|
|
Constitutionalism
|
Chủ nghĩa hợp hiến
|
By Greg Russel
|
Greg Russel
|
"Freedom of men
under government is to have a standing rule to live by, common to every one
of that society, and made by the legislative power erected in it."
John Lock
Democracy Papers
|
“Tự do của con người
trong một chế độ cai trị có nghĩa là sống theo một luật lệ bền vững, chung
cho cả mọi người trong xã hội; luật lệ này phải được quy định bởi quyền lập
pháp đã được thiết lập trong chế độ đó.”
John Locke*
Luận cương Dân chủ
|
Constitutionalism or rule of law means that the power of
leaders and government bodies is limited, and that these limits can be
enforced through established procedures. As a body of political or legal doctrine,
it refers to government that is, in the first instance, devoted both to the
good of the entire community and to the preservation of the rights of
individual persons.
|
Chủ nghĩa hợp hiến[1] hay pháp trị có nghĩa là quyền lực
của những người lãnh đạo và của các cơ quan chính quyền phải được hạn chế.
Chủ nghĩa hợp hiến, như một chủ thuyết về chính trị hay về luật pháp, nói về
một chính quyền mà nhiệm vụ trước hết là nhằm phục vụ cho toàn thể mọi người
và bảo vệ quyền cá nhân.
|
Constitutional government, rooted in liberal political
ideas, originated in Western Europe and the United States as a defense of the
individual's right to life and property, and to freedom of religion and
speech. In order to secure these rights, constitutional architects emphasized
checks on the power of each branch of government, equality under the law,
impartial courts, and separation of church and state. The exemplary
representatives of this tradition include the poet John Milton, jurists
Edward Coke and William Blackstone, statesmen such as Thomas Jefferson and
James Madison, and philosophers such as Thomas Hobbes, John Locke, Adam
Smith, Baron de Montesquieu, John Stuart Mill, and Isaiah Berlin.
|
Chế độ quản lý nhà nước theo hiến pháp dựa theo các tư
tưởng chính trị tiến bộ, xuất phát từ Tây Âu và Mỹ nhằm bảo vệ quyền sống và
quyền tư hữu của cá nhân cũng như là quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn
luận. Để bảo đảm các quyền đó các nhà soạn thảo hiến pháp đã nhấn mạnh những
yếu tố như kiểm soát quyền lực của các ngành trong chính quyền, bình đẳng
trước pháp luật, tòa án không thiên vị và tách rời quyền lực tôn giáo với
quyền lực nhà nước. Những người tiêu biểu cho chủ thuyết này gồm thi sĩ John
Milton [1], các nhà luật học Edward Coke [2] và William Blackstone [3], các
chính khách như Thomas Jefferson [4] và James Madison [5], và các triết gia
như Thomas Hobbes [6], John Locke [7], Adam Smith [8], Baron de Montesquieu
[9], John Stuart Mill [10], và Isaiah Berlin [11].
|
Problems of constitutional governance in the 21st century
will likely be problems within governments recognized as democratic. The
modern-day phenomenon of "illiberal democracies" gains legitimacy,
and thus strength, from the fact that these regimes seem reasonably
democratic. Illiberal democracy -- that is, nominally democratic government
shorn of constitutional liberalism -- is not simply inadequate but dangerous,
bringing with it the erosion of liberty, the abuse of power, ethnic
divisions, and even war. The spread of democracy around the world has not
always been accompanied by a corresponding spread of constitutional liberty.
A number of democratically elected leaders have used their authority to
justify restricting freedoms. A living tradition of political liberty
contributes something even more than free and fair elections, or additional
opportunities for political expression. Liberal democracy also provides a
legal foundation for the separation of governmental powers so as to uphold
basic freedoms of speech, assembly, religion, and property.
|
Những vấn đề trong việc cai trị theo hiến pháp của thế kỷ
XXI có lẽ sẽ là các vấn đề hiện hữu ngay trong các chính quyền được coi là
dân chủ. Hiện nay có hiện tượng là các “chế độ dân chủ phi tự do”[12] càng
ngày càng được coi là hợp pháp và do đó càng ngày càng mạnh hơn. Lý do là vì
các chế độ đó có vẻ như khá dân chủ. Chế độ dân chủ phi tự do – nghĩa là chế
độ dân chủ trên danh nghĩa nhưng lại thiếu phần chủ nghĩa tự do theo hiến
pháp – là một chế độ không những thiếu sót mà lại còn nguy hiểm bởi vì nó sẽ
dẫn tới sự băng hoại quyền tự do, lạm dụng quyền lực, chia rẽ chủng tộc, thậm
chí có thể gây ra chiến tranh. Sự quảng bá dân chủ trên thế giới thường không
đi đôi với sự quảng bá của chế độ tự do theo hiến pháp. Một số nhà lãnh đạo
được bầu lên theo thể thức dân chủ đã dùng quyền lực của mình để giới hạn các
quyền tự do. Ngoài việc có bầu cử công bằng và tự do hay gia tăng cơ hội phát
biểu về chính trị, một truyền thống sinh hoạt tự do chính trị thực sự còn
phải cống hiến những yếu tố khác nữa. Chế độ dân chủ tự do còn phải đặt nền
tảng pháp lý cho việc phân chia quyền lực để gìn giữ quyền tự do ngôn luận,
tự do hội họp, tự do tín ngưỡng và quyền tự do sở hữu tài sản.
|
Constitutionalism:
historical foundations
Modern liberal political theories found practical expression
in the struggle for constitutional government. The earliest, and perhaps
greatest, victory for liberalism was achieved in England. The rising
commercial class that had supported the Tudor monarchy in the 16th century
led the revolutionary battle in the 17th, and succeeded in establishing the
supremacy of Parliament and, eventually, of the House of Commons. What
emerged as the distinctive feature of modern constitutionalism was not the
insistence on the idea that the king is subject to law (although this concept
is an essential attribute of all constitutionalism). This notion was already
well established in the Middle Ages. What was distinctive was the
establishment of effective means of political control whereby the rule of law
might be enforced. Modern constitutionalism was born with the political
requirement that representative government depended upon the consent of
citizen subjects.
|
Chủ nghĩa hợp hiến:
nền tảng lịch sử
Các lý thuyết chính trị tiến bộ hiện đại đã thể hiện trên
thực tế qua quá trình đấu tranh chochủ nghĩa hợp hiến. Thắng lợi sớm nhất, và
có lẽ cũng là lớn nhất, là thắng lợi đạt được tại Anh. Giai cấp thương nhân
ngày càng lớn mạnh, trước kia ủng hộ chế độ quân chủ Tudor 13 trong thế kỷ
XVI, đã lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng trong thế kỷ XVII và thiết lập được
quyền tối cao của Quốc hội và sau đó là quyền tối cao của Hạ nghị viện. Đặc
điểm của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại xuất phát từ cuộc đấu tranh đó, không
phải là việc đòi hỏi nhà vua cũng phải tuân theo luật pháp. Tuy quan niệm này
là một đặc tính cốt yếu của chủ nghĩa hợp hiến nhưng thực ra nó đã được hình
thành rõ rệt từ thời Trung cổ. Điểm độc đáo (của chế độ này) là việc thiết
lập các phương tiện kiểm soát chính trị hữu hiệu để thi hành chế độ pháp trị.
Chủ nghĩa hợp hiến hiện đại được khai sinh với đòi hỏi là đại diện chính
quyền phải lệ thuộc vào sự ủng hộ của nhân dân.
|
Moreover, modern constitutional government was intimately
linked to economics and the power of the purse, the idea that those whose
taxes fund the government must be represented in that government. The
principle that economic supply and redress of grievances go hand-in-hand is
the key to modern constitutional government. The decline of the king's feudal
revenues, the growth of representative institutions, and a feeling of
national solidarity, as opposed to symbolic allegiance to king and court,
tended to make real and effective the limited character of kingship.
|
Hơn thế nữa, chủ nghĩa hợp hiến hiện đại liên quan mật
thiết với kinh tế và chủ thể của nguồn tài chính, tức là những người đóng
thuế để nuôi chính quyền phải được đại diện trong chính quyền đó. Nguyên tắc
nguồn cung cấp kinh tế phải gắn liền với việc sửa sai các điều khiếu nại là
điều cốt yếu trong chủ nghĩa hợp hiến hiện đại. Sự suy giảm nguồn thu của nhà
vua trong chế độ phong kiến, sự lớn mạnh của các định chế đại diện cho dân và
sự gia tăng tinh thần đoàn kết dân tộc – thay vì là sự thần phục có tính chất
tượng trưng đối với nhà vua và triều đình – đã khiến cho việc giới hạn quyền
lực của vua trở thành hiện thực và hữu hiệu.
|
However, as can be seen through provisions in the 1689
Bill of Rights, the English Revolution was fought not just to protect the
rights of property (in the narrow sense) but to establish those liberties
which liberals believed essential to human dignity and moral worth. The
"rights of man" enumerated in the English Bill of Rights gradually
were proclaimed beyond the boundaries of England, notably in the American
Declaration of Independence of 1776 and in the French Declaration of the
Rights of Man in 1789. The 18th century witnessed the emergence of
constitutional government in the United States and in France, and the 19th
century saw its extension with varying degrees of success to Germany, Italy,
and other nations of the Western world.
|
Tuy nhiên, như ta có thể thấy qua các điều khoản của Đạo
luật về quyền năm 1689 (Bill of Rights, 1689), cuộc cách mạng ở Anh đã được
diễn ra không phải chỉ để bảo vệ quyền sở hữu tài sản (theo nghĩa hẹp) mà còn
thiết lập các quyền tự do mà những người tiến bộ cho là có giá trị tinh thần
thiết yếu cho phẩm cách của con người. “Các quyền con người” được nêu trong
Đạo luật về quyền của nước Anh dần dần được phổ biến ra ngoài biên giới của
nước Anh, nhất là trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776 (American
Declaration of Independence, 1776) và trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp năm
1789 (Declaration of the Rights of Man, 1789). Thế kỷ XVIII chứng kiến sự
xuất hiện của chế độ chủ nghĩa hợp hiến tại Mỹ và Pháp; và tới thế kỷ XIX thì
chế độ này lan ra tới các nước Đức, Ý và các nước phương Tây khác với những
mức độ thành công khác nhau.
|
Constitutionalism and
the legacy of the American Founders
The constitutional order of American society is built on
the foundation of the consent of free and reasonable men and women, as
expressed in the symbol of the "social contract" as a trust
established for limited purposes. "Social contract" theories had
their greatest currency in 17th- and 18th- century Europe, and are associated
with English philosophers Thomas Hobbes and John Locke, and French
philosopher Jean-Jacques Rousseau. These thinkers justified the political obligation
of individuals to a community on the grounds of self-interest and reason, and
were well aware of the advantages of a civil society where individuals have
both rights and obligations, compared to the disadvantages of a "state
of nature," a hypothetical condition characterized by a complete absence
of governmental authority. This idea of a "social contract"
reflects an underlying awareness that a viable community -- not just a
government -- must be established if free government is to exist and if human
beings are to be secured against the onslaught of the passions whose rule is
the very definition of disorder, tyranny, and rebellion against the rational
order of being. John Jay noted, in Federalist No. 2, that the individual
relinquishes certain natural rights to society if government is to have
requisite power to act in order to secure the common good. As a result,
participation as a citizen in a constitutional democracy carries with it the
responsibility of abiding by the laws and decisions of the community in its
public transactions, even when the individual sharply disagrees. Both the
"beast-man" -- the nihilistic criminal or anarchist -- and the
"god-man" -- the potential dictator -- who take law into their own
hands must be subdued or banished from society, so thought Aristotle and
Spinoza. Hobbes, Locke, and the American Founding Fathers all agreed. This is
the essential condition of civil society, without which it cannot exist. The
laws and policies of constitutional government not only are limited in scope
and grounded in consent. They are also bound to serve the well-being of the
people of the society in general and of every single individual in it.
|
Chủ nghĩa hợp hiến
và di sản của các bậc khai quốc Hoa Kỳ
Trật tự theo hiến pháp của xã hội Mỹ đặt cơ sở trên sự ưng
thuận của mọi người có lương tri, nam cũng như nữ. Sự ưng thuận này được biểu
hiệu bằng một “khế ước xã hội” ấn định việc ủy thác để thực hiện một số mục
đích giới hạn. Các lý thuyết về “khế ước xã hội” được thịnh hành nhiều nhất
vào thế kỷ XVII và XVIII tại châu Âu, và thường được gắn liền với các triết
gia người Anh như Thomas Hobbes và John Locke, và triết gia Pháp Jean Jacques
Rousseau [14]. Các nhà tư tưởng này cho rằng, vì lợi ích riêng cho mình và vì
lẽ phải, cá nhân phải có nghĩa vụ chính trị đối với tập thể. Các nhà tư tưởng
đó nhận thức được các ưu điểm của một xã hội dân sự trong đó các cá nhân vừa
có quyền và vừa có nghĩa vụ, so với các khuyết điểm của một “nhà nước tự
nhiên” là tình trạng giả định trong đó hoàn toàn không có một thẩm quyền cai
trị nào cả. Ý tưởng “khế ước xã hội” phản ánh nhận thức cơ bản là một tập thể
sinh động – chứ không phải chỉ là một chính quyền – phải được thành lập thì
mới có được một chính thể tự do trong đó con người được bảo vệ để chống lại
sự tấn công của các ý tưởng mê muội gây ra sự hỗn loạn, nạn chuyên chế và
tình trạng nổi loạn chống lại trật tự hợp lý của con người. Trong Luận cương
Liên bang số 2 (Federalist Paper No. 2), John Jay [15] nhận xét rằng cá nhân
phải nhường một số quyền tự nhiên của họ cho xã hội thì chính quyền mới có
quyền lực cần thiết để hành động nhằm bảo đảm lợi ích chung. Do đó, sự tham
gia của công dân vào một nền dân chủ theo hiến pháp cũng đòi hỏi người công
dân phải có trách nhiệm tôn trọng các luật và các quyết định của tập thể
trong các hoạt động công cộng, ngay cả khi cá nhân hoàn toàn không đồng ý với
các luật và quyết định đó. Cả “người-vật” – như các kẻ tin vào thuyết hư vô
và bọn vô chính phủ – lẫn những “người tự coi mình là thần thánh” – như những
kẻ có khuynh hướng độc tài, toàn quyền thao túng pháp luật – cả hai loại
người này đều bị Aristotle [16], Spinoza [17] cho là phải được trấn áp và xua
đuổi ra khỏi xã hội. Hobbes, Locke và các bậc Khai sáng ra nước Mỹ cũng hưởng
ứng quan điểm đó. Đó là điều kiện cốt yếu của một xã hội dân sự, không có nó
thì xã hội dân sự không thể tồn tại. Các luật lệ và chính sách của một chính
quyền theo hiến pháp không những chỉ có tầm mức giới hạn và căn cứ vào sự
thỏa thuận mà còn phải có nhiệm vụ phải phục vụ cho sự an sinh của mọi người
trong xã hội nói chung và còn cho cả từng cá nhân trong xã hội đó.
|
American statesmen -- revolutionaries and
constitution-makers alike -- laid claim to this heritage as American history
unfolded from the Declaration of Independence (1776), to the Articles of
Confederation (1781), the conclusion of the Revolutionary War (1783), the
framing of the Constitution (1787), and the ratification of the Bill of
Rights (1791). A number of common themes typified this American struggle for
liberty and constitutionalism.
|
Các chính khách Mỹ – từ những nhà cách mạng đến những
người soạn thảo Hiến pháp – đều coi đó là di sản của lịch sử Hoa Kỳ. Di sản
đó đã bắt đầu xuất hiện từ Tuyên ngôn Độc lập (1776), qua các Điều khoản của
Liên bang (1781) (Articles of Confederation,1781), tới khi kết thúc cuộc
chiến tranh cách mạng (1787) (Revolutionary War, 1783), lúc hình thành Hiến
pháp (1787) và việc phê chuẩn Bộ luật về quyền (1791) (Bill of Rights, 1791).
Sau đây là một số các chủ đề chung tiêu biểu cho công cuộc tranh đấu cho tự
do và chế độ hiến pháp tại Mỹ.
|
Popular sovereignty
"We the People . . . do ordain and establish this
Constitution." These words are contained in the Constitution's Preamble
and give expression to the doctrine of popular sovereignty, or rule by the
people. The Constitution's framers crafted a governing document, which they
submitted for popular ratification, based on the conception that ultimate
political authority resides not in the government or in any single government
official, but rather, in the people. "We the People" own our
government, but under our representative democracy, we delegate the
day-to-day governing powers to a body of elected representatives. However,
this delegation of powers in no way impairs or diminishes the people's rights
and responsibilities as the supreme sovereign. The government's legitimacy
remains dependent on the governed, who retain the inalienable right
peacefully to alter their govern-ment or amend their Constitution.
|
Chủ quyền về nhân
dân
“Chúng tôi Nhân dân… quy định và lập ra Hiến pháp này.”
Những từ đó trong phần Dẫn nhập của Hiến pháp diễn tả chủ thuyết chủ quyền về
nhân dân, hay là nhân dân cai trị. Các nhà lập hiến đã soạn thảo và đệ trình
nhân dân phê chuẩn một văn kiện dùng để cai trị, dựa trên quan niệm là quyền
chính trị tối hậu không phải thuộc về chính quyền hay bất cứ một viên chức
nào trong chính quyền, mà là thuộc về nhân dân. “Nhân dân chúng tôi” là người
sở hữu chính quyền, nhưng dưới chế độ đại diện dân chủ, chúng ta giao quyền
cai quản công việc hàng ngày cho một tập thể các đại diện dân cử. Tuy nhiên,
sự ủy quyền này không hề cản trở hay giảm bớt quyền và trách nhiệm của nhân
dân với tư cách là người có thẩm quyền tối cao. Tính chất chính danh của
chính quyền vẫn còn thuộc về người dân được cai trị, và người dân vẫn giữ
quyền bất khả xâm phạm là họ có thể thay đổi chính quyền một cách hoà bình
hay thay đổi Hiến pháp của họ.
|
The rule of law
Under constitutional theory, however, government must be
just and reasonable, not only from the viewpoint of majority sentiment but
also in conformity with higher law, what the Declaration of Independence
refers to as "Laws of Nature and of Nature's God." The Declaratory
Act of 1766, by which the British Parliament laid claim over the American
colonies "to bind (them) in all matters whatsoever," dramatized the
contrast between rule of law and rule by law. Rule of law suggests an appeal
to a higher standard of law and justice -- transcendent and universally
understood -- than the merely mortal or the enacted law of contemporary
politicians. The Founders believed that the rule of law was the lifeblood of
the American social order and basic civil liberties. The rule of law suggests
that if our relationships with each other (and with the state) are governed
by a set of relatively impartial rules -- rather than by a group of
individuals -- then we are less likely to become the victims of arbitrary or
authoritarian rule. Note here that the political obligation implied by the
rule of law applies not only to the rights and liberties of subject and
citizen but also with equal claim to rulers and governors. By precluding both
the individual and the state from transcending the supreme law of the land,
the framers constructed a protective layer over individual rights and
liberties.
|
Chế độ pháp trị
Tuy nhiên, theo chủ nghĩa hợp hiến, chính quyền phải ngay
thẳng và theo lẽ phải, không những theo quan điểm của đa số quần chúng mà còn
theo với một luật cao hơn mà bản Tuyên ngôn Độc lập gọi là “Luật Tự nhiên hay
Luật Thượng đế của Tự nhiên”. Bộ Luật Tuyên cáo năm 1766, theo đó Quốc hội
Anh tuyên bố quyền chiếm hữu thuộc địa Mỹ “…để ràng buộc (họ) trong bất cứ
mọi vấn đề gì”, đã làm nổi bật sự tương phản giữa cai trị theo luật pháp và
cai trị bằng luật pháp. Cai trị theo luật pháp hàm ý là phải hướng lên một
nền công lý và luật pháp ở mức cao hơn (có tính chất siêu việt mà ai cũng
hiểu) là mức bình thường của con người hay của luật mà các chính trị gia nhất
thời ban hành. Các nhà lập quốc (Mỹ) tin rằng chế độ pháp trị là dòng máu
nuôi sống trật tự xã hội Mỹ và các quyền tự do cơ bản của con người. Chế độ
pháp trị cho rằng nếu quan hệ giữa chúng ta (và với nhà nước) được chi phối
bởi một số luật lệ tương đối không thiên vị – thay vì bởi một nhóm người –
thì sẽ bớt khả năng là chúng ta trở thành nạn nhân của một chế độ cai trị độc
đoán hay chuyên quyền. Ở điểm này, cần ghi nhận là nghĩa vụ chính trị bao hàm
trong pháp trị áp dụng không những cho các quyền và tự do của những người
chịu quyền cai trị và công dân mà còn áp dụng cho cả những người có quyền cai
trị và người lãnh đạo. Khi không cho cả cá nhân lẫn nhà nước vượt qua luật
tối cao của đất nước các nhà soạn thảo hiến pháp lập ra một lớp chắn bảo vệ
cho quyền và tự do cá nhân.
|
Separation of powers
and a system of checks and balances
The Founders had to answer the question of how to implement
a government of laws and not of men, when there were only men available to
rule. After all, these leaders were political realists who attempted to
connect the spirit of constitutionalism to unique features of their time and
place. Perhaps the best statement on this philosophical and practical dilemma
comes from James Madison in Federalist No. 51. Ambition, Madison declared,
had to counteract ambition. The interests of men had to be indissolubly wed
to the constitutional rights of the place. Just a little knowledge of human
nature would suggest to us that "such devices should be necessary to
control the abuses of government." If men and women were angels, then
neither external nor internal controls on government would be necessary. But
Madison was a realist. Constitutionalism, again to use the words of Madison,
entails a policy of "supplying, by opposite and rival interests, the
defect of better motives." A constitutional framework, built on a
prudent regard for human beings, must enable the government to control the
governed. No less important, however, is the auxiliary precaution of checking
and balancing within government itself.
|
Phân chia quyền lực
và hệ thống kiểm soát và cân bằng
Các nhà lập quốc (Mỹ) đã phải trả lời câu hỏi: vì cần có
con người mới làm được công việc cai trị, thì làm sao thiết lập được một chế
độ cai trị theo luật chứ không phải cai trị theo người? Tựu chung là vì các
vị đó cũng là những nhà chính trị thực tế nên muốn gắn liền tinh thần của chủ
nghĩa hợp hiến vào những đặc điểm độc đáo đương thời của mình. Vấn đề nan
giải vừa có tính chất triết lý vừa có tính chất thực tiễn này có lẽ được diễn
tả rõ nhất bởi James Madison trong Luận cương Liên bang số 51. Madison nói
rằng phải dùng tham vọng để trị tham vọng. Tư lợi của con người cần phải được
gắn liền vào quyền do hiến pháp quy định. Chỉ cần hiểu biết một chút ít về
bản chất của con người cũng cho ta thấy rằng “cần phải có những cơ chế như
vậy mới ngăn chặn được sự lạm dụng quyền lực của chính quyền”. Nếu con người
đều là thần thánh cả thì sẽ không cần có các cơ chế bên trong và bên ngoài để
kiểm soát chính quyền. Nhưng Madison là con người thực tế. Cũng theo lời của
Madison, chủ nghĩa hợp hiến đòi hỏi phải có một chính sách “dùng các sự mâu
thuẫn và đối nghịch trong tư lợi để khai thác những điểm yếu của (luôn luôn
có ngay cả trong) các động cơ cao thượng”. Một thể chế hợp hiến, xây dựng
trong tinh thần khôn ngoan tôn trọng con người, cần phải cho chính quyền có
thể kiểm soát được những người dưới quyền cai trị của chế độ. Tuy nhiên, đi
đôi với điều đó, nhưng không kém phần quan trọng, là phải có một cơ cấu đề
phòng để kiểm soát và giữ quân bằng ngay trong chính quyền (chính quyền tự
kiểm soát lấy mình).
|
By dividing the business of government among three
independent branches, the Constitutional framers ensured that the principle
powers of government -- legislative, executive, and judicial -- were not
monopolized by any single branch. Allocating government authority among three
separate branches also prevented the formation of too strong a national
government capable of overpowering individual state governments. Governmental
powers and responsibilities intentionally overlap. One example is how
congressional authority to make laws can be checked by a presidential veto.
This veto, in turn, can be overridden by a two-thirds vote in both houses of
Congress. The president serves as commander-in-chief, but only Congress has
the authority to raise and support an army, and formally to declare war. The
president has the power to appoint all federal judges, ambassadors, and other
high government officials, but all appointments must have the advice and
consent of the Senate. No law can go into effect unless it is passed by both
houses of Congress.
|
Bằng cách chia công việc cai trị ra cho ba ngành độc lập,
các nhà soạn thảo Hiến pháp Mỹ muốn giữ cho các quyền lực chính – lập pháp,
hành pháp và tư pháp – không bị độc quyền nắm giữ bởi bất cứ một ngành nào.
Phân bổ quyền cai trị cho ba ngành khác nhau cũng ngăn chặn việc chính quyền
quốc gia lấn át quyền của các tiểu bang. Quyền lực và trách nhiệm của chính
quyền đều được cố ý để cho chồng chéo lên nhau. Một thí dụ là quyền hạn làm
luật của Quốc hội có thể bị chặn lại bởi quyền phủ quyết của tổng thống.
Nhưng quyền phủ quyết này lại có thể bị bác bỏ bởi 2/3 số phiếu của cả hai
viện. Tổng thống nắm quyền tổng tư lệnh quân đội nhưng chỉ có Quốc hội mới có
quyền lập ra và hỗ trợ quân đội và có quyền chính thức tuyên chiến. Tổng
thống có quyền bổ nhiệm thẩm phán liên bang, đại sứ và các viên chức cao cấp
trong chính quyền, nhưng mọi sự bổ nhiệm phải có sự tham vấn và chấp thuận của
Thượng viện. Không một luật nào có hiệu lực nếu không được cả hai viện thông
qua.
|
The Supreme Court has the final authority to strike down
both legislative and executive acts as unconstitutional. Herein lies the root
of judicial review and the empowerment of the federal judiciary in the United
States after Marbury v. Madison (1803). The power of judicial review derives
not from the written U.S. Constitution, which contains no explicit reference
to this authority, but from a series of court cases dating back to the late
1700s. What is common to these cases, at least as a philosophical or ethical
justification of court authority, is the link between judicial review and
higher law. Americans of the time would have embraced the ancient teaching
that, if positive or human law departs from the law of nature, it is no
longer law but a perversion of the law. The general idea is captured in James
Otis' Rights of British Colonies Asserted and Proved (1764), wherein he
stipulates:
|
Tòa án tối cao có quyền tối hậu hủy bỏ các hành động trái
với hiến pháp của cả lập pháp lẫn hành pháp. Đây là nguồn gốc của vai trò
duyệt xét luật pháp và trao quyền cho giới thẩm phán liên bang tại Hoa Kỳ sau
vụ Marbury kiện Madison (1803). Quyền duyệt xét lại luật pháp không phát xuất
từ văn bản của Hiến pháp Mỹ (trong Hiến pháp không có minh thị đề cập tới
thẩm quyền này) nhưng là từ một số phán xét của tòa vào những năm cuối của
thế kỷ XVIII. Đặc điểm chung của tất cả các vụ phán xét đó là mối liên hệ
giữa việc duyệt xét luật pháp và luật tối cao, ít ra là làm cơ sở có tính
chất triết lý hay đạo đức để biện minh cho thẩm quyền của tòa án. Người Mỹ
thời bấy giờ chắc đã tin theo một lời dạy của người xưa cho rằng nếu luật của
con người đưa ra không thuận với luật tự nhiên thì không còn được coi là luật
nữa mà đã trở thành một luật đã bị hủ hoá. Ý tưởng này đã được James Otis
(18) diễn đạt một cách ngắn gọn trong bài “Quyền của các thuộc địa Anh quốc
đã được khẳng định và chứng minh” (Rights of British Colonies Asserted and
Proved (1764)) như sau:
|
The law of nature was not of man's making, nor is it in
his power to mend or alter its course. He can only perform and keep or
disobey and break it. The last is never done with impunity, even in this
life, if it is any punishment for a man to feel himself depraved, to find
himself degraded by his own folly and wickedness from the rank of a virtuous
and good man to that of a brute, or to be transformed from the friend,
perhaps father, of his country to a devouring lion or tiger.
|
“Luật tự nhiên không phải do con người tạo ra, mà con
người cũng không có quyền sửa đổi luật đó. Con người chỉ có thể hoặc tuân theo
và thi hành luật đó hoặc chống lại và vi phạm luật. Nhưng không bao giờ hành
động chống lại hoặc vi phạm như vậy lại không bị trừng phạt; ngay cả trong
cuộc đời này, sự trừng phạt đó có thể dưới hình thức khiến cho con người cảm
thấy mình trở thành sa đọa, hay cảm thấy mình, vì sự điên rồ và ác độc của
mình, đã bị đào thải ra khỏi tập thể của những người tốt và đạo đức (và bị
đẩy) xuống hàng thú vật, hay là từ cương vị là người bạn, và có lẽ là người
cha, của đất nước đã biến thành loài hung bạo như sư tử, hùm beo”[19].
|
Federalism
The Founders also determined that power must be divided
among the different levels of government: national and state. The failure of
the Articles of Confederation (1781-87) to create a viable government for the
American colonies led delegates at the 1787 Constitutional Convention in
Philadelphia to establish more power at the center of government.
|
Thể chế liên bang
Các nhà lập quốc (Mỹ) cũng quyết định là quyền lực phải
được phân chia giữa các cấp chính quyền toàn quốc và tiểu bang. Sự thất bại
của Các Điều khoản của Liên minh (1781-1787) để lập ra một chính phủ có thể
hoạt động được tại thuộc địa Mỹ đã khiến cho các đại biểu trong cuộc Đại hội
về Hiến pháp tại Philadelphia năm 1787 đặt thêm quyền lực tại trung tâm của
chính quyền.
|
The Articles served as a bridge between the initial government
by the Continental Congress of the Revolutionary period and the federal
government created by the U.S. Constitution of 1787. Because the experience
of overbearing British central authority was vivid in colonial minds, the
drafters of the Articles deliberately established a "confederation"
of sovereign states. However, the Articles gave Congress no power to enforce
its requests to the states for money or troops, and by the end of 1786,
governmental effectiveness had broken down.
|
Các Điều khoản của Liên minh là một cách sắp xếp chuyển
tiếp từ hệ thống chính quyền đầu tiên lập ra bởi Đại hội Toàn châu trong thời
kỳ cách mạng sang hệ thống chính quyền liên bang lập ra bởi Hiến pháp Mỹ năm
1787. Vì đã từng thấy quá rõ tính chất áp chế của chính quyền trung ương nước
Anh, nên các nhà soạn thảo Các Điều khoản của Liên minh cố tình lập ra một
“liên minh” gồm các tiểu bang có chủ quyền. Tuy nhiên, các Điều khoản không
cho Quốc hội có quyền buộc các tiểu bang phải đóng góp tiền và quân đội theo
yêu cầu của Quốc hội nên tới cuối năm 1786, chính quyền đã mất hữu hiệu và
trở nên hoàn toàn tê liệt.
|
Under the U.S. Constitution, confederation was to give way
to federation -- a system in which power would be shared between one national
and several state governments. The national government was to be supreme in
certain areas, but the states were not to become mere administrative units of
the central government. States' rights were protected in a number of ways.
First, the 10th Amendment to the Constitution made clear that a number of
spheres of activity were to be reserved for the states. State governments,
for instance, are largely responsible for managing their own budgets and
making and enforcing laws in many areas that impact residents of the state.
Second, states were also protected by their representation inside the U.S.
Senate: two senators to a state, irrespective of the size of the state.
Third, the Electoral College, the body that formally elects the U.S.
president, was to be an aggregation of electors selected by the states, with
each state awarded a minimum of three delegates. Fourth, the amending
procedure of the Constitution itself also reflected state interests, for any
amendment to the Constitution requires approval by three-fourths of all state
legislatures as well as two-thirds of the members of both houses of Congress.
These protections were built into the Constitution as well, to prevent the
smaller states from being dominated by the power of the larger states. The
sharing of power between states and the national government is one more
structural check in an elaborate scheme of checks and balances.
|
Theo Hiến pháp Mỹ, thể chế liên minh (confederation) sẽ
được thay thế bằng thể chế liên bang (federation), trong đó quyền lực sẽ được
chia sẻ giữa một chính quyền toàn quốc và nhiều chính quyền tiểu bang. Chính
quyền toàn quốc có quyền tối cao trong một số lĩnh vực nhưng tiểu bang không
phải chỉ thuần tuý là các đơn vị hành chính của chính quyền trung ương. Quyền
của các tiểu bang được bảo vệ bằng nhiều cách. Trước hết, bản Tu chính thứ 10
của Hiến pháp nói rõ là một số lĩnh vực hoạt động được dành riêng cho các
tiểu bang. Chẳng hạn, chính quyền tiểu bang phần lớn chịu trách nhiệm quản lý
ngân sách của mình và thực thi luật pháp trong nhiều lĩnh vực trực tiếp ảnh
hưởng tới dân cư ngụ trong tiểu bang. Thứ hai là quyền đại diện của các tiểu
bang tại Thượng viện cũng được bảo vệ. Mỗi tiểu bang, dù lớn hay nhỏ, đều có
hai nghị sĩ. Thứ ba là Cử tri đoàn (electoral college), tức là tổ chức chính
thức bầu ra tổng thống, là một tập hợp của các cử tri do tiểu bang chọn, mỗi
tiểu bang được quyền có tối thiểu ba người. Thứ tư là chính thể thức tu chính
Hiến pháp cũng phản ánh quyền lợi của các tiểu bang, vì bất cứ một tu chính
Hiến pháp nào cũng cần phải có sự chấp thuận của viện lập pháp của 3/4 số
tiểu bang và 2/3 của đại diện dân cử của cả hai Viện. Các điều bảo vệ đó đều
được ghi rõ trong Hiến pháp để giữ cho các tiểu bang nhỏ không bị lấn át bởi
các tiểu bang lớn. Sự chia sẻ quyền lực giữa chính quyền tiểu bang và chính
quyền toàn quốc là một sự kiểm soát có tính chất cơ cấu trong một hệ thống
kiểm soát và cân bằng rất tinh tế.
|
The struggle for
individual rights
The Preamble to the Constitution looked to a new American
political order based on the following principles: to form a more perfect
union, to provide for the common defense, to establish justice, and secure
the blessings of liberty for present and future generations. Even earlier,
the Declaration of Independence had spoken of "inalienable rights"
that were inherent in all people by virtue of their being human and that no
government could take away. Just how best to secure justice and the blessings
of liberty (then as well as now) inspired fierce partisan differences. When
first drafted and submitted to the states for ratification, the Constitution
did not include any reference to individual rights. One explanation for this
anomaly is that the framers assumed that the powers of the newly created
national government were so carefully limited that individual rights really
required no additional protections. In addition, other Federalists made the
case that enumerating additional rights carried an additional liability --
that is, those rights deemed essential yet left unspecified would become
vulnerable to government encroachment.
|
Công cuộc tranh đấu cho quyền cá nhân
Phần dẫn
nhập của Hiến pháp đi tìm một trật tự chính trị mới dựa trên các nguyên tắc
sau đây: để thành lập một sự liên minh hoàn thiện hơn, để tạo ra một hệ thống
phòng vệ chung, để lập ra một chế độ công bằng, và để đảm bảo những niềm hạnh
phúc tự do cho các thế hệ hiện tại và mai sau. Ngay cả trước đó, bản Tuyên
ngôn Độc lập đã nói tới các “quyền bất khả xâm phạm” cố hữu trong bản chất
của con người mà không một chính quyền nào có thể tước bỏ. Vào thời đó, mà
ngay cả cho tới bây giờ, đã diễn ra những cuộc bất đồng ý kiến gay gắt giữa
các phe phái về vấn đề làm thế nào để đảm bảo những niềm hạnh phúc tự do đó. Khi
mới được soạn thảo và đưa ra các tiểu bang để phê chuẩn, Hiến pháp không nói
gì tới quyền tự do cá nhân. Một cách giải thích cho sự khác thường này là bởi
các nhà soạn thảo Hiến pháp cho rằng quyền lực của chính quyền quốc gia mới
được lập ra đã được giới hạn một cách cẩn thận đến mức không cần phải có thêm
các bảo vệ khác cho quyền cá nhân. Hơn nữa, có nhà chủ trương thể chế liên
bang lập luận rằng nếu kể rõ thêm các quyền thì cũng có thêm một điều đáng
ngại nữa là có những quyền được coi là thiết yếu nhưng nếu không được nêu ra
thì có thể bị chính quyền xâm phạm.
|
Although the Antifederalists were defeated in the battle
over drafting the 1787 Constitution, they were able to force concessions from
their opponents. Fearful of the power of the new national government, they
demanded that a series of specific protections of individual rights be
written into the Constitution. They also obtained promises from Federalist
leaders in some state conventions to support the passage of appropriate
amendments to the Constitution. Unless assured that a bill of rights would be
passed, a number of states threatened to withhold ratification of the
Constitution. The Federalists kept their promises. In 1789, the first
Congress of the United States adopted the first 10 amendments to the
Constitution. By 1791, the Bill of Rights, constituting these first 10
amendments, had been ratified by the required number of states. Moreover, the
Ninth Amendment -- expressly protecting fundamental rights not specifically
described in the Constitution -- laid to rest Federalist fears that singling
out any right for protection would jeopardize the protection of all other
rights not similarly identified.
|
Mặc dầu phe chống Liên bang thua trong vòng tranh đấu khi
soạn thảo Hiến pháp 1787, nhưng họ cũng đã có thể bắt buộc đối phương phải
nhượng bộ. Vì e ngại quyền lực của chính quyền toàn quốc mới (quá mạnh), họ
đòi hỏi là phải ghi vào trong Hiến pháp một loạt điều bảo vệ cụ thể cho quyền
cá nhân. Tại một số đại hội ở cấp tiểu bang, họ được các lãnh tụ của phe Liên
bang hứa là sẽ ủng hộ thông qua những tu chính Hiến pháp thích hợp. Một số
tiểu bang còn đe dọa sẽ không phê chuẩn Hiến pháp trừ phi họ được đảm bảo là
phải thông qua một đạo luật về quyền. Phe chủ trương Liên bang đã giữ lời
hứa. Năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Mỹ đã chấp thuận 10 tu chính đầu tiên
của Hiến pháp. Tới năm 1791, Bộ luật về quyền, gồm 10 điều tu chính này, đã
được đủ số tiểu bang phê chuẩn. Hơn thế nữa, Tu chính số 9 – minh thị bảo vệ
các quyền cơ bản không được nêu rõ trong Hiến pháp – cũng khiến cho phe chủ
trương Liên bang không còn e ngại là liệt kê những quyền được bảo vệ sẽ làm
phương hại tới các quyền khác không được liệt kê ra một cách rõ rệt như vậy.
|
|
|
The Bill of Rights limits the ability of government to
trespass upon certain individual liberties, including freedom of speech,
press, assembly, and religion. It also prohibits Congress from passing laws
respecting the "establishment" of any official religion, that is,
favoring one religion over another. Nearly two-thirds of the Bill of Rights
is geared to safeguarding the rights of persons suspected or accused of
crime. These rights encompass due process of law, fair trials, freedom from
self-incrimination and from cruel and unusual punishment, and being held
twice in jeopardy for the same crime. When first adopted, the Bill of Rights
applied only to the actions of the national government.
|
Bộ luật về quyền cũng giới hạn khả năng chính quyền xâm
phạm vào quyền cá nhân, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự
do hội họp và tự do tín ngưỡng. Bộ luật này cũng cấm Quốc hội thông qua các
luật về việc thiết lập một tôn giáo chính thức, nghĩa là ưu đãi một tôn giáo
này hơn một tôn giáo khác. Gần 2/3 số điều khoản trong Bộ luật về quyền là
nhằm bảo vệ quyền của những người bị nghi là phạm tội hay bị truy tố vì có
hành vi phạm pháp. Các quyền này bao gồm các điều như áp dụng thủ tục đúng
theo luật pháp quy định, xử án công bằng, không bị ép buộc phải nhận tội,
không phải chịu các hình phạt độc ác hay khác thường hay bị xử hai lần cho
cùng một tội. Khi mới được thông qua, Bộ luật về quyền chỉ áp dụng cho các
hoạt động thuộc chính quyền liên bang.
|
Restraining state infringements upon civil liberties was
the subject of the 13th (1865), 14th (1868), and 15th (1870) amendments, the
so-called Reconstruction Amendments passed after the Civil War and intended
to dismantle the institution of slavery. Over the past 100 years, many of the
liberties provided for in the first 10 amendments have been incorporated in
the 14th amendment's guarantee that no state shall deprive its citizens of
either due process or equal protection of the law. Especially after the
1920s, the Constitution's first 10 amendments played an increasingly active
and significant role in resolving difficult questions of public policy --
from the constitutionality of school prayer and mandatory drug testing laws
to birth control and capital punishment. And basic founding principles such
as "justice" or "liberty," as well as constitutional
precepts such as "due process" and "equal protection under the
law," have been given new meaning by succeeding generations. These developments,
often accompanied by protest movements and civil disobedience, reflect
changes in human sensibilities and social mores over the past 200 years.
|
Kiềm chế khả năng nhà nước xâm phạm quyền tự do của công
dân là đề tài của các tu chính án số 13 (1865), 14 (1868) và 15 (1870), được
mệnh danh là các Tu chính án kiến thiết (Reconstruction Amendments), được
thông qua sau cuộc Nội chiến để giải thể các định chế của chế độ nô lệ. Trong
hơn 100 năm qua, nhiều quyền tự do quy định trong 10 tu chính án đầu tiên đã
được bao gồm trong tu chính thứ 14 với điều bảo đảm là không một nhà nước nào
có thể không cho công dân được hưởng quyền xét xử theo luật định và quyền
được luật pháp bảo vệ. Nhất là từ sau những năm 1920, mười tu chính đầu tiên
của Hiến pháp đã giữ một vai trò ngày càng tích cực và ngày càng có ý nghĩa
trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn trong chính sách công – từ tính
chất hợp hiến của việc đọc kinh trong trường học và luật thử ma túy cho tới
các vấn đề như kiểm soát sinh đẻ và hình phạt tử hình. Các nguyên tắc cơ bản
như “công bằng” hay “tự do” cũng như các phương châm của Hiến pháp như “xét
xử theo luật định” và “quyền được luật pháp bảo vệ một cách bình đẳng” đã
được các thế hệ kế tiếp cho những ý nghĩa mới. Những phát triển đó, thường đi
kèm theo các phong trào phản đối và bất tuân luật pháp của quần chúng, phản
ánh những thay đổi trong cảm nhận của con người và của tập tục xã hội Hoa Kỳ
trong 200 năm vừa qua.
|
The philosophical justification for the Bill of Rights is
that it places certain liberties beyond the reach of majorities on the
premise that depriving citizens of fundamental rights would diminish their
civil standing and, in fact, their very humanity. The vast array of rights
secured by the Bill of Rights and Constitution compose the texture of a free
government. Civil rights may arise directly from natural rights or indirectly
through political arrangements in a society built upon the consent of the
people given in constitutions, common law precedent, and statutes. The
success story of Madison and his colleagues at the Constitutional Convention,
and at the first Congress, reflects the way they set about creating a
self-adjusting set of processes and structures that could legally enforce
rights and supply standards for their realization in the United States.
|
Sự biện minh có tính chất triết lý cho rằng Bộ luật về quyền
đã đặt một số quyền tự do ra ngoài tầm kiểm soát của khối đa số. Điều này căn
cứ vào tiền đề là tước bỏ quyền cơ bản của công dân sẽ làm giảm tư cách công
dân của họ và thực chất là làm giảm ngay cả tư cách con người của họ. Cái tập
hợp lớn gồm các quyền được Bộ luật về quyền và Hiến pháp bảo vệ họp thành kết
cấu thiết yếu của một chính quyền tự do. Quyền công dân có thể phát sinh trực
tiếp từ quyền tự nhiên hay gián tiếp qua các xếp đặt chính trị trong một xã
hội được xây dựng với sự thỏa thuận của dân chúng thể hiện trong Hiến pháp,
qua các tiền lệ của thông luật và qua các luật lệ. Sự thành công của Madison
và những đồng nghiệp của ông trong Đại hội Hiến pháp (Constitutional Convention)
và trong Quốc hội đầu tiên phản ánh quy cách mà các vị đó đã tiến hành để
dựng lên các quy trình và cơ cấu có khả năng tự điều chỉnh để thi hành quyền
một cách hợp pháp và đưa ra những tiêu chuẩn thực hiện các quyền đó ở nước
Mỹ.
|
Constitutionalism,
freedom, and the new world order
The end of the Cold War, along with the collapse of the
Soviet Union and communist client states throughout Eastern Europe, ushered
in a sense of triumphalism and optimism about the promise of
liberal-democratic ideas and constitutional government. In December, 2000,
Freedom House, a not-for-profit organization that promotes democracy
worldwide, released a major study detailing the state of political rights and
civil liberties in today's world of 191 countries. The study, Freedom in the
World 2000-2001, finds that a decade-long trend of positive, incremental
gains for freedom continued in the year 2000. According to the organization's
annual survey, 86 countries representing 2.5 billion [thousand million]
people (or 40.7 percent of the world's population, the highest proportion in
the survey's history) are rated "free." Their inhabitants enjoy a
broad range of rights. Fifty-nine countries, representing 1.4 billion people
(23.8 percent), are considered "partly free." Political rights and
civil liberties are more limited in these countries, which are often
characterized by corruption, dominant ruling parties, and, in some cases,
ethnic or religious strife. The survey finds that 47 countries, representing
2.2 billion people (35.5 percent), fall into the "not free"
category. Inhabitants of these countries are denied basic political rights
and civil liberties.
|
Chủ nghĩa hợp hiến,
tự do và trật tự thế giới mới
Sự kết thúc của Chiến tranh lạnh cùng với sự sụp đổ của
Liên bang Xô viết và các nước phụ thuộc tại Đông Âu đã đưa tới một cảm giác
chiến thắng và lạc quan trước triển vọng tốt đẹp của các ý tưởng tự do dân
chủ và thể chế cai trị theo hiến pháp. Tháng 12 năm 2000, tổ chức Freedom
House (Nhà Tự do), một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích phát triển dân chủ
trên thế giới, đã phổ biến một tài liệu nghiên cứu quy mô về tình trạng hiện
tại về quyền chính trị và quyền tự do của 191 nước trên thế giới. Tập tài
liệu nghiên cứu, có tiêu đề là Tự do trên Thế giới năm 2000-2001, cho thấy xu
hướng tự do gia tăng từng mức độ nhỏ kéo dài suốt 10 năm vẫn còn tiếp tục
trong năm 2000. Theo nghiên cứu hàng năm của tổ chức này, 86 quốc gia gồm 2,5
tỷ (tức 2.500 triệu) người (hay 40,7 % dân số thế giới, tỷ số cao nhất từ khi
tổ chức này làm điều tra nghiên cứu) được đánh giá là “có tự do”. Người dân ở
những nước này được hưởng một số quyền tự do rộng rãi. Năm mươi chín quốc
gia, gồm 1,4 tỷ người (23,8%) được coi là “tự do một phần”. Trong các quốc
gia đó quyền chính trị và quyền tự do bị giới hạn hơn. Các quốc gia đó cũng
là những nước có các đặc điểm như tham nhũng, đảng cầm quyền có tính chất áp
chế và một số nước có xung đột về tôn giáo hay chủng tộc. Cuộc điều tra
nghiên cứu cũng cho thấy có 47 quốc gia, gồm 2,2 tỷ người (35,5 %) thuộc loại
“không có tự do”. Người dân tại những nước này không có các quyền chính trị
và quyền tự do cơ bản.
|
The Freedom House survey reinforces the widespread
conviction that there are no longer respectable alternatives to democracy; it
has become an established bulwark of modernity. Another part of this
post-Cold War legacy, however, is proving much more challenging and
problematic for policy-makers and political thinkers alike. Democratically
elected regimes, often ones that have been re-elected or reaffirmed through
referenda, are routinely ignoring constitutional limits on their power and
depriving their citizens of basic rights and freedoms. In many regions of the
world, we see the rise of a disturbing phenomenon in international life --
illiberal democracy.
|
Cuộc điều tra nghiên cứu của Nhà Tự do củng cố sự tin tưởng
rất phổ biến hiện nay rằng không còn có một chế độ nào khác tốt hơn chế độ
dân chủ. Chế độ này đã trở thành một tường thành bảo vệ trong thời hiện đại. Tuy
nhiên một phần di sản khác của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã trở thành một vấn
đề thử thách và nan giải cho cả những nhà làm chính sách lẫn các nhà tư tưởng
về chính trị. Các chế độ được bầu lên theo thể thức dân chủ và thông thường
ngay cả những chế độ đã được bầu lại hay được xác nhận lại qua các cuộc trưng
cầu dân ý, lại không để ý đến những giới hạn quy định trong hiến pháp và do
đó đã không cho người dân được hưởng các quyền cơ bản và quyền tự do. Tại
nhiều vùng trên thế giới ta thấy phát sinh hiện tượng ngày càng gia tăng của
chế độ dân chủ phi tự do.
|
At the heart of the matter is the difference between
democracy and constitutional government. The problem has been difficult to
recognize since, for at least a century in the West, democracy has coincided with
liberal democracy. The mix of freedoms associated with constitutional
liberalism is theoretically distinct from democracy. From the time of Plato
and Aristotle, democracy has meant rule by the people. This view of
democracy, as a process of selecting governments, has been articulated by scholars
ranging from Alexis de Tocqueville to Joseph Schumpeter and Robert Dahl.
Political Scientist Samuel Huntington has explained why this is the case:
Elections -- open, free, and fair -- are the essence of democracy, the
inescapable sine qua non. Yet governments produced by elections may be
inefficient, corrupt, shortsighted, irresponsible, dominated by special
interests, and incapable of adopting policies demanded by the public good.
While these qualities make such governments undesirable, they do not make
them undemocratic. Democracy is one public virtue, not the only one, and the
relation of democracy to other public virtues and vices can only be
understood if democracy is clearly distinguished from the other
characteristics of political systems. But elections and mass mobilization do
not always vouchsafe liberal constitutional government. There is a growing
unease at the rapid spread of multiparty elections across south-central
Europe, Asia, Africa, and Latin America, perhaps because of what happens
after the elections. Some elected popular leaders have bypassed their
parliaments and ruled by presidential decree, eroding basic constitutional
practices.
|
Cốt lõi của vần đề này nằm ở sự khác biệt giữa chế độ dân
chủ và chủ nghĩa hợp hiến. Vấn đề này khó được nhận rõ vì ở phương Tây, ít ra
là trong một thế kỷ, dân chủ thường là đi đôi với tự do. Trên lý thuyết, sự
liên hệ của tự do với một chủ nghĩa hợp hiến thực ra khác với liên hệ của tự
do với chế độ dân chủ. Từ thời đại của Platon và Aristotle, dân chủ đã có
nghĩa là chính quyền của nhân dân. Quan niệm như vậy về dân chủ, tức là quá
trình lựa chọn chính quyền, đã được trình bày rõ ràng bởi các học giả từ
Alexis de Tocqueville [20] tới Joseph Schumpeter [21] và Robert Dahl [22]. Nhà
chính trị học Samuel Huntington [23] đã giải thích tại sao lại có tình trạng
như vậy: bầu cử – công khai, tự do và công bằng – là điều thiết yếu, không
thể thiếu được trong chế độ dân chủ. Tuy nhiên chính phủ được bầu lên có thể
không hữu hiệu, thối nát, thiển cận, vô trách nhiệm, bị chi phối bởi các đặc
lợi, và do đó không thể thi hành được những chính sách theo đúng với lợi ích
chung. Những điều đó khiến cho các chính phủ không được ưa chuộng nữa nhưng
không phải vì thế mà các chính quyền đó không dân chủ. Dân chủ là một đặc
trưng tốt cho xã hội nhưng nó không là đặc trưng duy nhất. Sự liên hệ của dân
chủ với các đặc trưng tốt cũng như xấu khác của xã hội chỉ có thể hiểu rõ hơn
nếu ta tách rời dân chủ ra khỏi những đặc trưng khác của các hệ thống chính
trị. Nhưng chế độ bầu cử và sự hậu thuẫn của quần chúng không phải lúc nào
cũng bảo đảm một chế độ tự do và cai trị theo hiến pháp. Càng ngày người ta
càng cảm thấy không yên tâm trước sự lan tràn của các cuộc bầu cử có nhiều
đảng phái tham gia tại miền nam trung tâm châu Âu, tại châu Á, châu Phi và
châu Mỹ La tinh, có lẽ vì những điều gì đã xảy ra sau khi bầu cử. Một số lãnh
tụ được lựa chọn do bầu cử sau đó đã qua mặt quốc hội và cai trị bằng sắc
lệnh của tổng thống và do đó đã làm băng hoại các thể thức cai trị theo hiến
pháp.
|
Naturally there is a spectrum of illiberal democracy, ranging
from modest offenders to near-tyrannies. In Latin America, many democracies
have now survived for over a decade through harsh economic conditions, with
no explicit challenges from the military or anti-system parties. Yet most of
these regimes have yet to be consolidated. Certain countries have persisted
in the face of weak institutionalization of formal democratic structures. Yet
democratic consolidation is incomplete without the support of constitutional
liberalism. In addition to agreement on rules for the competition of power,
there must be fundamental and self-enforcing restraints on the exercise of
power. One effect of overemphasizing pure democracy as the ultimate test for
freedom is that little effort is given to creating imaginative constitutions
for transitional countries. This is done not simply by scheduling frequent
elections or writing up a list of rights, but by constructing a system which
will not violate those rights. Constitutional government looks beyond the
procedures for selecting a government to the kind of deliberative arrangements,
insulated from public passions, that defend individual liberty and the rule
of law. This requires a mutual commitment among elites -- through the
coordinating mechanism of a constitution, related political institutions, and
often through an elite pact or settlement as well, where governments maintain
order by building coalitions among leading political parties and interest
groups. The goal is to enforce limits on state authority, no matter which
party or faction may control the state at any given time. At the beginning of
the 20th century, Woodrow Wilson wanted to make the world safe for democracy.
The challenge for the next century may be to make democracy safe for the
world.
|
Lẽ dĩ nhiên cũng có những mức độ khác nhau trong các chế
độ dân chủ phi tự do: từ những chế độ vi phạm nho nhỏ cho tới chế độ gần như
là chuyên chế. Tại châu Mỹ La tinh có những chế độ đã tồn tại hàng thập niên
qua các hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn mà vẫn không gặp phải sự chống đối
công khai nào của giới quân đội cũng như của các đảng chống chính phủ. Nhưng
các chế độ đó vẫn chưa được củng cố. Có nhiều nước vẫn tồn tại mặc dầu vẫn
còn yếu kém về phương diện định chế hóa các cơ cấu chính thức của chế độ dân
chủ. Tuy nhiên, củng cố dân chủ không thể nào hoàn tất được nếu không có chế
độ tự do theo hiến pháp. Ngoài việc thỏa thuận về các quy tắc cạnh tranh
quyền lực, về cơ bản còn cần phải có những cơ chế tự kiểm soát việc thực thi
quyền lực. Một hậu quả của việc quá nhấn mạnh dân chủ thuần túy như một trắc
nghiệm tối hậu để xem có tự do hay không là có ít nỗ lực trong việc làm ra
các hiến pháp sáng tạo cho các quốc gia đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp. Chỉ
đưa ra lịch trình bầu cử thường xuyên hay làm bảng liệt kê các quyền cũng
chưa đủ mà phải xây dựng một hệ thống để đảm bảo các quyền đó không bị xâm
phạm. Chính thể theo hiến pháp không thể chỉ giới hạn trong việc ấn định thể
thức lựa chọn chính quyền mà phải nhìn xa hơn để tạo ra các cơ cấu có cân
nhắc kỹ lưỡng, không bị chi phối bởi các tình cảm sôi nổi của quần chúng, để
bảo vệ quyền tự do cá nhân và chế độ pháp trị. Điều này đòi hỏi phải có sự
cam kết hỗ tương giữa các thành phần tinh hoa của đất nước – qua cơ chế điều
hợp của hiến pháp, qua các định chế chính trị liên hệ và thường là qua cả các
sự thỏa hiệp hay dàn xếp giữa các thành phần tinh hoa nữa – để cho chính
quyền có thể duy trì trật tự bằng cách thành lập các liên minh giữa các đảng
chính trị và các nhóm lợi ích. Mục đích là để có thể thực hiện được các giới
hạn đối với chính quyền, dù là chính quyền đó dưới sự kiểm soát của bất cứ
đảng nào và vào bất cứ lúc nào. Vào đầu thế kỷ 20, Tổng thống Woodrow Wilson
muốn thế giới an toàn để thực thi dân chủ. Sự thử thách trong thế kỷ sắp tới
có thể sẽ là phải làm sao cho dân chủ an toàn đối với thế giới.
|
Greg Russell is
associate professor of political science at the University of Oklahoma in
Norman and is the author, among other works, of Hans J.Morgenthau and the
Ethics of American Statecraft (1990) and John Quincy Adams and the PublicVirtues
of Diplomacy (1995) and Reconciling Internal Rights and External Wrongs: The
Force of Arms and Ideas in War. He has published extensicely in the areas of
political ethics and diplomatic his tory and currently working on a book entitled
Theodore Roosevelt and the Soul of American Statecraft.
|
Greg Russell là Giám
đốc chương trình nghiên cứu sinh tại phân khoa Chính trị học, Đại học
Oklahoma, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của các tác phẩm: Hans J. Morgenthau and the
Ethics of American Statecraft, John Quincy Adams and the Public Virtues of
Diplomacy, và Reconciling Internal Rights and External Wrongs: The Force of
Arms and Ideas in War. Ông cũng viết nhiều bài cho các tạp chí về các đề tài
như triết lý chính trị, lịch sử ngoại giao của Mỹ và bang giao quốc tế. Ông
đã hoàn tất bản thảo tác phẩm về thuật trị nước của Theodore Roosevelt.
|
Translated by Đỗ Kim Thư, Trần Lương Ngọc, Nguyễn Hồng
Liên, Nông Duy Trường
Edited by: Nguyễn Trang Nhung, Vũ Công Giao
Chú thích:
1. John Milton (1608-1674): Thi sĩ lớn tại Anh, tác giả
thiên trường ca nổi tiếng Paradise Lost (1667)
2. Edward Coke (1552–1634): Luật gia nổi tiếng trong lịch
sử luật pháp tại Anh.
3. Sir William Blackstone (1723-1780): Luật gia và giáo sư
luật nổi tiếng của nước Anh. Tác giả của tác phẩm nổi tiếng về thông luật có
tiêu đề là Commentaries on the Laws of England (1765–1769).
4. Thomas Jefferson (1743-1826): Tổng thống thứ ba cùa Hoa
Kỳ trong giai đoạn 1801-1809.
5. James Madison (1751-1836): Tổng thống thứ tư cùa Hoa Kỳ
trong giai đoạn 1809-1817.
6. Thomas Hobbes (1588-1679): Triết gia chính trị của nước
Anh. Tác phẩm nổi tiếng là Leviathan (1651).
7. John Locke (1632-1704): Triết gia nổi tiếng của nước
Anh. Các tư tưởng của ông về cai trị với sự thỏa thuận của nhân dân, quyền tự
nhiên của nhân dân (quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu tài sản) có ảnh
hưởng rất nhiều đến triết học chính trị.
8. Adam Smith (1723-1790): Nhà kinh thế chính trị và triết
gia về đạo đức của Scotland. Tác phẩm nổi tiếng của ông (Inquiry into the
Nature and Causes of the Wealth of Nations), giúp tạo ra khoa kinh tế học và
đưa ra các lý luận nổi tiếng về tự do mậu dịch và chủ nghĩa tư bản.
9. Charles-Louis de Secondat, Baron de La Brède et de
Montesquieu (1689-1755): Thường được gọi là Montesquieu, nhà tư tưởng chính
trị của Pháp, sinh trưởng trong Thời kỳ Khai sáng (thế kỷ 18). Ông nổi tiếng
là người chủ trương phân chia quyền lực trong chính quyền.
10. John Stuart Mill (1806-1873): Triết gia và chính trị
kinh tế gia của nước Anh, một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng của trường
phái tự do cổ điển.
11. Sir Isaiah Berlin (1909-1997): Triết gia chính trị và
sử gia về tư tưởng, một trong những nhà tư tưởng tiến bộ nổi tiếng trong thế
kỷ 20.
12. Tức là chế độ dân chủ không có tự do.
13. Thời đại Tudor trong lịch sử nước Anh kéo dài 118 năm
từ 1485 tới 1603.
14. Jean-Jacques Rousseau (1712-1778): Triết gia, nhà văn
hào và lý thuyết gia chính trị, người Pháp gốc Thụy Sĩ. Tác phẩm nổi tiếng
của ông là Social Contract (Khế ước xã hội).
15. John Jay (1745-1829): Chính trị gia và luật gia nổi
tiếng của Mỹ. Thẩm phán đầu tiên và cũng là ít tuổi nhất của Toà án Tối cao
Mỹ từ 1789 tới 1794.
16. Aristotle (384-322 trước Công nguyên): Triết gia cổ Hy
Lạp, môn đệ của Plato và thầy dạy của Alexander Đại đế (Alexander the Great).
17. Benedictus de Spinoza (1632-1677): Triết gia thuộc môn
phái duy lý vào thế kỷ 17. Tác phẩm nổi tiếng là Đạo đức học (Ethics).
18.James Otis (1725-1783): Luật sư tại Massachusetts khi
Mỹ còn là thuộc địa của Anh. Ông thuộc trong số những người sớm đưa ra những
quan điểm chính trị mở đường cho cuộc Cách mạng tại Mỹ.
19. “Hà chính mãnh ư hổ giã” (sách lược trị quốc trị hà
khắc còn ghê gớm hơn cọp) – Khổng Tử.
20. Alexis-Charles-Henri Clérel de Tocqueville
(1805-1859): Nhà tư tưởng chính trị và sử gia của Pháp. Tác phẩm nổi tiếng
của ông là “Dân chủ tại Mỹ” [Democracy in America, 1835 và 1840] và “Chế độ
cũ và cuộc Cách mạng” [The Old Regime and the Revolution (1856)].
21. Joseph Alois Schumpeter (1883-1950): Kinh tế gia người
Áo, nổi tiếng về các tác phẩm về lịch sử tư tưởng kinh tế.
22. Robert Dahl: Giáo sư danh dự tại phân khoa Chính trị
học, Đại học Yale, hội viên Viện hàn lâm Khoa học quốc gia, Hội triết học Hoa
Kỳ và viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ.
23. Samuel P. Huntington: Giáo sư Đại học Albert J. Weatherhead
III, tốt nghiệp Đại học Yale khi 18 tuổi, tham gia quân đội, lấy bằng tiến sĩ
tại Đại học Harvard và bắt đầu giảng dạy tại đại học này khi mới 23 tuổi.
|
|
|
|
http://infousa.state.gov/government/overview/dmpaper2.html
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, February 7, 2013
Constitutionalism Chủ nghĩa hợp hiến
Labels:
CIVICS-CÔNG DÂN,
USA-HOA KY
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn