MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 4, 2011

HỌC GIẢ VIỆT NAM NÓI VỀ BIỂN ĐÔNG TRÊN TRUYỀN HÌNH TRUNG QUỐC VIETNAMESE SCHOLAR SPEAKS ABOUT THE EAST SEA ON CHINESE TV


HỌC GIẢ VIỆT NAM NÓI VỀ BIỂN ĐÔNG TRÊN TRUYỀN HÌNH TRUNG QUỐC
VIETNAMESE SCHOLAR SPEAKS ABOUT THE EAST SEA ON CHINESE TV
VietNamNet Bridge - Trong cuộc phỏng vấn trên một kênh truyền hình Trung Quốc, Tiến sĩ Vũ Cao Phan, một nhà nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc - Việt Nam và là Phó Chủ tịch của Hội hữu nghị Việt -Trung, nói rằng các phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam là một phản ứng tự vệ, không phải mối đe dọa của chiến tranh. Ông tin rằng các tranh chấp Biển Đông sẽ được giải quyết một cách hòa bình.
Dưới đây là nội dung của cuộc phỏng vấn do truyền hình Phượng Hoàng của Hồng Kông thực hiện với Tiến sĩ Phan với tư cách là cố vấn khoa học của Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), mà một phần của cuộc phỏng vấn đã được phát sóng đến hơn 150 quốc gia vào ngày 25 tháng 6..
VietNamNet Bridge – In the interview on a Chinese television channel, Dr. Vu Cao Phan, a researcher of Vietnam-China relationships and Vice Chair of the Vietnam-China Friendship Association, said that Vietnamese leaders’ speeches are a self-defense reaction, not threats of war. He believed that the East Sea disputes would be settled peacefully.
Below is the contents of Dr. Vu’s interview with Hong Kong’s Phoenix TV as the scientific advisor of the Institute for Chinese Studies (Institute for Social Sciences of Vietnam), which part of it was broadcast to over 150 countries on June 25.


Sự thể hiện cứng rắn gần đây của Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) biểu thị một thái độ gì ?
What attitude does Vietnam show through its tough expression in the South China Sea (East Sea) recently?
Trả lời : Nếu chỉ nhìn vào riêng biệt các sự kiện xảy ra gần đây để đánh giá phản ứng và thái độ của Việt Nam thì sẽ không chính xác. Phải nhìn rộng ra một chút, nhìn xa ra một chút. Vài năm gần đây ngày càng có nhiều các tàu đánh cá của phía Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết lưới cụ rồi đòi tiền chuộc. Như năm ngoái chẳng hạn, hàng chục tàu thuyền, hàng trăm ngư dân khu vực miền Trung bị bắt giữ. Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống lâu đời và yên lành của ngư dân Việt Nam, bây giờ bỗng nhiên liên tục xảy ra những sự việc như vậy.
It is inaccurate to assess Vietnam’s reaction and attitude if you only look at recent incidents. We should look broader and farer.
In recent years, more and more Vietnamese fishing fishes were seized by China; Vietnamese fishermen’s fishing equipment was confiscated and they had to pay ransom. For example, last year dozens of fishing boats and hundreds of fishermen in central Vietnam were captured. This has been traditional and peaceful fishing ground of Vietnamese fishermen and now many incidents occurred for them.
Có lần tivi Việt Nam chiếu cảnh hàng trăm thân nhân của những người đánh cá đứng, ngồi lam lũ trên bờ biển khóc lóc ngóng lo chồng con trở về đã gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (điều này chắc các bạn Trung Quốc không biết).
The Vietnamese public was very unpleasant to see hundreds of people who are relatives of captured fishermen sat on the coast to cry and wait for their husbands and their sons to return on a TV reportage (perhaps Chinese friends did not know about this).
Nhà đương cục Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc về vấn đề đó nhưng hầu như không được đáp ứng. Lần này Trung Quốc hành động mạnh hơn thì phản ứng của Việt Nam cũng buộc phải mạnh hơn, không có gì quá bất thường.
Trong tinh thần ấy, tôi nghĩ, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, đâu có phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh như các bạn vừa suy luận. Nếu người dân Trung Quốc thấy bất thường thì có lẽ là vì các bạn không biết đến các sự kiện trước đó như tôi vừa nói.
The Vietnamese authorities talked with their Chinese counterparts about this but that matter is almost not solved. This time China made stronger moves, so Vietnam’s reaction must be stronger. It is not unusual.
In that situation, I think Vietnamese leaders’ statements are only self-defense reactions, not threats of war as you think. If Chinese people feel it’s abnormal, perhaps you did not know about the previous incidents as I have just mentioned.
Còn nếu gọi đây là một sự leo thang thì phải thấy là Việt Nam leo theo các bạn Trung Quốc. Đúng thế đấy, phía Trung Quốc luôn luôn leo lên trước.
If you consider it as escalation, you should know that Vietnam only escalates after China. It is true that China always escalates first.
Theo ông, tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) sẽ được giải quyết bằng vũ lực hay đàm phán?
In you opinion, the South China Sea disputes will be settled by force or negotiation?
Ở Việt Nam loại câu hỏi như thế này hầu như không được đặt ra; tôi nói hầu như nghĩa là không phải không có. Mặc dù Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn nửa thế kỷ qua nhưng không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này vì những hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải).
In Vietnam, such a question is almost never been raised. When I said “almost”, it means that not to have such question. Though Vietnam had to face many wars in over half of the last century, but not many people think of a China-Vietnam war at this moment because of islands in the East Sea (China calls it South China Sea).
Về phía cá nhân, tôi tin cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Thứ nhất là vì Chính phú hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp này không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng.
Personally, I think the disputes will be solved peacefully because firstly, the two governments always commit to settle these disputes not by force by through diplomatic channels and negotiation.
Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình.
Secondly, both countries are trying to develop their economies after many years of destruction by the Cultural Revolution in China and the war in Vietnam. The two sides have achieved satisfactory results and no one of them wants their development to be held back again by war.
Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại - tôi muốn nói đến một dư luận quốc tế đã trưởng thành - sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy.
Thirdly, the context of the modern world, I mean mature international public, would strongly contribute to prevent such a possibility.
Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn, tôi tin như vậy. Tôi xin hỏi lại anh, chắc anh cũng không muốn có muốn một cuộc chiến tranh chứ ?
Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những va chạm, xung đột nhỏ.
Fourthly, which is also very important; if the two governments have a little fever, the sense and sentiment of the both peoples would help them awake. I believe that. I would like to ask you that you do not want to have a war, don’t you?
However, minor clashes may occur.
Bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền ? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng khai thác" như thế nào ?
The nature of the disputes between China and Vietnam, in you opinion, is economic or sovereignty issue? How does Vietnam see the principle “putting aside conflicts to exploring together”?
Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trưng Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc "gác tranh chấp, cùng khai thác". Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi.
This is an interesting question. The incidents in the East Sea show both economic and sovereignty disputes. Objectively, China seems to be inclined to economic reasons while Vietnam is more inclined to sovereignty. If we see it that way, we can explain why Vietnam is not Source: interested in “putting aside conflicts to exploring together” in the East Sea. Let’s analyze why. This is my personal idea only.
Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: "gác tranh chấp, cùng khai thác" mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: "Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác", có đúng không? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là "chủ quyền"! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?
The first reason is natural resources are limited. Once they are exhausted, what will happen? Related to it is the second reason: ““putting aside conflicts to exploring together” as you have said is only half of the recommendation by Mr. Deng Xiaoping “Our sovereignty, putting aside disputes, exploring together”, is that correct? It means that once natural resources are exhausted, Vietnam has nothing and China still has the basics – “sovereignty”! These islands and those waters are not only valuable in terms of natural resources.
Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền.
I support the two countries to explore natural resources in the East Sea together, but at least we have to make clear the sovereignty to a certain level (if not completely).
Về câu hỏi của các bạn là bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung là gì, kinh tế hay chủ quyền thì tôi đã phát biểu như vậy. Nhưng nếu cho tôi được phát triển theo ý mình thì tôi nói rằng, bản chất của cuộc tranh chấp này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây, có phải vậy không? Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo cần phải ngồi lại với nhau, ở cấp cao nhất ấy, một cách bình đẳng, bình tĩnh, thẳng thắn và chân thành. Vấn đề hóc búa đấy. Đương đầu với sự thật không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng nếu xuất phát từ thiện chí mong muốn một sự bền vững thực chất cho tình hữu nghị Việt - Trung.
That is my answer for your question “what is the nature of the China-Vietnam disputes, economics or sovereignty”. But If I’m allowed to develop it further, I can say that the nature of the disputes is politics.
The Vietnam-China relations have not been quiet for tens of years and it is a nearly constant flow, before the sea disputes appear in recent years, is it true? To solve it, leaders need to sit together, at the highest level, in an equal, strait and sincere manner. It is a thorny issue. It is uneasy to face the truth but it will become easy with good will to have the real sustainability for the friendship between Vietnam and China.
Làm gì để duy trì quan hệ hữu hảo Việt - Trung? Theo ông, tương lai phát triển của quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào ? Làm cách nào để có thể duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước?
What will be the future of the China-Vietnam relations? How to maintain the friendship between the two countries?
Tôi là một người có nhiều năm công tác ở Hội Hữu nghị Việt - Trung, có nhiều mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc và nói một cách rất chân thành là tôi yêu Trung Quốc, khâm phục Trung Quốc và thậm chí có thể gọi là "thân Trung Quốc" cũng được.
I’ve worked for years at the Vietnam-China Friendship Association. I have many close relations with China and sincerely, I love China, I admire China and I may even say that I’m intimidated with China.
Vì thế, điều mong muốn thường trực của tôi là làm sao xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp, thật sự tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chắc các bạn cũng muốn vậy. Nhưng có không ít việc phải làm. Có việc phải bắt đầu lại.
Trước hết, như tôi đã nói là phải ngồi lại với nhau. Có vị bảo với tôi là ngồi mãi rồi còn gì. Không, ngồi như vậy chưa được, ngồi như vậy không được. Ngồi thế không phải là ngồi thẳng. Về phần mình với mong muốn như vậy, tôi xin được gửi gắm đôi điều giống như là những lời tâm sự đến các bạn:
Therefore, my permanent wish is how to build a good, really good relations between the two people--and you too, I think. But there are many tasks to do. There are some that we have to restart.
First of all, as I have said, we have to sit together. Some told me that we have sat together for a long time already. No, that way is not okay yet. Sitting that way is not sitting straight. I would like to tell you my confidence:
Thứ nhất là, vấn đề đàm phán song phương giữa hai nước. Tôi nghĩ đàm phán song phương cũng tốt, cũng cần thiết. Những nơi có tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa (Nam Sa) thì cần phải đàm phán nhiều bên còn như quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là vấn đề của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại khác. Nhưng Chính phủ các bạn lại tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán. Vậy thì còn cái gì nữa để mà "song phương" ở đây? Chính tuyên bố ấy của Trung Quốc đã đóng sập cánh cửa "con đường song phương".
The first is bilateral negotiation between the two countries. I think bilateral negotiation is good and necessary. Multilateral negotiation is needed for the Truong Sa (Spratly) Islands, but it is different for the Hoang Sa (Paracel) Islands, which is the issue between Vietnam and China. However, your government declared that Hoang Sa belongs to China and it is not the matter for negotiation. So what is for “bilateral negotiation”? That statement has closed the door for “bilateral negotiation”.
Tình trạng tranh chấp Hoàng Sa rất giống với tình trạng tranh chấp của đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà ở đấy, địa vị của Trung Quốc hoàn toàn giống như địa vị của Việt Nam ở Hoàng Sa lúc này. Chẳng lẽ Trung Quốc lại có một tiêu chuẩn kép cho những cuộc tranh chấp giống nhau về bản chất sao?
The dispute over Paracel Islands is similar to the conflict for the Diaoyu Islands between China and Japan, in which China’s position is completely the same with Vietnam’s in the Paracel disputes. Does China have two different standards for disputes of the same nature?
Thứ hai là, chúng ta thường nói đến sự tương đồng văn hóa giữa hai nước như là một lợi thế cho việc chung sống hữu nghị bên nhau giữa hai dân tộc. Điều đó đúng một phần, nhưng mặt khác, văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ứng xử có sự khác biệt với lớn Trung Quốc. Nếu văn hóa ứng xử của người Trung Quốc là mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán (và do đó thường áp đặt?), nặng về lý trí, thì văn hóa ứng xử của người Việt Nam là nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ. Hình như các bạn Trung Quốc chưa hiểu được điều này ở người Việt Nam. Cần phải hiểu được như vậy thì quan hệ giữa hai bên mới dễ dàng.
Secondly, we often say about cultural similarity between the two countries as an advantage for living in friendship between the two nations. It is partly true but Vietnamese culture, especially the culture of behavior of Vietnamese is greatly different from China. If Chinese are strong, definitive and decisive (may lead to imposition), being inclined to sense, Vietnamese are gentle, tolerant, being inclined to sentiment. They remember someone’s favor a very long time and quickly forget animosity. It seems that Chinese friends don’t understand this yet. You need to understand it so the relations would be easy.
Tôi có thể lấy một ví dụ. Những sự kiện ở Nam Kinh, ở Lư Cầu Kiều xảy ra đã hơn bảy chục năm rồi. Nhưng mỗi khi có vấn đề với Nhật Bản, người Trung Quốc lại xuống đường biểu tình, đầy căm thù nhắc lại những sự kiện ấy. Người Việt Nam thì không như vậy.
I would like to cite an example. The events in Nanching, Qiqishibian which happened over 70 years ago but whenever having problems with Japan; Chinese parade and demonstrate to remind these events and to show their hatred. Vietnamese don’t.
Phát xít Nhật đã góp phần gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người Việt Nam năm 1945, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 - 1975, người Mỹ, người Hàn Quốc đã gây rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, chính những người lính các nước này khi trở lại Việt Nam đã rất ngạc nhiên bắt gặp những nụ cười niềm nở thân thiện của người dân. Có lẽ nhờ thái độ, cách ứng xử đó của người Việt Nam chăng mà Mỹ, Nhật, Hàn cuối cùng đã trở thành những đối tác kinh tế và thương mại lớn, và là những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam sau chiến tranh?
Japanese fascism contributed to the famine that killed millions of Vietnamese in 1945 and in the Vietnam War (1965-1975), American and South Korean people made a lot of crimes against Vietnamese people. But after the war, American and Korean soldiers who returned to Vietnam were very surprised to see friendly smiles of Vietnamese people. Perhaps thanks to this attitude and behavior of Vietnamese, the US, Japan, South Korea have become big economic and trade partner as well as the leading aid providers for Vietnam after the war?
Nói như thế vì tôi thấy rằng, cách ứng xử nặng nề của phía Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang đẩy những người Việt Nam vốn rất yêu quý Trung Quốc ra xa các bạn, chứ không phải là Việt Nam cố đi tìm những liên minh ma quỷ để chống Trung Quốc.
I have to say so, because as I see that China’s heavy behavior against Vietnam has been pushing Vietnamese who love China very much far from you, not Vietnam trying to seek evil alliances against China.
Lấy thêm một ví dụ nữa nhé! Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu bản chất sự kiện (cũng có thể gọi là cuộc chiến tranh) tháng 2/1979 rồi. Người Việt Nam đã muốn quên đi, và khi tiếp xúc với các bạn Trung Quốc vẫn luôn giữ một sự niềm nở chân tình. Trái lại người Trung Quốc rất hay nói đến sự kiện đó. Các bạn biết không, năm 2009, tôi chẳng để ý đó là năm gì, giở báo, mạng của các bạn mới biết là đã 30 năm kể từ 1979. Không phải chỉ vào tháng 2 đâu mà suốt cả năm 2009 người ta nói về sự kiện này. Hàng mấy trăm bài viết, nhiều bài trên mạng mà nhìn vào chỉ muốn khóc. Lời lẽ thật tàn tệ. Thôi, cho chuyện này qua đi...
One more example…we can now understand the nature of the incident (or maybe called the war) in February 1979. Vietnamese want to forget and they are always hospitable and sincere. On the contrary, Chinese mention this event very often. You know, in 2009, I did not mind that what year was. I only knew that it was the 30th year since 1979, when I read your newspapers. Not only in February but throughout the year 2009, Chinese newspapers wrote about this event. Hundreds of articles were published. I only wanted to cry when I read articles on the Internet, with merciless words. Let’s forget it…
Thứ ba là, quan hệ giữa hai nước chúng ta thậm chí phải trở nên đặc biệt vì chúng ta có sự tương đồng văn hóa, lịch sử, là láng giếng không thể cắt rời, từng hoạn nạn có nhau (bản thân tôi là một người lính trong chiến tranh, tôi không thể nào quên sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Trung Quốc về cả vũ khí, lương thực mà mình trực tiếp được sử dụng). Hai nước chúng ta lại đang cùng cải cách mở cửa, phát triển kinh tế. Chừng ấy lý do là quá đủ để quan hệ này trở nên hiếm có, trở nên đặc biệt.
Thirdly, the relations between our countries must become special because we have cultural, historical similarity and we are neighbors who cannot be apart, who have been together in misfortune (I was a soldier in the war and I can’t forget the whole-hearted assistance of Chinese people). Both our countries are opening the door for reform and economic development. These reasons are more than enough for our relations to be uncommon and special.
Tôi nói như vậy là muốn phát biểu thêm rằng, hai nước còn một lý do tương đồng nữa là cùng thể chế chính trị, cùng ý thức hệ, điều hay được người ta nhắc đến.
Moreover, the two countries have another similarity: the similar political institution and ideology, which are often mentioned.
Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi - của riêng tôi thôi nhé - thì không cần nhấn mạnh điểm tương đồng này. Nó tồn tại như một điều kiện, một lý do thế thôi, không cần nhấn mạnh như cách hai nước vẫn làm. Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau.
But personally, I think that we don’t need to emphasize this similarity. It exists as a condition, a reason, which we don’t need to emphasize like the way the two countries have done. As you know, there are still clashes and wars between countries of the same ideology for national interests. Actually, national interest is higher than ideology. We should frankly recognize it to not delude each other.
Hơn nữa, giả dụ một ngày nào đó một trong hai nước chúng ta có một thể chế chính trị khác thì sao, chúng ta lúc ấy còn cần duy trì quan hệ láng giềng tốt nữa không ? Vẫn cần chứ, rất cần. Vậy thì...
Moreover, I suppose that one day, one of the two countries will have another political institution… what will happen? Will we need to maintain neighborliness? Yes, we will. So…
Tôi rất sẵn lòng cùng các bạn làm tất cả những gì để hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã hiểu biết càng hiểu biết nhau hơn nữa, đã gần gũi càng gần gũi nhau hơn nữa. Cám ơn Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này.
I’m willing to do anything with you to make the two nations to further understand each other and to be closer. Thank you the Phoenix TV to give me this interview!
Source: VNN

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn