MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, February 15, 2013

5 Ways China Could Become a Democracy 5 cách Trung Quốc có thể trở thành một nền dân chủ






5 Ways China Could Become a Democracy
           

5 cách Trung Quốc có thể trở thành một nền dân chủ

by Minxin Pei
The Diplomat
February 13, 2013

Bùi Mẫn Hân
Minxin Pei
13 tháng 2 2013

Speculating about China’s possible political futures is an intellectual activity that intrigues some and puzzles many.  The conventional wisdom is that the entrenched Chinese Communist Party (CCP), so determined to defend and perpetuate its political monopoly, has the means to survive for an extended period (though not forever).  A minority view, however, holds that the CCP’s days are numbered.  In fact, a transition to democracy in China in the next 10 to 15 years is a high probability event.   What stands behind this optimistic view about China’s democratic future is accumulated international and historical experience in democratic transitions (roughly 80 countries have made the transition from authoritarian rule to varying forms and degrees of democracy in the past 40 years) and decades of social science research that has yielded important insights into the dynamics of democratic transition and authoritarian decay (the two closely linked processes).

Suy đoán về tương lai chính trị khả dĩ của Trung Quốc đòi hỏi một sự động não gây hấp dẫn đối với một số người và thách đố đối với nhiều người. Theo lẽ thường thì đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà vốn đang thúc thủ, và quyết tâm bảo vệ và duy trì độc quyền chính trị của mình, sẽ có các phương sách để tồn tại trong một thời gian dài nữa (mặc dù không phải là vĩnh viễn). Tuy nhiên, một quan điểm thiểu số, lại cho rằng thời gian tồn tại của ĐCSTQ đang được đếm từng ngày. Trên thực tế, một quá trình chuyển đổi dân chủ ở Trung Quốc trong 10 đến 15 năm tới là một biến cố có xác suất cao. Hậu thuẫn cho cái nhìn lạc quan này về tương lai dân chủ của Trung Quốc là kinh nghiệm tích lũy của quốc tế và lịch sử trong quá trình chuyển đổi dân chủ (khoảng 80 quốc gia đã thực hiện các quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài sang nhiều hình thức và mức độ dân chủ khác nhau trong 40 năm qua) và của nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học xã hội mà đã mang lại những hiểu biết thấu đáo về động lực của quá trình chuyển đổi dân chủ và sự suy rã của thể chế toàn trị (hai quá trình có liên hệ chặt chẽ với nhau).


To be sure, those believing that China’s one-party regime still has enough resilience to endure decades of rule can point to the CCP’s proven and enormous capacity for repression (the most critical factor in the survival of autocracies), its ability to adapt to socioeconomic changes (although the degree of its adaptability is a subject of scholarly contention), and its track record of delivering economic improvement as a source of legitimacy.


Chắc chắn, những người tin rằng chế độ độc đảng của Trung Quốc vẫn có khả năng phục hồi đủ để kéo dài nhiều thập kỷ cầm quyền có thể viện dẫn năng lực áp chế to lớn đã được chứng minh của ĐCSTQ (đây là yếu tố quan trọng nhất để một chế độ chuyên quyền sống còn), khả năng thích ứng của đảng với các biển chuyển kinh tế-xã hội (mặc dù trình độ thích ứng của đảng là một chủ đề còn gây tranh cãi trong giới học thuật), và thành tích đã có trong quá khứ của đảng trong việc tạo dựng những tiến bộ kinh tế như là cơ sở cho tính hợp pháp của mình.

To this list of reasons why the Chinese people should resign themselves to decades of one-party rule will be a set of factors singled out by proponents of the theory of predictable regime change in China.  Among many of the causes of the decline and collapse of authoritarian rule, two stand out.

Bảng liệt kê các lý do tại sao người dân Trung Quốc phải cam chịu nhiều thập kỷ chế độ độc đảng sẽ bao gồm hàng loạt các yếu tố được trưng ra bởi những người ủng hộ lý thuyết về thay đổi chế độ có thể dự báo được ở Trung Quốc. Trong rất nhiều nguyên nhân gây suy yếu và sụp đổ của chế độ cực quyền, có hai nguyên nhân nổi bật.

First, there is the logic of authoritarian decay.  One-party regimes, however sophisticated, suffer from organizational ageing and decay.  Leaders get progressively weaker (in terms of capabilities and ideological commitment); such regimes tend to attract careerists and opportunists who view their role in the regime from the perspective of an investor: they want to maximize their returns from their contribution to the regime’s maintenance and survival.  The result is escalating corruption, deteriorating governance, and growing alienation of the masses.  Empirically, the organizational decay of one-party regime can be measured by the limited longevity of such regimes.  To date, the record longevity of a one-party regime is 74 years (held by the former Communist Party of the Soviet Union).  One-party regimes in Mexico and Taiwan remained in power for 71 and 73 years respectively (although in the case of Taiwan, the accounting is complicated by the Kuomintang’s military defeat on the mainland).   Moreover, all of the three longest-ruling one-party regimes began to experience system-threatening crisis roughly a decade before they exited political power.  If the same historical experience should be repeated in China, where the Communist Party has ruled for 63 years, we may reasonably speculate that the probability of a regime transition is both real and high in the coming 10-15 years, when the CCP will reach the upper-limit of the longevity of one-party regimes.

Nguyên nhân đầu tiên là logic suy tàn của chế độ cực quyền. Các chế độ độc đảng, dù tinh vi đến mức nào, cũng đều bị lão hóa và suy yếu về tổ chức. Các nhà lãnh đạo càng về sau càng yếu hơn (cả về năng lực và lập trường tư tưởng); các chế độ như thế có xu hướng thu hút những kẻ hám danh và những tên cơ hội nhìn nhận vai trò của họ trong chế độ đó từ quan điểm của một nhà đầu tư: họ muốn tối đa hóa lợi tức của mình từ sự đóng góp của họ cho việc duy trì và tồn vong của chế độ. Kết quả là tham nhũng leo thang, quản trị tha hóa, và ngày càng xa rời quần chúng. Kinh nghiệm cho thấy, sự phân rã về tổ chức của chế độ một đảng có thể đo bằng tuổi thọ giới hạn của chế độ đó. Cho đến nay, tuổi thọ kỷ lục của một chế độ độc đảng là 74 năm (giữ kỷ lục này là Đảng Cộng sản của Liên Xô trước đây). Chế độ một đảng cầm quyền ở Mexico và Đài Loan có tuổi thọ là 71 và 73 năm (mặc dù trong trường hợp của Đài Loan, sự tính toán khá phức tạp do thất bại quân sự trên đất liền của Quốc Dân Đảng). Hơn nữa, cả ba chế độc đảng dài lâu nhất đều bắt đầu trải qua khủng hoảng đe dọa hệ thống khoảng một thập kỷ trước khi rời khỏi quyền lực chính trị. Nếu kinh nghiệm lịch sử đó  lặp lại ở Trung Quốc, nơi mà Đảng Cộng sản đã cai trị 63 năm nay, chúng ta có thể suy đoán một cách hợp lý rằng xác suất chuyển đổi chế độ vừa hiện thực vừa cao trong vòng 10-15 năm tới, khi đó ĐCSTQ sẽ đạt giới hạn trên của tuổi thọ của một chế độ độc đảng.


Second, the effects of socioeconomic change –rising literacy, income, and urbanization rates, along with the improvement of communications technologies — greatly reduce the costs of collective action, de-legitimize autocratic rule, and foster demands for greater democracy.  As a result, authoritarian regimes, which have a relatively easy time ruling poor and agrarian societies, find it increasingly difficult and ultimately impossible to maintain their rule once socioeconomic development reaches a certain level.  Statistical analysis shows that authoritarian regimes become progressively more unstable (and democratic transitions more likely) once income rises above $1,000 (PPP) per capita.  When per capita income goes above $4,000 (PPP), the likelihood of democratic transitions increases more dramatically.  Few authoritarian regimes, unless they rule in oil-producing countries, can survive once per capita income hits more than $6,000 (PPP).  If we apply this observation and take into account the probable effect of inflation (although the above PPP figures were calculated in constant terms), we will find that China is well into this “zone of democratic transition” because its per capita income is around $9,100 (PPP) today, comparable to the income level of South Korea and Taiwan in the mid-1980s on the eve of their democratic transitions.  In another 10-15 years, its per capita income could exceed $15,000 and its urbanization rate will have risen to 60-65 percent.  If the CCP has such a tough time today (in terms of deploying its manpower and financial resources) to maintain its rule, just imagine how impossible the task will become in 10-15 years’ time.


Nguyên nhân thứ hai là ảnh hưởng của thay đổi kinh tế xã hội - tăng trình độ học vấn, tăng thu nhập, và đô thị hóa, cùng với sự cải thiện của công nghệ truyền thông – đã làm giảm đáng kể phí tổn để tao ra hành động tập thể, làm mất tính hợp pháp của chế độ chuyên quyền, và nuôi dưỡng những đòi hỏi về dân chủ nhiều hơn. Kết quả là, các chế độ độc tài, mà đã có một thời gian tương đối dễ dàng cai trị xã hội gồm những người nghèo và người làm nông nghiệp, tự nhận thấy tình hình ngày càng khó khăn hơn và cuối cùng không thể duy trì được nữa sự cầm quyền  của họ một khi phát triển kinh tế xã hội đạt đến một mức độ nhất định. Phân tích thống kê cho thấy rằng chế độ độc tài ngày càng trở nên không ổn định (và càng có nhiều khả năng chuyển đổi dân chủ) một khi thu nhập bình quân đầu người (PPP) tăng lên trên 1.000 đô-la. Khi thu nhập bình quân đầu người trên 4000 đô-la, khả năng chuyển đổi dân chủ tăng mạnh mẽ hơn. Rất ít chế độ độc tài, trừ khi họ cầm quyền ở các nước sản xuất dầu mỏ, có thể tồn tại một khi thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 6000 đô-la. Nếu chúng ta áp dụng quan sát này và có tính đến hiệu ứng có thể có của lạm phát (mặc dù các số liệu PPP trên được tính toán hằng định), chúng ta sẽ thấy rằng Trung Quốc hẳn đã rơi vào "khu vực của chuyển đổi dân chủ" vì thu nhập đầu người của nước này hiện nay đạt khoảng 9.100 đô-la, ngang bằng với mức thu nhập của Hàn Quốc và Đài Loan giữa những năm 1980, vào đêm trước của quá trình chuyển đổi dân chủ. Trong 10-15 năm nữa, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc có thể vượt quá 15.000 đô-la và tỷ lệ đô thị hóa của nó sẽ tăng lên tới 60-65%. Nếu ĐCSTQ ngày hôm nay đã có một thời gian khó khăn như thế (về triển khai nhân lực và nguồn tài chính) để duy trì sự cầm quyền của mình, thì chỉ cần tưởng tượng nhiệm vụ này sẽ trở thành bất khả thi như thế nào trong thời gian 10-15 năm nữa.


If this analysis is convincing enough for us to entertain the strong possibility of a democratic transition in China in the coming 10-15 years, the more interesting follow-up question is definitely “how will such a transition happen?”

Nếu phân tích này đủ sức thuyết phục để chúng ta  hy vọng vào khả năng chắc chắn của quá trình chuyển đổi dân chủ ở Trung Quốc trong 10-15 năm tới, thì câu hỏi tiếp theo thú vị hơn chắc hẳn là "quá trình chuyển đổi đó sẽ diễn ra như thế nào?"

Again, based on the rich experience of democratic transitions since the 1970s, there are five ways China could become democratic:

Một lần nữa, dựa trên những kinh nghiệm phong phú của quá trình chuyển đổi dân chủ từ những năm 1970, thì có năm cách để Trung Quốc có thể trở thành một quốc gia dân chủ:

“Happy ending” would be the most preferable mode of democratic transition for China. Typically, a peaceful exit from power managed by the ruling elites of the old regime goes through several stages.  It starts with the emergence of a legitimacy crisis, which may be caused by many factors (such as poor economic performance, military defeat, rising popular resistance, unbearable costs of repression, and endemic corruption).  Recognition of such a crisis convinces some leaders of the regime that the days of authoritarian rule are numbered and they should start managing a graceful withdrawal from power.  If such leaders gain political dominance inside the regime, they start a process of liberalization by freeing the media and loosening control over civil society.  Then they negotiate with opposition leaders to set the rules of the post-transition political system.  Most critically, such negotiations center on the protection of the ruling elites of the old regime who have committed human rights abuses and the preservation of the privileges of the state institutions that have supported the old regime (such as the military and the secret police).  Once such negotiations are concluded, elections are held.  In most cases (Taiwan and Spain being the exceptions), parties representing the old regime lose such elections, thus ushering in a new democratic era. At the moment, the transition in Burma is unfolding according to this script.


"Kết thúc có hậu" sẽ là phương thức ưu tiên nhất của quá trình chuyển đổi dân chủ cho Trung Quốc. Thông thường, một lối thoát hòa bình để rời bỏ quyền lực được điều khiển bởi tầng lớp tinh hoa cầm quyền của chế độ cũ phải kinh qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu là sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp, mà có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố (như nền kinh tế kém, thất bại quân sự, đối kháng của quần chúng gia tăng, chi phí không thể chịu đựng nổi để thực hiện áp chế, và tệ nạn tham nhũng). Việc nhận ra một cuộc khủng hoảng như thế thuyết phục một số nhà lãnh đạo của chế độ, mà sự cầm quyền độc đoán đang đếm từng ngày, và họ thấy nên bắt đầu tìm cách từ bỏ quyền lực một cách êm đẹp. Nếu các nhà lãnh đạo như vậy nắm được vai trò thống soái chính trị bên trong chế độ, họ sẽ bắt đầu một quá trình tự do hóa bằng cách giải phóng các phương tiện truyền thông và nới lỏng kiểm soát đối với các tổ chức xã hội dân sự. Sau đó, họ đàm phán với các nhà lãnh đạo đối lập để thiết lập các quy tắc của hệ thống chính trị hậu-chuyển đổi. Điều quan trọng nhất là các cuộc đàm phán đó phải tập trung vào việc bảo vệ các tầng lớp tinh hoa cầm quyền của chế độ cũ đã vi phạm nhân quyền và duy trì đặc quyền của các thiết chế nhà nước đã hỗ trợ chế độ cũ (như quân đội và cảnh sát mật). Một khi các cuộc đàm phán đã được thỏ thuận xong, bầu cử sẽ được tổ chức. Trong hầu hết các trường hợp (Đài Loan và Tây Ban Nha là những trường hợp ngoại lệ), các đảng phái đại diện cho chế độ cũ sẽ bị thất bại trong các cuộc bầu cử đó, nhờ đó mà một kỷ nguyên dân chủ mới được mở ra. Vào thời điểm này, quá trình chuyển đổi ở Miến Điện đang diễn ra theo kịch bản này.

But for China, the probability of such a happy ending hinges on, among other things, whether the ruling elites start reform before the old regime suffers irreparable loss of legitimacy.  The historical record of peaceful transition from post-totalitarian regimes is abysmal mainly because such regimes resist reform until it is too late.  Successful cases of “happy ending” transitions, such as those in Taiwan, Mexico, and Brazil, took place because the old regime still maintained sufficient political strength and some degree of support from key social groups.  So the sooner the ruling elites start this process, the greater their chances of success.  The paradox, however, is that regimes that are strong enough are unwilling to reform and regimes that are weak cannot reform.  In the Chinese case, the odds of a soft landing are likely to be determined by what China’s new leadership does in the coming five years because the window of opportunity for a political soft landing will not remain open forever.

Nhưng đối với Trung Quốc, ngoài những thứ khác,  thì xác suất của một kết thúc có hậu gắn liền với việc liệu  tầng lớp tinh hoa cầm quyền có chịu bắt đầu cải cách trước khi chế độ cũ mà vốn đã đánh mất tính hợp pháp không khôi phục được hay không. Lịch sử ghi nhận hiếm có chuyển đổi hòa bình từ sau chế độ độc tài toàn trị, mà chủ yếu là do chế độ đó tìm cách chống lại cải cách cho đến khi quá muộn. Trường hợp thành công của quá trình chuyển đổi với "kết thúc có hậu", chẳng hạn như ở Đài Loan, Mexico, và Brazil, đã diễn ra bởi vì chế độ cũ vẫn duy trì đủ sức mạnh chính trị và có một số hỗ trợ từ các nhóm xã hội quan trọng. Vì vậy, tầng lớp tinh hoa cầm quyền bắt đầu quá trình này càng sớm bao nhiêu, cơ hội thành công của họ càng nhiều bấy nhiêu. Tuy nhiên, có một nghịch lý là một chế độ đủ mạnh thì không muốn cải cách và một chế độ yếu thì không thể cải cách. Trong trường hợp Trung Quốc, tỷ lệ đặt cược cho một hạ cánh nhẹ nhàng có thể được xác định bởi những điều mà ban lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ làm trong năm năm tới bởi vì cánh cửa dành cho cơ hội  hạ cánh chính trị nhẹ nhàng sẽ không còn mở mãi.

“Gorby comes to China” is a variation of the “happy ending” scenario with a nasty twist.  In such a scenario, China’s leadership misses the historic opportunity to start the reform now.  But in the coming decade, a convergence of unfavorable economic, social, and political trends (such as falling economic growth due to demographic ageing, environmental decay, crony-capitalism, inequality, corruption and rising social unrest) finally forces the regime to face reality. Hardliners are discredited and replaced by reformers who, like Gorbachev, start a Chinese version of glasnost and perestroika.  But the regime by that time has lost total credibility and political support from key social groups.  Liberalization triggers mass political mobilization and radicalism.  Members of the old regime start to defect – either to the opposition or their safe havens in Southern California or Switzerland.  Amid political chaos, the regime suffers another internal split, similar to that between Boris Yeltsin and Gorbachev, with the rise of a radical democratizer replacing a moderate reformer.  With their enormous popular support, the dominant political opposition, including many defectors from the old regime, refuses to offer concessions to the Communist Party since it is now literally in no position to negotiate.  The party’s rule collapses, either as a result of elections that boot its loyalists out of power or spontaneous seizure of power by the opposition.


"Gorbachev đến Trung Quốc" là một biến thể của kịch bản "kết thúc có hậu" với một cú xoáy khó chịu. Trong kịch bản này, giới lãnh đạo Trung Quốc bỏ lỡ cơ hội lịch sử để bắt đầu cải cách ngay bây giờ. Tuy nhiên, trong thập kỷ tới, một sự hội tụ của các xu hướng bất lợi về kinh tế, xã hội, và chính trị (chẳng hạn như giảm tăng trưởng kinh tế do dân số bị lão hóa môi trường suy thoái, tư bản bè phái, bất bình đẳng, tham nhũng và tăng bất ổn xã hội) cuối cùng sẽ buộc chế độ phải đối mặt với thực tế. Những người theo đường lối cứng rắn bị mất uy tín và được thay thế bởi các nhà cải cách, như Gorbachev chẳng hạn, và họ sẽ bắt đầu một phiên bản Trung Quốc về “công khai hóa và cải tổ” (glasnost i perestroika). Nhưng chế độ vào thời điểm đó đã bị mất đi toàn bộ uy tín và hỗ trợ chính trị từ các nhóm xã hội quan trọng. Tự do hóa châm ngòi cho huy động chính trị quần chúng và chủ nghĩa cực đoan. Các thành viên của chế độ cũ bắt đầu đào thoát hoặc theo phe đối lập hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn ở Nam California hoặc Thụy Sĩ. Trong bối cảnh hỗn loạn chính trị, chế độ lại bị một chia rẽ nội bộ khác, tương tự như giữa Boris Yeltsin và Gorbachev, và một nhà dân chủ cực đoan nổi lên để thay thế một nhà cải cách ôn hòa. Với sự hỗ trợ to lớn của công chúng, phe đối lập chính trị nổi trội, bao gồm cả những người đào thoát từ chế độ cũ, từ chối đưa ra nhượng bộ với Đảng Cộng sản vì nó bây giờ hoàn toàn không có tư cách để đàm phán. Cai trị độc đảng sụp đổ, hoặc do bầu cử để tống những người trung thành với đảng ra khỏi chính quyền hoặc phe đối lập tự phát nắm giữ quyền lực.

Should such a scenario occur in China, it would be the most ironic.  For the last twenty years, the Communist Party has tried everything to avert a Soviet-style collapse.  If the “Gorby scenario” is the one that brings democracy to China, it means the party has obviously learned the wrong lesson from the Soviet collapse.

Nếu một kịch bản như vậy xảy ra ở Trung Quốc, đó sẽ là điều mỉa mai nhất. Suốt hai mươi năm qua, Đảng Cộng sản đã thử tất cả mọi thứ để ngăn chặn một sự sụp đổ kiểu Liên Xô. Nếu "kịch bản Gorbachev" là kịch bản sẽ đem lại nền dân chủ cho Trung Quốc, thì điều đó có nghĩa là rõ ràng đảng đã học được những bài học sai lầm từ sự sụp đổ của Liên Xô.

“Tiananmen redux” is a third possibility.  Such a scenario can unfold when the party continues to resist reform even amid signs of political radicalization and polarization in society.  The same factors that contribute to the “Gorby scenario” will be at play here, except that the trigger of the collapse is not a belated move toward liberalization by reformers inside the regime, but by an unanticipated mass revolt that mobilizes a wide range of social groups nationwide, as happened during Tiananmen in 1989.  The manifestations of such a political revolution will be identical with those seen in the heady days of the pro-democracy Tiananmen protest and the “Jasmine Revolution” in the Middle East.  In the Chinese case, “Tiananmen redux” produces a different political outcome mainly because the China military refuses to intervene again to save the party (in most cases of crisis-induced transitions since the 1970s, the military abandoned the autocratic rulers at the most critical moment).


"Nổi dậy Thiên An Môn" là một khả năng thứ ba.  Kịch bản này có thể diễn ra khi đảng tiếp tục chống lại cải cách ngay cả trong bối cảnh có dấu hiệu cực đoan chính trị và sự phân cực trong xã hội. Các yếu tố tương tự góp phần vào "kịch bản Gorbachev" sẽ diễn ra ở đây, ngoại trừ rằng việc kích hoạt sụp đổ không phải là một động thái muộn màng hướng tới giả phóng tự do  bởi những người cải cách bên trong chế độ, nhưng một cuộc nổi dậy hàng loạt bất ngờ huy động rất đông các nhóm xã hội trên toàn quốc, như đã xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Các biểu hiện của một cuộc cách mạng chính trị như vậy sẽ giống hệt với những gì người ta nhìn thấy trong những ngày sôi sục của cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Thiên An Môn và "Cách mạng Hoa nhài" ở Trung Đông. Trong trường hợp Trung Quốc, " Nổi dậy Thiên An Môn" tạo ra một kết quả chính trị khác biệt chủ yếu là do quân đội Trung Quốc từ chối can thiệp một lần nữa để bảo vệ đảng (trong hầu hết các trường hợp chuyển đổi do khủng hoảng kích động từ những năm 1970, quân đội bỏ rơi những người cai trị độc đoán vào thời điểm quan trọng này).

“Financial meltdown” – our fourth scenario – can initiate a democratic transition in China in the same way the East Asian financial crisis in 1997-98 led to the collapse of Suharto in Indonesia.   The Chinese bank-based financial system shares many characteristics with the Suharto-era Indonesian banking system: politicization, cronyism, corruption, poor regulation, and weak risk management.   It is a well-known fact today that the Chinese financial system has accumulated huge non-performing loans and may be technically insolvent if these loans are recognized.  In addition, off-balance sheet activities through the shadow-banking system have mushroomed in recent years, adding more risks to financial stability.  As China’s capacity to maintain capital control erodes because of the proliferation of methods to move money in and out of China, the probability of a financial meltdown increases further.  To make matters worse, premature capital account liberalization by China could facilitate capital flight in times of a systemic financial crisis.   Should China’s financial sector suffer a meltdown, the economy would grind to a halt and social unrest could become uncontrollable.  If the security forces fail to restore order and the military refuse to bail out the party, the party could lose power amid chaos.  The probability of a collapse induced by a financial meltdown alone is relatively low.  But even if the party should survive the immediate aftermath of a financial meltdown, the economic toll exacted on China will most likely damage its economic performance to such an extent as to generate knock-on effects that eventually delegitimize the party’s authority.

"Cuộc khủng hoảng tài chính" - kịch bản thứ tư - có thể bắt đầu một quá trình chuyển đổi dân chủ tại Trung Quốc theo cách thức mà cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-98 đã dẫn đến sự sụp đổ của Suharto ở Indonesia. Hệ thống tài chính dựa vào Ngân hàng của Trung Quốc có nhiều đặc điểm giống như hệ thống ngân hàng Indonesia thời Suharto: chính trị hóa, chủ nghĩa thân hữu, tham nhũng, kỷ luật kém, và quản lý rủi ro yếu. Có một thực tế hiện nay mà ai cũng biết là hệ thống tài chính Trung Quốc đã tích lũy các khoản nợ xấu khổng lồ không thanh toán được, và có thể lâm vào tình trạng phá sản về mặt kỹ thuật nếu các khoản vay này được công nhận. Ngoài ra, các hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán thông qua hệ thống ngân hàng trong bóng tối đã mọc lên như nấm trong những năm gần đây, tăng thêm nhiều rủi ro đối với sự ổn định tài chính. Khi năng lực của duy trì kiểm soát vốn của Trung Quốc bị xói mòn do sự lan rộng các phương thức chuyển tiền vào và ra khỏi Trung Quốc, xác suất của một cuộc khủng hoảng tài chính càng tăng lên. Vấn đề còn tồi tệ hơn nữa khi tự do hóa tài khoản vốn non nớt của Trung Quốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc bay vốn trong thời điểm khủng hoảng hệ thống tài chính. Nếu khu vực tài chính của Trung Quốc phải chịu một cuộc khủng hoảng, nền kinh tế sẽ đình đốn và tình trạng bất ổn xã hội có thể trở nên không thể kiểm soát được. Nếu lực lượng an ninh không thể khôi phục trật tự và quân đội từ chối bảo vệ đảng, đảng có thể bị mất quyền lực trong bối cảnh hỗn loạn. Xác suất của một sự sụp đổ gây ra bởi một mình khủng hoảng tài chính là tương đối thấp. Nhưng ngay cả khi đảng vượt qua được hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính, tổn thất kinh tế mà Trung Quốc phải gánh chịu sẽ rất có thể sẽ gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế đến mức có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền mà cuối cùng phá bỏ tính hợp pháp của đảng.

“Environmental collapse” is our last regime change scenario.  Given the salience of environmental decay in China these days, the probability of a regime change induced by environmental collapse is not trivial.  The feed-back loop linking environmental collapse to regime change is complicated but not impossible to conceive.  Obviously, the economic costs of environmental collapse will be substantial, in terms of healthcare, lost productivity, water shortage, and physical damages. Growth could stall, undermining the CCP’s legitimacy and control. Environmental collapse in China has already started to alienate the urban middle-class from the regime and triggered growing social protest.  Environmental activism can become a political force linking different social groups together in a common cause against a one-party regime seen as insensitive, unresponsive, and incompetent on environmental issues. The severe degradation of the environment in China also means that the probability of a catastrophic environmental disaster – a massive toxic spill, record drought, or extended period of poisonous smog– could trigger a mass protest incident that opens the door for the rapid political mobilization of the opposition.


"Môi trường sụp đổ" là kịch bản thay đổi chế độ cuối cùng. Với những đặc tính nổi bật của môi trường ở Trung Quốc vào những ngày này, xác suất của một sự thay đổi chế độ gây ra bởi sự suy thoái môi trường là không nhỏ. Vòng lặp phản hồi nối kết sự sụp đổ môi trường với thay đổi chế độ là phức tạp nhưng không phải không thể nhận ra. Rõ ràng, các chi phí kinh tế của sự sụp đổ môi trường sẽ là rất lớn, về phương diện chăm sóc sức khỏe, mất năng suất, thiếu nước, và bồi thường thể chất. Tăng trưởng có thể bị ngừng lại, phá bỏ tính hợp pháp và kiểm soát của ĐCSTQ. Môi trường sụp đổ ở Trung Quốc đã bắt đầu khiến các tầng lớp trung lưu đô thị xa lánh chế độ và kích thích phản đối gia tăng trong xã hội. Các hoạt động môi trường có thể trở thành một lực lượng chính trị liên kết các nhóm xã hội khác nhau vào một sự nghiệp chung chống lại chế độ độc đảng được xem là vô cảm, lãnh đạm, và không đủ năng lực giả quyết các vấn đề môi trường. Sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường ở Trung Quốc cũng có nghĩa rằng xác suất của một thảm họa môi trường nghiêm trọng - một sự tràn chất độc hại lớn, hạn hán kỷ lục, hoặc khói độc kéo dài có thể kích hoạt một sự cố biểu tình đông đảo mở toang cánh cửa cho việc huy động chính trị nhanh chóng của phe đối lập.

The take-away from this intellectual exercise should be sobering, both for the CCP and the international community.  To date, few have seriously thought about the probability and the various plausible scenarios of a regime transition in China.  As we go through the likely causes and scenarios of such a transition, it should become blindingly clear that we need to start thinking about both the unthinkable and the inevitable.
Việc tiếp nhận bài tập trí tuệ này cần phải tỉnh táo đối với cả Đảng Cộng sản Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế. Cho đến nay, rất ít người nghiêm túc suy nghĩ về khả năng và các kịch bản chính đáng khác nhau của một quá trình chuyển đổi chế độ ở Trung Quốc. Khi chúng ta điểm qua những nguyên nhân khả dĩ và các kịch bản của một quá trình chuyển đổi như thế, thì điều hết sức rõ ràng là chúng ta cần phải bắt đầu suy nghĩ về cả những điều không dám nghĩ lẫn những điều không thể tránh khỏi.







No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn