MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, June 10, 2012

China casts lengthening shadow over ASEAN economies Trung Quốc phủ bóng dài lên kinh tế các nước ASEAN




China casts lengthening shadow over ASEAN economies

Trung Quốc phủ bóng dài lên kinh tế các nước ASEAN

By Simon Rabinovitch
Simon Rabinovitch


(Reuters) - As Southeast Asia's leaders gathered this week for a summit, their currencies soared, some hitting nearly two-year highs.


(Reuters) Khi các nhà lãnh đạo ASEAN về dự hội nghị trong tuần này, giá trị đồng tiền của nước họ đang tăng nhanh, một số gần đến điểm cao nhất trong hai năm qua.

The cause was not anything they said, but rather speculation that Beijing was poised to let the yuan rise.


Họ cho rằng nguyên nhân duy nhất chính là dự đoán việc Bắc Kinh chắc chắn sẽ thả lỏng đồng Yuan.

It was a fitting reminder of the lengthening shadow that China casts over the region's economic affairs.

Đây chính là lời nhắc nhở đúng lúc về chiếc bóng khổng lồ của Trung Quốc đang che phủ trên những vấn đề kinh tế của cả khu vực.

China's growth has helped lift its neighbours from the gloom of the global financial crisis, but fears remain that it is, if anything, too strong, a fierce and unbeatable competitor.

Sự tăng trưởng của Trung Quốc đã giúp các quốc gia láng giềng khỏi cảnh trì trệ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng vẫn còn mối lo sợ rằng nếu quá mạnh, nước này sẽ trở thành một đối thủ dữ tợn và vô địch.

"What I've said all along is that one of the major drivers for the world's recent economic recovery, and in Asia in particular, has been the robustness of the Chinese economy," Korn Chatikavanij, Thailand's finance minister, said at the summit of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) in Vietnam.

"Tôi đã từng nói rằng một trong những động cơ chính của quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, và đặc biệt là ở châu Á, là sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc," Korn Chatikavanij, bộ trưởng Tài chính Thái phát biểu tại hội nghị ASEAN được tổ chức ở Việt Nam.

But on the touchy subject of how Beijing has held down the yuan to aid its exporters, Korn pulled no punches.

Nhưng khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm về việc Bắc Kinh đang ghìm giá đồng Yuan để tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu của mình, Korn đã thẳng thừng.


"There is no way that you can argue that it does not cause any imbalance," he said. "Clearly, you have got a situation whereby at least one major currency is being managed in such a way that it doesn't reflect its true value."


"Không có cách nào để phản biện rằng việc này không gây ra sự mất cân bằng," ông nói. "Rõ ràng là ta đang chứng kiến một tình trạng trong đó một mệnh tiền quan trọng đang được kiểm soát bằng cách nào đấy để nó không phản ánh được giá trị thực của mình."

ASEAN-CHINA FTA

A China-ASEAN Free Trade Agreement came into effect in January, forming an economic bloc of 1.9 billion people.

Thoả thuận Tự do Thương mại ASEAN - Trung Quốc

Thoả thuận Tự do Thương mại ASEAN - Trung Quốc có tác dụng vào tháng Giêng, tạo thành một khối kinh tế của 1,9 tỉ người.

While China's vast market is a big lure, some Southeast Asian businesses, particularly in Indonesia, worry about an influx of cheap goods. With Indonesian anger rising, China agreed this month to provide $1.8 billion in soft loans.


Trong khi thị trường rộng lớn của Trung Quốc là một miếng mồi hấp dẫn, một số nhà doanh nghiệp Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, lo lắng về tình trạng tràn ngập hàng giá rẻ. Đối phó với tình trạng giận dữ ngày càng cao của người dân Indonesia, trong tháng này Trung Quốc đã đồng ý cho Indonesia vay 1,8 Mỹ kim với giá lãi thấp.

But the surprising truth about economic ties between China and Southeast Asia is that trade and investment flows are weak.

Nhưng sự thật đáng ngạc nhiên về các quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á là lưu lượng trao đổi và đầu tư của hai phía rất yếu.


Goods sold to Chinese consumers account for less than 10 percent of total exports by each of the five largest ASEAN economies -- Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore and Thailand -- according to estimates by UBS.

Hàng hoá bán cho người tiêu dùng Trung Quốc chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng xuất khẩu bởi mỗi trong số năm quốc gia có nền kinh tế lớn nhất ASEAN -- Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan -- Căn cứ theo dự đoán của nhà đầu tư UBS.


Moreover, Chinese investment in ASEAN countries was $8 billion as of late 2008, just 2.4 percent of the region's total stock of foreign direct investment.

Hơn nữa, đầu tư của Trung Quốc vào các nước ASEAN là 8 tỉ Mỹ kim trong cuối năm 2008, chiếm chỉ 2,4% tổng số vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp trong toàn khu vực.

"The direct impact is not that large. But that is not to say that China's leap onto the world stage and massive export performance has not had an impact. It has," Ed Teather, a UBS economist in Singapore, said.


"Ảnh hưởng trực tiếp không lớn như ta tưởng. Nhưng không có nghĩa là việc Trung Quốc nhảy vào sân khấu thế giới và kỳ công xuất khẩu to lớn đã không gây ảnh hưởng nào. Nó đã có tác động,m" Ed Teather, một kinh tế gia của UBS tại Singapore cho biết.

"It is forcing ASEAN's economies to change," he said.

"Nó đang bắt buộc các nền kinh tế của ASEAN phải thay đổi," ông nói.

Before 2000, Southeast Asia had steadily increased its share of the global export market, but it has been flat since China joined the WTO in 2001. China's share of the global export market has, by contrast, jumped to 10 percent from 4 percent.

Trước năm 2000, Đông Nam Á không ngừng tăng trưởng thị phần trong thị trường xuất khẩu thế giới, nhưng đã đứng yên khi Trung Quốc tham gia vào WTO năm 2001. Ngược lại, thị phần của Trung Quốc trong thị trường xuất khẩu toàn cầu đã nhảy từ 4% đến 10%.

Southeast Asian nations have honed different strategies for living next to the Chinese manufacturing juggernaut.


Các quốc gia Đông Nam Á đã đưa ra những chiến lược khác nhau nhằm tồn tại bên cạnh sức sản xuất khủng khiếp của Trung Quốc.

Singapore has ramped up service industries. Overseas Philippine workes have made remittances a pillar of the economy. Indonesia's commodities sector has boomed on China's voracious appetite, while its factories have grown much more slowly.


Singapore đã tăng cường ngành kỹ nghệ dịch vụ. Việc gửi tiền của công nhân Philippine từ nước ngoài đã trở thành cột trụ chính cho nền kinh tế nước này. Khu vực sản xuất nguyên liệu của Indonesia bùng nổ nhờ cơn đói khát mãnh liệt của Trung Quốc, trong khi các xí nghiệp của quốc gia này lại phát triển chậm hơn nhiều.


The region may be in for more profound change if China is successful in its economic restructuring efforts, stimulating more domestic consumption while also increasing incomes.

Khu vực này có thể sẽ có thay đổi rất lớn nếu Trung Quốc thành công trong nỗ lực cải tạo cấu trúc kinh tế, tăng trưởng thu nhập và kích thích nền tiêu thụ trong nước.


For advanced economies, such as Singapore, Chinese consumption is already helping to power exports, ANZ economists Paul Gruenwald and Wei Liang Chang wrote in a report this week.

Đối với các nước có nền kinh tế phát triển như Singapore, sức tiêu thụ của Trung Quốc đã giúp tăng cường ngành xuất khẩu, các nhà kinh tế của ANZ là Paul Gruenwald và Wei Liang Chang đã viết trong báo cáo của mình tuần trước.


"We found evidence that the Chinese consumer is now playing a statistically significant role in intra-regional trade," they said. "The implication is that Asia has at least partially de-linked from the West."

"Chúng tôi tìm thấy chứng cứ rằng, trên thống kê, người tiêu dùng Trung Quốc đang đóng một vai trò quan trọng trong nền thương mại liên khu vực," họ nói. "Điều này cho thấy rằng châu Á ít nhất là đã cắt đứt một phần với phương Tây."

LOW-END MANUFCTURING

For poorer countries in Southeast Asia, rising Chinese wages could give them new opportunities in low-end manufacturing.

Sản xuất hàng giá rẻ

Đối với những nước nghèo trong vùng Đông Nam Á, việc Trung Quốc nâng cao mức lương có thể tạo ra cơ hội mới cho các quốc gia này trong lĩnh vực sản xuất hàng giá rẻ.

"As China's labour gets a little bit more expensive over time, you will have a second wind for places like Vietnam and perhaps the Philippines," Teather said.


"Qua thời gian, khi công lao động Trung Quốc trở nên đắt hơn, chúng ta sẽ thấy đấy là cơ hội thứ hai cho những nơi như Việt Nam và có lẽ cả Philippines," Teather nói.

A stronger yuan will, over time, be part of the process of making Chinese goods more expensive. Southeast Asian governments, which stand to be big beneficiaries, have largely refrained from criticising Beijing's currency policy.

Đồng Yuan mạnh hơn, qua thời gian, sẽ góp phần vào quá trình làm hàng hoá Trung Quốc đắt giá hơn. Các chính phủ Đông Nam Á, đang trở thành những người hưởng lợi lớn, phần đông đã kềm chế việc chỉ trích chính sách tiền tệ của Trung Quốc.

Along with gaining some market share at China's expense, yuan appreciation would permit central banks in the region to let their currencies climb without fear of losing competitiveness.


Bên cạnh chiếm thêm được thị phần từ Trung Quốc, việc đánh giá đúng đồng Yuan sẽ cho phép các ngân hàng trung ương trong khu vực tăng giá tiền của mình mà không sợ mất đi tính cạnh tranh.


The Malaysian ringgit , for example, considered a good proxy for the yuan, spiked on Thursday after a report that China was on the cusp of announcing a revaluation. The Indonesia rupiah and the Thai baht also rose sharply.


Ví dụ như đồng Ringgit của Malaysia, được cho là một thay thế tốt cho đồng Yuan, đã tăng giá hôm thứ Năm sau khi một báo cáo nói rằng Trung Quốc đang sắp đưa ra thông báo về việc thay đổi giá tiền. Giá đồng Rupiah của Indonesia và đồng Baht của Thái cũng tăng mạnh.


But Indonesia's deputy central bank governor, Hartadi Sarwono, said the yuan did not come up for discussion at the summit in Vietnam, because it was a global issue, being fought over by Washington and Beijing.

Nhưng phó giám đốc ngân hàng trung ương của Indonesia, Hartadi Sarwono, nói rằng đồng Yuan đã không trở thành chủ đề thảo luận trong hội nghị ASEAN ở Việt Nam vì đây là một vấn đề toàn cầu, đang được Washington và Bắc Kinh tranh cãi.

"It's China versus the rest of the others. It's not really ASEAN countries," he said.
"Đây là cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và toàn bộ thế giới. Không chỉ là các quốc gia ASEAN," ông nói.





Translated by Diên Vỹ


http://in.reuters.com/article/2010/04/09/idINIndia-47568620100409

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn