MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, October 9, 2011

After Deng: On China's Transformation Hậu Đặng Tiểu Bình: Sự đổi thay của Trung Quốc


After Deng: On China's Transformation
Hậu Đặng Tiểu Bình: Sự đổi thay của Trung Quốc
Joshua Kurlantzick
September 27, 2011 - The Nation.
Joshua Kurlantzick - 27-9-2011
The South China Sea is vast, encompassing around 1.4 million square miles of the Pacific Ocean, and its islands are so minuscule that most can barely accommodate an airplane runway and a few houses. Just several dozen permanent residents live on an atoll named Pagasa. Yet this past year, Pagasa and the other tiny islets have been drawn into one of the hottest military flash points in the world.
Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) khổng lồ, bao phủ một vùng khoảng 1,4 triệu dặm vuông ở Thái Bình Dương và các hòn đảo của nó thì lại nhỏ xíu đến mức phần lớn chỉ đủ chứa một đường băng và vài căn nhà. Chỉ có vài chục cư dân định cư trên một đảo san hô nhỏ tên là Pasaga. Tuy nhiên năm qua, Pasaga và các đảo tí hon khác đã bị kéo vào một trong những điểm bùng phát về quân sự nóng nhất thế giới.
China has treated nearly the entire South China Sea as its domain, even though five other nations claim part of it, and has increasingly harassed and even threatened to sink Vietnamese and Philippine boats passing through the area. At the same time, Chinese officials once known for their smooth, charming embrace of their neighbors seem to have flipped a switch, turning angry, demanding and intimidating. At a meeting with representatives of Southeast Asian nations last year, Chinese Foreign Minister Yang Jiechi exploded, according to several reports, launching into a thirty-minute diatribe about China’s vast claims to the South China Sea, a vital shipping route and supposedly the site of significant petroleum deposits. Topping off his performance, Yang mocked his Vietnamese hosts, implicitly warning them not to defy Beijing. China’s state media have echoed Yang’s belligerent rhetoric, and this past spring some hawkish Chinese strategists and officials privately talked of the need for a “limited war” with Vietnam, to show their southern neighbor who is the real power in Asia.
Trung Quốc coi gần như toàn bộ biển Đông là biển của họ – mặc dù có 5 nước khác cũng ra yêu sách chủ quyền đối với một phần biển Đông – và Trung Quốc ngày càng quấy nhiễu, thậm chí đe dọa đánh chìm tàu Việt Nam và Philippines đi ngang qua khu vực. Đồng thời, quan chức Trung Quốc, từng nổi tiếng về cách ứng xử êm ái, duyên dáng với các láng giềng, bây giờ dường như đã thay đổi bất thình lình, chuyển sang cáu kỉnh, hay đòi hỏi và đe dọa. Tại một cuộc gặp hồi năm ngoái với đại diện các nước Đông Nam Á, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã bùng nổ. Theo một số tin tức, ông Dương đã có một bài diễn văn 30 phút về những yêu sách chủ quyền hoành tráng của Trung Quốc trên biển Đông – tuyến đường hàng hải có tầm quan trọng sống còn và được xem là nơi có những mỏ dầu với trữ lượng đáng kể. Kết thúc phần trình bày, Dương chế nhạo nước chủ nhà Việt Nam, ngầm cảnh báo họ chớ có thách thức Bắc Kinh. Truyền thông quốc doanh ở Trung Quốc đã tung hô luận điệu hiếu chiếu của Dương, và hồi đầu năm qua, một số chiến lược gia và quan chức diều hâu của Trung Quốc đã bàn thảo riêng về sự cần thiết phải có một cuộc “chiến tranh có giới hạn” với Việt Nam, để cho người láng giềng phương nam của mình thấy ai là cường quốc thực sự ở châu Á.
To many observers in Asia, and some American officials, the scene of Chinese officials berating their Asian peers over bragging rights to the South China Sea was a taste of threats to come from an increasingly powerful nation. Their fear is that China, fortified by a roaring economy and renewed military might, will abandon niceties and brusquely reclaim the influence it had enjoyed for millenniums, until the combination of Western technological advancement and the feebleness of China’s last imperial court brought down the Middle Kingdom in the nineteenth and early twentieth centuries. “No one will say it openly, but what drives every meeting in Southeast Asia now is fear of what the region will be like with China dominating,” one Vietnamese diplomat told me.
Đối với nhiều nhà quan sát ở châu Á và một số quan chức Mỹ, cảnh tượng quan chức Trung Quốc mắng mỏ những người đồng nhiệm châu Á của mình, xoay quanh những quyền lợi khoác lác của Trung Quốc trên biển Đông, là có sắc thái đe dọa khi những lời ấy xuất phát từ một cường quốc đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Mỹ lo sợ rằng Trung Quốc, được tiếp sức nhờ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và sức mạnh quân sự mới, sẽ hết nhạy cảm tinh tế và sẽ sống sượng đòi lại cái ảnh hưởng mà họ từng có hàng thiên niên kỷ cho đến khi sự kết hợp giữa tiến bộ khoa học công nghệ phương Tây và sự khiếp nhược của những triều đại Trung Hoa cuối cùng làm cho vương quốc này sụp đổ vào giữa thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. “Không nói công khai nhưng ai cũng hiểu động cơ của mọi cuộc hội nghị ở Đông Nam Á bây giờ là nỗi lo sợ, rằng cả khu vực sẽ như thế nào nếu bị Trung Quốc thống trị” – một nhà ngoại giao Việt Nam nói với tôi.
But despite outsiders’ view of China, some Chinese scholars—and even, in private, a few Chinese officials—admit that, contrary to the image of a rising colossus, China’s recent aggressive behavior suggests something different. They think that the country’s leadership has become more divided and weaker than in the recent past and is unable to control hawks in the military or the Communist Party, or state companies and Beijing’s officials. The People’s Liberation Army has increasingly been promoting its opinions through its own publications and its domestic networks of civilian think tanks. At times, the PLA appears to have initiated or escalated international disputes—against the wishes of the top leadership in Beijing—in order to push Chinese policy in a more hawkish direction. Like the military-industrial complex in the United States, the PLA appears to have formed a tentative alliance with powerful Chinese energy companies, which have embarked on a global hunt for natural resources.
Nhưng cho dù quan điểm của người ngoài về Trung Quốc có như thế nào, một số học giả nước này – và thậm chí, nói nhỏ ở đây, một số quan chức Trung Quốc – đã thừa nhận rằng, ngược với hình ảnh một người khổng lồ đang trỗi dậy, cách ứng xử hung hãn của Trung Quốc gần đây cho thấy một điều khác. Họ nghĩ rằng giới lãnh đạo của đất nước đã trở nên chia rẽ và yếu hơn trong thời gian gần đây và không thể kiểm soát được phái diều hâu trong quân đội, trong Đảng Cộng sản, không kiểm soát được các doanh nghiệp nhà nước và quan chức của Bắc Kinh. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã không ngừng củng cố quan điểm của họ thông qua hệ thống báo chí riêng và mạng lưới các viện chiến lược (think tank) dân sự trong nước. Thỉnh thoảng, PLA tỏ ra đang gây ra hoặc đang làm căng thẳng thêm những tranh chấp quốc tế – đi ngược lại với mong muốn của các lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh – để thúc đẩy chính sách của Trung Quốc đi theo đường lối diều hâu hơn. Khác với sự cấu kết giữa quân đội và khối sản xuất ở Mỹ, PLA dường như đã hình thành một liên minh thử nghiệm với các công ty năng lượng hùng mạnh của Trung Quốc – lực lượng đang bắt đầu một cuộc săn tìm tài nguyên trên toàn cầu.
Ever since the Communist Party came to power in 1949, forceful, unifying figures have dominated the political arena and the PLA. The first was Mao Zedong, who used his unparalleled charisma and political genius to pit rivals against one another, to create a cult of personality and to exert ruthless control over the country’s political system. After Mao came Deng Xiaoping, whose photo should be plastered above Tiananmen Square instead of his predecessor’s, as he used his vast political savvy and dominance of the party and military to wrench China from the abyss of the Cultural Revolution and set in place the most breathtaking economic development in modern history.
Kể từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, những nhân vật mạnh mẽ, có khả năng thống nhất các phe phái, đã thống trị trên đấu trường chính trị và trong PLA. Người đầu tiên trong số đó là Mao Trạch Đông – đã đã sử dụng sức thu hút có một không hai với quần chúng và thiên tài chính trị của mình để kích động cho các đối thủ đánh nhau, tạo ra sùng bái cá nhân, và áp đặt quyền kiểm soát tàn bạo lên hệ thống chính trị của đất nước. Sau Mao là Đặng Tiểu Bình, người mà ảnh chân dung nên được treo rợp Quảng trường Thiên An Môn hơn là vị tiền nhiệm của ông ta, bởi ông đã sử dụng sự khôn khéo về chính trị và quyền lãnh đạo trong đảng, cũng như trong quân đội để kéo Trung Hoa ra khỏi vực thẳm Cách mạng Văn hóa và khởi động làn sóng phát triển kinh tế với tốc độ nghẹt thở trong lịch sử hiện đại.
Lacking a unifying figure like Deng or Mao, China’s leadership today is a mostly faceless group of longtime party engineers who have scaled the ranks not by fighting in wars or developing political and economic ideologies but rather by cultivating higher-ranking bureaucrats and divulging as little as possible about their ideas and plans. The current Chinese president, Hu Jintao, epitomizes the cipher-as-strategy approach. Before assuming power in 2004, Hu had said so little on any topic of importance that both conservatives and liberals in China claimed him as one of their own. Since then, Hu has displayed minimal public emotion and avoids even the most scripted interactions with the media and most party outsiders. Hu’s presumed successor, who will assume power in 2012–13, is Vice President Xi Jinping; though he has slightly more charisma than the wooden Hu, he will not remind anyone of Mao or Deng. When Xi has displayed any public sentiment, it has been a sour, aggrieved nationalism that resonates with many Chinese elites who believe their nation’s time has come yet chafe at the continued power of the United States in China’s backyard. “There are a few foreigners, with full bellies, who have nothing better to do than try to point fingers at our country,” Xi complained, in one of his few public speeches, during a visit to Mexico in 2009.
Thiếu một nhân vật có tài thống nhất thiên hạ như Đặng hay Mao, ban lãnh đạo Trung Quốc ngày nay về căn bản là một nhóm không diện mạo, gồm những kỹ sư – đảng viên lâu năm, leo lên chức vụ không phải kinh qua chiến đấu hay nhờ đã phát triển các tư tưởng chính trị, kinh tế, mà bằng việc nuôi dưỡng hệ thống quan liêu ở cấp cao hơn họ và hé lộ càng ít càng tốt các tư tưởng cũng như dự định của họ. Đương kim Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là điển hình của đường lối kín bưng như mật mã này. Trước khi giành được quyền lực vào năm 2004, Hồ rất ít bàn về bất kỳ chủ đề nào quan trọng, đến nỗi cả phe bảo thủ lẫn phe tự do ở Trung Quốc đều coi ông ta là người của phe mình. Kể từ đó, Hồ thể hiện tình cảm ở mức tối thiểu trước công chúng và tránh tiếp xúc, ngay cả khi theo sát kịch bản nhất, với báo chí và những người ngoài đảng. Người được dự đoán sẽ kế nhiệm Hồ, sẽ nhậm chức vào năm 2012-13, là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình; mặc dù ông này duyên dáng hơn một chút so với khúc gỗ Hồ, nhưng ông cũng sẽ không gợi cho người ta nhớ đến Mao hay Đặng. Khi họ Tập thể hiện bất kỳ tình cảm nào trước công chúng, đó là một thứ chủ nghĩa dân tộc chua chát, buồn bã, cộng hưởng với rất nhiều nhân vật ưu tú ở Trung Quốc – những người tin rằng thời của đất nước họ đã đến, nhưng nổi giận trước việc Hoa Kỳ tiếp tục duy trì quyền lực trên cái sân sau của Trung Quốc. “Có một số người nước ngoài, bụng béo phệ, mà chẳng biết làm gì tốt hơn ngoài việc chỏ mũi vào đất nước chúng ta” – Tập Cận Bình phàn nàn trong một bài diễn văn hiếm hoi trước công chúng, nhân chuyến viếng thăm Mexico hồi năm 2009.
As China’s leadership fragments, many American officials and think-tank experts who once condemned Deng for overseeing the brutal crackdown in Tiananmen Square on June 4, 1989, have begun to look back fondly on his time. Their position is that although Deng was not a democrat, in many ways it was easier to understand, and work with, the motivations and actions of a Chinese leadership dominated by one man rather than by a collective dictatorship. What they fear most about China is the absence of a genuine autocrat.
* * *
Cùng với việc ban lãnh đạo Trung Hoa chia rẽ, nhiều quan chức và các chuyên gia viện chiến lược ở Mỹ, những người từng lên án Đặng chỉ đạo cuộc tàn sát ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 4-6-1989 – đã bắt đầu nhìn lại thời Đặng một cách thân ái hơn. Quan điểm của họ là, mặc dù Đặng không dân chủ, nhưng vì nhiều lẽ, người ta dễ hiểu và dễ hợp tác hơn với những động cơ và hành động của một ban lãnh đạo Trung Quốc do một người đứng đầu hơn là với một đám độc tài tập thể. Cái mà họ sợ nhất ở Trung Quốc là Trung Quốc không có một nhà độc tài thật sự.
* * *
Deng Xiaoping frowned upon the cult of Mao and shunned the showy diplomatic games of Communist China’s first premier, Zhuo Enlai. Perhaps because of his down-to-earth style and his disinterest in grand ceremony, Deng has attracted few serious biographies outside China. Certainly, Ezra Vogel’s encyclopedic Deng Xiaoping and the Transformation of China is the most exhaustive English retelling of Deng’s life. Vogel, an emeritus professor at Harvard, seems to have interviewed or found the memoirs of nearly every person who spoke with Deng, and has painstakingly re-created a detailed and intimate chronology of Deng’s roller-coaster career. Unfortunately, Vogel too often allows detailed chronology to stand in for storytelling and minutiae to overwhelm theme; he does manage to convey why Deng was so influential, and how China has missed him since his death more than a decade ago, but finding this message is not always easy amid so many reports of Deng’s endless meetings, memos and musings.
Đặng Tiểu Bình cau mày khó chịu khi chứng kiến sự thờ phụng Mao, và ông ta tránh xa trò chơi ngoại giao phô trương của vị thủ tướng đầu tiên của nước Trung Hoa cộng sản, Chu Ân Lai. Có lẽ vì phong cách thực tế, ít để tâm tới những lễ nghi hoành tráng, mà Đặng đã thu hút một vài cây viết tiểu sử nghiêm túc ở nước ngoài. Chắc chắn cuốn bách khoa toàn thư “Đặng Tiểu Bình và Sự thay đổi của Trung Hoa” của Ezra Vogel là tác phẩm tiếng Anh toàn diện nhất kể về cuộc đời của Đặng. Vogel, vị giáo sư danh dự tại Harvard, dường như đã phỏng vấn hay là lục lại lại ký ức của gần như tất cả những người từng nói chuyện với Đặng, và đã cực nhọc tái hiện một biên niên sử chi tiết, tận cùng về sự nghiệp đầy thăng trầm của Đặng. Không may là Vogel rất thường xuyên để cho bản biên niên sử quá chi tiết này đứng xen lẫn vào mạch chuyện và để những chi tiết vụn vặt làm át đi chủ đề của tác phẩm; ông đã xử lý để truyền tải được lý do tại sao Đặng lại có ảnh hưởng đến thế, và Trung Hoa đã nhớ Đặng như thế nào kể từ khi Đặng mất cách đây hơn một thập niên; thế nhưng phát hiện được thông điệp này không phải lúc nào cũng dễ dàng, trong bối cảnh có rất nhiều tài liệu về những cuộc họp bất tận, những bản ghi nhớ và suy tư của Đặng.
Still, Vogel’s reporting does reveal the core of Deng’s character and vision. Like most of the first- and second-generation party members who became senior leaders after the Communists prevailed in the Chinese civil war in 1949, Deng had a revolutionary background. He served in the Communist underground in Shanghai and other cities in the 1920s, and then joined the Long March to the party’s Shaanxi stronghold, all the while growing close to Mao, who valued Deng’s organizational skills and ability to connect to average people with his direct speaking style. In the civil war, Deng served as military leader and political commissar, leading sizable battles and at one point overseeing some half-million men. After the war he served Mao for nearly two decades in the leadership, gaining insight into politics, economics and governing. When he was responsible for the party’s relations with communist parties in other nations, he used his connections to bring new technology to China. Deng, who had studied in France in the ’20s, also saw that, despite Mao’s campaigns of industrialization and collectivization, China was lagging behind other communist states in economic development.
Tuy vậy, tác phẩm của Vogel vẫn bộc lộ cái cốt lõi trong tính cách và tầm nhìn của Đặng. Cũng như phần lớn những đảng viên thế hệ thứ nhất và thứ hai – những người đã trở thành lãnh đạo cấp cao sau khi cộng sản thắng thế trong cuộc nội chiến ở Trung Hoa năm 1949 – Đặng một đời làm cách mạng. Thập niên 1920, ông hoạt động bí mật cho cộng sản ở Thượng Hải và các thành phố khác, sau đó tham gia vào Vạn Lý Trường Chinh đến căn cứ Thiểm Tây của đảng, càng gần với Mao hơn. Mao đánh giá cao ở Đặng kỹ năng tổ chức và năng lực kết nối với những người bình thường, bằng phong cách nói năng trực tiếp. Trong cuộc nội chiến, Đặng làm lãnh đạo và chính trị viên trong quân đội. Ông chỉ huy nhiều trận đánh quy mô lớn và đã có lúc cầm đầu khoảng nửa triệu lính. Sau chiến tranh, ông phục vụ cho Mao gần hai thập kỷ trong ban lãnh đạo, qua đó tìm hiểu sâu sắc về chính trị, kinh tế và đường lối điều hành. Khi phải chịu trách nhiệm về quan hệ của đảng với những đảng cộng sản ở các nước khác, ông đã sử dụng những kết nối của mình để đem công nghệ mới về cho Trung Quốc. Từng học ở Pháp trong thập niên 20 của thế kỷ trước, Đặng cũng hiểu rằng, bất chấp chiến dịch công nghiệp hóa và tập thể hóa của Mao, Trung Quốc đang tụt hậu so với các nước cộng sản khác trong việc phát triển kinh tế.
But whatever revolutionary ideology Deng may have espoused was purged, along with his career, during the Cultural Revolution. Many top leaders suffered during the Cultural Revolution, in which Mao turned the party against itself in what scholars have called the Chairman’s “last revolution,” but few could have suffered more than Deng. Always fearful of potential rivals and wary of Deng’s inherent pragmatism, which had led Deng to quietly critique some of Mao’s most disastrous campaigns, Mao started attacking Deng in 1966 for allegedly “pursuing the capitalist road.” Day after day China’s state media lashed Deng with criticisms. The next year Mao placed him under house arrest, and in 1969 Deng and his wife, Zhou Lin, were sent to Jiangxi province for “re-education” and forced to perform hard labor.
Nhưng cho dù Đặng theo tư tưởng cách mạng gì đi nữa, tư tưởng đó cũng bị thanh lọc sạch sẽ trong Cách mạng Văn hóa, cùng với sự nghiệp của Đặng. Nhiều lãnh đạo cấp cao đã trải qua thảm kịch trong Cách mạng Văn hóa, khi Mao bắt đảng tự chống lại mình, trong cái mà các học giả gọi là “cuộc cách mạng cuối cùng” của Chủ tịch, nhưng ít người có thể khổ sở hơn Đặng. Vốn luôn luôn sợ hãi những địch thủ tiềm tàng và lo sợ tính thực dụng cố hữu trong con người Đặng – cái đã đẩy Đặng đến chỗ lẳng lặng phê bình một số chiến dịch thảm họa của Mao – đến năm 1966, Mao bắt đầu tấn công Đặng vì tội có ý định “theo đuổi con đường tư bản chủ nghĩa”. Ngày lại ngày, báo chí quốc doanh của Trung Quốc đánh Đặng bằng những bài phê phán. Năm sau Mao ra lệnh quản thúc Đặng tại gia và tới năm 1969, Đặng và vợ, bà Trác Lâm, bị đưa về tỉnh Giang Tây để “cải tạo” và bị buộc phải lao động nặng nhọc.
Red Guards harassed Deng’s five children in Beijing, eventually sending them to the countryside and hard labor as well. Vogel explains that before Deng was sent away for re-education, one of his children, 24-year-old Deng Pufang, was treated so harshly by Red Guards that he fell from a high window and broke his spine. (Other sources suggest that Deng’s son was defenestrated.) Because Deng had been ostracized politically, doctors at the Beijing hospital refused to perform surgery on his son. Deng Pufang was kept alive, but he remained paralyzed from the chest down; as Vogel notes, when Deng learned of his son’s fate, he sat in silence, smoking cigarette after cigarette. Deng would eventually take responsibility for the bathing and care of Deng Pufang.
* * *
Ở Bắc Kinh, Hồng Vệ Binh quấy nhiễu 5 đứa con của Đặng, cuối cùng cũng đưa họ về nông thôn và cưỡng bức lao động nặng nhọc. Vogel viết rằng trước khi Đặng bị đưa đi học tập cải tạo, một trong 5 con của ông là Đặng Phác Phương, 24 tuổi, đã bị Hồng Vệ Binh ngược đãi đến mức ngã từ trên cửa sổ cao xuống đất mà gãy xương sống. (Các nguồn tài liệu khác cho rằng con trai Đặng bị ném khỏi cửa sổ). Do Đặng đã bị tẩy chay trên phương diện chính trị rồi cho nên các bác sĩ ở bệnh viện Bắc Kinh từ chối phẫu thuật cho con ông. Đặng Phác Phương vẫn sống, nhưng bị liệt từ ngực trở xuống; và như Vogel viết, khi Đặng hay tin về số phận con trai mình, ông ngồi yên lặng, hút hết điếu thuốc này tới điếu thuốc khác. Cuối cùng Đặng nhận phần tắm rửa và chăm sóc cho Đặng Phác Phương.
* * *
Deng never forgot the pain of the Cultural Revolution. During his time in the country he reflected on the party’s failures, and in later conversations with foreigners, Vogel writes, he would passionately describe the period as a disaster for China. When Mao, aging and sick, restored Deng to Beijing in the early 1970s, Deng was determined that the party overcome its obsession with internal purity and political revolutions, and instead devote itself to implementing China’s modernization. The party’s legitimacy would rest not only on ideas but also on providing a better life for Chinese citizens. This might seem an obvious idea, but after decades of Mao’s perpetual campaigns, and his derision of peasants’ lives—Mao famously said that he would sacrifice half of mankind to win a nuclear war—pragmatism and modernization were revolutionary in China. Deng’s visits to Japan, Europe and the United States in the mid- and late 1970s, where he witnessed highly automated manufacturing, high-speed trains and other state-of-the-art technology, further convinced him of China’s benighted state. Unlike Mao, he was willing to admit that China had fallen behind economically, as even other poor Asian nations like South Korea had begun to take off, and that to modernize, China needed help from abroad and the rule of law (at least in economic areas). “Chinese scientists had to learn foreign languages so they could read foreign reports…China should cherish its experts. It needed to introduce automation into its factories and to support talented scientists,” Deng insisted at party meetings, according to Vogel. In a country just emerging from the Cultural Revolution, during which a tyranny of the mind mocked expertise and punished or crushed those who possessed it, and where leaders had for millenniums believed that China was the center of the world, these, too, were shocking ideas.
Đặng không bao giờ quên nỗi đau Cách mạng Văn hóa. Trong suốt thời gian làm lãnh đạo, ông chỉ trích những thất bại của đảng, và trong những cuộc đàm luận sau này với người nước ngoài, theo như Vogel viết, Đặng luôn gọi thời kỳ đó một cách quyết liệt là thảm kịch của Trung Quốc. Khi Mao già yếu, triệu Đặng về lại Bắc Kinh vào đầu những năm 70, Đặng quyết rằng đảng phải vượt qua tình trạng điên loạn của nó bằng cách mạng chính trị và thanh lọc nội bộ, và phải hết sức thực hiện công nghiệp hóa Trung Quốc. Tính chính danh của đảng sẽ phải căn cứ không chỉ vào tư tưởng mà còn phải trông vào khả năng đảng đem lại một cuộc sống tốt đẹp cho người dân Trung Quốc. Điều này tưởng như là hiển nhiên, nhưng sau nhiều thập kỷ chìm đắm trong những chiến dịch tàn sát của Mao, và sau việc Mao phỉ báng đời sống nông dân – Mao có nói một câu nổi tiếng rằng ông ta thà hy sinh nửa nhân loại để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân – thì chủ nghĩa thực dụng và hiện đại hóa là những khái niệm mang tính cách mạng ở Trung Quốc. Những chuyến đi của Đặng tới Nhật Bản, châu Âu và Mỹ vào giữa và cuối thập niên 1970, khi ông chứng kiến nền sản xuất tự động hóa cao độ, đường sắt cao tốc và những công nghệ tuyệt đỉnh khác, đã làm Đặng thêm tin rằng nhà nước Trung Quốc đã lỡ đường. Khác với Mao, Đặng sẵn lòng thừa nhận là Trung Quốc bị tụt hậu về kinh tế, và ngay cả những nước châu Á nghèo khác như Hàn Quốc cũng đã bắt đầu cất cánh, và để hiện đại hóa, Trung Quốc cần sự trợ giúp từ nước ngoài, cần nền pháp trị (ít nhất trong lĩnh vực kinh tế). “Các nhà khoa học Trung Quốc phải học ngoại ngữ để có thể đọc các báo cáo của nước ngoài… Trung Quốc phải biết thương lấy các chuyên gia của mình. Trung Quốc cần đưa tự động hóa vào các nhà máy và hỗ trợ những nhà khoa học tài năng” – Đặng khẳng định tại những cuộc họp của đảng (theo Vogel). Ở một nước vừa thoát khỏi Cách mạng Văn hóa – cuộc cách mạng mà trong đó một tên độc tài về trí tuệ chế giễu các chuyên gia và trừng phạt, tiêu diệt những người có chuyên môn, và lãnh đạo thì đã tin tưởng đến hàng thiên niên kỷ rằng Trung Hoa là trung tâm của thế giới – thì đây cũng là những ý tưởng gây sốc.
Deng had always been a relatively pragmatic person, but his pragmatism became a secular religion as he ascended to the top of the leadership. “Practice is the Sole Criterion for Judging Truth,” read one article championed by Deng. Results, not ideology, would determine policies. (Today Chinese students study Deng Xiaoping Theory alongside Mao’s life and maxims, but Deng’s theories consist mostly of common-sense maxims on governance and economic management.) Following Mao’s death in 1976, Deng used his political skills and popularity among senior leaders and the public to outflank Mao’s appointed successor, Hua Guofeng, and the Gang of Four. Deng maneuvered Hua into the background but did not have him murdered or jailed, setting the stage for future peaceful transitions.
Đặng luôn là một người tương đối thực dụng, nhưng chủ nghĩa thực dụng ở ông trở thành một thứ tôn giáo thế tục cùng với việc ông bước lên vị trí lãnh đạo cao nhất. “Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá chân lý” – bài báo được Đặng ưa thích viết như vậy. Kết quả đạt được, chứ không phải ý thức hệ, mới là cái quyết định chính sách. (Ngày nay sinh viên Trung Quốc học Học thuyết Đặng Tiểu Bình cùng với tác phong và lời dạy của Mao, nhưng các học thuyết của Đặng chủ yếu là những câu cách ngôn chung chung về điều hành và quản lý kinh tế). Sau khi Mao mất (năm 1976), Đặng sử dụng những kỹ năng về chính trị của mình, cùng sự tín nhiệm của các lãnh đạo cao cấp và công chúng đối với mình, để đánh người kế nhiệm được chỉ định của Mao – Hoa Quốc Phong – và bè lũ bốn tên. Đặng giáng cấp Hoa nhưng không giết cũng không tống giam ông ta, tạo tiền đề cho việc chuyển giao quyền lực ôn hòa trong tương lai.
Nor did Deng try to completely erase his predecessors, as Mao had attempted to banish all of China’s traditions, leading to vast cultural devastation. Deng maintained Mao as a father figure of the party, keeping his portrait atop Tiananmen and mostly whitewashing Mao’s grievous crimes. Yet he recognized that much of Mao’s thinking on political and economic development had been wrong. Deng also removed the poison from the idea of learning from the West and even from hated Japan. When visiting the United States, Deng told his aides that the one place he wanted to see was Wall Street, a symbol of American economic might, the wellspring, more than tanks or aircraft carriers, of US power. “China must catch up with the most advanced countries in the world,” he warned. He allowed universities to open again and met with Chinese-American Nobel laureates to understand how China could improve its basic sciences. He oversaw growing state funding of basic research and fostered a new atmosphere of respect for learning. Deng even supported the idea that Chinese graduate students should study abroad, another implicit admission of how far behind China had fallen.
* * *
Đặng cũng không tìm cách xóa sạch dấu vết những người tiền nhiệm của mình, như Mao đã cố gắng xóa sổ tất cả truyền thống của Trung Hoa để rồi dẫn đến sự hủy diệt khủng khiếp về văn hóa. Đặng vẫn coi Mao là người khai sinh ra đảng, vẫn để ảnh chân dung của Mao trên quảng trường Thiên An Môn và về căn bản ông thanh minh cho những tội ác trầm trọng của Mao. Tuy nhiên ông thừa nhận rằng phần lớn tư tưởng của Mao về phát triển kinh tế và chính trị là sai. Đặng cũng tẩy độc cho ý tưởng học tập từ phương Tây và thậm chí từ nước Nhật mà Trung Quốc vốn căm ghét. Khi đi thăm Mỹ, Đặng nói với các cố vấn riêng rằng có một nơi ông muốn tới là Phố Wall, biểu tượng của tiềm lực kinh tế Hoa Kỳ, suối nguồn của sức mạnh Mỹ, mạnh hơn cả xe tăng và tàu khu trục. “Trung Quốc phải đuổi kịp những nước tiên tiến nhất thế giới” – ông cảnh báo. Ông cho mở lại các trường đại học và gặp gỡ những người Mỹ gốc Trung Quốc được giải Nobel để tìm hiểu xem làm thế nào để Trung Quốc nâng cao chất lượng khoa học cơ bản. Ông giám sát các quỹ của Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, và nuôi dưỡng một bầu không khí mới, tôn trọng học thuật. Đặng thậm chí còn ủng hộ ý tưởng cho rằng sinh viên Trung Quốc sau khi tốt nghiệp nên đi học thêm ở nước ngoài – một sự ngấm ngầm thừa nhận rằng Trung Quốc đã tụt hậu xa tới mức nào.
* * *
In foreign policy, too, Deng adopted a humble approach, one that would be followed until recently by successive Chinese leaders. During the 1970s and ’80s, Deng slashed government spending on the military and declared that China must quietly build its strength while maintaining a low profile in international affairs. As Deng told one visiting African leader in 1985, “Please don’t copy our model. If there is any experience on our part, it is to formulate policies in light of one’s own national conditions.”
Trong chính sách ngoại giao cũng vậy, Đặng thực thi đường lối khiêm nhường hơn; đường lối này sẽ được các lãnh đạo Trung Quốc sau ông tiếp quản cho đến gần đây. Trong suốt những năm 70 và 80, Đặng cắt giảm chi tiêu công cho quân sự và tuyên bố, Trung Quốc phải âm thầm tạo dựng sức mạnh trong khi vẫn giữ mình kín tiếng trong các vấn đề quốc tế. Như Đặng từng nói với một nhà lãnh đạo châu Phi sang thăm Trung Quốc vào năm 1985: “Đừng copy mô hình của chúng tôi. Về phần chúng tôi, nếu có kinh nghiệm gì thì kinh nghiệm ấy là để xây dựng chính sách trong điều kiện đất nước chúng tôi”.
Most important, beginning in the late ’70s Deng relaxed economic and social rules, unleashing pent-up entrepreneurship and allowing average people to live their lives without fearing that the party would be lurking in their bedrooms and kitchens. Journals, fiction publishing houses and cinemas were reopened. Foreign investment was welcomed, particularly in the new special economic zones in southern China, where investors were given tax incentives and largely insulated from China’s laws, or lack thereof. The government allowed farmers to start selling their crops, began cutting state subsidies and promoted town- and village-level enterprises. Perhaps more significantly, Deng, the most visible figure in China, purportedly said that “to get rich is glorious,” signaling that, unlike in previous decades, the state would support capitalists instead of punishing them.
Quan trọng nhất là bắt đầu từ cuối thập niên 70, Đặng nới lỏng các quy định về kinh tế-xã hội, tháo cũi cho các doanh nghiệp đang bị kìm hãm và cho phép mọi người bình thường được sống mà không phải lo sợ rằng đảng sẽ rình mò phòng ngủ, phòng bếp nhà họ. Báo chí, các nhà xuất bản sách văn học, rạp chiếu bóng bắt đầu mở cửa trở lại. Đầu tư nước ngoài được hoan nghênh, đặc biệt trong các đặc khu kinh tế mới ở miền nam Trung Quốc, nơi các nhà đầu tư được ưu đãi về thuế và nói chung được cách ly khỏi luật pháp Trung Quốc, hoặc cũng không có luật nào ràng buộc ở đó. Chính phủ cho phép nông dân bán nông sản thu được, và bắt đầu cắt giảm trợ cấp Nhà nước, thúc đẩy các doanh nghiệp quy mô thị trấn, làng mạc phát triển. Có lẽ đáng chú ý nhất là, Đặng – nhân vật nổi bật nhất ở Trung Quốc – từng phát biểu hàm ý rằng “làm giàu là vinh quang”, nghĩa là, không như các thập niên trước, nhà nước sẽ ủng hộ các nhà tư bản thay vì trừng trị họ.
But contrary to the beliefs of many Americans who met Deng, his focus on modernization and his abandonment of radical Maoist social and political engineering did not make him a democrat. After Nixon’s breakthrough visit to China in 1972, Washington and Beijing strengthened their relationship; facing a common enemy in Moscow, American policy-makers wanted to see only the best characteristics in their Chinese peers. And upon meeting Deng, they found it easy to think of him as a reformer. He talked in terms that Americans eager to befriend China as an ally could understand, and he used the kind of casual, direct language common to American politicians. In 1978 Time named Deng “Man of the Year” for launching China’s modernization; Chinese state media, in return, portrayed Deng’s 1979 trip to the United States in a positive light, spreading images of American life that helped to inspire Chinese desires for growth, entrepreneurship and Western consumer goods. Deng told an audience at Temple University that he respected the college’s commitment to academic freedom; at other stops he praised the openness of American society.
Nhưng, trái ngược với niềm tin của rất nhiều người Mỹ đã từng gặp Đặng, việc Đặng tập trung vào hiện đại hóa và từ bỏ các quan điểm chính trị và xã hội mao ít cực đoan không biến ông ta thành nhà dân chủ. Sau chuyến thăm mang tính đột phá khẩu của Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972, Washington và Bắc Kinh tăng cường quan hệ; cùng phải đối diện với một kẻ thù chung ở Matxcơva, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã chỉ muốn thấy những điểm tốt đẹp nhất ở người bạn Trung Quốc của họ. Và khi gặp Đặng, họ dễ dàng nghĩ ông ta là một nhà cải cách. Ông ta nói chuyện với những lời lẽ mà những người Mỹ đang hăm hở muốn làm bạn, làm đồng minh với Trung Quốc có thể hiểu được, và ông sử dụng một thứ ngôn ngữ đời thường, trực tiếp khi trò chuyện với các chính trị gia Mỹ. Năm 1978, Time tôn xưng Đặng làm “Người của Năm” do có công khởi động sự nghiệp hiện đại hóa của Trung Quốc. Truyền thông quốc doanh Trung Quốc, đổi lại, mô tả chuyến đi của Đặng năm 1979 tới Mỹ một cách tích cực, quảng bá hình ảnh về đời sống bên Mỹ, góp phần khích lệ niềm khao khát của người Trung Quốc về tăng trưởng, về tinh thần doanh nhân và hàng hóa tiêu dùng của phương Tây. Đặng bảo một người ở Đại học Temple rằng ông kính trọng cam kết tự do học thuật của trường này; đến một nơi khác, ông cũng khen sự cởi mở của xã hội Mỹ.
But he didn’t honor the values he praised. In late 1978, thinking that Deng would promote not only economic but also political reforms, activists began posting demands for greater freedom on a wall near Tiananmen Square. Sprinkled among them were implicit criticisms of Mao. The movement would become known as Democracy Wall, and the postings attracted wide attention. Rumors spread that Deng supported the activists. Thousands of people, and then hundreds of thousands, came daily to read the wall and to write essays and personal accounts about their suffering during the Cultural Revolution. In January 1979 some wall supporters launched a march to the party’s leadership compound near Tiananmen Square. But as the Democracy Wall movement grew, Deng began issuing warnings, Vogel writes, “that some postings were not conducive to stability….When protestors attracted huge crowds and resisted basic rule by the Communist leadership, Deng moved decisively to suppress the challenge.” By March, Beijing city officials had banned posters, books and other writings that challenged the leadership; soon, the security forces arrested the leaders of Democracy Wall.
Nhưng ông không hề tôn vinh những giá trị mà ông khen ngợi. Vào cuối năm 1978, tưởng rằng Đặng sẽ thúc đẩy không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị, các nhà hoạt động bắt đầu ghi các yêu cầu phải thực thi tự do nhiều hơn lên một bức tường gần Quảng trường Thiên An Môn. Xen lẫn trong đó là những lời phê bình Mao ngấm ngầm. Phong trào sau này được gọi là Bức tường Dân chủ, và các dòng viết trên tường thu hút sự chú ý rộng rãi. Người ta đồn rằng Đặng ủng hộ các nhà hoạt động. Hàng nghìn người, sau đó tới hàng trăm nghìn người, hàng ngày kéo đến đây đọc và viết những mẩu riêng của họ, kể về nỗi thống khổ của họ trong Cách mạng Văn hóa. Tháng 1-1979, một số người ủng hộ Bức tường Dân chủ đã tổ chức tuần hành đến văn phòng trung ương đảng ở gần Quảng trường Thiên An Môn. Nhưng, Vogel viết rằng, khi phong trào Bức tường Dân chủ lớn mạnh, Đặng bắt đầu ra lời cảnh cáo “một số thông tin không có lợi cho sự ổn định… Khi những người phản đối tập hợp được đám đông khổng lồ và chống lại các luật lệ căn bản của ban lãnh đạo cộng sản, Đặng chuyển hướng một cách quyết liệt sang đàn áp mọi sự chống đối”. Từ đó cho tới tháng 3, quan chức thành phố Bắc Kinh cấm poster, sách và các bài viết thách thức chế độ; chẳng bao lâu sau, lực lượng an ninh đã bắt hết các nhà lãnh đạo phong trào Bức tường Dân chủ.
Deng believed, above all, in the Communist Party. He was a pragmatist, and in theory he accepted freedoms, but not if they threatened the party. He had spent his entire adult life in party politics; he saw no vehicle other than the party for uniting and leading the country; and, especially as other communist states began to reform, in the late 1980s he became convinced that the party could not accept liberalization if it was to survive. If the party was to save itself, only it could be the savior of the people. The only form of democracy acceptable to Deng was “inner-party democracy.” Party members could debate issues in private, but once a decision was reached, it had to be carried out in public by a united front. Because of his crackdown on Democracy Wall, it was Deng, more than any other party leader, who set the stage for China’s economic modernization without political modernization—a process that for decades has defied conventional modernization theory, articulated by political scientists such as Seymour Martin Lipset and Samuel Huntington, which holds that economic reform inexorably creates pressure for political reform, particularly among those in the educated middle classes who will not stand for authoritarian government.
* * *
Xét đến cùng, Đặng tin vào Đảng Cộng sản. Ông là người thực dụng, và trên lý thuyết ông chấp nhận tự do, nhưng đấy là nếu tự do ấy không đe dọa đảng. Ông đã dành toàn bộ quãng đời trưởng thành của mình cho hoạt động chính trị cho đảng; ông không thấy ngoài đảng ra còn có phương tiện nào khác để thống nhất và lãnh đạo đất nước; và đặc biệt, khi các nước cộng sản khác bắt đầu cải cách vào cuối thập niên 1980, ông chuyển sang tin tưởng vững chắc rằng đảng không thể chấp nhận tự do hóa nếu còn muốn sống. Đảng có tự cứu được mình thì mới cứu được nhân dân. Hình thức dân chủ duy nhất mà Đặng thấy chấp nhận được là “dân chủ trong nội bộ đảng”. Đảng viên có thể phản biện riêng về các vấn đề, nhưng một khi đã đạt được quyết định nào đó rồi thì quyết định đó phải được thực hiện công khai bởi một mặt trận thống nhất. Do vụ đàn áp Bức tường Dân chủ, chính là Đặng chứ không phải nhà lãnh đạo nào khác của đảng, đã tạo cơ sở cho việc Trung Quốc hiện đại hóa kinh tế mà không hiện đại hóa chính trị – một quá trình mà suốt hàng thập kỷ đã phủ nhận lý thuyết hiện đại hóa thông thường do các khoa học gia chính trị như Seymour Martin Lipset và Samuel Huntington đưa ra. Lý thuyết của hai ông này cho rằng cải cách kinh tế dứt khoát sẽ gây áp lực dẫn đến cải cách chính trị, đặc biệt ở những người thuộc tầng lớp trung lưu, có học; họ sẽ không thể chịu nổi một chính quyền độc đoán.
* * *
In the spring of 1989, Deng’s philosophy faced its greatest test. Anger across China at rising corruption, inflation and slowing economic growth sparked demonstrations for greater freedom across the country, and particularly in Beijing. As conveyed by contemporary accounts of debate within the party, Deng clearly believed that, if necessary, the government should use force to maintain power. He was convinced that consenting to political reform would lead to chaos in such a large and, at times, unmanageable country, and would undermine China’s economic progress. Other communist nations that pursued political reforms before economic ones would face similar crises, he believed, and their leaders would be deposed before they could fix their nations’ vast economic problems, causing massive unrest.
Mùa xuân năm 1989, triết lý của Đặng đứng trước cuộc thử nghiệm gay gắt nhất. Khắp Trung Quốc lan tràn tâm trạng phẫn nộ trước cảnh tham nhũng, lạm phát gia tăng, tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Điều này đẩy tới những cuộc biểu tình trên toàn quốc, đặc biệt ở Bắc Kinh, đòi mở rộng tự do. Được truyền đạt lại những câu chuyện lúc bấy giờ về tranh cãi trong nội bộ đảng, Đặng tin chắc rằng, nếu cần, chính quyền phải sử dụng vũ lực để duy trì quyền lực. Ông ta tin tưởng là tán thành cải cách chính trị thì sẽ dẫn đến hỗn loạn ở một nước lớn và đôi khi không kiểm soát nổi, và sẽ phá hoại tiến bộ kinh tế của Trung Quốc. Ông cho là những nước cộng sản khác, đi theo con đường cải cách chính trị trước khi cải cách kinh tế, sẽ phải đối diện khủng hoảng tương tự, và các lãnh đạo sẽ bị mất chức trước khi họ kịp sửa chữa các vấn đề kinh tế nghiêm trọng của quốc gia, gây ra bất ổn trên diện rộng.
Given Deng’s history of resorting to tough, even brutal decision-making when necessary, the Tiananmen denouement was not surprising. Despite having elevated reformers in the party to promote his brand of economic modernization, Deng, working behind the scenes as the protests escalated because he was no longer China’s titular ruler, sidelined and ultimately placed under house arrest his number two, the pro-reform leader Zhao Ziyang. Deng sided with Li Peng, a top hardliner, issuing stern warnings to the protesters to clear the square. Finally, on June 3 and 4, Deng oversaw a bloody crackdown on unarmed civilians, with the PLA declaring martial law and clearing Tiananmen Square but killing as many as several thousand people. “Westerners would forget” China’s tough tactics in time, Deng promised other party leaders. Deng himself, Vogel reports, apparently never doubted that he had made the right decision to violently suppress the demonstrators.
Đặng đã có tiền sử ra những quyết định cứng rắn, thậm chí tàn nhẫn, khi cần thiết, cho nên đoạn kết của sự biến Thiên An Môn không có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù làm cho các nhà cải cách trong đảng hân hoan để họ cùng phát triển thương hiệu “hiện đại hóa kinh tế” của ông, nhưng Đặng cũng đứng sau rèm giật dây khi các cuộc phản đối leo thang, bởi vì khi ấy ông không còn là nhà lãnh đạo trên danh nghĩa nữa. Ông vô hiệu hóa và cuối cùng ra lệnh quản thúc tại gia đối với một nhân vật thứ hai, sau ông: con người ủng hộ cải cách Triệu Tử Dương. Đặng cùng với Lý Bằng, nhân vật cứng rắn nhất, đã ra những lời cảnh cáo khiêm khắc đến những người biểu tình. Cuối cùng, ngày 3-4/6, Đặng xuống lệnh tung một cuộc đàn áp đẫm máu vào những thường dân tay không, cho PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa – ND) ban hành thiết quân luật và dọn dẹp sạch sẽ Quảng trường Thiên An Môn, giết tới vài nghìn người. Rồi đến lúc “người phương Tây sẽ quên” những kỹ thuật tàn bạo của Trung Quốc – Đặng hứa với các nhà lãnh đạo khác trong đảng. Bản thân Đặng, theo như Vogel viết, có vẻ không bao giờ băn khoăn gì về quyết định của mình khi đàn áp dã man những người biểu tình.
Shortly after Tiananmen, China faced its worst period of international isolation since the depredations of Mao’s regime. The United States levied sanctions, and many other Western nations cut off business ties. At the time, many foreign observers and Chinese intellectuals were convinced that the Communist Party could not last, at least not in its current form. Foreign leaders’ predictions of the party’s imminent collapse would become a staple of global diplomacy, with Bill Clinton and others warning Beijing that if it did not embrace serious reform the party would not survive. Books like Gordon Chang’s The Coming Collapse of China (2001) became bestsellers in the United States. As recently as this past spring, Secretary of State Hillary Clinton was sounding the same theme: she told reporters from The Atlantic that Beijing is “trying to stop history [i.e., prevent democratization], which is a fool’s errand.”
Chẳng bao lâu sau sự biến Thiên An Môn, Trung Quốc đối diện với sự cô lập tồi tệ nhất của quốc tế kể từ thời kỳ cướp bóc dưới chế độ Mao. Mỹ cấm vận, nhiều nước khác cắt đứt quan hệ kinh doanh. Thời điểm đó, nhiều nhà quan sát nước ngoài và trí thức Trung Quốc tin rằng Đảng Cộng sản không thể tồn tại được lâu, ít nhất không phải với cái kiểu của nó khi ấy. Các học giả nước ngoài dự đoán đảng sụp đổ đến nơi, và dự đoán ấy của họ trở thành chủ đề chính mỗi khi bàn về dân chủ toàn cầu. Bill Clinton và nhiều người khác cảnh báo Bắc Kinh rằng nếu họ không nghiêm túc tiến hành cải cách, đảng sẽ không trụ được. Những tác phẩm như Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc (The Upcoming Collapse of China, 2001) của Gordon Chang trở thành sách bán chạy nhất ở Mỹ. Gần đây, mùa xuân vừa qua, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng nhắc lại luận điệu tương tự: Bà nói với các phóng viên tờ Atlantic rằng Bắc Kinh “đang cố bắt lịch sử dừng bước (tức là ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa), đấy là một lỗi ngu xuẩn”.
Henry Kissinger, one of the architects of the United States’ modern relationship with China, certainly thought that Deng’s decisions in 1989 were palatable. The consummate American realist, Kissinger saw in Deng a kindred soul, the opposite of the often mercurial, unpredictable Mao. In his latest book, On China, a reflection on the history of Chinese foreign policy and on his own relationships with Chinese leaders, Kissinger fawns over Deng. “China as the present day economic superpower is the legacy of Deng Xiaoping,” he writes. Deng “fulfilled the ultimate task of a leader—of taking his society from where it is to where it has never been.”
Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư của mối quan hệ Mỹ-Trung hiện đại, nghĩ rằng quyết định của Đặng năm 1989 là có thể chấp nhận được. Là một nhà ngoại giao tài ba, theo chủ nghĩa hiện thực, Kissinger nhìn thấy ở Đặng một tâm hồn đồng điệu, trái ngược với Mao vốn dĩ thất thường khó đoán. Trong cuốn sách mới đây nhất, On China (Về Trung Quốc), Kissinger tán dương Đặng. “Trung Quốc là cường quốc kinh tế như ngày nay là do được thừa kế từ Đặng Tiểu Bình” – ông viết vậy. Đặng “đáp ứng hoàn toàn nhiệm vụ tối thượng của một nhà lãnh đạo – là đưa xã hội từ nơi nó đang tồn tại đến vị thế nó chưa bao giờ đạt tới”.
There is truth in this assessment, but Kissinger broadens it to include nearly the entire Chinese leadership, few of whom have matched Deng’s high standard of statecraft. In fact, like many less knowledgeable China watchers, Kissinger seems wedded to an old stereotype, viewing China’s leaders as naturally skilled diplomats possessed of a wisdom unattainable by Westerners. In the most laughable instance of this stereotype, some China watchers have claimed for years that Zhou Enlai once said it was “too early to say” whether the French Revolution was a success, a story often cited as proof of Chinese diplomats’ sage farsightedness. But as longtime China hand Chas Freeman revealed during a recent symposium to mark the publication of Kissinger’s book, Zhou had simply confused the French Revolution of 1789 with the Paris demonstrations in 1968.
Đánh giá này cũng có phần đúng, nhưng Kissinger dùng nó để nhận định về gần như toàn bộ ban lãnh đạo Trung Quốc, mà trong số đó chỉ vài người đáp ứng được các tiêu chuẩn cao vợi của Đặng về năng lực lãnh đạo. Trên thực tế, cũng giống như nhiều nhà quan sát ít hiểu biết về Trung Quốc khác, Kissinger dường như đi theo một cái khuôn cũ, coi các vị lãnh đạo của Trung Quốc như là những nhà ngoại giao bẩm sinh đã đầy kinh nghiệm, sở hữu trí tuệ khôn ngoan mà người phương Tây không thể nào có được. Ví dụ nực cười nhất về cái suy nghĩ dập khuôn này là khi nhiều nhà quan sát, trong nhiều năm liền, đã nói rằng Chu Ân Lai từng bảo là “còn quá sớm để đánh giá” Cách mạng Pháp có thành công hay không – câu chuyện này thường được trích dẫn như một ví dụ về tầm nhìn xa rất minh triết của các nhà ngoại giao Trung Quốc. Nhưng như Chas Freeman, người hiểu về Trung Quốc đã lâu, chỉ ra tại một hội thảo chuyên đề gần đây giới thiệu cuốn sách của Kissinger, thì hóa ra ông Chu nhầm Cách mạng Pháp 1789 với những cuộc biểu tình ở Paris năm 1968.
Still, Kissinger accepts the idea of Chinese wisdom eclipsing the shortsighted political maneuvers of Western democracies. “China’s strategy generally exhibits three characteristics: meticulous analysis of long-term trends, careful study of tactical options, and detached exploration of operational decisions,” Kissinger gushes in a typical passage. One can almost hear the senior statesman grinding his teeth over American foreign policy, which by contrast is often affected by politicians’ ideas and the will of voters, and is usually not the work of a small group of mandarins. Kissinger even seems to implicitly blame the protesters for the Tiananmen crackdown, for trying to “demonstrate the impotence of the government, to weaken it, and to tempt it into rash acts.” This remark is consistent with Kissinger’s view that Tiananmen was a blip in US-China relations: it was a diplomatic nuisance caused by protesters making nuisances of themselves. One of the first prominent American visitors to China after Tiananmen, Kissinger personally helped smooth ties by urging Beijing to show some “presentational aspects” of reform that would allow Tiananmen to blow over.
* * *
Dù vậy, Kissinger vẫn cho là sự khôn ngoan của người Trung Quốc làm lu mờ những thủ đoạn chính trị thiển cận của nền dân chủ phương Tây. “Chiến lược của Trung Quốc nói chung có ba đặc điểm: phân tích tỉ mỉ các khuynh hướng dài hạn, nghiên cứu thận trọng các lựa chọn về chiến thuật, và khảo sát một cách khách quan các quyết định có thể đưa ra” – trong một đoạn rất điển hình, Kissinger đã nồng nhiệt viết như vậy. Người ta gần như có thể nghe thấy nhà chính khách tài ba này nghiến răng ken két khi nói về chính sách ngoại giao của Mỹ, chính sách mà, ngược với quan điểm của ông, lại thường chịu ảnh hưởng từ ý kiến của các chính trị gia và nguyện vọng của cử tri, và thường không phải là sản phẩm của một nhóm nhỏ các vị quan chức. Thậm chí Kissinger có vẻ ngầm phê phán những người biểu tình trong vụ đàn áp ở Thiên An Môn, vì họ đã cố gắng “làm lộ ra sự bất lực của chính quyền, làm chính quyền suy yếu, và buộc chính quyền phải hành động vội vã”. Nhận xét này thống nhất với quan điểm của Kissinger rằng sự cố Thiên An Môn chỉ là một cái vết nhỏ (nguyên văn: blip, nghĩa là đốm sáng, tiếng nổ nhỏ trên màn hình máy tính – ND) trong quan hệ Mỹ-Trung: đó là một mối phiền phức về ngoại giao do đám biểu tình gây ra – những người tự gây phiền phức cho mình. Là một trong những vị khách Hoa Kỳ nổi bật nhất đến Trung Quốc sau vụ Thiên An Môn, cá nhân Kissinger đã góp phần làm quan hệ đôi bên dịu lại, bằng việc đề nghị Bắc Kinh thể hiện một số “khía cạnh có tính chất trình diễn” của cuộc cải cách, để cho qua vụ Thiên An Môn đi.
* * *
Despite predictions by American diplomats, China seems to have defied history, affirming Deng’s decision not to allow political reform, even in 1989. Many of China’s Asian neighbors, such as Thailand and the Philippines, seemed to make transitions to democracy in the ’90s, only to revert to semiauthoritarian rule in the following decade, dragged down by economic stagnation and incompetent and corrupt leadership. Japan has endured two lost decades of stasis and increasing poverty. Russia flirted with democracy in the ’90s but soon devolved into a kind of mafia state, its industries crumbling and its international power ebbing. Even the West, which had lectured China for years about privatization and embracing political reform, has over the past three years used considerable state resources to assist industries from autos to banking.
Bất chấp những dự đoán của các nhà ngoại giao Mỹ, Trung Quốc dường như vẫn thách thức lịch sử. Họ khẳng định quyết tâm của Đặng là không cho phép cải cách chính trị diễn ra ngay cả vào năm 1989. Nhiều nước láng giềng châu Á của Trung Quốc, như Thái Lan và Philippines, có vẻ đã chuyển dịch dần sang dân chủ vào thập niên 1990, để rồi lại trở về với chế độ cai trị nửa độc đoán vào thập niên tiếp sau đó, bị tình trạng trì trệ về kinh tế, lãnh đạo bất tài và tham nhũng kéo giật lùi. Nhật Bản trải qua hai thập niên mất mát, kinh tế đình đốn, nghèo đói gia tăng. Nga đùa bỡn một chút với nền dân chủ trong thập niên 90 nhưng rồi nhanh chóng thoái hóa thành một dạng nhà nước mafia, sản xuất què cụt, ảnh hưởng quốc tế sa sút. Ngay cả phương Tây, nơi đã rao giảng cho Trung Quốc nhiều năm về tư nhân hóa và cải cách chính trị, thì suốt ba năm qua cũng phải sử dụng tương đối đáng kể nguồn lực nhà nước để hỗ trợ cho các ngành từ sản xuất ô-tô đến ngân hàng.
China, meanwhile, seems to be going from strength to strength. Many authoritarian states have tried to modernize without opening up their political systems, and while few have succeeded, none compare with China. China’s economy grew by nearly 9 percent in 2009, while Japan’s shrank by more than 5 percent, and the American economy contracted by 2.6 percent. China now holds nearly $1.2 trillion in US government debt. Moreover, defying Western demands for privatization and the neoliberal Washington Consensus, the Chinese government has reasserted control over many strategic economic sectors in the past decade. Of the forty-four biggest companies in China today, only three are privately owned.
Trong khi đó, Trung Quốc có vẻ vẫn đi từ sức mạnh này sang sức mạnh khác. Nhiều nước toàn trị đã cố gắng hiện đại hóa mà không phải mở cửa hệ thống chính trị, và mặc dù một vài nước đã thành công, nhưng vẫn không nước nào so được với Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng gần 9% năm 2009, trong khi Nhật Bản thu hẹp hơn 5%, và Mỹ giảm 2,6%. Trung Quốc giờ nắm gần 1,2 nghìn tỷ USD nợ của chính phủ Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, cả thập niên qua, thách đố các yêu cầu của phương Tây đòi tư nhân hóa và thực hiện Đồng thuận Washington về tân tự do hóa, chính quyền Trung Quốc tái ấn định kiểm soát trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế chiến lược. Trong số 44 công ty lớn nhất Trung Hoa ngày nay, chỉ có 3 công ty là của tư nhân.
Until two or three years ago, the “Beijing Consensus” appealed mostly to the world’s most repressive autocrats—Mahmoud Ahmadinejad of Iran, Bashar al-Assad of Syria and Islam Karimov of Uzbekistan—all eager to learn how China has modernized its authoritarianism. But in recent years it is not just autocrats who have sought to learn from Beijing. Increasingly, leaders and even average citizens of young democracies like Indonesia, Thailand, Senegal, Venezuela, Nicaragua and Bolivia—countries where popular support for democracy has weakened and where leaders are looking for new models of growth after the failure of the Washington Consensus—have taken an interest in China’s model. Studying the ten countries of Southeast Asia, Indonesian scholar Ignatius Wibowo found that with only a few exceptions, each country has moved in the direction of China and away from liberal democracy over the past decade, largely because these nations had watched China’s successes and contrasted them with the West’s economic troubles.
Cho mãi tới cách đây 2-3 năm, “Đồng thuận Bắc Kinh” chủ yếu chỉ hấp dẫn những nhà độc tài áp chế nhất thế giới—Mahmoud Ahmadinejad ở Iran, Bashar al-Assad ở Syria và Islam Karimov ở Uzbekistan—tất cả đều hăm hở tìm hiểu cách Trung Quốc hiện đại hóa nền cai trị độc đoán của họ. Nhưng trong những năm gần đây thì không chỉ các nhà độc tài tìm cách học hỏi từ Bắc Kinh. Càng ngày, lãnh đạo và thậm chí những công dân bình thường tại các nền dân chủ non trẻ như Indonesia, Thái Lan, Senegal, Venezuela, Nicaragua và Bolivia – nơi mà sự ủng hộ của dân chúng đối với dân chủ đã suy yếu đi và lãnh đạo thì đang tìm kiếm các mô hình tăng trưởng mới sau thất bại của Đồng thuận Washington – càng quan tâm đến mô hình Trung Quốc hơn. Nghiên cứu 10 quốc gia Đông Nam Á, học giả người Indonesia Ignatius Wibowo phát hiện ra rằng trong thập niên qua, chỉ có vài ngoài lệ, còn lại nước nào cũng đang đi theo đúng con đường của Trung Quốc, xa dần con đường dân chủ tự do, chủ yếu là do những nước này đã quan sát thấy thành công của Trung Quốc và họ đặt nó đối lập với những vấn đề kinh tế của phương Tây.
Contrary to the predictions of scholars like Huntington and Lipset, China’s middle classes have displayed little inclination to rise up, even as revolutions sweep across the Middle East. In fact, the city dwellers among China’s middle classes have become an increasingly conservative barrier to change. In the wake of Tiananmen, the Communist Party all but abandoned its traditional ideology and instead based its legitimacy on improving economic performance and instilling a new, muscular and sometimes nasty nationalism through media campaigns, revised textbooks and public events. In study after study, the majority of China’s urban middle class, who have prospered enormously since the reform period began in the late ’70s, do not seem to want to change the government. A young generation of wealthy urban self-identified “neoconservatives” pressures the government to take tougher action toward Taiwan, Tibet, Japan, the United States and other perceived enemies. Party membership, now thrown open to private businesspeople, has become as coveted as elite country club memberships are in the West. One comprehensive analysis of Chinese citizens, by the US-based East-West Center, found that “as China’s economic reform and growth have progressed, public interest in promoting liberal democracy seems to have diminished.” Because growth has benefited urban areas the most, urbanites especially think that political liberalization might transfer economic and political power to poorer, rural areas. A poll released last year by the Pew research organization focusing mostly on urban areas found that nine in ten Chinese are happy with the current conditions in their country. Only 30 percent of Americans, normally among the more optimistic people in the world, were satisfied with the direction of the United States.
* * *
Trái ngược với dự đoán của những học giả như Huntington và Lipset, giai cấp trung lưu ở Trung Quốc cho thấy họ rất ít có xu hướng đứng lên, thậm chí ngay cả khi cách mạng lan tràn khắp Trung Đông. Trên thực tế, số dân thành phố trong các tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc lại còn ngày càng trở thành vật cản bảo thủ đối với sự thay đổi. Sau sự cố Thiên An Môn, Đảng Cộng sản suýt nữa thì từ bỏ ý thức hệ truyền thống và đặt sự chính danh của họ vào việc cải thiện hoạt động kinh tế, đồng thời truyền bá một thứ chủ nghĩa dân tộc mới, mạnh bạo và đôi khi thô thiển, thông qua các chiến dịch truyền thông, sách giáo khoa cải cách và các sự kiện công cộng. Hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác cho thấy, đa số tầng lớp trung lưu ở thành thị của Trung Quốc – đã phát triển rất mạnh kể từ khi cải cách bắt đầu vào cuối thập niên 1970 – dường như không hề muốn thay đổi chế độ. Một thế hệ trẻ những người thành thị giàu có, tự xưng là “tân bảo thủ”, gây áp lực buộc chính quyền phải hành động cứng rắn hơn với Đài Loan, Tây Tạng, Nhật Bản, Mỹ và những lực lượng khác mà họ cho là kẻ thù. Vào đảng, bây giờ là việc rộng mở đối với các doanh nhân, đã trở thành một điều được thèm muốn hệt như ở phương Tây người ta thèm muốn gia nhập câu lạc bộ các nước giàu sang. Một báo cáo phân tích tổng hợp các công dân Trung Quốc, do Trung tâm Đông-Tây ở Hoa Kỳ thực hiện, chỉ ra rằng “đồng thời với khi cải cách kinh tế và tăng trưởng ở Trung Quốc đạt nhiều bước tiến, sự quan tâm của công chúng đến việc thúc đẩy dân chủ tự do dường như đã suy yếu”. Do tăng trưởng có lợi cho khu vực thành thị nhất, nên người thành thị đặc biệt tin rằng tự do hóa chính trị sẽ đẩy quyền lực chính trị và kinh tế về khu vực nông thôn nghèo nàn lạc hậu. Một cuộc thăm dò do tổ chức nghiên cứu Pew thực hiện hồi năm ngoái với đối tượng chính là các khu vực thành thị cho thấy cứ 10 người Trung Quốc thì 9 người hài lòng với tình hình đất nước hiện tại. Chỉ có 30% công dân Mỹ, thường nằm trong số những người lạc quan nhất thế giới, hài lòng với đường lối của Mỹ.
* * *
China’s economic growth and the West’s economic stagnation have clearly emboldened policy-makers in Beijing. Despite often paying homage to Deng, Chinese leaders increasingly have ignored his maxim that China should play a relatively low-profile role in global affairs until it is a wealthy nation. “Chinese leaders used to come here and want to learn from us,” a senior Thai official told me. “Now it’s like they don’t have anything left to learn…. They have no interest in listening to us.” Whereas Deng cut military budgets, the government now gives China’s armed forces annual budget increases of as much as 15 percent, and the military is rushing to develop major weapons systems like an aircraft carrier. Beyond the South China Sea, other Asian nations have had brushes with an emboldened China. During the 2000s China courted India, and the two nations enjoyed increasingly close economic ties, yet in 2009 China seemed ready to go back to war with its southwestern neighbor. That spring, after having agreed to resolve its old border disputes with India, China publicly claimed that it owned some 90,000 square kilometers of disputed territory in the vicinity of Tibet. The following year China lashed out at the world when the Nobel committee awarded the Peace Prize to Chinese dissident Liu Xiaobo, jailed in 2009 for organizing Charter 08, an online petition calling for democracy, human rights and the rule of law. Beijing condemned Norway and other European nations, and applied intense pressure on leaders from Asian and European nations not to attend the Peace Prize ceremony. Many complied.
Tăng trưởng ở Trung Quốc và sự đình trệ về kinh tế của phương Tây rõ ràng khiến cho giới hoạch định chính sách ở Bắc Kinh thêm tự tin. Mặc dù thường tỏ ra kính trọng Đặng, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng phớt lờ lời răn Đặng để lại là Trung Hoa nên đóng vai trò tương đối kín đáo trong các vấn đề quốc tế, cho tới chừng nào họ trở thành một đất nước giàu mạnh. “Các vị lãnh đạo Trung Quốc từng đến đây, từng muốn học hỏi chúng tôi” – một quan chức Thái Lan kể với tôi – “Bây giờ thì có vẻ như họ không còn gì phải học nữa… Họ không thích nghe chúng tôi”. Trong khi Đặng cắt giảm ngân sách cho quân sự thì chính phủ bây giờ dành cho lực lượng vũ trang Trung Quốc khoản ngân sách mỗi năm gia tăng tới 15%, và quân đội đang đẩy mạnh việc phát triển hệ thống vũ khí lớn, chẳng hạn như hàng không mẫu hạm. Trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), các quốc gia châu Á khác phải va chạm với một Trung Quốc táo bạo. Suốt những năm 2000, Trung Quốc ve vãn Ấn Độ, và hai nước này ngày càng quan hệ chặt chẽ hơn về kinh tế, thế nhưng đến năm 2009, Trung Quốc có vẻ như đã sẵn sàng đánh nhau lần nữa với nước láng giềng phía tây nam của mình. Mùa xuân năm ấy, sau khi đã đồng ý giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới cũ với Ấn Độ, Trung Quốc công khai tuyên bố rằng họ sở hữu khoảng 90.000 ki-lô-mét vuông lãnh thổ tranh chấp ở vùng Tây Tạng. Năm sau, Trung Quốc chửi bới cả thế giới khi ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba – ông Lưu bị tù từ năm 2009 vì đã tổ chức nên Hiến chương 08, một bản kiến nghị online, kêu gọi thực hiện dân chủ, nhân quyền và pháp trị. Bắc Kinh lên án Nauy và các nước Âu châu khác, rồi gây áp lực nặng nề lên các vị lãnh đạo châu Á, châu Âu để họ không tham dự lễ trao giải. Nhiều quốc gia đã phải tuân lệnh.
Though China’s military lags behind that of the United States, its economic power and its status as America’s main creditor have made it more aggressive in dealing with Washington as well, shocking some American diplomats not accustomed to having a bona fide peer. Beijing has taken to chiding American politicians for their fiscal recklessness; after Congress barely eked out a temporary agreement on the debt limit, the Chinese state news agency Xinhua warned American politicians to overcome their “debt addiction.” When the Dalai Lama, viewed (unjustifiably) by Chinese leaders as a separatist extremist, wanted to visit Washington in the fall of 2009, Chinese officials applied intense pressure on the Obama administration not to have the president meet him, even in a private capacity. Facing an enfeebled American economy and demands from its largest creditor, the White House complied. Obama allowed the Dalai Lama to visit the United States without a stop at the White House, the first time an American president had ignored the Tibetan in two decades.
Mặc dù xét về quân sự thì Trung Hoa còn tụt hậu xa so với Mỹ, nhưng sức mạnh kinh tế và vị thế của họ như là chủ nợ chính của Mỹ đã khiến họ quyết liệt hơn trong quan hệ với Washington, gây sốc cho nhiều nhà ngoại giao Mỹ, vốn không quen có một nước bạn bình đẳng và thiện ý. Bắc Kinh cũng đã rầy la chính giới Mỹ về sự cẩu thả trong chính sách tài khóa; sau khi Quốc hội Mỹ chật vật bổ sung thêm một thỏa thuận tạm thời về định mức nợ, Tân Hoa Xã đã cảnh báo các chính trị gia Mỹ là phải vượt qua “căn bệnh nghiện vay nợ” của mình. Mùa thu năm 2009, khi Đà Lai Lạt Ma – người bị chính quyền Trung Quốc mặc nhiên coi là một kẻ cực đoan ly khai – muốn đi thăm Washington, quan chức Trung Quốc cũng gây áp lực dữ dội lên chính quyền Obama, không cho tổng thống gặp Đà Lai Lạt Ma, dù chỉ là gặp riêng. Trước tình cảnh kinh tế Mỹ suy yếu và bị chủ nợ lớn nhất đòi hỏi như thế, Nhà Trắng phải chịu vâng lời. Obama để cho Đà Lai Lạt Ma đi thăm Mỹ mà không dừng chân ở Nhà Trắng. Suốt hai thập niên qua, đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ lờ nhân vật người Tây Tạng này đi như vậy.
In some ways, China’s newfound confidence is not exceptional. After all, for two millenniums China was one of the most powerful nations in the world. As Kissinger explains in some detail, Chinese emperors became accustomed to foreign leaders traveling to Beijing as supplicants; this overconfidence was a main reason the last imperial dynasty did not understand how badly China had lost ground economically to Britain and other Western nations in the nineteenth century. In the long view, the return of China—and other nations like India—to the center of global commerce and politics is in many ways more normal than dominance by a small number of Western countries.
* * *
Trong một số phương diện, sự tự tin mà Trung Quốc mới lấy lại được không phải là biệt lệ. Suy cho cùng thì suốt hai thiên niên kỷ, Trung Quốc đã là một trong những nước hùng mạnh nhất thế giới. Như Kissinger đã lý giải tương đối chi tiết, các hoàng đế Trung Hoa vốn quen với việc các ông vua nước khác đến Bắc Kinh là để cống nạp; sự tự tin thái quá này là lý do chính khiến cho vương triều cuối cùng của Trung Hoa không hiểu được nước họ đã mất cơ sở kinh tế một cách tệ hại như thế nào vào tay Anh quốc và các nước phương Tây khác hồi thế kỷ 19. Nhìn nhận về lâu dài thì việc Trung Quốc – và những nước khác, ví dụ Ấn Độ – trở lại trung tâm của nền thương mại và chính trị toàn cầu là điều rất bình thường, về nhiều khía cạnh, so với việc một nhóm nhỏ nước phương Tây chi phối thế giới.
* * *
Nevertheless, like American leaders in the early nineteenth century who claimed the entire Western Hemisphere as US sphere of influence, China does not yet possess the international influence and respect to make good on its increasingly assertive behavior—a gap some Chinese leaders do not seem to understand. Rapid growth has pulled hundreds of millions out of poverty but has also created massive economic inequality in what is a nominally socialist country. Economic inequality in China is more severe than in nearly every other nation in Asia. One-party rule has abetted massive graft, costing as much as $90 billion in economic growth each year and tainting politics. Outer regions like Tibet, Xinjiang and Inner Mongolia have become increasingly restive, and in rural China, where growth has not filtered down, tens of thousands of protests erupt each year, with many turning violent. (Domestic unrest partly explains why Beijing has tried to ignore the Arab uprisings, even going so far as to implement filtering measures that, for a time, prevented users from searching for the word “Egypt” on search engines and social networking sites.) The Chinese leadership’s laserlike focus on growth has created looming environmental catastrophes that will make the ecological degradation sanctioned by the administration of George W. Bush look like the work of John Muir. And, as several demographers have noted, China, whose one-child policy has skewed the social welfare system, will be the first developing country to grow old before it grows rich. This anomaly will be a disaster for an economy that, as Kissinger notes, has benefited enormously from a large, unskilled, young workforce willing to toil untold hours for minimal wages.
Tuy nhiên, giống như những nhà lãnh đạo Mỹ hồi đầu thế kỷ 19 từng tuyên bố rằng toàn bộ Bán cầu Tây là vùng ảnh hưởng của Mỹ, Trung Quốc hiện giờ chưa sở hữu được ảnh hưởng quốc tế cũng như sự tôn trọng của cả thế giới để có thể làm lợi từ cách ứng xử ngày càng quyết đoán của mình. Đó là một khoảng cách (giữa Mỹ và Trung Quốc – ND) mà giới lãnh đạo Trung Quốc hình như chưa hiểu. Tăng trưởng nhanh chóng đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo nhưng cũng tạo ra bất bình đẳng kinh tế trên diện rộng ở một nước mà về danh nghĩa là xã hội chủ nghĩa. Bất bình đẳng kinh tế ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn gần như tất cả các nước khác ở Á châu. Chế độ độc đảng đã mở đường cho nạn tham nhũng, ăn hối lộ, làm tốn tới 90 tỷ USD tăng trưởng kinh tế mỗi năm và làm bại hoại nền chính trị. Những vùng xa, vùng sâu như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông càng ngày càng khó bảo, còn ở nông thôn, nơi tăng trưởng đã bị hạn chế để ở bớt lại thành phố, hàng chục nghìn cuộc biểu tình nổ ra mỗi năm, rất nhiều cuộc mang màu sắc bạo lực. (Bất ổn trong nước lý giải một phần cho việc tại sao Bắc Kinh phải cố gắng tảng lờ những cuộc chính biến ở thế giới Ả-rập, thậm chí họ còn đi xa đến mức tạm thời sử dụng các biện pháp lọc để ngăn chặn người dùng Internet tìm từ “Ai Cập” trên các mạng tìm kiếm và mạng xã hội). Sự tập trung sắc nét của ban lãnh đạo Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế đã gây ra những thảm họa ám ảnh về môi trường, khiến cho vấn nạn suy thoái môi trường sinh thái – mà chính quyền George W.Bush bật đèn xanh – trở thành giống như sự nghiệp của John Muir*. Và, như một vài nhà nhân khẩu học đã chỉ ra, chính sách một con của Trung Quốc đã làm lệch lạc hệ thống phúc lợi xã hội, Trung Quốc sẽ là nước đang phát triển đầu tiên già trước khi kịp giàu. Sự bất thường này là một thảm họa đối với một nền kinh tế, mà như Kissinger nói, đã được thừa hưởng quá nhiều từ một lực lượng lao động hùng hậu, kém kỹ năng, trẻ trung, sẵn sàng làm việc kiệt lực, làm thêm nhiều giờ không được ghi lại, để lãnh mức lương tối thiểu.
*(1838-1914, nhà tự nhiên học Mỹ gốc Scotland, sinh thời rất tích cực bảo vệ môi trường; ở đây tác giả dùng với ý nói rằng với những gì Trung Quốc làm, sự nghiệp bảo vệ môi trường cũng thành ra vô ích – ND).
Though American prestige has suffered badly in the past decade, and Washington can hardly be held up as a model of idealistic foreign policy, foreign leaders still generally trust America more than China to uphold international institutions, to patrol the sea lanes and to defend common global interests. China has no blue water navy; in trade relations Beijing has pursued narrow, almost mercantilist policies; at the United Nations, China has rarely proved willing to condemn even the most abusive of its allies, such as North Korea or Burma. This may change—if the United States continues to abrogate global influence and allow its economic system to disintegrate, and also if China becomes more experienced and responsible. But for now, the old order has not been toppled.
Mặc dù uy tín của Mỹ đã bị sa sút tệ hại trong thập niên qua, và Washington khó có thể còn được xem là một mô hình ngoại giao lý tưởng, nhưng các nhà lãnh đạo trên thế giới nhìn chung vẫn tin tưởng Mỹ hơn Trung Quốc trong việc duy trì các định chế quốc tế, tuần tra đường biển và bảo vệ lợi ích chung của toàn cầu. Trung Quốc không có hải quân nước xanh*; trong quan hệ thương mại, Bắc Kinh phải theo đuổi các chính sách nhỏ hẹp, gần như trọng thương chủ nghĩa; tại LHQ, Trung Quốc hiếm khi tỏ ra sẵn sàng chỉ trích ngay cả đồng minh dối trá nhất của mình như Bắc Triều Tiên hay Miến Điện. Điều đó có thể sẽ thay đổi – nếu Mỹ tiếp tục mất ảnh hưởng quốc tế và để cho hệ thống kinh tế của họ tan rã, và cả nếu Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm hơn, tỏ ra có trách nhiệm hơn. Nhưng cho đến giờ thì trật tự cũ vẫn chưa bị đảo ngược.
*(tức là lực lượng hải quân có thể hoạt động ở vùng biển sâu, ngoài khơi xa, khác với hải quân nước nâu chỉ hoạt động ven bờ, gần bờ – ND)
By acting more assertively in places like the South China Sea without yet being ready to assume the mantle of global leadership, without an idea that can truly appeal to and inspire other nations, Beijing’s leaders have unwittingly pushed countries—including many with long histories of anti-Americanism—into the hands of the United States, the only remaining global power. China’s model of development is drawing interest in many developing nations; but while leaders and average citizens are often willing to abandon the neoliberal economic element of the Washington Consensus, few want to adopt the repressive, authoritarian and insular politics of the Beijing Consensus. Over the past year, Hillary Clinton has become the most sought-after diplomat at Southeast Asian meetings, primarily because nations are looking to Washington for reassurance that it will not abandon Asia to a China-centric order. The Philippines, which tossed US forces from its bases in the archipelago two decades ago, is desperately trying to stockpile American military hardware and persuade US troops to pay frequent visits. Hanoi now welcomes American port calls, sends its savviest officials to study in the United States and has signed an agreement to cooperate with its former enemy on high-level nuclear technology.
Bằng các hành động quyết liệt hơn ở những nơi như Biển Đông, dù chưa sẵn sàng đảm nhận chiếc áo lễ của nhà lãnh đạo toàn cầu, chưa có một ý tưởng nào thực sự hấp dẫn và tạo cảm hứng cho các quốc gia khác, nhưng những nhà lãnh đạo Bắc Kinh, một cách vô ý thức, đã đẩy các nước khác – kể cả những nước có cả một quá khứ chống Mỹ – vào tay Mỹ, siêu cường duy nhất hiện nay của thế giới. Mô hình phát triển của Trung Quốc thu hút sự chú ý của rất nhiều nước đang phát triển; nhưng trong khi lãnh đạo và các công dân bình thường ở Trung Quốc thường hăm hở loại bỏ yếu tố kinh tế tân tự do trong Đồng thuận Washington, thì lại rất ít người muốn thi hành những chính sách đàn áp, độc đoán và cô lập của Đồng thuận Bắc Kinh. Năm qua, Hillary Clinton đã trở thành nhà ngoại giao được tìm kiếm nhiều nhất tại các hội nghị của Đông Nam Á, chủ yếu là do các nước này đang tìm đến Washington để được tái đảm bảo rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi châu Á, không để châu Á vào trật tự của Trung Quốc, với Trung Quốc là trung tâm. Philippines, hai thập kỷ trước từng tống cổ quân đội Mỹ khỏi các cơ sở trên quần đảo này, bây giờ đang tuyệt vọng tích trữ vũ khí của Mỹ và thuyết phục quân Mỹ ghé thăm thường xuyên hơn. Hà Nội giờ đây cũng hoan nghênh những hỏi han của Mỹ về cảng biển, gửi các quan chức hiểu biết nhất của họ sang học ở Mỹ, và còn ký một thỏa thuận hợp tác về công nghệ hạt nhân cao cấp với kẻ thù cũ.
Kissinger sees a brighter future for the Middle Kingdom. He lauds China’s current leadership for putting “forward to its people a catalog of tasks to be accomplished,” as if leadership entailed simply listing your plans; he praises China for promising a “peaceful rise,” as if politicians’ promises can always be taken at face value. Perhaps Kissinger, like so many before him, has allowed himself to be captured by Chinese myths.
Kissinger nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn cho Trung Quốc. Ông hoan nghênh ban lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc vì đã “trình bày trước nhân dân mình một loạt những nhiệm vụ cần thực hiện”, cứ như thể lãnh đạo chỉ đòi hỏi mỗi việc lập kế hoạch; ông ta khen ngợi Trung Quốc vì đã hứa hẹn sẽ “trỗi dậy hòa bình”, cứ như thể mọi lời hứa của các chính trị gia đều có thể đáng tin như giá trị bề mặt của nó. Có lẽ Kissinger, cũng như nhiều rất nhiều người trước ông ta, đã để những huyền thoại về Trung Quốc cuốn lấy mình.
In a country facing such vast challenges, domestically and internationally, it’s not at all clear than even Deng, who at times enjoyed the respect of average people as well as the country’s most powerful institutions, could have overseen a Chinese transition to democracy. The one top Chinese leader who has the public’s respect and also seems committed to liberalization, Premier Wen Jiabao, is an increasingly lonely voice, ignored by many of his colleagues. When he steps down in the next two years, there will be no one with Wen’s authority among the public to replace him. Many Chinese officials, who have forgotten Deng’s warning that “if one day China should seek to claim hegemony in the world, then the people of the world should…fight against it,” seem shocked at how badly Beijing has muddled its relations with other countries in the past two years. They are also recognizing how far China actually remains from global leadership.
Ở một quốc gia có nhiều thách thức to lớn như thế, cả trong và ngoài nước, không thể nào nói rõ rằng ngay cả Đặng – người mà đôi khi được hưởng sự kính trọng của những người dân bình thường cũng như của những định chế hùng mạnh nhất nước – có thể đã theo sát bước chuyển đổi của Trung Quốc sang dân chủ. Nhà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc hiện nay, được công chúng quý trọng và có lẽ cũng kiên định con đường tự do hóa – Thủ tướng Ôn Gia Bảo – đang là một tiếng nói ngày càng cô độc hơn, bị rất nhiều đồng chí quay lưng. Trong vòng hai năm tới, khi ông thôi giữ chức, sẽ không còn ai có được uy lực của Ôn trước công chúng để thay thế ông. Nhiều quan chức Trung Quốc đã quên lời cảnh báo năm xưa của Đặng rằng “một ngày kia, nếu Trung Quốc muốn xưng bá trên thế giới, thì người dân của thế giới sẽ… đánh lại họ”. Những vị quan chức này dường như đang sốc trước việc Bắc Kinh làm quan hệ của họ với các nước khác rối tinh lên như thế nào trong suốt hai năm qua. Họ cũng đang nhận ra Trung Quốc thật sự còn xa lắm mới đến được với vị trí kẻ lãnh đạo toàn cầu.
Translated by Thủy Trúc – Đan Thanh
Source: http://www.thenation.com/article/163669/after-deng-chinas-transformation?page=full

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn