MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, April 5, 2012

The Waking Dragon: Rise of the New China Con Rồng thức giấc: Sự nổi lên của một Trung Quốc mới


The Waking Dragon: Rise of the New China

Con Rồng thức giấc: Sự nổi lên của một Trung Quốc mới

by Khanh Vu Duc

Asia Sentinel

Tuesday, 31 January 2012

Vũ Đức Khanh

Asia Sentinel

31/1/2012



Is there a future China as a superpower?

The rise of China appears to be a popular topic these days, but what does this rise actually mean, and not in connection with the resulting effects on the world.

Có thể có Trung Quốc như một siêu cường trong tương lai hay không?

Ngày nay, sự vươn dậy của Trung Quốc xuất hiện như một chủ đề phổ biến, nhưng sự vươn dậy này, không nằm trong mối quan hệ với những ảnh hưởng trên thế giới, thực sự có ý nghĩa gì?

Only a decade ago, China had barely the international presence it does today and mass urbanization seemed far off in the future. Times have changed drastically. But of course a booming economy and good economic policies would have China eventually join the ranks of developed countries. The question of China’s ascension was never in doubt, but what degree of power will this new China wield?

Chỉ mới một thập kỷ trước, Trung Quốc hầu như không hiện diện trên trường quốc tế như hiện nay và cuộc đô thị hóa ồ ạt dường như còn xa vời trong tương lai. Thời gian đã thay đổi đáng kể. Tất nhiên, một nền kinh tế bùng nổ và các chính sách kinh tế tốt cuối cùng sẽ khiến Trung Quốc gia nhập được vào hàng ngũ các nước phát triển. Chưa từng ai nghi ngờ gì về sự đi lên của Trung Quốc, nhưng một Trung Quốc mới này sẽ có ảnh hưởng quyền lực ở mức độ nào?

Formerly the Rising Sun

During the 1980s it had been speculated that Japan would overtake the United States as an economic superpower. American businesses, politicians, and even ordinary citizens, were panicked, frightened by the seemingly inevitable prospect of a Japanese takeover. How could this happen? What went wrong? But as we now know, such a takeover never occurred.

Trước đây một mặt trời mới mọc

Trong những năm 1980, người ta từng suy đoán rằng Nhật Bản sẽ vượt qua mặt Hoa Kỳ như một siêu cường kinh tế. Các nhà doanh nghiệp, chính trị gia và thậm chí cả những công dân Mỹ bình thường cũng đã từng hoảng hốt, sợ hãi bởi một tiềm năng như không thể tránh khỏi của một nước Nhật thay thế mình. Làm sao mà điều này có thể xảy ra ? Điều gì đã đi sai trật ? Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, một cuộc thay thế như vậy đã chưa bao giờ xảy ra.

Today, Japan is still recovering from a recession that had crippled its economy. While the 1990s marked the beginning of a 20 year-plus journey for Japan to regain its economic strength, the United States was in the midst of a decade of prosperity. Suddenly, the idea that Japan would have overtaken the United States was laughable, if only because it never happened.

Ngày nay, Nhật Bản vẫn đang phục hồi từ một cuộc suy thoái từng làm kinh tế của họ tê liệt. Trong khi những năm 1990 đánh dấu khởi điểm của một cuộc hành trình 20 năm hơn để Nhật Bản lấy lại được sức mạnh kinh tế của mình, Hoa Kỳ ở giữa một thập kỷ của sự thịnh vượng. Đột nhiên, ý tưởng - chưa bao giờ xảy ra - rằng Nhật Bản sẽ vượt qua mặt được Hoa Kỳ là một điều đáng buồn cười.

Despite its economic difficulties, Japan has remained a manufacturing giant in various industries, particularly in automobiles (Toyota, Nissan, and Honda) and electronics (Sony, Panasonic, Hitachi, among a plethora of others). Although Japan did not overpower the United States in its entirety, Japan remains a dominant actor in these areas and others.

Mặc dù có những khó khăn về kinh tế, Nhật Bản vẫn còn là một nhà sản xuất khổng lồ trong các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là trong ngành xe ô tô (Toyota, Nissan, Honda) và điện tử (Sony, Panasonic, Hitachi, và rất nhiều những tên tuổi khác). Mặc dù về toàn bộ đã chưa hề chế ngự được Hoa Kỳ, nhưng Nhật Bản vẫn còn là một diễn viên chiếm ưu thế trong khu vực này và những nơi khác.

A comparative advantage

The rise of China should be discussed in terms of its comparative advantage over the United States in mass producing goods at a lower cost. The weak yuan and cheap labor force makes China an attractive place for businesses to relocate. Jobs “lost” to China are simply market forces at work. It is almost inevitable that American jobs would have transferred to China given these market forces; however, is the transferring of jobs leading to American economic decline?

Một lợi thế so sánh

Sự vươn dậy của Trung Quốc nên được thảo luận trong các ý nghĩa về lợi thế có tính so sánh của họ đối với Hoa Kỳ trong việc sản xuất hàng hóa hàng loạt bằng chi phí thấp hơn. Đồng Nhân dân tệ yếu và lực lượng lao động giá rẻ đã khiến Trung Quốc trở thành nơi hấp dẫn các doanh nghiệp chuyển đến. Số công ăn việc làm "bị mất" sang Trung Quốc chỉ đơn giản là lực lượng thị trường đang hoạt động. Gần như là không thể tránh khỏi rằng số lượng công ăn việc làm của Mỹ chuyển sang Trung Quốc tạo nên những lực lượng thị trường này, tuy nhiên, phải chăng việc chuyển dịch công ăn việc làm đã dẫn đến sự suy thoái về kinh tế?

It’s safe to say that China’s economic boom was inevitable. However, it is less certain that China’s booming economy would have sunk the US economy. The housing market crash in the US kicked off the current recession, aided in no small part by poor economic decisions past and present. Given that Japan once posed the same threat as China—fear of losing American jobs to foreign countries—it is uncertain that the US would have “fallen,” so to speak, had the recession not occurred. That said, given the financial difficulties of the US, a recession may not have been far off in the future.

Thật là an toàn để mà nói rằng sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nói rằng nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc sẽ nhận chìm nền kinh tế của Mỹ là điều không chắc chắn. Cuộc sụo đổ của thị trường địa ốc ở Mỹ đã kích hoạt đợt suy thoái kinh tế hiện tại, lại được hỗ trợ một phần không nhỏ từ những quyết định sai lầm về kinh tế trong quá khứ và hiện tại. Với việc Nhật Bản từng một thời là mối đe dọa - nỗi lo sợ bị mất công ăn việc làm của Mỹ sang các nước ngoài - tương tự như Trung Quốc, có thể nói, chưa chắc gì kinh tế của Mỹ có thể "sụp đổ", nếu như cuộc suy thoái kinh tế đã không xảy ra. Điều đó cho thấy rằng, vì các khó khăn về tài chính của Mỹ, một cuộc suy thoái có thể là không xa lắm trong tương lai.

China, along with other developing countries, has established itself as an ideal place for businesses to produce goods more cheaply than in developed countries. Regulations (or lack thereof) and lower living standards are especially enticing to companies looking to expand their profit margins. Yet, for the US, American automobiles are still assembled domestically, even if parts are manufactured overseas. American pharmaceutical companies are still producing drugs at home rather than abroad. So while the US has seen certain jobs leave its borders, there are still other jobs to be had.

Trung Quốc, cùng với các nước đang phát triển khác, đã tự hình thành như một nơi chốn lý tưởng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa với giá rẻ hơn so với các nước phát triển. Các quy định (hoặc luật lệ thiếu sót ) cùng mức sống thấp hơn là đặc biệt hấp dẫn đối với các công ty muốn tìm cách mở rộng lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, đối với Mỹ, dù các phụ tùng được sản xuất ở nước ngoài, xe ô tô của Mỹ vẫn còn lắp ráp ở trong nước. Các công ty dược phẩm của Mỹ vẫn sản xuất thuốc ở trong nước hơn là ở nước ngoài. Vì vậy, dù Mỹ đã có thể nhìn thấy một số công việc nhất định rời khỏi biên giới của mình, nhưng vẫn còn những công việc khác.

There are, however, valid criticisms regarding China artificially suppressing its currency and refusing to let it float. By suppressing the yuan, China is able to create profit-friendly conditions for companies. Yet, if the yuan were to float like the dollar, euro, and other currencies, it’s unlikely that these same conditions would continue to exist over the long run. Wages will increase and, eventually, so will the cost of doing business. As a nation becomes wealthy, so should its people; and if the people become wealthy, so should their living standards.

Tuy nhiên, có những lời chỉ trích có giá trị liên quan đến việc Trung Quốc kềm nén giá trị đồng tiền của mình một cách giả tạo và từ chối không chịu thả nổi. Bằng cách kềm giá đồng nhân dân tệ, Trung Quốc có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các công ty. Tuy nhiên, nếu đồng nhân dân tệ được thả nổi như đồng đô la, euro, các đồng tiền khác, không chắc gì những điều kiện tương tự sẽ có thể tiếp tục tồn tại về lâu dài. Cuối cùng, đồng lương sẽ tăng lên, và chi phí kinh doanh cũng thế. Khi một quốc gia trở nên giàu có, người dân cũng khá giả, và nếu người dân trở nên giàu có, các tiêu chuẩn sống của họ cũng phải cao hơn.

We need only look at Shanghai and Hong Kong to see where the rest of China could be heading, for it too, in time, will face the same challenges as other developed countries. Massive urbanization has seen millions of people leaving the countryside to find better work, a better life, in the city. Will this urbanization see a shift from a largely agrarian and industrial economy to a service economy? Of course, given China’s massive population, they probably needn’t worry about this just yet.

Chỉ cần nhìn vào Thượng Hải và Hồng Kông chúng ta có thể thấy phần còn lại của Trung Quốc sẽ ra sao, bởi vì trải qua thời gian, họ cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự như các nước khác phát triển. Công cuộc Đô thị hóa đại trà đã phải chứng kiến hàng triệu người rời khỏi làng quê để đi tìm công việc và một cuộc sống tốt đẹp hơn trong thành phố. Công cuộc đô thị hóa này sẽ nhìn thấy sự thay đổi từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp sang một nền kinh tế dịch vụ hay không ? Tất nhiên, với dân số khổng lồ của Trung Quốc, có thể họ không chưa cần phải lo lắng về điều này.

Superpowers

China has already become a major player on the world economy, but there are also predictions that it will become a superpower. The question we must first ask ourselves is this: “What defines a superpower?” Having economic dominance alone is not indicative of a superpower, although having a strong economy is often necessary.

Siêu Cường

Trung Quốc đã trở thành một cầu thủ quan trọng trong nền kinh tế thế giới, nhưng cũng có những dự đoán rằng họ sẽ trở thành một siêu cường. Câu hỏi đầu tiên mà chúng ta cần tự hỏi mình là : "Điều gì xác định một siêu cường ?" Mạc dù một nền kinh tế mạnh là cần thiết nhưng chỉ có thống trị kinh tế mà thôi thì không phải là biểu hiện của một siêu cường.

Japan, for all its might during the 1980s, was not a superpower. Pure military might is not indicative of a superpower, although having a capable military is also not out of the question. In terms of total manpower, Russia possesses the largest military in the world, but its capabilities are somewhat limited.

Nhật Bản, với tất cả sức mạnh của mình trong những năm 1980, đã không phải là một siêu cường. Mặc dù việc có một quân đội năng lực là không thể thiếu nhưng sứ mạnh quần sự thuần túy không phải là biểu hiện của một siêu cường. Trong các ý nghĩa của nhân lực toàn thể, Nga từng sở hữu một quân đội lớn nhất trên thế giới, nhưng khả năng của họ vẫn phần nào còn hạn chế.

So is having a strong economy and military the definition of a superpower? Yes but tentatively so. A superpower is more than just having the biggest stick and deepest pockets. It’s also having the ability to project oneself whenever and wherever. During the Cold War, the US and the Soviet Union were superpowers in that, yes, they had both a powerful military and capable economy, but they were also able to project their influence.

Thế thì, một nền kinh tế và quân đội mạnh xác định một siêu cường? Đúng, nhưng không hẳn như thế. Một siêu cường nhiều hơn việc chỉ có một cây gậy to nhất và túi tiền dày nhất. Siêu cường còn phải là khả năng dự phóng chính mình vào bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi nào. Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô là siêu cường trong đó, đúng thế, họ có cả quân đội mạnh và kinh tế có năng lực nhưng họ cũng có thể dự phóng ảnh hưởng của mình.

They had the ability to shape the world according to their foreign policy objectives. Not completely, not totally, but just enough to achieve their desired goals. More importantly, large parts of the world were willing participants in assisting these superpowers, if only to benefit in some way from their dominance.

Họ có khả năng hình thành thế giới theo mục tiêu chính sách đối ngoại của mình. Không hoàn toàn, không triệt để, nhưng đủ để đạt được các mục tiêu mình mong muốn. Quan trọng hơn, phần lớn các nơi trên thế giới đã sẵn lòng tham dự trong việc ủng hộ các siêu cường này, dù chỉ để đạt được lợi ích trong một số phương diện từ sự thống trị của họ.

Since the Cold War, the US has managed to hold onto its sizeable economic and military advantage, and its ability to carry out its foreign policy around the world, for better or worse. It is this combination of economic and military dominance, and the resulting ability to project soft and hard power, that has made the US a superpower.

Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, bất chấp hậu quả, Mỹ đã thành công để giữ được lợi thế kinh tế, quân sự đáng kể, và khả năng thực hiện chính sách đối ngoại của mình trên khắp thế giới. Đó là kết hợp của thống trị kinh tế với quân sự, và kết quả khả năng để dự phóng quyền lực mềm và cứng, vốn đã làm nên một siêu cường Hoa Kỳ.

For China to attain this level of influence, we may have to wait several decades. Should this day come, it remains to be seen if the international community as a whole, never mind its immediate neighbors, are willing to accept China as a superpower.

Để Trung Quốc đạt được mức độ ảnh hưởng này, có thể chúng ta phải chờ nhiều thập kỷ nữa. Ngày ấy có đến được hay không, vẫn còn phải xem, nếu như cộng đồng quốc tế nói chung, chưa chưa nói đến những nước láng giềng trực tiếp, có sẵn lòng chấp nhận Trung Quốc như một siêu cường hay không.

Khanh Vu Duc is a Vietnamese Canadian lawyer in Ottawa, focusing on various areas of law. He researches on International Relations and International Law.

Tác giả Vũ Đức Khanh là một luật sư Việt Nam ở Ottawa/Canada, chuyên về các lãnh vực luật pháp khác nhau. Ông nghiên cứu về quan hệ quốc tế và công pháp quốc tế.


Translated by Lê Quốc Tuấn

http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=4181&Itemid=171%3Cbr%20/%3E

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn