MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 4, 2011

IMF bombshell: Age of America nears end - Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa thả một trái bom “Thời đại Mỹ” sẽ chấm dứt

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhHnG0q9Ejm43TaQAveYt7NvgjsUf6icJPDftOzaq9ClCqtz4mrl8M1X6i0tiz7c6Mh-bNhiihCtCpUJpe6rWdG2oaEMTwbrTBepOaIprm5D3xPeu9U38XNyAKD-nzchT2udZdpmWK3BzUH/s1600/IMFChina2016.jpg


IMF bombshell: Age of America nears end
Commentary: China’s economy will surpass the U.S. in 2016

By Brett Arends, MarketWatch

Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa thả một trái bom “Thời đại Mỹ” sẽ chấm dứt và nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị nền kinh tế Trung Quốc qua mặt năm 2016.

By Brett Arends, MarketWatch

This column has been updated to include a reaction from the IMF.

Bài báo này đã được thêm phần cập nhật về phản ứng của IMF

BOSTON (MarketWatch) — The International Monetary Fund has just dropped a bombshell, and nobody noticed.

BOSTON (MarketWatch) Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa thả một trái bom mà không ai để ý.

For the first time, the international organization has set a date for the moment when the “Age of America” will end and the U.S. economy will be overtaken by that of China.

And it’s a lot closer than you may think.

Lần đầu tiên, tổ chức quốc tế này đã đưa ra một thời điểm rõ ràng để đánh dấu cái lúc mà “Thời đại Mỹ” sẽ chấm dứt và nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị nền kinh tế Trung Quốc qua mặt.

Đó là một ngày gần kề hơn bạn tưởng rất nhiều.

According to the latest IMF official forecasts, China’s economy will surpass that of America in real terms in 2016 — just five years from now.

Put that in your calendar.

Theo những dự báo chính thức mới nhất của IMF, kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt kinh tế Hoa Kỳ thực sự vào năm 2016 – chỉ còn 5 năm nữa thôi.

Hãy ghi điều này lên lịch.

It provides a painful context for the budget wrangling taking place in Washington right now. It raises enormous questions about what the international security system is going to look like in just a handful of years. And it casts a deepening cloud over both the U.S. dollar and the giant Treasury market, which have been propped up for decades by their privileged status as the liabilities of the world’s hegemonic power.

Lời dự đoán này vẽ lên một tình huống khá nhức nhối cho cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề ngân sách đang diễn ra tại Washington. Nó nêu lên những câu hỏi to lớn về hình ảnh của hệ thống an ninh toàn cầu chỉ vài năm tới đây. Nó còn tạo ra một đám mây đen phủ lên tương lai của đồng Mỹ kim và thị trường trái phiếu vĩ đại của Bộ Ngân khố Mỹ – hai thực thể được chống đỡ trong nhiều thập kỷ qua nhờ địa vị ưu thế là được dùng làm trái khoản (liabilities) của một bá quyền thế giới.

According to the IMF forecast, which was quietly posted on the Fund’s website just two weeks ago, whoever is elected U.S. president next year — Obama? Mitt Romney? Donald Trump? — will be the last to preside over the world’s largest economy.

Theo dự báo của IMF, một thông tin được lặng lẽ đăng trên website của tổ chức tài chính này chỉ hai tuần trước đây, bất cứ ai được đắc cử tổng thống Hoa Kỳ vào sang năm – Obama? Mitt Romney? Donald Trump? – cũng sẽ là vị tổng thống cuối cùng trị vì một nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Most people aren’t prepared for this. They aren’t even aware it’s that close. Listen to experts of various stripes, and they will tell you this moment is decades away. The most bearish will put the figure in the mid-2020s.

Gần như mọi người đều không sẵn sàng chấp nhận sự kiện này. Thậm chí họ không ý thức nó đến gần kề thế ấy. Nếu bạn lắng nghe các chuyên gia đủ mọi trường phái, họ sẽ nói với bạn rằng thời điểm ấy vẫn còn cách xa đến nhiều thập kỷ. Chuyên gia bi quan nhất sẽ đặt thời điểm đó vào giữa thập niên 2020.

But they’re miscounting. They’re only comparing the gross domestic products of the two countries using current exchange rates.

Nhưng họ đã làm sai con tính. Họ chỉ so sánh GDP (tổng sản lượng nội địa) của hai quốc gia căn cứ trên hối suất hiện nay.

That’s a largely meaningless comparison in real terms. Exchange rates change quickly. And China’s exchange rates are phony. China artificially undervalues its currency, the renminbi, through massive intervention in the markets.

Đó là một sự so sánh gần như vô nghĩa trong thực tế. Hối suất thay đổi nhanh chóng. Ngoài ra, hối suất của Trung Quốc là không thật. Trung Quốc hạ giá đơn vị tiền tệ của mình, tức đồng nhân dân tệ, xuống một mức giả tạo, bằng cách can thiệp ào ạt vào các hoạt động thị trường.

The comparison that really matters.

In addition to comparing the two countries based on exchange rates, the IMF analysis also looked to the true, real-terms picture of the economies using “purchasing power parities.” That compares what people earn and spend in real terms in their domestic economies.

Một cách so sánh thực sự có ý nghĩa.

Ngoài việc so sánh hai quốc gia căn cứ trên hối suất, bản phân tích của IMF còn nhìn vào bức tranh mô tả đúng đắn và đích thực hai nền kinh tế bằng cách dùng lý thuyết “định hối suất bằng cách đối chiếu sức mua của tiền tệ mỗi nước đối với hàng hóa và dịch vụ nội địa”

(purchasing power parities, gọi tắt là PPP). Cách này so sánh người dân kiếm được gì và tiêu pha gì dưới dạng thức hàng hóa và dịch vụ có thật trong nền kinh tế nội địa của họ.

Under PPP, the Chinese economy will expand from $11.2 trillion this year to $19 trillion in 2016. Meanwhile the size of the U.S. economy will rise from $15.2 trillion to $18.8 trillion. That would take America’s share of the world output down to 17.7%, the lowest in modern times. China’s would reach 18%, and rising.

Theo cách đối chiếu PPP, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng từ 11.200 tỉ đôla trong năm này lên đến 19.000 tỉ đôla vào năm 2016. Trong khi đó, kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng từ 15.200 tỉ đôla lên 18.8000 tỉ đôla. Cách đối chiếu này sẽ đưa sản lượng của Hoa Kỳ xuống một con số bằng 17,7% sản lượng của thế giới, một tỉ lệ thấp nhất trong thời hiện đại. Trong khi đó sản lượng của Trung Quốc sẽ lên đến con số tương đương với 18% sản lượng thế giới, và còn tăng lên nữa.

Just 10 years ago, the U.S. economy was three times the size of China’s.

Naturally, all forecasts are fallible. Time and chance happen to them all. The actual date when China surpasses the U.S. might come even earlier than the IMF predicts, or somewhat later. If the great Chinese juggernaut blows a tire, as a growing number fear it might, it could even delay things by several years. But the outcome is scarcely in doubt.

Chỉ cách đây 10 năm, kinh tế Hoa Kỳ lớn gấp ba lần kinh tế Trung Quốc.

Đương nhiên, mọi dự đoán đều có thể sai lầm. Thời cơ là yếu tố có thể ảnh hưởng đến mọi dự đoán. Cái ngày Trung Quốc thật sự qua mặt Hoa Kỳ có thể đến sớm hơn IMF tiên đoán, hoặc có phần chậm hơn. Nếu cỗ máy khổng lồ của Trung Quốc bị nổ một bánh xe, như ngày càng có nhiều người lo sợ việc này có thể xảy ra, thì nó thậm chí có thể làm đình trệ sự tăng trưởng dăm bảy năm. Nhưng việc kinh tế Trung Quốc vượt qua kinh tế Hoa Kỳ gần như không đáng nghi ngờ.

This is more than a statistical story. It is the end of the Age of America. As a bond strategist in Europe told me two weeks ago, “We are witnessing the end of America’s economic hegemony.”

Đây không chỉ vỏn vẹn là một câu chuyện thống kê. Đây là sự chấm dứt Thời đại Mỹ. Như một chuyên viên chiến lược về trái phiếu châu Âu nói với tôi cách đây hai tuần, “Chúng ta đang chứng kiến giai đoạn kết thúc bá quyền kinh tế Mỹ”.

We have lived in a world dominated by the U.S. for so long that there is no longer anyone alive who remembers anything else. America overtook Great Britain as the world’s leading economic power in the 1890s and never looked back.

Chúng ta đã sống trong một thế giới bị Hoa Kỳ khống chế quá lâu đến nỗi không còn ai còn sống đến ngày nay mà có thể nhớ lại một điều gì khác hơn. Hoa Kỳ đã vượt qua Anh Quốc để trở thành cường quốc kinh tế dẫn đầu trong thập niên 1890 và không bao giờ ngoảnh lại để xem có ai sắp bắt kịp mình.

And both those countries live under very similar rules of constitutional government, respect for civil liberties and the rights of property. China has none of those. The Age of China will feel very different

Và cả hai quốc gia này đều sống dưới những luật lệ rất giống nhau của chính phủ hiến định, tôn trọng các quyền công dân và các quyền về sở hữu tài sản. Trung Quốc không có những đặc tính này. Kỷ nguyên Trung Quốc (the Age of China) sẽ mang lại một cảm thức rất khác lạ.

Victor Cha, senior adviser on Asian affairs at Washington’s Center for Strategic and International Studies, told me China’s neighbors in Asia are already waking up to the dangers. “The region is overwhelmingly looking to the U.S. in a way that it hasn’t done in the past,” he said. “They see the U.S. as a counterweight to China. They also see American hegemony over the last half-century as fairly benign. In China they see the rise of an economic power that is not benevolent, that can be predatory. They don’t see it as a benign hegemony.”

Victor Cha, cố vấn trưởng về các vấn đề châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nói với tôi rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đã bất đầu thức tỉnh trước nguy cơ. “Gần như toàn vùng này đang hướng về Hoa Kỳ trong một cách thế chưa từng thấy trong quá khứ”, ông ta nói. “Các quốc gia trong vùng coi Hoa Kỳ như là một đối trọng của Trung Quốc. Họ còn coi bá quyền Mỹ trong nửa thế kỷ qua là khá tốt lành. Nơi Trung Quốc họ nhìn thấy sự trỗi dậy của một cường quốc kinh tế thiếu nhân từ và đầy khả năng bóc lột. Họ không coi Trung Quốc là một bá quyền tốt lành.

The rise of China, and the relative decline of America, is the biggest story of our time. You can see its implications everywhere, from shuttered factories in the Midwest to soaring costs of oil and other commodities. Last fall, when I attended a conference in London about agricultural investment, I was struck by the number of people there who told stories about Chinese interests snapping up farmland and foodstuff supplies — from South America to China and elsewhere.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của Hoa Kỳ là vụ việc to lớn nhất của thời đại chúng ta. Người ta có thể chứng kiến những dấu hiệu có ý nghĩa tiềm ẩn đang diễn ra mọi nơi, từ những nhà máy bị đóng cửa ở Miền Trung-Tây Hoa Kỳ đến giá dầu lửa và các thương phẩm khác đang tăng vọt. Mùa Thu vừa qua, khi tham dự một hội nghị tại London về đầu tư nông nghiệp, tôi hết sức kinh ngạc vì rất nhiều người trong phòng họp kể những chuyện về các công ty Trung Quốc đang chụp giựt đất canh tác và các nguồn lương thực – từ Nam Mỹ đến Trung Quốc và nhiều nơi khác.

This is the result of decades during which China has successfully pursued economic policies aimed at national expansion and power, while the U.S. has embraced either free trade or, for want of a better term, economic appeasement.

Đây là hậu quả của nhiều thập kỷ qua đó Trung Quốc đã theo đuổi thành công các chính sách kinh tế nhằm bành trướng ảnh hưởng và quyền lực quốc gia, trong khi Hoa Kỳ cứ khư khư ôm lấy tự do mậu dịch hoặc là nhân nhượng kinh tế một cách vô nguyên tắc (economic appeasement)

– tôi dùng từ ngữ này vì không tìm được một cách diễn đạt chính xác hơn.

“There are two systems in collision,” said Ralph Gomory, research professor at NYU’s Stern business school. “They have a state-guided form of capitalism, and we have a much freer former of capitalism.” What we have seen, he said, is “a massive shift in capability from the U.S. to China. What we have done is traded jobs for profit. The jobs have moved to China. The capability erodes in the U.S. and grows in China. That’s very destructive. That is a big reason why the U.S. is becoming more and more polarized between a small, very rich class and an eroding middle class. The people who get the profits are very different from the people who lost the wages.”

The next chapter of the story is just beginning.

“Hai hệ thống đang ở trong tình trạng xung đột”, Ralph Gomory, giáo sư nghiên cứu trong phân khoa kinh doanh của Đại học New York (NYU) đã nói như thế. “Trung Quốc có một dạng chủ nghĩa tư bản do nhà nước lãnh đạo, và chúng ta [Mỹ] có một dạng chủ nghĩa tư bản tự do hơn nhiều”. Những gì chúng ta đã chứng kiến, ông nói, là “một sự chuyển giao khả năng sản xuất từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc. Điều mà chúng ta đã làm là đổi công ăn việc làm của người Mỹ để lấy lợi nhuận. Các công việc đã chuyển sang Trung Quốc. Khả năng kinh doanh bị xói mòn tại Hoa Kỳ và phát triển tại Trung Quốc. Đó là điều rất tai hại. Đó là một lý do giải thích tại sao Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên phân hóa giữa một giai cấp thiểu số rất giàu có và giai cấp trung lưu đang bị bào mòn. Hạng người hưởng lợi nhuận là rất cách biệt với hạng người mất đồng lương.”

Chương tiếp theo của câu chuyện chuyển giao quyền lực kinh tế chỉ mới bắt đầu.

U.S. spending spree won’t work

Loạt chi tiêu phóng khoáng của Hoa Kỳ không mang lại hiệu quả

What the rise of China means for defense, and international affairs, has barely been touched on. The U.S. is now spending gigantic sums — from a beleaguered economy — to try to maintain its place in the sun. See: Pentagon spending is budget blind spot .

Ở đây chúng ta chưa bàn đến ý nghĩa của sự trỗi dậy của Trung Quốc trong các vấn đề quốc phòng và quốc tế. Hiện nay Hoa Kỳ đang tiêu những số tiền khổng lồ – từ một nền kinh tế bị đình đốn – để cố duy trì địa vị của mình dưới ánh mặt trời.

It’s a lesson we could learn more cheaply from the sad story of the British, Spanish and other empires. It doesn’t work. You can’t stay on top if your economy doesn’t.

Đó là một bài học lẽ ra chúng ta có thể học một cách khá dễ dàng từ câu chuyện buồn của các đế quốc Anh, Tây Ban Nha và nhiều đế quốc khác. Chi tiêu vung vải sẽ không mang lại hiệu quả. Một nước không thể đứng đầu thế giới nếu kinh tế của nó không đứng đầu thế giới.

Equally to the point, here is what this means economically, and for investors.

Cũng liên quan đến chủ điểm đang bàn, những ví dụ sau đây có ý nghĩa kinh tế, và đối với các nhà đầu tư.

Some years ago I was having lunch with the smartest investor I know, London-based hedge-fund manager Crispin Odey. He made the argument that markets are reasonably efficient, most of the time, at setting prices. Where they are most likely to fail, though, is in correctly anticipating and pricing big, revolutionary, “paradigm” shifts — whether a rise of disruptive technologies or revolutionary changes in geopolitics. We are living through one now.

Vài năm trước đây tôi có dịp ăn trưa với nhà đầu tư thông minh nhất mà tôi quen biết, đó là ông Crispin Odey, quản đốc một quĩ đối-xung (hedge fund) có trụ sở tại London. Ông ta lý luận rằng, cứ lẽ thường, thị trường tương đối có hiệu quả trong việc định giá cả. Tuy nhiên, các thị trường không thể dự kiến và đánh giá chính xác các sự thay đổi “mô hình” (paradigm shifts) – dù đó là sự trỗi dậy của một công nghệ làm xáo trộn thị trường hoặc là những biến chuyển cách mạng trong lãnh vực địa chính trị (geopolitics). Hiện nay, chúng ta đang kinh qua một sự thay đổi mô hình như thế.

The U.S. Treasury market continues to operate on the assumption that it will always remain the global benchmark of money. Business schools still teach students, for example, that the interest rate on the 10-year Treasury bond is the “risk-free rate” on money. And so it has been for more than a century. But that’s all based on the Age of America.

Thị trường (trái phiếu) của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động với giả định rằng nó vĩnh viễn là thước đo giá trị tiền tệ toàn cầu. Các trường kinh doanh vẫn còn dạy sinh viên, chẳng hạn, rằng trái phiếu 10 năm do Bộ Ngân khố Hoa Kỳ phát hành là cách giữ tiền “tránh được mọi rủi ro”. Và như thế, tin tưởng chủ quan này đã kéo dài hơn một thế kỷ. Nhưng mọi việc này đều đặt cơ sở trên Thời đại của Mỹ.

No wonder so many have been buying gold. If the U.S. dollar ceases to be the world’s sole reserve currency, what will be? The euro would be fine if it acts like the old deutschemark. If it’s just the Greek drachma in drag ... not so much.

Thật không đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người đã và đang mua vàng. Nếu đồng Mỹ kim không còn là trữ kim duy nhất của thế giới, thì việc gì sẽ xảy ra? Đồng euro vẫn còn giá trị nếu sức mua của nó giống như đồng Đức kim cũ (the old deutschemark). Còn nếu nó chỉ là đồng tiền Hy Lạp trá hình… thì giá trị cũng chẳng là bao.

The last time the world’s dominant hegemon lost its ability to run things singlehandedly was early in the past century. That’s when the U.S. and Germany surpassed Great Britain. It didn’t turn out well.

Lần trước nước bá quyền số một mất khả năng hành động một mình là vào đầu thế kỷ trước. Đó là thời điểm khi Hoa Kỳ và Đức vượt qua Anh Quốc. Chuyển biến này không đưa đến hậu quả tốt đẹp [ý nói Thế chiến I – ND].

Updated with IMF reaction

Cập nhật sau phản ứng của IMF

The International Monetary Fund has responded to my article.

In a statement sent to MarketWatch, the IMF confirmed the report, but challenged my interpretation of the data. Comparing the U.S. and Chinese economies using “purchase-power-parity,” it argued, “is not the most appropriate measure… because PPP price levels are influenced by nontraded services, which are more relevant domestically than globally.”

Quĩ Tiền tệ Quốc tế đã trả lời bài viết của tôi.

Trong một tuyên bố gửi cho MarketWatch, IMF xác nhận bản tin của mình [rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ năm 2016], nhưng lại thách thức lối giải thích dữ liệu của tôi. Họ tranh luận rằng phương pháp so sánh kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế Trung Quốc bằng cách dùng “đối chiếu sức mua của đồng tiền nội địa (PPP) không phải là thước đo thích hợp nhất… bởi vì mức giá cả PPP bị ảnh hưởng bởi các dịch vụ phi mậu dịch (nontraded services), vốn dĩ phù hợp với thị trường nội địa hơn là toàn cầu”.

The IMF added that it prefers to compare economies using market exchange rates, and that under this comparison the U.S. “is currently 130% bigger than China, and will still be 70% larger by 2016.”

IMF còn nói thêm rằng họ muốn so sánh các nền kinh tế bằng cách sử dụng hối suất thị trường (market exchange rates) và rằng bằng phương pháp này thì hiện nay kinh tế Hoa Kỳ lớn hơn kinh tế Trung Quốc đến 130%, và sẽ còn lớn hơn 70% vào năm 2016”.

My take?

The IMF is entitled to make its case. But its argument raises more questions than it answers.

First, no one measure is perfect. Everybody knows that.

Quan điểm của tôi?

IMF có quyền bênh vực quan điểm của mình. Nhưng lối lý luận của họ đặt thêm nhiều nghi vấn hơn là đưa ra những câu trả lời.

Một là, không có một biện pháp nào là tuyệt hảo. Mọi người đều biết như vậy.

But that’s also true of the GDP figures themselves. Hurricane Katrina, for example, added to the U.S. GDP, because it stimulated a lot of economic activity — like providing emergency relief, and rebuilding homes. Is there anyone who seriously thinks Katrina was a net positive for the United States? All statistics need caveats.

Nhưng điều này cũng đúng cho bản thân những con số nói về GDP (tổng sản lượng nội địa). Chẳng hạn, trận bão Katrina đã gia tăng GDP của Hoa Kỳ, vì nó kích thích nhiều hoạt động kinh tế – như cung cấp cứu trợ khẩn cấp và xây lại nhà cửa. Nhưng có ai thành thật nghĩ rằng bão Katrina đã mang lại một con số dương (positive) cho kinh tế Hoa Kỳ? Mọi con số thống kê đều đòi hỏi sự dè dặt.

Second, comparing economies using simple exchange rates, as the IMF suggests, raises huge problems.

Currency markets fluctuate. They represent international money flows, not real output.

The U.S. dollar has fallen nearly 10% against the euro so far this year. Does anyone suggest that the real size of the U.S. economy has shrunk by 10% in comparison with Europe over that period? The idea is absurd.

Hai là, việc so sánh các nền kinh tế bằng cách sử dụng hối suất đơn giản, như IMF đề nghị, đặt ra nhiều vấn đề to tướng.

Các thị trường tiền tệ thường chao đảo. Chúng tiêu biểu cho các dòng tiền tệ quốc tế, chứ không phải là đầu ra đích thực (real output) của các nền kinh tế.

Cho đến thời điểm này trong năm, đồng Mỹ kim đã rơi xuống 10% so với đồng euro. Có ai nói rằng kích cỡ thực sự của nền kinh tế Hoa Kỳ đã giảm bớt 10% so với châu Âu trong cùng thời kỳ đó? So sánh như vậy là vô lý.

China actively suppresses the renminbi on the currency markets through massive dollar purchases. As a result the renminbi is deeply undervalued on the foreign-exchange markets. Just comparing the economies on their exchange rates misses that altogether.

Trung Quốc đã cố tình kềm hãm giá trị đồng Nhân dân tệ xuyên qua việc mua những lượng Mỹ kim rất lớn. Do đó, đồng Nhân dân tệ được định giá quá thấp trên các thị trường ngoại hối. Nếu so sánh các nền kinh tế mà chỉ dựa vào hối suất thôi, đó cũng là điều không đúng với thực tế.

Purchasing power parity is not a perfect measure. None exists. But it measures the output of economies in terms of real goods and services, not just paper money. That’s why it’s widely used to compare economies. The IMF publishes PPP data. So does the OECD. Many economists rely on them.

So sánh các nền kinh tế bằng cách đối chiếu sức mua của tiền tệ trong mỗi nước không phải là một biện pháp hoàn hảo. Không có một biện pháp nào hoàn hảo cả. Nhưng PPP đo được đầu ra của các nền kinh tế, dựa vào hàng hóa và dịch vụ có thực. Đó là lý do vì sao phương pháp này được sử dụng một cách rộng rãi để so sánh các nền kinh tế.

Brett Arends is a senior columnist for MarketWatch and a personal-finance columnist for The Wall Street Journal.

Brett Arends là người viết chuyên đề thâm niên cho MarketWatch và viết chuyên đề tài chính cá nhân cho The Wal Street Journal.

Trần Ngọc Cư dịch


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi8fS8le8wPrN8hFWQfpawxtPl7WxYU-O5cdEpQjAD1PC5wOvJjikGNYtBS_w-o3AshOIEptQuBXg3jJpqqAgQoVprIJTW4Q6e-AReoWBZ1dtFHPIlshCAPszO8m1DTaZ7C-3DonapCbLyI/s1600/imf2016.png
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjYJd4qrjbqNJdxaqmR-1KNf8MF-7MbPtBJLcsqIdqPHWil39nPPtzEGqDnw0PM4kq9pp7f5SCkzcgOBzkxYih5PRuv3eO1SecaAR2krLyu2dyW6ICyc1ChGHyvZS62t6twGx7u8aFlpcOA/s1600/emerging2016.png






No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn