MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, October 16, 2011

Clinton’s Sweet & Sour China Soup Món súp Tàu chua & ngọt của bà Clinton



Clinton’s Sweet & Sour China Soup

Món súp Tàu chua & ngọt của bà Clinton

By Minxin Pei

October 12, 2011

Minxin Pei

12-10-2011

Hillary Clinton’s new essay on the US role in Asia makes clear the United States is there to stay. There’s little China can do about it.

Bài viết mới đây của bà Hillary Clinton về vai trò của Mỹ ở châu Á, đã khẳng định rõ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ở lại đó và Trung Quốc không thể làm gì được về điều này.

US Secretary of State Hillary Clinton spelled out Washington’s policy toward Asia in an essay in Foreign Policy released earlier today. Although the elaboration of this policy seems belated with the Obama administration approaching the end of its third year in office, Clinton spared no pains in describing and clarifying the various components of the United States’ Asia policy.

Trong một bài viết đăng trên báo Foreign Policy sáng sớm ngày 12 tháng 10, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, đã giải thích rõ chính sách của Washington đối với châu Á. Mặc dù việc cụ thể hóa chính sách này có vẻ muộn màng, khi chính phủ Obama ở gần cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, bà Clinton đã làm hết sức mình trong việc mô tả và làm rõ các phần khác nhau về chính sách châu Á của Hoa Kỳ.

Among the most avid readers of Clinton’s essay will be senior foreign policy makers in Beijing. The official response to the Clinton statement will most likely be muted. On the surface, at least, she didn’t announce new initiatives or policy changes. The apparent reason for Clinton issuing this document now is to reassure regional allies of the continuing US commitment to the region in spite of its domestic difficulties and rising isolationist sentiments, and to send a strong signal to China that Washington will maintain its current policy of deepening engagement with Beijing. It’s anybody’s guess whether she chose to time her statement on Asia with the imminent arrival of Chinese Vice President Xi Jinping (who will become China’s top leader in 2012) in Washington for his important official visit in November.

Các nhà hoạch định chính sách ngoại giao cấp cao tại Bắc Kinh là những người mong muốn được đọc bài này của bà Clinton nhiều nhất. Có nhiều khả năng [Bắc Kinh] sẽ không có phản ứng chính thức nào về tuyên bố của bà Clinton. Ít nhất về mặt hình thức, bà đã không công bố những sáng kiến ​​mới hoặc những thay đổi về chính sách. Lý do để bà Clinton công bố văn kiện vào lúc này, rõ ràng là để trấn an các nước đồng minh trong khu vực về việc Mỹ tiếp tục cam kết đối với khu vực này, bất chấp những khó khăn trong nước và sự gia tăng tình cảm theo chủ nghĩa biệt lập (*) ở Mỹ, và cũng để để gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc, rằng Washington sẽ duy trì chính sách hiện nay về sự cam kết nhiều hơn đối với Bắc Kinh. Người ta suy đoán rằng, liệu có phải bà Clinton chọn thời điểm tuyên bố [chính sách] về châu Á vào lúc này, chuyến công du quan trọng của Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình (người sẽ trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc vào năm 2012) chính thức tới Washington vào tháng 11 sắp tới hay không.

However, a closer reading of the document is sure to produce mixed feelings in Beijing. Chinese officials will pay special attention to Clinton’s Asia policy statement at three levels.

Tuy nhiên, đọc kỹ tài liệu này chắc chắn [những nhà lãnh đạo] Bắc Kinh sẽ có những cảm xúc lẫn lộn. Các quan chức Trung Quốc sẽ đặc biệt chú ý đến bản tuyên bố chính sách châu Á của bà Clinton ở ba cấp độ.

Of the most immediate interest to the Chinese is the part on bilateral relations. Here they would most probably feel pleased. She not only placed deepening relations with emerging powers, including China, as the second most important policy component, but also devoted the largest portion of her essay, about one-seventh, to US-China relations. (By comparison, India got one paragraph, and was lumped together with Indonesia when she mentioned other emerging powers.) An additional reason for Beijing to like the Clinton statement is the positive tone in which she cast US-China relations. She appeared to go out of her way to accentuate those aspects of US-China relations that actively strengthen bilateral cooperation in a wide range of areas.

Trung Quốc quan tâm nhiều nhất là phần nói về các mối quan hệ song phương. Có lẽ đây là phần họ sẽ cảm thấy hài lòng nhất. Bà Clinton không chỉ đặt việc đẩy mạnh quan hệ với các cường quốc mới trỗi dậy, gồm Trung Quốc, là thành phần có tầm quan trọng thứ hai trong chính sách, mà còn dành nhiều phần nhất trong bài của mình, khoảng một phần bảy bài, để nói về quan hệ Mỹ – Trung. (Để so sánh, phần nói về Ấn Độ chỉ có một đoạn, lại được gộp chung với Indonesia, khi bà đề cập đến các cường quốc mới trỗi dậy khác.) Thêm một lý do nữa khiến Bắc Kinh thích tuyên bố của bà Clinton là lời nói tích cực ở phần bà nói về quan hệ Mỹ – Trung. Dường như bà đã đi ra khỏi cách riêng của mình để nhấn mạnh những khía cạnh về quan hệ Mỹ – Trung, tích cực gia tăng sự hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực.

However, Chinese officials’ mood will certainly grow more sour as they examine the other components of the United States’ Asia strategy at the policy level. In particular, they will be unnerved by those policy actions – strengthening bilateral security alliances (identified as the most important component of US policy), forging a broad-based military presence (which essentially means further upgrading and expanding US military capabilities in the Western Pacific), and advancing democracy and human rights. In Beijing’s eyes, these measures are part of a subtle framework of strategic containment and can harm Chinese security interests and undermine the Chinese Communist Party’s rule.

Tuy nhiên, tâm trạng của các quan chức Trung Quốc chắc chắn sẽ trở nên chua xót hơn khi họ nghiên cứu những phần khác trong chiến lược châu Á của Hoa Kỳ ở cấp độ chính sách. Đặc biệt, họ sẽ mất bình tĩnh do các hành động có tính chính sách đường lối – tăng cường các liên minh an ninh song phương (được xem là phần quan trọng nhất trong chính sách của Mỹ), gia tăng sự hiện diện quân sự trên diện rộng (có nghĩa là tiếp tục nâng cấp và mở rộng hơn nữa khả năng quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương), và thúc đẩy các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Dưới cái nhìn của Bắc Kinh, những biện pháp này là phần xảo quyệt trong việc ngăn chặn mang tính chiến lược và có thể gây tổn hại đến lợi ích an ninh của Trung Quốc, và phá hoại sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Of special interest to Beijing would be the announcement, made in the Clinton statement, that the United States will soon deploy its newest high-tech littoral combat ships to Singapore. In addition, given recent signs of a political thaw in Burma and the military junta’s abrupt cancellation of a $3 billion dam project to be constructed by China, Clinton’s olive branch to Burma’s rulers in her statement should undoubtedly cause some heartburn in the Chinese capital. Clinton’s tough statement on maintaining the stability and freedom of navigation in the South China, repeating essentially what she said just a year ago in Hanoi, is unlikely to go down well in Beijing, either. Many Chinese officials now blame the United States for the escalating tensions in the South China Sea.

Ðiều mà Bắc Kinh đặc biệt quan tâm có lẽ là trong tuyên bố của bà Clinton, thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ sớm triển khai tàu chiến duyên hải, công nghệ cao mới nhất của Hoa Kỳ tới Singapore. Ngoài ra, các dấu hiệu gần đây cho thấy sự tan băng ở Miến Điện và việc chính quyền quân sự nước này đột ngột hủy bỏ một dự án xây đập thủy điện trị giá 3 tỷ đô la, do Trung Quốc xây, nhành ô-liu của bà Clinton trao cho những người cầm quyền ở Miến Điện trong tuyên bố của bà rõ ràng sẽ làm cho Bắc Kinh tức giận. Bà Clinton tuyên bố cứng rắn về việc duy trì sự ổn định và tự do hàng hải ở biển Ðông (nguyên văn: biển Nam Trung Hoa), lặp lại điều mà bà đã nói một năm trước tại Hà Nội, chắc chắn cũng sẽ không được Bắc Kinh tiếp nhận. Nhiều quan chức Trung Quốc hiện đổ lỗi cho Mỹ về những căng thẳng leo thang ở biển Ðông.

Even measures aimed at promoting trade and investment won’t escape scrutiny in Beijing. The most worrying initiative mentioned by Clinton in this area will be the Trans-Pacific Partnership – a future free trading bloc in the Asia-Pacific that excludes China. Even though this American initiative remains in its conceptual stage, its long-term strategic implications may be too unpleasant for Chinese officials to contemplate.

Ngay cả các biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tư và thương mại sẽ không thoát khỏi sự soi mói của Bắc Kinh. Sáng kiến ​​đáng lo ngại nhất mà bà Clinton đề cập trong lĩnh vực này sẽ là các quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, khối tự do mậu dịch trong tương lai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà Trung Quốc đã bị loại ra. Mặc dù sáng kiến ​​này của Mỹ hiện vẫn trong giai đoạn khái niệm, ý nghĩa chiến lược lâu dài của sáng kiến này có lẽ làm cho các quan chức Trung Quốc rất khó chịu để dự đoán.

Taken together, at the strategic level, the Clinton statement will be seen in Beijing simply as another declaration that the United States is determined to remain as Asia-Pacific’s pre-eminent power. That is probably why the essay is titled ‘America’s Pacific Century.’ The strategic message to every country in the region, particularly China, is crystal clear: don’t count us out and don’t even think about pushing us out.

Ở cấp độ chiến lược, cân nhắc tất cả các yếu tố đó nói trên, bản tuyên bố của bà Clinton sẽ được Bắc Kinh xem như một tuyên bố nữa về việc kiên quyết duy trì sức mạnh vượt trội của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Có lẽ đó là lý do tại sao bài viết có tiêu đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”. Thông điệp chiến lược gửi đến từng quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc là hết sức rõ ràng, đừng tính đến chuyện loại bỏ chúng tôi ra ngoài và thậm chí đừng nghĩ đến việc đẩy chúng tôi ra [khỏi khu vực].

Seeing itself as the inevitable regional hegemon, and the United States a declining superpower, China can’t be pleased by this bold assertion of American resolve. But in reality, there’s little China can do, either today or in the foreseeable future, to change this strategic reality. The staying power of US pre-eminence in Asia doesn’t solely depend on Washington’s absolute or even relative capabilities (which are declining). It is derived from the United States’ unique role as Asia’s strategic balancer. Elsewhere in the world, the United States may be deeply resented for its power and imperial overreach. In Asia, the American presence is welcomed with open arms. The reason is simple: However unpleasant US hegemony may be, Asians would pick it over Chinese hegemony at any time.

Tự coi mình đương nhiên là một bá quyền trong khu vực và xem Hoa Kỳ là một siêu cường đang đi xuống, có thể Trung Quốc không được hài lòng với sự quyết đoán mạnh bạo trong quyết tâm của Mỹ. Nhưng thực tế, Trung Quốc không thể làm được gì để thay đổi thực tế chiến lược nàỵ, kể cả hiện tại lẫn trong tương lai gần. Việc một cường quốc vượt trội như Hoa Kỳ ở lại châu Á không chỉ phụ thuộc vào khả năng tuyệt đối hoặc tương đối của Washington (vốn đang giảm sút), mà phụ thuộc vào vai trò duy nhất của Hoa Kỳ như là một lực lượng cân bằng chiến lược ở châu Á. Ở những nơi khác trên thế giới, Mỹ có thể gây sự phẫn nộ sâu sắc do sức mạnh và sự bành trướng đế quốc, nhưng ở châu Á, sự hiện diện của Mỹ được chào đón với vòng tay rộng mở. Lý do rất đơn giản: mặc dù có thể khó chịu với sự bá chủ của Hoa Kỳ, nhưng người châu Á luôn chọn Hoa Kỳ thay vì chọn bá quyền Trung Quốc.

Unless China can do something to transform this geopolitical reality in Asia, it will have no choice but to learn to co-exist and thrive under the shadow of enduring American pre-eminence.

Trừ khi Trung Quốc có thể làm một điều gì đó để thay đổi thực tế địa chính trị này ở châu Á, nếu không, Trung Quốc sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc học cách cùng tồn tại và phát triển dưới sự che chở lâu dài và vượt trội của Hoa Kỳ.

Minxin Pei is a professor of government at Claremont McKenna College. His research has been published in Foreign Policy, Foreign Affairs, The National Interest, Modern China, China Quarterly, Journal of Democracy and many edited books and his op-eds have appeared in the Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, and International Herald Tribune, and other major newspapers.

Minxin Pei là một giáo sư về chính phủ học tại đại học Claremont McKenna. Các nghiên cứu đã được xuất bản của ông bao gồm Chính sách đối ngoại, Hoạt động ngoại giao, Lợi ích quốc gia, Trung Quốc hiện đại, Tam nguyệt san Trung Quốc, Tạp chí Dân chủ và nhiều sách được biên tập lại và các bài viết xuất hiện trên tờ Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International , và International Herald Tribune, và các tờ báo lớn khác.


Ghi chú:

(*) Ở Mỹ, hiện đang gia tăng xu hướng của những người theo chủ trương không can thiệp chuyện bên ngoài, một hệ quả có từ cuộc chiến Iraq và Afganistan và suy thoái kinh tế ở Mỹ.


Translated by Nguyễn Trùng Dương

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn