MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, March 2, 2012

What Makes a Nation Rich? One Economist's Big Answer ĐIỀU GÌ LÀM CHO QUỐC GIA GIÀU CÓ? MỘT CÂU HỎI LỚN CỦA NHÀ KINH TẾ HỌC


What Makes a Nation Rich? One Economist's Big Answer

ĐIỀU GÌ LÀM CHO QUỐC GIA GIÀU CÓ? MỘT CÂU HỎI LỚN CỦA NHÀ KINH TẾ HỌC

by Daron Acemoglu

Daron Acemoglu

Say you're a world leader and you want your country's economy to prosper. According to this Clark Medal winner from MIT, there's a simple solution: start with free elections.

Nếu bạn là lãnh đạo và bạn muốn đất nước trở nên giàu có hơn thì bạn phải làm gì? Theo ý kiến của Daron Acemoglu, nhà kinh tế được Học viện công nghệ Massachusetts (MIT tặng huy chương Clark [2] thì có một giải pháp đơn giản: đó là bầu cử tự do.

We are the rich, the haves, the developed. And most of the rest — in Africa, South Asia, and South America, the Somalias and Bolivias and Bangladeshes of the world — are the nots. It's always been this way, a globe divided by wealth and poverty, health and sickness, food and famine, though the extent of inequality across nations today is unprecedented: The average citizen of the United States is ten times as prosperous as the average Guatemalan, more than twenty times as prosperous as the average North Korean, and more than forty times as prosperous as those living in Mali, Ethiopia, Congo, or Sierra Leone.

Chúng ta (nước Mỹ-ND) là những người giàu có, những người giàu, đã phát triển. Trong khi hầu hết phần còn lại của thế giới – Châu Phi, Nam Á và Nam Mỹ, những người Somali, Bolivia và Bangladesh– là những người nghèo. Thế giới đã luôn bị chia tách thành người giàu và người nghèo, những người khỏe mạnh và ốm yếu, những người no đủ và đói ăn. Tuy nhiên, tầm mức của sự bất bình đẳng giữa các quốc gia như ngày nay là chưa từng xảy ra: tính trung bình, một người Mỹ giàu gấp 10 lần một người Guatemala, giàu hơn 20 lần so với một người Bắc Triều tiên và hơn 40 lần so với một người sống ở Mali, Ethiopia, Congo hay Sierra Leone.

The question social scientists have unsuccessfully wrestled with for centuries is, Why? But the question they should have been asking is, How? Because inequality is not predetermined. Nations are not like children — they are not born rich or poor. Their governments make them that way.

Câu hỏi mà các nhà khoa học xã hội đã vật lộn hàng thế kỷ mà không giải đáp thành công là: tại sao lại như vậy? Nhưng lẽ ra câu hỏi cần được đặt ra là: làm cách nào để thay đổi điều đó? Bởi vì sự bất bình đẳng không phải đã được quyết định từ trước. Một quốc gia không giống một đứa trẻ - nó không được sinh ra đã giàu hay nghèo. Chính là chính phủ của nó đã làm quốc gia đó trở nên như thế.

You can chart the search for a theory of inequality to the French political philosopher Montesquieu, who in the mid-eighteenth century came up with a very simple explanation: People in hot places are inherently lazy. Other no less sweeping explanations soon followed: Could it be that Max Weber's Protestant work ethic is the true driver of economic success? Or perhaps the richest countries are those that were former British colonies? Or maybe it's as simple as tracing which nations have the largest populations of European descent? The problem with all of these theories is that while they superficially fit some specific cases, others radically disprove them.

Vào giữa thế kỷ 18, nhà khoa học chính trị người Pháp là Montesquieu đã đưa ra một cách giải thích vô cùng đơn giản về sự bất bình đẳng giữa các quốc gia: người dân ở xứ nóng vốn đã lười từ trong bản chất. Một số người khác cũng đưa ra cách giải thích của mình, chẳng hạn: Đạo đức trong công việc của người theo đạo Tin lành có lẽ là động lực chính cho thành công của những nền kinh tế tư bản theo như quan điểm của Max Weber? Hoặc có lẽ những nước giàu nhất là những quốc gia trước đó là thuộc địa của Anh? Hoặc có thể chỉ đơn giản như quốc gia đó có phần đông dân số là hậu duệ của người châu Âu? Vấn đề đối với tất cả các lý thuyết này là trong khi nó rất phù hợp với một số các trường hợp cụ thể, các trường hợp khác lại chứng tỏ nó hoàn toàn không đúng.

It's the same with the theories put forth today. Economist Jeffrey Sachs, director of Columbia University's Earth Institute, attributes the relative success of nations to geography and weather: In the poorest parts of the world, he argues, nutrient-starved tropical soil makes agriculture a challenge, and tropical climates foment disease, particularly malaria. Perhaps if we were to fix these problems, teach the citizens of these nations better farming techniques, eliminate malaria, or at the very least equip them with artemisinin to fight this deadly disease, we could eliminate poverty. Or better yet, perhaps we just move these people and abandon their inhospitable land altogether.

Điều đó cũng đúng với những lý thuyết hiện đang được truyền bá. Chẳng hạn nhà kinh tế Jeffrey Sachs, giám đốc Viện Địa Cầu ở Đại học Columbia (Earth Institute, Columbia University), đã gán sự thành công tương đối của những quốc gia cho địa lý và khí hậu. Theo ông, ở những vùng nghèo nhất thế giới, đất đai bạc màu ở những vùng nhiệt đới làm cho canh tác nông nghiệp trở nên khó khăn. Khí hậu ở đây đã kích thích bệnh tật, đặc biệt là sốt rét. Nếu chúng ta có thể sửa chữa những vấn đề đó, dạy người dân ở những vùng này các kỹ thuật canh tác tốt hơn, loại trừ bệnh sốt rét hoặc ít nhất trang bị cho họ thuốc artemisinin (một loại thuốc chống sốt rét hiệu quả-ND) để chống lại căn bệnh chết người này thì chúng ta có thể loại trừ được nghèo đói. Hoặc tốt hơn nữa, có lẽ chúng ta nên di chuyển những người này đi nơi khác và từ bỏ những vùng đất khắc nghiệt của họ.

Jared Diamond, the famous ecologist and best-selling author, has a different theory: The origin of world inequality stems from the historical endowment of plant and animal species and the advancement of technology. In Diamond's telling, the cultures that first learned to plant crops were the first to learn how to use a plow, and thus were first to adopt other technologies, the engine of every successful economy. Perhaps then the solution to world inequality rests in technology — wiring the developing world with Internet and cell phones.

Jared Diamond, nhà sinh học nổi tiếng và là tác giả của những quyển sách bán rất chạy có cách lý giải khác: cội nguồn của sự bất bình đẳng trên thế giới bắt nguồn từ lịch sử thuần hóa những loài thực vật, động vật và tiến bộ công nghệ. Trong câu chuyện của Diamond, những nền văn hóa đầu tiên học được cách trồng trọt cũng là những người đầu tiên đã học được cách làm sao để sử dụng cái cày và sau đó cũng là những người đầu tiên chấp nhận các công nghệ khác, là động lực của mọi thành công về kinh tế[3]. Nếu như vậy thì có lẽ giải pháp cho sự bất bình đẳng trên thế giới nằm ở công nghệ - nối kết các nước đang phát triển bằng Internet và điện thoại di động.

And yet while Sachs and Diamond offer good insight into certain aspects of poverty, they share something in common with Montesquieu and others who followed: They ignore incentives. People need incentives to invest and prosper; they need to know that if they work hard, they can make money and actually keep that money. And the key to ensuring those incentives is sound institutions — the rule of law and security and a governing system that offers opportunities to achieve and innovate. That's what determines the haves from the have-nots — not geography or weather or technology or disease or ethnicity.

Trong khi Sachs và Diamond đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc vào một số khía cạnh của nghèo đói, họ cũng chia sẻ một số điểm chung với Montesquieu và những lý thuyết đã nói ở trên: họ đã bỏ qua động cơ (incentives). Con người cần động cơ để đầu tư và trở nên giàu có hơn. Họ cần biết là nếu họ làm việc chăm chỉ, họ có thể làm ra tiền và thực sự giữ được những đồng tiền đó. Chìa khóa để đảm bảo những động cơ đó là những thể chế tốt – luật pháp, an ninh và hệ thống chính quyền, tạo ra các cơ hội để con người có thể đổi mới và thành công. Đó chính là cái quyết định sự phân hóa giàu-nghèo – chứ không phải là địa lý, khí hậu, công nghệ, bệnh tật hay chủng tộc.

Put simply: Fix incentives and you will fix poverty. And if you wish to fix institutions, you have to fix governments.

Một cách đơn giản: hãy sửa chữa các cơ chế khuyến khích động cơ và bạn sẽ xóa được nghèo đói, và nếu bạn muốn sửa chữa thể chế, bạn phải sửa chữa chính quyền.

How do we know that institutions are so central to the wealth and poverty of nations? Start in Nogales, a city cut in half by the Mexican-American border fence. There is no difference in geography between the two halves of Nogales. The weather is the same. The winds are the same, as are the soils. The types of diseases prevalent in the area given its geography and climate are the same, as is the ethnic, cultural, and linguistic background of the residents. By logic, both sides of the city should be identical economically.

Làm sao chúng ta biết được là các thể chế là là lý do chính dẫn tới sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia? Hãy bắt đầu bằng Nogales, một thành phố bị chia đôi bởi biên giới Mexico và Mỹ. Không có sự khác biệt về địa lý giữa 2 phần của Nogales. Thời tiết giống nhau, gió giống nhau, đất cũng giống nhau. Các loại bệnh tật thông thường trong khu vực với cùng địa lý và khí hậu này là giống nhau, cũng như chủng tộc, văn hóa và nền tảng ngôn ngữ của các cư dân. Bằng suy luận logic, cả 2 nửa thành phố phải có tình trạng kinh tế giống nhau.

And yet they are far from the same.

On one side of the border fence, in Santa Cruz County, Arizona, the median household income is $30,000. A few feet away, it's $10,000. On one side, most of the teenagers are in public high school, and the majority of the adults are high school graduates. On the other side, few of the residents have gone to high school, let alone college. Those in Arizona enjoy relatively good health and Medicare for those over sixty-five, not to mention an efficient road network, electricity, telephone service, and a dependable sewage and public-health system. None of those things are a given across the border. There, the roads are bad, the infant-mortality rate high, electricity and phone service expensive and spotty.

Nhưng hiện tại chúng lại hoàn toàn khác xa nhau.

Một bên của biên giới, ở hạt Santa Cruz, bang Arizona (Mỹ), thu nhập trung bình của một người là 30.000 USD/năm. Chỉ cách đó vài mét bên phía Mexico là 10.000USD/năm. Một bên, hầu hết các trẻ vị thành niên học ở trường trung học công và đa số người trưởng thành tốt nghiệp trung học (lớp 12-ND). Bên kia, chỉ một số ít cư dân học tới trung học và hầu như không có ai học đại học. Người dân phía Arizona có sức khỏe tương đối tốt và có bảo hiểm y tế Medicare cho những người trên 65 tuổi. Họ không cần quan tâm tới hiệu quả của mạng lưới đường sá, điện, dịch vụ điện thoại, hệ thống nước thải và hệ thống y tế công cộng. Tất cả những điều này lại không có bên kia biên giới Mexico. Ở đó, đường sá thì xấu, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, dịch vụ điện thoại và điện thì giá cao và không ổn định.

The key difference is that those on the north side of the border enjoy law and order and dependable government services — they can go about their daily activities and jobs without fear for their life or safety or property rights. On the other side, the inhabitants have institutions that perpetuate crime, graft, and insecurity.

Sự khác biệt quan trọng nhất ở phía bắc của biên giới (phía Mỹ-ND) là họ có hệ thống luật pháp, luật lệ và các dịch vụ đáng tin cậy của chính phủ - họ có thể tiến hành các hoạt động hàng ngày và đi làm mà không sợ hãi cho cuộc sống, sự an toàn hoặc tài sản của mình. Bên kia, những cư dân phía Mexico có một thể chế đã giúp kéo dài tội ác, hối lộ và thiếu an ninh.

Nogales may be the most obvious example, but it's far from the only one. Take Singapore, a once-impoverished tropical island that became the richest nation in Asia after British colonialists enshrined property rights and encouraged trade. Or China, where decades of stagnation and famine were reversed only after Deng Xiaoping began introducing private-property rights in agriculture, and later in industry. Or Botswana, whose economy has flourished over the past forty years while the rest of Africa has withered, thanks to strong tribal institutions and farsighted nation building by its early elected leaders.

Nogales có thể là ví dụ hiển nhiên nhất, nhưng không phải là duy nhất. Hãy nhìn Singapore, một vùng đất bạc màu vùng nhiệt đới đã trở nên một quốc gia giàu có nhất ở Châu Á sau khi chế độ thực dân Anh mang tới quyền tư hữu và khuyến khích ngoại thương. Hoặc Trung Quốc, nơi hàng thập kỷ trì trệ và đói kém đã bị đảo ngược chỉ sau khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu áp dụng quyền sở hữu tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp và sau đó trong công nghiệp. Hoặc ở Botswana, nền kinh tế của nó đã vận hành rất tốt trong 40 năm qua nhờ ờ thể chế bộ lạc mạnh và những lãnh đạo dân cử thời kỳ đầu đã có tầm nhìn xa trông rộng, trong khi phần còn lại của Châu Phi vẫn đang tàn tạ.

Now look at the economic and political failures. You can begin in Sierra Leone, where a lack of functioning institutions and an overabundance of diamonds have fueled decades of civil war and strife and corruption that continue unchecked today. Or take communist North Korea, a geographical, ethnic, and cultural mirror of its capitalist neighbor to the south, yet ten times poorer. Or Egypt, cradle of one of the world's great civilizations yet stagnant economically ever since its colonization by the Ottomans and then the Europeans, only made worse by its post-independence governments, which have restricted all economic activities and markets. In fact, the theory can be used to shed light on the patterns of inequality for much of the world.

Giờ chúng ta hãy xem các quốc gia đã thất bại về kinh tế và chính trị. Bạn có thể bắt đầu ở Sierra Leone, nơi hiện nay các thể chế chính phủ hoạt động rất tồi nhưng lại dồi dào kim cương đã cung cấp nguồn lực cho nội chiến, xung đột và tham nhũng đến mức không thể kiểm soát được. Hoặc ở Bắc Triều Tiên, nơi các điều kiện về địa lý, chủng tộc và văn hóa rất tương đồng với quốc gia tư bản ở phía nam, nhưng lại nghèo hơn gấp 10 lần. Hoặc ở Ai Cập, tuy từng là cái nôi của một trong những nền văn minh lớn nhất thế giới nhưng kinh tế vẫn trì trệ kéo dài từ thời kỳ thực dân bởi đế chế Ottomans và sau đó là các nước Châu Âu tới hiện tại. Sau khi giành được độc lập tình hình còn trở nên tồi tệ hơn bởi chính phủ đã hạn chế mọi hoạt động kinh tế và thị trường. Trên thực tế, lý thuyết về vai trò của thể chế trong phát triển có thể được sử dụng để soi sáng vào các hình mẫu của sự bất bình đẳng ở nhiều phần của thế giới.

If we know why nations are poor, the resulting question is what can we do to help them. Our ability to impose institutions from the outside is limited, as the recent U. S. experiences in Afghanistan and Iraq demonstrate. But we are not helpless, and in many instances, there is a lot to be done. Even the most repressed citizens of the world will stand up to tyrants when given the opportunity. We saw this recently in Iran and a few years ago in Ukraine during the Orange Revolution.

Nếu chúng ta biết tại sao các quốc gia nghèo, câu hỏi đặt ra là nước Mỹ có thể làm gì để giúp đỡ họ? Việc áp đặt các thể chế từ bên ngoài luôn bị giới hạn. Các kinh nghiệm của Mỹ mới đây ở Afghanistan and Iraq chứng minh điều đó. Nhưng chúng ta không vô dụng và trong nhiều trường hợp, có thể làm nhiều điều có ích. Thậm chí trong cả những chế độ áp bức nhất, người dân cũng sẵn sàng đứng lên đối đầu với bạo chúa nếu có cơ hội. Chúng ta đã thấy điều đó mới đây ở Iran và vài năm trước đây ở Ukraine trong cuộc Cách mạng Cam.

The U. S. must not take a passive role in encouraging these types of movements. Our foreign policy should encourage them by punishing repressive regimes through trade embargoes and diplomacy. The days of supporting dictators because they bolster America's short-term foreign-policy goals, like our implicit support of Muhammad Zia-ul-Haq in Pakistan starting in the 1970s, and our illicit deals with Mobutu's kleptocratic regime in the Congo from 1965 to 1997, must end. Because the long-term consequences — entire nations of impoverished citizens, malnourished and hungry children, restive, discontented youngsters ripe to be drawn toward terrorism — are too costly. Today that means pushing countries such as Pakistan, Georgia, Saudi Arabia, Nigeria, and countless others in Africa toward greater transparency, more openness, and greater democracy, regardless of whether they are our short-term allies in the war on terror.

Nước Mỹ không được giữ một vai trò thụ động trong việc khuyến khích sự thay đổi. Chính sách ngoại giao của Mỹ cần trừng phạt các chế độ độc tài thông qua các biện pháp ngoại giao và cấm vận thương mại. Việc giúp đỡ những chế độ độc tài bởi vì chúng hỗ trợ các mục tiêu ngoại giao ngắn hạn của Mỹ như sự ủng hộ ngầm với chế độ độc tài quân sự của Muhammad Zia-ul-Haq ở Pakistan vào đầu những năm 70 hay các thỏa thuận trái phép với chế độ tham nhũng của Mobutu ở Congo từ năm 1965-1997 cần chấm dứt. Lý do là vì những hậu quả dài hạn của nó rất tồi tệ – bần cùng hóa toàn bộ người dân, làm trẻ em bị đói và suy dinh dưỡng, đẩy những thanh niên bất mãn về phía chủ nghĩa khủng bố. Mỹ cần thúc đẩy những quốc gia như Pakistan, Georgia, Saudi Arabia, Nigeria và vô số các quốc gia ở Châu Phi trở nên minh bạch hơn, cởi mở hơn, nhiều dân chủ hơn bất chấp việc họ đang là đồng minh ngắn hạn của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

At the microlevel, we can help foreign citizens by educating them and arming them with the modern tools of activism, most notably the Internet, and perhaps even encryption technology and cell-phone platforms that can evade firewalls and censorship put in place by repressive governments, such as those in China or Iran, that fear the power of information.

Ở mức độ vi mô, chúng ta có thể giúp đỡ các công dân nước ngoài bằng cách giáo dục và trang bị cho họ những phương pháp hiện đại để đứng lên đấu tranh, nhất là Internet và thậm chí các công nghệ mã hóa cùng điện thoại di động để vượt qua tường lửa cùng sự kiểm duyệt của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Iran, vì họ sợ quyền lực của thông tin.

There's no doubt that erasing global inequality, which has been with us for millennia and has expanded to unprecedented levels over the past century and a half, won't be easy. But by accepting the role of failed governments and institutions in causing poverty, we have a fighting chance of reversing it.

Đương nhiên việc xóa bỏ sự bất bình đẳng trên qui mô toàn cầu, điều đã kéo dài cả thiên niên kỷ và hiện đang mở rộng ở tầm mức chưa từng có trong hơn 1 thế kỷ nay là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, bằng việc thừa nhận rằng nguyên nhân chính của nghèo đói là do sự thất bại của chính phủ và thể chế, chúng ta có cơ hội để đảo ngược tình thế.

Acemoglu is currently writing a book about his theory of inequality with James Robinson, a Harvard government professor, from which this essay was adapted.

Acemoglu hiện đang viết một cuốn sách về lý thuyết về bất bình đẳng cùng với James Robinson, một giáo sư Harvard về chính phủ học. Bài viết này được rút ra từ cuốn sách đó.

[1] Daron Acemoglu, What Makes a Nation Rich? One Economist's Big Answer, Esquire, November 18, 2009.

[2] Huy chương John Bates Clark là giải thưởng danh giá nhất do Hiệp hội Kinh tế Mỹ trao 2 năm một lần cho những nhà kinh tế tuổi dưới 40, có những đóng góp có ý nghĩa cho kiến thức kinh tế (ND).

[3] Có thể tham khảo một quyển sách của Jared Diamond đã được dịch ra tiếng Việt: Súng, vi trùng và thép: định mệnh của các xã hội loài người. Hà Nội, NXB Tri thức, 2007 (ND).

Translated by ???

http://www.esquire.com/features/best-and-brightest-2009/world-poverty-map-1209?click=main_sr

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn