|
Political Parties
|
Đảng phái chính trị
|
Functions and
Organisation in Democratic Societies
|
Chức năng và tổ chức
trong xã hội dân chủ
|
Wilhelm Hofmeister and Karsten Grabow
|
Wilhelm Hofmeister và Karsten Grabow
|
Konrad Adenauer Stiftung-2011
|
Nhà xuất bản Konrad Adenauer Stiftung-2011
|
The responsibility
for facts and opinions expressed in this publication rests exclusively with
the contributors and their interpretations do not necessarily reflect the
views or the policy of the publishers.
|
Trách nhiệm về các
sự kiện và ý kiến trình bày trong ấn phẩm này hoàn toàn thuộc về các tác giả và kiến
giải của họ không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của các nhà
xuất bản.
|
Printed in Singapore
|
In tại Singapore
|
ISBN: 978-981-40-2283-5 (pbk.)
|
ISBN: 978-981-40-2283-5 (pbk.)
|
Contents
Introduction 6
1. Parties and Party Systems 10
1.1. What is a political party? 11
1.2. Criteria to identify political parties 12
1.3. Why do parties exist? 14
1.4. Functions of political parties 16
1.5. Political party systems 18
1.6. Typologies of political parties 20
1.7. Parties and ideologies 24
2. Modern Political Party Management 26
2.1. Organisation and membership 27
2.2. The members of a political party 33
2.3. Recruitment of new members 35
2.4. Education and training of the party members 37
2.5. Political party programmes 40
2.6. Internal and external communication 41
2.7. Intra-party democracy 48
2.8. Inner party conflicts and conflict resolution 51
2.9. Quota for women and minorities 53
2.10. Party financing 55
3. Political Parties and their Relation with Civil Society
and Interest Groups 60
3.1. Parties and civil society 62
3.2. Parties and associations 64
4. Political Parties in Parliament and Government 68
4.1. Parliamentary groups (factions) 70
5. Political Leadership 72
5.1. The dilemma of political leadership 76
5.2. Lessons of political leaders 77
6. Challenges for Political Parties in Democratic Regimes
80
6.1. Political parties and social change 81
6.2. Criteria for sustainable and successful party work 87
7. Conclusion: There is No Democracy without Political
Parties 90
8. Notes and References 92
|
Nội dung
Giới thiệu 6
1. Các đảng phái và hệ thống đảng 10
1.1. Đảng chính trị là gì? 11
1.2. Tiêu chí xác định các đảng chính trị 12
1.3. Tại sao đảng tồn tại? 14
1.4. Chức năng của các đảng chính trị 16
1.5. Hệ thống đảng phái chính trị 18
1.6. Các loại hình đảng chính trị 20
1.7. Đảng và ý thức hệ 24
2. Quản lý Đảng Chính trị hiện đại 26
2.1. Tổ chức và tư
cách thành viên 27
2.2. Các thành viên của một đảng chính trị 33
2.3. Kết nạp đảng viên mới 35
2.4. Giáo dục và đào tạo đảng viên 37
2.5. Chương trình của đảng chính trị 40
2.6. Thông tin nội bộ và bên ngoài 41
2.7. Dân chủ trong nội bộ đảng 48
2.8. Xung đột bên trong đảng và giải quyết xung đột 51
2.9. Hạn định đối với phụ nữ và người dân tộc thiểu số 53
2.10. Tài chính đảng 55
3. Chính đảng và quan hệ của đảng với xã hội dân sự và các
nhóm lợi ích 60
3.1. Đảng và xã hội dân sự 62
3.2. Đảng và các hiệp hội 64
4. Các đảng chính trị trong Quốc hội và Chính phủ 68
4.1. Các nhóm trong quốc hội (phe phái) 70
5. Lãnh đạo chính trị 72
5.1. Các nan đề của lãnh đạo chính trị 76
5.2. Bài học của các nhà lãnh đạo chính trị 77
6. Thách thức đối với đảng chính trị trong các chế độ dân
chủ 80
6.1. Đảng phái chính trị và thay đổi xã hội 81
6.2. Tiêu chí cho hoạt động đảng bền vững và thành công 87
7. Kết luận: không có nền dân chủ nào mà không có các đảng
chính trị 90
8. Ghi chú và tài liệu tham khảo 92
|
Introduction
Politics is the process to organise how we live together
in a society. In a democracy, every citizen can participate in this process –
by freely acceding information about political issues, by openly expressing
the own opinion on public affairs, by formulating expectations, proposals or
requirements without fear of repression, by voting in elections, by engaging
in civil society organizations or political parties, or by standing up as a
candidate in democratic elections. In this way, democracy is the “government
of the people, by the people, for the people”, in the a famous words of
Abraham Lincoln, president of the United States of America from 1861-65.
|
Giới thiệu
Chính trị là quá trình tổ chức phương thức mà theo đó chúng
ta sống chung với nhau trong một xã hội. Trong một nền dân chủ, mọi công dân có
thể tham gia vào quá trình này - bằng cách tự do tiếp cận các thông tin về vấn
đề chính trị, bằng cách công khai bày tỏ ý kiến riêng về các vấn đề công
cộng, bằng cách xây dựng các nguyện vọng, kiến nghị, yêu cầu mà không sợ bị đàn áp, bằng cách bỏ phiếu
trong các cuộc bầu cử, bằng cách tham gia các tổ chức xã hội dân sự hoặc đảng
phái chính trị, hoặc bằng cách đứng ra làm ứng cử viên trong các cuộc bầu cử
dân chủ. Bằng cách này, dân chủ là "chính phủ của dân, do dân, và vì dân",
như trong câu nói nổi tiếng của Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ từ 1861
đến 1865.
|
To fully meet all the requirements of a government ‘of the
people, by the people, and for the people’, politics in a democracy need to
satisfy certain conditions:
• Politics require ideas and values that set the goals and
standards of political organisation. Freedom, justice and solidarity are such
principles that can guide the political organisation of any society.
• Politics require social organisations that collect
interests, aggregate, and communicate them to the political and governmental
institutions. Political parties, but also business and workers associations
as well as other non-governmental organizations of the civil society, are
such organizations that collect and aggregate social interests.
• Politics require institutions that collect proposals for
the organisation of society, and then represent, discuss, decide and
implement them. Parliaments and governments—which normally rely on political
parties—are the most important institutions of politics in a democratic
state.
• Politics require active citizens who take part in
political discussions with ideas, demands and expectations, and actively contribute
to the functioning of political institutions:
|
Để đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của một chính phủ của
dân, do dân và vì dân, nền chính trị trong một thể chế dân chủ cần phải đáp
ứng một số điều kiện:
• Chính trị đòi hỏi phải có các ý tưởng và các giá trị mà thiết
lập nên các mục tiêu và tiêu chuẩn của tổ chức chính trị. Tự do, công lý và đoàn
kết là những nguyên tắc mà có thể hướng dẫn việc tổ chức chính trị của bất kỳ
xã hội nào.
• Chính trị đòi hỏi kiểu tổ chức xã hội mà thu thập các
mối quan tâm, tổng hợp lại và trao đổi chúng với các thiết chế chính trị và
chính phủ. Đảng phái chính trị, và cả hiệp hội kinh doanh và hội đoàn công
nhân cũng như các các tổ chức phi chính phủ của xã hội dân sự là những tổ
chức thu thập và tổng hợp các mối quan tâm xã hội.
• Chính trị đòi hỏi các thiết chế thu thập các đề xuất cho
việc tổ chức xã hội, và sau đó trình bày, thảo luận, quyết định và thực hiện
các đề xuất đó. Quốc hội và chính phủ-mà thường dựa vào đảng chính trị-là những
thiết chế chính trị quan trọng nhất trong một nhà nước dân chủ.
• Chính trị yêu cầu các công dân tích cực tham gia vào các
cuộc thảo luận chính trị với những ý tưởng, yêu cầu và kỳ vọng, và tích cực đóng
góp cho hoạt động của các thiết chế chính trị:
|
In a democracy, most if not all citizens should be
involved in political activities. However, a direct democracy where every
citizen is directly involved in all political decisions is not possible
within modern mass societies. This is why a modern democracy needs
institutions and organisations that represent the will and the interests of
the citizens as authentically as possible. These can be associations,
informal groups or non-governmental organisations. In particular, the political
parties carry out such a representative function. They offer to the citizens
the possibility to influence politics and political decisions. They are an
important instrument and institution of politics.
|
Trong một nền dân chủ, hầu hết nếu không phải tất cả các
công dân nên tham gia vào hoạt động chính trị. Tuy nhiên, một nền dân chủ
trực tiếp mà mỗi công dân là trực tiếp tham gia vào tất cả các quyết định
chính trị là không thể có được trong xã hội đại chúng hiện đại. Đây là lý do
tại sao một nền dân chủ hiện đại cần các thiết chế và tổ chức đại diện cho ý
chí và quyền lợi của công dân càng chân thực nhất càng tốt. Đây có thể là các
hiệp hội, các nhóm không chính thức hoặc các tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt,
thực hiện chức năng đại diện đó là các đảng chính trị. Các đảng cung cấp cho
các công dân khả năng gây ảnh hưởng đến chính trị và các quyết định chính
trị. Đảng là một công cụ và thiết chế chính trị quan trọng.
|
Without political parties, a modern representative
democracy is not conceivable. Only, the parties ensure that the citizens are
permanently capable to act politically. They articulate and integrate
different interests, visions and opinions. They are also the main source for
the recruitment of political elites.
|
Nếu không có đảng phái chính trị, một nền dân chủ đại diện
hiện đại không thể hình thành được. Chỉ bằng cách này, các đảng đảm bảo rằng
các công dân vĩnh viễn có khả năng hành động chính trị. Các chính đảng kết
hợp và tích hợp các mối quan tâm, tầm nhìn và ý kiến khác nhau. Đảng cũng là
nguồn tuyển chọn chính giới tinh hoa chính trị.
|
In order to participate successfully in elections, the
political parties have to be the voice of broad sectors of society.
Associations, social organizations or citizens’ initiatives normally
concentrate more on individual and a limited scope of issues. Political
parties, in contrast, are expected to take positions on all those questions
and topics that are related to public order and the organisation of society.
|
Để tham gia thành công các cuộc bầu cử, các đảng phái
chính trị phải là tiếng nói của các tầng lớp rộng lớn của xã hội. Các hiệp
hội, tổ chức xã hội hoặc các sáng kiến công dân thường tập trung hơn vào một phạm vi riêng biệt
và giới hạn của các vấn đề. Đảng phái chính trị, ngược lại, được yêu cầu thể
hiện lập trường về tất cả những vấn đề và các chủ đề có liên quan đến trật tự
công cộng và tổ chức xã hội.
|
Parties are competing amongst each other for the best ways
of resolving political problems. They are in competition for influence and
power. Without the power to enforce political vision it is not possible to organize
a society. Internal discussions and conflicts within, as well as between, the
parties accompany this contest for ideas and power. They are legitimate and
essential.
|
Các đảng cạnh tranh nhau về những phương cách tốt nhất để giải
quyết các vấn đề chính trị. Đảng cạnh tranh nhau để giành ảnh hưởng và quyền
lực. Nếu không có sức mạnh để thực thi tầm nhìn chính trị thì không thể tổ
chức nên một xã hội. Các cuộc thảo luận nội bộ và xung đột bên trong đảng,
cũng như giữa các đảng phái, thường đi kèm việc cạnh tranh về ý tưởng và
quyền lực. Chúng là hợp pháp và cần thiết.
|
In this book, we present political parties as central
institutions of a modern democracy. The characteristics and functions of
parties, the basic elements of their organisation, their political and social
context, as well as the problems of party democracy and the specific
challenges faced by parties are main topics. This is to convey fundamental
information on the different facets of political parties. At the same time it
is meant to raise interest in, and willingness to contribute to, a party.
Even though criticism of political parties is easy and always popular,
political parties are indispensable for
a democracy. They will only be able to fulfil their
functions when more citizens are willing to engage politically in parties.
|
Trong cuốn sách này, chúng tôi trình bày các đảng chính
trị như các thiết chế trung tâm của một nền dân chủ hiện đại. Các đặc tính và
chức năng của đảng, các yếu tố cơ bản của tổ chức đảng, bối cảnh chính trị và
xã hội của các đảng, cũng như các vấn đề dân chủ trong Đảng và những thách
thức cụ thể mà các đảng phải đối mặt là các chủ đề chính. Cuốn sách này nhằm để
truyền đạt thông tin cơ bản về các khía cạnh khác nhau của các đảng chính
trị. Đồng thời cũng nhằm nâng cao mối quan tâm và sẵn sàng đóng góp cho một
chính đảng. Mặc dù việc chỉ trích các đảng phái chính trị là dễ dãi và luôn
luôn phổ biến, nhưng đảng phái chính trị lại không thể thiếu để có một nền
dân chủ. Các đảng chỉ có thể thực hiện chức năng của mình khi ngày càng có
nhiều công dân hơn sẵn sàng tham gia chính trị trong trong các đảng phái.
|
1. Parties and Party
systems
1. 1. What is a
political party?
Political parties are a special form of social organisation.
They should not be confused with associations, federations, and social clubs.
A well-known definition of political parties comes from the American
political scientist Antony Downs, who wrote:
|
1. Đảng và hệ thống
đảng
1. 1. Đảng chính trị
là gì?
Đảng phái chính trị là một hình thức đặc biệt của tổ chức
xã hội. Không nên nhầm lẫn đảng với các hiệp hội, liên đoàn, và các câu lạc
bộ xã hội. Một định nghĩa nổi tiếng về đảng chính trị do nhà khoa học chính trị
Mỹ Antony Downs viết như sau:
|
“A political party is a team of men seeking to control the
governing apparatus by gaining office in a duly constituted election”1.
The Italian scholar Giovanni Sartori, who has lectured for a long time at the
Columbia University in New York and is internationally one of the most
well-known researchers on political parties, defined a party as: “any
political group identified by an official label that presents at elections,
and is capable of placing through election, candidates for public office.”
|
"Một đảng chính trị là một nhóm người tìm cách kiểm
soát bộ máy cai trị bằng cách giành được các chức vụ dân cử trong một cuộc
bầu cử được tổ chức hợp lệ"1. Học giả người Ý, Giovanni
Sartori, người đã giảng dạy một thời gian dài tại Đại học Columbia ở New York
và là một trong những nhà nghiên cứu về các đảng chính trị nổi tiếng thế giới,
đã định nghĩa đảng là: "bất kỳ nhóm chính trị nào được xác định bởi một
nhãn hiệu chính thức trình bày tại các cuộc bầu cử, và thông qua bầu cử có
khả năng đưa ra các ứng cử viên cho các chức vụ công cộng."
|
Even if these definitions demonstrate some difference in
the understanding of political parties, they all emphasize the participation
in elections and the interest to gain public offices and mandates as
essential elements that characterise political parties. They must meet
certain criteria which can be summarized as follows.
|
Ngay cả khi các định nghĩa này cho thấy một số khác biệt về
cách hiểu các đảng chính trị, thì tất cả định nghĩa đều nhấn mạnh rằng sự
tham gia vào bầu cử và quan tâm nhằm giành được các chức vụ và nhiệm vụ dân
cử là yếu tố quan trọng đặc trưng cho các đảng chính trị. Đảng phải đáp ứng các
tiêu chí nhất định mà có thể tóm tắt như dưới đây.
|
• Parties can therefore be understood as permanent
associations of citizens that are based on free membership and a programme,
and which are anxious to occupy through the path of elections, the
politically decisive positions of the country with their team of leaders, in
order to materialize suggestions for resolving outstanding problems. The
means of elections implies the competition of at least two parties.
|
• Đảng có thể được hiểu như là các hiệp hội lâu dài của
công dân dựa trên việc gia nhập tự do và một chương trình hành động, và mong
mỏi chiếm được, thông qua con đường bầu cử, các chức vụ ra quyết định về
chính trị của quốc gia với ê-kíp các nhà lãnh đạo của mình, nhằm hiện thực hóa
các đề xuất để giải quyết các vấn đề nổi bật. Phương thức bầu cử ngụ ý sự
cạnh tranh của ít nhất là hai đảng.
|
• A party strives to influence the formation of political
opinion and aims to have a general political impact. The active influence of
political opinion-making is aimed at a longer period of time as well as a
wider region and should not be concentrated on a local level or a single
issue.
|
• Đảng nỗ lực gây ảnh hưởng lên sự hình thành các quan
điểm chính trị và nhằm mục đích để có một tác động chính trị nói chung. Ảnh
hưởng tích cực của việc nêu quan điểm chính trị là nhằm vào một giai đoạn dài
hơn cũng như một khu vực rộng lớn hơn và không nên tập trung vào một cấp địa
phương hoặc một vấn đề duy nhất.
|
• A party is an association of citizens holding individual
memberships, and shall have a minimum number of members, so that the
seriousness of its targets and the prospects of success remain clear.
|
• Đảng là một hiệp hội của các công dân có tư cách đảng viên,
và phải có một số lượng đảng viên tối thiểu, sao cho độ nghiêm túc của các
mục tiêu và triển vọng thành công là rõ ràng.
|
• A party has to demonstrate the will to consistently take
part in the political representation of the people during elections. It, therefore,
distinguishes itself from unions, non-governmental organisations and other
initiatives that do not want to carry any political responsibilities for
larger sectors but only try to have selective influence, and that do not
participate in elections.
|
• Đảng phải thể hiện ý chí để liên tục tham gia làm đại
diện chính trị của nhân dân trong các cuộc bầu cử. Đảng, do đó, khác biệt với
những đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ và các sáng kiến khác mà không muốn có bất kỳ trách
nhiệm chính trị nào đối với các bộ phận xã hội lớn hơn mà chỉ cố gắng để tạo
ảnh hưởng có chọn lọc, và không tham gia vào các cuộc bầu cử.
|
• A party has to be an independent and permanent
organisation; it shall not be formed only for one election and cease to exist
afterwards.
• A party must be willing to appear in public.
• A party does not necessarily need to win a seat in
parliament, but it has to fulfil all the other criteria.
|
• Đảng phải có một tổ chức độc lập và thường trực; nó
không được hình thành chỉ để phục vụ cho một cuộc bầu cử và không còn tồn tại
sau đó.
• Đảng phải sẵn sàng để xuất hiện trước công chúng.
• Đảng không nhất thiết cần phải giành chiến thắng một ghế
trong quốc hội, nhưng nó phải thực hiện đầy đủ tất cả các tiêu chí khác.
|
1. 2. Criteria to
identify political parties
Parties not only strive to participate in the formation of
political opinion. They also aspire to participate in the representation of
the people in parliament. This presumes that parties take part in elections.
A party’s political contribution as well as its political “weight” is closely
tied to elections. The will of the voters is of significant importance for
the parties.
|
1. 2. Tiêu chí xác
định các đảng chính trị
Đảng không chỉ phấn đấu để tham gia vào sự hình thành các
quan điểm chính trị. Đảng cũng khao khát được tham gia làm đại diện của người
dân trong Quốc hội. Điều này khiến các đange phải tham gia bầu cử. Đóng góp chính
trị cũng như "sức nặng" chính trị của một đảng gắn chặt với các cuộc
bầu cử. Ý muốn của cử tri có tầm quan trọng đáng kể đối với các đảng.
|
Typical for parties is their “fighting spirit”—their
readiness for political action and political confrontation—and their
aspiration to takeover and retain governing power. This competition among
parties is the instrument to gain political power and the whole organisation
of a party is ultimately subject to this aim. Only those parties that
participate successfully in this competition can obtain posts of political
representation. This is also the main stimulation to participate in party
activities and makes a party especially interesting once it is a part of a
government.
|
Điển hình cho các đảng là "tinh thần chiến đấu"
của họ, là sự sẵn sàng cho hành động chính trị và đối đầu chính trị và nguyện
vọng của họ được tiếp quản và giữ quyền lãnh đạo. Cạnh tranh giữa các đảng là
công cụ để đạt được quyền lực chính trị và toàn bộ tổ chức của một đảng cuối
cùng nhằm phục vụ mục đích này. Chỉ có những đảng tham gia thành công trong
cuộc thi này mới có thể có được cương vị đại diện chính trị. Đây cũng là sự
kích thích chính để tham gia vào các hoạt động đảng phái và khiến cho đảng đặc
biệt hấp dẫn một khi đảng là một phần của một chính phủ.
|
Even the less attractive opposition role offers
interesting elements for active participation. Political parties are always
the center for debates and discussions about political reforms and political
change. Those interested in politics will mostly find a party that reflects
the own perception, may it be a party in government or opposition. Parties in
opposition exercise an important function in a democratic system as a
“watchdog” of government policy and as a political alternative in the future.
Opposition may be considered awful, but it is essential for the functioning
of democracy.
|
Ngay cả vai trò đối lập ít hấp dẫn cũng tao nên các yếu tố
thú vị khiến người ta tham gia tích cực. Đảng phái chính trị luôn là trung
tâm của các cuộc tranh luận và thảo luận về cải cách chính trị và thay đổi
chính trị. Phần lớn những người quan tâm về chính trị sẽ tìm thấy một đảng
phản ánh nhận thức của chính mình, cho dù đó là đảng của chính phủ đang cầm
quyền hay đảng đối lập. Các đảng đối lập thực hiện một chức năng quan trọng
trong một hệ thống dân chủ với tư cách là một "cơ quan giám sát" về
chính sách của chính phủ và như là một sự thay thế chính trị trong tương lai.
Đối lập có thể được coi là khủng khiếp, nhưng nó là điều cần thiết cho sự
hoạt động của nền dân chủ.
|
Contrary to interest groups, a party is expected to
express itself on all issues relevant for government. One expects parties to
propose views on domestic and foreign policies, economic and social policies,
and youth and civil policies etc. In order to meet these requirements, each
party should have a programme, in which its fundamental positioning in
various areas is retained. Furthermore, one expects a party to have a
consistent organisation.
|
Trái với các nhóm lợi ích, một đảng mong muốn thể hiện bản
thân mình trên tất cả các vấn đề liên quan đến chính phủ. Người ta hy vọng
các đảng đề xuất các quan điểm về chính sách đối nội và đối ngoại, các chính
sách kinh tế và xã hội, và các chính sách về thanh thiếu niên và dân sự, vv
Để đáp ứng các yêu cầu này, mỗi đảng phải có một chương trình hành động,
trong đó lập trường cơ bản của đảng trong các lĩnh vực khác nhau được duy trì.
Hơn nữa, người ta kỳ vọng một đảng có tổ chức nhất quán.
|
1. 3. Why do parties
exist?
Within every society there are different opinions, needs,
expectations and views over daily issues; likewise “big” questions on the
social organisation, its norms and procedures also exist. Something like a
common will of the people or a predetermined common good does not exist. In
contrast, in every society there are rivalling interests that often collide
very hard. In order to peacefully mediate conflicts, the formation of
political views must take place in an open process of debate between different
opinions. A minimum of common conviction is necessary. This is the common
sense of democracy. It is based on the principle that each citizen has the
right to represent his opinion and conviction in a peaceful competition of
minds.
|
1. 3. Tại sao phải
có đảng?
Trong mọi xã hội đều có nhiều ý kiến, nhu cầu, kỳ vọng và
quan điểm khác nhau về các vấn đề hàng ngày,
tương tự như vậy các vấn đề "lớn" về tổ chức xã hội, chuẩn mực và
thủ tục của nó cũng tồn tại. Một cái gì đó như là một ý chí chung của nhân
dân hoặc một lợi ích chung được xác định trước không hề tồn tại. Ngược lại,
trong mọi xã hội đều có lợi ích cạnh tranh thường xung đột mạnh mẽ. Để dung
hòa các xung đột một cách hòa bình, sự hình thành các quan điểm chính trị
phải diễn ra trong một quá trình công khai tranh luận giữa các ý kiến khác nhau. Một niềm tin chung tối
thiểu là cần thiết. Đây là lương tri của nền dân chủ. Nó dựa trên nguyên tắc
mỗi công dân có quyền đại diện cho ý kiến và niềm tin của mình trong một cuộc tranh đua hòa bình của
trí tuệ.
|
This assumption of conflicting interests within every
society, which in principle are legitimate, is called pluralism or
“competition theory” of democracy. According to this theory, the formation of
political opinion in the pluralistic society is achieved through an open
process of competition between heterogeneous interests. Due to the diversity
of opinions and social conflicts there is no perfect solution to problems.
Decisions have to be made on the basis of consent and approval of a majority
of the
citizens. Nevertheless, there may be no “tyranny of the
majority” that offends democratic rules and violates inalienable human
rights. Even majority decisions may imply deficiencies or even injustice.
Therefore, a distinct and constitutionally guaranteed protection of
minorities on the one hand, as well as the recognition of voting or election
defeat of the losing side on the other hand—provided that it is a (largely)
free and fair poll—are constitutive elements of this concept of democracy.
|
Giả định về lợi ích xung đột trong mọi xã hội, mà về
nguyên tắc là hợp pháp, được gọi là đa nguyên hay "lý thuyết cạnh
tranh" của nền dân chủ. Theo lý thuyết này, sự hình thành các quan điểm
chính trị trong các xã hội đa nguyên được thực hiện thông qua một quá trình công
khai cạnh tranh giữa các lợi ích không đồng nhất. Do sự đa dạng của các ý
kiến và xung đột xã hội, nên sẽ không
có giải pháp hoàn hảo cho mọi vấn đề. Các quyết định được thực hiện trên cơ
sở có sự đồng thuận và chấp thuận của đa số công dân. Tuy nhiên, có thể không
có "chuyên chế của đa số" mà vốn xúc phạm quy tắc dân chủ và vi
phạm những nhân quyền bất khả xâm phạm. Thậm chí quyết định của đa số cũng có
thể bao hàm sự thiếu sót hoặc thậm chí bất công. Do đó, một mặt sự bảo vệ đặc
biệt những người thiểu số được hiến pháp bảo đảm, và mặt khác, việc công nhận
kkeets quả bầu cử hay thất bại trong bầu cử của bên thua cuộc - với điều kiện đây là một
cuộc bầu cử (phần lớn) tự do và công bằng - là những thành tố của khái niệm dân chủ.
|
Within the context of democratically managed conflicts of
interests, political parties represent particular interests. Only once the
contrasting interests are openly expressed and the parties accord other
parties the right to represent particular interests too, and when the parties
agree to the principles of the political game—for instance, if they agree
principally on the democratic constitution—then it is possible to resolve
conflicts in a society and form political compromises in an appropriate
manner.
|
Trong bối cảnh các xung đột lợi ích được quản lý một cách dân
chủ, các đảng chính trị đại diện cho các lợi ích cụ thể. Chỉ khi các lợi ích tương
phản nhau được công khai bày tỏ và các đảng cũng thuận lòng cho các đảng khác
quyền đại diện cho lợi ích cụ thể của họ, và khi các đảng thoả thuận các
nguyên tắc của trò chơi chính trị - ví dụ, nếu họ nhất trí trên nguyên tắc về
hiến pháp dân chủ, thì mới có thể giải quyết xung đột trong một xã hội và
hình thành các thỏa hiệp chính trị một cách thích hợp.
|
Of course, the freedom of parties must be ensured in the
process. That means that the creation of political parties has to be free of
political constraints. Nevertheless, there may be some limitations with
regard to the creation of parties who openly reject the democratic
constitution of a country. In principle, however, citizens must posses the
right to create a party, to belong to a party and to express themselves
freely in it. Freedom of parties also includes the notion that nobody can be
forced to adhere to a specific party or to remain in it against his will—as
was the case in some countries and still may be. The affirmation of the
diversification of parties is a corollary of the recognition of pluralistic
democracy. This competitive concept of democracy stands opposed to the vision
of homogeneity, which supposes a uniformity of the will of the people.
|
Tất nhiên, sự tự do của các đảng phải được đảm bảo trong
quá trình này. Điều đó có nghĩa là việc tạo ra các đảng phái chính trị phải
thoát khỏi các hạn chế chính trị. Tuy nhiên, có thể có một số hạn chế đối
với sự thành lập các đảng công khai
bác bỏ hiến pháp dân chủ của một đất nước. Tuy nhiên, về nguyên tắc, công dân
phải có quyền lập ra một đảng, gia nhập một đảng và thể hiện bản thân một
cách tự do trong việc này. Tự do đảng phái cũng bao gồm ý niệm cho rằng không
ai có thể bị buộc phải gắn bó với một đảng nào đó hoặc tiếp tục ở lại trong
đảng đó ngươcj lại với ý chí của mình - như đã từng có trong một số quốc gia và có
thể vẫn còn tồn tại. Khẳng định sự đa dạng của các đảng phái là một hệ quả
tất yếu của việc công nhận nền dân chủ đa nguyên. Khái niệm cạnh tranh của
nền dân chủ đối lập với quan điểm đồng nhất, mà giả định một sự thống nhất về
ý chí của nhân dân.
|
The French political philosopher Jean-Jacques Rousseau
(1712 – 78) had created this vision that in theory denies the legitimacy of
conflicts and defines democracy as the identity of the government and the
citizens. This concept does not accept afor a plurality of parties. They are
not regarded as legitimate, as they would inevitably falsify the “common
will” by their particular behaviour. Deviations from the imposed and mandatory
common good are not tolerated by this theory. However, it is obvious that
this concept is characteristic of totalitarian states where the diversity of
parties is banned and where the “common will” is defined only by a small
ruling elite. Consequently, totalitarian states are identified with Rousseau.
It should be noted that even Rousseau could not clarify how this “common
sense” would be discovered and decided. We have to be aware that modern
societies are characterized by a diversity of interests and world-views. They
need political parties as central instances for the representation of this
diversity of interests within the political system.
|
Triết gia chính trị học người Pháp, Jean-Jacques Rousseau
(1712-1778) đã tạo ra quan điểm này mà về mặt lý thuyết phủ nhận tính hợp
pháp của các cuộc xung đột và định nghĩa dân chủ như danh tính của cả chính
phủ và công dân. Khái niệm này không chấp nhận đa đảng. Đa đảng không được coi
là hợp pháp, vì các đảng chắc chắn sẽ làm sai lệch "ý chí chung"
bằng các hành vi cụ thể của họ. Sai lệch khỏi lợi ích chung đã được áp đặt và
bắt buộc sẽ không được dung nạp trong lý thuyết này. Tuy nhiên, rõ ràng rằng
khái niệm này là đặc trưng của quốc gia chuyên chế, nơi sự đa dạng của các đảng
bị cấm và nơi mà các "ý chí chung" chỉ được xác định bởi một tầng
lớp tinh hoa thống trị nhỏ. Do đó, các quốc gia độc tài toàn trị được xác
định theo kiểu Rousseau. Cần lưu ý rằng ngay cả Rousseau không thể làm rõ "lẽ
thường" này được phát hiện và quyết định như thế nào. Chúng ta phải nhận
thức được rằng xã hội hiện đại được đặc trưng bởi sự đa dạng về lợi ích và
thế giới quan. Xã hội cần các đảng chính trị như các thực thể trung tâm đại
diện cho sự đa dạng về lợi ích trong hệ thống chính trị.
|
1. 4. Functions of
political parties2
• They articulate and aggregate social interests: Parties
express public expectations and demands of social groupings to the political
system (= function of political opinion-making).
• They recruit political personnel and nurture future
generations of politicians: They select persons and present them as
candidates for elections (= function of selection).
• They develop political programmes: Parties integrate
various interests into a general political project and transform it into a
political programme, for which they campaign to receive the consent and
support of a majority (= function of integration).
• They promote the political socialisation and
participation of citizens: Parties create a link between citizens and the
political system; they enable political participation of individuals and
groupings with the prospect of success. (= function of socialization and
participation).
• They organise the government. They participate in
elections to occupy political charges. Normally in party democracies, a good
part of government authorities arise from political parties
(= function of exercising political power).
• They contribute to the legitimacy of the political
system: in establishing the connection between citizens, social groupings and
the political system, the parties contribute in anchoring the political order
in the consciousness of the citizens and in social forces (= function of
legitimating).
|
1. 4. Chức năng của
các đảng chính trị 2
• Đảng tìm hiểu và tổng hợp các mối quan tâm xã hội: Bên
bày tỏ mong đợi của công chúng và nhu cầu của các nhóm xã hội đối với hệ
thống chính trị (= chức năng về nêu quan điểm định chính trị).
• Đảng tuyển dụng nhân sự chính trị và bồi dưỡng thế hệ các
nhà chính trị tương lai: Đảng chọn người và giới thiệu họ làm ứng cử viên trong
các cuộc bầu cử (= chức năng lựa chọn).
• Đảng phát triển các chương trình chính trị: Đảng tích
hợp các quan tâm khác nhau vào một dự án chính trị tổng thể và biến nó thành một
chương trình chính trị, mà họ vận động để có được sự đồng ý và ủng hộ của đa
số (= chức năng tích hợp).
• Đảng thúc đẩy xã hội hóa chính trị và sự tham gia của công
dân: Đảng tạo ra liên kết giữa công dân và hệ thống chính trị, hiện thực hóa
sự tham gia chính trị của các cá nhân và nhóm có triển vọng thành công. (=
Chức năng xã hội và tham gia).
• Đảng tổ chức chính phủ. Đảng tham gia bầu cử để chiếm quyền
lực chính trị. Thông thường trong các nền dân chủ có đảng phái, một phần quan
trọng của chính phủ xuất phát từ các đảng chính trị (= Chức năng thực thi
quyền lực chính trị).
• Đảng đóng góp vào tính chính danh của hệ thống chính
trị: trong việc thiết lập kết nối giữa các công dân, các nhóm xã hội và hệ
thống chính trị, các đảng đóng góp trong việc neo giữ trật tự chính trị theo
ý thức của người dân và các lực lượng xã hội (= chức năng hợp chính danh).
|
To participate successfully in the political process and
to contribute to the consolidation of democracy, political parties have to
demonstrate certain capacities. In political science, these capacities are
called “functions”. In modern societies, the process of political
opinion-building is a polymorphic process: The mass media, social
organisations, associations, citizen’s initiatives, religious communities and
the modern form of electronic communication via Internet, sms, Facebook,
Twitter and other virtual communities exercise enormous influence on
political opinions and political decisions. Nevertheless, political parties
are still the principal agents to aggregate public opinion and represent it
in the political decisionmaking process—and they finally also take the
political decisions through their representatives in the parliament and
government. By following the work of the parties, perceiving and evaluating
its argumentation during political debate, citizens can orientate themselves
politically through the parties. Furthermore, by engaging with a party, every
citizen can exercise some influence on the political decision-making process.
|
Để tham gia thành công vào tiến trình chính trị và góp
phần vào sự củng cố nền dân chủ, đảng phái chính trị phải chứng minh năng lực
nhất định. Trong khoa học chính trị, những năng lực này được gọi là
"chức năng". Trong xã hội hiện đại, quá trình xây dựng ý kiến chính
trị là một quá trình đa hình: Các phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức
xã hội, các hiệp hội, các sáng kiến công dân, cộng đồng tôn giáo và các hình thức hiện đại của
thông tin liên lạc điện tử qua Internet, SMS, Facebook, Twitter và các cộng
đồng ảo có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm chính trị và quyết định chính trị.
Tuy nhiên, các đảng chính trị vẫn còn là các tác nhân chính để tổng hợp công
luận và trình bày nó trong quá trình ra quyết định chính trị - và cuối cùng Đảng
cũng có những quyết định chính trị thông qua đại diện trong quốc hội và chính
phủ. Bằng cách theo dõi công việc của các đảng phái, nhận thức và đánh giá
lập luận của các đảng trong các cuộc tranh luận chính trị, công dân có thể tự
định hướng chính trị thông qua các đảng. Hơn nữa, bằng cách gia nhập một đảng,
mọi công dân có thể thực hiện một ảnh hưởng nào đó đến quá trình ra quyết
định chính trị.
|
Besides its candidates, the political programme is the
“merchandise” of a party, which it offers to the voters. The party programmes
fulfil in particular two main functions: on the one hand, they shall
articulate the interests of the population (parties as “organs” of the
people) and on the other hand, they orientate and influence the opinions of
the citizens (parties as “former” of public will; see also point 4.2.). With regard to the party programme the
voters can evaluate if a party has sufficient sensibility for societal
problems and if they are able to propose adequate suggestions for the
resolution of problems and challenges.
|
Ngoài các ứng cử viên của mình, chương trình chính trị là
"hàng hóa" mà một đảng cung cấp cho cử tri. Các chương trình của đảng
thực hiện đặc biệt hai chức năng chính: một mặt, chúng tìm hiểu quan tâm của người (các đảng là các "cơ
quan" của người dân) và mặt khác, đảng định hướng và ảnh hưởng đến ý
kiến của người dân (đảng như là "tiền
thân" của ý chí nhân dân, xem thêm
4.2).. Xem xét chương trình của đảng cử tri có thể đánh giá liệu đảng có
đủ nhanh nhạy đối với các vấn đề xã hội và liệu họ có thể đề xuất các kiến
nghị đầy đủ nhằm giải quyết các vấn đề và thách thức.
|
Oppositional parties have the function to criticise the
government, control it and put up constructive alternatives. This function is
of great significance for a democracy, because without opposition a
government tends to drift towards complacency and presumptuousness and fails
to search for alternatives.
|
Đảng đối lập có chức năng chỉ trích chính phủ, kiểm soát nó
và thiết lập lựa chọn thay thế mang tính xây dựng. Chức năng này có ý nghĩa
lớn đối với một nền dân chủ, bởi vì nếu không có đối lập một chính phủ có xu
hướng trôi dạt theo hướng tự mãn và kiêu ngạo và không thể tìm kiếm sự lựa
chọn thay thế.
|
By fulfilling these functions, political parties are
providing important services for the democratically organised society. The
quality of the “delivery”—that is, the way they comply with their
functions—contributes decisively to the reputation and the potential of the
political parties.
|
Bằng cách hoàn thành các chức năng này, các đảng chính trị
cung cấp các dịch vụ quan trọng cho xã hội được tổ chức theo phương thức
dân chủ. Chất lượng của các đợt "Giao hàng", nghĩa là, cách thức mà
các đảng truân thủ chức năng của mình, góp phần quyết định vào việc tạo nên
danh tiếng và tiềm năng của các đảng phái chính trị.
|
1. 5. Political
party systems
|
1. 5. Hệ thống đảng
phái chính trị
(còn tiếp)
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn