MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, April 15, 2012

Who will watch the watchmen? Ai sẽ theo dõi những giám sát viên?



Who will watch the watchmen?

Ai sẽ theo dõi những giám sát viên?

The central bank shuts down a rating agency

Ngân hàng trung ương đóng cửa cơ quan xếp hạng tín dụng

The Economist

The Economist

VIETNAMCREDIT is the only independent Vietnamese company publishing comprehensive credit ratings of Vietnamese banks. Or it was, until April 15th, when a new decree came into force which bars independent agencies from rating banks unless they meet a series of restrictive conditions. The decree was issued hastily by the State Bank of Vietnam after VietnamCredit issued its first comprehensive ratings of Vietnamese banks in December, a report which gave low marks to some of the country’s largest state-owned banks. The government’s de facto crackdown on VietnamCredit has people wondering whether Vietnam is not yet prepared to accept the freedom of commercial information that investors demand in an advanced financial economy.

VietnamCredit (Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam) là công ty Việt Nam độc lập duy nhất chuyên công bố việc xếp hạng thấu suốt đối với các ngân hàng Việt Nam. Nó đã từng thì đúng hơn vì vào ngày 15 tháng Tư, đã có một chỉ thị cấm các cơ quan độc lập xếp hạng các nhà băng ngoại trừ họ có thể đáp ứng hàng loạt điều kiện giới hạn. Bản chỉ thị được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra một cách vội vã sau khi VietnamCredit phát hành một bản báo cáo đánh giá thấu suốt các ngân hàng Việt Nam vào tháng Chạp, trong đó một số ngân hàng nhà nước lớn nhất đã bị điểm thấp. Thực tế của việc chính quyền trừng phạt VietnamCredit làm mọi người tự hỏi rằng có phải Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để chấp nhận quyền tự do thông tin thương mại mà những nhà đầu tư đòi hỏi đối với một nền kinh tế tài chính tiến bộ.

VietnamCredit was in founded in 2001 by three brothers named Le, all in their 30s and graduates of Hanoi’s prestigious Foreign Trade University and Hanoi Law University. It was just as Vietnam was gearing up for its second major push towards market reforms. VietnamCredit started out investigating and rating Vietnamese companies for private clients, mainly foreigners. Their report on banks, says Le Dinh Quan, one of the brothers, was a response to the bewildering proliferation of new banks that has sprung up in the past five years. Of the 48 domestic banks it rated, just one, Asia Commercial Bank (ACB), qualified for an A. The country’s largest bank, state-owned Agribank, was given a BB: “vulnerable to adverse changes”.

VietnamCredit được thành lập năm 2001 bởi ba anh em họ Lê, cả ba đều vào lứa tuổi 30 và đều tốt nghiệp từ những trường nổi tiếng tại Hà Nội: Đại học Ngoại Thương và Đại học Luật Hà Nội. Lúc ấy Việt Nam đang chuẩn bị cho bước đẩy quan trọng thứ hai hướng đến cải cách kinh tế. VietnamCredit khởi đầu bằng việc điều tra và xếp hạng những công ty Việt Nam cho khách hàng tư nhân, chủ yếu là ngoại quốc. Báo cáo về ngân hàng, Lê Đình Quản, một trong ba anh em, nói rằng nhằm để đáp ứng sự phát triển hỗn loạn của những ngân hàng mới vừa mọc lên trong năm năm qua. Trong số 48 ngân hàng trong nước được đánh giá, chỉ có một là Asia Commercial Bank (ABC), xứng đáng được xếp hạng A. Ngân hàng lớn nhất trong nước, trực thuộc nhà nước là Agribank, được đánh giá hạng BB: "tổn thương khi gặp những thay đổi không thuận lợi".

Within days, the Vietnam Banking Association (VNBA) had issued an indignant protest. The report, they said, relied on data from 2008, when banks were buffeted by the global financial crisis; it was deceptive of VietnamCredit to use those data in the more favourable conditions in 2009. VNBA’s secretary-general, Duong Thu Huong, called the report “illegal”, saying only the State Bank had the authority to rate banks.

Chỉ vài ngày sau, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã phản đối mạnh mẽ. Họ nói rằng bản báo cáo đã dựa vào dữ kiện từ năm 2008, khi các ngân hàng phải chống chọi với khủng hoảng kinh tế toàn cầu; VietnamCredit đã gian lận khi dùng những dữ kiện này trong điều kiện tiến triển hơn của năm 2009. Tổng thư ký của VNBA, bà Dương Thu Hương, đã gọi bản báo cáo là "bất hợp pháp", bà nói rằng chỉ có Ngân hàng Nhà nước mới có quyền đánh giá các nhà băng.

In February, the State Bank agreed. It barred VietnamCredit from marketing its ratings altogether—pending an upcoming circular which is to lay down the new rules for credit-rating agencies. A draft of the circular, obtained by The Economist, states that agencies would need to obtain the assent of at least 20 banks to act as their exclusive rating agency. Also that they would need to be headed by graduates of the Banking University, which, it so happens, the three brothers Le are not.

Vào tháng Hai, Ngân hàng Nhà nước cũng đồng ý. Họ đã cấm VietnamCredit chấp dứt hoàn toàn việc tiếp thị dịch vụ xếp hạng của mình - viện cớ chờ đợi một thông tư đang được đưa ra trong đó sẽ thiết lập những luật lệ mới đối với các cơ quan xếp hạng. Một bản thảo của thông tư mà The Economist có được, cho biết rằng các cơ quan này phải được sự chấp thuận của ít nhất 20 ngân hàng để hoạt động như một cơ quan xếp hạng duy nhất của họ. Những cơ quan này cũng cần phải được đứng đầu bởi những người đã tốt nghiệp từ Học viện Ngân hàng, và rõ ràng là ba anh em họ Lê lại không tốt nghiệp trường này.

Some bankers are unhappy with the State Bank’s move. Dam Van Toan at ACB, which received the top ranking, says VietnamCredit’s controversial report seemed generally accurate. If it erred in any way, Mr Toan ventures, it was being overgenerous to some banks. Mr Toan’s assessment jibes with ratings that Moody's, an international rating agency, issued last year. Like VietnamCredit, Moody’s gave ACB the highest marks in Vietnam; state-owned Techcombank and BIDV rated lower. Moody's gave none of the banks it rated in Vietnam anything higher than Ba2 issuer ratings (BB; two notches below investment grade), though it did rate ACB as having the highest financial strength of the bunch.

Một số ngân hàng không hài lòng mấy về quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Ông Đàm Văn Tuấn, thuộc ACB, vốn được xếp hạng cao, nói rằng báo cáo gây tranh cãi của VietnamCredit nhìn chung có vẻ chính xác. Nếu nó có sai lầm nào đấy, ông Tuấn đánh bạo, thì nó đã quá rộng rãi với một số ngân hàng. Nhận định của ông Toàn trùng khớp với đánh giá của Moody, một công ty xếp hạng quốc tế đưa ra vào năm ngoái. Cũng như VietnamCredit, Moody đã cho ACB điểm cao nhất ở Việt Nam; những ngân hàng nhà nước Techcombank và BIDV đã bị xếp hạng thấp hơn. Moody đã không cho bất cứ ngân hàng nào ở Việt Nam điểm cao hơn chỉ số xếp hạng Ba2 (BB; hai bậc thấp hơn hạng điểm đầu tư), mặc dù Moody đã đánh giá ACB là ngân hàng có thế mạnh tài chính cao nhất trong nhóm.

It is unclear how the new circular might affect the Vietnam operations of foreign rating agencies, like Moody’s and Fitch. But the willingness of the State Bank to block domestic rating agencies comes as a worrying sign at a time when Vietnam needs to build investors’ trust. That will be hard to do if well-connected insiders can enforce a monopoly on commercial information. Mr Toan says that the requirement that each bank be watched exclusively by a single rating agency would create perverse incentives for the agencies. But that may be an idle concern. In a field that is expected to shrink soon to fewer than 40 banks, requiring that each agency find a minimum of 20 clients would seem to leave room for just one agency: the State Bank’s Credit Information Centre.

Không rõ thông tư mới sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động tại Việt Nam của những công ty xếp hạng nước ngoài như Moody và Fitch. Nhưng việc Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng chặn đứng những cơ quan xếp hạng trong nước xảy ra như một dấu hiệu đáng lo ngại vào thời điểm mà Việt Nam cần gây dựng lòng tin của những nhà đầu tư. Việc này sẽ rất khó khăn nếu những người trong cuộc quen biết rộng có thể chiếm lĩnh độc quyền về thông tin thương mại. Ông Tuấn nói rằng yêu câu về mỗi ngân hàng sẽ được giám định riêng bởi một công ty xếp hạng duy nhất có thể tạo ra những động cơ mờ ám cho những cơ quan này. Nhưng đấy có thể chỉ là một quan ngại vẩn vơ. Trong một lĩnh vực được cho là sẽ bị giảm thiểu xuống chỉ ít hơn 40 ngân hàng, yêu cầu về việc mi cơ quan phải có tối thiểu 20 khách hàng cho thấy chỉ có chỗ cho một cơ quan duy nhất: Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

“According to this draft decree, it seems like there will be only one organisation that can do credit ratings,” says VietnamCredit’s Le Dinh Quan. “And that’s the organisation that prepared the draft decree.”

"Căn cứ theo bản dự thảo của thông tư, dường như chỉ còn duy nhất một cơ quan có thể làm việc xếp hạng tín dụng," Ông Lê Đình Quản của VietnamCredit nói. "Và chính cơ quan ấy lại là người đã thảo ra thông tư này."


Translated by Diên Vỹ

http://www.economist.com/node/16006876?story_id=16006876

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn