MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 5, 2011

The Accidental Theorist Lý thuyết gia bất đắc dĩ


The Accidental Theorist

Lý thuyết gia bất đắc dĩ

All work and no play makes William Greider a dull boy.

Chỉ làm và không chơi khiến cho William Greider thành một đứa trẻ đần độn

By Paul Krugman

Paul Krugman

Imagine an economy that produces only two things: hot dogs and buns. Consumers in this economy insist that every hot dog come with a bun, and vice versa. And labor is the only input to production.

Thử tưởng tượng một nền kinh tế sản xuất chỉ hai thứ: xúc xích và bánh mì. Người tiêu dùng trong nền kinh tế khăng khăng rằng cứ một xúc xích đi với một bánh mì, và ngược lại. Và lao động là đầu vào duy nhất của sản xuất

OK, timeout. Before we go any further, I need to ask what you think of an essay that begins this way. Does it sound silly to you? Were you about to turn the virtual page, figuring that this couldn't be about anything important?

OK, hết giờ. Trước khi chúng ta đi tiếp, tôi cần phải hỏi rằng bạn nghĩ một bài viết bắt đầu với cái cách như thế là cái thứ gì? Nó có vẻ ngu xuẩn? Bạn hầu như sẽ chuyển trang, cho rằng đây không thể là một cái gì đó quan trọng?

One of the points of this column is to illustrate a paradox: You can't do serious economics unless you are willing to be playful. Economic theory is not a collection of dictums laid down by pompous authority figures. Mainly, it is a menagerie of thought experiments--parables, if you like--that are intended to capture the logic of economic processes in a simplified way. In the end, of course, ideas must be tested against the facts. But even to know what facts are relevant, you must play with those ideas in hypothetical settings. And I use the word "play" advisedly: Innovative thinkers, in economics and other disciplines, often have a pronounced whimsical streak.

Một trong những tiêu điểm của bài báo nầy là minh hoạ một nghịch lý: Bạn không thể nghiên cứu kinh tế học một cách nghiêm chỉnh nếu bạn không muốn vui đùa. Lý thuyết kinh tế không phải là một tập hợp các tuyên bố của những nhân vật quyền lực khoác lác. Chủ yếu, nó là một tập hợp các thử nghiệm tư duy -- những mẩu chuyện, nếu bạn muốn gọi như thế --nhằm nắm bắt logic của các quá trình kinh tế theo cách thức được đơn giản hoá. Cuối cùng, dĩ nhiên là vậy, các ý tưởng sẽ được kiểm tra so với thực tế. Nhưng thậm chí để biết thực tế nào là thích hợp, bạn phải vui đùa cùng với các ý tưởng đó trên nền giả định. Và tôi dùng chữ “vui đùa” một cách thận trọng: Các nhà tư tưởng sáng tạo, trong kinh tế học và trong những ngành khác, thường có tính nết rất kỳ dị.

It so happens that I am about to use my hot-dog-and-bun example to talk about technology, jobs, and the future of capitalism. Readers who feel that big subjects can only be properly addressed in big books--which present big ideas, using big words--will find my intellectual style offensive. Such people imagine that when they write or quote such books, they are being profound. But more often than not, they're being profoundly foolish. And the best way to avoid such foolishness is to play around with a thought experiment or two.

Tôi cũng sẽ dùng ví dụ xúc xích và bánh mì của mình để nói về công nghệ, việc làm, và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Những độc giả cho rằng những đề tài lớn chỉ có thể được đề cập trong những cuốn sách lớn -- những cuốn trình bày những ý tưởng lớn lao bằng những từ đao to búa lớn --sẽ cảm thấy phong cách nghiên cứu của tôi rất khó chịu. Những người như thế tưởng tượng là khi họ viết hay trích dẫn những cuốn sách như vậy, họ rất uyên bác. Nhưng thường là không phải thế, mà là họ ngu xuẩn một cách uyên bác. Và cách tốt nhất để tránh sự ngu xuẩn đó là vui chơi với một hay hai thử nghiệm tư duy.

So let's continue. Suppose that our economy initially employs 120 million workers, which corresponds more or less to full employment. It takes two person-days to produce either a hot dog or a bun. (Hey, realism is not the point here.) Assuming that the economy produces what consumers want, it must be producing 30 million hot dogs and 30 million buns each day; 60 million workers will be employed in each sector.

Vì thế hãy tiếp tục. Giả sử rằng nền kinh tế của chúng ta khởi đầu sử dụng 120 triệu nhân công, hầu như ở mức toàn dụng việc làm. Cần hai ngày công để sản xuất một cái xúc xích hay một chiếc bánh mì. (Nầy, thực tế không phải là điểm bàn ở đây.) Giả sử rằng nền kinh tế sản xuất thứ mà người tiêu dùng muốn, mỗi ngày nó phải sản xuất 30 triệu xúc xích và 30 triệu bánh bao, mỗi lĩnh vực sử dụng 60 triệu nhân công.

Now, suppose that improved technology allows a worker to produce a hot dog in one day rather than two. And suppose that the economy makes use of this increased productivity to increase consumption to 40 million hot dogs with buns a day. This requires some reallocation of labor, with only 40 million workers now producing hot dogs, 80 million producing buns.

Bây giờ, giá sử công nghệ được cải tiến cho phép một công nhân sản xuất được một xúc xích trong chỉ một ngày thay vì hai. Và giả sử nền kinh tế lợi dụng năng suất tăng lên nầy để tăng tiêu dùng lên mức 40 triệu xúc xích với bánh mì một ngày. Điều nầy đồi hỏi phân bố lại lao động, bây giờ chỉ cần 40 triệu nhân công sản xuất xúc xích, 80 triệu sản xuất bánh mì.

Then a famous journalist arrives on the scene. He takes a look at recent history and declares that something terrible has happened: Twenty million hot-dog jobs have been destroyed. When he looks deeper into the matter, he discovers that the output of hot dogs has actually risen 33 percent, yet employment has declined 33 percent. He begins a two-year research project, touring the globe as he talks with executives, government officials, and labor leaders. The picture becomes increasingly clear to him: Supply is growing at a breakneck pace, and there just isn't enough consumer demand to go around. True, jobs are still being created in the bun sector; but soon enough the technological revolution will destroy those jobs too. Global capitalism, in short, is hurtling toward crisis. He writes up his alarming conclusions in a 473-page book; full of startling facts about the changes underway in technology and the global market; larded with phrases in Japanese, German, Chinese, and even Malay; and punctuated with occasional barbed remarks about the blinkered vision of conventional economists. The book is widely acclaimed for its erudition and sophistication, and its author becomes a lion of the talk-show circuit.

Rồi thì một nhà báo nổi tiếng xuất hiện. Anh ta nhìn vào diễn biến vừa xảy ra và tuyên bố rằng một điều kinh khủng đã xảy ra: Hai mươi triệu việc làm xúc xích đã bị huỷ hoại. Khi nhìn sâu hơn vào vấn đề, anh ta phát hiện rằng sản lượng xúc xích thực tế đã tăng lên 33 phần trăm, nhưng việc làm đã giảm 33 phần trăm. Anh ta bắt đầu một công trình nghiên cứu kéo dài hai năm, đi quanh thế giới trao đổi với những tổng giám đốc, quan chức chính quyền và lãnh đạo nghiệp đoàn. Bức tranh trở nên rõ ràng hơn với anh ta: Cung đang tăng với tốc độ chóng mặt, và không có đủ nhu cầu tiêu dùng. Đúng vậy, việc làm vẫn được tạo ra ở khu vực sản xuất bánh mì, nhưng rồi cách mạng công nghệ sẽ sớm huỷ hoại việc làm ở đó thôi. Nói ngắn gọn, chủ nghĩa tư bản toàn cầu đang lao mạnh vào khủng hoảng. Ông ta viết ra các kết luận cảnh báo của mình trong một cuốn sách dày 473 trang; đầy những sự kiện giật mình về các thay đổi đang diễn ra trong công nghệ và trên thị trường toàn cầu; xen đầy những thuật ngữ tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Hoa, và thậm chí tiếng Mã-lai; và được nhấn mạnh với những nhận xét sắc sảo đặc biệt về tầm nhìn phiến diện của các nhà kinh tế truyền thống. Cuốn sách được đón nhận rộng rãi vì sự uyên bác và sắc sảo của nó, và tác giả của nó nhanh chóng trở thành con sư tử của buổi xiếc diễn thuyết.

Meanwhile, economists are a bit bemused, because they can't quite understand his point. Yes, technological change has led to a shift in the industrial structure of employment. But there has been no net job loss; and there is no reason to expect such a loss in the future. After all, suppose that productivity were to double in buns as well as hot dogs. Why couldn't the economy simply take advantage of that higher productivity to raise consumption to 60 million hot dogs with buns, employing 60 million workers in each sector?

Trong khi đó, những nhà kinh tế sửng sốt một chút, vì họ thực sự không thể hiểu được ông ta muốn nói gì. Vâng, những thay đổi công nghệ đã đưa đến sự chuyển dịch trong cấu trúc ngành của việc làm. Nhưng không có sự tổn thất thuần về việc làm (net job loss); và không có lý do gì để nghĩ đến một sự tổn thất như vậy trong tương lai. Rốt cuộc, giả sử năng suất tăng gấp đôi trong sản xuất bánh mì cũng như xúc xích. Tại sao nền kinh tế không lợi dụng năng suất cao hơn đó để tăng tiêu dùng lên 60 triệu xúc xích với bánh mì, sử dụng 60 triệu nhân công trong mỗi lĩnh vực?

Or, to put it a different way: Productivity growth in one sector can very easily reduce employment in that sector. But to suppose that productivity growth reduces employment in the economy as a whole is a very different matter. In our hypothetical economy it is--or should be--obvious that reducing the number of workers it takes to make a hot dog reduces the number of jobs in the hot-dog sector but creates an equal number in the bun sector, and vice versa. Of course, you would never learn that from talking to hot-dog producers, no matter how many countries you visit; you might not even learn it from talking to bun manufacturers. It is an insight that you can gain only by playing with hypothetical economies--by engaging in thought experiments.

Hay, đặt nó theo một cách khác: Sự tăng năng suất trong một lĩnh vực có thể rất dễ dàng làm giảm việc làm trong lĩnh vực đó. Nhưng việc giả định tăng năng suất làm giảm việc làm trong nền kinh tế như một tổng thể lại là một việc hoàn toàn khác. Trong nền kinh tế giả định của chúng ta - hiển nhiên rằng - và đúng phải như vậy - việc giảm số lượng nhân công sản xuất xúc xích làm giảm số lượng việc làm trong ngành xúc xích nhưng làm tăng một số việc làm đúng bằng như vậy trong ngành bánh mì, và ngược lại. Dĩ nhiên, bạn sẽ chảng bao giờ biết được điều đó từ những người sản xuất xúc xích, cho dù bạn đi đến bao nhiêu quốc gia; bạn cũng không biết được điều đó từ các nhà sản xuất bánh mì. Chính đó là kiến thức bạn chỉ có thể thu được bằng cách chơi đùa với những nền kinh tế giả định -- bằng việc tham gia vào những thử nghiệm tư duy.

At this point, I imagine that readers have three objections.

First, isn't my thought experiment too simple to tell us anything about the real world?

No, not at all. For one thing, if for "hot dogs" you substitute "manufactures" and for "buns" you substitute "services," my story actually looks quite a lot like the history of the U.S. economy over the past generation. Between 1970 and the present, the economy's output of manufactures roughly doubled; but, because of increases in productivity, employment actually declined slightly. The production of services also roughly doubled--but there was little productivity improvement, and employment grew by 90 percent. Overall, the U.S. economy added more than 45 million jobs. So in the real economy, as in the parable, productivity growth in one sector seems to have led to job gains in the other.

Tới lúc này, tôi hình dung độc giả có ba điều phản đối.

Thứ nhất, phải chăng thử nghiệm tư duy của tôi quá giản đơn để cho chúng ta biết được mọi thứ về thế giới thực?

Không, không hề một chút nào. Vì một điều, nếu bạn thay cho "xúc xích" bằng "sản xuất" và "bánh mì" bằng "dịch vụ," câu chuyện của tôi thực rất giống với lịch sử của nền kinh tế Mỹ trong thế hệ vừa qua. Từ năm 1970 đến nay, sản lượng sản xuất của nền kinh tế tăng xấp xỉ gấp đôi; do năng suất tăng, số việc làm đã thực tế giảm nhẹ. Việc sản xuất dịch vụ cũng xấp xỉ tăng gấp đôi -- nhưng có rất ít sự cải tiến năng suất, và việc làm tăng 90 phần trăm. Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ đã tăng thêm 45 triệu việc làm. Như thế trong thế giới thực, cũng như trong câu chuyện kể, sự tăng năng suất trong một ngành dường như dẫn đến tăng thêm việc làm trong một ngành khác.

But there is a deeper point: A simple story is not the same as a simplistic one. Even our little parable reveals possibilities that no amount of investigative reporting could uncover. It suggests, in particular, that what might seem to a naive commentator like a natural conclusion--if productivity growth in the steel industry reduces the number of jobs for steelworkers, then productivity growth in the economy as a whole reduces employment in the economy as a whole--may well involve a crucial fallacy of composition.

Nhưng có một điểm sâu hơn: Một câu chuyện giản đơn không giống như câu chuyện đơn giản. Cho dù câu chuyện nhỏ của chúng ta phát hiện những khả năng mà không một cuộc điều tra nào có thể khám phá ra. Cụ thể, nó cho rằng cái có vẻ như là một kết luận hiển nhiên đối với một nhà bình luận ngây thơ -- nếu tăng năng suất trong ngành thép làm giảm số lượng việc làm của công nhân thép thì sự tăng năng suất trong nền kinh tế như là một tổng thể sẽ làm giảm số việc làm trong nền kinh tế như một tổng thể -- rất có thể là một sai lầm suy diễn nghiêm trọng.

But wait--what entitles me to assume that consumer demand will rise enough to absorb all the additional production? One good answer is: Why not? If production were to double, and all that production were to be sold, then total income would double too; so why wouldn't consumption double? That is, why should there be a shortfall in consumption merely because the economy produces more?

Nhưng hượm đã nào- cái gì cho phép tôi giả định rằng nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tăng đủ để hấp thụ tất cả sản lượng tăng thêm? Một câu trả lời hay là: Tại sao không? Nếu sản xuất tăng gấp đôi, và tất cả sản lượng được bán hết, khi đó tổng thu nhập cũng sẽ gấp đôi; vì thế tại sao tiêu dùng không thể gấp đôi? Điều đó có nghĩa là, tại sao lại có sự thiếu hụt trong tiêu dùng chỉ vì nền kinh tế sản xuất nhiều hơn?

Here again, however, there is a deeper answer. It is possible for economies to suffer from an overall inadequacy of demand--recessions do happen. However, such slumps are essentially monetary--they come about because people try in the aggregate to hold more cash than there actually is in circulation. (That insight is the essence of Keynesian economics.) And they can usually be cured by issuing more money--full stop, end of story. An overall excess of production capacity (compared to what?) has nothing at all to do with it.

Dẫu sao, lại có một câu trả lời sâu hơn ở đây. Có khả năng nền kinh tế chịu đựng một sự thiếu hụt chung về cầu -- có những cuộc suy thoái. Tuy nhiên, sự suy giảm đó bản chất là về tiền tệ -- chúng xảy ra vì toàn bộ mọi người cố gắng giữ nhiều tiền mặt hơn số có thực sự trong lưu thông. (Kiến thức này là bản chất của kinh tế học Keynes.) Và chúng luôn có thể được chữa trị bằng cách phát hành thêm tiền -- chấm, hết chuyện. Một sự vượt mức công suất sản xuất chung (so với cái gì?) không dính líu mảy may gì với nó.

Perhaps the biggest objection to my hot-dog parable is that final bit about the famous journalist. Surely, no respected figure would write a whole book on the world economy based on such a transparent fallacy. And even if he did, nobody would take him seriously.

Có lẽ phản đối lớn nhất đối với câu chuyện xúc xích của tôi là chút ít cuối cùng về nhà báo nổi tiếng. Chắc chắn là không một nhân vật đáng kính nào lại viết nguyên một cuốn sách về kinh tế thế giới dựa trên những sai lầm rõ ràng đến vậy. Và cho dù có viết cũng chẳng ai quan tâm.

But while the hot-dog-and-bun economy is hypothetical, the journalist is not. Rolling Stone reporter William B. Greider has just published a widely heralded new book titled One World, Ready or Not: The Manic Logic of Global Capitalism. And his book is exactly as I have described it: a massive, panoramic description of the world economy, which piles fact upon fact (some of the crucial facts turn out to be wrong, but that is another issue) in apparent demonstration of the thesis that global supply is outrunning global demand. Alas, all the facts are irrelevant to that thesis; for they amount to no more than the demonstration that there are many industries in which growing productivity and the entry of new producers has led to a loss of traditional jobs--that is, that hot-dog production is up, but hot-dog employment is down. Nobody, it seems, warned Greider that he needed to worry about fallacies of composition, that the logic of the economy as a whole is not the same as the logic of a single market.

Nhưng trong khi nền kinh tế xúc xích-và-bánh mì là giả định, nhà báo thì không. Phóng viên của tờ Rolling Stone William B. Greider vừa mới xuất bản một cuốn sách được giới thiệu rộng rãi nhan đề One World, Ready or Not: The Manic Logic of Global Capitalism. Và cuốn sách của anh ta chính xác là cái mà tôi vừa mô tả: một sự trình bày toàn cảnh, đồ sộ nền kinh tế thế giới, hàng núi sự kiện chồng trên sự kiện (một số sự kiện quan trọng hoá ra là sai, nhưng đó là chuyện khác) để chứng minh quả quyết luận đề cung toàn cầu đang vượt cầu toàn cầu. Trời ơi, tất cả dữ kiện không tương ứng với đề tài; vì rốt cuộc chẳng là gì khác ngoài việc chứng minh rằng có nhiều ngành có năng suất tăng lên và sự xâm nhập của những nhà sản xuất mới dẫn đến sự tổn thất các việc làm truyền thống -- có nghĩa là, sản xuất xúc xích tăng, nhưng số việc làm xúc xích giảm. Dường như không một ai cảnh báo Greider anh ta cần lưu ý đến sai lầm suy diễn là logic của nền kinh tế như một tổng thể không giống với logic của một thị trường riêng lẻ.

I think I know what Greider would answer: that while I am talking mere theory, his argument is based on the evidence. The fact, however, is that the U.S. economy has added 45 million jobs over the past 25 years--far more jobs have been added in the service sector than have been lost in manufacturing. Greider's view, if I understand it, is that this is just a reprieve--that any day now, the whole economy will start looking like the steel industry. But this is a purely theoretical prediction. And Greider's theorizing is all the more speculative and simplistic because he is an accidental theorist, a theorist despite himself--because he and his unwary readers imagine that his conclusions simply emerge from the facts, unaware that they are driven by implicit assumptions that could not survive the light of day.

Tôi nghĩ tôi biết điều mà Greider sẽ trả lời là: trong lúc tôi chỉ nói về lý thuyết, còn lập luận của anh ta lại dựa trên thực tế. Tuy vậy, sự thực là nền kinh tế Mỹ đã tăng thêm 45 triệu việc làm nữa trong vòng 25 năm qua -- quá nhiều việc làm đã được tăng thêm trong lĩnh vực dịch vụ vượt hẳn số việc làm mất đi trong lĩnh vực sản xuất. Quan điểm của Greider, nếu tôi có thể hiểu được, cho rằng đây chỉ là sự giảm nhẹ -- rằng bây giờ bất cứ ngày nào, toàn bộ nền kinh tế sẽ bắt đầu giống như ngành thép. Nhưng thuần tuý chỉ là tiên đoán lý thuyết. Và sự lý thuyết hoá của Greider hoàn toàn là tự biện và giản đơn vì anh ta là một nhà lý thuyết bất đắc dĩ, một nhà lý thuyết bất chấp chính mình -- bởi vì anh ta và những độc giả khinh suất của mình tưởng tượng rằng các kết luận của anh ta đơn giản nảy sinh từ dữ kiện, không biết được rằng chúng được dẫn dắt bởi những giả định ngầm không thể tồn tại dưới ánh sáng ban ngày.

Needless to say, I have little hope that the general public, or even most intellectuals, will realize what a thoroughly silly book Greider has written. After all, it looks anything but silly--it seems knowledgeable and encyclopedic, and is written in a tone of high seriousness. It strains credibility to assert the truth, which is that the main lesson one really learns from those 473 pages is how easy it is for an intelligent, earnest man to trip over his own intellectual shoelaces.

Không cần phải nói rằng tôi rất ít hy vọng công chúng, và thậm chí một số trí thức, sẽ nhận biết Greider đã viết một cuốn sách cực kỳ ngu xuẩn đến thế nào. Rốt cuộc, nó chẳng là cái gì ngoài sự ngu xuẩn -- nó trông có vẻ hiểu biết và uyên bác, và được viết với giọng văn cực kỳ nghiêm chỉnh. Nó dùng sự khả tín để khẳng định chân lý, bài học chính người ta có thể học được từ473 trang sách đó là thật quá dễ để một người thông minh, nhiệt tình đạp phải dây giày tri thức của chính mình.

Why did it happen? Part of the answer is that Greider systematically cut himself off from the kind of advice and criticism that could have saved him from himself. His acknowledgements conspicuously do not include any competent economists--not a surprising thing, one supposes, for a man who describes economics as "not really a science so much as a value-laden form of prophecy." But I also suspect that Greider is the victim of his own earnestness. He clearly takes his subject (and himself) too seriously to play intellectual games. To test-drive an idea with seemingly trivial thought experiments, with hypothetical stories about simplified economies producing hot dogs and buns, would be beneath his dignity. And it is precisely because he is so serious that his ideas are so foolish.

Tại sao nó lại xảy ra? Một phần của câu trả lời là Greider đã tách mình một cách hệ thống khỏi sự phê phán và khuyên bảo vốn có thể cứu ông ta khỏi chính mình. Sự thừa nhận rõ ràng của ông ta không bao gồm bất cứ một nhà kinh tế hiểu biết nào --không phải là một điều ngạc nhiên, một người cho rằng, đối với một người mô tả kinh tế học là "không thực sự là một khoa học tới mức như một dạng tiên tri mang đầy giá trị." Nhưng tôi cũng nghi ngờ rằng Greider là nạn nhân của sự nghiêm túc của chính mình. Ông ta rõ ràng đã lấy đề tài của mình (và cả bản thân) một cách quá nghiêm túc để chơi trò chơi trí tuệ. Để kiểm tra một ý tưởng bằng những thử nghiệm tư duy có vẻ bình thường, bằng những câu chuyện giả định về nền kinh tế giản lược sản xuất xúc xích và bánh mì, có lẽ không xứng với phẩm cách của ông ta. Và chính xác bởi vì ông ta nghiêm túc tới mức ý tưởng của ông ta ngu xuẩn đến vậy.

Translated by nguyen dinh huynh

http://www.slate.com/articles/business/the_dismal_science/1997/01/the_accidental_theorist.single.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn