The Internationalization of the South China Sea: Conflict prevention and management
|
QUỐC TẾ HÓA BIỂN ĐÔNG: QUẢN LÝ VÀ NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT
|
Leszek Buszynski
Visiting Fellow, Strategic and Defence Studies Centre
The Australian National University
Canberra ACT 0200, Australia
Leszekbuszynski@yahoo.co.uk
|
GS. Leszek Buszynski
Trung tâm Chiến lược và Quốc phòng
Đại học Quốc gia Úc
Canberra ACT 0200, Úc
Leszekbuszynski@yahoo.co.uk
|
The Third International Workshop
“The South China Sea: Cooperation for Regional Security and Development”
Diplomatic Academy of Vietnam
Vietnam Lawyers Association
3-5 November, 2011, Hanoi, Vietnam
|
Hội thảo Quốc tế về Biển Đông: “Hợp tác vì An ninh và Phát triển khu vực”
Học Viện Ngoại giao Việt Nam
Hội Luật sư Việt Nam
3-5/11/2011 – Hà Nội, Việt Nam
|
Introduction
The South China Sea issue began as a territorial dispute over the sovereignty of the islands and sea territory involving China and five ASEAN countries, Vietnam,
the Philippines, Malaysia, Brunei and Indonesia. Both China and Vietnam claim the entire area and the islands within while the Philippines, Malaysia and Brunei have laid claims to contiguous areas based on EEZs and continental shelves and first discovery.
|
Giới thiệu
Vấn đề về Biển Đông ban đầu là một cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo và lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và năm nước ASEAN bao gồm Việt Nam, Philippin, Malaysia, Brunei và Indonesia. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều yêu sách toàn bộ khu vực và các đảo trong đó, còn Philippin, Malaysia, và Brunei yêu sách đối với vùng tiếp giáp trên cơ sở các vùng EEZ và thềm lục địa và phát kiến ban đầu.
|
Had it been just a territorial issue it could have been resolved in some way as a product of Chinese efforts to reach out to ASEAN and to forge stronger ties with the region. Later the issue involved access to the oil and gas reserves of the sea which became critical as global demand for energy rose and claimants devised plans to exploit the hydrocarbon reserves of the area. Disputes erupted over the competing claims, particularly between China and Vietnam, which at times threatened to escalate.
|
Nếu như tranh chấp chỉ dừng lại ở vấn đề lãnh thổ thì có lẽ nó đã có thể được giải quyết như các nỗ lực của Trung Quốc gây ảnh hưởng tới ASEAN và tăng cường mối liên kết với khu vực. Vấn đề tranh chấp sau đó còn liên quan đến việc tiếp cận với trữ lượng dầu khí trên biển. Đây là vấn đề hệ trọng do vào thời điểm đó lượng cầu về năng lượng đang ngày càng cao, còn các quốc gia yêu sách thì đang lên kế hoạch để khai thác các trữ lượng hidrocacbon trong khu vực. Tranh chấp đã phát sinh giữa các yêu sách, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam, thậm chí có lúc tranh chấp này còn ẩn chứa nguy cơ leo thang.
|
Claims to energy resources need not result in conflict, however, and can be managed on the basis of joint or multilateral development for which there are various precedents and models though none quiet as complicated as would be required for the South China Sea. Another factor has exacerbated the situation since 2010 which makes it more difficult to resolve or manage according to the approaches that have previously been discussed. The issue has gone beyond territorial claims and their resolution and has also eclipsed the concern over access to energy resources. The South China Sea is steadily becoming a issue for China’s rivalry with the US which increasingly shapes its attitudes and policies. It is becoming linked with wider strategic issues relating to China’s naval strategy as it develops a power projection capability to protect its far flung sea lanes to the Middle East. It is also becoming an issue for America’s forward presence in the Western Pacific and its alliance relationships within the region. What is required at this stage is a multilateral agreement on measures to prevent minor incidents from escalating into conflict pending a resolution of the conflicting claims. This agreement should include the two
major protagonists, the US and China as well as the ASEAN claimants.
|
Tuy nhiên, các yêu sách đối với tài nguyên năng lượng không dễ dãn đến xung đột, và nó có thể được quản lý trên cơ sở phát triển khai thác chung hoặc đa phương. Các hình thức hợp tác này đã có rất nhiều tiền lệ và mô hình, tuy không phức tạp như những gì mà tình hình ở Biển Đông đòi hỏi. Một yếu tố khác khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn từ năm 2010 và khiến cho việc giải quyết hay quản lý theo các cách tiếp cận được đề cập đến trước đây trở nên khó khăn hơn. Vấn đề tranh chấp không còn đơn thuần là yêu sách lãnh thổ và các giải cũng đã bao trùm lên mối quan ngại về việc tiếp cận tài nguyên năng lượng. Biển Đông đang dần trở thành vấn đề của sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ làm Mỹ nhanh chóng có thái độ và điều chỉnh chính sách tại khu vực. Biển Đông đang được gắn với các vấn đề chiến lược rộng lớn hơn liên quan đến chiến lược hải quân của Trung Quốc khi nước này tăng cường phát triển sức mạnh quân sự để bảo vệ tuyến đường biển kéo dài đến Trung Đông. Nó cũng trở thành vấn đề đối với sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ đồng minh của nước này trong khu vực. Điều cần thiết trong giai đoạn này là một thỏa thuận đa phương về các biện pháp để ngăn chặn việc các vấn đề nhỏ leo thang thành xung đột trong khi chưa có cách giải quyết đối với tranh chấp trong các yêu sách. Thỏa thuận này cần phải có hai nhân vật chính là Mỹ và Trung Quốc, cũng như các quốc gia yêu sách thuộc khối ASEAN.
|
The evolution of the South China Sea dispute
The South China Sea began as a dispute over maritime claims. Vietnam, Malaysia and the Philippines have laid claims to the area and were able to occupy islands which China could not, constrained as it was by the US and Soviet navies during the Cold War. Two principles govern the claims both which work against the Chinese claim to the entire area. One is “effective occupation” of islands, a precedent which was laid down by the Permanent Court of Arbitration in the Island of Palmas case in April 1928.1 Effective occupation entails an ability and intention to exercise continuous and uninterrupted jurisdiction which is distinguished from conquest. The doctrine of effective occupation goes against Chinese interests in the Spratly Islands though not in the Paracels, since China cannot demonstrate continuous and uninterrupted jurisdiction over the area, though it can do so for the nine islands it has occupied since 1988-92. The second is UNCLOS which lays down the rules to decide claims to resources based on EEZs and continental shelves. UNCLOS does not support the Chinese claim which goes beyond its EEZs or continental shelf so China has insisted that historical rights should be accepted. The problem is that claims based on history do not carry much weight in international law and from the Chinese perspective international law downgrades China’s ancestral heritage and is a source of resentment. The Chinese attitude is that their claim predates UNCLOS and that China is not “bound by it’ in this situation. Some Chinese officials argue that the inconsistencies within UNCLOS would allow China to assert its historical claims in any case.2 To assert those claims in a situation where the complexity of international law may not support them China has resorted to constant diplomatic pressure to achieve either a revision of international law, or a special exception to it, where its ancestral claims would be recognized by all.
|
Quá trình hình thành tranh chấp Biển Đông
Vấn đề Biển Đông ban đầu là một tranh chấp giữa các yêu sách khác nhau về chủ quyền vùng biển. Việt Nam, Malaysia, và Philippin đã đưa ra yêu sách đối với khu vực và chiếm đóng một số đảo, trong khi Trung Quốc không thể làm được do bị hạn chế bởi hải quân Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hai nguyên tắc chính điều chỉnh các yêu sách này và đồng thời cũng là hai nguyên tắc bất lợi cho yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ khu vực. Nguyên tắc đầu tiên là “chiệm cứ hữu hiệu” các đảo, một tiền lệ được đặt ra bởi Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Đảo Palmas vào tháng 4/1928.1 Chiếm cứ hữu hiệu đòi hỏi phải có khả năng và ý định thực thi quyền tài phán một cách liên tục và không bị gián đoạn và được phân biệt rõ ràng với hành vi xâm chiếm. Học thuyết về chiếm cứ hữu hiệu đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa (nhưng không phải với Hoàng Sa), do Trung Quốc không thể chứng minh được việc thực thi quyền tài phán một cách liên tục và không bị gián đoạn của mình, tuy nước này có thể chứng minh điều đó đối với chín hòn đảo đã chiếm đóng trong giai đoạn 1988-1992. Nguyên tắc thứ hai là Công ước UNCLOS, tại đó đặt ra các quy tắc để quyết định yêu sách đối với các tài nguyên dựa trên các vùng EEZ và thềm lục địa. Công ước UNCLOS không có lợi cho yêu sách của Trung Quốc do nó đã vượt quá phạm vi vùng EEZ và thềm lục địa, do đó Trung Quốc cho rằng các quyền lịch sử của mình phải được chấp nhận. Vấn đề là ở chỗ các yêu sách dựa trên lịch sử không có mấy giá trị trong luật pháp quốc tế, và đối với Trung Quốc thì luật pháp quốc tế đã hạ thấp di sản từ ngàn đời của mình và khiến cho nước này oán giận. Quan điểm của Trung Quốc là yêu sách của mình đã có từ trước khi UNCLOS ra đời và vì thế trong trường hợp này Trung Quốc “không bị ràng buộc bởi nó”. Một số quan chức Trung Quốc lập luận rằng trong bất kỳ tình huống nào thì những điểm mâu thuẫn trong Công ước UNCLOS cũng sẽ cho phép Trung Quốc khẳng định các yêu sách lịch sử của mình.2 Để có thể khẳng định yêu sách trong trường hợp sự phức tạp của luật pháp quốc tế có thể sẽ không có lợi cho mình, Trung Quốc đã tìm cách liên tục gây áp lực qua con đường ngoại giao nhằm thay đổi luật quốc tế, hoặc là tạo ra một ngoại lệ đặc biệt, như vậy các yêu sách lịch sử của Trung Quốc có thể được tất cả các nước thừa nhận.
|
Oil and energy
Had the South China Sea been just a territorial dispute there could have been various ways to resolve the issue on the basis of an adjustment of claims in a maritime regime. It could also have continued as a stalemated situation in the
absence of a pressing need for a resolution. The demand for energy, however, meant that China could not live with the status quo in the South China Sea which placed additional pressures on the ASEAN claimants. The global demand for energy is rising and the major consumers such as China are seeking new sources to satisfy their expanding economies. China’s oil imports reached 54% of consumption in 2010 and are slated to reach 65% in 2015. China has attempted to diversify energy supplies to reduce its dependence upon the Middle East, which supplies 58% of its oil imports, by seeking to exploit the energy resources of the area. Vietnam is the major oil producer in the area, the state owned oil company PetroVietnam produced 24.4 million tons in 2010 from three fields; the White Tiger field which first began production in 1986, the Blue Dragon field and the Big Bear field; together they accounted for 26% of Vietnam’s oil production in 2010.3 PetroVietnam has also concluded 60 oil and gas exploration and production contracts with various foreign companies in an effort to exploit new fields. Production in the established fields is declining, however, but new fields are not expected to compensate for the loss.4 As Vietnam attempts to exploit new fields there is the possibility of renewed clashes with China which has consistently opposed its attempts to conclude exploration agreements with international oil companies. China protested against the exploration activities of a consortium including PetroVietnam, Malaysia’s Petronas Carigali, Singapore Petroleum and American Technology Inc. when it discovered a new offshore oil field west of Hainan Island in October 2004.5 China has warned international oil companies to stay out of what it calls “Chinese waters;” five concessions involving BP, ConocoPhillips, Chevron-Petronas-Cargill, Idemitsu-Nippon-and Teikoku oil were suspended as a result of Chinese pressure.
|
Dầu khí và năng lượng
Nếu như Biển Đông chỉ là một tranh chấp về lãnh thổ thì có thể có rất nhiều cách giải quyết vấn đề trên cơ sở điều chỉnh các yêu sách trong một thể chế trên biển. Nó cũng có thể được tiếp diễn như một trạng thái bế tắc nếu như không có áp lực về giải pháp cho vấn đề tranh chấp. Tuy nhiên, đòi hỏi về năng lượng lại có nghĩa rằng Trung Quốc không thể chấp nhận tình trạng nguyên trạng ở Biển Đông và tạo thêm áp lực cho các quốc gia yêu sách trong ASEAN. Lượng cầu quốc tế đối với năng lượng ngày càng tăng và các quốc gia tiêu thụ lớn như Trung Quốc đang phải tìm kiếm các nguồn mới để thỏa mãn được nền kinh tế đang ngày càng mở rộng của mình. Lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đã đạt đến 54% lượng tiêu thụ trong năm 2010 và ước tính sẽ lên đến 65% vào năm 2015. Trung Quốc đã có nỗ lực nhằm đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng để giảm sự lệ thuộc vào khu vực Trung Đông, vốn cung cấp cho nước này 58% dầu nhập khẩu, bằng việc tìm cách khai thác tài nguyên năng lượng trong khu vực. Việt Nam là một quốc gia sản xuất dầu khí lớn trong khu vực, với công ty quốc doanh PetroVietnam sản xuất được 24,4 triệu tấn trong năm 2010 từ ba mỏ; mỏ Bạch Hổ, được bắt đầu khai thác từ năm 1986, mỏ Rồng Xanh và mỏ Gấu Trắng; tổng cộng ba mỏ này chiếm 26% lượng dầu Việt Nam sản xuất trong năm 2010.3 PetroVietnam cũng đã ký kết 60 hợp đồng thăm dò và sản xuất dầu khí với các công ty nước ngoài nhằm khai thác các mỏ mới. Tuy nhiên, việc sản xuất ở các mỏ hiện có đang ngày càng đi xuống, trong khi các mỏ mới không được kỳ vọng có thể bù lại các khoản mất mát.4 Khi mà Việt Nam đang cố tìm kiếm các mỏ khai thác mới thì rất có khả năng sẽ lại có những vụ đụng độ với Trung Quốc, do nước này vốn vẫn phản đối các nỗ lực của Việt Nam trong việc ký kết các hiệp định khai thác với các công ty dầu khí nước ngoài. Trung Quốc phản đối các hoạt động khai thác của một loạt các công ty bao gồm PetroVietnam, Petronas Carigali của Malaysia, Petroleum của Singapore và CTCP American Technology khi phát hiện ra một mỏ xa bờ nằm về phía tây đảo Hải Nam vào tháng 10/2004.5 Trung Quốc đã cảnh bảo các công ty dầu khí quốc tế rằng cần phải tránh xa khỏi khu vực mà họ gọi là “biển của Trung Quốc”; năm hợp đồng ủy quyền liên quan đến các công ty dầu khí BP, ConocoPhilips, Chevron-Petronas-Cargill, Indemitsu-Nippon- và Teikoku đã bị đình chỉ do áp lực của Trung Quốc.
|
The rise of crude oil prices and concern about energy supplies motivates the claimants to exploit the energy resources of their claim zones. The Philippines has attempted to boost self sufficiency in oil production and has set a target of 60% by 2011. It intends to offer 15 exploration contracts for offshore exploration off Palawan in an area claimed by China.6 Philippine exploration efforts around Reed bank have previously provoked Chinese protests and will no doubt do so again.7 In 2011 the Philippines reported seven incidents involving Chinese harassment; on 2 March two Chinese patrol boats harassed an oil exploration ship in the Philippine claim zone 250 kms west of Palawan, they left the area after Philippines air force was scrambled. On 5 April the Philippines lodged a formal protest at the UN and sought ASEAN support in the forging of a common position over the issue.8 The Chinese on 14 April accused the Philippines of “invading” its waters.9 The Philippines dispatched the Rajah Humabon, a World War 2 vintage naval vessel, to its claim area after China deployed the Haixun-31 a 3,000 ton maritime patrol ship with a helicopter to the area.10 The Philippine vessel removed markers placed by the Chinese on various features in the Philippines claim zone including Boxall reef, Amy Douglas Bank and Reed Bank.11 In June the President’s Office announced the renaming of the South China Sea as the “west Philippine Sea,” and announced a naval expansion program which would boost its limited naval presence in the area.12 Vietnam fared no better and on 26 May two Chinese maritime surveillance vessels cut off the exploration cables of a Vietnamese oil survey ship which were towing a submerged 7 km seismic cable while searching for oil and gas deposits; this was in block 148 120 kms off Nha Trang, in Vietnam’s EEZ; the Vietnamese Foreign Ministry released videos of a Chinese vessel actually breaking the cable attached to the Vietnamese vessel Binh Minh.13 A Chinese Foreign Ministry spokeswoman Jiang Yu declared that the Chinese vessels had engaged in “completely normal marine enforcement and surveillance activities in China’s jurisdictional area.”14
|
Giá dầu thô ngày càng cao cùng với mối quan ngại về nguồn cung cấp năng lượng đã thúc đẩy các quốc gia yêu sách khai thác các nguồn năng lượng từ vùng yêu sách của mình. Philippin đã có ý định tăng cường khả năng tự lực trong sản xuất dầu và đặt ra chỉ tiêu 60% cho năm 2011. Nước này muốn ký kết 15 hợp đồng khai thác cho việc thăm dò xa bờ ở khu vực Palawan, vùng mà Trung Quốc đã yêu sách.6 Các nỗ lực khai thác của Philippin ở gần Bãi Cỏ rong đã từng gây ra sự phản đối từ Trung Quốc, và rõ ràng điều này sẽ lai tiếp diễn.7 Trong năm 2011 Philippin đã thông báo về bảy vụ việc có liên quan đến sự quấy nhiễu của Trung Quốc; vào ngày 2/3 hai tàu hải giám của Trung Quốc đã gây rối với tàu khai thác ở vùng mà Philippin yêu sách cách Palawan 250km, hai tàu này đã rời khỏi khu vực sau khi lực lượng không quân của Philippin được điều động. Vào ngày 5/4 Philippin đã đệ trình thư phản đối chính thức lên LHQ tìm kiếm sự ủng hộ từ ASEAN nhằm hình thành quan điểm chung đối với vấn đề này.8 Ngày 14/4 Trung Quốc đã cáo buộc Philippin “xâm lấn” vào vùng biển của mình.9 Philippin đã cử tàu Rajah Humabon, một con tàu cũ từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2 đến vùng yêu sách của mình sau khi Trung Quốc đưa tàu Haixun-31 – một con tàu hải giám nặng 3000 tấn cùng một chiếc trực thăng đến đó.10 Tàu của Philippin đã gỡ các cột mốc mà Trung Quốc đã cắm trên các đảo trong vùng yêu sách của Trung Quốc, trong đó có đá Boxall reef, Bãi Amy Douglas và Bãi Cỏ Rong.11 Vào tháng 6, Văn phòng Tổng thống Philippin đã tuyên bố đổi tên Biển Đông thành “Biển tây Philippin”, và công bố chương trình mở rộng hải quân để tăng cường sự hiện diện ở khu vực.12 Trường hợp của Việt Nam cũng không mấy khả quan khi mà vào ngày 26/5 hai con tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam khi con tàu này đang kéo một sợi cáp dài 7km dưới mặt nước tìm kiếm trữ lượng dầu khí; sự việc diễn ra tại lô 148, cách Nha Trang 120km và nằm trong vùng EEZ của Việt Nam; Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố các đoạn phim cho thấy tàu của Trung Quốc đã phá các dây cáp được gắn với tàu Bình Minh.13 Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Jiang Yu, đã tuyên bố rằng Trung Quốc đã thực hiện “các hoạt động hành pháp và tuần tra hết sức bình thường trong khu vực quyền tài phán của Trung Quốc.”14
|
On 9 June a Chinese fishing boat in similar fashion rammed the survey cables of another Vietnamese survey vessel. China has complained that the other claimants have intruded into its waters and that the incidents have been increasing. Vietnam and the Philippines plan to go ahead with gas exploration projects; PetroVietnam will work with Talisman energy and will begin drilling in an area that China awarded to Crestone corporation in 1992, which is now operated by Harvest Natural Resources. Exxon also plans exploratory drilling off Vietnam while the Philippines intends to drill in the field where Chinese vessels harassed its survey vessel in March 2011 15
|
Vào ngày 9/6 một con thuyền đánh cá của Trung Quốc đã cán qua cáp thăm dò của một con tàu khác của Việt Nam. Trung Quốc phàn nàn rằng các quốc gia yêu sách khác đã xâm phạm vào vùng biển của mình và rằng các vụ việc đang ngày càng nhiều hơn. Việt Nam và Philippin dự định sẽ tiếp tục các dự án thăm dò dầu khí của mình; PetroVietnam sẽ hợp tác với công ty Talisman energy và sẽ bắt đầu dàn khoan ở khu vực mà Trung Quốc đã ủy quyền cho tập đoàn Crestone vào năm 1992, và nay đang được vận hành bởi Harvest Natural Resources. Exxon cũng có kế hoạch khoan thăm dò gần bờ biển Việt Nam, trong khi đó Philippin đang có ý đinh đưa dàn khoan vào khu mỏ mà tàu của Trung Quốc đã quấy rối tàu thăm dò của mình vào tháng 3/2011.15
|
India has become involved as an external player which complicates the situation. China may have leverage over the ASEAN claimants by reason of size and proximity but India has the status and power to resist. India has, moreover, accumulated resentments against China for its support of Pakistan and its claims
along the common border that will make it more difficult for the Chinese to manage. India’s ties with Vietnam date back to the time of Indira Gandhi in the early 1980s and many in India regard Vietnam as an ally against China. The Indian naval vessel the INS Airavat which was moving towards Nha Trang on 22 July was warned by a Chinese radio message to keep out of “Chinese waters.” The Indian Foreign Ministry declared however that "India supports freedom of navigation in international waters, including in the South China Sea, and the right of passage in accordance with accepted principles of international law." 16 China has protested against the exploration activities of India’s Oil and Natural Gas Corp [ONGC] around the Paracel Islands to which the Chinese are particularly sensitive. ONGC takes the view that that Vietnamese claims are in accordance with international law and that it would continue with exploration projects in two blocks near the Paracel Islands.17 While Vietnamese President Truong Tan Sang was visiting New Delhi an oil exploration agreement was concluded between ONGC and PetroVietnam on 12 October, despite Chinese opposition. 18 Significantly, this agreement was concluded while Party’s General Secretary Nguyen Phu Trong was touring Beijing and professing friendship with the Chinese. 19 Vietnam was resorting to its traditional way of dealing with China by stressing commonalities and friendship, which was the job of the party general secretary, while seeking an effective counterbalance.
|
Ấn Độ cũng đã bị lôi vào cuộc với tư cách người chơi từ bên ngoài và càng khiến cho tình hình trở nên phức tạp. Trung Quốc có thể có lợi thế so với các quốc gia yêu sách khác trong khối ASEAN về mặt tầm vóc và khoảng cách, nhưng Ấn Độ thì lại có vị thế và sức mạnh để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ lại có mâu thuẫn với Trung QUốc vì đã ủng hộ Pakistan và các yêu sách của nước này ở vùng biên giới chung giữa hai nước và gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc quản lý. Mối quan hệ của Ấn Độ và Việt Nam bắt nguồn từ thời Indira Gandhi vào đầu những năm 1980, và nhiều người Ấn Độ coi Việt Nam là một đồng minh để chống lại Trung Quốc. Con tàu INS Airavat thuộc hải quân Ấn Độ, trên hành trình đến Nha Trang vào ngày 22/7, đã bị Trung Quốc cảnh báo qua sóng đài rằng cần phải tránh xa “vùng biển của Trung Quốc”. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ấn Độ đã tuyên bố rằng “Ấn Độ ủng hộ quyền tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, kể cả ở Biển Đông, và quyền qua lại theo các nguyên tắc đã được chấp nhận của luật pháp quốc tế”.16 Trung Quốc đã phản đối các hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu và Khí Tự nhiên Ấn Độ [ONGC] xung quanh quần đảo Hoàng Sa, vùng tranh chấp vốn rất nhạy cảm với Trung Quốc. Quan điểm của ONGC là các yêu sách của Việt Nam là phù hợp với luật pháp quốc tế và tập đoàn này sẽ tiếp tục triển khai các dự án thăm dò ở hai lô gần quần đảo Hoàng Sa.17 Trong chuyến thăm New Delhi của Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày 12/10, một hiệp định thăm dò dầu khí đã được ký kết giữa ONGC và PetroVietnam, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.18 Đáng lưu ý là, hiệp định này đã được ký kết trong khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến công du ở Bắc Kinh để tăng cường tình bằng hữu với Trung Quốc.19 Việt Nam đang đối phó với Trung Quốc theo cách truyền thống, đó là nhấn mạnh vào tình bằng hữu với Trung Quốc, vốn là trách nhiệm của Tổng Bí thư Đảng, và đồng thời tìm cách đối trọng một cách hiệu quả.
|
Fishery disputes
Rivalry over the fishing and ocean resources of the South China Sea is another factor that has contributed to the rising tensions. Fishing vessels have moved regularly in and out of the overlapping claims zones and while this was tolerated in the past but the increased frequency of such incidents has raised concerns. China has imposed an annual fishing ban in the South China which it regards as a preserve for its own fishing fleet and attempts to exclude others. Vietnam complains that its fishermen are regularly arrested by Chinese patrol vessels and their vessels confiscated, they are then required to pay an exorbitant fine for their release. The first fishing ban was declared from June to July in 1999, and since 2009 was declared from 16 May to 1 August. The extent of the ban was kept vague though it covered an area around the Paracels, but not as far south as the Spratlys.20 Vietnam vociferously protested against the ban as the livelihood of its fishermen was affected. To enforce the ban and to protect its own fishing vessels in the South China Sea China dispatched what it claims are “fishery patrol” vessels but which are converted naval vessels. Fisheries Administration vessels the Yuzheng 311 and the Yuzheng 202 operate alongside Chinese fishing vessels in what has become a regular pattern of deployment. In 2009 China reportedly arrested 17 Vietnamese fishing boats and 210 fishermen; 21 in one incident which generated much publicity a Chinese patrol vessel seized a Vietnamese fishing boat and its 12-man crew around the Paracels in March
2010. 22 The Vietnamese claim that 63 fishing boats with 725 crew members have been seized by the Chinese since 2005 in the South China Sea.23 The problem is that Vietnamese vessels intrude into the areas claimed by the other ASEAN countries as well. Two such vessels with Indonesian names were seized by Indonesian Patrol boats in February 2011 near the Natuna Islands.24 The Indonesians claim that in 2009 some 180 vessels were caught for illegal fishing in their waters, some came from Malaysia as well.25 To deal with the problem China has announced plans to boost the strength of the maritime surveillance forces to 16 aircraft and 350 vessels by 2015. Vessels such as the Haixun-31 will be used to monitor shipping, carry out surveying duties, to “protect maritime security” and to inspect foreign vessels operating in “Chinese waters.”26 Taiwan also has declared that it will deploy one of its two Seagull class patrol boats in the South China Sea to protect its claim to Tai Ping Island.27
|
Các tranh chấp về ngành cá
Sự tranh giành các tài nguyên đánh cá và tài nguyên đại dương của Biển Đông là một yếu tố khác dẫn đến sự căng thẳng ngày một gia tăng. Các tàu thuyền đánh cá thường xuyên qua lại các vùng chồng lấn. Trong quá khức việc này có thể chấp nhận được, nhưng tần suất ngày càng cao của nó giờ đã làm dấy lên các mối lo ngại. Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm thường niên ở Biển Đông mà Trung Quốc coi là nguồn đánh bắt của ngư dân nước mình và muốn ngăn cấm các nước khác. Việt Nam phàn nàn về việc ngư dân của mình thường xuyên bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắt giữ, tàu thuyền thì bị tịch thu, sau đó bị buộc phải nộp một khoản tiền bảo lãnh để được thả. Lệnh cấm đầu tiên của Trung Quốc được đưa ra từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1999, và kể từ năm 2009, được ban hành từ 16/5 đến 1/8. Phạm vi của lệnh cấm được quy định mập mờ, dù nó bao trùm một khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa, nhưng không kéo dài về phía nam đến Trường Sa.20 Việt Nam đã phản đối lệnh cấm này một cách gay gắt do nó đã tác động tiêu cực đến sự an sinh của ngư dân nước này. Để cưỡng chế lệnh cấm và bảo vệ thuyền đánh cá của mình ở Biển Đông, Trung Quốc đã cử cái mà họi gọi là tàu “tuần tra đánh cá”, nhưng thực chất là các tàu hải quân đã cải tiến. Các tàu của Chính quyền Ngư nghiệp mang tên Yuzheng 311 và Yuzheng 202 vận hành cùng với tàu đánh cá của Trung Quốc, một việc đã trở thành mô hình thường trực của Trung Quốc. Trong năm 2009 Trung Quốc đã bắt 17 thuyền cá của Việt Nam cùng với 210 ngư dân;21 trong một vụ việc gây xôn xao dư luận, một tàu tuần tra của Trung Quốc đã bắt giữ thuyền đánh cá của Việt Nam cùng với 12 thuyền viên ở khu vực gần Hoàng Sa vào tháng 3/2010.22 Việt Nam tuyên bố rằng tính từ năm 2005 đã có 63 thuyền đánh cá cùng với 725 thuyền viên đã bị Trung Quốc bắt giữ ở Biển Đông.23 Vấn đề là thuyền của Việt Nam đã xâm lấn vào các khu vực mà các nước ASEAN khác cũng yêu sách. Hai con thuyền mang tên Indonesia đã bị thuyền tuần tra của Indonesia bắt giữ vào tháng 2/2011 gần khu vực đảo Natuna.24 Indonesia tuyên bố rằng, trong năm 2009 đã có khoảng 180 tàu thuyền bị bắt do đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển của mình, một vài trong số đó cũng đến từ Malaysia.25 Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã công bố các kế hoạch tăng cường sức mạnh cho lực lượng tuần tra trên biển với 16 máy bay và 350 tàu thuyền từ nay cho đến năm 2015. Các con tàu như chiếc Haixun-31 sẽ được sử dụng để theo dõi vận tải hàng hải, thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, “bảo vệ an ninh trên biển”, và điều tra các tàu thuyền hoạt động ở “biển của Trung Quốc”.26 Đài Loan cũng đã tuyên bố sẽ cử một trong hai thuyền tuần tra hạng Seagul của mình đến Biển Đông để bảo vệ vùng yêu sách của mình ở Đảo Thái BÌnh.27
|
The DOC and the COC
China was induced to join ASEAN in signing the Declaration of the South China Sea in July 1992 which obliged China and ASEAN to resolve questions of sovereignty in the South China Sea “by peaceful means, without resort to force.”28 China signed a the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea [DOC] on 2 November 2002 with ASEAN which was a shift in tactics, one lauded as a very promising development within ASEAN circles. Previously China had insisted on bilateral negotiations with the claimants but this was the one occasion when it agreed to a multilateral document. This was followed by China’s accession to the ASEAN Treaty of Amity and Cooperation [TAC] on 8 October 2003 according to which disputes are to be settled peacefully. On the same day a “master plan” to deepen and broaden ASEAN-China relations over 2005-2010 was adopted by ASEAN which proposed various ways to implement the DOC; one was through regular ASEAN-China Senior Officials Meetings [SOM], another was to establish a working group which would draft recommendations for the implementation of the DOC and to offer policy guidelines to the ASEAN-China SOM.29 In December 2004 ASEAN China senior officials decided to establish the ASEAN-China Joint Working Group on the Implementation of the DOC [ASEAN-China JWG]. They also agreed to move forward to the eventual conclusion of a code of conduct. The JWG has met six times, the first was in Manila in 2005 and the sixth was held in March 2011, but with few results.
|
DOC và COC
Trung Quốc được mời tham gia cùng ASEAN để ký kết Tuyên bố ở Biển Đông vào tháng 7/1992, theo đó Trung Quốc và ASEAN cam kết phải giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông “bằng các biện pháp hòa bình, và không sử dụng vũ lực”.28 Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông [DOC] vào ngày 2/11/2002 với ASEAN. Đây dược coi là sự thay đổi về chiến thuật, và được cộng đồng ASEAN tán dương là một tiến triển hết sức tích cực. Trước đó Trung Quốc giữ nguyên lập trường về đàm phán song phương với các bên yêu sách, nhưng dịp này đã cho thấy nước này chấp nhận một văn bản đa phương. Sau đó, Trung Quốc tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC) vào ngày 8/10/2003, theo đó các tranh chấp cần phải được giải quyết một cách hòa bình. Cùng ngày, một “kế hoạch tổng thể” nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ ASEAN – Trung Quốc gia đoạn 2005-2010 đã được ASEAN thông qua, trong đó đã đề xuất các cách khác nhau để thực thi DOC; một trong số đó là thông qua các cuộc họp định kỳ Quan chức cấp cao[SOM] ASEAN – Trung Quốc, một cách khác là thành lập nhóm công tác để dự thảo các kiến nghị cho việc thực thi DOC và đưa ra các nguyên tắc chính sách cho SOM ASEAN – Trung Quốc.29 Vào tháng 12/2004 các quan chức cấp cao ASEAN Trung Quốc đã quyết định thành lập Nhóm Công tác chung ASEAN – Trung Quốc về việc Thực thi DOC [ASEAN-China JWG]. Các bên cũng đã nhất trí về việc hướng tới một bộ quy tắc ứng xử. Nhóm JWG đã họp sáu lần, lần đầu tiên được tổ chức ở Manila vào năm 2005, và lần thứ sáu vào tháng 3/2011 nhưng không đem lại mấy hiệu quả.
|
ASEAN has attempted to bind China to a formal Code of Conduct [COC] to reduce the number of incidents in the South China Sea and to prevent them from escalating when they do occur. At the 16th ASEAN Regional Forum [ARF] in July 2009 the Chairman’s statement noted that ASEAN and China would “expeditiously conclude the Guidelines on the implementation of the DOC.” It also declared that they “looked forward to the eventual conclusion of a Regional Code of Conduct.”30 Vietnam had high hopes of making progress on the code of conduct when it was ASEAN chair in 2010. The Chairman’s statement from the 17th ARF which was held in Hanoi in July 2010 noted that members “encouraged efforts towards the full implementation of the Declaration and the eventual conclusion of a Regional Code of Conduct.”31 One major difficulty is the extent of the code and the area to which it would be applied. Vietnam has pressed for its application to the Paracel islands which the Chinese side opposes.
|
ASEAN muốn ràng buộc Trung Quốc vào một bộ quy tắc ứng xử chính thức [COC] để giảm thiểu số lượng các vụ va chạm ở Biển Đông và để ngăn chúng khỏi leo thang xung đột nếu có xảy ra. Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 16, tháng 7/2009, phát biểu của Chủ tịch đã chỉ ra rằng ASEAN sẽ “tiến hành ký kết các Nguyên tắc thực thi DOC”. Bài tuyên bố cũng nêu rằng các bên “hướng tới việc ký kết một bộ Quy tắc Ứng xử Khu vực trong tương lai”.30 Việt Nam đã rất kỳ vọng vào việc đạt được tiến triển cho bộ quy tắc ứng xử khi nước này làm chủ tịch ASEAN vào năm 2010, Tuyên bố của chủ tịch từ Diễn đàn ARF vào tháng 7/2010 ở Hà Nội đã chỉ ra rằng các thành viên “khuyến khích những nỗ lực để hướng tới việc thực thi đầy đủ Tuyên bố và hướng tới ký kết một bộ Quy tắc Ứng xử trong Khu vực.”31 Một khó khăn lớn là phạm vi khu vực mà bộ quy tắc sẽ được áp dụng. Việt Nam muốn thúc đẩy để có thể áp dụng với quần đảo Trường Sa, điều mà phía Trung Quốc đã phản đối.
|
Nonetheless, Chinese Ambassador to the Philippines Liu Jianchao claimed that China was willing to negotiate a code of conduct with ASEAN, but it has adopted delaying tactics. 32 China has resisted the notion of the code of conduct which would restrict is freedom of action in the area and which could open the door to multilateral negotiations of the issue. Indonesia has been strongly pushing for a code and Vietnam obtained Philippine agreement when Acting Foreign Affairs Secretary Albert del Rosario visited Hanoi on 5 April 2011.33 China, however, agreed to “guidelines for the implementation of the declaration of conduct” at the 18th ARF which was held in Bali in July 2011. The guidelines comprise eight short sentences calling for dialogue, consultations, and CBMs which would “lead to the eventual realization of a Code of Conduct,” 34 Chinese Foreign Minister Yang Jiechi said that they encourage the resolution of disputes through cooperation and negotiation, and when conditions are “ripe” China would be willing to discuss a code of conduct with ASEAN. The document simply repeated phrases that had been circulating for years without committing anyone to anything. They did at least indicate that China would accept multilateral documents on the South China Sea if pressed consistently. The document was praised by Hilary Clinton and US officials for defusing tensions over the issue but whether the effect would last is very much in doubt.35 Subsequently Philippine President Benigno Aquino met Hu Jintao in Beijing and claimed that China and the Philippines agreed on the need for a binding code and an “implementing agreement” for it, not just a statement of principle, but a binding agreement on how each party should behave in the South China Sea.36 Whether the Chinese are ready is another matter.
|
Tuy vậy, Đại sứ Trung Quốc tại Philippin Liu Jianchao vẫn tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng đàm phán quy tắc ứng xử với ASEAN; trong khi đó nước này đã áp dụng các chiến thuật trì hoãn.32 Trung Quốc không muốn có một bộ quy tắc ứng xử mà qua đó sẽ hạn chế quyền tự do hành động của mình ở khu vực và có khả năng dẫn đến việc đàm phán song phương về vấn đề Biển Đông. Indonesia là nước thúc đẩy mạnh mẽ cho bộ quy tắc, trong khi đó Việt Nam cũng đã có được sự đồng ý của Philippin khi Quyền Ngoại trưởng Philippin Albert del Rosario đến thăm Hà Nội vào ngày 5/4/2011.33 Tuy nhiên, tại Diễn đàn ARF lần thứ 18 tổ chức ở Bali vào tháng 7/2011, Trung Quốc cũng mới chỉ chấp nhận “các nguyên tắc thực thi tuyên bố ứng xử”34 Ngoại trưởng Trung Quốc Yang Jiechi cho biết, nước này ủng hộ việc giải quyết tranh chấp thông qua hợp tác và đàm phán, và khi các điều kiện đã “chín muồi” Trung Quốc sẽ sẵn sàng bàn bạc với ASEAN về quy tắc ứng xử. Văn bản trên chỉ đơn thuần là nhắc lại các câu nói đã được phát biểu trong hàng năm nay mà không ràng buộc sự cam kết của các bên. Ít nhất nó cũng đã cho thấy rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận các văn bản đa phương về Biển Đông nếu như được thúc đẩy một cách thường xuyên. Văn bản này được Ngoại trưởng Hillary Clinton và các quan chức khác của Mỹ ca ngợi vì đã có thể làm giảm căng thẳng đối với vấn đề Biển Đông, nhưng thực tế nó có hiệu quả hay không thì vẫn còn rất nhiều mối nghi ngại.35 Sau đó Tổng thống Philippin Benigno Aquino đã gặp ông Hồ Cẩm Đào ở Bắc Kinh và tuyên bố rằng Trung Quốc và Philippin đã nhất trí về sự cần thiết phải có một bộ quy tắc mang tính ràng buộc và một “hiệp định thực thi” cho nó. Không chỉ là một tuyên bố về các nguyên tắc, mà là một hiệp định mang tính ràng buộc về cách thức mà các bên cần phải ứng xử ở Biển Đông.36 Việc người Trung Quốc đã sẵn sàng hay chưa lại là một vấn đề khác.
|
The Strategic factor
ASEAN observers of the South China Sea dispute have tended to assume that the extensive Chinese claim to the whole area was negotiable, that China would settle for a favourable regional agreement in which territorial claims would be adjusted and access to oil and reserves would be shared. Upon this basis ASEAN has engaged China in regular dialogue hoping that its leaders could be convinced of the value of a regime of norms which would govern behavior in the South China Sea. ASEAN was habitually careful to avoid any kind of provocation in the expectation that China would in time reciprocate, and that the ASEAN way of encouraging agreement by consensus would in time be embraced by China. If the dispute was only about maritime territorial claims perhaps China would have accepted a resolution of the issue in the way expected by ASEAN, if only to weaken American influence in the organization and to promote its East Asian diplomacy. The competition for access to oil and gas reserves has made the a resolution of the issue more difficult but not insurmountable; joint development as frequently proposed by the Chinese would be a possibility provided that they saw no other way of exploiting the resources there.37 What has excluded all prospect of a resolution at the present time is a new factor. The strategic
value of the South China Sea compels China to become more assertive in ensuring control over the area as naval strategy and deployments increasingly dictate policy.
|
Yếu tố chiến lược
Các nhà quan sát của ASEAN về tranh chấp Biển Đông thường mặc định rằng yêu sách mở rộng của Trung Quốc đối với toàn bộ khu vực có thể đàm phán được, rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận một hiệp định khu vực có lợi, trong đó các yêu sách lãnh thổ sẽ được điều chỉnh và việc tiếp cận dầu và các trữ lượng sẽ được chia sẻ. Trên cơ sở này ASEAN đã tham gia vào các cuộc đối thoại định kỳ cùng Trung Quốc với hi vọng rằng lãnh đạo của nước này có thể sẽ được thuyết phục bởi giá trị của một thể chế gồm các quy tắc để điều chỉnh hành vì ở Biển Đông. ASEAN thường thận trọng và tránh có hành động khiêu khích khi kỳ vọng Trung Quốc sẽ sớm có hành động đáp lại tương ứng, và cách mà ASEAN khuyến khích sự nhất trí qua hình thức đồng thuận sẽ sớm được Trung Quốc chấp nhận. Nếu như cuộc tranh chấp chỉ liên quan đến các yêu sách lãnh thổ trên biển, thì có lẽ Trung Quốc đã chấp nhận cách giải quyết mà ASEAN kỳ vọng, và qua đó làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong tổ chức này và tăng cường nền ngoại giao Đông Á của mình. Sự tranh giành quyền tiếp cận các trữ lượng dầu khí đã khiến cho việc giải quyết vấn đề này trở nên khó khăn hơn, nhưng không phải không thực hiện được; việc phát triển chung như Trung Quốc vẫn thường đề xuất có thể là một khả năng, với điều kiện là Trung Quốc không tìm thấy cách nào khác để khai thác tài nguyên ở đó.37 Điều gây cản trở mọi khả năng giải quyết tranh chấp vào thời điểm hiện tại là một yếu tố mới. Giá trị chiến lược của Biển Đông đã khiến cho Trung Quốc trở nên ngày càng kiên quyết để đảm bảo quyền kiểm soát trên khu vực, khi mà chiến lược và việc điều động hải quân đã có tác động ngày càng lớn lên chính sách nước này.
|
China’s naval strategy has two objectives; one is to prevent Taiwan from declaring independence and to deter the Americans from supporting it with naval deployments in the event of a conflict; the second is to protect China’s extended trade routes and energy supplies which run through the Indian Ocean and the Malacca Straits, through which an estimated 80% of its oil imports are shipped. 38 For this second task China requires an ocean-going navy including aircraft carriers; Current Navy chief Admiral Wu Shengli in April 2009 revealed China’s ambitions to develop an ocean going navy and declared that China would establish a “maritime defense system” to protect its “maritime security and economic development." 39 The only place along China’s coastline where this extended naval capability could logically be deployed would be in the Hainan area, any further north and the advantage of proximity to the Malacca Straits is lost and it would become vulnerable to American interdiction from the open sea. For this purpose China has been constructing an underground base in Sanya on Hainan Island, which would house not only new types of nuclear ballistic missile carrying submarines [SSBNs], but also aircraft carriers and their escort vessels when they are deployed.40 China’s first aircraft carrier the ex Soviet Varyag which has been renamed Shi Lang is likely to be based there when completed. In October 2010 two Shang class nuclear submarines docked in Sanya and the number is expected to increase.41 As Hainan develops as a naval base the Paracel Islands which are further south assume an important role in providing air cover for Hainan and signals intelligence in relation to American naval movements. This explains Chinese sensitivity to American surveillance vessels and why they confronted the USNS Impeccable when it ventured too close to Hainan in March 2009.42
|
Chính sách hải quân của Trung Quốc có hai mục tiêu; thứ nhất là để ngăn Đài Loan khỏi tuyên bố độc lập và ngăn Mỹ khỏi hỗ trợ cho Đài Loan bằng các huy động lực lượng hải quân trong trường hợp xung đột xảy ra; thứ hai là để bảo vệ các tuyến thương mại và nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc qua Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca – với lượng dầu nhập khẩu được ước tính là 80% đã đi qua đây.38 Với mục tiêu thứ hai, Trung Quốc cần phải có lực lượng hải quân hướng tới đại dương, bao gồm các tàu chở máy bay; vào tháng 4/2009 Tổng Tư lệnh Hải quân Đô đốc Wu Shengli đã tiết lộ tham vọng của Trung Quốc nhằm phát triển một lực lượng hải quân hướng ra biển và tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ thiết lập một “hệ thống phòng thủ trên biển” để bảo vệ “an ninh biển và phát triển kinh tế của mình”.39 Nơi duy nhất dọc bờ biển của Trung Quốc mà năng lực hải quân này có thể được điều động một cách logich là ở khu vực Hải Nam. Nếu dịch về phía bắc thì sẽ mất lợi thế khoảng cách với Eo Malacca và sẽ yếu thế với sự ngăn chặn của Mỹ từ biển cả. Vì mục đích này Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng các căn cứ ngầm ở Sanya trên đảo Hải Nam, để làm căn cứ cho các loại tàu ngầm mới chở tên lửa đạn đạo hạt nhân [SSBN], và các tàu chở máy bay cùng các tàu hộ tống khi chúng được huy động.40 Tàu chở máy bay đầu tiên của Trung Quốc là chiếc Varyang của Xô Viết cũ, sau đó đã được đổi tên thành Shi Lang, và có nhiều khả năng tàu này sẽ được đặt tại căn cứ Hải Nam khi nó được hoàn thiện. Vào tháng 10/2010 hai tàu ngầm hạng Shang đã có mặt ở Sanya, và số lượng của nó được kỳ vọng là sẽ còn tăng nữa.41 Khi mà Hải Nam được phát triển thành một căn cứ hải quân thì quần đảo Hoàng Sa về phía nam của nó lại có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tầm bao quát trên không cho Hải Nam và cung cấp tin tình báo về hoạt động của hải quân Mỹ. Việc này lý giải cho sự nhạy cảm của Trung Quốc đối với các tàu thăm dò của Mỹ và cũng là lí do vì sao Trung Quốc lại đối đầu với chiếc USNS Impeccable khi tàu này tới quá gần đảo Hải Nam vào tháng 3/2009.42
|
The South China Sea has become integrated into the field of China’s naval rivalry with the US. From the Chinese perspective the US naval presence in the Western Pacific prevents the reunification of Taiwan with the Mainland and emboldens the ASEAN claimants in the South China Sea to resist China. The US is seen as hindering China’s rise in this way and takes the brunt of Chinese nationalist resentment. For this reason it becomes imperative for China to develop the ability to deter the US navy from coming to Taiwan’s assistance in time of conflict and from supporting the ASEAN claimants over the South China Sea. New naval capabilities have been acquired for this purpose over 1997-2007 four Russian Sovremenny destroyers, another eight are on order.43 China has been developing its submarine capability and has deployed 12 Russian Kilo class submarines, two Shang nuclear attack SSNs, ten Song diesel electric submarines that were intended to replace the outdated Romeo and Ming classes; 2 of the very new Yuan class diesel electric submarines have been completed. Of most concern to the US navy is the deployment of the DF-21D which has been described as an Anti Ship Ballistic Missile [ASBM] with the ability to target US carriers and larger surface vessels.44 CINPAC Admiral Robert F.
|
Biển Đông đã trở thành một phần không tách rời trong sự đối đầu giữa hải quân Trung Quốc và Mỹ. Theo quan điểm của Trung Quốc thì sự hiện diện của hải quân Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ ngăn cản sự tái thống nhất của Đài Loan với Đại Lục và khuyến khích các nước yêu sách ở ASEAN ở Biển Đông chống đối Trung Quốc. Mỹ bị coi là đã cản trở sự đi lên của Trung Quốc, và đã phải nhận sự căm thù từ các thành phần dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc. Vì lý di này nên Trung Quốc cần phải khẩn trương phát triển khả năng ngăn chặn hải quân Mỹ hỗ trợ Đài Loan khi có xung đột và ngăn chặn việc Mỹ hỗ trợ các quốc gia ASEAN có yêu sách đối với vấn đề Biển Đông. Các năng lực hải quân mới đã được sử dụng cho mục đích này. Từ 1997-2007 bốn tàu chiến Sovremenny của Nga đã được đưa vào sử dụng, và tám chiếc khác đang được đặt hàng.43 Trung Quốc vẫn đang phát triển năng lực tàu ngầm của mình và đã huy động 12 chiếc hạng Kilo của Nga, hai chiếc SSN tấn công hạt nhân hạng Shang, mười tàu ngầm điện diesel hạng Song để thay thế các hạng Romeo và Ming đã quá cũ kỹ; 2 chiếc tàu ngầm điện diesel hạng Yuan mới nhất đã được hoàn thiện. Đáng lo ngại nhất cho hải quân Mỹ là việc Trung Quốc đã huy động DF-21D, vốn được mô tả là loại tên lửa đạn đạo chống tàu [ASBM] và có khả năng tấn công các tàu chở máy bay và các tàu mặt bằng lớn hơn của Mỹ.44 Đô đốc CINPAC Robert F.
|
Willard told the Asahi Shinbun that in combination with China’s submarines this missile could pose a serious threat to the US navy, and may even “neutralize” its power projection capability.45 The US Defense Department claims that with effective geo-location and tracking of targets the missile would put at risk American naval vessels within its 1,500-2,100 km range.46 The Pentagon has claimed that this is part of China’s “anti-access” and “area denial” or “far sea defence” strategy to deny the areas around Taiwan and the South China Sea to the US. 47
|
Willard đã phát biểu với tờ Asahi Shinbun rằng, kết hợp với những chiếc tàu ngầm của Trung Quốc, loại tên lửa này có thể tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hải quan của Mỹ, và thậm chí có thể “vô hiệu hóa” sức mạnh quân sự của Mỹ.45 Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng loại tên lửa này, với khả năng định vị địa lý và theo dấu mục tiêu một cách hiệu quả, nó có thể mang lại rủi ro cho tàu thuyền hải quân Mỹ trong phạm vi 1.500-2.100km của nó.46 Lầu Năm góc đã tuyên bố rằng đây là một phần nằm trong chiến lược “chống thâm nhập” và “từ chối khu vực” hay “phòng thủ xa khơi” để chống lại việc Mỹ tiếp cận các khu vực quanh Đài Loan và Biển Đông.47
|
The Chinese are pressing for recognition of spheres of influence in the Western Pacific with Taiwan and the South China Sea securely within the Chinese sphere. However attractive the idea may be in terms of accommodating a rising power and defusing resentments that give rise to conflict US agreement would be unlikely. America’s commitments and interests in the Western Pacific go beyond such divisions any acceptance of which would damage commitments to Japan and South Korea. The US would lose its position on the Korean Peninsula, and ASEAN would be divided and efforts to construct a wider regionalism for the Asia Pacific that would embrace potential conflict zones would be brought to an end. US strategy in the Asia Pacific would unravel and America would be consigned to an offshore position with little corresponding influence in the region. To avoid this prospect the Obama administration has countered Chinese pressure in the Western Pacific by adopting a stronger posture over the South China Sea which has entailed strengthening relations with allies and supporters.48 Chinese interest in spheres of influence was seen in the preparations for the Hanoi ARF in July 2010; China's embassy in Washington requested the State Department not to raise the issue of the South China Sea in the expectation that the Americans would agree. 49 Secretary of State Hillary Clinton made a stand at the forum to rally ASEAN claimants who had been alarmed by Chinese pressure. She affirmed US interest in the South China Sea which challenged the Chinese position over the South China Sea. She stressed that that claimants should pursue their territorial claims in accordance with UNCLOS. Which challenged the Chinese position as the undefined nine dash line, which represents the Chinese claim to the South China Sea, is not based on land features such as the continental shelf or occupation of any of the islands there but history.50 Secondly, she supported a “collaborative diplomatic process by all claimants” while China had insisted that
negotiations over the issue should be conducted bilaterally with the ASEAN claimants and that third parties should not get involved. Clinton mentioned the need for “institutional architecture” in the Asia Pacific as the basis for this collaborative diplomatic process which undercut Chinese efforts to deal with the claimants bilaterally.
|
Phía Trung Quốc đang gây áp lực để được quốc tế công nhận các phạm vi ảnh hưởng ở Tây Thái Bình Dương, với Đài Loan và Biển Đông nằm gọn trong phạm vi của Trung Quốc. Dù cho ý tưởng này có hấp dẫn đến đâu, nhưng việc tạo điều kiện cho một thế lực đang đi lên và giải quyết các mối hận thù mà lại tạo ra sự xung đột với Mỹ là điều khó có thể xảy ra. Những cam kết và lợi ích của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương có phạm vi rộng hơn sự chia rẽ đó, và nếu chấp nhận thì sẽ gây hại tới các cam kết với Nhật và Hàn Quốc. Mỹ sẽ đánh mất vị thế của mình ở Bán đảo Triều Tiên, còn ASEAN sẽ bị chia rẽ và chấm dứt các nỗ lực nhằm hình thành chủ nghĩa khu vực với phạm vi rộng hơn cho Châu Á Thái Bình Dương trong đó bao gồm các vùng xung đột. Chiến lược của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ bị phân mảnh và Mỹ sẽ chỉ có được một vị thế ngoài khơi với tầm ảnh hưởng hết sức hạn chế đối với khu vực. Để ngăn ngừa khả năng này, chính quyền Obama đã chống lại áp lực từ phía Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương bằng cách áp dụng các chính sách quyết liệt hơn đối với Biển Đông, và cụ thể là tăng cường quan hệ với các đồng minh và các nước ủng hộ.48 Lợi ích của Trung Quốc đối với các phạm vi ảnh hưởng có thể thấy trong quá trình chuẩn bị cho Diễn đàn ARF tại Hà Nội vào tháng 7/2010; Đại Sứ quán Trung Quốc tại Washington đã yêu cầu bộ Bộ Ngoại giao Mỹ không nêu vấn đề Biển Đông và hi vọng rằng người Mỹ sẽ đồng ý.49 Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có bài phát biểu tại diễn đàn để kêu gọi các quốc gia yêu sách thuộc ASEAN vốn đã chịu ảnh hưởng từ áp lực của Trung Quốc. Bà khẳng định lợi ích của Mỹ ở Biển Đông, qua đó thách thức vị thế của Trung Quốc đối với Biển Đông. Bà nhấn mạnh rằng các bên yêu sách cần phải theo đuổi các yêu sách lãnh thổ của mình một cách phù hợp với Công ước UNCLOS. Điều này là một sự thách thức đối với quan điểm của Trung Quốc do đường lưỡi bò được dùng để thể hiện yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng, đã không được hình thành dựa trên nguyên tắc đất tạo ra chủ quyền vùng biển, ví dụ như thềm lục địa hay sự chiếm hữu bất kỳ đảo nào, mà chỉ dựa vào lịch sử.50 Thứ hai, bà cũng ủng hộ “một tiến trình ngoại giao mang tính cộng tác giữa các bên yêu sách” trong khi Trung Quốc vẫn theo đuổi con đường đàm phán song phương với các nước yêu sách trong ASEAN, và các bên thứ ba không nên tham gia. Bà Clinton nhắc đến sự cần thiết phải có “cấu trúc thể chế” ở Châu Á Thái Bình Dương để làm cơ sở cho tiến trình ngoại giao hợp tác này, điều này cũng đi ngược lại với nỗ lực của Trung Quốc nhằm đối phó với các nước yêu sách một cách song phương.
|
The US has moved to strengthen defence ties with ASEAN states such as Indonesia which share concerns about China. The US terminated the ban on ties with the Indonesian Special Forces unit called Kopassus on 23 July 2010. This ban was introduced in 1997 and prohibited the US from having contact with foreign military units that have a history of human rights violations.51 Significantly, in September Indonesian Foreign Minister Marty Natelagawa rejected China’s view that the US should not become involved in the South China Sea dispute which was an expression of long standing Indonesian wariness of China.52 The Philippines has moved to strengthen relations with the US as a response to Chinese pressure, despite its troubled relationship with its former colonial master. Popular demands to demonstrate independence from the US have conflicted with the practical dictates of security. Since 1995 when the Chinese intruded into their claim zone the Philippine military has been working to bring the Americans back, if not in permanent bases then in terms of port visits and training exercises that would signal an American commitment to their defence. Foreign Secretary Albert del Rosario pointed to “China’s aggressive action” and travelled to Washington in June 2011 to obtain assurances of US support. While in the US he pressed the US to clarify its position over the Mutual Defence Treaty [MDT] of 1951.53 The Philippines has insisted that the MDT covered the South China Sea but the US has resisted pointing out that the Philippine claim was made after the conclusion of the treaty, and that the US was only legally committed to the defence of the Philippines as defined by the 1898 Treaty of Paris, without the claim to Kalayaan. Hillary Clinton said that the US was “troubled” by recent events there and referred to the Philippines as “our treaty ally,” which sidestepped the issue. What this meant was that the US would not commit itself to the defence of the Philippine claim but would support it in the event of a conflict. The US did, however, offer material support given that the Filipinos were looking to the US to supplement their weak naval capability. 54 Del Rosario called for a lease back system according to which it could lease new equipment from the US. 55 The Americans also agreed to extend intelligence sharing with the Philippines to strengthen its maritime awareness and surveillance abilities.56
|
Mỹ đã có những động thái nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng với các quốc gia ASEAN như Indonesia, một quốc gia cùng chung mối quan ngại về Trung Quốc với Mỹ. Mỹ đã hủy lệnh cấm quan hệ với Lực lượng Đặc biệt của Indonesia với tên gọi là Kopassus vào ngày 23/7/2010. Lệnh cấm này được ban hành vào năm 1998 và nghiêm cấm Mỹ không được có sự liên lạc với các đơn vị quân sự có tiền sử vi phạm quyền con người.51 Đáng chú ý là vào tháng 9, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natelagawa đã phản đối quan điểm của Trung Quốc rằng Mỹ không nên tham gia vào tranh chấp Biển Đông, qua đó thể hiện thái độ thận trọng bấy lâu nay của Indonesia đối với Trung Quốc.52 Philippin cũng đã tăng cường quan hệ với Mỹ để đáp lại áp lực từ Trung Quốc, bất chấp quan hệ không mấy tốt đẹp với đế chế đô hộ cũ của mình. Những đòi hỏi từ công chúng nhằm tăng cường sự độc lập với Mỹ đã xung đột với các nhu cầu thực tế về an ninh. Kể từ năm 1995 khi mà Trung Quốc xâm phạm vào khu vực yêu sách của mình, quân đội Philippin đã có những nỗ lực để đưa Mỹ quay trở lại, nếu như không phải bằng hình thức các căn cứ quân sự thường trực thì là qua các cuộc thăm cảng và tập huấn chung để ra hiệu cho sự cam kết của Mỹ đối với nền quốc phòng nước này. Ngoại trưởng Albert del Rosario đã tố cáo “hành động xâm lược của Trung Quốc” và tới thăm Washington vào tháng 6/2011 để có được sự bảo đảm về hỗ trợ từ Mỹ. Trong chuyến thăm này ông đã đề nghị Mỹ làm rõ quan điểm đối với Điều ước Quốc phòng Chung [MDT] năm 1951.53 Philippin cho rằng MDT đã bao trùm cả Biển Đông, trong khi đó Mỹ lại không muốn chỉ ra rằng yêu sách của Philippin lại phát sinh sau khi hai bên ký kết điều ước này, và rằng Mỹ chỉ có cam kết về mặt pháp lý đối với nền quốc phòng của Philippin thoe như định nghĩ tại Hiệp ước Paris năm 1898, trong đó không bao gồm yêu sách đối với Kalayaan. Bà Hillary Clinton phát biểu rằng Mỹ cảm thấy “nhức nhối” vì những sự kiện gần đây trong khu vực và gọi Philippin là “đồng minh hiệp ước của chúng tôi”, như một cách để né tránh vấn đề. Ý nghĩa của nó là Mỹ sẽ không cam kết đối với yêu sách của Philippin nhưng sẽ hỗ trợ nước này nếu có xung đột xảy ra. Tuy nhiên, Mỹ cũng đã có sự hỗ trợ về mặt vật chất trong bối cảnh mà Philippin yêu cầu sự viện trợ cho lực lượng hải quân yếu kém của mình.54 Ông Del Rosario kêu gọi thành lập một hệ thống vay mượn để theo đó Philippin có thể thuê trang thiết bị từ Mỹ.55 Mỹ cũng đã đồng ý mở rộng phạm vi chia sẻ tình báo với Philippin để tăng cường được ý thức về biển cũng như năng lực tuần tra của mình.56
|
US ties with Vietnam have improved in what is now a burgeoning security relationship. The Vietnamese regard the US as an important check upon China but proximity to their northern giant dictates caution. The American navy had been eyeing the former Soviet Naval base at Cam Ranh Bay since the 1990s as a useful berthing facility in the event of conflict over Taiwan. Various notable visits have taken place which have demonstrated that both sides have maintained interest in a closer relationship without actually moving beyond the constraints imposed by Vietnamese solicitude for Chinese sensitivities. Three US defence secretaries have visited Vietnam, William Cohen in March 2000 and Donald Rumsfeld in June 2006 and Robert Gates in 2010; President Bill Clinton made a well publicized visit to Vietnam in November 2000, which was the first ever by an American president. Two Vietnamese defence ministers visited Washington; Pham Van Tra in 2003, and Phung Quang Thanh in December 2009. Relations developed quickly over 2009-2010; The US naval supply ship USNS Richard E. Byrd was repaired in Vietnam in Van Phong which is close to Cam Ranh Bay.
|
Quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện và trở thành một mối quan hệ an ninh đầy tiềm năng. Việt Nam coi Mỹ là sự đối trọng quan trọng với Trung Quốc, nhưng khoảng cách quá gần với gã khổng lồ ở phía bắc lại khiến nước này phải thận trọng. Hải quân của Mỹ đã để mắt tới căn cứ quân sự cũ của Xô Viết ở Vịnh Cam Ranh từ những năm 1990 và coi đó như một căn cứ hữu hiệu trong trường hợp xung đột đối với Đài Loan xảy ra. Nhiều cuộc viếng thăm quan trọng đã diễn ra, qua đó thể hiện rằng cả hai bên đã duy trì sự quan tâm đối với một mối quan hệ gần gũi hơn mà không phải vượt qua những hạn chế do quan hệ Việt-Trung tạo ra. Ba vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đến thăm Việt Nam, William Cohen vào tháng 3/2000, Donald Rumsfeld vào tháng 6/2006 và Robert Gates vào tháng 11/2000; Tổng thống Bill Clinton đã có chuyến thăm đáng chú ý tới Việt Nam vào tháng 11/2000, đây cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một tổng thống Mỹ. Hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã tới thăm Washington, ông Phạm Văn Trà vào năm 2003, và ông Phùng Quang Thanh vào tháng 11/2009. Quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 2009-2010; Tàu quân vận USNS Richard E. Byrd của Mỹ đã được sữa chữa ở Vân Phong, một địa điểm gần Vịnh Cam Ranh.
|
This was regarded by the American navy as a step towards building a capacity for emergency and voyage repairs. The US continues to seek an agreement to service and re-supply its ships and access to Vietnamese ports, including Cam Ranh Bay.57 In August 2010 the American carrier the USS George Washington travelled along Vietnam’s coastline and received visits from high ranking Vietnamese military officials.58 In October 2010 US Defence Secretary Robert Gates visited Hanoi for the Inaugural ASEAN-Plus Defence Ministers’ Meeting.59 On 1 August 2011The US and Vietnam concluded what was lauded as their first military agreement since the Vietnam War; though it was limited to cooperation in health and research collaboration in military medicine it is likely to open the door to other more wider agreements.60 America’s alignment with a Vietnam which is rapidly modernizing its defence capability may prove to be a formidable combination. In 2009 Vietnam became Russia’s biggest arms purchaser; in April of that year Vietnam purchased 6 Project 636 Class Kilo class submarines and 12 SU-30MKK fighters from Russia in a deal estimated at $2.4 billion deal. Russia also concluded a deal to build Vietnam’s first nuclear plant.61 Russia had already been contracted to construct two Gepard 3.9 class frigates for the Vietnamese Navy in 2006, which were delivered in March and August 201162
|
Động thái này được hải quân Mỹ coi là một bước hướng tới xây dựng năng lực cho việc sửa chữa tàu thuyền trong trường hợp khẩn cấp và cho các chuyến du hành. Mỹ tiếp tục tìm kiếm sự thỏa thuận để bảo dưỡng và hỗ trợ tàu thuyền của mình và để tiếp cận với các cảng của Việt Nam, trong đó có Vịnh Cam Ranh.57 Vào tháng 8/2010 tàu sân bay USS George Washington của Mỹ đã đi dọc bờ biển Việt Nam và đón các cuộc viếng thăm từ các quan chức quốc phòng cấp cao của Việt Nam.58 Vào tháng 10/2010 Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã tới thăm Hà Nội để dự lễ khai mạc cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN+.59 Vào ngày 1/8/2011 Mỹ và Việt Nam đã ký kết cái được coi là hiệp định về quân sự đầu tiên giữa hai nước kể từ Chiến tranh Việt Nam đến nay; dù chỉ giới hạn ở các hợp tác về y tế và nghiên cứu y học quân sự, nhưng hiệp định này rất có thể sẽ mở cánh cửa cho các hiệp định rộng hơn.60 Quan hệ của Mỹ với Việt Nam, một nước đang hiện đại hóa nền quốc phòng một cách nhanh chóng, có thể sẽ là sự kết hợp đáng nể. Năm 2009 Việt Nam trở thành khách hàng vũ trang lớn nhất của Nga; trong tháng 4/ năm đó Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm hạng Dự án 636 Class Kilo và 12 cũng đã ký kết hợp đồng để xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam.61 Nga đã sẵn có hợp đồng để xây lắp hai chiếc tàu khu trục hạng Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam vào năm 2006, và đã giao hàng lần lượt vào tháng 3 và tháng 8 năm 2011.62
|
The risk of conflict
Positions have polarized over the South China in a way that heightens the risk of conflict. The Chinese insist that China has “indisputable sovereignty” over the area, and that the US naval presence is the cause of the problem by making ASEAN claimants more confident in asserting their claims. There is has been a noticeable rise in nationalist outbursts directed against the US and countries which stand in the way of China’s rightful claims and it is doubtful whether the leadership would be able to contain the pressure in the event of a crisis. Various scenarios may be envisaged in which conflict may arise triggered by a clash between Vietnamese naval vessels and Chinese fishery administrative vessels, or between the Philippines and China. In the past there were various standoffs between Chinese fishing vessels and ASEAN naval vessels but on the ASEAN side there was a noticeable reluctance to confront China or to challenge its claims. China’s need to assert control over the area for the various reasons mentioned clashes with the ASEAN claimants’ intention to stake out their claims and to resist Chinese pressure. Two incidents revealed the factors that would shape crisis decision making in China, both indicate the absence of an effective crisis management system in China and the susceptibility of the leadership to nationalist pressure in a disturbing way. The first was the America’s bombing of the Chinese Embassy in Belgrade in May 1999 which killed three Chinese and unleashed a tide of nationalist fervor against the political leadership for not standing up to the US. The episode demonstrated that in critical situations Chinese leaders would be swayed by popular nationalism to take a tough stand against the US and that their ability to negotiate the necessary compromises with America would be constrained. 63 The problem of crisis indecision and the manipulation of information in China was revealed on 1 April 2001 when a U.S. Navy EP-3E [Aries II] turboprop reconnaissance aircraft collided with a Chinese F-8II jet some 70 miles off China’s Hainan Island. However, the information fed to the leadership claimed that the US plane caused the collision and that a tough response was justified accordingly.
|
Nguy cơ xung đột
Các quan điểm về vấn đề Biển Đông đã phân cực đến mức độ gia tăng nguy cơ xung đột. Trung Quốc cho rằng mình có “chủ quyền không thể chối cãi” đối với khu vực này, và sự hiện diện của hải quân Mỹ chính là nguyên nhân của vấn đề vì nó đã khiến các quốc gia yêu sách trong ASEAN tự tin hơn khi khẳng định yêu sách của mình. Có thể thấy rõ sự gia tăng các tư tưởng chủ nghĩa dân tộc chống lại Mỹ và các nước cản đường yêu sách chính đáng của Trung Quốc, và ít có khả năng các nhà lãnh đạo có thể kiềm chế được áp lực trong trường hợp khủng hoảng xảy ra. Nhiều bối cảnh có thể được vạch ra, trong đó xung đột có thể phát sinh bởi sự đụng độ giữa tàu thuyền hải quân Việt Nam và tàu của chính quyền ngư nghiệp Trung Quốc, hay giữa Trung Quốc và Philippin. Trong quá khứ đã có những vụ va chạm giữa tàu đánh cá của Trung Quốc và tàu hải quân của các nước ASEAN, nhưng về phía ASEAN thì vẫn có thể thấy rõ sự chần chừ trong việc đối mặt với Trung Quốc, hay thách thức các yêu sách của nước này. Nhu cầu của Trung Quốc đối với việc khẳng định quyền kiểm soát đối với khu vực vì những lí do đã nêu ở trên mâu thuẫn với ý định của các nước ASEAN trong việc khẳng định yêu sách của mình và chống lại áp lực từ Trung Quốc. Hai vụ việc đã cho thấy những yếu tố có thể hình thành nên chính sách khủng hoảng ở Trung Quốc. Cả hai vụ việc này cho thấy sự hạn chế về hệ thống quản lý khủng hoảng hiệu quả ở Trung Quốc và sự nhạy cảm của các nhà lãnh đạo đối với áp lực của chủ nghĩa dân tộc một cách đáng lo ngại. Vụ việc đầu tiên là việc Mỹ đánh bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade vào tháng 5/1999 khiến ba người Trung Quốc thiệt mạng và làm nổi dậy chủ nghĩa dân tộc phản đối lãnh đạo vì đã không đối mặt với Mỹ. Sự kiện này cho thấy rằng trong các tình huống khủng hoảng thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dân tộc và sẽ có quan điểm cứng rắn với Mỹ, và khả năng đàm phán những thỏa hiệp cần thiết với Mỹ sẽ bị hạn chế đi nhiều.63 Vấn đề về thiếu quyết đoán trong khủng hoảng và sự chi phối thông tin ở Trung Quốc đã bộc lộ vào ngày 1/4/2001 khi máy bay trinh sát EP-3E [Aries II] của Hải quân Mỹ đụng độ với một chiếc máy bay F-8II của Trung Quốc ở khu vực cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 70 hải lý. Tuy nhiên, thông tin được đưa lên các nhà lãnh đạo của Trung Quốc lại chỉ ra rằng máy bay của Mỹ đã gây ra vụ đụng độ và theo đó cần phải cáo sự phản hồi một cách cứng rắn.
|
Aware of the dangers that any new crisis would pose for China the leadership has attempted to defuse tensions over the South China Sea. China has resiled from the aggressive posture adopted by its representatives in the previous year which resulted in closer involvement in the dispute by the US. Hu Jintao’s foreign policy coordinator Dai Bingguo has reassured ASEAN that China does not seek to eject the US from Asia and that the South China Sea would be left for future generations to resolve, called for “harmonious coexistence” with ASEAN. Dai visited Vietnam over the 5-9 September 2011 for the 5th meeting of the China -Vietnam steering committee on cooperation which the Vietnamese described as “tense.” With Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan he issued a statement that “both sides agreed to boost coordination in regional affairs and to promote China-ASEAN relations. Both sides also agreed to properly handle their dispute over the South China Sea through deep consultation to maintain friendly relations of the two counties.” 64 Wu Bangguo, chairman of the standing committee of China’s National Peoples’ Congress, met Vietnamese General Secretary Nguyen Phu Trong in Beijing and declared that China wanted to strengthen political trust with Vietnam and properly solve existing problems in bilateral relations. 65 On 12 October an agreement was concluded signed by Chinese Vice Foreign Minister Zhang Zhijun and his Vietnamese counterpart, Ho Xuan Son. The agreement stated that the two sides “actively discuss transitional and temporary measures that do not affect the stances and policies of the two sides.” The two practical measures the agreement were mentioned in Article 6 and included talks about periodic meetings between heads of government and level border negotiation delegations twice a year and a hotline between government level delegations.66 On 15 October both sides agreed to strengthen military cooperation by increasing contacts between high ranking officers and establishing a hotline between their respective defense ministries. They also agreed to joint patrols long their land border and the Gulf of Tonkin, to increase mutual visits by naval vessels and to discuss the joint development of the sea area.67 In Vietnam anti China rallies had been taking place in Hanoi and Ho Chi Minh City since June 201, eventually by October the protesters were rounded up and the demonstrations ended. How long China can remain conciliatory to Vietnam while asserting its own claims to the South China Sea is an open question.
|
Nhận thức được về các mối nguy mà một cuộc khủng hoảng mới có thể gây ra đối với Trung Quốc, lãnh đạo nước này đã có nỗ lực để giải quyết căng thẳng đối với vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đã linh hoạt hơn so với quan điểm hiếu chiến được các đại diện nước này áp dụng trong năm trước, với kết quả là việc Mỹ tham gia sâu hơn vào cuộc tranh chấp. Ủy viên Quốc vụ của chính quyền Hồ Cẩm Đào, ông Đới Bỉnh Quốc đã tái khẳng định với ASEAN rằng Trung Quốc không muốn hất cẳng Mỹ khỏi Châu Á và rằng vấn đề Biển Đông sẽ được các thế hệ tương lai giải quyết, và kêu gọi sự “chung sống hòa thuận” với ASEAN. Ông Đới Bỉnh Quốc đã tới thăm Việt Nam từ ngày 5-9/9/2011 trong dịp cuộc họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo Việt Nam – Trung Quốc về hợp tác, mà tại đó Việt Nam mô tả là “căng thẳng”. Với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ông đã đưa ra lời phát biểu rằng “cả hai bên đã nhất trí tăng cường điều phối trong các vấn đề khu vực và tăng cường quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Hai bên cũng nhất trí giải quyết đúng đắn tranh chấp của mình đối với Biển Đông qua sự tham vấn sâu để duy trì quan hệ hữu nghị giữa hai nước”.64 Wu Bangguo, chủ tịch ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc, đã gặp gỡ Tổng Bí thứ Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh và tuyên bố rằng Trung Quốc mong muốn tăng cường sự tin cậy chính trị với Việt Nam và giải quyết các vấn đề tồn tại trong quan hệ song phương hai nước.65 Vào ngày 12/10, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zhang Zhijun và người đồng nhiệm Việt Nam là ông Hồ Xuân Sơn. Thỏa thuận này nêu rằng hai bên “tích cực thảo luận về các biện pháp truyền thống và tạm thời không gây ảnh hưởng tới quan điểm và chính sách của hai bên.” Hai biện pháp thực tiễn của thỏa thuận đã được nêu tại Điều 6 và bao gồm việc thảo luận về các cuộc họp định kỳ một năm hai lần của các nguyên thủ quốc gia và các phái đoàn đàm phán biên giới và thiết lập đường giây nóng giữa các phái đoàn cấp chính phủ.66 Vào ngày 15/10 hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác quân sự bằng việc tăng cường liên lạc giữa các quan chức cấp cao và thiết lập đường dây nóng giữa bộ quốc phòng của hai biên. Hai bên cũng nhất trí tuần tra chung dọc biên giới đất liền của mình và ở Vịnh Bắc Bộ, tăng cường các cuộc viếng thăm của tàu hải quân và thảo luận sự phát triển trên khu vực biển.67 Ở Việt Nam các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2010, đến tháng 10 những người biểu tình đã bị giải tán và cuộc biểu tình đã kết thúc. Việc Trung Quốc có thể duy trì sự hòa hoãn với Việt Nam và đồng thời khẳng định yêu sách của mình ở Biển Đông trong bao lâu là một câu hỏi mở.
|
Conflict Prevention and management
Conflict prevention is about preventing conflicts before they break out and erupt into uncontrolled violence and embraces diplomatic initiatives, preventive negotiation, mediation, and judicial arbitration. Conflict management is about preventing escalation in a conflict that has already erupted, and bringing about its eventual settlement. The basis of both prevention and management of conflict is the rapid and immediate communication of intentions to prevent the other side from assuming the worst case scenario and escalating in turn. Chinese efforts to defuse tensions with Vietnam indicate that Beijing has been concerned about regional and global reactions to its pressure upon claimants and external powers in the South China Sea. The agreement with Vietnam is insufficient for this purpose and it should be extended to the multilateral level. There should be a conflict prevention agreement on two levels to deal with the risk of conflict in the South China Sea. This would differ from the code of conduct sought by ASEAN in several ways; it would not be legally binding and would be observed as self interested measure to prevent conflict escalation in which the Chinese have a stake. At one level there should be an agreement between ASEAN and China which would cover incidents at sea, oil exploration and fishery disputes and would lay down guidelines for their negotiation and resolution. It would also include procedures to resolve clashes between fishing fleets and confrontations between naval and/or coast guard vessels. At another level there has to be a similar agreement between the US, China and external powers such as India which would cover surveillance and exploration activities perceived as threatening by China. It would also maintain the principle of freedom of navigation in the South China Sea. Provisional agreements to prevent conflict would not touch upon the legal claims but they would disarm the claimants from resorting to forceful measures to enforce them. Herein is one of the reasons why China might procrastinate in its usual manner given that agreements of this nature deprive China of the means of exerting pressure on the other claimants. Nonetheless, it cannot press Vietnam or the Philippines too far over the issue without pushing them both more closely to the US and for this reason a conflict prevention agreement would be in its interests. One major difficulty with such agreements is that they remain provisional and are subject to the balance of forces as China perceives them. As China gains in power and confidence renewed pressure upon the ASEAN claimants may be anticipated if the US is perceived as weakening or losing interest in the South China Sea. If it was the prospect of closer American involvement which induced the Chinese to move to a conciliatory posture towards Vietnam then the US presence would deter further Chinese pressure against the ASEAN claimants. The involvement of the US may not be to China’s liking but it would reduce that pressure on the ASEAN claimants and create the conditions for an uneasy stability, which is the best one can hope for at present.
|
Ngăn chặn và quản lý xung đột
Ngăn chặn xung đột và việc ngăn chặn các xung đột trước khi chúng bùng nổ và trở thành cuộc bạo lực không kiểm soát và đòi hỏi và có các sáng kiến ngoại giao, các cuộc đàm phán mang tính phòng ngừa, hòa giải, và giải quyết bằng trọng tài tư pháp. Quản lý xung đột là việc ngăn ngừa sự leo thang trong cuộc xung đột đã xảy ra, và dần đưa đến việc giải quyết nó. Cơ sở của việc ngăn chặn và quản lý xung đột là sự liên lạc nhanh chóng và tức thì về ý định ngăn chặn một trong hai bên khỏi giả định về tình huống xấu nhất và làm nó leo thang. Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm giảm căng thẳng với Việt Nam cho thấy rằng Trung Quốc đã có mối lo ngại về phản ứng của khu vực và thế giới đối với áp lực của mình lên các quốc gia yêu sách và các thế lực bên ngoài ở Biển Đông. Thỏa thuận với Việt Nam là không đủ để đáp ứng mục đích này, và nó cần phải được nâng lên tầm đa phương. Cần phải có một thỏa thuận ngăn chặn xung đột ở hai cấp để đối phó với nguy cơ xung đột ở Biển Đông. Việc này khác với quy tắc ứng xử mà ASEAN đang theo đuổi; nó không mang tính ràng buộc pháp lý và sẽ được coi là một biện pháp bảo đảm lợi ích bản thân trong việc ngăn chặn xung đột khỏi leo thang mà trong đó Trung Quốc có rất nhiều lợi ích. Tại một cấp, cần phải có sự thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc để điều chỉnh các vụ việc trên biển, khai thác dầu khí và tranh chấp về đánh bắt cá và đưa ra các nguyên tắc đàm phán và giải quyết. Nó cũng cần phải bao gồm các thủ tục để giải quyết các vụ đụng độ giữa các đoàn tàu đánh cá và đụng độ giữa lực lượng hải quân và/hoặc tàu thuyền tuần tra. Ở một cấp khác, cũng cần phải có một thỏa thuận tương tự giữa Mỹ, Trung Quốc và các thế lực bên ngoài như Ấn Độ để điều chỉnh các hoạt động theo dõi và khai thác, những hoạt động mà Trung Quốc coi là gây ra mối đe dọa. Nó cũng sẽ duy trì nguyên tắc về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Các thỏa thuận tạm thời để ngăn chặn xung đột sẽ không ảnh hưởng tới các yêu sách pháp lý nhưng chúng sẽ ngăn các bên yêu sách khỏi sử dụng vũ lực để cưỡng chế yêu sách của mình. Đây là một trong những lí do khiến Trung Quốc có thể chần chừ, bởi những thỏa thuận như thế này sẽ tước đi khỏi Trung Quốc các biện pháp gây áp lực với các bên yêu sách khác. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không thể gây áp lực với Việt Nam hay Philippin một cách quá xa đối với vấn đề Biển Đông mà không đẩy hai nước này lại gần hơn với Mỹ, và vì lý do này nên thỏa thuận về ngăn chặn xung đột sẽ nằm trong lợi ích của Trung Quốc. Một khó khăn lớn đối với thỏa thuận kiểu này là chúng chủ là biện pháp tạm thời và phụ thuộc vào sự cân bằng lực lượng theo cách nhìn của Trung Quốc. Khi Trung Quốc mạnh và tự tin hơn trong khẳng định chủ quyền, thì có thể dẫn đến những áp lực mới đối với các quốc gia yêu sách thuộc ASEAN nếu như Mỹ bị coi là đã suy yếu hay không còn lợi ích ở Biển Đông. Nếu khả năng về sự tham gia sâu hơn của Mỹ là điều khiến Trung Quốc tiến gần hơn đến việc hòa giải với Việt Nam thì sự hiện diện của Mỹ sẽ làm giảm áp lực của Trung Quốc đối với các bên yêu sách khác trong ASEAN. Trung Quốc có thể không mong muốn sự tham gia của Mỹ nhưng nó sẽ làm giảm áp lực đối với các nước ASEAN và tạo ra các điều kiện cho sự ổn định, tuy không mấy dễ dàng. Đây là điều tốt nhất có thể kỳ vọng vào thời điểm này.
|
Endnotes
1 On the legality of the claims see Mark J. Valencia, Jon M. Van Dyke, Noel A. Ludwig,
Sharing the Resources of the South China Sea, pp. 39-59; R. Haller-Trost, The Spratly
Islands: A Study on the Limitations of International Law, Centre of Southeast Asian
Studies, University of Kent at Canterbury, Occasional Paper No. 14October 1990
2 See cable by Political Minister Counselor Aubrey Carlson “MFA Maintains Claims to
South China Sea; Urges US Companies not “to get Entangled,” 13 March 2008,
Wikileaks on line.
3 “Vietsovpetro finds more oil at Bach Ho field offshore Vietnam,” Energypedia.news,
29 June 2011 2http://www.energy-pedia.com/article.aspx?articleid=1460879 Jun
2011
4 “Vietnam Market for Oil and Gas Machinery and Services,” US Commercial Serice-
Vietnam. March 2011, http://export.gov/vietnam/static/BPOil%
20and%20Gas%20Machinery%20and%20Services_Latest_eg_vn_030123.pdf
5 Tran Dinh Thanh Lam, “Vietnam oil find fuels China's worries”, Energy Bulletin, 26
October 2004. http://www.energybulletin.net/node/2838
6 “Philippines to seek more oil in West Philippine Sea,” Agence France-Presse
June 29th, 2011 http://globalnation.inquirer.net/5034/philippines-to-seek-more-oilin-
west-philippine-sea
7 “China objects to RP Oil Project,” Philstar.com, 15 August 2009
http://www.philstar.com/Article.aspx?articleid=496221
8 “Philippines protests China’s Spratly claim at UN,” AFP, 13 April 2011
9 Teresa Cerojano, “Beijing counters Manila’s UN protest, says Philippines ‘started to
invade’ Spratlys in 1970s,” AFP, 19 April 2011
10 TJ Burgonio, “Navy flagship to patrol PH waters only, says Palace,” Philippine Daily
Inquirer 21 June 2011
11 “Philippines pulls markers from disputed waters.” Channelnewsasia.com 15 June
2011
12 Philippines to boost Spratly Patrols,” Channelnewsasia.com, 15 April 2011
13 Alex Watts, “Tensions rise as Vietnam accuses China of sabotage,” The Sydney
Morning Herald, 2 June 2011
14 “China reprimands Vietnam over offshore oil exploration,” Reuters, 28 May 2011
http://af.reuters.com/article/energyOilNews/idAFL3E7GS07E20110528
15 Daniel Ten Kate, “South China Sea Oil Rush Risks Clashes as US Emboldens
Vietnam on Claims,” Bloomberg, 27 May 2011
16 Indrani Bagchi, “China harasses Indian naval ship on South China Sea,” Times of
India, 2 September 2011
17 Ananth Krishnan, “South China Sea projects an infringement on Sovereignty, says
China,” The Hindu, 19 September 2011
18 “India, Vietnam sign oil exploration agreement, ignoring China’s objections,” The
Washington Post, 12 October 2011
19 “New Delhi tries to snap Beijing's string of pearls,” The Times of India, 20 October
2011
20 “Unilateral fishing ban likely to fuel tension” .editorial, South China Morning Post,
May 17, 2010
21 Vietnam fishermen yet to return, China help sought, Vietnews 15 October
2010http://www.dztimes.net/post/politics/vietnam-fishermen-yet-to-return-chinahelp-
sought.aspx
22 Will Clem, “Patrol boats to escort fishing vessels in disputed Spratlys,” South China
Morning Post, April 3, 2010
23 Seth Mydans “U.S. and Vietnam Build Ties With an Eye on China,” The New York
Times, 12 October 2010
24 “Navy arrests illegal Vietnamese fishing boats,” Antaranews.com, 12 February 2011
http://www.antaranews.com/en/news/67994/navy-arrests-illegal-vietnamese-fishingboats
25 “Ten Vietnamese fishing boats caught poaching in RI waters,” Antaranews.com, 23
April 2010 http://www.antaranews.com/en/news/1272030822/ten-vietnamesefishing-
boats-caught-poaching-in-ri-waters
26 Wang Qian, “Maritime Forces to be Beefed up Amid Disputes,“ China Daily, 17 June
2011 http://www.chinadaily.com.cn/china/2011-06/17/content_12718632.htm
27 “Taiwan plans missile boats in Spratlys,” channelnessasia.com, 12 June 2011
28 ASEAN Declaration On The South China Sea Manila, Philippines, 22 July 1992
http://www.aseansec.org/3634.htm
29 Plan of Action to Implement the Joint Declaration on ASEAN-China Strategic
Partnership for Peace and Prosperity, Association of Southeast Asian nations,
http://www.aseansec.org/16805.htm
30 Chairman’s Statement, 16
th
ASEAN Regional Forum, 23 July 2009, Phuket, Thailand, ASEAN Regional forum.
http://www.aseanregionalforum.org/PublicLibrary/ARFChairmansStatementsandReports
/tabid/66/Default.aspx
31 Chairman’s Statement, 17th ASEAN Regional Forum 23 July 2010, Ha Noi, Viet Nam, ASEAN Regional forum.
http://www.aseanregionalforum.org/PublicLibrary/ARFChairmansStatementsandRepor
ts/tabid/66/Default.aspx
32 “China, ASEAN working on South China Sea code-Ambassador,” ABS CBN News, 1
October 2010
33 “Phl, Vietnam agree on Code of Conduct in South China Sea,”Philstar.com, 8 April
2011
34 Abdul Khalik and Desy Nurhayati, “South China Sea Guidelines agreed,” Jakarta
Post, 21 July 2011
35 David Gollust, “Clinton Welcomes South China Sea Guidelines, VOAnews.com, 22
July 2011http://www.voanews.com/english/news/asia/Clinton-Welcomes-South-
China-Sea-Guidelines-126002064.html
36 “Philippines, China seek South China Sea Code of Conduct,” Reuters, 31 August
2011
http://www.reuters.com/article/2011/09/01/us-philippines-chinaidUSTRE7800KY20110901
37 Cases of bilateral joint development include the Japan- South Korea agreement of
January 1974, the Malaysia-Thailand agreement over the sea boundary of February
1979, the Timor Gap Treaty concluded by Australia and Indonesia in December 1989
as modified by the Timor Sea Treaty of May 2002 and the Malaysia-Vietnam
agreement of June 1992
38 Military Power of the People’s Republic of China, 2008, Annual Report to Congress,
Office of the Secretary of Defense, Washington D. C. 23
http://www.defense.gov/pubs/pdfs/China_Military_Report_08.pdf
39 Cui Xiaohuo and Peng Kuang, “Navy chief lists key objectives,”China Daily, 16 April
2009, also http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2009-
04/16/content_7681478.htm“China planning huge navy upgrade,”
channelnewsasia.com 16 April 2009
http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/print/422735/1/.html
40 The Paracels assume an important role providing aircover and signals intelligence in
relation to American naval movements. The Chinese have been acutely sensitive to
American surveillance of the area and confronted the USNS Impeccable when it came
too close to Sanya on 9 March 2009. Five Chinese vessels surrounded and harassed
the Impeccable about 75 miles off Hainan island; see Thom Shanker and Mark
Mazzetti, “China and U.S. Clash on Naval Fracas,” The New York Times, March 10,
2009
41 “New Attack sub docked at China’s navy base in Hainan Island,” Mainichi News, 21
October 2010
42 Five Chinese vessels blocked and surrounded the USNS Impeccable about 120
kilometers, from Hainan; Mark Mcdonald, ‘U.S. navy provoked South China Sea
incident, China says,” The New York Times, 10 March 2009
43 On China’s military capabilities see Annual Report to Congress, Military and Security
Developments Involving the People’s Republic of China 2010, Office of the Secretary
of Defense, A Report to Congress Pursuant to the National Defense Authorization Act
for Fiscal Year 2010 http://www.globalsecurity.org/military/library/report/2010/2010-
prc-military-power.pdf
44 Tested in 2005 and 2006 the ASBM comes in two versions, the DF-21 with a range
of range at 1,770 to 2,150Kms, and the DF-21A with a range of range 2,500 kms
Richard Fisher, “New Chinese Missiles Target the Greater Asian Region,” International
Assessment and Strategy Centre, 24 July 2007,
http://www.strategycenter.net/research/pubID.165/pub_detail.asp
see also Mark Stokes and Dan Blumenthal, “Why China’s Missiles Should be our
Focus,” The Washington Post, 2 January 2011,
45 See Yoichi Kato,” China’s new missile capability raises tensions,” Asahi.com 27
January 2011 http://www.asahi.com/english/TKY201101260340.html; also “’Carrier
Killer’ won’t stop US: admiral,” Taipei Times, 16 February 2011
http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/2011/02/16/2003496000
46 Annual Report to Congress, Military Power of the People’s Republic of China 2009,
Office of the Secretary of Defense, A Report to Congress Pursuant to the National
Defense Authorization Act for Fiscal Year 2000, 21
http://www.defense.gov/pubs/pdfs/China_Military_Power_Report_2009.pdf
47 Annual Report to Congress, Military and Security Developments Involving the
People’s Republic of China 2010, 29
48 Mark Landler, Sewell Chan, “Taking Harder Stance toward China, Obama Lines up
Allies,” The New York Times, 25 October 2010
49 John Pomfret, “Beijing claims 'indisputable sovereignty' over South China Sea,” The
Washington Post, July 31, 2010;
50 See Li Jinming and Li Dexia, “The Dotted Line on the Chinese Map of the South
China Sea: A Note,” Ocean Development & International Law, Volume 34, Numbers 3-
4, July-December 2003, pp. 287-295
51 Craig Whitlock, “U.S. to end ban on Indonesia's special forces, angering human
rights groups,” TheWashington Post, 23 July 2010
52 Daniel Ten Kate, Susan Li, “Indonesia Rejects China Stance that US Stay out of
Local Waters Dispute,” Bloomberg, 22 September, 2010,
http://www.bloomberg.com/news/2010-09-22/indonesia-rejects-china-stance-that-us-
stay-out-of-local-waters-dispute.html
53 Keith B. Richburg, “China warns US in Island Dispute” The Washington Post, 24
June 2011
54 Remarks With Philippines Foreign Secretary Albert del Rosario After Their Meeting,
US Department of State, June 23 2001,
http://www.state.gov/secretary/rm/2011/06/166868.htm
55 Lachlan Carmichael and Shaun Tandon, “US Says it will provide hardware to
Philippines,” Defence News 23 June 2011
http://www.defensenews.com/story.php?i=6906530&c=POL&s=TOP
56 “US to boost Philippine intelligence, DFA says,” Agence France-Presse, 25 June
2011
57 Greg Torode, US ship repair in Vietnam confirms ties Dock work a clear signal to
China, South China Morning Post, April 2, 2010
58 Margie Mason, “Former Enemies US, Vietnam Now Military Mates,” Associated Press.
8 August 2010
http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5gUMael2GN4bo5IGD5wVmRBK
2uANQD9HFAIQG0
59 The ASEAN plus defence ministers meeting included ten ASEAN ministers plus their
counterparts from the East Asian Summit [EAS] countries, as well as the US and
Russia, eighteen in total.
60 “US, Vietnam Start Military Relationship,” DefenseNews, 1 August 2011,
http://defensenews.com/story.php?i=7264252&c=AME&s=TOP
61 “Vietnam Buys Russian Kilo Class Subs, SU-30 Fighters, Nuke Plant,” Defence
Industry Daily, 31 March 2010 http://www.defenseindustrydaily.com/Vietnam-
Reportedly-Set-to-Buy-Russian-Kilo-Class-Subs-05396/
62 “Russia floats out second Gepard class frigate for Vietnam,” RIANovosti, 16 March
2010, http://en.rian.ru/mlitary_news/20100316/158215375.html
63 Paul H. B. Godwin, “Chinese Decision Making under Stress” p. 168
64 “China, Vietnam agree to boost forward-looking bilateral relations,” Xinhua, 5
September 2011
65 “China vows to properly handle problems in relations with Vietnam,” Xinhua, 10
October 2011
66 “Vietnam, China establish principles of settling disputes,” VNA 12 October 2011;
Keith Bradsher, “China and Vietnam Move to Reduce Tensions in South China Sea,”
The New York Times, 12 October 2011
67 “China and Vietnam to Strengthen military ties: report,” Reuters 15 October
2011http://www.reuters.com/article/2011/10/15/us-china-vietnamidUSTRE79E0IR20111015
| |
https://www.google.com/search?q=%22great+proclamation+on+the+Victory+over%22&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official&client=firefox-a
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, December 14, 2011
The Internationalization of the South China Sea: Conflict prevention and management QUỐC TẾ HÓA BIỂN ĐÔNG: QUẢN LÝ VÀ NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn