The Water Hegemon | Trung Quốc: Bá quyền về sông nước
|
By Brahma Chellaney
| Brahma Chellaney
2011-10-14
|
NEW DELHI – International discussion about China’s rise has focused on its increasing trade muscle, growing maritime ambitions, and expanding capacity to project military power. One critical issue, however, usually escapes attention: China’s rise as a hydro-hegemon with no modern historical parallel.
| NEW DELHI – Cuộc thảo luận của cộng đồng quốc tế về sự trỗi dậy của Trung Quốc đã và đang tập trung vào tiềm năng thương mại đang gia tăng, tham vọng trên biển ngày một lớn và khả năng củng cố sức mạnh quân sự của nước này. Nhưng một vấn đề then chốt thường bị bỏ qua: sự vươn lên của Trung Quốc, một bá quyền trên sông nước, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hiện đại.
|
No other country has ever managed to assume such unchallenged riparian preeminence on a continent by controlling the headwaters of multiple international rivers and manipulating their cross-border flows. China, the world’s biggest dam builder – with slightly more than half of the approximately 50,000 large dams on the planet – is rapidly accumulating leverage against its neighbors by undertaking massive hydro-engineering projects on transnational rivers.
| Chưa từng có nước nào tìm cách nắm thế thượng phong trên những vùng đất ven sông trên cả một lục địa mà không ai có thể thách thức, bằng cách kiểm soát thượng nguồn của những dòng sông chảy qua nhiều quốc gia và điều chỉnh dòng chảy xuyên biên giới của chúng. Trung Quốc là quốc gia xây nhiều đập nhất thế giới – gần một nửa của tổng số 50.000 con đập lớn trên hành tinh – họ đang nhanh chóng tích lũy được ảnh hưởng đối với các quốc gia láng giềng bằng cách xây nhiều đập thủy điện trên những dòng sông chảy qua nhiều nước.
|
Asia’s water map fundamentally changed after the 1949 Communist victory in China. Most of Asia’s important international rivers originate in territories that were forcibly annexed to the People’s Republic of China. The Tibetan Plateau, for example, is the world’s largest freshwater repository and the source of Asia’s greatest rivers, including those that are the lifeblood for mainland China and South and Southeast Asia. Other such Chinese territories contain the headwaters of rivers like the Irtysh, Illy, and Amur, which flow to Russia and Central Asia.
| Sau chiến thắng của cộng sản Trung Quốc vào năm 1949, bản đồ thủy văn châu Á đã có những thay đổi cơ bản. Phần lớn những dòng sông chính của châu Á đều bắt nguồn từ những vùng lãnh thổ bị sáp nhập một cách cưỡng bức vào nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Thí dụ, cao nguyên Tây Tạng, khu vực chứa nước ngọt lớn nhất thế giới và là cội nguồn của những dòng sông lớn nhất châu Á, trong đó có những con sông huyết mạch của Trung Hoa lục địa và những nước Đông Nam Á. Những khu vực khác của Trung Quốc cũng là cội nguồn của các dòng sông như Irtysh, Illy và Amur, chảy qua Nga và các nước Trung Á.
|
This makes China the source of cross-border water flows to the largest number of countries in the world. Yet China rejects the very notion of water sharing or institutionalized cooperation with downriver countries.
| Điều đó làm cho Trung Quốc trở thành nguồn của những con sông chảy qua nhiều nước nhất trên thế giới. Nhưng Trung Quốc lại bác bỏ chính khái niệm chia sẻ nguồn nước hay là hợp tác với các nước ở hạ lưu.
|
Whereas riparian neighbors in Southeast and South Asia are bound by water pacts that they have negotiated between themselves, China does not have a single water treaty with any co-riparian country. Indeed, having its cake and eating it, China is a dialogue partner but not a member of the Mekong River Commission, underscoring its intent not to abide by the Mekong basin community’s rules or take on any legal obligations.
| Trong khi các nước láng giềng nằm trên bờ những dòng sông ở Đông Nam và Nam Á đã ký những thỏa nhuận về hợp tác thì Trung Quốc lại chưa có bất kỳ thỏa ước về chia sẻ nguồn nước với bất kỳ nước nào. Trung Quốc được hưởng lợi và là bên đối thoại chứ không phải thành viên Ủy ban hợp tác sông Mekong, có ý khẳng định là họ không tuân thủ quy tắc của cộng đồng các quốc gia lưu vực sông Mekong hoặc nhận bất cứ trách nhiệm pháp lý nào.
|
Worse, while promoting multilateralism on the world stage, China has given the cold shoulder to multilateral cooperation among river-basin states. The lower-Mekong countries, for example, view China’s strategy as an attempt to “divide and conquer.”
| Tồi tệ hơn nữa là trong khi khuyến khích chủ nghĩa đa phương trên trường quốc tế thì Trung Quốc lại nhún vai trước sự hợp tác đa phương giữa các nước lưu vực dòng sông này. Các nước hạ lưu sông Mekong coi chiến lược của Trung Quốc là “chia để trị”.
|
Although China publicly favors bilateral initiatives over multilateral institutions in addressing water issues, it has not shown any real enthusiasm for meaningful bilateral action. As a result, water has increasingly become a new political divide in the country’s relations with neighbors like India, Russia, Kazakhstan, and Nepal.
| Mặc dù Trung Quốc tỏ thái độ công khai ưu ái sáng kiến song phương so với đa phương trong việc giải quyết các vấn đề về nước, nhưng họ lại không thể hiện bất kỳ sự nhiệt tình nào đối với những hành động song phương. Kết quả là nước càng ngày càng trở thành nguồn gốc chia rẽ chính trị mới trong quan hệ với các nước như Ấn Độ, Nga, Kazakhstan và Nepal.
|
China deflects attention from its refusal to share water, or to enter into institutionalized cooperation to manage common rivers sustainably, by flaunting the accords that it has signed on sharing flow statistics with riparian neighbors. These are not agreements to cooperate on shared resources, but rather commercial accords to sell hydrological data that other upstream countries provide free to downriver states.
| Trung Quốc tìm cách lái sự chú ý của dư luận khỏi việc họ từ chối chia sẻ nguồn nước hoặc tham gia hợp tác nhằm quản lý các dòng sông một cách bền vững bằng cách khoe những thỏa thuận mà họ đã ký với các nước khác về việc chia sẻ số liệu thống kê về lưu lượng với các nước láng giềng. Đây không phải là những thỏa thuận về hợp tác mà là thỏa thuận thương mại về việc cung cấp số liệu mà các nước thượng lưu khác thường cung cấp miễn phí cho các nước ở hạ lưu.
|
In fact, by shifting its frenzied dam building from internal rivers to international rivers, China is now locked in water disputes with almost all co-riparian states. Those disputes are bound to worsen, given China’s new focus on erecting mega-dams, best symbolized by its latest addition on the Mekong – the 4,200-megawatt Xiaowan Dam, which dwarfs Paris’s Eiffel Tower in height – and a 38,000-megawatt dam planned on the Brahmaputra at Metog, close to the disputed border with India. The Metog Dam will be twice as large as the 18,300-megawatt Three Gorges Dam, currently the world’s largest, construction of which uprooted at least 1.7 million Chinese.
| Trên thực tế, bằng cách đẩy việc xây dựng với tốc độ điên khùng các con đập trên những dòng sông nội địa sang xây dựng đập trên những dòng sông chảy qua nhiều nước, Trung Quốc hiện đang vướng mắc vào những cuộc tranh cãi về nguồn nước với hầu như tất cả các nước có chung dòng sông với họ. Những cuộc tranh cãi này chắc chắn sẽ ngày càng xấu thêm vì Trung Quốc đang tập trung xây dựng những siêu đập, với biểu tượng là một con đập nữa trên sông Mekong – đập Xiaowan với công suất 4.200 megawatt, cao hơn cả tháp Eiffel ở Paris và đang lập kế hoạch xây con đập với công suất lên đến 38.000 megawatt ở Metog, trên sông Brahmaputra, gần biên giới đang tranh chấp với Ấn Độ. Đập Metog sẽ lớn gấp hai lần đập Tam Hiệp, với công suất 18.300 megawatt, hiện là đập lớn nhất thế giới. 1,7 triệu người Trung Quốc đã phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để lấy đất cho việc xây dựng con đập này.
|
In addition, China has identified another mega-dam site on the Brahmaputra at Daduqia, which, like Metog, is to harness the force of a nearly 3,000-meter drop in the river’s height as it takes a sharp southerly turn from the Himalayan range into India, forming the world’s longest and steepest canyon. The Brahmaputra Canyon – twice as deep as the Grand Canyon in the United States – holds Asia’s greatest untapped water reserves.
| Ngoài ra, Trung Quốc đã xác định vị trí một siêu đập ở Daduqia trên sông Brahmaputra, tương tự như đập ở Metog, với độ cao thác nước là 3.000 mét tại chỗ con sông này chảy từ dãy Himalaya vào Ấn Độ. Đây sẽ là con đập dài nhất và nằm ở hẻm núi dốc nhất thế giới. Dốc núi Brahmaputra – sâu gấp hai lần dốc núi Grand ở Mỹ – là bể chứa nước chưa khai thác lớn nhất ở châu Á.
|
The countries likely to bear the brunt of such massive diversion of waters are those located farthest downstream on rivers like the Brahmaputra and Mekong – Bangladesh, whose very future is threatened by climate and environmental change, and Vietnam, a rice bowl of Asia. China’s water appropriations from the Illy River threaten to turn Kazakhstan’s Lake Balkhash into another Aral Sea, which has shrunk to less than half its original size.
| Những nước phải chịu tác động mạnh nhất của sự đổi hướng dòng chảy lại là những nước nằm ở hạ lưu những con sông như Brahmaputra và Mekong – đấy là Bangladesh, tương lai của nước này đang bị đe dọa bởi sự thay đổi thời tiết và môi trường, và Việt Nam, vựa lúa của châu Á. Việc Trung Quốc chiếm đoạt nguồn nước sông Illy có thể biến hồ Balkhash của Kazakhstan thành biển Aral thứ hai. Biển này đã co lại chỉ còn chưa được một nửa kích thước ban đầu.
|
In addition, China has planned the “Great Western Route,” the proposed third leg of the Great South-North Water Diversion Project – the most ambitious inter-river and inter-basin transfer program ever conceived – whose first two legs, involving internal rivers in China’s ethnic Han heartland, are scheduled to be completed within three years. The Great Western Route, centered on the Tibetan Plateau, is designed to divert waters, including from international rivers, to the Yellow River, the main river of water-stressed northern China, which also originates in Tibet.
| Ngoài ra, Trung Quốc còn lập kế hoạch xây dựng “Đường dẫn nước vĩ đại phía Tây”, tức là chân thứ ba của “Dự án Phân dòng Bắc-Nam Vĩ đại” – một chương trình chuyển nước giữa các dòng sông và các hồ chứa chưa từng có từ trước tới nay – trong đó hai chân đầu là để nối các dòng sông trong khu vực Hoa hạ, theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong vòng ba năm. Đường dẫn nước vĩ đại phía Tây, tập trung vào cao nguyên Tây Tạng, nhằm làm chệch hướng dòng chảy, kể cả dòng chảy của những con sông đi qua các nước khác, sang sông Hoàng Hà, dòng sông chính cung cấp nước cho miền Bắc Trung Quốc. Con sông này cũng xuất phát từ Tây Tạng.
|
With its industry now dominating the global hydropower-equipment market, China has also emerged as the largest dam builder overseas. From Pakistani-held Kashmir to Burma’s troubled Kachin and Shan states, China has widened its dam building to disputed or insurgency-torn areas, despite local backlashes.
| Với nền công nghiệp đang giữ thế thượng phong trong thị trường thiết bị thủy điện; trong lĩnh vực xây dựng đập nước ở hải ngoại, Trung Quốc cũng là nhà thầu xây dựng lớn nhất thế giới. Từ khu vực Kashmir do Pakistan nắm giữ cho đến lãnh thổ đầy xáo trộn của người Kachin và người Shan ở Myanmar, Trung Quốc đang mở rộng dần việc xây dựng đập nước đến những vùng lãnh thổ đang tranh chấp và những khu vực bạo loạn, mặc cho sự phản đối của dân chúng địa phương.
|
For example, units of the People’s Liberation Army are engaged in dam and other strategic projects in the restive, Shia-majority region of Gilgit-Baltistan in Pakistan-held Kashmir. And China’s dam building inside Burma to generate power for export to Chinese provinces has contributed to renewed bloody fighting recently, ending a 17-year ceasefire between the Kachin Independence Army and the government.
| Thí dụ các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đang tham gia vào việc xây đập nước và những dự án chiến lược khác trong khu vực bất ổn Gilgit-Baltistan có đa số người Shia sinh sống trong vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát. Và con đập do Trung Quốc xây dựng ở Myanmar tạo ra nguồn năng lượng để xuất khẩu vào các tỉnh của Trung Quốc đã góp phần gây ra cuộc chiến đẫm máu trong thời gian gần đây, chấm dứt giai đoạn ngừng bắn giữa Quân đội độc lập Kashin và Chính phủ Myanmar kéo dài đã 17 năm.
|
As with its territorial and maritime disputes with India, Vietnam, Japan, and others, China is seeking to disrupt the status quo on international-river flows. Persuading it to halt further unilateral appropriation of shared waters has thus become pivotal to Asian peace and stability. Otherwise, China is likely to emerge as the master of Asia’s water taps, thereby acquiring tremendous leverage over its neighbors’ behavior.
| Trung Quốc đang tìm cách phá vỡ hiện trạng trên những dòng sông chảy qua nhiều nước bằng những cuộc tranh chấp về lãnh thổ và hàng hải với Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, và những quốc gia khác. Như vậy là, thuyết phục họ chấm dứt sự chiếm đoạt đơn phương nguồn nước mà các nước cùng chỉa sẻ đã trở thành vấn đề mấu chốt cho hòa bình và ổn định ở châu Á. Nếu không, Trung Hoa có thể sẽ nổi lên như là người kiểm soát nguồn nước của châu Á và bằng cách đó, tạo ra ảnh hưởng rất lớn đối với các nước láng giềng.
|
Brahma Chellaney, Professor of Strategic Studies at the Center for Policy Research, is the author of Water: Asia’s New Battleground.
| Brahma Chellaney, là Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách, tác giả cuốn: Nước – Chiến trường mới của châu Á.
|
| Translated by Phạm Nguyên Trường |
|
|
|
|
http://www.project-syndicate.org/commentary/chellaney20/English |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, October 16, 2011
The Water Hegemon Trung Quốc: Hải Bá
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn