MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, April 19, 2012

意想不到的事实:越南人为何瞧不起中国? VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM COI THƯỜNG TRUNG QUỐC?


意想不到的事实:越南人为何瞧不起中国?

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM COI THƯỜNG TRUNG QUỐC?

楼主回复作者:august211 发表日期:2012-4-3

august211

3.4.2012

们总是想知道美国人、欧洲人怎么看我们。但是,我们从未认真考虑过,在今天的越南人眼中,中国的形象到底是何样?在不少越南人眼里,中国人都是些无知、自大、制造垃圾产品的骗子。这样说可能让很多人不舒服,但这是事实。

Chúng ta luôn muốn biết xem người Mỹ, người Châu Âu nghĩ gì về mình. Nhưng, xưa nay chưa bao giờ chúng ta suy nghĩ cho nghiêm túc xem trong con mắt người Việt Nam hôm nay, hình ảnh Trung Quốc rốt cuộc là như thế nào? Trong con mắt của không ít người Việt Nam, người Trung Quốc là những kẻ lừa đảo dốt nát, kiêu ngạo, chế tạo ra những sản phẩm rác. Nói thế chắc hẳn rất nhiều người sẽ không dễ chịu, nhưng đó lại là sự thực.

对越南的无知和误读

Sự hiểu lầm và sự thiếu hiểu biết của Việt Nam

前不久,美国的《新闻周刊》登了一篇《越南人瞧不起中国货》的文章,不少人看了后,不是认真反省为什么连越南这样的国家也要抵制中国产品,而是不分青红皂白大骂美国人诽谤中国。事实上,越南人不仅瞧不起中国产品,对中国人也很不喜欢。最近几年,随着国内市场的竞争越来越激烈,中国人一窝蜂涌到越南开拓市场,大家都想将自己的产品卖到越南,或在越南投资设厂。中国人像潮水一样来,最后也像潮水一样退却,真正在越南立住足的很少。那些铩羽而归的失败者,总是指责越南的投资环境差,越南人不讲商业原则等。但是在同样的投资环境下,台湾人、韩国人、日本人,甚至同亚洲文化差异很大的欧美人,每年却在越南赚得钵满盆满。既然别人都能在越南获得成功,为什么中国人会在越南集体遭遇失败呢?我认为应该从中国人自己身上寻找失败的原因。

Cách đây không lâu, tờ “Newsweek” của Mỹ có đăng bài “Người Việt Nam coi thường hàng Trung Quốc”, nhiều người đọc xong đã không suy ngẫm cho nghiêm túc xem vì sao đến ngay cả một nước “nhỏ” như Việt Nam mà cũng đánh giá thấp sản phẩm của Trung Quốc, lại còn chửi bới bừa bãi là người Mỹ “phỉ báng” Trung Quốc. Sự thực là, người Việt Nam không chỉ coi thường các sản phẩm của Trung Quốc, mà còn rất không thích cả người Trung Quốc. Mấy năm gần đây, cùng với sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng khốc liệt, người Trung Quốc tới khai thác thị trường Việt Nam như ong vỡ tổ, ai cũng muốn đem sản phẩm của mình vào bán cho Việt Nam, hoặc đầu tư lập nhà máy tại Việt Nam. Người Trung Quốc tới như nước triều lên, rồi cuối cùng cũng rút đi như nước triều xuống, số thực sự đứng vững được ở Việt Nam rất ít. Những người thất bại gãy cánh ra về luôn chỉ trích môi trường đầu tư của Việt Nam kém, người Việt Nam không coi trọng nguyên tắc kinh doanh… Nhưng với cùng một môi trường đầu tư, thế mà người Hàn Quốc, người Đài Loan, người Nhật Bản, thậm chí cả người Âu-Mỹ có sự khác biệt với văn hóa Châu Á rất lớn, hàng năm vẫn vớ bẫm được ở Việt Nam. Người khác thành công được ở Việt Nam là vậy, vì sao người Trung Quốc lại thất bại tập thể tại Việt Nam? Tôi cho là nên để chính người Trung Quốc tự tìm ra nguyên nhân thất bại.

大多数中国人对越南的认识仍然停留在20多年前,在这些人眼里,越南就是贫穷、落后、混乱的代名词。由于对越南的无知,一些人轻易相信网上流传的关于越南种种荒诞不经的传说。比如有人在网上发了一篇《我在越南当大款》的贴子,文章煞有介事地写道:到芒街后,在外币兑换点用3000元人民币换了600 多万元越南钱,装了整整一大麻袋,然后背着这些钱到河内花天酒地潇洒了十几天。回国时,一名当地公安领导的女儿硬要跟着嫁到中国。这篇文章从头到尾就是胡说八道,3000元人币确实可以换到600多万越南盾,但越南盾最大面额为50万盾,600万越南盾也就薄薄的12张纸,即使全部换成1万面额的,也才600张,哪里需要用麻袋来装?河内的家庭旅馆,住宿一晚大约20万越南盾,600万越南盾节省一点花,勉强可以在河内呆上个十天左右,如果花天酒地,可能一晚上都不够。至于公``导的女儿要嫁给他,就是纯粹的意淫了。这样一篇胡编乱造、充满意淫的文章,居然有很多人相信,可见大多数中国人对越南是多么无知。事实上,越南早在21年前就开始实行经济革新,目前已成了全球最令人瞩目的新兴市场之一,经济增长率在亚洲位居前矛。胡志明、河内这些大都市,无论是其人均收入还是生活水平,并不比国内的大城市差,其消费指数甚至超过国内不少大城市。

Sự nhận thức về Việt Nam của phần lớn người Trung Quốc vẫn chỉ dừng lại ở hơn 20 năm về trước, trong con mắt những người này, Việt Nam là từ được dùng để nói về sự nghèo khổ, lạc hậu, hỗn loạn. Do thiếu hiểu biết về Việt Nam, nên một số người đã nhẹ dạ tin vào những lời truyền nhau viển vông về Việt Nam trên mạng.Như có người đã đưa lên mạng bài “Tôi làm giàu ở Việt Nam”, viết cứ như thật: Đến Móng Cái, “tôi” tới quầy thu đổi ngoại tệ, đổi 3000 tệ được hơn 6 triệu đồng tiền Việt Nam, đựng đầy cả một bao gai, rồi vác đống tiền đó tới Hà Nội ăn chơi ở khách sạn mười mấy ngày. Khi về nước, con gái một lãnh đạo công an địa phương cứ một mực đòi lấy “tôi” theo về Trung Quốc. Bài viết này nói lung tung từ đầu chí cuối, đúng là 3000 tệ đổi được hơn 6 triệu đồng tiền Việt Nam thật, nhưng mệnh giá lớn nhất của tiền đồng là 500 nghìn đồng, 6 triệu đồng cũng chỉ có 12 tờ tiền mỏng, ngay cả có đổi thành tiền 10 nghìn đi nữa thì cũng mới chỉ có 600 tờ, đâu phải dùng đến bao gai mà đựng? Nhà trọ gia đình ở Hà Nội giá một đêm khoảng 200 nghìn đồng, 6 triệu chi tiêu dè sẻn thì có thể nán lại Hà Nội được khoảng mươi ngày, còn nếu vung tay thì chắc một đêm không đủ. Ngay như chuyện con gái một lãnh đạo công an đòi lấy anh ta cũng chỉ là lời lẽ dung tục thuần túy. Cả bài viết dớ dẩn, đầy dung tục này thế mà đã có rất nhiều người tin, thế mới biết phần lớn người Trung Quốc thiếu sự hiểu biết về Việt Nam đến thế nào. Thực ra, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện “cải cách kinh tế” từ 21 năm trước, hiện nay đã trở thành một trong những thị trường mới nổi có nhiều kẻ nhòm ngó nhất trên thế giới, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đứng ở vị trí hàng đầu. Các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…, cả về thu nhập bình quân đầu người lẫn mức sống đều không thua kém gì so với các thành phố lớn của ta, với chỉ số tiêu dùng thậm chí còn vượt cả không ít các thành phố lớn của ta.  

发户嘴脸令越南人反感

Vẻ mặt của người mới phất khiến cho người Việt Nam khó chịu  

大多数中国人在欧美人面前一副奴才相,但是到了比中国稍落后一点的越南后,马上换成一副暴发户嘴脸。他们挺着肚子,吵吵嚷嚷,一副财大气粗的样子。 2004年,我一个朋友到越南投资,说是资,其实也就十来万人民币,在河内开了一家小公司。他总感觉自己很有钱,整天都将爸泄?丛趺础保?“我在国内开什么什么几句话挂在嘴上。刚开始越南人没说什么,说多了越南人就有点反感。

Phần lớn người Trung Quốc đều lộ vẻ khúm núm trước người Âu-Mỹ, nhưng khi tới Việt Nam lạc hậu hơn Trung Quốc một chút, liền lập tức đổi thành vẻ mặt của người mới phất. Họ phưỡn bụng, nói năng ồn ào, ra dáng giàu có. Năm 2004, một người bạn của tôi tới Việt Nam đầu tư, nói là đầu tư, chứ thực ra cũng chỉ là mở một công ty nhỏ ở Hà Nội với 10 triệu tệ. Anh ta tự cảm thấy mình rất giàu, suốt ngày khoe “ở Trung Quốc đi xe gì xe gì”. Mới đầu người Việt Nam không nói gì, rồi nói nhiều quá họ đâm ra khó chịu.

后来,他应邀到一个员工家作客后,就再也不敢小瞧越南人了。这名员工的父亲在越南文化部工作,哥哥是一家出版社的副社长,一家人住在一幢五层的别墅里,每层的面积超过50平方米,地下车库里停了两辆车,一辆奔驰,一辆福特。当然,这是一个比较极端的例子,但是就是普通越南人,也不是我们想象的那样贫穷。事实上,越南实行藏富于民的政策,大多数越南人都有自己的住房,至少有一辆摩托车,家用电器也应有尽有。这样的家庭虽然还称不上富裕,但是也绝对不能说是贫穷。

Về sau, khi được một nhân viên mời về nhà dùng cơm, anh ta không còn dám coi thường người Việt Nam nữa. Bố mẹ nhân viên này làm việc ở Bộ văn hóa Việt Nam, anh trai là phó giám đốc một nhà xuất bản, cả nhà sống trong một ngôi biệt thự 5 tầng, diện tích mỗi tầng hơn 50 m2, dưới nhà để xe có hai chiếc ô tô, một chiếc Mercedes-Benz, một chiếc Ford. Dĩ nhiên, đây là một ví dụ tương đối đặc biệt, nhưng ngay cả những người Việt Nam bình thường cũng không phải là nghèo như chúng ta tưởng tượng. Việt Nam thực hành chính sách người dân làm giàu, phần lớn người Việt Nam đều có nhà riêng, ít nhất cũng có một chiếc xe máy, đồ điện máy gia dụng cũng đầy đủ cả. Những gia đình như vậy tuy chưa thể gọi là giàu, nhưng cũng dứt khoát không thể nói là nghèo.

中国产品是劣质品的代名词

Hàng Trung Quốc là từ dùng để gọi hàng đểu

越南是一个摩托车大国,8000多万人口的国家拥有1700辆摩托车。最早进入越南的中国企业就是以力帆为代表的摩托车厂。五、六年前,河内市与胡志明市的大街小巷充斥着中国的摩托车,十几家中国的摩托车厂在此夺市场。这些厂家来得快,去得更快,几年过去了,现在的大街上已基本上看不到中国品牌的摩托车,除了一些低端的本土品牌外,50%的越南人骑的是本田、雅马哈和铃木摩托车。

Việt Nam là một cường quốc xe máy, một nước hơn 80 triệu dân có tới 17 triệu chiếc xe máy. Doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam sớm nhất là Lifan mà đại diện là nhà máy chế tạo xe máy. Năm, sáu năm trước, đường to ngõ nhỏ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tràn ngập xe máy Trung Quốc, mười mấy nhà máy chế tạo xe máy của Trung Quốc giành giật thị trường tại đây. Những nhà máy này đến rất nhanh, đi lại còn nhanh hơn, đã mấy năm rồi, trên đường phố hiện giờ cơ bản đã không còn nhìn thấy chiếc xe máy mác Trung Quốc nào, ngoại trừ một số mác xe trong nước loại rẻ, 50% người Việt Nam dùng xe máy Honda, Yamaha, Suzuki.

中国摩托车为什么会兵败越南呢?中国摩托车企业进入越南市场,主要的战略动机,无非是认为越南的经济才刚开始,赶不上中国,所以认为在这样经济相对落后的国家,以低价切入市场是最好的战略。低价自然造不出高质量的产品,加上中国企业相互恶性竞争,因此一开始就遭遇滑铁卢。反观日本摩托车,与中国企业差不多同时进入越南,由于注重质量,虽然价格是中国品牌的几倍到十几倍,但仍然深受越南消费者喜爱。中国产品无论外观还是运动力,综合质量都要远远落后于日本摩托车,所以很多企业开设的专买店门可罗雀,几近全军覆没。 连越南这么一个小国,也对中国产品的质量不信任,难道还不值得我们反思吗

Vì sao xe máy Trung Quốc lại bại trận ở Việt Nam? Các doanh nghiệp xe máy Trung Quốc đi vào thị trường Việt Nam chắc chắn là với động cơ chiến lược chủ yếu vì cho rằng nền kinh tế Việt Nam vừa mới bắt đầu, không đuổi kịp được Trung Quốc, nên đã nghĩ ở một nước có nền kinh tế khá lạc hậu như vậy thì đưa đồ giá thấp vào thị trường là chiến lược tốt nhất. Giá thấp tất nhiên là không thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, lại cộng thêm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp Trung Quốc, nên đã bắt đầu vấp phải trận Waterloo. Nhìn lại xe máy Nhật Bản, vào Việt Nam gần như cùng lúc với doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng do biết chú trọng đến chất lượng nên tuy giá đắt hơn xe máy Trung Quốc từ mấy đến mười mấy lần, vẫn được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Sản phẩm Trung Quốc bất luận là dáng vẻ bề ngoài hay sự cơ động, chất lượng tổng thể đều lạc hậu hơn nhiều so với xe máy Nhật Bản, vì thế mà rất nhiều cửa hàng được mở để chuyên bán xe Trung Quốc đã bị sập sạch. Đến cả một nước nhỏ như Việt Nam mà cũng mất niềm tin với chất lượng sản phẩm của Trung Quốc, chẳng lẽ điều này không đáng để chúng ta phải suy ngẫm sao?


Translated by Băng Tâm



http://bbs.city.tianya.cn/tianyacity/content/333/1/186833.shtml

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn