to comply with
international nonproliferation norms, and that a failure to do so will be met
with profound opposition.
|
Tuy nhiên, một điểm tích cực là sự thắt chặt quan hệ giữa
Bắc Kinh và Bình Nhưỡng sẽ đem lại cho Hoa Kỳ lý lẽ vững chắc chống lại sự
quyết đoán của Trung Quốc, rằng Trung Quốc không đủ khả năng ảnh hưởng tạo sự
thay đổi đối với Bắc Triều Tiên. Washington nên nắm lấy cơ hội để phổ biến
đến càng nhiều nước càng tốt –gồm những cường quốc đang lên như Brazil, Thổ
Nhĩ Kỳ và Ấn Độ – tín hiệu về Trung Quốc có thể và nên áp lực nhiều hơn lên
Bắc Triều Tiên, tuân thủ các nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân trên
thế giới, và nếu không làm thế thì sẽ phải đối diện với những sự phản đối sâu
rộng.
|
Joel Wuthnow is a fellow at the
China and the World Program at the Woodrow Wilson School at Princeton
University. He is completing a book manuscript on China's diplomacy in the
U.N. Security Council.
|
Joel Wuthnow là
thành viên Chương trình Thế giới và Trung Quốc tại trường Woodrow Wilson thuộc
Đại học Princeton. Ông đang hoàn tất bản thảo cuốn sách về ngoại giao của
Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an LHQ.
|
Translated by Trần Văn Minh
|
|
(*) Andrew Scobell
là tác giả bản báo cáo về cuộc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình J-20 của
Trung Quốc, được đệ trình cho Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung
(USCC) nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
tháng 1 năm 2011. Câu trích ở trên được lấy ra từ bản báo cáo này.
|
|
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, April 21, 2012
Is China Playing a Double Game? Phải chăng Trung Quốc đang chơi trò hai mặt?
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn