MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, April 11, 2012

中国的社会信任危机 NGUY CƠ VỀ ĐỘ TÍN NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRUNG QUỐC



中国的社会信任危机

NGUY CƠ VỀ ĐỘ TÍN NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRUNG QUỐC

郑永年 黄彦杰

Trịnh Vĩnh Niên & Hoàng Ngạn Kiệt

新加坡国立大学东亚研究所

National University of Singapore

Viện nghiên cứu Đông Á,

Đại học quốc gia Singapore


29-04-2011

生活在当今中国的很多人都已经感受到了当下的信任危机,这种信任危机弥散在整个社会的各个方面,不仅存在于不同人群、阶层和行业之间,也不同程度地存在于每个社会细胞内部。不过,实事求是地说,中国的社会信任危机并是一个当代独有的问题。还是在18纪,当时中国对于绝大部分西方人而言都还是一个神秘的国度,但启蒙时代的思想家就从商人和传教士的一些作品中了解到,中国是世界上缺乏诚信的一个国度。

Rất nhiều người sống ở Trung Quốc hiện thời đều đã cảm nhận được nguy cơ về độ tín nhiệm ngay nhỡn tiền, nguy cơ về độ tín nhiệm này đã lan tỏa khắp mọi phương diện của toàn xã hội, không chỉ tồn tại giữa những nhóm người, những tầng lớp và những nghề nghiệp khác nhau, mà còn tồn tại cả trong nội bộ từng tế bào của xã hội ở các mức độ khác nhau. Song, nếu nói một cách thực sự cầu thị thì nguy cơ về độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc không phải là một vấn đề mà chỉ hiện thời mới có. Ngay ở thế kỷ 18, Trung Quốc thời ấy đối với đại đa số người Phương Tây vẫn còn là một xứ sở thần bí, nhưng các nhà tư tưởng thời Khai sáng đã tìm hiểu được qua một vài tác phẩm của các thương nhân và nhà truyền giáo rằng Trung Quốc là một xứ sở thiếu đi sự “thành tín” trên thế giới.

早在现代汉学兴起之前,孟德斯鸠、康德、黑格尔,一直到韦伯和罗素,都把中国看成是一个现代的社会标本,一个缺少信任和信用体系的大国。例如孟德斯鸠在《论法的精神》中就认为,虽然中华帝国一直在形式化的儒家礼制和帝国法律控制下,但中国人对道德律令的不尊重却渗透到了日常生活的方方面面,对金钱和利益追逐更是要远远超过对礼法的尊崇。实际上,直到当代,儒家社会一般被认为是缺乏社会信任的社会。

Ngay từ khi nền Hán học hiện đại còn chưa được hưng khởi, Montesquieu, Kant, Hegel, cho đến cả Weber và Russell, đều luôn coi Trung Quốc là một tiêu bản của “xã hội phi hiện đại hóa”, một cường quốc thiếu đi hệ thống tín nhiệm và tín dụng. Chẳng hạn, Montesquieu trong tác phẩm “Tinh thần của luận pháp”[i] đã cho rằng, tuy Đế quốc Trung Hoa luôn chịu sự khống chế của lễ chế Nho gia và pháp luật đế quốc được hình thức hóa, nhưng sự không tôn trọng luật lệnh đạo đức của người Trung Quốc lại đã thấm sâu vào mọi phương diện của đời sống thường nhật, sự theo đuổi tiền bạc và lợi lộc đã vượt xa sự thượng tôn lễ pháp. Thực tế, cho đến hiện giờ, xã hội Nho gia vẫn thường bị coi là xã hội thiếu độ tín nhiệm xã hội.

对社会信任的缺失,中国人自己当然也处处感受到了。当时人们对中国社会上的欺诈和信用缺失等问题了解得相当深刻。晚明的张应俞甚至还写了一本传世名作叫《骗经》,专门列出了晚明常见的24骗术,详解其运作手段和防范策略。把为经典,并且在当时和数百年后的社会上颇有市场,这一颇具灰色幽默的出版史奇闻,全世界并不多见。其实,任何对明清以降的社会小说或者近代江湖小说略有了解的人,对于中国历史上的社会信任问题也能有相当的了解。如果我们愿意再度重温这些熟悉的经典,那就一定会惊叹中国历史的延续性,不论这种不信任是存在于政府和民众之间的,各市场利益主体之间的(主要是商品提供者和消费者),还是社会不同阶层之间的。

Thiếu độ tín nhiệm xã hội, chính người Trung Quốc đương nhiên là cũng cảm nhận được ở nơi nơi. Khi đó, người ta đã có được sự hiểu biết khá sâu sắc về các vấn đề gian lận và thiếu tín dụng… trong xã hội Trung Quốc. Trương Ứng Du vào cuối đời Minh thậm chí còn viết cả một cuốn sách để đời có tên là “Biển kinh”[ii], liệt kê riêng 24 thuật lừa gạt thường gặp vào cuối đời Minh, giải thích tường tận thủ pháp vận hành của nó cùng các sách lược phòng ngừa. Xếp “lừa gạt” vào hàng kinh điển, lại được bán rất chạy trong xã hội đương thời và hàng trăm năm sau, đây quả thực là chuyện lạ trong lịch sử xuất bản mang màu sắc khôi hài xám xịt, chuyện không gặp nhiều trên thế giới. Thực ra, những người có hiểu biết chút ít về tiểu thuyết xã hội thời Minh Thanh đã suy tàn hoặc tiểu thuyết giang hồ thời cận đại cũng sẽ có thể hiểu được kha khá về vấn đề tín nhiệm xã hội trong lịch sử Trung Quốc. Nếu chúng ta muốn hâm nóng lại những kinh điển đã quen thuộc này, thì nhất định sẽ phải than thở về tính kế tục của lịch sử Trung Quốc, bất luận là sự bất tín nhiệm này tồn tại giữa chính phủ với dân chúng, giữa các chủ thể liên quan của thị trường (chủ yếu là giữa nhà cung cấp với người tiêu dùng hàng hóa), hay là giữa xã hội với các tầng lớp dân chúng.

当代中国的社会信任之所以成为一个问题,并不是因为它以前并不存在。公平地说,社会信任在传统中国和改革前的中国社会没有被问题化,并不是因为那些时代有比现在更成熟的信任机制,而是因为在那种社会结构下信任还没有被充分资本化和社会化。但另一方面,中国的大变局不可能没有延续的一面,所以,我们这个时代的问题,很大程度也是因为我们有意无意地继承了传统社会的许多机制,其中也包括信任生成的机制,而这些机制明显是和时代发展脱节了。当代中国的社会信任危机有两个方面的根源:一个是作为现代转型期普遍现象的社会信任体制尚未健全,另一个也许更重要的,就是中国社会结构一些特点所造成的社会不信任。分析这后一方面的社会信任问题,就要了解中国社会变革的基本历史轨迹,具体情况具体分析。

Độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc hiện nay sở dĩ trở thành một vấn đề, không phải là vì trước đó nó không tồn tại. Nói cho công bằng thì tín nhiệm xã hội không bị “vấn đề hóa” ở Trung Quốc truyền thống và ở xã hội Trung Quốc trước thời cải cách, không phải vì những thời ấy có cơ chế tín nhiệm thành thục hơn bây giờ, mà là vì “độ tín nhiệm” trong các kiểu cơ cấu xã hội ấy vẫn chưa bị tư bản hóa và “xã hội hóa”. Nhưng mặt khác, những biến động lớn của Trung Quốc không thể không có mặt kế tục, cho nên, những vấn đề ở thời đại chúng ta ở một chừng mực rất lớn cũng là vì chúng ta đã kế thừa một cách vô tình rất nhiều cơ chế trong xã hội truyền thống, trong đó bao gồm cả cơ chế được sinh thành từ “độ tín nhiệm”, mà những cơ chế ấy rõ ràng đã tách rời khỏi sự phát triển của thời đại rồi. Nguy cơ về độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc hiện nay có căn nguyên từ hai phương diện: Một phương diện là nếu xét theo tư cách thể chế độ tín nhiệm xã hội là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ chuyển đổi, thì vẫn chưa hoàn thiện, phương diện còn lại có lẽ là quan trọng hơn cả chính là sự bất tín nhiệm xã hội được tạo nên bởi một vài đặc điểm thuộc cơ cấu xã hội của Trung Quốc. Muốn lí giải được vấn đề độ tín nhiệm xã hội ở phương diện sau, thì phải tìm hiểu được quỹ đạo lịch sử cơ bản của các cải cách xã hội ở Trung Quốc, rồi tiến hành phân tích cụ thể theo từng tình hình cụ thể.

中国社会信任问题的历史起源

Khởi nguồn lịch sử vấn đề độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc

社会信任在传统中国的家国体制中之所以没有被问题化,主要是因为那个时代绝大部分人的生活空间,其实并没有超越传统大家庭、宗族和邻里社会的狭小范围。信任建立在简单的血缘和地缘关系上,即家族和共同体生活中相互依赖所产生的一种自然的社会心理状态。用比较学术的语言说,就是信息的对称性和行为的高度可预见性。一般而言,只要一家一户男耕女织的农业经济基础没有破坏,传统社会一般家庭和共同体成员之间的信任程度还是比较高的。即使一度被认为是深刻的地主和农民之间的阶级矛盾,在国家权力没有过分进入农村的常态下,其实也很少产生不可调和的信任危机。

Độ tín nhiệm xã hội sở dĩ không bị “vấn đề hóa” trong thể chế “nhà nước” của Trung Quốc truyền thống, chủ yếu là do không gian sống của tuyệt đại đa số người dân thời ấy thực sự chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp chưa vượt qua nổi cộng đồng gia đình, họ tộc và láng giềng truyền thống. Độ tín nhiệm được thiết lập trên mối quan hệ thân tộc và địa lý, đó là một trạng thái tâm lý xã hội tự nhiên được sản sinh qua sự nương tựa vào nhau trong sinh hoạt gia tộc và cộng đồng. Nói theo ngôn ngữ tương đối bác học, thì tính đối xứng của thông tin và tầm cao của hành vi có thể mang tính dự báo. Nhìn chung, chỉ cần kiểu kinh tế nông nghiệp một nhà một hộ chồng cày ruộng vợ dệt vải về cơ bản không bị hủy hoại, là mức độ “tín nhiệm” giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng thông thường của xã hội truyền thống vẫn còn tương đối cao. Ngay cả mối mâu thuẫn “giai cấp” giữa địa chủ với nông dân một dạo được cho là sâu sắc, trong tình trạng chính quyền nhà nước chưa đi quá sâu vào nông thôn, thực ra cũng rất ít khi sản sinh mối nguy cơ độ tín nhiệm không thể điều hòa nổi.

比起这种自然产生的社会信任,传统社会政治层面的信任和经济层面的信用却因为缺乏合理的制度载体而问题重重。由于皇权是唯一的全国性组织力量,包括市场在内的任何其他社会组织都无法发育成熟,并覆盖全社会。而家族皇权也因为缺乏资源和能力,无法通过有效提供公共品,建立起国家和社会间的信任。另一方面,正是由于皇权对于社会经济的控制,进一步使社会产生对社会信任生成不利的机制。也就是说,在缺失自主社会的条件下,社会群体自身也很难产生信任感。

So với độ tín nhiệm “xã hội” nảy sinh tự nhiên này, thì độ tín nhiệm của thượng tầng chính trị xã hội truyền thống và “độ tín nhiệm” của thượng tầng kinh tế lại vì thiếu đi vật truyền tải chế độ hợp lý mà chồng chất những vấn đề. Do hoàng quyền là lực lượng tổ chức “mang tính toàn quốc” duy nhất, bao gồm cả việc bất cứ tổ chức xã hội nào khác cũng đều không có cách gì phát triển cho được chín muồi, bao trùm khắp cả xã hội. Mà hoàng quyền gia tộc cũng vì thiếu đi tài nguyên và năng lực, nên không có cách gì để kiến lập được độ tín nhiệm giữa nhà nước với cộng đồng xã hội thông qua việc cung cấp các hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả. Mặt khác, chính do sự khống chế của hoàng quyền đối với nền kinh tế xã hội mà đã khiến cho xã hội sinh ra cơ chế bất lợi đối với độ tín nhiệm xã hội. Cũng có nghĩa là, trong điều kiện thiếu đi xã hội tự chủ, thì tự thân các quần thể xã hội cũng sẽ rất khó lòng sản sinh được độ tín nhiệm.

西方近代在国家权力之外生长出一个市民社会,近代中国则在家国体制外更有一个江湖社会。通俗说法是社会上混,江湖社会包括了所有脱离了编户齐民控制的人群,例如商人、流民、僧道、掮客、艺人和落魄文人,以及脱离了正规编制的民夫和军队等。不过,和处于西方经济生活枢纽地位的市民相反,这些边缘人为了生存,必须依靠暴力寻租和非法经营的体制外组织,这些被称为帮会的跨地区和跨阶层组织也发展出了极其具有依附性的私人化的信任制度。这种信任制度的封闭性和人身依附程度还远超于家国体制。反映在社会组织上,就是私人和小共同体本位,比皇权更缺少公共性。如果说皇权是正式的体制,各种形式的私会是非正式的组织,而从文化结构来说,它们之间没有本质性的区别。

Phương Tây thời cận đại ngoài quyền lực nhà nước ra, còn sinh ra một “xã hội thị dân”, còn Trung Quốc cận đại thì ngoài “thể chế nhà nước” còn có thêm một “xã hội giang hồ”. Xã hội giang hồ bao gồm tất cả những nhóm người tách khỏi sự khống chế quản lý dân theo hộ tịch, như thương nhân, dân lang thang, nhà sư, người môi giới, nghệ sĩ và nhà văn yếm thế, cùng các dân phu và quân sĩ đã ra khỏi biên chế chính quy… Song, trái ngược với lớp thị dân chiếm địa vị then chốt trong đời sống kinh tế ở Phương Tây, số người ngoài rìa này để sinh tồn được đã buộc phải dựa vào các tổ chức “ngoài thể chế” thuê mướn bằng bạo lực và kinh doanh phi pháp, những tổ chức được gọi là siêu khu vực và siêu giai cấp kiểu “bang hội” này cũng phát triển thành một chế độ tín nhiệm tư nhân hóa cực kỳ mang tính lệ thuộc. Tính khép kín của chế độ tín nhiệm này và mức độ lệ thuộc nhân thân còn vượt xa cả “thể chế nhà nước”. Áp vào các tổ chức xã hội thì đó chính là tư nhân và bản vị tiểu cộng đồng, thiếu đi tính cộng đồng so với hoàng quyền. Nếu như nói hoàng quyền là thể chế chính thức, thì các hình thức “hội tư” là tổ chức phi chính thức, mà xét từ cơ cấu văn hóa, thì giữa chúng không có sự khác biệt mang tính bản chất.

因此,传统中国存在的体制性社会信任问题也多产生于家国体系江湖社会间,也就是社会常说的江湖骗子问题。所谓江湖骗子,大多也就是指江湖社会中人。由于不同的信任体系,江湖社会和传统社会的交易之间就常常不守规则。所以,传统社会真正体制性的信任问题主要是出自于正式体制和非正式体制之间的摩擦。因此,解决近代社会的信任问题,要么是消灭非正式的体制,要么是把非正式体制整合到正式体制中来。

Vì thế, vấn đề “độ tín nhiệm xã hội” mang tính thể chế tồn tại ở Trung Quốc truyền thống cũng hay nảy sinh giữa “thể chế nhà nước” với “xã hội giang hồ”, đó cũng chính là “quân lường gạt giang hồ” như xã hội thường nói. Cái gọi là quân lường gạt giang hồ phần lớn cũng chính là chỉ những người trong xã hội giang hồ. Do hệ thống độ tín nhiệm khác nhau nên sự giao dịch giữa xã hội giang hồ với xã hội truyền thống thường là không tuân theo chuẩn tắc. Cho nên, vấn đề “độ tín nhiệm” mang tính thể chế thực sự trong xã hội truyền thống chủ yếu xuất phát từ sự cọ xát giữa thể chế chính thức với thể chế phi chính thức. Vì thế, muốn giải quyết được vấn đề độ tín nhiệm trong xã hội cận đại, nếu không xóa sổ thể chế phi chính thức đi, thì cũng phải sát nhập thể chế phi chính thức vào trong thể chế chính thức.

中国社会大转型:信任的国家化和市场化

Sự chuyển đổi hình thái lớn trong xã hội Trung Quốc: Nhà nước hóa và thị trường hóa độ tín nhiệm

随着过去一百年中国社会结构的剧变,尤其是革命和改革,传统的社会迅速解体,中国社会信任经历了一次大转型。建国之初,国家通过各种社会运动和基层政权建设,完成了史上最大规模的编户齐民,从而基本消灭了家国体系以外的社会势力,例如江湖社会的活动空间。随着经济建设和社会转型的全面展开,国家具备了组织社会的能力,同时掌握了足够的经济资源,通过执行各项政策和的方式与社会进行。随着现代国家能力初步形成,近代意义上的政治信任第一次被提上议程。

Cùng với những biến động lớn về cơ cấu xã hội Trung Quốc trong một trăm năm qua, nhất là cách mạng và cải cách cùng sự tan rã nhanh chóng của xã hội truyền thống, độ tín nhiệm xã hội của Trung Quốc đã trải qua một lần chuyển đổi lớn. Ngày đầu lập nước, nhà nước đã hoàn thành việc “quản lý dân theo hộ tịch” với quy mô lớn nhất trong lịch sử thông qua các phong trào xã hội và xây dựng chính quyền cơ sở, từ đó mà về cơ bản đã xóa sổ được các thế lực xã hội nằm ngoài “thể chế nhà nước”, chẳng hạn như không gian hoạt động của xã hội giang hồ. Cùng với việc triển khai toàn diện xây dựng kinh tế và chuyển đổi hình thái xã hội, nhà nước đã có năng lực tổ chức xã hội, đồng thời đã nắm được nguồn tài nguyên kinh tế đầy đủ để tiến hành sự “tương tác” với xã hội thông qua việc chấp hành các chính sách và các phương thức “sự nghiệp”. Cùng với việc hình thành bước đầu năng lực nhà nước hiện đại, độ tín nhiệm chính trị lần đầu tiên được đưa vào chương trình nghị sự xét về ý nghĩa cận đại.

经过半个世纪的革命,新的政权通过对社会经济组织的彻底改造,终于成功地把国家力量推广到了社会的每个角落。原来局限于家族和共同体内部的信任变成了对组织、对党和国家的信任。这种信任的机制是,个体家庭对国家交出大部分剩余产品,换取国家提供满足其基本需要的私人品和必要的公共品,尤其是惠及整个社会的经济发展。这是新政权的一个基本隐性契约,也是维持新体系的最重要的一种契。

Trải qua cuộc cách mạng nửa thế kỷ, chính quyền mới bằng việc cải tạo triệt để các tổ chức kinh tế xã hội, cuối cùng đã thành công trong việc đẩy các lực lượng nhà nước về từng góc của xã hội. Độ tín nhiệm vốn giới hạn trong nội bộ gia tộc và cộng đồng đã biến thành độ tín nhiệm đối với các tổ chức, đối với Đảng và nhà nước. Cơ chế của độ tín nhiệm này là các gia đình cá thể giao phần lớn sản phẩm thặng dư cho nhà nước để đổi lấy các hàng hóa tư nhân và các hàng hóa công cộng cần thiết mà nhà nước cung cấp nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình, đặc biệt là ban ân huệ cho sự phát triển kinh tế của cả xã hội. Đây là một bản khế ước ngầm cơ bản của chính quyền mới, đồng thời cũng là một loại khế ước quan trọng nhất để duy trì hệ thống mới.

进入改革时代,国家权力大刀阔斧地植入市场机制,建立中央集权的主权货币空间Sovereign Monetary Space

现代信用体系,社会信任经历了场化和货币化两个过程。按照齐美尔等人的说法,随着货币成为社会交换的主要媒介,社会信任从人格化转向非人格化体系。在新体系下,国家将大部分私人品和部分公共品的生产和供应推向市场,同时,个体和新的利益主体——公司,通过商品市场和劳动契约的方式进行交换,如此,社会信任也就主要通过市场交易来产生和维持,国家只是作为规制制定者存在。

Bước vào thời đại cải cách, con dao quyền lực nhà nước bổ thật lực thẳng vào cơ chế thị trường, thiết lập nên không gian tiền tệ có chủ quyền (Sovereign Monetary Space) trung ương tập quyền và hệ thống tín dụng hiện đại, độ tín nhiệm xã hội đã trải qua hai quá trình thị trường hóa và tiền tệ hóa. Theo cách nói của Simmel…, cùng với việc tiền tệ trở thành vật môi giới chủ yếu trong trao đổi xã hội, độ tín nhiệm xã hội đã chuyển từ nhân cách hóa sang hệ thống phi nhân cách hóa. Trong hệ thống mới, nhà nước sản xuất và cung cấp ra thị trường phần lớn hàng hóa tư nhân và một phần hành hóa công cộng, đồng thời, giữa các cá thể với chủ thể thị trường mới – công ty, đã tiến hành trao đổi bằng phương thức thông qua thị trường hàng hóa và hợp đồng lao động, và như thế, độ tín nhiệm xã hội cũng được sản sinh và duy trì chủ yếu thông qua giao dịch thị trường, còn nhà nước chỉ tồn tại theo danh nghĩa là người ban hành các quy định.

与此同时,一些核心领域却并未市场化,反而是加强了国家化。中央政府完全控制社会经济再生产体系——银行、金融和投资体系,并委托地方政府和中央企业经营土地和垄断产业这两个最重要的国家财政和资本来源。金融当局、地方政府和中央企业这三个主要的行政和财政主体成为市场主体,并基本控制了信用的生产,也就垄断了社会财富的主要来源。那些掌握了财富生产机制的家庭与个人,也就取得了优先致富的权力。

Trong khi đó, có những lĩnh vực cốt lõi chưa được thị trường hóa, mà trái lại, lại được tăng cường nhà nước hóa. Chính quyền trung ương hoàn toàn khống chế hệ thống tái sản xuất của nền kinh tế xã hội – ngân hàng, hệ thống tài chính và đầu tư, đồng thời ủy thác cho các chính quyền địa phương và công ty nhà nước được kinh doanh đất đai và lũng đoạn nền công nghiệp, đó là hai nguồn tài chính và nguồn vốn quốc gia quan trọng nhất. Ba chủ thể hành chính và tài chính chủ yếu là cơ quan tài chính, chính quyền địa phương và công ty nhà nước trở thành chủ thể thị trường, đồng thời về cơ bản đã khống chế cả việc sản xuất theo tín dụng và cũng độc quyền luôn cả nguồn của cải xã hội chủ yếu. Những gia đình và cá nhân nắm trong tay cơ chế sản xuất của cải ấy cũng có được luôn cả quyền ưu tiên làm giàu.

另一个方面,一些与社会再生产密切相关的公共品和半公共品,例如住房、医疗、教育、电力、交通和土地规划等,反而被完全委托给卖方垄断市场,与新的国家财富生成体系没有关联。这一方面是剥离了国家的负担,成为国家财富积累的必要条件(例如医疗和教育),另一方面也为国家财政提供了理想的财源(例如房地产)。结果是公共品集中于少数人群,从而具有私人品质,而真正意义上的公共品却永远处于供应不足的状态。

Mặt khác, một số hàng hóa công cộng và hàng hóa bán công cộng, ví dụ như nhà ở, y tế, giáo dục, điện lực, giao thông và quy hoạch đất đai…, trái lại lại ủy thác hoàn toàn cho bên bán độc quyền thị trường, không có liên hệ gì với hệ thống sinh thành tài sản nhà nước mới. Về phương diện này đã tước bỏ trách nhiệm của nhà nước, trở thành điều kiện cần thiết cho việc tích lũy của cải nhà nước (ví dụ như y tế và giáo dục), về phương diện khác cũng đã cung cấp nguồn tài chính lý tưởng (chẳng hạn như bất động sản) cho nền tài chính nhà nước. Kết quả là hàng hóa công cộng tập trung vào một số ít nhóm người, từ đó mà mang tính chất “hàng hóa tư nhân”, còn hàng hóa công cộng theo đúng nghĩa thực sự thì lại vĩnh viễn rơi vào trạng thái cung ứng không đủ.

由于家庭生活所需的物质和制度的公共品供应不足,年轻人的剥夺感就尤为强烈。家庭,这个中国社会信任的核心单元和社会再生产的基础单位,在国家化时代还能正常运转,现在又处于国家和市场的双重压力下,已然陷入了某种危机当中。所以说,国家化和市场化的齐头并进不仅仅是中国当今收入分配和经济结构恶化的起源,也是国家与社会之间信任危机的根源之一。

Do những vật chất cần thiết cho sinh hoạt gia đình và những hàng hóa công cộng của chế độ được cung cấp không đủ, nên cảm giác bị bóc lột ở lớp trẻ đặc biệt mạnh. Gia đình, đơn nguyên hạt nhân của độ tín nhiệm xã hội và đơn vị cơ sở của tái sản xuất xã hội của Trung Quốc, ở thời nhà nước hóa vẫn còn chưa vận hành được bình thường, thì nay lại phải chịu áp lực kép từ nhà nước và thị trường, thế là đã bị rơi vào một mối nguy cơ nào đó. Cho nên nói, kiểu cùng đi tay trong tay giữa nhà nước hóa với thị trường hóa không những chỉ là khởi nguồn của việc làm suy thoái cơ cấu phân phối thu nhập và cơ cấu kinh tế hiện nay của Trung Quốc, mà còn là một trong những căn nguyên gây nên nguy cơ về độ tín nhiệm giữa nhà nước với xã hội.



场化和国家化的更深层次结果,就是本应该开始非人格化和社会化的国家信用和社会信任,反而开始出现私人化和非社会化的迹象,这一趋势和大多数发达社会所经历的信任社会化正好相反。公共的信用资源事实上被置于少数私人和小集团掌握之下,造成大面积的权力腐败和寻租行为。另一个与传统社会颇为相似的结果就是与社会生活相应的非制度化和社会信任的解体。权力对于经济利益和社会组织的垄断,反过来又压缩了社会的生存空间,提高了社会信用的成本,削减了合法经营的利润;而金钱和市场对传统意识形态和基层组织的取代,以及国家信用的私人化和非社会化,又进一步降低了一般社会成员非常手段的道德成本。这两方面的变化,最后导致各种江湖(潜)规则在国民经济生活中的大面积复活.

Hệ quả ở tầng sâu hơn của nhà nước hóa và thị trường hóa chính là lẽ ra phải bắt đầu bằng tín dụng nhà nước và độ tín nhiệm xã hội phi nhân cách hóa và xã hội hóa, thì lại bắt đầu bằng việc xuất hiện dấu ấn của tư nhân hóa và phi xã hội hóa, xu hướng này trái ngược hẳn lại với “xã hội hóa” độ tín nhiệm mà phần lớn các xã hội phát triển đã trải qua. Nguồn tín dụng công thực sự đã bị đặt vào tay của một số ít tư nhân và tập đoàn, tạo thành sự hủ bại quyền lực và hành vi tìm thuê trên diện rộng. Một hệ quả khác rất giống với xã hội truyền thống chính là sự tan rã “phi chế độ hóa” và độ tín nhiệm xã hội tương ứng với đời sống xã hội. Quyền lực mà lũng đoạn lợi ích kinh tế và các tổ chức xã hội thì ngược lại sẽ nén không gian sinh tồn của cả xã hội lại, nâng cao giá thành tín dụng xã hội, làm giảm lợi nhuận của kinh doanh hợp pháp; còn sự thay thế hình thái ý thức và các tổ chức cơ sở truyền thống bằng tiền tệ và thị trường, thì cùng với tư nhân hóa và phi xã hội hóa nguồn tín dụng nhà nước, sẽ làm hạ thấp thêm giá thành đạo đức của các thành viên xã hội nói chung một cách “hết sức thủ đoạn”. Sự biến đổi ở hai phương diện này cuối cùng sẽ dẫn đến sự sống lại trên diện rộng các quy chuẩn “giang hồ (ngầm)” trong đời sống kinh tế quốc dân.

当代信任危机的三个维度

Ba chiều của nguy cơ về độ tín nhiệm hiện nay

了解了当今社会信任危机的大背景,信任危机作为一种现象就比较容易认识了。当代中国的具体社会信任问题可以从政治、经济和社会三个层面来分析。政治层面,信任危机表现为由来已久的官民信任,即政府(官员和公务员)与民众以及社会与国家之间的信任问题;经济层面的信任问题,即市场各个利益主体间的信任,主要是在商品和服务提供者和广大消费者之间;最后是社会层面的信任问题,也就是一般社会成员之间,包括公司和家庭成员之间的信任问题。从他们之间的关系看,第一种信任又是最重要的,因为在中国的文化传统中,国家是规则的制定者和维护者,国民对国家的信任,很大程度是一般意义上的社会信任的基础。

Khi đã hiểu được bối cảnh lớn của nguy cơ về độ tín nhiệm xã hội hiện nay, thì sẽ nhận thức được tương đối dễ dàng nguy cơ về độ tín nhiệm với tư cách là một hiện tượng. Có thể phân tích vấn đề độ tín nhiệm xã hội cụ thể của Trung Quốc từ ba tầng cấp chính trị, kinh tế và xã hội. Ở tầng cấp chính trị, nguy cơ về độ tín nhiệm được biểu hiện ở độ tín nhiệm “quan-dân” bấy lâu nay, tức vấn đề độ tín nhiệm giữa chính phủ (quan chức và công chức) với dân chúng và giữa xã hội với nhà nước; vấn đề độ tín nhiệm ở tầng cấp kinh tế, tức độ tín nhiệm giữa các chủ thể lợi ích của thị trường, chủ yếu là giữa nhà cung cấp với người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ; cuối cùng là vấn đề độ tín nhiệm ở tầng cấp xã hội, cũng chính là giữa các thành viên xã hội nói chung, bao gồm cả vấn đề độ tín nhiệm giữa các thành viên của công ty và gia đình. Xét từ mối quan hệ giữa ba tầng cấp này, thì loại độ tín nhiệm thứ nhất lại là quan trọng nhất, bởi vì trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, nhà nước là người ban hành và người bảo vệ các quy định, độ tín nhiệm của quốc dân đối với nhà nước, ở một chừng mực rất lớn là nền tảng của độ tín nhiệm xã hội theo ý nghĩa thông thường.

一、政府和民众之间的信任

1. Độ tín nhiệm giữa chính phủ với dân chúng

在国家与社会日益市场化和货币化的今天,政府并不需要像最初的隐性社会契约所规定的那样,为人民提供一个从摇篮到坟墓的福利计划。事实上,只要民众劳有所得,物有所值,能够通过市场获得比较合理的回报,即是政府对社会契约的充分履行。但这一点往往难以做到,这从只占GDP10%~20%,并且逐年减少的劳动者收入份额就可以看出。前面提到的国家垄断,当然是最重要长期结构性因素,但绝不是唯一因素。直接破坏一般民众对政府信任的,还是一些政府官员的短期行。

Ở một quốc gia mà xã hội ngày càng thị trường hóa và tiền tệ hóa như ngày nay, chính phủ không còn cần đến những quy định như trong khế ước xã hội ngầm buổi ban đầu, mà đưa ra cho người dân một chương trình phúc lợi từ khi còn nằm nôi cho đến lúc xuống mồ. Thực ra, chỉ cần dân chúng có làm có hưởng, có được sự hồi đáp lại tương đối hợp lý thông qua thị trường, là chính phủ đã thừa hành đầy đủ được khế ước đối với xã hội. Nhưng điểm này thường khó lòng làm được, chỉ chiếm khoảng 10%-20% GDP, hơn nữa lại có thể nhận thấy hạn mức thu nhập của người lao động giảm thiểu theo từng năm. Độc quyền nhà nước được nói tới ở trên đương nhiên là nhân tố mang tính cơ cấu dài hạn quan trọng nhất, nhưng quyết không phải là nhân tố duy nhất. Trực tiếp gây hủy hoại độ tín nhiệm của dân chúng nói chung đối với chính phủ vẫn là những hành vi ngắn hạn của các quan chức chính phủ.

一种最常见的破坏社会契的短期行为就是地方政府的非理性投资。在现行的投资体系下,政府经济类的投资,尤其是基建投资,很容易博得政治资本,而民生等相关的社会投资则缺乏动力。如果民众对政府民生政策的期望长期无法兑现,自然会影响社会契约的履行问题。最后,即便是政府有意愿加强社会投资,老百姓也不会真正当真。无形之中,许多中产阶层依赖政府提供公共品的期望也消减了,最后只想用脚投票,或者考虑移民,或者千方百计重回体制中去,成为食利阶层的一员。

Một dạng hành vi ngắn hạn gây hủy hoại “khế ước xã hội” thường gặp nhất chính là sự đầu tư phi lí tính của các chính quyền địa phương. Trong hệ thống đầu tư hiện hành, đầu tư loại kinh tế chính phủ, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản, rất dễ giành được nguồn vốn chính trị, còn các đầu tư xã hội có liên quan đến dân sinh… thì bị thiếu mất động lực. Nếu như sự kỳ vọng của dân chúng đối với các chính sách dân sinh của chính phủ mãi vẫn không thể được thực hiện như lời hứa, thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thừa hành khế ước xã hội. Cuối cùng, ngay cả khi chính phủ có muốn tăng cường đầu tư xã hội, thì người dân cũng sẽ thực sự không coi là thật. Vô hình trung, kỳ vọng của rất nhiều tầng lớp trung lưu dựa vào chính phủ cung cấp hàng hóa công cộng cũng sẽ bị suy giảm, cuối cùng chỉ muốn “bỏ phiếu bằng chân”, hoặc nghĩ đến chuyện làm người nhập cư, hoặc tìm đủ mọi cách để quay trở lại thể chế để trở thành một thành viên trong tầng lớp sống bằng lợi tức.

另一种短期行为就是暗箱操作以及更广义的腐败问题。一般来讲,暗箱操作见于经济和人事领域,特别是指在招标、采购、录用和审批过程中以权谋私的权力寻租行为。久而久之,老百姓对此心知肚明,习以为常。最后,一般民众对反腐败和规制化就产生了改革疲劳症,不再信任把这些法律和纪检公共制度看成是们的,而把政府官员列入们的行列,甚至发展成一种仇官态。

Một dạng hành vi ngắn hạn khác chính là “thao tác hộp đen” cùng vấn đề hủ bại theo nghĩa rộng hơn. Nói chung, “thao tác hộp đen” thường gặp ở lĩnh vực kinh tế và nhân sự. Đặc biệt là chỉ hành vi tìm thuê quyền lực để dùng quyền nhằm một mưu đồ riêng nào đó trong các quá trình đấu thầu, mua sắm, tuyển dụng và rà soát. Dần dà, người dân thấu rõ chuyện này, quen đi rồi cho đó là bình thường. Cuối cùng, dân chúng nói chung sẽ nảy sinh “chứng mệt mỏi cải cách” chống lại sự hủ bại và quy chế hóa, không còn tín nhiệm coi những thứ luật và chế độ kỷ luật kiểm tra công này là “của chúng ta” nữa, và xếp các quan chức chính phủ vào hàng “của họ”, thậm chí còn phát triển thành một thứ tâm lý “thù quan chức”.

最后一种短期行为,也是最具爆炸性的,就是官员和政府工作人员私人的跋扈行为,最典型的就是2009年的邓玉娇案2010年的刚案钱云会案这些事件为什么具有爆炸性,可以导致官民虚拟空间的对立,以及一种你如何解释我都不信的状态,究其根本,还是在于民生和腐败这些长期因素,已经深刻破坏了官民信任的基础。

Dạng hành vi ngắn hạn cuối cùng và cũng mang tính tàn bạo nhất, đó là hành vi hách dịch của cá nhân các quan chức chính phủ và nhân viên chính phủ, mà điển hình nhất là “Vụ án Đặng Ngọc Kiều” năm 2009 và “Vụ án Lý Cương” , “Vụ án Tiền Vân Hội” năm 2010. Những sự kiện ấy vì sao lại mang tính tàn bạo, có thể dẫn đến sự đối lập không gian ảo quan-dân, cùng trạng thái “anh giải thích thế nào tôi cũng không tin”, truy tìm căn nguyên thì vẫn là nằm ở những nhân tố dài hạn dân sinh và hủ bại đã hủy hoại sâu sắc nền tảng độ tín nhiệm quan-dân.

如果作为国家权力代表的官员不被信任,作为国家权力规则的法律不被信任,作为国家行为具体化的政策不被信任,那么民众唯一可以信任的就是国家全力控制的主权货币了。换句话说,一切系统风险统统集中到货币和信用体系上。但这样的国家就经不起一场严重的通货膨胀或者通缩,因为人民一旦发现货币也不可信,那么国家与社会间的信任就会完全崩塌,不同的力量就会诉诸暴力。从历史和国家的视角看,这并非天方夜谭,因为在中国本来就极不均衡的经济体系内部,已经蕴含了这样的货币风险。就是说,控制物价不再是一件经济任务,而是政治任务。

Nếu các quan chức với tư cách đại diện cho quyền lực nhà nước mà mất tín nhiệm, luật pháp với tư cách là nguyên tắc của quyền lực nhà nước mà mất tín nhiệm, thì thứ duy nhất để dân chúng có thể tín nhiệm chính là đồng tiền có chủ quyền khống chế nhà nước toàn lực. Nói một cách khác, tất cả mọi hệ thống đều tập trung một cách đầy rủi ro vào hệ thống tiền tệ và tín dụng. Nhưng một đất nước như vậy sẽ không thể vượt qua nổi một trận lạm phát hoặc giảm phát, bởi vì người dân một khi đã phát hiện thấy đồng tiền cũng không đáng tin cậy, thì độ tín nhiệm giữa nhà nước với xã hội sẽ hoàn toàn bị đổ vỡ, các lực lượng khác nhau sẽ phải dùng đến bạo lực. Nhìn từ góc độ lịch sử và quốc gia, điều này không phải là chuyện “Ngàn lẻ một đêm”, bởi vì bên trong hệ thống kinh tế vốn cực kỳ thiếu cân đối của Trung Quốc đã ẩn chứa một sự rủi ro tiền tệ như vậy. Có nghĩa là, điều khiển vật giá đã không còn là một nhiệm vụ kinh tế nữa, mà là nhiệm vụ chính trị.

二、市场利益主体之间的信任

2. Độ tín nhiệm giữa các chủ thể lợi ích của thị trường

场利益主体之间的信任是我们这个社会讨论最多的话题。以毒奶粉为例,现在中国每年都有好几起全国性的食品药品安全事故,而且无良奸商似乎是越压越起,防不胜防。于是,出现了一方面国内消费不足,另一方面中产阶级出国扫货的滑稽现象。除此之外,还有大量的商业欺诈、信用欺诈、就业陷阱和传销组织,无论政府如何努力查处,似乎永远处于无法取缔的状态。

Độ tín nhiệm giữa các chủ thể lợi ích của thị trường là đề tài được xã hội chúng ta bàn luận nhiều nhất. Lấy chuyện “sữa nhiễm độc” làm ví dụ, hiện Trung Quốc năm nào cũng có đến hàng mấy vụ sự cố về an toàn thực phẩm dược phẩm, rồi chuyện “gian thương vô lương tâm” dường như càng triệt thì lại càng nổi lên, rất khó phòng ngừa. Thế là đã xuất hiện hiện tượng khôi hài là một mặt tiêu dùng trong nước không đủ, nhưng mặt khác tầng lớp trung lưu lại “ra nước ngoài vơ vét hàng hóa”. Ngoài ra, còn có vô số những gian lận thương mại, gian lận tín dụng, bẫy việc làm và các tổ chức MLM[iii] , bất luận chính phủ có ra sức kiểm tra xử lý ra sao, thì dường như cũng mãi mãi rơi vào trạng thái không thể triệt được tận gốc.

如果说政府和民众间的不信任主要是出于权力缺乏有效的内外制衡,那么商业方面信任缺乏的直接根源就是信息的不对称和监管的缺位。信息的不对称性是任何一个传统社会从农业向工商业社会转型的必然产物。在经历了现代化考验的国家,这种结构性社会问题催生出强大的中介组织和复杂的法律规范。中国也不例外。但中国的市场信任问题也有自身的特殊性,这要从社会激励机制入手来解析。

Nếu nói sự mất tín nhiệm giữa chính phủ với dân chúng chủ yếu là khởi nguồn từ việc quyền lực thiếu sự cân bằng trong ngoài hữu hiệu, thì căn nguyên trực tiếp làm thiếu mất độ tín nhiệm trong phương diện kinh doanh chính là sự bất đối xứng về thông tin và thiếu vắng sự giám sát quản lý. Tính bất đối xứng về thông tin là sản phẩm tất yếu của bất cứ xã hội truyền thống chuyển đổi hình thái xã hội từ nông nghiệp sang kinh doanh nào. Ở một đất nước đã trải qua sự thử thách của hiện đại hóa, vấn đề xã hội mang tính kết cấu này đã thôi thúc sinh ra các tổ chức môi giới lớn mạnh và các quy phạm pháp luật phức tạp. Trung Quốc cũng không là ngoại lệ. Nhưng vấn đề độ tín nhiệm của thị trường Trung Quốc cũng mang tính đặc thù tự thân, điều này cần bắt tay vào phân tích từ cơ chế ưu đãi xã hội.

前面已经提到,中国的许多欺诈和其他非法牟利的猖獗,其实正是利出一孔经济和金融垄断造成的。正是因为中国社会经济中个体谋利的动力非常强,但却缺乏合法谋利的渠道。个体无论是通过勤俭节约(缺少信用资源),还是通过发明创新(知识产权保护不足)去获得财富,成本都相对较高。反之,通过财富转移、垄断市场、偷税漏税、招摇撞骗或者变相掠夺,却往往比较合算。如果有权力的保护,那就更加合算。这与传统中国的欺诈行为具有高度的延续性。

Như ở trên đã nói, sự lan tràn rất nhiều hành vi gian lận và các hành vi mưu lợi phi pháp khác của Trung Quốc thực sự được tạo nên bởi sự độc quyền kinh tế và tiền tệ “lợi ra từ một lỗ”. Chính bởi vì động cơ mưu lợi cá nhân trong nền kinh tế xã hội Trung Quốc hết sức mạnh, nhưng lại thiếu mất kênh mưu lợi hợp pháp. Các cá thể bất luận kiếm được tài sản bằng cách chăm chỉ tiết kiệm (thiếu vốn tài chính), hay bằng các phát minh sáng chế (thiếu sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ), thì giá thành cũng đều tương đối cao. Trái lại, nếu bằng cách chuyển giao tài sản, độc quyền thị trường, trốn thuế, lừa đảo hoặc bằng hình thức cướp giật trá hình, thì lại thường được lợi. Nếu có được sự bảo hộ của quyền lực, thì lại càng được lợi hơn. Điều này mang tính kế tục cao độ với hành vi lừa đảo của Trung Quốc truyền thống.

监管缺位的逻辑也差不多。不同于西方社会依靠社会组织、司法体系和政府监管部门的分工模式,中国的监管权主要分散地集中在政府的一个或几个功能部门。在利益指挥棒驱使下,这些监管部门在增加管理收入消弭一切不法间作何选择是很明显的。更何况,追查到底可能损害其他平行部门的利益,涉及不菲的行政成本甚至政治风险。当监管本身变成一种垄断的利益来源,那么,监督不给力问题查越多结果也就是可想而知的。

Logic của sự thiếu vắng giám sát quản lý cũng gần như thế. Khác với xã hội Phương Tây dựa vào các tổ chức xã hội, vào hệ thống tư pháp và mô hình phân công các cơ quan giám sát quản lý trong chính phủ, quyền giám sát quản lý của Trung Quốc chủ yếu “tập trung” rải rác vào một hoặc một vài cơ quan chức năng của chính phủ. Dưới sự điều khiển của “chiếc gậy chỉ huy lợi ích”, những cơ quan giám sát quản lý này sẽ lựa chọn ra sao giữa “gia tăng thu nhập quản lý” với “loại bỏ mọi thứ bất hợp pháp” là điều rất dễ nhận thấy. Huống hồ nếu truy tra đến cùng thì rất có thể sẽ làm tổn hại đến lợi ích của các cơ quan ngang cấp khác, sẽ làm liên lụy đến giá thành hành chính sộp, thậm chí là cả rủi ro chính trị. Khi chính sự giám sát quản lý biến thành một loại nguồn lợi ích độc quyền, thì hệ quả của “giám sát quản lý yếu ớt” và “càng kiểm tra càng nhiều” là ra sao không cần nói cũng đã biết.

三、一般社会成员之间的信任

3. Độ tín nhiệm giữa các thành viên xã hội nói chung



一般社会成员之间的信任问题涉及面极广,即包括不同阶层和地区的人之间的信任,也包括家庭、公司、单位和社会组织成员之间的内部人信任。中国当代的社会转型,在很多方面类似于西方工业化后由礼俗社会向法治社会的转型,社会转型对信任提出了新的要求。一个基本表现就是,建立在亲缘和地缘基础上的传统信任方式,在很多方面已经式微,但却未找到合适的替代品。

Vấn đề độ tín nhiệm giữa các thành viên xã hội nói chung đề cập đến diện cực rộng, tức bao gồm độ tín nhiệm giữa những người thuộc các tầng lớp khác nhau và những người thuộc các khu vực khác nhau, còn bao gồm cả độ tín nhiệm “người nội bộ” giữa các thành viên trong gia đình, công ty, đơn vị và tổ chức xã hội. Sự chuyển đổi hình thái xã hội của Trung Quốc hiện nay, tương tự với sự chuyển đổi hình thái từ xã hội lễ tục sang xã hội pháp trị của Phương Tây thời hậu hiện đại trên rất nhiều phương diện, đặt ra những yêu cầu mới đối với độ tín nhiệm. Mà một biểu hiện cơ bản chính là phương thức độ tín nhiệm truyền thống được thiết lập trên cơ sở thân tộc và địa lý đã bị suy vi ở rất nhiều mặt, nhưng lại chưa tìm được thứ thay thế phù hợp.

北京等许多大城市所发生的移民原住民间的矛盾已经充分说明,过去主要依靠熟人的非正式网络建立信任的方式,已经难以满足移民社会的需要。随着成千上万的农民工和大学生进入沿海地区的城市,就不再可能依靠熟人关系在新的环境下容易地解决就业、取得城市身份和获得各种公共品。相反,大城市原住民,只需要凭借其土著身份,就能够从移民推动的经济发展中获利,而且还继续享有熟人社会额外的一些便宜。城市当局对移民和原住民差别对待的社会政策,正好加深了这种矛盾。

Mâu thuẫn giữa “người nhập cư” với “người nguyên trú” nảy sinh ở rất nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh… đã thuyết minh một cách đầy đủ rằng, phương thức thiết lập độ tín nhiệm chủ yếu dựa vào mạng lưới phi chính thức “người quen” như trước đây đã khó lòng thỏa mãn được nhu cầu của xã hội “người nhập cư”. Cùng với việc hàng ngàn hàng vạn lao động di cư từ nông thôn và sinh viên tràn vào các thành phố vùng duyên hải, đã không thể còn dựa vào mối quan hệ người quen để giải quyết chuyện việc làm, có được tư cách người thành phố và có được các hàng hóa công cộng một cách dễ dàng trong hoàn cảnh mới. Ngược lại, người nguyên trú trong các thành phố lớn chỉ cần dựa vào danh tính bản địa của mình là có thể được hưởng lợi từ trong sự phát triển kinh tế mà người di cư đã thúc đẩy, hơn nữa còn tiếp tục được hưởng những tiện ích ngoại ngạch xã hội người quen. Chính những chính sách đãi ngộ và xã hội từ lãnh đạo thành phố chênh lệch nhau giữa người nhập cư với người nguyên trú đã khoét sâu thêm mối mâu thuẫn này.

另一方面,职业群体的信任问题也日益引起社会广泛关注。根据十年来的社会调查,医生、教师、政府官员和法律工作者的的社会声望和职业信任度下降最为迅速。无独有偶,这些领域不仅是现代西方社会声望最高的行业,恰好也是当代中国潜规则和职业道德滑坡极其严重的几个领域。

Mặt khác, vấn đề độ tín nhiệm trong các nhóm nghề nghiệp cũng ngày càng dẫn đến sự quan tâm rộng rãi của xã hội. Theo điều tra xã hội 10 năm gần đây, tiếng nói xã hội và độ tín nhiệm nghề nghiệp của bác sĩ, giáo viên, quan chức chính phủ và người làm luật pháp bị giảm sút nhanh chóng nhất. Một cách tương tự, những lĩnh vực này không chỉ là ngành nghề có tiếng nói xã hội tối cao ở Phương Tây hiện đại, quả thực còn là những lĩnh vực có quy tắc ngầm và đạo đức nghề nghiệp bị suy giảm hết sức nghiêm trọng.

信任危机甚至已经发展到普通人之间。南京彭宇案就体现了最基本的道德义务所面临的困局:一方主动的善良可能被另一方利用。受此影响,后来发生了多起老人倒地无人搀扶以至死亡的惨剧。更令人唏嘘的是湖北荆州船主对见义勇为者挟尸要价态度:只要钱没凑齐就不能把尸体交出去,而且绝不赊账。这类例子足以说明当代最基本的社会信任所面临的道德困境:要维持最基本的信任,就需要双方遵守一定道德底线,但如果一方认为基本道德底线相对于货币化的经济利益不划算,那么陌生人之间信任的基础也就彻底没有了。

Nguy cơ về độ tín nhiệm thậm chí đã phát triển ra cả giữa những người thông thường. “Vụ án Bành Vũ” đã thể hiện tình thế khốn cùng mà nghĩa vụ đạo đức cơ bản nhất phải đối mặt: Sự thiện lương do một phía chủ động đã bị phía bên kia lợi dụng. Mà ảnh hưởng từ điều này là sau đó đã xảy ra nhiều thảm kịch người già ngã không có ai nâng đến nỗi bị tử vong. Điều khiến cho người ta phải buông tiếng thở dài hơn là thái độ “cắp xác vòi tiền” của chủ tàu Kinh Châu ở Hồ Bắc đối với người dũng cảm làm việc nghĩa: Chỉ cần tiền chưa chồng ra là không được giao xác, lại còn cương quyết không cho nợ. Ví dụ này đủ để cho thấy sự khốn cùng đạo đức mà độ tín nhiệm xã hội cơ bản nhất hiện nay phải đối mặt: Muốn duy trì được độ tín nhiệm cơ bản nhất, thì đòi hỏi cả hai bên phải tuân thủ một đường đáy đạo đức nhất định, nhưng nếu như một bên cho rằng đường đáy đạo đức cơ bản là không có giá trị khi đem so với lợi ích kinh tế tiền tệ hóa, thì cơ sở cho độ tín nhiệm giữa những người lạ cũng tuyệt nhiên sẽ là không có.

如果说社会普遍的信任危机和政治经济方面的信任危机有什么共同点,那么,货币化无疑是一个重要的变量。作为权力的另一种形式,货币对于价值的相对化和道德解体的作用是显而易见的。与工业化时代的西方和日本不同,中国没有强大的宗教力量作为道德最后的支持,因而货币化对传统道德和价值的解体功能就更加凸显。中国的特殊性更在于,当社会的方方面面都在货币化的同时,控制着货币化的信用体制没有社会化,而是继续受到权力的直接控制。

Nếu như nói giữa nguy cơ về độ tín nhiệm phổ biến trong xã hội và nguy cơ về độ tín nhiệm trong phương diện chính trị kinh tế có điểm chung gì đó, thì tiền tệ hóa chắc chắn là một biến số quan trọng. Với tư cách là một dạng khác của quyền lực, tác động của tiền tệ đối với sự tương đối hóa giá trị và làm phân rã đạo đức là điều hiển nhiên dễ thấy. Khác với Phương Tây và Nhật Bản thời công nghiệp hóa, Trung Quốc không có lực lượng tôn giáo mạnh mẽ để làm chỗ dựa cuối cùng cho đạo đức, vì thế mà tiền tệ hóa lại càng nổi rõ đối với chức năng làm tan rã đạo đức và giá trị truyền thống. Tính đặc thù của Trung Quốc nằm rõ hơn ở chỗ đồng thời với việc mọi phương diện trong xã hội đều đang tiền tệ hóa, thể chế tín dụng đang điều khiển tiền tệ hóa lại chưa được xã hội hóa, mà là đang tiếp tục chịu sự điều khiển trực tiếp của quyền lực.

构建新形式的社会信任

Thiết lập độ tín nhiệm xã hội theo hình thức mới

重建社会信任是中国下一步社会建设的重要任务。与很多任务一样,社会信任建设也是一项系统工程,有待于社会经济的整体改革。

Tái lập lại độ tín nhiệm xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong bước xây dựng xã hội tiếp theo của Trung Quốc. Giống với rất nhiều nhiệm vụ khác, việc thiết lập độ tín nhiệm xã hội là một công trình hệ thống, đòi hỏi phải có sự cải cách chỉnh thể nền kinh tế xã hội.

最根本的改革在经济方面。这包括减少国家对经济的垄断,增加社会对国家经济政策的参与,支持银行和金融业的社会化,允许私人企业更多的自由空间,保护私人产权特别是知识产权,从而根本改变社会在信用生产中的尴尬地位。在社会活动空间大大拓宽的前提下,国家也就能够引入更独立的司法体系和社会组织来参与经济监管。这样就会有助于市场主体之间信任机制的形成。事实上,淘宝等网络商业平台的成功,已经成为社会成员通过平等参与建立商业信任的典范。

Sự cải cách cơ bản nhất nằm ở phương diện kinh tế. Bao gồm giảm thiểu sự độc quyền về kinh tế, gia tăng sự tham dự của xã hội vào các chính sách kinh tế của nhà nước, ủng hộ việc xã hội hóa ngành ngân hàng và tiền tệ, cho phép các doanh nghiệp tư nhân có được nhiều không gian tự do hơn, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tư nhân, nhất là quyền sở hữu trí tuệ của trí thức, từ đó mà thay đổi một cách căn bản địa vị khó xử của xã hội trong sản xuất tín dụng. Trong điều kiện không gian hoạt động xã hội được mở rộng hơn, nhà nước cũng sẽ có thể đưa vào được hệ thống tư pháp độc lập hơn và đưa các tổ chức xã hội tham gia vào giám sát quản lý kinh tế.. Như vậy sẽ giúp ích cho việc hình thành cơ chế độ tín nhiệm giữa các chủ thể thị trường. Thực ra, sự thành công của các sàn kinh doanh mạng như trang mạng Đào Bảo… đã trở thành mô hình điển hình về việc thiết lập độ tín nhiệm kinh doanh bằng cách các thành viên xã hội được tham dự một cách bình đẳng.

在政治领域,重新界定国家与社会的契约是加强国家和社会之间政治信任的必由之路。国家应该在社会参与的基础上,本着公平参与的精神,建立新的公共品提供方案,包括住房、医疗、养老和教育,明确家庭、社会和政府三方在其中的责任和义务,并用法律的形式予以保护。此外,在社会组织方面,国家应该逐渐放开对社会组织的垄断,赋予各社会阶层利益相关者(stake holders 利益表达和参与政治的权利。

Ở lĩnh vực chính trị, xác định lại khế ước giữa nhà nước với xã hội là con đường tất yếu để tăng cường độ tín nhiệm chính trị giữa nhà nước với xã hội. Nhà nước cần xây dựng một phương án cung cấp hàng hóa công cộng mới, bao gồm nhà ở, y tế, dưỡng lão và giáo dục, trên cơ sở có sự tham dự của xã hội, theo tinh thần tham dự một cách công bằng, xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của ba bên gia đình, xã hội và chính phủ trong đó, đồng thời được bảo vệ bằng hình thức pháp luật. Ngoài ra, trong phương diện tổ chức xã hội, nhà nước cần từng bước nới lỏng sự độc quyền đối với các tổ chức xã hội, trao quyền được biểu đạt lợi ích và tham dự vào chính trị cho các bên liên quan (stake holders) ở các tầng lớp xã hội.

对于任何一个现代社会,社会信任不是公共品,而是任何开放社会都能自发形成的一种秩序,国家只是一个次要的参与者。当代中国社会的信任危机,很大程度上源于一种货币本位的社会秩序。这种秩序动摇了许多人的道德底线,扭曲了正常的价值体系,破坏了国家与社会、市场利益各方以及社会成员间信任的基础。但事实上,健全社会的信任(信用)制度和可持续货币体系应该是相辅相成。只有实现了社会信任(信用)的社会化让货币和权力服从社会要求,社会自身才能摆脱信任危机。

Với bất cứ một xã hội hiện đại nào, độ tín nhiệm xã hội cũng không phải là hàng hóa công cộng, mà là một loại trật tự mà bất cứ một xã hội mở nào cũng đều hình thành một cách tự phát, còn nhà nước chỉ là một thành viên tham dự thứ yếu. Nguy cơ về độ tín nhiệm của xã hội Trung Quốc hiện nay, ở một chừng mực rất lớn, là bắt nguồn từ một loại trật tự xã hội “bản vị tiền tệ”. Loại trật tự này đã làm chao đảo đường đáy đạo đức của rất nhiều người, đã làm méo mó hệ thống giá trị bình thường, đã làm hủy hoại nền tảng của độ tín nhiệm giữa các bên liên quan trong thị trường và giữa các thành viên trong xã hội. Nhưng trong thực tế, kiện toàn chế độ tín nhiệm (tín dụng) của xã hội cần phối hợp nhịp nhàng với hệ thống tiền tệ vẫn có thể bền vững. Chỉ có thực hiện được “xã hội hóa” độ tín nhiệm (tín dụng) xã hội, bắt tiền tệ và quyền lực phải phục tùng mọi nhu cầu của xã hội, thì tự thân xã hội mới có thể thoát khỏi được nguy cơ về độ tín nhiệm.




Translated by Quốc Thanh

http://www.china-review.com/eao.asp?id=27659

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn