|
|
The South China Sea
- Roiling the waters
|
Biển Đông đang bị khuấy đục
|
Tensions rise
between China and Vietnam
|
Căng thẳng gia tăng
giữa Việt Nam và Trung Quốc
|
The Economist, Jul 7th 2012
|
The Economist, Jul 7/7/2012
|
JUST as South-East Asian countries were heaving a sigh of
relief that China and the Philippines appeared to be drawing back from
confrontation in the South China Sea, new tension has arisen between China
and Vietnam in the same stretch of ocean. In recent days the two countries
stepped up their sparring over archipelagoes and oil rights nearby, even
dropping hints of military resolve to back their rival claims. Few predict
imminent conflict, but a revival of old animosities between China and Vietnam
could yet open huge rifts within the region.
|
Ngay khi các nước Đông Nam Á bật lên một tiếng thở phào
nhẹ nhõm về việc Trung Quốc và Philippines cho thấy họ đang rút lui khỏi cuộc
đối đầu trên biển Đông, thì căng thẳng mới lại phát sinh giữa Trung Quốc và
Việt Nam cũng ở trên đại dương trải rộng này. Những ngày gần đây, hai nước
đang gia tăng đấu khẩu về các quần đảo và quyền khai thác dầu ở gần đó, thậm
chí đưa ra gợi ý giải quyết bằng biện pháp quân sự, để củng cố các tuyên bố
với đối thủ của họ. Vài dự đoán xung đột sắp xảy ra, nhưng sự hồi sinh của
những thù hận cũ giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể mở ra những rạn nứt rất
lớn trong khu vực.
|
The easing of weeks-long tensions between China and the
Philippines last month appeared to signal that both countries saw too much to
lose in continuing their high-profile spat over ownership of the Scarborough
Shoal (see map). For all that it enjoys American support, the Philippines
knew it would probably be badly bruised in any military showdown. China,
despite its fulminations, appeared to worry that a show of force risked
damaging its image and causing South-East Asian countries to turn even more
to America for security. The Philippines said it withdrew its two government
ships from the shoal on June 15th, citing bad weather. Chinese boats
reportedly followed suit, though it is not clear how completely.
|
Sự nới lỏng căng thẳng kéo dài hàng tuần giữa Trung Quốc
và Philippines trong tháng qua cho thấy dấu hiệu hai nước đã nhìn thấy, có
quá nhiều thứ để mất khi tiếp tục tranh cãi về quyền sở hữu bãi cạn
Scarborough (xem bản đồ). Mặc dù có được sự hỗ trợ của Mỹ, nhưng Philippines
biết rằng, khả năng họ sẽ bị đánh bầm dập trong bất kỳ trận đấu quân sự nào.
Trung Quốc, mặc dù làm ồn ào, nhưng cho thấy họ lo lắng rằng thể hiện hành
động quân sự có nguy cơ hủy hoại hình ảnh của họ và làm cho các nước Đông Nam
Á nghiêng về phía Mỹ hơn để có được an ninh. Philippines cho biết, họ đã rút
hai tàu của chính phủ ra khỏi bãi cạn hôm 15 tháng 6, với lý do thời tiết
xấu. Tin tức cho biết, các tàu Trung Quốc cũng đã rút lui, mặc dù không rõ họ
có rút hết hay không.
|
But the calm was brief. On June 21st Vietnam’s parliament
passed a maritime law that reasserted the country’s claims to the Spratly and
Paracel Islands. China called this a “serious violation” of its sovereignty.
It responded by declaring that a county-level government which supposedly
governs the two archipelagoes and much of the rest of the South China Sea
from one of the Paracel Islands, had been upgraded to the administrative
level of a prefecture. Chinese media described this notional jurisdiction,
Sansha, as by far the biggest prefecture in the country (though its
population of a few hundred people is heavily outnumbered by gulls and its
ill-defined territory is mostly water). Some Chinese internet users
speculated excitedly about who might be appointed mayor, but reports on some
websites that a 45-year-old hydrologist had got the job were later dismissed
as a spoof.
|
Nhưng sự yên tĩnh này chẳng tồn tại được bao lâu. Hôm 21
tháng 6, Quốc hội Việt Nam thông qua luật biển, khẳng định lại các tuyên bố
của nước này về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc gọi việc làm này
là “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền của họ. Trung Quốc phản ứng bằng cách
tuyên bố chính quyền cấp huyện được cho là quản lý hai quần đảo này và hầu
hết các phần còn lại trên biển Đông từ quần đảo Hoàng Sa, được nâng cấp độ
hành chính lên thành một quận. Truyền thông Trung Quốc mô tả phạm vi quyền
hạn ảo tưởng này, Tam Sa, là một quận lớn nhất của đất nước (mặc dù dân số
chỉ vài trăm người, có số mòng biển còn đông hơn rất nhiều so với dân số ở đó
và lãnh thổ thì không rõ ràng vì chủ yếu là nước). Một số người dùng internet
ở Trung Quốc hào hứng suy đoán về người có thể được bổ nhiệm làm thị trưởng,
tin tức trên một số trang web cho biết, một nhà thủy văn 45 tuổi nhận công
tác này, nhưng sau đó bị hủy bỏ vì tin giả.
|
Tensions rose further with an announcement late last month
by CNOOC, a Chinese state-owned oil company, that it was opening nine blocks
in what China calls the South Sea to international bids for oil and gas
exploration. These reach to within 37 nautical miles (68km) of Vietnam’s coast,
according to PetroVietnam, a Vietnamese state-owned oil firm. Carlyle Thayer
of the University of New South Wales says CNOOC’s move was probably a
“political stunt” in response to Vietnam’s new law, about which China had
long been expressing concerns. Mr Thayer says that, given the disputes,
China’s offer will get a cool reception from oil firms.
|
Căng thẳng gia tăng thêm do một thông báo cuối tháng trước
của CNOOC, công ty khai thác dầu của chính phủ Trung Quốc, rằng họ mở thầu
cho chín lô ở nơi mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, cho quốc tế dự đấu thầu thăm
dò dầu khí. Những nơi [mà Trung Quốc đưa ra đấu thầu] này cách bờ biển Việt
Nam trong vòng 37 hải lý (khoảng 68km), theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một
công ty khai thác dầu thuộc chính phủ Việt Nam. Ông Carlyle Thayer, thuộc Đại
học New South Wales, nói rằng hành động của CNOOC có thể là một “hành động
chính trị” nhằm phản ứng lại luật mới của Việt Nam, về điều mà từ lâu Trung
Quốc đã thể hiện mối quan tâm. Ông Thayer nói rằng, với các tranh chấp như
thế, việc gọi thầu của Trung Quốc sẽ không nhận được sự mặn mà từ các công ty
khai thác dầu.
|
Worryingly, however, both countries have been sending
stronger signals that they might defend their claims with force. China’s
defence ministry said on June 28th that it had launched “combat-ready”
patrols in the South China Sea. Earlier Vietnam stated that it was conducting
regular air patrols over the Spratlys. Some of this may be dressing up of
routine activity. But China fought more recently with Vietnam than with any
other country. Their last big skirmish, a naval encounter in the Spratlys in
1988, left over 70 Vietnamese dead. Relations have improved greatly since,
but mutual wariness persists. Vietnam, then a Soviet ally, has to China’s
chagrin recently forged military links with America.
|
Tuy nhiên, đáng lo ngại là cả hai nước gửi các tín hiệu
mạnh mẽ rằng họ có thể bảo vệ các tuyên bố của mình bằng vũ lực. Bộ Quốc
phòng Trung Quốc hôm 28 tháng 6 nói rằng, họ đã mở các cuộc tuần tra “sẵn
sàng chiến đấu” ở biển Đông. Trước đó, Việt Nam tuyên bố đang tiến hành hoạt
động tuần tra thường xuyên trên không ở khu vực quần đảo Trường Sa. Một số
hoạt động này có thể là các hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, gần đây Trung
Quốc đã đánh nhau với Việt Nam nhiều hơn với bất kỳ nước nào khác. Cuộc giao
tranh lớn gần nhất của họ là một cuộc đụng độ hải quân ở quần đảo Trường Sa
năm 1988, đã giết chết hơn 70 người Việt. Kể từ đó, quan hệ [giữa hai nước]
đã được cải thiện rất nhiều, nhưng hai nước vẫn còn cảnh giác lẫn nhau. Việt
Nam, lúc đó là đồng minh của Liên Xô, đã thất vọng với Trung Quốc, gần đây
gia tăng các mối quan hệ quân sự với Mỹ.
|
Neither side wants this to escalate. Chinese diplomats
have been trying to project a more accommodating image since a bout of
chest-thumping over the South China Sea in 2009 and 2010 which heightened
anxieties in the region and damaged China’s efforts to project its rise as
peaceful. In mid-July South-East Asian foreign ministers, as well as
America’s secretary of state, Hillary Clinton, and China’s foreign minister,
Yang Jiechi, will discuss regional security in the Cambodian capital, Phnom
Penh. China does not want the kind of confrontation this time around that it
endured at a similar gathering two years ago, when Mrs Clinton asserted that
the sea was America’s national interest, rallying China’s regional rivals
over the issue.
|
Cả hai nước đều không muốn leo thang trong chuyện này. Các
nhà ngoại giao Trung Quốc đã và đang cố gắng để đưa ra một hình ảnh dễ dãi
hơn kể từ cuộc đọ sức thể hiện sự ngạo mạn về biển Đông năm 2009 và 2010, đã
làm tăng cao mối lo ngại trong khu vực và hủy hoại các nỗ lực của Trung Quốc
muốn thể hiện sự trỗi dậy trong hòa bình. Giữa tháng 7 [năm nay] các bộ
trưởng Ngoại giao Đông Nam Á, cũng như Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton,
và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, sẽ thảo luận về an
ninh khu vực ở Phnom Penh, thủ đô Campuchia. Trung Quốc không không muốn có
sự đối đầu lần này trong các buổi họp mà họ đã phải chịu đựng tại một cuộc
họp tương tự cách đây hai năm, khi bà Clinton khẳng định rằng, biển là lợi
ích quốc gia của Mỹ, củng cố các đối thủ của Trung Quốc khu vực về vấn đề
này.
|
Popular nationalism is a wild card. On July 1st hundreds
of people joined rare protests in Hanoi and Ho Chi Minh City against China’s
assertion of claims to the Spratlys and Paracels. Vietnam, like China, is
normally intolerant of public demonstrations, but police did little to
intervene.
|
Chủ nghĩa dân tộc là một quân bài khó tiên đoán. Ngày 1
tháng 7, hàng trăm người tham gia các cuộc biểu tình hiếm hoi ở Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh, chống lại sự khẳng định của Trung Quốc về các tuyên bố ở quần
đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cũng như Trung Quốc, Việt Nam thường không chấp
nhận các cuộc biểu tình công cộng, nhưng [trong các cuộc biểu tình vừa qua]
cảnh sát đã ít can thiệp.
|
In China Global Times, a newspaper that champions
nationalist causes, used an editorial on July 4th to lash out against both
Vietnam and the Philippines (which had transgressed again by saying on July
2nd that it might ask America to deploy spy planes in disputed areas). The
newspaper said China should respond cautiously, but that both countries
deserved punishment. It also warned that if they went to “extremes in their
provocations”, this might involve military strikes.
|
Ở Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo nổi tiếng
về chủ nghĩa dân tộc, hôm 4 tháng 7, đã đưa ra một bài xã luận với mục đích
đả kích, chống lại cả Việt Nam lẫn Philippines (một lần nữa đã đi quá giới
hạn hôm 2 tháng 7, khi nói rằng Philippines có thể yêu cầu Mỹ triển khai máy
bay do thám trong khu vực tranh chấp). Tờ báo này nói: Trung Quốc nên phản
ứng thận trọng, nhưng cả hai nước [Việt Nam và Philippines] đáng bị trừng
phạt. Tờ báo này cũng cảnh báo rằng, nếu hai nước đi “quá giới hạn qua các
hành động khiêu khích”, điều này có thể dẫn tới các cuộc tấn công quân sự.
|
Chinese leaders do not want a burst of nationalist
sentiment that might backfire should they fail to satisfy popular demands.
But uncertainty abounds as China prepares for big changes in its civilian and
military leadership in the autumn. Contenders for power do not want to appear
weak. As Global Times growled, “If these island disputes had happened in
imperial times, they would have been handled in a much easier way.”
|
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn có một sự bùng nổ
về tình cảm dân tộc chủ nghĩa, có thể phản tác dụng nếu không đáp ứng các nhu
cầu của dân chúng. Nhưng có nhiều điều không chắc chắn khi Trung Quốc chuẩn
bị cho những thay đổi lớn trong lãnh đạo dân sự và quân sự của họ vào mùa thu
này. Các ứng viên quyền lực không muốn thể hiện sự yếu đuối. Hoàn Cầu Thời
báo thì gầm gừ: “Nếu chuyện tranh chấp các hòn đảo xảy ra vào thời đế quốc,
thì đã được xử lý dễ dàng hơn nhiều“.
|
|
|
|
Translated by Dương Lệ Chi
|
|
|
|
|
http://www.economist.com/node/21558262
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, July 7, 2012
The South China Sea - Roiling the waters Biển Đông đang bị khuấy đục
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn