MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, December 13, 2011

Reluctant superpower? Siêu cường miễn cưỡng?


Reluctant superpower?

Siêu cường miễn cưỡng?

Cary Huang

South China Morning Post

December 6, 2011 Tuesday

Cary Huang

Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng

6/11/2011

China's growing economic might is indisputable, but whether it has the ability, or even desire, to usurp the US in military or diplomatic terms is far less certain

Sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc là điều không cần bàn cãi, nhưng liệu Trung Quốc có khả năng, hoặc thậm chí chỉ là mơ ước, nhằm chiếm đoạt vị thế siêu cường của Mỹ về mặt ngoại giao và quân sự, thì vẫn còn là điều xa vời.

As the sun is setting on the West, it will rise in the East. So predicted the late leader Mao Zedong in the heyday of global socialism. The Great Helmsman foresaw a glorious new era in which the proletariat would eliminate the bourgeoisie and socialism would toss capitalism onto history's junk heap.

Khi mặt trời lặn ở phương Tây, nó sẽ mọc ở phương Đông. Như cố lãnh đạo Mao Trạch Đông từng tiên đoán về thời hoàng kim của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. “Người cầm lái vĩ đại” [Mao Trạch Đông] đã nhìn thấy trước một kỷ nguyên mới huy hoàng, trong đó giai cấp vô sản sẽ tiêu diệt giai cấp tư sản, và chủ nghĩa xã hội sẽ ném chủ nghĩa tư bản vào đống rác của lịch sử.

Well, at least Mao got the geography right. In many quarters, the big debate now is whether the 21st century will be known as the Pacific Century or the Asian Century. The shift of global gravity from West to East is just that obvious.

Vâng, ít ra Mao có phần đúng về khía cạnh địa lý. Ở nhiều nơi, hiện vẫn còn sự tranh luận dai dẳng là liệu thế kỷ 21 sẽ được biết đến như Thế kỷ Thái Bình Dương hay Thế kỷ châu Á. Sự thay đổi trọng tâm của thế giới từ Tây sang Đông là điều rõ ràng.

But in a sudden spate of diplomatic activity, Washington is saying: "Not so fast". In a series of regional summits last month, Secretary of State Hillary Rodham Clinton asserted that the world's sole superpower - the United States - is in Asia to stay, and outlined a slew of policies to make sure the next decades are "America's Pacific century".

Nhưng trong một hoạt động ngoại giao dồn dập và bất ngờ, Washington sốt ruột: “Chưa được nhanh lắm”. Tại một loạt hội nghị thượng đỉnh cấp khu vực tháng vừa qua, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton khẳng định siêu cường duy nhất thế giới – Mỹ – đến Châu Á là để tiếp tục ở lại, và phác thảo sự xoay chiều chính sách nhằm đảm bảo rằng các thập niên tới sẽ trở thành “thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”.

"When I talk to my Asian counterparts," Clinton wrote in last month's issue of Foreign Policy, "one theme consistently stands out: They still want America to be an engaged and creative partner in the region's flourishing trade and financial interactions. And as I talk with business leaders across our own nation, I hear how important it is for the United States to expand our exports and our investment opportunities in Asia's dynamic markets."

Bà Clinton viết trên báo Foreign Policy, số phát hành tháng qua: “Khi tôi thảo luận với các vị đồng cấp ở châu Á, một chủ đề rõ ràng và nhất quán: Họ vẫn muốn Mỹ là một đối tác can dự và sáng tạo trong các hoạt động giao dịch tài chính, thương mại đang phát triển mạnh. Và khi tôi nói chuyện với giới lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ, tôi nghe thấy được tầm quan trọng như thế nào đối với Mỹ khi mở rộng xuất khẩu và các cơ hội đầu tư ở các thị trường năng động tại Châu Á”.

Yet, while America seeks to shore up its position in Asia-Pacific, the larger question is stirring lots of debate: just how big a threat to the US is a rising China, anyway?

Tuy nhiên, trong khi Mỹ tìm cách gia tăng vị thế của họ ở châu Á – Thái Bình Dương, thì một câu hỏi lớn hơn đang gây nhiều tranh luận: dù thế nào đi nữa, một Trung Quốc đang trỗi dậy có nguy cơ lớn đến mức nào đối với Mỹ?

Harvard historian Niall Ferguson says the US today resembles 17th century Spain or Britain circa 1900: dominant empires that underestimated the rise of new powers. In Britain's case, it was Germany; for the US, it is China.

Sử gia từ Đại học Harvard Niall Ferguson nhận xét Mỹ ngày nay giống với Tây Ban Nha và Anh ở thế kỷ 17, vào khoảng năm 1900: đó là những đế quốc thống trị đã đánh giá thấp sự trỗi dậy của các cường quốc mới. Trường hợp của Anh, đó là Đức; còn đối với Mỹ, đó chính là Trung Quốc.

"When China's economy is equal in size to that of the US, which could come as early as 2027... it means China becomes not only a major economic competitor - it's that already - but a diplomatic competitor and a military competitor," Ferguson said.

“Khi nền kinh tế Trung Quốc ngang bằng về quy mô với nền kinh tế Mỹ, sự kiện này có thể đến ngay từ năm 2027… có nghĩa Trung Quốc không chỉ trở thành đối thủ kinh tế chính – điều này đã diễn ra – mà còn là đối thủ về mặt ngoại giao và quân sự”, Ferguson nhận định.

In US President Barack Obama's nine-day Asia-Pacific trip - visiting Indonesia and Australia, chairing the Apec summit in his home state of Hawaii, and attending, in Bali, the first Asean Summit and East Asian Summit by a US president - he moved on several fronts to buttress US influence in the region. His initiatives ranged from forming a trade and investment bloc that excludes China, to consolidating the US military presence with a new US Marine base in Australia and isolating Beijing in the South China Sea dispute.

Trong chuyến công du chín ngày của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến khu vực châu Á –Thái Bình Dương, thăm Indonesia và Úc, chủ trì Hội nghị cấp cao APEC tại tiểu bang quê nhà Hawaii, và là Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự hội nghị cấp cao ASEAN và thượng đỉnh Đông Á, diễn ra tại Bali, ông Obama đã xông xáo trên các mặt trận để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Các sáng kiến của ông từ việc thành lập khối thương mại và đầu tư (TPP) không bao gồm Trung Quốc, đến việc củng cố sự hiện diện quân sự của Mỹ bằng kế hoạch thiết lập một căn cứ mới cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tại Úc, và cô lập Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông.

To Asian leaders, Obama clearly meant to establish a counterbalance to China's growing diplomatic, economic and military might. And to a home audience, Obama emphasised that a US recovery from the financial crisis depends on tapping into Asia's dynamism. It's not just because of his childhood in Hawaii and Indonesia that he calls himself "America's first Pacific president".

Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, ông Obama rõ ràng có ý định củng cố thế đối trọng với sức mạnh ngoại giao, kinh tế và quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Và đối với người dân trong nước, ông Obama nhấn mạnh sự phục hồi của Mỹ khỏi cơn khủng hoảng tài chính, phụ thuộc vào việc tận dụng ưu thế “thuyết động lực” của châu Á. Điều đó không chỉ vì thời thơ ấu của ông từng trải qua tại Hawaii và Indonesia mà ông gọi bản thân mình là “tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ”.

Since taking office in early 2009, Obama has enunciated a back-to-Asia strategy but analysts say the execution has become possible only recently as the US winds down its wars in Afghanistan and Iraq.

Kể từ khi nhậm chức vào đầu năm 2009, ông Obama đã đề ra chiến lược “trở lại Châu Á”, nhưng các nhà phân tích cho rằng việc thực thi [chiến lược này] chỉ có thể làm được trong thời gian gần đây, khi Mỹ hiện trong giai đoạn thu dọn dần các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq.

But for the decade that Washington threw its military and diplomatic weight into those two conflicts, the nation that Napoleon called "the sleeping lion" was awakening in a big way. China rose from the world's seventh-largest economy in 2003 to the second-largest, now trailing only the US. No wonder so many people are convinced - and so many Americans downright worried - that US predominance is fading.

Nhưng trong suốt cả thập niên, khi Washington dồn toàn bộ mọi nỗ lực ngoại giao và quân sự vào hai cuộc xung đột nói trên, quốc gia mà Napoleon từng gọi là “con sư tử đang ngủ” đã bừng tỉnh trên rộng khắp mọi lĩnh vực. Trung Quốc đã vươn lên từ vị trí nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới năm 2003, trở thành nền kinh tế đạt vị trí lớn thứ hai trên thế giới, hiện chỉ đứng sau Mỹ mà thôi. Không gì phải ngạc nhiên khi có nhiều người bị thuyết phục – và nhiều người Mỹ đã hết sức lo ngại, rằng ưu thế vượt trội của Mỹ đang mất dần.

Whereas the American Century was used to describe the 20th century after the US emerged as the strongest power after the second world war, the Pacific Century became an early descriptor of the 21st. Today it looks more like the Asian Century, with greater emphasis on the rising power of China, not to mention India.

Trong lúc “Thế kỷ của Mỹ” được dùng để mô tả thế kỷ 20 sau khi Mỹ nổi lên thành một cường quốc mạnh nhất kể từ sau Thế chiến II, thì “Thế kỷ Thái Bình Dương” được xem như một tín hiệu ban đầu của thế kỷ 21. Ngày nay, thế kỷ 21 trông giống “Thế kỷ Châu Á” nhiều hơn, mang tầm quan trọng lớn hơn liên quan đến quyền lực đang trỗi lên của Trung Quốc, không kể Ấn Độ.

Asia-Pacific - stretching from the Indian subcontinent to the western shores of the Americas, spanning two great oceans increasingly linked by trade and strategy - has become a key driver of global politics. Long home to more than half the world's population, it now boasts more than half the world's trade and economic output.

Châu Á – Thái Bình Dương trải dài từ tiểu lục địa Ấn Độ đến bờ tây của châu Mỹ, châu lục nằm giữa hai đại dương mênh mông, được kết nối ngày càng tăng về mặt thương mại và chiến lược, trở thành nguồn gốc xoay chuyển chủ chốt của tình hình chính trị toàn cầu. Từ lâu là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, hiện nay châu Á – Thái Bình Dương tự hào là nơi chiếm hơn phân nửa sản lượng kinh tế và thương mại toàn cầu.

To many Americans, especially on the right, there is no doubt that China's rise is a mortal threat. In their just-published book, Bowing to Beijing: How Barack Obama is Hastening America's Decline and Ushering a Century of Chinese Domination, Brett Decker, the Washington Times editorial page editor, and William Triplett, a former Republican counsel to the Senate Foreign Affairs Committee, argue that Obama is helping to put Beijing on top. As their publisher, Regnery Publishing, puts it: "Despite Chinese leaders showing their hostile intentions in every realm, the Obama administration refuses to take action or even acknowledge the threat."

Đối với nhiều người Mỹ, đặc biệt là cánh hữu, họ không hề nghi ngờ điều cho rằng sự nổi dậy của Trung Quốc chính là một nguy cơ chết người. Trong cuốn sách vừa mới phát hành “Bowing to Beijing: How Barack Obama is Hastening America’s Decline and Ushering a Century of Chinese Domination” (Khuất phục Bắc Kinh: Làm cách nào Barack Obama đẩy nhanh sự suy tàn của Mỹ và mở ra một thế kỷ nằm dưới gót thống trị của Trung Quốc), Brett Decker, biên tập viên trang xã luận của báo Washington Times, và William Triplett, cựu luật sư thuộc đảng Cộng Hòa làm việc cho Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, lập luận rằng, ông Obama đang giúp Bắc Kinh “leo lên đầu thiên hạ”. Là nơi phát hành ấn phẩm này, nhà xuất bản Regnery còn bồi thêm: “Mặc dù Trung Quốc luôn thể hiện ý muốn thù địch [với Mỹ] trong mọi lĩnh vực, nhưng chính quyền Obama lại không dám hành động, hoặc thậm chí không chịu thừa nhận nguy cơ đó”.

The topic dominated the Republican presidential debate on CNN on November 22, with candidates scrambling to air their fears over China's rising clout. Michele Bachmann said the US was paying to make China militarily stronger. Texas Governor Rick Perry called China the major threat to America. Jon Huntsman, the Putonghua-speaking former US ambassador to Beijing, said that based on his knowledge of China, the communist giant will find itself in big trouble in several years.

Chủ đề này cũng chi phối cuộc tranh luận giữa các ứng viên tranh cử chức tổng thống trong nội bộ đảng Cộng hòa trên đài CNN ngày 22 tháng 11, khi các ứng viên tranh nhau bày tỏ nỗi lo ngại về việc tăng cường sức mạnh của Trung Quốc. Michele Bachmann cho rằng, Mỹ đang trả giá cho việc để Trung Quốc mạnh hơn về quân sự. Thống đốc tiểu bang Texas Rick Perry gọi Trung Quốc là mối đe dọa chủ yếu đối với Mỹ. Jon Huntsman, cựu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh vốn thông thạo tiếng phổ thông, nhận định rằng, theo sự hiểu biết của ông về Trung Quốc, người khổng lồ cộng sản này sẽ tự nhận ra những vấn đề nổi cộm của mình trong những năm sắp tới.

The "rise of China" has been named the top news story of the 21st century by the Global Language Monitor, a US-based media analytics company, as measured by number of appearances in the global print and electronic media, on the internet and in social media.

Cụm từ “sự trỗi dậy của Trung Quốc” được sử dụng nhiều trong các bản tin hàng đầu của thế kỷ 21, đó là theo quan sát của Global Language Monitor, một công ty phân tích truyền thông có trụ sở tại Mỹ, khi thống kê số lần xuất hiện của cụm từ này trên báo in, truyền thông điện tử, trên mạng internet và trong truyền thông ở các mạng xã hội trực tuyến.

Under the theory of "lateral pressure", promulgated by political scientists Nazli Choucri and Robert North in their 1975 book Nations in Conflict, countries seek to expand their reach as their populations and technologies grow. Major powers inevitably come into conflict when their spheres of influence intersect.

Theo thuyết “áp lực hướng ra chung quanh” được phổ biến bởi các nhà khoa học chính trị Nazli Choucri và Robert North trong cuốn Xung đột giữa các quốc gia, ấn hành năm 1975, các nước thường có khuynh hướng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình một khi dân số và công nghệ phát triển. Các cường quốc chính sẽ không tránh khỏi lâm vào xung đột khi những khu vực ảnh hưởng của họ va chạm, giao cắt với nhau.

If the theory holds, China and the US are destined to collide, for China is on course to overtake the US as the world's largest economy within, if not years, then a few decades. Meantime, the US economy is faltering, China has stockpiled more than US$3 trillion in foreign reserves and stands as the US's largest creditor, holding over US$1 trillion in Treasury bills.

Nếu thuyết này tin rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ xung đột nhau, để Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, thì không chỉ mất vài năm, mà phải mất vài chục năm mới thực hiện được. Trong lúc nền kinh tế Mỹ đang chao đảo, Trung Quốc đã đạt mức dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ đô la và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nắm giữ hơn 1.000 tỷ đô la giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ.

On November 21, the chairman of the Republican National Committee, Reince Priebus, wrote in the editorially conservative Washington Times that "a government that loses its sovereignty to its bondholders cannot guarantee prosperity or freedom"."And at the end of the day," he added, "an economy that is controlled by China cannot possibly compete with China."

Ngày 21 tháng 11, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia thuộc đảng Cộng hòa, Reince Priebus, đã viết xã luận trên tờ báo nổi tiếng bảo thủ Washington Times rằng “một chính phủ đánh mất chủ quyền quốc gia vào những người nắm giữ trái phiếu, thì không thể bảo đảm được tự do, thịnh vượng. Và sau cùng, một nền kinh tế bị Trung Quốc kiểm soát thì không thể nào cạnh tranh được với Trung Quốc”. Ông ấy kết luận.

Beijing is none too happy about this kind of talk. "The escalating rhetoric is putting pressure on US politicians to stand up to China, particularly during an economic downturn and a politically sensitive election year," said Liu Ming, deputy director of Shanghai Academy of Social Sciences Institute of Asia-Pacific Studies.

Bắc Kinh chẳng vui gì với kiểu tranh luận này. “Lối nói hùng biện mị dân đang tạo áp lực lên các chính khách Mỹ, buộc họ phải có thái độ đối đầu với Trung Quốc, đặc biệt trong thời điểm suy thoái kinh tế và trong năm bầu cử, rất nhạy cảm về chính trị”, đó là nhận xét của Liu Ming, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải.

Shi Yinhong, director of Renmin University's Centre of American Studies, likened Obama's recent offensive to the Cold War, when then US president Harry Truman announced his Truman Doctrine and the Marshall Plan after the second world war to rebuild Europe and "contain" Soviet communism. But few analysts who look at the wider political, diplomatic or military perspectives think China has posed any serious challenge to US leadership, let alone replaced it.

Shi Yinhong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Mỹ thuộc Đại học Nhân dân, đã gắn kết sự công kích [Trung Quốc] gần đây của ông Obama với tình trạng chiến tranh lạnh, khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Harry Truman công bố Học thuyết Truman và Kế hoạch Marshall sau Thế chiến II, nhằm tái thiết châu Âu và “kiềm chế” chủ nghĩa cộng sản Xô-viết. Nhưng rất ít nhà nghiên cứu nào, vốn có có cái nhìn bao quát hơn về khía cạnh chính trị, ngoại giao và quân sự, lại nghĩ rằng Trung Quốc đặt ra bất kỳ thách thức nghiêm trọng nào đối với sự lãnh đạo của Mỹ, chứ đừng nói đến thay thế Mỹ.

"China has seriously weakened the US influence in the region, but the Chinese gains in Asia-Pacific have been largely economic," said Ben Simpfendorfer, managing director of Silk Road Associates, a political and economic consultancy.

“Trung Quốc đã làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, nhưng lợi ích của Trung Quốc trong vùng châu Á – Thái Bình Dương phần lớn là về kinh tế”, đó là nhận xét của Ben Simpfendorfer, giám đốc điều hành Silk Road Associates, một tổ chức tư vấn kinh tế và chính trị.

"However, its continued success will depend greatly on whether other Asian countries prioritise economic or political issues."

“Tuy nhiên, sự thành công tiếp tục của Trung Quốc sẽ tùy thuộc rất lớn vào việc các nước châu Á khác dành ưu tiên vào các vấn đề kinh tế hay chính trị”.

Politically, Washington is still the moral leader in a world dominated by free-market economies and democracies, while the Communist Party of China is still struggling for survival due to its lack of legitimacy, Simpfendorfer said.

Xét về yếu tố chính trị, Washington vẫn là quốc gia lãnh đạo tinh thần trong một thế giới bị chi phối bởi các nền dân chủ và các nền kinh tế thị trường tự do, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn còn đang trăn trở tìm cách tồn tại vì thiếu tính chính đáng, Simpfendorfer bình luận.

In her book, Fragile Superpower, Susan Shirk, a former US State Department China specialist, says the political situation in China may be too unstable to survive the transition to superpower status. Minxin Pei, a professor of government at Claremont McKenna College in California, believes China is neither a superpower nor will be one soon, given the daunting political and economic challenges it faces.

Trong cuốn sách của mình mang tên Siêu cường mỏng manh, Susan Shirk, cựu chuyên gia về Trung Quốc, thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng tình hình chính trị tại Trung Quốc có thể quá bất ổn để vượt qua được thời kỳ chuyển tiếp tiến lên vị thế siêu cường. Minxin Pei, giáo sư về quản lý nhà nước tại Đại học Claremont McKenna, California, tin rằng, Trung Quốc không phải là một siêu cường, và trong tương lai gần cũng không thể, bởi những thách thức về mặt kinh tế và bản chất chính trị “sắt máu” mà Trung Quốc phải đối mặt.

Conversely, the US has forged solid diplomatic ties with most nations in the region, many of whom fear a rising communist giant.

Ngược lại, Mỹ đã tăng cường các mối quan hệ ngoại giao vững chắc với hầu hết các nước trong khu vực, nhiều nước trong số này thể hiện sự lo ngại về “người khổng lồ cộng sản” đang vươn lên.

Professor Edward Friedman, a specialist in Chinese politics at the University of Wisconsin-Madison, said that while some might see a rising East replacing a stagnant West, no Asian nation nor Russia wants to be subordinated to authoritarian, Sino-centric Beijing. "In short, while China's rapid rise is awesome, its domination seems impossible," Friedman says.

Giáo sư Edward Friedman, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Wisconsin-Madison, cho rằng, trong lúc một số người có thể nhìn thấy một phương Đông đang trỗi dậy, thay thế một phương Tây uể oải, thì không một nước châu Á nào, kể cả Nga, muốn lệ thuộc vào kẻ độc tài Bắc Kinh luôn mang nặng tư tưởng Hoa vi trung (Sino-centric). “Tóm lại, trong lúc sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc có thể làm một số người khiếp sợ, thì sự thống trị của Trung Quốc là điều không thể xảy ra”, Friedman kết luận.

Liu Kang, professor of Asian and Middle Eastern studies at Duke University, said China's own perception of its place in the world was a major stumbling block on its road to world leadership. "The country up until now considers itself a defensive and inward-looking nation rather than a mover and shaker of world affairs," Liu said. "The absence of a clearly defined strategic vision is indicative of China's vital weakness. China's journey to becoming a truly global power will certainly be a long one."

Liu Kang, giáo sư nghiên cứu Châu Á và Trung Đông tại Đại học Duke, cho rằng, nhận thức của chính Trung Quốc về vị trí của họ trên thế giới là trở ngại chủ yếu cho Trung Quốc trên con đường dẫn đến vai trò lãnh đạo thế giới. Liu nhận xét “Cho đến nay, Trung Quốc vẫn tự xem mình là một quốc gia hướng nội và thủ thế kín kẽ, chứ không phải là một quốc gia dấn thân cùng tham gia giải quyết các vấn đề của thế giới. Sự thiếu vắng một tầm nhìn chiến lược được xác định rõ ràng đã bộc lộ sự yếu kém nghiêm trọng của Trung Quốc. Hành trình của Trung Quốc để trở thành cường quốc thế giới thật sự, tất nhiên vẫn là một con đường dài”.

As one of the world's largest nation's, China shares borders with 14 countries. Ties have been shaky with many of these neighbours and others around the South China Sea, most of which Beijing claims as its own territory. Border and maritime disputes continue with Japan, India, Vietnam and the Philippines. At times these have sparked deadly military clashes. In recent years, China has been building a blue-water naval fleet with new submarines and surface ships equipped with anti-ship ballistic missiles, and conducted sea trials of a refitted Soviet aircraft carrier in August.

Là một trong những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, Trung Quốc có chung đường biên giới với cả thảy 14 nước. Quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng cũng như với một số nước khác đã bị lung lay chung quanh vấn đề biển Đông, Trung Quốc đã đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này, xem đây như lãnh hải của riêng họ. Trung Quốc vẫn tiếp tục có những tranh chấp biển và biên giới với Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines. Có những lúc, các tranh chấp này đã kích hoạt thành những cuộc xung đột quân sự chết người. Những năm gần đây, Trung Quốc đã và đang xây dựng hạm đội hải quân chuyên tác chiến vùng biển xa với các tàu nổi, tàu ngầm mới được trang bị tên lửa đạn đạo đối hạm, và tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã cho chạy thử tàu sân bay chế tạo từ thời Xô-viết, được Trung Quốc mua và tân trang lại.

Meanwhile, the US maintains tens of thousands of troops in Japan and South Korea, and stations some of it most sophisticated aircraft at bases in the western Pacific. Constant patrols of US aircraft carrier battle groups maintain the military dominance Washington has enjoyed in Asia since 1945. Singapore will provide facilities for the US Navy's new littoral combat ships, and Vietnam has offered the use of Cam Ranh Bay port for provisioning and repairs. More announcements to let US ships and planes operate out of bases across the region can be expected.

Trong khi đó thì Mỹ duy trì hàng chục ngàn quân tại Nhật và Hàn Quốc, cùng một số tàu sân bay thuộc loại tinh vi hiện đại nhất tại các căn cứ trong vùng Tây Thái Bình Dương. Việc thường xuyên tuần tra của các nhóm tàu sân bay chiến đấu đã duy trì ưu thế quân sự vượt trội mà Washington nắm giữ từ năm 1945. Singapore sẽ cung cấp những cơ sở tiện ích cho các tàu chiến ven biển loại mới của hải quân Mỹ và Việt Nam đã loan báo dùng Cảng Cam Ranh thực hiện các dịch vụ sửa chữa và hậu cần [cho các tàu hải quân nước ngoài]. Dư luận có thể trông đợi sẽ có thêm những thông báo [chính thức] cho phép tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ hoạt động bên ngoài các căn cứ trong khắp khu vực.

While the world believes that China is seeking to check and challenge the US, China's political leaders realise the immense opportunity costs of such relations, because economic integration has become a major theme in Chinese diplomacy.

Trong khi thế giới tin rằng Trung Quốc đang mưu toan ngăn chặn và thách thức Mỹ, các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Quốc nhận ra chi phí cơ hội rất lớn đối với những mối quan hệ như vậy, bởi sự hội nhập kinh tế đã trở thành chủ đề chính trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

"The US still plays a dominant role in regional and global affairs, and it is not in China's interest - nor is it positioned - to challenge it now," said Liu Ming.

“Mỹ tiếp tục đóng vai trò chi phối trong các vấn đề khu vực và toàn cầu, điều này không nằm trong mối quan tâm lợi ích của Trung Quốc – và vấn đề này cũng không đặt ra – để thách thức lẫn nhau”, Liu Ming bình luận.

Simpfendorfer says China's one-party communist rule - and that system's lack of appeal to other nations - will play an increasingly important role in defining its relations with Asia-Pacific. "But it's much harder to predict long-term political change than economic ones," he added.

Simpfendorfer cho rằng, thể chế độc đảng của nước Trung Hoa cộng sản và thiếu tính hấp dẫn đối với các quốc gia khác của hệ thống này sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc xác định rõ các mối quan hệ của Trung Quốc với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông nói thêm: “Nhưng so với sự thay đổi kinh tế, thì việc dự đoán những đổi thay chính trị [của Trung Quốc] trong dài hạn khó hơn nhiều”.

Still, many Chinese expect the Middle Kingdom to return to the status it held in its glory days from the 11th-18th centuries, when it was the world's largest economy and a global centre of civilisation.

Mặc dù vậy, nhiều người Trung Quốc vẫn chờ mong “Vương Quốc Trung Tâm” (tức Trung Quốc) sẽ trở lại vị thế mà đất nước này có được trong những ngày tháng huy hoàng trong quá khứ, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18, giai đoạn mà Trung Quốc từng là một nền kinh tế lớn nhất thế giới và là trung tâm của nền văn minh toàn cầu.

There's a Chinese saying that captures that thought: every star has its turn to shine, like the sun in daytime and the moon at night.

Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rất đáng suy ngẫm: mọi vì tinh tú lần lượt tỏa sáng, như mặt trời tỏa sáng vào ban ngày, còn mặt trăng lại tỏa sáng về đêm.




Translated by Nguyễn Tâm

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn