|
|
China’s maritime claims and deep intentions
| Yêu sách chủ quyền hàng hải của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc
|
An e-mail exchange between professors Stein Tønnesson and Pham Quang Tuan
| Tranh luận giữa GS. Phạm Quang Tuấn và một học giả Na Uy về đường lưỡi bò |
How should the rest of the world treat the u-shaped line that appears on most Chinese maps of the South China Sea? As a claim to the whole sea area? Or just to the islands within it and their maritime zones? This question was discussed at the Third international workshop The South China Sea: Cooperation for Development and Security in Hanoi 3-5 November 2011, organized by the Vietnam Lawyers Association and the Diplomatic Academy of Vietnam.
| Thế giới nên hiểu thế nào về đường chữ U xuất hiện trên hầu hết các bản đồ biển Đông của Trung Quốc? Như một tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển? Hay chỉ là những hòn đảo trên biển và khu vực biển xung quanh nó? Câu hỏi này đã được đưa ra thảo luận tại hội nghị quốc tế lần thứ 3 Hợp tác vì Sự phát triển và An ninh trên biển Đông, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3-5 tháng 11 năm 2011, do hiệp hội luật sư và Học viện Ngoại giao của Viêt Nam tổ chức.
|
In his presentation at the conference, Stein Tønnesson expressed the opinion that the rest of the world should decide to take for granted that the u-shaped line means only a claim to the islands inside it and their maritime zones since any other interpretation is impossible. Chinese legal experts also realize that no other interpretation has any basis in international law.
| Trong bài trình bày tại hội nghị, Stein Tønnesson bày tỏ ý kiến rằng thế giới nên quyết định một cách mặc nhiên rằng đường chữ U chỉ dùng để tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo trên biển Đông và vùng biển xung quanh chúng, vì không thể có cách giải thích nào khác. Các chuyên gia pháp lý của Trung Quốc cũng thừa nhận rằng bất kỳ cách giải thích nào khác đều không có cơ sở dựa theo luật pháp quốc tế.
|
After the conference, Professor Pham Quang Tuan of the School of Chemical Engineering and Industrial Chemistry at The University of New South Wales pointed out in a message to Stein Tønnesson that his statement was in total contradiction with a statement made at the same conference by Professor Su Hao of the China Foreign Affairs University in Beijing. Su Hao said clearly that China laid claim to not just islands, but also the South China Sea as a “sea area”.
| Sau hội nghị, Giáo sư Phạm Quang Tuấn của Trường Công nghiệp Hóa học tại Đại học New South Wales, trong một email gửi tới Stein Tønnesson, đã chỉ ra rằng tuyên bố của Stein là hoàn toàn mâu thuẫn với một tuyên bố khác cũng tại hội nghị đó của Giáo sư Su Hao đến từ trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh. Su Hao đã nói rất rõ rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc không chỉ đối với các hòn đảo mà là đối với biển Đông như một “vùng biển”.
|
This led to the following e-mail exchange, which is reproduced here with permission from Stein Tønnesson and Pham Quang Tuan.
| Điều này đã dẫn đến một cuộc trao đổi qua email, sẽ được trình bày dưới đây với sự cho phép của Stein Tønnesson và Phạm Quang Tuấn.
|
Pham Quang Tuan to Stein Tønnesson and others: 1. SU Hao, professor/director, Center for Strategic and Conflict Management, China Foreign Affairs University: “The South China Sea is the sea area which was discovered and explored by the ancient Chinese people, and was then effectively managed by the Chinese government. Compared with its neighboring countries, China owns abundant historical records to prove its legal rights over the South China Sea and most islands in that area.”
| Email của GS. Phạm Quang Tuấn tới GS. Stein Tønnesson và những người khác:
1. Theo lời Su Hao, giáo sư / giám đốc Trung tâm Chiến lược và Quản lý Xung đột, Đại học Ngoại giao Trung Quốc: “Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] đã được phát hiện và khai thác bởi người dân Trung Quốc cổ đại, và sau đó được quản lý một cách hiệu quả bởi chính phủ Trung Quốc. So với các nước láng giềng, Trung Quốc có rất nhiều hồ sơ lịch sử để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình trên biển Đông và hầu hết các đảo trong khu vực đó.”
|
2. Stein Tønnesson, Peace Research Institute Oslo (PRIO) and Department of Peace and Conflict Research, Uppsala University: “The widespread idea that China claims all the waters within the u-shaped line should simply be put aside as false. The ambiguity maintained by China as to the extension of its maritime zone claims must not be seen as an indication that China is making such a preposterous claim. It can be taken for granted that the u-shaped line means only a claim to the islands within it and the maritime zones that can be generated from baselines around those islands.” Both these statements were made at the same conference!
| 2. Stein Tønnesson, Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo (PRIO) và Sở Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột, Đại học Uppsala: “Cách hiểu phổ biến rằng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng biển trong đường chữ U nên được dẹp bỏ như là một cách hiểu sai. Sự cố ý mập mờ về giới hạn của những yêu sách về biển của Trung Quốc không thể được xem như dấu hiệu rằng Trung Quốc đưa ra đòi hỏi phi lý như vậy. Ta có thể chắc chắn rằng đường chữ U chỉ là để nhằm đòi hỏi những hòn đảo bên trong nó và vùng biển tính từ đường cơ bản xung quanh những đảo đó.”
Cả hai báo cáo này đều ở cùng một hội nghị!
|
Le Van Ut (Oulu University, Finland) to Pham Quang Tuan and Stein Tønnesson:
Today I got a message from Professor Tuan Pham from Australia. I found that this was also sent to you. Since your idea about “the u-shaped line” is strange, say incorrect, I would like you to read the following two articles in Nature: http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html http://www.nature.com/nature/journal/v478/n7369/full/478285a.html I am looking forward to hearing your further comments on this issue.
| Email của TS. Lê Văn Út (Đại học Oulu, Phần Lan) gửi tới GS. Phạm Quang Tuấn và GS. Stein Tønnesson:
Hôm nay tôi nhận được thư từ giáo sư Phạm Tuấn ở Úc. Tôi thấy rằng nó cũng đồng thời được gửi đến cho ông. Bởi vì ý tưởng của ông về ý nghĩa của đường chữ U rất lạ kỳ, và có thể nói là không đúng, tôi mong muốn ông đọc hai bài báo sau của Nature: http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html http://www.nature.com/nature/journal/v478/n7369/full/478285a.html Tôi hy vọng sớm được nghe thêm ý kiến của ông về vấn đề này.
|
Tønnesson to Le Van Ut and Pham Quang Tuan:
The contradiction between Su Hao’s and my statements at the recent South China Sea conference in Hanoi is due to a lack of legally based precision in Su Hao’s statement. Just like the authors behind the two articles in the magazine Nature referred to in Ut Van Le’s letter, Su Hao does not appreciate the fundamental difference in international law between land and water. While it is possible to make a sovereignty claim to land (such as the Spratly islands) based on historical discovery and permanent occupation, it is only under very special circumstances (which are certainly not present in the South China Sea) possible to claim so-called “historical waters.” Sovereign rights to resources in “water areas” are obtained on the basis of distance from the nearest coast (12 nautical mile territorial waters, a further 12 nm contiguous zone, and a 200 nautical mile Exclusive Economic Zone (EEZ) and continental shelf). The only possible legal interpretation of the Chinese u-shaped line is therefore that it indicates a claim to the land features (islands) within the line, i.e., the Paracels, Scarborough Reef and the Spratly islands, and maritime zones around these islands. This is also no doubt the way the line was meant when it was first officially published by the Republic of China in 1948 (at that time most countries’ territorial waters were just 3 nautical miles).
| GS. Stein Tønnesson trả lời TS. Lê Văn Út và GS. Phạm Quang Tuấn:
Mâu thuẫn giữa báo cáo của tôi và Su Hao tại hội nghị về biển Đông vừa rồi ở Hà Nội là do những tuyên bố của Su Hao thiếu sự chính xác về cơ sở pháp lý. Như các tác giả đã nói trong hai bài báo của tạp chí Nature mà TS. Lê Văn Út đã đề cập, Su Hao đã không nhận thức rõ sự khác biệt cơ bản giữa đất và biển theo luật pháp quốc tế. Trong khi có thể đòi hỏi chủ quyền đối với đất (ví dụ quần đảo Trường Sa) dựa trên sự phát hiện ra nó và sự chiếm cứ lâu dài tại đó, việc đòi hỏi chủ quyền đối với cái gọi là “vùng nước lịch sử” chỉ có thể xảy ra dưới những hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt (không hề có ở biển Đông). Chủ quyền tài nguyên ở khu vực biển phải dựa trên khoảng cách tính từ đường bờ biển gần nhất (12 hải lý lãnh hải, 12 hải lý biển tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa). Cách lý giải hợp pháp duy nhất về đường chữ U của Trung Quốc bởi vậy chỉ có thể là đòi hỏi các vùng đất (quần đảo) bên trong đường đó, ví dụ như các quần đảo Hoàng Sa, rặng san hô Scarborough và Trường Sa, và vùng biển xung quanh những quần đảo này. Và đây chắc chắn là ý nghĩa của đường chữ U khi nó lần đầu tiên được công bố chính thức bởi Cộng hòa Trung Hoa vào năm 1948 (tại thời điểm đó vùng biển lãnh thổ của hầu hết các quốc gia chỉ là 3 hải lý).
|
|
|
While some scholars in China and Taiwan have tried to argue that China can have a “historical waters” claim in the South China Sea, the majority of legally trained Chinese scholars realize that this is impossible and that the u-shaped line can only be understood in the way mentioned above. This comes out clearly from a 1994 article written by China’s lead legal expert on the law of the sea Gao Zhiguo, who was later appointed judge on the International Tribunal for the Law of the Sea in Hamburg. The UK based Chinese legal scholar Zou Keyuan also notes in his recent book China-ASEAN Relations and International Law (Chandos 2009, p. 178): “Though still debated, the majority of the Chinese scholars tend to recognize that the line is the one that only defines the islands and other territories within the line.” (What Zou Keyuan means by “other territories within the line” is unclear to me; perhaps he will clarify).
| Trong khi một số học giả ở Trung Quốc và Đài Loan đã cố gắng lập luận rằng Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền đối với những “vùng nước lịch sử” trên biển Đông, phần lớn các học giả Trung Quốc được đào tạo về pháp lý đều nhận ra rằng điều này là không thể và rằng đường chữ U chỉ có thể hiểu theo cách đã được đề cập ở trên. Có thể thấy rõ điều này trong một bài báo năm 1994 được viết bởi Cao Chi Quốc (Gao Zhiguo), chuyên gia hàng đầu về luật biển của Trung Quốc, người mà sau đó được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án Quốc tế về luật Biển tại Hamburg. Luật gia Zou Keyuan vốn được đào tạo ở Anh cũng đã lưu ý trong cuốn sách gần đây của ông: Mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN và luật pháp quốc tế (Chandos 2009, p.178) rằng: “Mặc dù vẫn còn tranh cãi, đa số các học giả Trung Quốc có xu hướng công nhận đường chữ U là để xác định xác định các đảo và các vùng lãnh thổ khác bên trong nó” (Khái niệm “vùng lãnh thổ khác” mà Zou Keyuan đề cập không được rõ ràng lắm đối với tôi, nhưng có lẽ ông ấy sẽ làm rõ).
|
On 7 May 2009, when the Chinese government sent its official protest to the United Nations Commission on the Limits of the Continental Shelf against the joint Malaysian-Vietnamese submission concerning the extension of the continental shelf in the southern part of the South China Sea, the map with the u-shaped line was for the first time attached to an official Chinese letter to the United Nations. In the cover letter, the line was explained in the following way: “China has undisputable sovereignty over the islands in the South China Sea and the adjacent waters, and enjoys sovereign rights and jurisdiction over the relevant waters as well as the seabed and subsoil thereof (see attached map).” While the wording here is (no doubt deliberately) ambiguous and uses vague terms such as “adjacent” and “relevant” instead of the correct legal terms, the only reasonable interpretation of the sentence is that China claims the islands and the maritime zones they can generate.
| Ngày 7 tháng 5 năm 2009, bản đồ có đường chữ U lần đầu tiên xuất hiện trong một văn bản chính thức của Trung Quốc gửi tới Liên Hợp quốc, khi chính phủ Trung Quốc gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc văn bản phản đối báo cáo chung của Malaysia và Việt Nam về việc mở rộng thềm lục địa ở phía Nam biển Đông. Trong lá thư mở đầu, Trung Quốc đã giải thích đường chữ U như sau: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo trong biển Đông và những vùng nước lân cận, và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước lân cận cũng như đáy biển và lòng đất tương ứng (xem bản đồ đính kèm).” Mặc dù cách sử dụng từ ngữ ở đây (rõ ràng là cố ý) không rõ ràng và có nhiều thuật ngữ mơ hồ như “lân cận” và liên quan” thay vì phải sử dụng những thuật ngữ pháp lý chính xác, cách lý giải duy nhất hợp lý của câu nói của Trung Quốc là họ muốn tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và các vùng biển được phép tạo ra từ đó.
|
The ASEAN claimants (Vietnam, Malaysia, Philippines – Brunei maybe too) seem now to converge around the view that the Spratly islands are too small to generate more than 12 nautical mile territorial waters. This is based on article 121.3 in the Law of the Sea Convention (LOSC), which says that rocks that cannot sustain human habitation or economic life of their own cannot have more than a 12 nm territorial water zone. China has recently expressed the opposite view. This may now be the main legal dispute in the South China Sea, and the main question that needs to be resolved in order to move forward. If two countries ask the Law of the Sea Tribunal in Hamburg for a legal opinion on this issue, it might be very helpful. If it could be established that the Spratly islands are too small to generate more than 12 nm territorial waters, the dispute over the Spratlys would lose much of its salience. The surrounding states could then begin to negotiate their maritime borders in the area with no regard for the dispute over the Spratly islands, except that they would have to leave 12 nm enclaves around each of them. The dispute to these enclaves could simply be shelved.
| Những nước Đông Nam Á đang tranh chấp (Việt Nam, Malaysia, Philippines – và có thể là cả Brunei) dường như cùng tiến về quan điểm là các đảo Trường Sa quá nhỏ để có thể đòi hỏi những vùng biển nhiều hơn lãnh hải 12 hải lý. Điều này được dựa trên điều khoản 121.3 trong Công ước về luật Biển (LOSC), trong đó nói những đá mà không thể duy trì sự cư ngụ hay đời sống kinh tế của con người thì không thể có hơn một lãnh hải 12 hải lý. Tuy nhiên gần đây Trung Quốc đã đưa ra quan điểm ngược lại. Điều này có thể là tranh cãi pháp lý chính hiện tại trên biển Đông, và cần phải được giải quyết trước khi có những bước tiến tiếp theo. Có thể sẽ rất hữu ích nếu có hai nước tranh chấp yêu cầu Tòa Quốc tế về Luật biển đưa ra ý kiến pháp lý về vấn đề này. Nếu có thể xác định được quan điểm rằng các đảo Trường Sa quá nhỏ để tạo ra vùng lãnh hải lớn hơn 12 hải lý thì cuộc tranh cãi xung quanh quần đảo Trường Sa sẽ bớt căng thẳng. Những nước xung quanh có thể bắt đầu thương lượng đường biên giới biển trong khu vực mà không cần lưu ý tới tranh chấp về chủ quyền của quần đảo Trường Sa, ngoại trừ việc dành cho mỗi đảo một vùng lãnh hải 12 hải lý. Việc tranh chấp những vùng đó có thể được tạm gác.
|
I think it is ESSENTIAL that international commentators and media stop conveying the impression that China may claim, or is claiming, all the waters within the u-shaped line. And we must stop reproducing misleading maps of the kind to be found in the magazine Nature under the title “Disputed regions,” which superposes the u-shaped line in red (with far too many dashes) on a map with quite correctly drawn EEZ lines in blue and says that the u-shaped line represents a Chinese “territorial waters” claim. This is absurd. It would mean that China claims territorial waters that go far beyond its EEZ. This is to turn the law upside down, since territorial waters can only go out to a maximum of 12 nm while EEZs can go to 200 nm.
| Tôi nghĩ điều TỐI CẦN THIẾT là các nhà bình luận quốc tế và các phương tiện truyền thông cần chấm dứt việc gây cảm tưởng rằng Trung Quốc có thể hoặc đang yêu sách tất cả các vùng nước bên trong đường chữ U. Và chúng ta phải ngăn chặn sự xuất bản những bản đồ sai lạc như đã được đăng trong tạp chí Nature, được chú thích là “khu vực đang tranh chấp”, bởi trong loại bản đồ này đường chữ U (với quá nhiều vạch ngắn) đã đè lên đường EEZ của các nước lân cận và vượt quá xa đường EEZ của bản thân Trung Quốc, và được hiểu rằng đây là yêu sách “lãnh hải” của Trung Quốc. Điều này là hết sức vô lý và đảo lộn luật pháp, bởi vùng lãnh hải chỉ có thể tối đa là 12 hải lý trong khi EEZ có thể đi tới 200 hải lý.
|
It is high time we help Su Hao and others to understand and then explain to the Chinese public that the only way to promote China’s interests is to correctly clarify China’s EEZ and continental shelf claims, launch convincing legal arguments in favour of Chinese claims to islands and then perhaps try to argue that some such islands satisfy the conditions for having an EEZ and continental shelf of their own. While this will be very difficult with regard to the Spratlys (the largest, Taiwan-occupied Itu Aba, is just 1400 m long and 400 m wide), I personally think it might be possible to argue that Woody Island in the Paracels is big enough to have its own EEZ, which would then probably encompass Macclesfield Bank. This bank is submerged under water and is therefore a part of the seabed in the eyes of the law. Macclesfield Bank can thus not be claimed by China or anyone else as land, but sovereign rights to its resources may be claimed on the basis of distance from the nearest coast, which might be Woody Island, which has been occupied more or less continuously since November 1946 by China, first the Republic of China 1946-50 and then the People’s Republic of China since 1955-56.
| Chúng ta cần phải giúp cho Su Hao và những người khác hiểu và sau đó giải thích cho công chúng Trung Quốc rằng cách duy nhất để thúc đẩy những lợi ích của Trung Quốc trên biển Đông là Trung Quốc phải xác định chính xác đường EEZ và thềm lục địa của mình, đưa ra những lý lẽ có tính pháp lý để hỗ trợ cho những tuyên bố của Trung Quốc đối với các đảo, và sau đó có lẽ cố gắng chứng minh rằng một số những hòn đảo này thỏa mãn các điều kiện để có vùng EEZ và thềm lục địa. Trong khi điều này rất khó khăn đối với các hòn đảo thuộc Trường Sa (hòn đảo lớn nhất Itu Aba do Đài Loan chiếm giữ, chỉ dài 1400m và rộng 400m), cá nhân tôi cho rằng có cơ sở để đảo Phú Lâm (nguyên văn: đảo Woody) thuộc Hoàng Sa đủ lớn để có EEZ của riêng nó, và vì vậy có lẽ sẽ bao quanh bãi ngầm Macclesfield. Bãi ngầm này ngập ở dưới nước nên theo quan điểm pháp luật có thể được coi là một phần của đáy biển. Vì vậy Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác không thể coi bãi ngầm Macclesfield như vùng đất, nhưng có thể đòi hỏi các quyền chủ quyền đối với những nguồn tài nguyên của bãi ngầm này dựa trên cơ sở là khoảng cách từ đường bờ biển gần nhất, mà có lẽ chính là đảo Phú Lâm, đã được ít nhiều chiếm đóng liên tục bởi Trung Quốc từ tháng 11 năm 1946, đầu tiên bởi Đài Loan từ 1946 tới 1950 và sau đó bởi Trung Hoa đại lục từ những năm 1955-1956.
|
The proliferation of misleading maps like the one in Nature serves to create dangerous illusions among the Chinese public and instill exaggerated fear in others. Let us discuss on the basis of international law instead of nationalist phantasies.
| Sự phát tán những bản đồ sai lạc kiểu như bản đồ trong Nature sẽ tạo ra những ảo tưởng rất nguy hiểm trong công chúng Trung Quốc và gây ra nỗi lo sợ thái quá đối với những nước khác. Chúng ta cần phải thảo luận vấn đề dựa trên cơ sở của luật quốc tế chứ không phải dựa trên sự tưởng tượng của những người theo chủ nghĩa dân tộc.
|
Pham Quang Tuan to Stein Tønnesson:
Thank you for responding to my email. Your eloquent response put me in a quandary. In this matter of Chinese foreign policy, who shall I believe, a high-ranking Chinese scholar from China Foreign Affairs University, or a Scandinavian researcher?
| GS. Phạm Quang Tuấn hồi âm GS. Stein Tønnesson:
Cảm ơn ông đã trả lời thư của tôi. Sự hùng biện của ông khiến tôi lúng túng. Đối với chính sách ngoại giao của Trung Quốc thì tôi nên tin ai, một học giả cấp cao của Trung Quốc từ trường Đại học Ngoại giao của Trung Quốc, hay là một nhà nghiên cứu người Scandinavia?
|
No offence intended towards Scandinavia. On the contrary: it is an admirable part of the world, more democratic than practically anywhere else, where everybody can have and promote his own ideas, interpretations and so on without fear of repercussion. Even preposterous ones. China, however, is another thing altogether. Even humble physical scientists and engineers have to obey their government and insert silly, internationally unrecognized maps into their scientific papers (see Nature article). What chances do people like Prof. Su Hao have of being able to advance their own, “preposterous” foreign policy ideas?
| Tôi hoàn toàn không có ý xúc phạm đối với Scandinavia. Ngược lại, vùng đất này chính là một vùng đất đáng ngưỡng mộ của thế giới, nơi mà dân chủ được thực thi một cách thực sự hơn bất kỳ nơi nào khác, nơi mà tất cả mọi người có thể có và bảo vệ quan điểm riêng của mình mà hông phải lo sợ về hậu quả. Thậm chí là những ý tưởng phi lý. Tuy nhiên, Trung Quốc thì hoàn toàn khác. Ngay cả những nhà khoa học vật lý và kỹ sư khiêm nhường nhất cũng phải tuân theo chính phủ của họ và tìm cách chèn vào các công trình khoa học của họ tấm bản đồ ngớ ngẩn và không được quốc tế công nhận (như bài báo trong tạp chí Nature đã nêu). Vậy thì cơ hội nào cho những người như giáo sư Su Hao để có thể có riêng cho mình những ý tưởng ngoại giao “lố bịch”?
|
People like Prof. Su, director of a research centre in a Chinese university – not just any university, but the CHINA FOREIGN AFFAIRS UNIVERSITY – did not get to where he is by championing preposterous and unorthodox personal ideas about foreign policies. His views would have been scrutinized every inch of the way since his undergrad days by the powers that be, to make sure that they conform to the accepted line.
| Người như giáo sư Tô, giám đốc của một trung tâm nghiên cứu trong một trường đại học Trung Quốc – không phải là một trường đại học bình thường mà là ĐẠI HỌC NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC- sẽ không thể có được vị trí ngày hôm nay nếu ông ta dám mạnh mẽ bảo vệ những ý tưởng ”phi lý” và không chính thống về chính sách ngoại giao. Những quan điểm của ông chắc chắn đã được cấp trên xem xét kỹ lưỡng từng tí một từ thời sinh viên để đảm bảo rằng chúng nằm trong dòng chính thống.
|
You preferred the interpretation of a 1994 paper by a Chinese scholar to a 2011 interpretation by another Chinese scholar. That’s another problem, because it is now 2011, not 1994, and you seem to assume that Chinese South China Sea policy is something that is immutable in time and has remained the same in the last 17 years. Now 17 years is about one third of the time since the U-shaped line appeared in official Chinese maps, about three times the time since it was made mandatory in China, about half the time since China transformed from a communist economy to a capitalist economy, about the same time that China grew from an emerging nation to a major world power, and almost exactly the same time that has passed since China acquired its first aircraft carrier. Would you have us believe that China’s foreign policy and ambitions have remained immutable all that time?
| Ông đặt cách giải thích của một bài báo đã có từ năm 1994 của một học giả Trung Quốc cao hơn cách giải thích của một bài khác vào năm 2011 bởi một học giả Trung Quốc khác. Đây lại là một vấn đề nữa, bởi vì bây giờ là năm 2011, chứ không phải 1994, nhưng hình như ông lại giả định rằng chính sách biển Đông của Trung Quốc là một điều không thể thay đổi theo thời gian và vẫn được giữ nguyên trong suốt 17 năm qua. 17 năm là 1/3 quãng thời gian kể từ khi đường chữ U chính thức xuất hiện trên những tấm bản đồ của Trung Quốc, gấp ba lần thời gian mà bản đồ được bắt buộc công nhận ở Trung Quốc, và bằng một nửa khoảng thời gian kể từ khi nước này chuyển đổi từ nền kinh tế cộng sản sang nền kinh tế tư bản, và đó cũng chính là thời gian mà Trung Quốc vươn lên từ một quốc gia đang trỗi dậy thành một quyền lực chính trên thế giới, và chừng đó thời gian đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc mua tầu sân bay đầu tiên. Vậy mà ông muốn chúng tôi tin rằng chính sách ngoại giao và tham vọng của Trung Quốc không hề thay đổi trong suốt thời gian đó?
|
You admit that China has deliberately kept its interpretation of the U-shaped line ambiguous, but you insist that this must be interpreted in the most benign way possible. But China is not a frivolous girl who keeps her intentions hidden just to tease others, or a mute child who is incapable of enunciating his own ideas. It is a major world power and a country who has been a master of political techniques for the last three millennia. It is a country who produced Sun Tsu, whose work is still studied in military academies all over the world, and who has nothing to concede to Machiavelli. If such a major power deliberately keeps its intentions hidden, then what should we conclude? It must have something to hide.
| Ông công nhận rằng Trung Quốc cố ý giữ cách giải thích về đường chữ U một cách mơ hồ, nhưng ông lại nhấn mạnh rằng tấm bản đồ này phải được giải thích theo cách vô hại nhất. Nhưng Trung Quốc không phải là một cô gái phù phiếm, ẩn giấu ý định của mình chỉ để trêu chọc người khác, hoặc là một đứa trẻ câm không có khả năng nói ra ý tưởng của mình. Đó là một cường quốc lớn trên thế giới và là bậc thầy về kỹ thuật chính trị trong suốt ba thiên niên kỷ qua. Đó là đất nước đã sản sinh ra Tôn Tử, người có bộ binh pháp vẫn đang được nghiên cứu trong các học viện quân sự trên toàn thế giới, một nhân vật không hề thua kém Machiavelli. Nếu một cường quốc như vậy lại cố ý giữ kín những ý định của mình, chúng ta có thể rút ra điều gì? Chắc phải có điều gì đó đang được che đậy.
|
Now I would like to say what I believe. We can take it for granted that the ambiguous attitude of China concerning the U-shaped line is all about maximising the pluses and minimising the minuses. That of course is what all governments do. By not saying anything concrete, China avoids tying itself down to a certain position while leaving all options open. Of course, its options will grow wider and wider as its strength grows. However, it will let its scholars be its unofficial mouthpieces: that’s convenient, because the policies are still promulgated without any accountability. It will thus avoid direct criticisms of its ambitions, because if anybody criticises its illegal claims, it can simply stay silent and avoid answering the question – until the timewhen this ceases to matter, i.e., when it has become overwhelmingly dominant militarily. Better still, it will have apologists who, whatever the motive, will jump to its defence and argue that it has never claimed, or even better, will never claim anything excessive.
| Bây giờ tôi xin đưa quan điểm của tôi. Chúng ta có thể tin chắc rằng Trung Quốc giữ thái độ mơ hồ đối với đường chữ U để phát huy tối đa cái lợi và giảm thiểu cái hại cho họ. Đây dĩ nhiên là điều mà chính phủ nào cũng làm. Bằng cách không nói cụ thể bất cứ điều gì, Trung Quốc tránh tự ràng buộc mình vào một vị trí nhất định, trong khi lại để ngỏ tất cả các khả năng. Tất nhiên, những lựa chọn của họ sẽ ngày càng được mở rộng hơn khi sức mạnh của họ gia tăng. Tuy nhiên, Trung Quốc cho phép các học giả của mình phát ngôn một cách không chính thức. Điều này thuận tiện cho họ, vì như vậy các chính sách của họ vẫn được truyền bá mà họ không cần phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Và như vậy họ sẽ tránh được những chỉ trích trực tiếp về những tham vọng của mình, bởi vì nếu có ai chỉ trích những tuyên bố bất hợp pháp của họ, họ chỉ cần giữ im lặng và không trả lời câu hỏi, cho đến khi điều này không còn quan trọng nữa, tức là khi họ có sức mạnh quân sự áp đảo. Hơn thế nữa, sẽ có những người đứng ra biện hộ cho họ với lập luận rằng họ chưa bao giờ, thậm chí sẽ không bao giờ yêu sách điều gì quá đáng.
|
Stein Tønnesson to Pham Quang Tuan and Su Hao:
I find it interesting, Pham Quang Tuan, that you have pointed out to a wider audience the contradiction between Su Hao’s and my statements at the recent South China Sea conference in Hanoi concerning China’s claims in the South China Sea. While I agree with you that a China Foreign Affairs University Professor’s statement should be considered a better source to what China’s claims are than a statement by a Scandinavian researcher, I still think I’m right in what I say about the only possible interpretation of the u-shaped line. I also think I’m right to propose that we now all work on the assumption that China’s u-shaped line means only a claim to the islands within it and the maritime zones they may generate. Su Hao’s unfortunate statement in Hanoi reflects the deliberate ambiguity of the Chinese government concerning its claims in the South China Sea, while my statement reflects the only possible legal interpretation of China’s claims. If China should decide to make its precise claims known, it will surely have to abandon any illusion that it may claim the whole “sea area” within the u-shaped line.
| GS. Stein Tønnesson trả lời GS. Phạm Quang Tuấn và GS. Su Hao:
Tôi thấy khá thú vị là ông, Phạm Quang Tuấn, đã đưa ra dư luận rộng hơn sự mâu thuẫn giữa báo cáo của tôi và Su Hao tại hội nghị gần đây ở Hà Nội về những tuyên bố của Trung Quốc ở biển Đông. Trong khi tôi đồng ý với ông rằng tuyên bố của một giáo sư Đại học Ngoại giao Trung Quốc về yêu sách của Trung Quốc đáng tin hơn những lời của một nhà nghiên cứu Scandinavian, tôi vẫn nghĩ rằng tôi đã đúng trong những điều tôi nói về cách giải thích duy nhất có thể có đối với đường chữ U. Tôi cũng nghĩ rằng tôi đúng khi đề nghị rằng bây giờ tất cả chúng ta cần phải hành xử trên giả thiết rằng đường chữ U của Trung Quốc chỉ có nghĩa là những tuyên bố chủ quyền đối với những hòn đảo bên trong nó và các vùng biển có thể tạo ra từ đó. Trong khi phát biểu đáng tiếc của Su Hao phản ánh sự mập mờ một cách cố ý của chính phủ Trung Quốc thì ý kiến của tôi phản ánh cách giải thích duy nhất có tính pháp lý đối với những tuyên bố của Trung Quốc trên biển Đông. Nếu Trung Quốc quyết định tuyên bố chính xác những yêu sách của mình, họ chắc chắn sẽ phải từ bỏ ảo tưởng rằng họ có thể đòi toàn bộ vùng biển bên trong đường chữ U.
|
I also find it interesting, Su Hao, to see how China’s ambiguous use of the u-shaped line provokes the kind of strong reactions among Vietnamese both in Vietnam and in the Vietnamese diaspora that you and I heard at both of the conferences we attended together, first in Washington, DC in June and then in Hanoi in early November, and also can see reflected in Pham Quang Tuan’s letters to me. China’s ambiguity works against the interests of China and of the Chinese Communist Party since it provokes strong anti-Chinese sentiments in countries China wants to have good relations with, and since it also provokes opposition in Vietnam towards those of their own leaders who want to preserve a friendly and peaceful relationship with China. And as I argued at the conference, there is no way China can use hard power to enforce a claim to the whole “sea area” within the u-shaped line. No matter how strong the Chinese navy becomes, the neighbouring countries shall never accept to give away what is rightfully theirs. They know the law of the sea just as well as China’s legal experts do, so they know what is clearly theirs, what China may claim, and where there may be overlapping legitimate claims. So if China should choose to use force to take control of resources in what other countries rightfully consider to be their exclusive economic zones, Vietnam and the Philippines will do their utmost to seek outside help against China, and also use their own means to sabotage Chinese exploitation of their oil. They will also disregard any Chinese fishing ban. The only way for China to realize its interests in the South China Sea is to negotiate bilaterally and multilaterally on the basis of international law. This is why it is such good news that the Chinese and Vietnamese leaders agreed on 11 October 2011 to go back to the negotiating table. The Gulf of Tonkin agreement was negotiated by China and Vietnam in 2000 on the basis of international law. It did not follow the two dashes of the u-shaped line that were once included on Chinese maps, but the maritime border was negotiated in the same way such borders are negotiated elsewhere in the world. Bilateral negotiations undertaken by good legal experts are likely to have a highly beneficial effect on Sino-Vietnamese relations.
| Tôi cũng thấy thú vị, ông Su Hao ạ, khi nhìn thấy việc sử dụng đường chữ U không rõ ràng của Trung Quốc đã gây ra phản ứng mạnh mẽ thế nào trong cộng đồng người Việt cả ở Việt Nam và hải ngoại mà ông và tôi đã chứng kiến trong cả hai hội nghị mà chúng ta cùng tham dự, trước hết ở Washington DC vào tháng sáu và sau đó là ở Hà Nội vào đầu tháng mười một, và giờ đây là trong những lá thư của ông Phạm Quang Tuấn gửi cho tôi. Sự mập mờ của Trung Quốc đã đi ngược lại những lợi ích của Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc bởi nó gây ra những phản ứng chống Trung Quốc mạnh mẽ trong những quốc gia mà Trung Quốc đang muốn có mối quan hệ tốt đẹp, và nó cũng đã gây ra sự chống đối từ trong Việt Nam với chính những nhà lãnh đạo của họ, những người muốn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hòa bình với Trung Quốc. Và như tôi đã chỉ rõ tại hội nghị, Trung Quốc không thể nào dùng quyền lực cứng để thực thi yêu sách đối với toàn bộ vùng biển trong đường chữ U. Cho dù hải quân Trung Quốc có mạnh đến đâu, các nước láng giềng sẽ không bao giờ chấp nhận từ bỏ quyền lợi hợp pháp của họ. Họ cũng am hiểu luật biển như các chuyên gia luật của Trung Quốc, bởi vậy họ biết chỗ nào rõ ràng là của họ, chỗ nào Trung Quốc có thể yêu cầu, và chỗ nào là vùng mà các yêu cầu hợp pháp chồng lấn nhau. Vì vậy, nếu Trung Quốc chọn cách sử dụng vũ lực để chiếm đoạt những nguồn tài nguyên ở khu vực được công nhận là vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của các nước khác, Việt Nam và Philippines sẽ làm hết sức mình để tìm sự giúp đỡ bên ngoài chống lại Trung Quốc, và cũng có thể sử dụng mọi biện pháp riêng của họ để ngăn chặn Trung Quốc khai thác dầu của họ. Họ cũng sẽ bác bỏ bất kỳ lệnh cấm đánh cá nào của Trung Quốc. Cách duy nhất để Trung Quốc thực hiện lợi ích của mình trên biển Đông là đàm phán song phương và đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế. Bởi vậy việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý vào ngày 11 tháng 10 năm 2011 là sẽ quay lại bàn đàm phán là tín hiệu rất tốt lành. Sự phân chia vịnh Bắc Bộ đã đạt được thông qua đàm phán giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 2000 trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nó đã không tuân theo hai đường đứt đoạn trên đường chữ U mà Trung Quốc đã từng đưa vào bản đồ, nhưng đường ranh giới đã được xác định theo cách được thực hiện ở những nơi khác trên thế giới. Đàm phán song phương bởi những chuyên gia luật pháp giỏi rất có thể sẽ mang lại những tác động rất có lợi đối với mối quan hệ của Trung Quốc và Việt Nam.
|
In my previous letter to Pham Quang Tuan, I mentioned that China’s judge at the Law of the Sea Tribunal in Hamburg, Gao Zhiguo, wrote already in 1994 that the u-shaped line should be understood as a claim to islands and the maritime zones they may generate. I also quoted Zou Keyuan who said in 2009 that this is the majority view among Chinese legal scholars. Pham Quang Tuan now thinks that China’s claim may have changed since 1994 and become more radical and less founded in international law. This is a wrong assumption. Gao Zhiguo did not express an official Chinese view in 1994, and the Chinese official position was at least as vague and ambiguous back then as it is today. If there has been change, it is that since China ratified the Law of the Sea Convention in 1996 many more Chinese legal experts have realized that the only possible interpretation of the u-shaped line is the one mentioned by Gao Zhiguo in 1994.
| Trong lá thư trước đó của tôi tới Phạm Quang Tuấn, tôi đã đề cập rằng thẩm phán người Trung Quốc tại Tòa án Luật biển ở Hamburg, Cao Chi Quốc, đã viết vào năm 1994 rằng dòng chữ U nên được hiểu như là một khẳng định chủ quyền với những hòn đảo và các khu vực biển chúng tạo ra. Tôi cũng đã trích dẫn lời Zou Keyuan nói vào năm 2009 rằng đây là quan điểm của đa số các học giả luật của Trung Quốc. Nhưng bây giờ Phạm Quang Tuấn lại cho rằng tuyên bố của Trung Quốc có thể đã thay đổi so với năm 1994 và trở nên cực đoan hơn và càng xa rời luật pháp quốc tế hơn. Đây là một giả định sai lầm. Cao Chi Quốc không hề thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc vào năm 1994, và quan điểm chính thức của Trung Quốc khi đó cũng mơ hồ và không rõ ràng chẳng khác gì bây giờ. Nếu có thay đổi, thì sự thay đổi đó chỉ có thể là sau khi Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước Luật biển vào năm 1996, đã có thêm nhiều chuyên gia pháp lý Trung Quốc nhận ra rằng cách giải thích đường chữ U duy nhất hợp lý là cách giải thích của Gao Zhiguo năm 1994.
|
Pham Quang Tuan interprets China’s deliberate ambiguity as a sign that China has “something to hide.” I would be keen to know your opinion, Su Hao, on why China has failed to present its precise maritime zone claims in the South China Sea. Some possible reasons are: a) It is psychologically difficult for the Chinese leaders to present precise claims as long as so much of the Chinese public thinks that virtually the whole South China Sea belongs to China. Precise claims will by necessity have to be more modest and this might lead to adverse reactions from nationalist public opinion; b) There are different opinions among Chinese institutions and policy makers, and no one has managed to overcome these differences so as to establish a reasonable official view; c) The top leaders do not sufficiently understand the law of the sea, and do not listen to legal advice; d) It is realized that a resolution of the disputes in the South China Sea will be linked to the Taiwan issue; as long as Taiwan has not been united with the mainland, it is considered preferable to leave legal claims in the South China Sea in the vague; e) There may be an expectation that by getting others to fear that China intends to have sovereign rights in virtually the whole South China Sea, they will be more ready to yield in negotiations once China decides to negotiate on the basis of international law; f) There may be a mistaken belief that time works for China so once it becomes strong and forceful enough, the neighbouring countries will accept a solution on Chinese terms rather than international law. This mistaken belief is also held by many of China’s critics, such as Pham Quang Tuan, who says that “of course, its options will grow wider and wider as its strength grows.” If China becomes economically and militarily stronger but does not nurture friendship and sign agreements with its neighbours, it will see its options narrowing instead of widening. And friendship is impossible to combine with disregard for international law in such essential matters as the delimitation of exclusive economic zones in the South China Sea.
| Phạm Quang Tuấn cho rằng sự cố ý mơ hồ của Trung Quốc là dấu hiệu rằng Trung Quốc có “một điều gì đó đang che giấu.” Tôi rất muốn biết ý kiến của ông, Su Hao, rằng tại sao Trung Quốc lại không thể trình bày một cách chính xác ranh giới vùng biển mà họ đòi hỏi trên biển Đông. Một số lý do có thể là: a) Về phương diện tâm lý, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể gặp khó khăn khi phải trình bày những đòi hỏi một cách chính xác, trong khi công chúng Trung Quốc cho rằng hầu như toàn bộ biển Đông là thuộc về Trung Quốc. Những đòi hỏi chính xác sẽ khiêm tốn hơn, điều này có thể dẫn đến những phản ứng dư luận bất lợi từ những người theo chủ nghĩa dân tộc; b) có sự không thống nhất trong quan điểm giữa những cơ quan Trung Quốc cũng như giữa những người làm chính sách, và hiện tại họ vẫn chưa thống nhất về những điểm khác biệt này để đi đến một quan điểm chính thức hợp lý; c) Các nhà lãnh đạo cấp cao không có đủ hiểu biết về luật biển, và không chịu lắng nghe những tư vấn về pháp lý; d) Họ nhận ra rằng một quyết định đối với các tranh chấp trên biển Đông sẽ gắn liền với vấn đề Đài Loan, và chừng nào Đài Loan còn chưa thống nhất với Trung Quốc đại lục thì tốt hơn hết là giữ những đòi hỏi về biển Đông ở trạng thái mập mờ; e) Có thể đã có những suy nghĩ rằng bằng cách gây lo sợ cho các nước trong khu vực rằng Trung Quốc định đòi quyền chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông, các nước này sẽ dễ dàng chấp nhận đàm phán hơn một khi Trung Quốc quyết định đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế; f) Có thể có một niềm tin sai lầm rằng thời gian sẽ giúp cho Trung Quốc, và một khi Trung Quốc đủ sức mạnh, các nước láng giềng sẽ phải chấp nhận một giải pháp trên lập trường của Trung Quốc hơn là dựa trên luật pháp quốc tế. Nhiều người hay chỉ trích Trung Quốc cũng có niềm tin sai lầm này, như ông Phạm Quang Tuấn, khi ông nói rằng “Những chọn lựa của Trung Quốc sẽ mở rộng hơn khi nước này trở thành mạnh hơn.” Nếu Trung Quốc phát triển kinh tế và quân sự mạnh mẽ hơn nhưng lại không nuôi dưỡng tình bạn và ký các thỏa thuận với các nước láng giềng của mình, những cơ hội của Trung Quốc sẽ bị thu hẹp lại thay vì mở rộng. Và tình bạn thì không thể kết hợp với sự coi thường luật pháp quốc tế trong các vấn đề thiết yếu như phân định vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông.
|
Some of these reasons, and maybe others, must be responsible for having got China to pursue a policy in the South China Sea that works against China’s own interests. It undermines China’s diplomatic efforts in the region, and could also hamper its economic relations with other regional countries. It leads these other countries to encourage the United States to play a stronger role in the region. And it delays exploration for oil and gas, resources that China would very much like to see developed within its close neighbourhood so as to reduce dependence on imports from countries far away. And it prevents the institution of a responsible fishery management regime.
| Một số trong những lý do này, và có thể những lý do khác, chắc là nguyên nhân khiến Trung Quốc theo đuổi một chính sách trên biển Đông đi ngược lại những lợi ích của chính Trung Quốc. Nó làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc trong khu vực, và cũng có thể cản trở quan hệ kinh tế với các nước láng giềng. Nó thúc đẩy các nước khác khuyến khích Hoa Kỳ đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trong khu vực. Và nó làm chậm tiến trình thăm dò dầu và khí đốt, nguồn tài nguyên mà Trung Quốc rất muốn phát triển trong vùng lân cận gần của nó để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước xa xôi. Và nó ngăn cản sự thiết lập một chế độ quản lý việc đánh bắt thủy sản có trách nhiệm.
|
I’m pretty sure that Sun Tsu would have seen how counter-productive the Chinese policy is. He would also have understood that it is impossible to take oil, gas and fish by force. Land may be occupied and held by armies. The sea may not. You can sail there with your ships, but not control the sea in the way you control land. If you want to exploit the resources in the sea and under the seabed, you need international agreements.
| Tôi hầu như chắc chắn rằng Tôn Tử (nếu còn sống) cũng sẽ thấy chính sách Trung Quốc là phản tác dụng. Ông cũng sẽ hiểu rằng không thể lấy dầu, khí đốt và cá bằng vũ lực. Đất đai có thể được chiếm giữ bởi quân đội. Nhưng biển thì không. Bạn có thể đi tầu bè qua đó, nhưng bạn không thể kiểm soát biển như là kiểm soát đất. Nếu bạn muốn khai thác các nguồn tài nguyên biển và dưới đáy biển, bạn cần phải có những thỏa hiệp quốc tế.
|
And, Pham Quang Tuan, I’m not an apologist for China as you seem to say in your last paragraph. I do not hesitate to criticize China when I think it errs, and it certainly errs in the South China Sea. But I deeply appreciate the relative peace that China has kept with its neighbours since the last Sino-Vietnamese battle in 1988. China has also wisely negotiated land border agreements with all of its neighbours except India and Nepal, often at the cost of substantial concessions. Sun Tsu would recommend a similarly proactive approach in the South China Sea.
| Và, Phạm Quang Tuấn, tôi không phải là một người biện hộ cho Trung Quốc như ông dường như ngụ ý ở đoạn cuối lá thư của ông. Tôi không ngần ngại chỉ trích Trung Quốc nếu họ sai trái, và chắc chắn Trung Quốc đã sai trong vấn đề biển Đông. Nhưng tôi đánh giá cao sự hòa bình tương đối mà Trung Quốc đã duy trì với các nước láng giềng kể từ sau cuộc chiến Trung-Việt năm 1988. Trung Quốc, một cách khôn ngoan, cùng đã đàm phán để đạt được những hiệp định biên giới đất liền với tất cả các nước láng giềng, ngoại trừ Ấn Độ và Nepal, và thường có những nhượng bộ đáng kể. Tôn Tử hẳn cũng sẽ ủng hộ cách tiếp cận chủ động này đối với vấn đề biển Đông.
|
Pham Quang Tuan to Stein Tønnesson:
I believe that only Chinese scholars can answer the questions that you raised, and resolve the differences between us, regarding China’s deeper intentions. Therefore I am looking forward to Prof Su Hao’s response.
| Thư trả lời của GS. Phạm Quang Tuấn tới GS. Stein Tønnesson:
Tôi tin rằng chỉ có các học giả Trung Quốc có thể trả lời những câu hỏi mà ông nêu ra, và giải quyết sự khác biệt giữa chúng ta, liên quan đến những ý định sâu xa hơn của Trung Quốc. Vì vậy, tôi mong đợi sự hồi âm từ Giáo sư Su Hao.
|
Stein Tønnesson to Pham Quang Tuan:
Questions concerning “China’s deeper intentions” can perhaps only be resolved by Chinese scholars, but my concern is not so much China’s “intentions.” My concern is to establish what China can legitimately claim. When I say that China does not and cannot claim the whole area within the u-shaped line, my purpose is not to give a “benign” interpretation of China’s intentions, as you seem to think, but to clarify which parts of the South China Sea are under legitimate dispute and which are not. If you and others interpret Chinese ambiguous statements concerning the “sea area” within the u-shaped line to mean that China “claims” this whole area, then you actually do give a degree of recognition to an illegal Chinese claim. Not that you support it, of course, but you give it the status of a claim. This can then easily lead some people to conclude that no one should explore for oil and gas in “disputed territory” or that oil and gas there should be subject only to joint development.
| GS. Stein Tønnesson đáp lại GS. Phạm Quang Tuấn:
Câu hỏi liên quan đến “ý định sâu sắc hơn của Trung Quốc” có có lẽ chỉ có các học giả Trung Quốc mới trả lời được, nhưng tôi không quan tâm quá nhiều về “ý định thực sự” của Trung Quốc. Điều tôi quan tâm là xác định những gì Trung Quốc có thể đòi hỏi theo luật pháp. Khi tôi nói rằng Trung Quốc không đòi hỏi và không thể đòi hỏi toàn bộ diện tích biển trong đường chữ U, mục đích của tôi là không phải là làm nhẹ đi ý định của Trung Quốc như ông có vẻ đã nghĩ, mà là làm rõ những phần nào của biển Nam Trung Hoa (biển Đông) là vùng tranh chấp pháp lý, những phần nào thì không. Nếu ông và những người khác cho rằng “vùng biển” nằm trong đường chữ U có nghĩa là Trung Quốc “đang đòi hỏi toàn bộ vùng biển”, thì thực ra chính ông đã phần nào thừa nhận một sự đòi hỏi bất hợp pháp của Trung Quốc. Dĩ nhiên là ông không ủng hộ nó, nhưng ông đưa nó lên địa vị của một yêu sách. Điều này sẽ dễ dàng khiến một số người kết luận rằng không ai có thể thăm dò dầu và khí đốt trong “vùng còn đang tranh chấp” (vì các bên đều có tuyên bố chính thức – người dịch), và những vùng này nên được coi là vùng khai thác chung.
|
My point is that China can only claim sovereign rights to areas that are within 200 nm of its coasts (or, if the natural continental shelf extends beyond that, to a maximum of 350 nm). In areas that are less than 200 nm from the Vietnamese coast and more than 200 nm from the coasts of any other state only Vietnam can claim any sovereign rights. You may not appreciate how important this is. Let me spell it out: If China uses force to disrupt Vietnamese oil exploration or fisheries in an area where only Vietnam can claim sovereign rights, as it did in June this year, then China does not act in defence of its own claim but undertakes a pure act of aggression. This grossly violates the UN Charter, and could therefore become a matter for the UN Security Council.
| Quan điểm của tôi là Trung Quốc chỉ có thể đòi hỏi quyền chủ quyền ở khu vực nằm trong vòng 200 hải lý tính từ bờ biển của nó (hoặc, nếu thềm lục địa tự nhiên của nó rộng hơn thì cũng chỉ được kéo tối đa đến 350 hải lý). Còn tại các khu vực nằm trong 200 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam và nằm ngoài vùng 200 hải lý từ bờ biển của các quốc gia khác thì chỉ Việt Nam có quyền thực thi quyền chủ quyền. Ông có thể chưa nhận ra sự quan trọng của điểm này. Tôi xin giải thích rõ: Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực để ngăn cản việc thăm dò dầu khí và đánh bắt hải sản của Việt Nam trong vùng mà chỉ Việt Nam có quyền chủ quyền, như vụ việc vào tháng 6 vừa rồi thì đây không phải là hành động để bảo vệ những tuyên bố của Trung Quốc, mà chính là một hành vi xâm lược. Điều này đã thực sự vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, và trở thành một vấn đề có thể đưa lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
|
Pham Quang Tuan to Stein Tønnesson: I have no dispute with your interpretation of legal limits to China’s claims, as outlined in the second paragraph. However, I cannot agree with the logic of your first paragraph. To sound a warning is not the same as to “give a degree of recognition.” On the contrary, in international relations, keeping silent about potential illegal actions is tantamount to giving tacit support and encouragement for more and more unreasonable demands, until the situation becomes so unstable that war may break out. Chinese scholars and media often say that the lack of objection to China’s U-shaped line in past years is proof of its international acceptance.
| GS. Phạm Quang Tuấn trả lời GS. Stein Tønnesson:
Tôi hoàn toàn không có vấn đề gì với sự giải thích của ông về giới hạn pháp lý trong tuyên bố của Trung Quốc, như ông đã nêu ra trong đoạn thứ hai.
Tuy nhiên, tôi không thể đồng ý với lập luận của ông trong đoạn văn đầu tiên trong lá thư của ông. Gióng lên một tiếng chuông cảnh báo không có nghĩa là “thừa nhận nó ở một mức độ nhất định”. Ngược lại, trong quan hệ quốc tế, giữ im lặng về các hành động chứa nguy cơ bất hợp pháp thì tức là hỗ trợ ngầm và khuyến khích những đòi hỏi càng ngày càng không hợp lý, cho đến khi tình hình trở nên bất ổn đến mức chiến tranh có thể nổ ra. Giới học giả và truyền thông Trung Quốc vẫn thường xuyên nói rằng việc không ai phản đối đường chữ U của Trung Quốc trong những năm vừa qua là bằng chứng cho thấy quốc tế đã chấp nhận nó.
|
Ignoring a threat will not make it go away. You called me a critic of China just because I sound alarms about the threat it may pose to its neighbours. On the contrary, if people and countries are aware of potential threats to peace at an early stage, they will raise their voices and the tide of opinion may force potential aggressors to have second thoughts.
| Lờ đi một mối đe dọa sẽ không làm cho nó biến mất. Ông cho rằng tôi là một người hay chỉ trích Trung Quốc chỉ bởi vì tôi đã rung lên một hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa mà nó có thể gây ra cho các nước láng giềng. Tuy nhiên, nếu người dân và các quốc gia ý thức được ngay từ đầu những mối đe dọa tiềm tàng đối với hòa bình, họ sẽ lên tiếng và sức mạnh của dư luận có thể sẽ buộc những kẻ có ý định xâm lược phải suy nghĩ lại.
|
|
|
Thus, if you wish to serve the cause of peace effectively, according to the objectives of your university department and, I am sure, your own personal objectives, I invite you to be more open and realistic about the threat that China’s excessive maritime claims is posing to peace. Above all, you MUST become concerned by China’s deeper intentions, because they are the real key to peace and war in the South China Sea.
| Bởi vậy, nếu ông muốn phục vụ lý tưởng hòa bình có hiệu quả, theo đúng với những mục tiêu của bộ môn của ông, và chắc chắn rằng cũng là những mục tiêu của riêng ông, tôi mong ông hãy thẳng thắn và thực tế hơn về mối đe dọa hòa bình nảy sinh từ những đòi hỏi tham lam của Trung Quốc trên biển. Trên hết, ông cần PHẢI quan tâm tới những ý đồ thâm sâu của Trung Quốc, bởi chúng chính là chìa khóa thực sự cho vấn đề hòa bình và chiến tranh trong vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông).
|
Stein Tønnesson to Pham Quang Tuan:
1. Those who say that China “claims” the whole water area within the u-shaped line do not “sound a warning” but reinforce the mistaken belief that it is possible to make such a claim. Legally informed people should sound a warning to China that by giving the impression that it is claiming something that cannot be claimed it undermines regional peace and also China’s best interests.
| GS. Stein Tønnesson trả lời GS. Phạm Quang Tuấn:
1. Việc nói rằng “Trung Quốc muốn đòi hỏi toàn bộ vùng biển phía trong đường chữ U” không phải là một lời cảnh báo mà là một sự củng cố niềm tin sai lầm rằng có thể làm một lời tuyên bố như vậy. Những người nắm vững pháp lý nên cảnh báo Trung Quốc rằng khi họ gây cảm tưởng rằng họ yêu sách những gì không thể yêu sách, họ phá hoại hòa bình khu vực và gây thiệt hại cho lợi ích cao nhất của Trung Quốc.
|
2. Are you sure that China has “deeper intentions” or that a whole country as such can have “deeper intentions”? Does Vietnam, Japan or the United States have “deeper intentions”? A nation is not a scheming person, but a collection of a great many people and institutions with different interests and views. The Chinese leaders, as I see it, are not really sure what to do with their rising power, except that they want to preserve the stability of their regime and continue to have economic growth. There are in China some widespread and dangerous ideas that the nation shall make up for historical humiliation and start throwing its weight around, and also among some people a conception that the world was better at the time when China was in the middle – or at the top – of a tributary regional hierarchy. However, there are also many Chinese who see how much China has gained from immersing itself peacefully in the world during the last thirty years and understand how much China may continue to gain from keeping peace with its neighbours. When we sound warnings against the danger of the first kind of thinking, the people of the second kind are our natural allies.
| 2. Bạn có chắc chắn rằng Trung Quốc thực sự có “ý đồ thâm sâu” hay là một quốc gia có thể có “ý đồ thâm sâu”? Liệu Việt Nam, Nhật Bản hay Hoa Kỳ cũng có “ý đồ thâm”? Một quốc gia không phải là một con người đầy mưu mô, mà là một tập hợp của rất nhiều người và nhiều tổ chức với những lợi ích và quan điểm khác nhau. Hiện tại thì tôi thấy những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang không thực sự chắc chắn họ cần làm gì với sức mạnh đang nổi lên của họ, ngoại trừ một điều là họ muốn duy trì sự ổn định chế độ và tiếp tục phát triển kinh tế. Đã có một số ý tưởng nguy hiểm lan truyền trong Trung Quốc rằng quốc gia này cần rửa mối nhục trong lịch sử và bắt đầu thể hiện sức mạnh của mình, và cũng có một số người nghĩ rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi Trung Quốc ở giữa – hoặc nằm trên cùng – một hệ thống nước chư hầu trong khu vực. Tuy nhiên, cũng có nhiều người Trung Quốc nhận ra Trung Quốc đã được hưởng lợi nhiều như thế nào trong suốt 30 năm vừa qua bằng việc hòa mình vào thế giới một cách hòa bình và họ cũng biết Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục hưởng lợi như thế nào nếu có thể duy trì hòa bình với các nước xung quanh. Khi chúng ta đưa ra những cảnh báo chống lại sự nguy hiểm của lối suy nghĩ thứ nhất, những người theo cách nghĩ thứ hai tự nhiên sẽ trở thành đồng minh của chúng ta.
|
Pham Quang Tuan to Stein Tønnesson:
1. While small nations must rely on international laws and institutions to protect their interests, big powers have more choices. They may choose to pressure for the laws to be changed, stretch the laws, or simply ignore them altogether. If they miscalculate, well it’s war. It is rather optimistic to say that they “cannot” or “do not” claim this and that just because it’s against the law.
| GS. Phạm Quang Tuấn đáp lại GS. Stein Tønnesson:
1. Trong khi các quốc gia nhỏ phải dựa vào luật pháp và các tổ chức quốc tế để bảo vệ quyền lợi của họ, các cường quốc thường có nhiều lựa chọn hơn. Họ có thể chọn cách gây áp lực để thay đổi luật, họ có thể lạm dụng luật pháp hay đơn giản là phớt lờ chúng hoàn toàn. Nếu họ tính sai, chiến tranh sẽ xảy ra. Bởi vậy có vẻ hơi lạc quan khi nói rằng họ “không thể” hoặc “không” đòi hỏi cái này hay cái kia chỉ vì nó trái với luật pháp.
|
2. Democratic countries like Japan and the US may not be able to have “deeper intentions” because their system is free and democratic and their policy deliberations are open. But one-party dictatorial/totalitarian countries like China and Vietnam certainly can. I don’t know what Vietnam’s (by that I mean the Vietnamese communist leadership’s) deeper intentions are, but I do know that, as a small country, it must eventually rely on diplomacy and international law for the protection of its rights.
| 2. Tôi không biết ý định thâm sâu của Việt Nam là gì, nhưng tôi biết rằng, là một nước nhỏ, cuối cùng Việt Nam vẫn phải dựa trên ngoại giao và luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình.
|
Such limitations do not hold for China. The very fact that it has deliberately and steadfastly disguised its intentions (regarding the U-shaped line) means that it must have some deeper motivations. Of course we have to guess what it is, but an informed guess can be made from its actions. For example, making the U-shaped line mandatory in all maps (including Google maps), or pressuring scientists to insert it into scientific papers: the intended effect is to brainwash the Chinese people at large into believing that the South China Sea is rightfully theirs. Once that point is reached, possession of the South China Sea will not be just a deep intention, but will have become a national purpose.
| Trung Quốc thì không bị những hạn chế này. Việc họ đã cố tình và kiên quyết che giấu những ý định (liên quan tới đường chữ U) của họ có nghĩa là họ phải có những động cơ thâm sâu. Dĩ nhiêu chúng ta cần phải đoán đó là gì, nhưng ta có thể đoán khá đúng dựa trên những hành động của họ. Ví dụ như, bắt buộc đưa đường chữ U vào tất cả các bản đồ (bao gồm cả bản đồ Google), hoặc ép buộc các nhà khoa học phải đưa nó vào các bài báo khoa học: mục đích rõ ràng là để khiến người Trung Quốc nói chung tin rằng biển Đông là của họ. Khi họ đã đạt được điều này, việc sở hữu biển Đông sẽ không chỉ còn là một mưu đồ thâm sâu mà sẽ trở thành mục đích của cả nước.
|
You said that the Chinese leaders are concerned with maintaining the stability of their regime. That does not preclude territorial ambitions, because territorial expansion or the drumming up of territorial claims have always been a recourse for dictatorial regimes to maintain their stability.
| Ông nói rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng tới việc duy trì sự ổn định của chế độ của họ. Điều đó không ngăn cản tham vọng lãnh thổ, bởi vì việc mở rộng lãnh thổ hay đánh trống thổi kèn những yêu sách về lãnh thổ đã luôn là điểm tựa cho các chế độ độc tài muốn duy trì sự ổn định của họ.
|
I think China knows full well that territorial claims on the South China Sea beyond what the Law of the Sea Convention allows are illegal. That’s why it has never said what the U-shaped line means to them. Saying it would attract international condemnation. The very fact that they haven’t said it is a pretty sure sign that they harbour illegal intentions. If you think that it is important to teach them what is legal and what is not, that’s fine, but I think that’s hardly necessary – they already know international laws just as well as anybody else. For the sake of peace in the region, what they need to learn is that world opinion will be united against any attempts to transgress the law, and that is something I’m afraid you haven’t stressed enough.
| Tôi nghĩ rằng Trung Quốc biết rõ rằng những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông vượt quá những gì Công ước về Luật biển cho phép là bất hợp pháp. Đó là lý do tại sao họ đã không bao giờ giải thích ý nghĩa thực sự của đường chữ U. Nói rõ ra thì sẽ bị sự lên án của quốc tế. Việc họ không giải thích ý nghĩa của bản đồ là một dấu hiệu khá chắc chắn rằng họ đang có những ý định bất hợp pháp. Nếu ông nghĩ rằng cần phải dạy cho họ biết cái gì là hợp pháp và cái gì không, tùy ông, nhưng tôi nghĩ điều đó hầu như không cần thiết – họ biết rõ luật pháp quốc tế như bất kỳ ai khác. Vì lợi ích của hòa bình trong khu vực, những gì họ cần phải biết là dư luận thế giới sẽ cùng đồng lòng chống lại bất kỳ hành động nào vi phạm pháp luật, và đó là điều mà tôi nghĩ rằng ông đã chưa nhấn mạnh đúng mức.
|
Le Van Ut to Stein Tønnesson
I followed the discussion of professors Stein Tønnesson and Pham Quang Tuan. I agree with Professor Tuan Pham’s arguments about the U-shaped line.
| TS. Lê Văn Út trả lời GS. Stein Tønnesson:
Tôi đã theo dõi cuộc trao đổi giữa các giáo sư Stein Tønnesson và Phạm Quang Tuấn. Tôi đồng ý với quan điểm của giáo sư Phạm về đường chữ U.
|
Slightly edited in Uppsala, 15 November 2011 Stein Tønnesson
|
|
http://www.pcr.uu.se/research/eap/Blog/#tocjump_44032749406776295_0
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, January 30, 2012
China’s maritime claims and deep intentions Yêu sách chủ quyền hàng hải của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc
Subscribe to:
Posts (Atom)